Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghèo đói và vấn đề đánh bắt thuỷ sản ở vùng đầm phá tam giang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.9 KB, 78 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

PHẦN I

uế

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

tế
H

Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát

triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền dần cạn kiệt càng
đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác tài nguyên ven biển. Đây là khu vực đang
thu hút rất mạnh đầu tư, năng động nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro. Chính vì vậy, vấn

h

đề sử dụng hợp lý tài nguyên dải ven biển đang được quan tâm đặc biệt của cộng đồng

in

trên thế giới.

cK


Ở Việt Nam, tỷ lệ đói nghèo ở dải ven biển thấp hơn so với vùng núi nhưng do tập
trung đông dân cư nên đây lại là nơi tập trung số người nghèo cao. Mặt khác trong thực
tiễn nhiều khi sự phát triển nhanh của kinh tế lại làm tăng sự bất bình đẳng xã hội. Hơn

họ

nữa, vấn đề nghèo đói trong các cộng đồng nghề cá lại có màu sắc riêng. Tình trạng
nghèo đói của ngư dân sẽ ảnh hưởng rất xấu tới việc khai thác tài nguyên biển, nhất là

ại

vùng nước ven bờ.

Thừa Thiên Huế nằm ở phía Bắc của miền Trung, một trong 5 tỉnh và thành phố

Đ

thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cũng là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ

ờn
g

nghèo khá cao. Mặc dù trong những năm gần đây có tỷ lệ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
hơn mức bình quân của cả nước trong 10 năm, đạt 13,6% từ 1997 - 2007 [20]. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy nhiều vùng có tỷ lệ nghèo đói tương đối cao, chủ yếu ở vùng ven đầm

Tr
ư

phá Tam Giang - Cầu Hai và 2 huyện vùng Núi với tỷ lệ nghèo từ 10,35% đến 27% [22].

Tài nguyên đầm phá là một nguồn tài nguyên mở, khi nó được xem là sở hữu chung

của mọi người thì người dân thường mặc nhiên khai thác, vơ vét làm cho nguồn tài
nguyên đầm phá ngày càng bị suy giảm đang ảnh hưởng lớn đến sinh kế lâu dài của cộng
đồng ngư dân ven phá. Chính ngư dân là người sử dụng tài nguyên nên vai trò quản lý,
bảo vệ trước hết là của ngư dân. Ngư dân có trách nhiệm quản lý cùng Nhà nước, nếu như
SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

quản lý không tốt, tài nguyên bị suy thoái thì ngư dân địa phương chính là người bị ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần.
Do đó tôi đã thực hiện đề tài: “Nghèo đói và vấn đề đánh bắt thuỷ sản ở vùng đầm

uế

phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới nghèo
đói và đánh bắt thủy sản của các hộ nghèo ven đầm phá, từ đó có thể đưa ra các giải pháp

tế
H

để nâng cao đời sống người dân trong phạm vi nghiên cứu nói riêng và vùng đầm phá nói
chung.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài


h

2.1. Mục tiêu của đề tài

in

Làm rõ tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói, đánh bắt thuỷ sản của
2.2. Nhiệm vụ của đề tài

cK

người dân tại vùng đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tổng quan về vấn đề đói nghèo và tác động của hoạt động đánh bắt thuỷ sản đến
sự thay đổi sinh kế và phát triển bền vững.

vùng đầm phá Tam Giang.

họ

- Tìm hiểu thực trạng nghèo đói và tình hình đánh bắt thuỷ sản của người dân ở

ại

- Nghiên cứu vấn đề đánh bắt thủy sản của các hộ nghèo và nguyên nhân dẫn đến

Đ

nghèo đói từ việc khai thác tài nguyên thuỷ sản nhằm đưa ra các biện pháp khai thác đánh

bắt thuỷ sản hợp lý, nâng cao đời sống của người dân nghèo trong phạm vi nghiên cứu nói

ờn
g

riêng và vùng đầm phá nói chung một cách bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Tr
ư

Tiến hành điều tra 100 hộ nghèo ở xã Phú An (thuộc huyện Phú Vang) và xã

Hương Phong (thuộc huyện Hương Trà) thuộc hệ đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên
Huế. (Dựa vào tiêu chuẩn được ban hành bởi sở LĐTB&XH)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Điều tra các hộ nghèo trên địa bàn xã Hương Phong, huyện Hương
Trà và xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

Về thời gian: Số liệu thứ cấp về kinh tế, xã hội và nguồn lực của địa bàn nghiên cứu
sẽ được thu thập từ năm 2009 – 2011. Số liệu sơ cấp sẽ được điều tra trực tiếp tại các hộ

dân trong năm 2011.

uế

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghèo đói là vấn đề phức tạp, đặc biệt là việc nghiên cứu tác động qua lại giữa

tế
H

nghèo đói và hoạt động đánh bắt thủy sản của người dân. Vì vậy, đề tài sẽ vận dụng kết
hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để đạt được mục tiêu đã đề ra.
a. Phương pháp thu thập số liệu

h

- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu: Các báo cáo hàng năm về tình hình

in

thực hiện chiến lược giảm nghèo của quốc gia và của các địa phương trong vùng nghiên
cứu, báo cáo kết quả nghiên cứu, các bài báo, sách và các dự án liên quan sẽ được thu

cK

thập và tổng hợp làm cơ sở phương pháp luận của vấn đề nghiên cứu. Kết quả của
phương pháp này còn cho phép đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu chủ đề của đề
tài ở Việt Nam nói chung và tại địa bàn nghiên cứu nói riêng. Đây chính là cơ sở để


họ

khẳng định những đóng góp của đề tài. Kết quả phương pháp này còn cho phép tổng hợp
được cách thức tiếp cận và các tiêu chí phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói và

Đ

hộ gia đình.

ại

hoạt động đánh bắt thủy sản, là cơ sở để phát triển bộ câu hỏi điều tra số liệu sơ cấp ở cấp

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp từ Tổng cục Thống Kê

ờn
g

Việt Nam (GSO) và Cục Thống Kê tỉnh, các Phòng Thống kê các huyện, xã, các báo cáo
về tình hình phát triển kinh tế xã hội sẽ được thu thập để khái quát bối cảnh kinh tế xã
hội, đặc biệt là của các địa bàn nghiên cứu. Số liệu thứ cấp còn cho phép nắm được diễn

Tr
ư

biến tình hình nghèo đói trên địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra phỏng vấn 100 hộ

nghèo ở hai xã Phú An (huyện Phú Vang) và xã Hương Phong (huyện Hương Trà) thuộc
hệ đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế.


SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

b. Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp sẽ được phân tích theo các chỉ tiêu thống
kê có ý nghĩa so sánh và được trình bày dưới dạng các bảng biểu hay đồ thị để thể hiện

uế

diễn biến của vấn đề nghiên cứu.

- Đối với số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp định lượng sẽ được nhập và phân tích trên

tế
H

phần mềm SPSS, dựa trên các công cụ phân tích và kiểm định thống kê của thống kê mô

tả. Mô hình hồi quy đa biến cũng sẽ được áp dụng để đánh giá mối quan hệ giữa việc sử

Tr
ư


ờn
g

Đ

ại

họ

cK

in

h

dụng tài nguyên liên quan đến đói nghèo của các hộ nghèo đã điều tra.

SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I

uế


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Khái niệm về nghèo đói
1.1.1.1. Khái niệm
Đói nghèo từ tiếng nói của chính người nghèo.

tế
H

1.1. Cơ sở lý luận

h

Tiếng nói của người nghèo cho ta những cảm nhận cụ thể, rõ ràng nhất về các khía

in

cạnh của nghèo đói. Một người nghèo ở Kênia đã nói về sự nghèo đói: “Hãy quan sát
ngôi nhà và đếm xem có bao nhiêu lỗ thủng trên đó. Hãy nhìn những đồ đạc trong nhà và

cK

quần áo tôi đang mặc trên người. Hãy quan sát tất cả và ghi lại những gì ông thấy. Cái
mà ông thấy chính là nghèo đói”. Một nhóm thảo luận Braxin đã định nghĩa về đói nghèo
là: “Tiền lương thấp và thiếu việc làm, và cũng có nghĩa là không được hưởng thụ về y tế,

họ

không có thức ăn và quần áo”. Tuỳ thuộc vào cách tiếp cận, thời gian nghiên cứu và sự
phát triển kinh tế của một quốc gia mà ta có các quan điểm khác nhau về nghèo đói.


ại

Quan niệm trước đây

Đ

Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp. Coi thu
nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của con người. Quan niệm này có ưu

ờn
g

điểm là thuận lợi trong việc xác định số người nghèo dựa theo chuẩn nghèo, ngưỡng
nghèo. Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đo được
một phần của cuộc sống. Thu nhập thấp không phản ánh hết được các khía cạnh của đói

Tr
ư

nghèo, nó không cho chúng ta biết được mức khốn khổ và cơ cực của những người nghèo.
Do đó, quan niệm này còn rất nhiều hạn chế.
Quan điểm hiện nay
Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đói nghèo đã được

hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau:

SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

5



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

- Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ
chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra khái niệm về định nghĩa đói
nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.

uế

+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả

mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa

tế
H

nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương.

+ Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình
của cộng đồng.

h

Quan niệm của Việt Nam

in


Ở Việt Nam thì tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt.
- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần

cK

những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung
bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.

- Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và

họ

thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ dân cư
hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và thiếu khả

ại

năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dột nát...

Đ

Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói: “Đói
nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn,

ờn
g

mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng”.
1.1.1.2. Đặc điểm của hộ nghèo
Hộ nghèo phân bố khắp tất cả các vùng trong cả nước và phân bố không đồng đều,


Tr
ư

tập trung chủ yếu ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, ven biển, hải đảo, vùng đồng bào dân
tộc ít người.
Nhìn chung hộ nghèo có những đặc điểm sau:
- Người nghèo chủ yếu là những người nông dân với trình độ học vấn thấp và khả

năng tiếp cận đến các thông tin và kỹ năng chuyên môn bị hạn chế.

SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

- Hộ nghèo có ít hoặc không có diện tích khai thác, quản lý tài nguyên, có thu nhập
thấp và không ổn định.
- Các hộ có nhiều con hoặc có ít lao động, có tỷ lệ nghèo cao.

động bất thường xảy ra đối với những gia đình và cộng đồng.

tế
H

- Các hộ nghèo thường nợ nần nhiều, khó có khả năng trả nợ.


uế

- Hộ nghèo rất dễ bị tổn thương bởi các khó khăn mang tính thời vụ và những biến

- Chi tiêu của các hộ nghèo chủ yếu phục vụ cho ăn uống.
1.1.1.3. Tiêu chí xác định hộ nghèo

h

Quan niệm của thế giới

in

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều thước đo khác nhau, các quốc gia khác nhau sử
dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo.

cK

Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể: thu nhập
18.600 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với gia đình có bốn người (gồm bố mẹ và hai con)
và thu nhập 9.573 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân trong độ tuổi lao

họ

động.

Ở một số nước người ta sử dụng calo để nói đến ngưỡng nghèo như:

ại


- Ở Malaysia sử dụng tiêu chuẩn 9.910 calo một ngày tính trên một gia đình có hai

Đ

người lớn và ba trẻ em để làm ngưỡng nghèo.
Tương tự Xrilanca: 2.500 calo/ngày, Nê-pan: 2.124 calo/ngày,.... Việc sử dụng các

ờn
g

tiêu chuẩn khác nhau ấy giữa các quốc gia làm ngưỡng nghèo đã gây ra những khó khăn
lớn cho việc so sánh quốc tế.
Vì vậy, để xác định mức nghèo chung trên thế giới, người ta sử dụng chi tiêu tính

Tr
ư

bằng USD cùng với sức mua như ở Mỹ.
Chuẩn nghèo của TG hiện nay: Thu nhập bình quân là 1,25 USD/người/ngày

(tương đương với 600.000 đồng/người/tháng) [16], còn đối với chuẩn nghèo của Châu Á
là 1,35 USD/người/ngày (650.000 đồng/người/tháng) [17].

SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

7


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS.Bùi Đức Tính

Quan niệm của Việt Nam
Trong những năm qua, nước ta tồn tại song song một số phương pháp xác định
chuẩn nghèo phục vụ cho các mục đích khác nhau. Đó là cách xác định chuẩn nghèo của

uế

Chính phủ do Bộ LĐTB&XH công bố, chuẩn nghèo của Tổng cục Thống Kê, chuẩn
nghèo của Ngân hàng thế giới. Theo các phương pháp xác định đó, chuẩn nghèo luôn biến

tế
H

đổi theo không gian và thời gian.

Về không gian: nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng vùng
hay từng quốc gia.

h

Về thời gian: Chuẩn nghèo cũng có sự biến động lớn, biến đổi theo trình độ phát

in

triển kinh tế xã hội và nhu cầu của con người theo từng giai đoạn lịch sử.

cK


Bảng 1: Chỉ tiêu đói nghèo phân theo vùng ở Việt Nam giai đoạn (2006-2010)
Hộ

2006-2010

Nghèo

Địa bàn

Nông thôn

họ

Giai đoạn

Thành thị

Thu nhập

(đồng/người/tháng)
< 200.000
< 260.000

(QĐ số 170-20050TTG, ngày 08-07-2005)

ại

Bảng 2: Chỉ tiêu đói nghèo phân theo vùng ở Việt Nam giai đoạn (2011-2015)

ờn

g

Đ

Giai đoạn

Hộ

Nghèo

2011-2015

Cận nghèo

Tr
ư

2011-2015

Địa bàn

Thu nhập
(đồng/người/tháng)

Nông thôn

400.000

Thành thị


500.000

Nông thôn

401.000 - 520.000

Thành thị

501.000 - 650.000

(Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21-9-2010)

Thông qua 2 giai đoạn đó, ta có thể xác lập chỉ tiêu đánh giá về nghèo đói theo các

chỉ tiêu chính sau:
- Thu nhập và chi tiêu của hộ.
SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

- Đồ dùng sinh hoạt.
- Nhà ở và giá trị tài sản.
- Chi tiêu về vốn của hộ.

uế


1.1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo

1.1.1.4.1. Nhóm nguyên nhân thuộc về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

tế
H

 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý không thuận lợi ở những nơi xa xôi hẻo lánh, địa hình phức tạp (miền
núi, hải đảo vùng sâu), không có đường giao thông. Do điều kiện địa lý như vậy, họ dễ rơi

h

vào thế bị cô lập, tách biệt với bên ngoài, khó tiếp cận được các nguồn lực của phát triển,

in

như tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, thị trường... làm cho cuộc sống của họ lạc

mạnh mẽ đến vấn đề nghèo đói.

cK

hậu, khó phát triển, kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc là những nhân tố khách quan tác động
 Nhân tố liên quan đến chiến tranh

Nhân tố chiến tranh có liên quan mật thiết đến yếu tố vị trí địa lý. Những vùng


họ

trước đây là chiến tranh tàn phá nặng nề thì môi trường sống ở đây vẫn chưa được phục
hồi được hoàn toàn, đặc biệt các chất độc màu da cam, điôxin do đế quốc Mỹ sử dụng

ại

trong cuộc chiến tranh đã để lại di chứng nặng nề về môi trường và con người Việt Nam.

Đ

Đây là nhóm dân cư thường bị thiệt thòi và gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ
dễ rơi vào tình cảnh nghèo đói.

ờn
g

 Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt
Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra đặc biệt là bão, lụt,

hạn hán, cháy rừng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đây là

Tr
ư

nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, làm cho thu
nhập của người nông dân thấp, việc tích luỹ và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc hầu
như không có.
 Môi trường kinh tế


Môi trường kinh tế không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thấp kém nhưng không có thị
trường, thị trường hoạt động yếu ớt hay thị trường không đầy đủ cũng ảnh hưởng đáng kể
SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

đến tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình. Đây là những nơi còn tiềm ẩn nhiều dấu
hiệu của đói nghèo lạc hậu.
 Vấn đề cơ sở hạ tầng

uế

Về vấn đề cơ sở hạ tầng (như đường giao thông, điện, trường học, bệnh viện,...),

thị trường (lao động, vốn, hàng hoá) vẫn còn kém phát triển. Điều này có thể thấy rõ ở các

tế
H

vùng không có đường giao thông hoặc giao thông đi lại khó khăn thì hầu như chưa có thị
trường hoặc thị trường hoạt động quá yếu ớt. Nó đồng nghĩa với việc họ bị đặt ra ngoài
quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

h


Từ những vấn đề trên, ta thấy, những người nghèo muốn vượt thoát khỏi tình trạng

in

nghèo đói trước hết phải được tiếp cận với thị trường, trên cơ sở đó mới có thể tham gia
vào sự vận động của kinh tế thị trường. Muốn thị trường phát triển, bên cạnh việc thúc

cK

đẩy phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế thì việc phát triển giao thông cơ sở hạ tầng có
ý nghĩa lớn góp phần nối các thị trường trong nước lại với nhau, thúc đẩy thị trường phát
triển tạo điều kiện cho việc hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
 An ninh, trật tự

họ

1.1.1.4.2. Nhóm nhân tố liên quan đến cộng đồng

ại

Môi trường an ninh, trật tự có tác động đáng kể tới các hộ nghèo thực tế cho thấy, tệ

Đ

nạn xã hội thường đồng hành với nghèo đói. Người nghèo nói chung là nhóm người có
mức sống dễ bị tổn thương cao. Họ có thu nhập thấp, tài sản không đáng giá. Nếu bị rủi ro

ờn
g


mất cắp vật dụng lao động thì họ rất dễ rơi vào cảnh khốn cùng.
 Tập quán

Chính tập quán này đã đẩy họ rơi vào tình trạng nghèo dai dẳng, nghèo truyền kiếp.

Tr
ư

Cái vòng luẩn quẩn “nghèo đói phải du canh du cư và vì du canh du cư càng thêm nghèo
đói” cộng thêm các hủ tục lạc hậu về văn hoá, lối sống bám chặt vào số phận của một số
đồng bào miền núi.

SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

1.1.1.4.3. Nhóm nhân tố liên quan đến mỗi cá nhân và gia đình
 Quy mô và cơ cấu hộ gia đình
Qua nghiên cứu cho thấy quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng

còn nhỏ. Điều này làm cho cuộc sống gia đình họ gặp rất nhiều khó khăn.

tế
H


 Tỷ lệ người sống phụ thuộc

uế

nghèo đói. Người nghèo ở những hộ gia đình có quy mô lớn, mỗi hộ có rất nhiều con, tuổi

Theo số liệu của các cuộc điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống Kê cho ta
thấy, tỷ lệ trẻ em trên mỗi người lao động ở các hộ nghèo là rất cao, và tỷ lệ này giảm dần
khi nhóm mức chi tiêu bình quân đầu người tăng dần.

in

h

 Giới tính của người làm chủ gia đình

Chính nhân tố giới tính của người làm chủ gia đình cũng quyết định lớn đến mức độ

cK

nghèo đói cao của hộ gia đình. Thường những gia đình mà người phụ nữ làm chủ thì dễ
rơi vào cảnh nghèo đói và mức nghèo đói còn trầm trọng hơn so với các hộ khác.
1.1.1.4.4. Các nhân tố kinh tế

họ

 Nghề nghiệp và mức độ đa dạng hoá của nghề nghiệp
Thông thường, người dễ rơi vào tình trạng nghèo đói là những người chỉ làm những

ại


công việc có thu nhập thấp, tính rủi ro cao dẫn đến sự bất ổn định về thu nhập. Thêm vào

Đ

đó, họ chỉ có một nguồn thu duy nhất dựa vào nghề đó. Thống kê cho thấy nghèo đói ở
nước ta chủ yếu rơi vào các hộ nông dân mà trong đó các hộ thuần nông chiếm tỷ lệ cao.

ờn
g

 Cơ cấu chỉ tiêu

Cơ cấu chi tiêu của các hộ nghèo thường rất eo hẹp. Họ chỉ có khả năng trang trải

với mức hạn chế, tối thiểu các chi phí lương thực, họ thường phải bỏ thêm chi phí không

Tr
ư

đáng có hoặc bị giảm thu nhập vì khó tiếp cận các cơ hội tăng trưởng kinh tế. Thu nhập
thấp nên họ chỉ có khả năng trang trải tối thiểu các chi phí lương thực nhưng nó cũng
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu của họ.
 Thiếu vốn
Không có vốn là nguyên nhân mà người nghèo cho rằng có ảnh hưởng lớn nhất đến
sự nghèo đói của họ. Không có vốn để sản xuất kinh doanh chính là trở lực rất lớn đối với
SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

11



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

người lao động khi tham gia vào kinh tế thị trường. Vốn là rất cần thiết, là điều kiện ban
đầu cần phải có để giúp cho các hộ nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói.
 Thiếu tài sản vật chất

uế

Thiếu hoặc không có tài sản luôn là nguyên nhân gây ra nghèo đói đối với các hộ
gia đình. Các hộ có xuất phát điểm thấp thì rất dễ rơi vào cảnh nghèo đói nếu có rủi ro

tế
H

xảy ra.
1.1.1.4.5. Các nhân tố xã hội
 Giáo dục

h

Người nghèo thường có trình độ học vấn tương đối thấp, thiếu kỹ năng làm việc và

in

thông tin, thiếu kinh nghiệm sản xuất, không có kinh nghiệm làm ăn, cho nên không có
được các giải pháp để tự thoát nghèo. Dân trí thấp, tự ti, kém năng động, lại không đợc


cK

hướng dẫn cách thức làm ăn, đây là nguyên nhân làm cho nhiều hộ rơi vào cảnh đói
nghèo triền miên, đặc biệt là các hộ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc miền núi,
ít người.

họ

 Sức khoẻ

Hiện nay, cách đánh giá nghèo đói của WB không chỉ dựa vào thu nhập mà còn dựa

ại

vào khía cạnh sức khoẻ của người dân. Ở Việt Nam, mức độ nghèo đói về sức khoẻ thể

Đ

hiện rất rõ nét, nó thể hiện sự bần cùng hơn của những người nghèo khi không tiếp cận
với các dịch vụ y tế. Điều này rất phổ biến ở khu vực nông thôn, ở những vùng sâu, vùng

ờn
g

xa và nhất là ở nhóm các dân tộc thiểu số.
1.1.1.4. Tính đa đạng của đói nghèo
 Nghèo đói và dinh dưỡng

Tr
ư


Là tình trạng không đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm dẫn đến thiếu dinh

dưỡng, suy dinh dưỡng của một bộ phận dân cư, đặc biệt là nhóm trẻ em, phụ nữ nghèo.
Vào những năm 90 tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em là 45%, đến năm 2000 giảm xuống còn
33%. Gần đây trên thế giới có tới 129 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển
bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, 195 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi,
trong đó 90% trẻ em sống ở khu vực Châu Phi và Châu Á [18].
SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

 Nghèo đói và môi trường sống
Hầu hết các hộ gia đình nghèo phải chấp nhận môi trường sống không thuận lợi,
song một bộ phận không nghèo cũng phải chịu cảnh chung đó. Ngay cả vùng đô thị cũng

uế

có khá nhiều người có thu nhập tuy thấp nhưng vẫn cao hơn chuẩn nghèo phải sống trong
ngôi nhà ổ chuột, thậm chí phải làm nhà trên kênh thoát nước thải, môi trường sống chung

tế
H

quanh bị ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Một điều dễ nhận thấy là việc

cải thiện nghèo đói sẽ có tác động tích cực đến chất lượng môi trường và ngược lại.
 Nghèo đói và bất bình đẳng xã hội

h

Qua các cuộc điều tra về nghèo đói, về mức sống dân cư Việt Nam 1992-1993 và

in

1997-1998 cho thấy nghèo đói đi đôi với bất bình đẳng và phân phối thu nhập giữa các
nhóm dân cư [14]. Thông thường, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, thu nhập, mức

cK

sống của các tầng lớp dân cư đều tăng lên, song mức tăng lên của các nhóm dân cư không
đều nhau, nhóm giàu tăng nhanh hơn nhóm khá, trung bình, nghèo và rất nghèo. Báo cáo
quốc gia đầu tiên của Việt Nam về tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ,

họ

được công bố tháng 9 năm 2005 và phân phát tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới năm
2005, cho thấy tình trạng chênh lệch và bất bình đẳng xã hội giữa các vùng, giới tính và

ại

nhóm dân cư đang ngày càng gia tăng. Trong khi các vùng đô thị được hưởng lợi nhiều

Đ

nhất từ các chính sách cải cách và tăng trưởng kinh tế, thì tình trạng nghèo vẫn tồn tại dai

dẳng ở nhiều vùng nông thôn của Việt Nam và ở mức độ rất cao ở các vùng dân tộc thiểu

ờn
g

số - theo Tổng cục Thống kê là 69,3% vào năm 2002. Không chỉ bất bình đẳng về thu
nhập mà còn bất bình đẳng về giới trên cả phạm vi quốc gia, các vùng lãnh thổ và còn ở
hộ gia đình. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, dành ưu tiên nhiều hơn cho con trai trong việc

Tr
ư

học hành, tham gia các hoạt động xã hội cũng như việc đưa ra các quyết định trong gia
đình và cộng đồng xã hội vẫn tồn tại điều bất hợp lý trong nhiều năm nay ở Việt Nam.
 Nghèo đói và môi trường pháp lý
Ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chi Minh có khá nhiều người nhập cư

không chính thức, xét về thu nhập thì họ không thuộc nhóm nghèo nhưng vì nhập cư ở
các thành phố có mức chi tiêu cao hơn, họ phải chi trả phí dịch vụ cao hơn cho y tế, giáo
SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

dục, nước sạch, nhà ở... Mặt khác, cũng có những trường hợp người dân sinh sống ở các
vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, họ không được chia đất sản xuất, không được hỗ trợ

kịp thời trong phát triển sản xuất, con cái họ không được đi học vì trường học quá xa hoặc

uế

những hộ có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo nhưng mức sống của họ lại chẳng khác gì hộ
 Nghèo đói - Thị trường lao động và nắm bắt cơ hội

tế
H

nghèo.... Vì vậy, họ đã nghèo lại càng nghèo hơn.

Người nghèo nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung luôn luôn là đối tượng
yếu thế trong thị trường lao động. Thông thường thì người nghèo, người có thu nhập thấp

h

trình độ học vấn, tay nghề của họ cũng thấp. Khác với người giàu, cơ hội lựa chọn được

in

chuẩn bị chu đáo hơn trong công việc tìm kiếm việc làm, khả năng thích ứng công việc
 Nghèo đói và phát triển

cK

thích hơn.

Cần có cái nhìn khách quan hơn, công bằng hơn để thấy rằng nghèo đói không chỉ
diễn ra ở các nước nghèo, nước đang phát triển mà nó tồn tại ngay ở các nước phát triển.


họ

Các nước nghèo thì quan tâm nhiều hơn đến nghèo đói tuyệt đối: nghèo đói về lương thực
thực phẩm và những nhu cầu thiết yếu khác... Còn ở các nước phát triển thì không quan

ại

tâm nhiều lắm đến nghèo đói tuyệt đối nhưng họ lại quan tâm đến quyền lựa chọn, sự

Đ

bình đẳng đến vị thế xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng dù có quan tâm
đến khía cạnh nào của nghèo đói thì mục tiêu chung vẫn là cải thiện, nâng cao chất lượng

ờn
g

cuộc sống, thu hẹp sự cách biệt giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng, giữa nông thôn và
thành thị, giữa nam giới và nữ giới về phân phối thu nhập, về tiếp cận các dịch vụ xã hội
và quyền ra các quyết định liên quan đến tiến trình phát triển xã hội và hưởng thụ các

Tr
ư

thành quả của phát triển.
1.1.2. Tác động của hoạt động đánh bắt thuỷ sản đến sự thay đổi sinh kế và phát triển
bền vững
Sự thay đổi sinh kế có thể tìm thấy trong mối tương quan giữa sự giới hạn của các


nguồn lực và lựa chọn cách thức khai thác các nguồn lực trong mỗi điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội cụ thể. Điều này có nghĩa rằng, những thay đổi trong quá trình phát triển
SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

kinh tế xã hội, phương thức quản lý và sự khan hiếm các nguồn lực kinh tế, sẽ hạn chế cơ
hội của cá nhân trong cộng đồng tiếp cận tài nguyên và đảm bảo sinh kế cho cuộc sống.
Như vậy, các cá nhân sẽ tận dụng tối đa cơ hội để khai thác tài nguyên bằng cách đa dạng

uế

hoá các hoạt động sinh kế của mình và công cụ thực hiện những hoạt động đó nhằm đảm
bảo sự tồn tại và phát triển, do đó đã gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên và

tế
H

môi trường.

Đề cập vấn đề sinh kế của người dân trên khía cạnh kinh tế hộ gia đình, sinh kế được
xác định là những hoạt động được thực hiện đóng góp vào nguồn thu nhập của hộ. Sự

h


thay đổi của môi trường kinh tế xã hội, sự khan hiếm về tài nguyên, các hộ gia sẽ thay đổi

in

sinh kế của mình để tồn tại và phát triển dựa trên những nguồn lực kinh tế của chính
mình. Chính điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận kỹ thuật và kiến thức về ĐBTS.

cK

Vì vậy phải xác định được sự đa dạng và những khác biệt giữa các hộ gia đình, đặc biệt là
sinh kế của người dân để có những kế hoạch phù hợp nhằm đảm bảo sự phát triển bền
vững.

họ

Bên cạnh lợi ích kinh tế, ĐBTS gây ra những tác động trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực
đến phát triển kinh tế xã hội, như ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên, suy giảm đa

ại

dạng sinh học và các vấn đề xã hội như mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm dân cư trong

Đ

cộng đồng. Sự phát triển nhanh chóng của việc ĐBTS gây ảnh hưởng đến sinh kế của các
hộ này cũng như các nhóm dân cư khác (nông nghiệp, đánh bắt tự nhiên) và dẫn đến sự

ờn
g


phát triển không bền vững. Do đặc điểm của ĐBTS là yêu cầu kiến thức kỹ thuật, vốn đầu
tư lớn và luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ, điều này không phù hợp với đặc điểm dân cư nông
thôn nơi đại bộ phận cư có trình độ dân trí và thu nhập tương đối thấp. Chính vì vậy, cho

Tr
ư

dù nghề ĐBTS đang là hoạt động kinh tế mũi nhọn làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn
và cải thiện thu nhập của người dân nhưng thực tế không có nghĩa là toàn bộ dân cư đều
được hưởng lợi ích từ hoạt động kinh tế này, thậm chí cả những người trực tiếp tham gia
khai thác và đánh bắt thủy sản.

SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

1.1.3. Phương pháp nghiên cứu và hệ thống các chỉ tiêu phân tích
1.1.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp

uế

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này sử dụng để thu thập nghiên cứu,
báo cáo số liệu thống kê và các thông tin có liên quan được nêu trong đề tài.


tế
H

Các số liệu thứ cấp này được thu thập qua các công cụ tìm kiếm internet, từ Sở

LĐTB&XH, UBND xã Hương Phong (huyện Hương Trà) và Phú An (huyện Phú Vang)
tỉnh Thừa Thiên Huế

h

Thu thập số liệu sơ cấp

in

Điều tra chọn mẫu: Để nghiên cứu tình hình nghèo đói và hoạt động đánh bắt thủy

mỗi xã điều tra ngẫu nhiên 50 hộ.

cK

sản của người dân tại vùng đầm phá Tam Giang, tôi đã chọn 100 hộ nghèo thuộc 2 xã,

Phương pháp điều tra: Việc thu thập số liệu được thực hiện bằng cách phỏng vấn
trực tiếp thành viên trong gia đình với bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn cho mục

họ

đích nghiên cứu.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tôi đã sử dụng phương pháp này để phỏng


ại

vấn một số cán bộ chủ chốt của các xã và thôn để nhằm có những thông tin liên quan đến

Đ

chính sách, vấn đề nghiên cứu trên địa bàn.
1.1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

ờn
g

Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị của toàn bộ sản xuất vật chất và dịch vụ do lao
động xã hội sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
GO   Qi * Pi ( i = 1,n)

Tr
ư

Trong đó:

- Qi: là khối lượng của sản phẩm loại i
- Pi: là giá trị của sản phẩm loại i

SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

16



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

Chi phí trung gian (IC): Là bộ phận cấu thành chi phí sản xuất bao gồm chi phí
vật chất và dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (không tính khấu hao). Chi phí hoạt
động sản xuất gồm chi phí vật chất và dịch vụ thuê ngoài.

uế

- Chi phí vật chất trực tiếp bao gồm: nguyên vật liệu (chính phụ bán thành phẩm),

nhiên liệu, chi phí bảo vệ, chi phí dịch vụ trả ngân hàng, tín dụng bảo hiểm và một số chi

tế
H

phí dịch vụ khác.

- Chi phí dịch vụ thuê ngoài bao gồm: cước vận tải, chi phí dịch vụ làm đất, thu
hoạch, chi phí bảo vệ, chi phí dịch vụ trả ngân hàng, tín dụng bảo hiểm và một số chi phí

h

dịch vụ khác…

in

Chi phí trung gian (IC) = Chi phí + Chi phí dịch vụ thuê ngoài
Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Giá trị gia tăng (VA): là chỉ tiêu


cK

phản ánh những phần giá trị do lao động sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Đó
chính là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian.
Giá trị gia tăng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng

họ

các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đó là nguồn gốc
của mọi khoản thu nhập, là cơ sở để thực hiện tái sản xuất mở rộng và tái sản xuất theo

VA = GO - IC

Đ

ại

chiều sâu, là cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác.

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

ờn
g

1.2.1. Tình hình đói nghèo ở Việt Nam và phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế
1.2.1.1. Ở Việt Nam

Hiện nay, công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đang được Đảng và Nhà nước


Tr
ư

hết sức quan tâm và xem xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vững là mục tiêu xuyên suốt
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ
số hộ nghèo toàn quốc đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,2% năm 2010 và phấn
đấu năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10% - 11% trên tổng số hộ cả nước.

SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

Bảng 3: Tỷ lệ hộ đói nghèo ở Việt Nam phân theo thành thị, nông thôn
và theo vùng qua các năm
ĐVT: %
2004

Cả nước

2006

2008

18,1


15,5

- Thành thị

8,6

7,7

6,7

6,9

- Nông thôn

21,2

18,0

16,1

17,4

- Đông Bắc

23,2

- Tây Bắc

- Đông Nam Bộ


họ

- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên

ại

- Đồng bằng sông Cửu Long

Đ

8,7

8,43

22,2

20,1

24,2

46,1

39,4

35,9

39,4

29,4


26,6

23,1

24,0

21,3

17,2

14,7

16,9

29,2

24,0

21,0

22,2

6,1

4,6

3,7

3,4


15,3

13,0

11,4

12,6

cK

- Bắc Trung Bộ

10,1

in

12,9

h

2. Phân theo vùng
- Đồng bằng sông Hồng

14,2

tế
H

1. Phân theo TT, NT


13,4

2010

uế

Chỉ tiêu

(Nguồn: Niên giám thông kê 2010 - Tổng cục thống kê)

Nhìn qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm. Cụ thể:

ờn
g

Cả nước năm 2004 tỷ lệ hộ đói nghèo là 18,1%, đến năm 2006 giảm còn 15,5%,

đến năm 2008 tỷ lệ hộ đói nghèo là 13,4%, giảm đi 4,7%, trong đó tỷ lệ hộ đói nghèo ở
vùng duyên hải Nam Trung Bộ năm 2008 so với năm 2004 giảm đi 6,6%. Mặt khác, ta

Tr
ư

thấy năm 2010 so với các năm 2004 và 2006 tỷ lệ hộ đói nghèo của cả nước cũng như tỷ
lệ hộ đói nghèo phân theo vùng có xu hướng tăng lên.
Chính vì vậy, công tác XĐGN cần được quan tâm nhiều hơn bởi lẽ tốc độ giảm

nghèo không đồng đều giữa các vùng, giảm nghèo không bền vững, tỷ lệ hộ nghèo có xu
hướng tăng lên và tập trung cao ở các vùng Tây Bắc (39,4%), Bắc Trung Bộ (24%), tỷ lệ

SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

hộ nghèo thấp tập trung ở Đông Nam Bộ (3,4%), đồng bằng sông Hồng (8,43%). Hầu như
các hộ nghèo ở nông thôn và thường rơi vào các hộ nghèo thuần nông ở các vùng sâu,
vùng xa, vùng cao và khu vực bãi ngang ven biển.

uế

1.2.1.2. Ở vùng đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ của Việt

tế
H

Nam, mặc dù đời sống nhân dân trong những năm gần đây có khá hơn song mức nghèo

vẫn còn khá cao, tập trung nhiều nhất ở 2 huyện miền núi và vùng ven đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai. Nhiều năm qua các cấp ủy Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng

h

nhiều đến công tác xóa đói giảm nghèo đặc biệt là cho các hộ dân sống ven vùng đầm phá


in

Tam Giang. Có thể nói đây là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo rất cao do cuộc
sống chủ yếu sống bằng nghề nông và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.

cK

Qua bảng 4, ta thấy tỷ lệ nghèo đói ở vùng đầm phá Tam Giang còn rất cao Năm
2010 so với năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo của các huyện thuộc đầm phá Tam Giang đã có xu
hướng giảm, toàn vùng giảm 17, 20% (giảm 2365 hộ nghèo), cụ thể: ở huyện Phong Điền

họ

giảm 563 hộ tương ứng với 28,7%, Quảng Điền giảm 443 hộ tương ứng với 14,9%,

nghèo cũng giảm.

ại

Hương Trà giảm 317 hộ tương ứng với 13,31%, tương tự với 2 huyện còn lại tỉ lệ hộ

Đ

Nhưng đến năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo lại tăng lên khá cao. Số hộ nghèo của năm
2011 so với năm 2010 tăng lên 7231 hộ (tăng 64,89%), cụ thể là: huyện Phong Điền tăng

ờn
g


1845 hộ tương ứng với 131,9%, Quảng Điền tăng 1069 hộ tương ứng với 42,25%, Hương
Trà tăng 608 hộ tương ứng với 29,44%, Phú Vang tăng 2142 hộ tương ứng với 68,43%,
Phú Lộc tăng 1567 hộ tương ứng với 52,46%. Nguyên nhân của sự gia tăng đột biến đó là

Tr
ư

do Chính Phủ đã áp dụng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011 – 2015, sự điều chỉnh chuẩn
nghèo như vậy đã làm cho một số hộ nghèo lại càng nghèo thêm, số hộ cận nghèo lại tụt
xuống ngưỡng nghèo. Trong đó Phong Điền là huyện có tỉ lệ hộ nghèo gia tăng cao nhất.
Đòi hỏi cần phải có sự quan tâm của chính quyền địa phương trong công tác xóa đói giảm
nghèo.

SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

19


GVHD: TS.Bùi Đức Tính

tế
H
uế

Khóa luận tốt nghiệp

2009

2010


2011

Địa bàn
%

Số hộ

2011/2010

%

Số hộ

%

+/-

%

+/-

%

7,99

2673

10,35

-317


-13,31

608

29,44

9,22

4554

13,85

-535

-15,19

1567

52,46

cK

Số hộ

2010/2009

Hương Trà

2382


9,72

2065

2

Phú Lộc

3522

11,32

2987

3

Phú Vang

3637

9,20

3130

7,89

5272

13,21


-507

-13,94

2142

68,43

4

Phong Điền

1962

8.,60

1399

6,04

3244

14,33

-563

-28,70

1845


131,88

5

Quảng Điền

2973

14,80

2530

11,58

3599

15,86

-443

-14,90

1069

42,25

14476 10,73 12111

8,54


19342

13,52

-2365

-17,20

7231

64,89

Đ

Tr
ườ
n

g

Toàn vùng

ại

1

họ

STT


in

h

Bảng 4: Tình hình các hộ nghèo ở đầm phá Tam Giang phân theo địa bàn qua 3 năm (2009-2011)

SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

(Nguồn: Sở LĐ và TBXH Tỉnh Thừa Thiên Huế)

20


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

1.2.2. Tình hình đánh bắt thuỷ sản ở Việt Nam và vùng Đầm phá Tam Giang
1.2.2.1. Ở Việt Nam
Tài nguyên biển và tính đa dạng sinh học ven biển Việt Nam đang bị đe doạ

uế

nghiêm trọng vì ô nhiễm, tình trạng khai thác quá mức và sử dụng những phương pháp

đánh bắt mang tính huỷ diệt [14]. Về mặt kinh tế, con tôm đã làm tăng thu nhập gia đình

tế
H


cũng như nâng cao chất lượng đời sống của người Việt Nam. Tuy nhiên việc đánh bắt
thủy sản bằng các ngư cụ tận diệt và việc khai thác tận thu đã dẫn đến việc tài nguyên
thủy sản giảm xuống cả về chất lượng lẫn số lượng.

h

Ở nước ta, có khoảng trên 80% số lượng tàu thuyền lại hoạt động chủ yếu ở vùng

in

nước ven bờ trong khi vùng này chỉ chiếm 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế của
nước ta. Ðiều này chỉ ra rằng tình trạng khai thác ở vùng nước ven bờ chính là vùng khai

cK

thác truyền thống của Việt Nam nên luôn bị quá mức và sức ép khai thác ở vùng này vẫn
ngày một gia tăng (vì số lượng tàu nhỏ vẫn gia tăng hằng năm). Tình trạng này đã gây tổn
hại tới nguồn lợi vì các vùng nước ven bờ vốn là nơi tập trung các bãi đẻ cho các đàn thuỷ

họ

sản bố mẹ và là nơi sinh cư của các thế hệ thuỷ sản.

Năm 2011 là năm ngành thủy sản cả nước có được kết quả đáng phấn khởi cả về

ại

sản xuất nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu. Tổng diện tích NTTS của cả nước đạt


Đ

1.099.000 ha, tăng 2,5%. Sản lượng thủy sản ước đạt 5,32 triệu tấn, trong đó sản lượng
nuôi trồng đạt 3 triệu tấn, tăng 7,8% và sản lượng khai thác đạt 2,35 triệu tấn, tăng 2,32%

ờn
g

so với 2010[14].

1.2.2.2. Ở đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là vùng có đặc điểm môi trường tự nhiên

Tr
ư

nhạy cảm, phức tạp và dễ thay đổi; đồng thời cũng là vùng có nhiều ý nghĩa về giá trị
kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đang bị tác động tiêu
cực bởi các hoạt động diễn ra trên và quanh vùng đầm phá. Việc sử dụng không gian và
tài nguyên như NTTS, đánh bắt hải sản, cư trú… thiếu quy hoạch hợp lý, gây mâu thuẫn
giữa sử dụng và hậu quả môi trường. Đặc biệt, các hoạt động khai thác bằng các dụng cụ

SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

21


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính


có tính chất hủy diệt đã làm cho nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong đầm phá cạn kiệt, gây ô
nhiễm môi trường.
Hiện nay, dân cư vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai chiếm khoảng 25% tổng dân

uế

số toàn tỉnh. Tỷ lệ phát triển dân số vùng đầm phá khoảng 1,8%, cao hơn so với tỷ lệ
chung của tỉnh là 1,18%[22]. Với mật độ dân số ở khu vực này ngày càng tăng cao kéo

tế
H

theo nhiều vấn đề gây tác động đến môi trường. Điển hình là chất thải rắn sinh hoạt xuất
hiện ngày càng nhiều ở các vùng ven phá, trôi nổi trên mặt nước, đóng thành từng tầng

lớp dày đặt do nhiều năm không được thu gom xử lý. Nhất là bao bì ni lông không thể

h

tiêu hủy, tích tụ ngày một nhiều, cản trở sự lưu thông nước, trao đổi chất ở đầm phá, gây

in

ô nhiễm rất lớn đến môi trường hệ đầm phá. Trong các trận lũ, vùng đầm phá được ví như
là miệng chứa vô số các loại chất thải từ vùng cao đổ về, làm ô nhiễm chất lượng nước

cK

đầm phá.


Nguồn thủy sản phong phú, song đang có dấu hiệu sụt giảm khi người dân đang
ngày đêm khai thác một cách cạn kiệt và hủy diệt. Nhiều ngư dân đã lấn chiếm nò sáo,

họ

nguy hiểm hơn, trên phá Tam Giang - Cầu Hai, nhiều năm nay đang xuất hiện nghề đặt lừ
dày đặc. Với mắt lưới nhỏ, chỉ sau một đêm giăng lừ dưới đáy phá, từ cá lớn đến cá bé

ại

đều không thoát. Tình trạng sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản trái phép cũng làm cho

Đ

nguồn thủy sản ngày càng cạn kiệt. Theo thống kê sơ bộ của cơ quan chức năng, toàn tỉnh
có khoảng 1.500 gia đình đang ngày ngày sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản trái phép.

ờn
g

Từ nhiều năm qua, tình trạng ngang nhiên dùng xung điện, giã cào đánh bắt thủy
sản từ vùng trũng đến khu vực đầm phá Tam Giang diễn ra khá phổ biến. Ðối tượng này
không dễ truy đuổi khi họ sử dụng thuyền có gắn máy đuôi tôm để nhanh chóng tẩu thoát,

Tr
ư

thậm chí chống trả quyết liệt lực lượng bảo vệ, công an. Vì vậy sản lượng khai thác nguồn
thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ngày càng giảm

1.3. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên vùng đầm phá Tam Giang
Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích 5.062,6 km2, dân số 1.090.900 người, mật
độ dân số 215 người/km2, có 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố, trong đó thành phố Huế là
SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

22


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh. Thừa Thiên Huế có địa hình tự nhiên
được cấu tạo hết sức đa dạng, trải dài theo hơn 120 km bờ biển, với hệ thống đồi núi,
đồng bằng đan xen lẫn nhau được phân bố rộng khắp trong một không gian hẹp và bên

uế

cạnh hệ đầm phá rộng lớn vào bậc nhất Đông Nam Á.
1.3.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

tế
H

Phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều dài khoảng 68 km và diện tích gần

22.000 ha, với chiều ngang hẹp, chạy dọc theo bờ biển từ phía Bắc xuống phía Nam nằm
trong toạ độ 16o14’-16o42’ vĩ Bắc và 107o22’-107o57’ kinh Đông. Hệ đầm phá Tam
Giang có kích thước lớn nhất so với tất cả các đầm phá ven biển khác ở Việt Nam, chiếm


in

h

khoảng 1/2 diện tích đầm phá ven biển của cả nước (vào khoảng 480,5 km2). Phá Tam
Giang còn được đánh giá là đầm phá ven biển có kích thước lớn nhất Đông Nam Á, và

cK

thuộc loại lớn nhất của đầm phá ven biển thế giới. Hệ đầm phá này còn là cầu nối đường
thuỷ của 4 huyện và 1 thị xã từ Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú
Lộc của Thừa Thiên - Huế. Phá Tam Giang cách thành phố huế khoảng 7 km được ngăn

họ

với biển Đông qua nhiều đụn cát lớn rộng từ 1 – 4 km.

Phá Tam Giang
Diện tích : 22.000 ha
Chiều dài : 68 km
Chiều rộng : 0,5  1 km
Độ sâu TB : 1,5 m
Chế độ triều: bán nhật
triều

Tr
ư

ờn

g

Đ

ại

Phá Tam Giang

Bản đồ 1: Tỉnh Thừa Thiên Huế và hệ đầm phá Tam Giang

Mặc dù thường được gọi tên chung là hệ đầm phá Tam Giang, nhưng nó được tạo

thành tự hệ thống các đầm phá nhỏ, bao gồm phá Tam Giang kéo dài từ sông Ô Lâu,
huyện Phong Điền đến cửa Thuận An, huyện Phú Vang với diện tích 5.426 ha và dài gần
SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

23


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

27 km, độ sâu trung bình khoảng 1,5 m rất phù hợp cho hoạt ðộng NTTS. Đầm Sam
Chuồn thuộc huyện Phú Vang có diện tích 1350 ha, độ sâu trung bình khoảng 1,6 mét,
đây được xem là vùng đầm phá có sản lượng thuỷ sản lớn và nghề đánh bắt thuỷ sản là

uế

nghề truyền thống lâu đời của người dân địa phương. Kéo dài gần 20 km từ huyện Phú


Vang đến một phần huyện Phú Lộc, đầm Thuỷ Tú có diện tích khoảng 3.800 ha có độ sâu

tế
H

trung bình khoảng 1,7 m, tài nguyên thuỷ sản dồi dào thuận lợi cho phát triển đánh bắt
thuỷ sản tự nhiên.

Trong những năm gần đây, sự gia tăng việc ĐBTS trái phép cùng với việc sử dụng

h

các ngư cụ mang tính hủy diệt cao là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy giảm tài

thuộc vào nguồn lợi này.

1.3.1.2.1. Đặc điểm khí hậu

cK

1.3.1.2. Đặc điểm khí hậu và chế độ thuỷ văn

in

nguyên thuỷ sản, ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân, nhất là các hộ nghèo sống phụ

họ

Hệ đầm phá Tam Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết có hai mùa

khá rõ rệt là mùa khô bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ
tháng 9 đến tháng 12. Mùa khô ở vùng này thường gây ra hạn hán trong khi mùa mưa

ại

lượng mưa thường tập trung 1–2 tháng gây lũ lụt và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và

Đ

đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Lượng mưa trung bình năm là 2740mm, mùa mưa ở Thừa Thiên Huế chủ yếu từ

ờn
g

tháng 9 đến tháng 12, mưa lớn nhất tháng 10, 11, đây là những tháng lũ lụt thường xảy ra
gây gập úng trên diện rộng và mất mùa. Mùa mưa kéo dài còn gây ảnh hưởng đến độ mặn
của vùng đầm phá (nước bị ngọt hoá) vì vậy người dân thường phải thả nuôi thuỷ sản

Tr
ư

muộn (tháng 2 – 3) dẫn đến thu hoạch muộn (tháng 6 – 7) khi mùa khô hạn đến và gây ra
nhiều tác động tiêu cực đến kết quả ĐBTS.
Ngoài ra, vùng đầm phá Tam Giang còn chịu ảnh hưởng của bão, số lượng bão khá

nhiều, thường bắt đầu từ tháng 6, nhiều nhất vào tháng 9, 10 hàng năm gây thiệt hại lớn

SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT


24


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS.Bùi Đức Tính

đối với hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng này, đặc biệt là làm giảm thu
nhập của ngư dân tham gia ĐBTS.
Chế độ gió cũng có đặc trưng hai mùa rõ rệt: Mùa hạ với gió Tây Nam khô nóng

uế

bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 làm bốc hơi và tác động tiêu cực đến hoạt động ĐBTS ở
vùng đầm phá này như hạn hán, độ mặn tăng cao. Mùa Đông với chế độ gió mùa Đông

tế
H

Bắc khô hanh và lạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều loài thuỷ sản. Như có thể

thấy rằng mặc dù đầm phá Tam Giang sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi đối với hoạt động
ĐBTS tuy nhiên điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thời tiết đã làm giảm hiệu quả kinh tế của

h

việc ĐBTS của người dân.

in


1.3.1.2.1. Thuỷ văn

Về mặt tự nhiên, có thể thấy rằng hệ đầm phá Tam Giang có chế độ thuỷ văn hoàn

cK

chỉnh đảm bảo cho sự lưu thông nguồn nước đầm phá liên tục bởi các con sông và chế độ
thuỷ triều biển. Thực tế, hầu hết các sông lớn của Thừa Thiên-Huế đều bắt nguồn từ dãy

họ

Trường Sơn chảy qua đồng bằng đổ vào đầm phá pha trộn với nước mặn của biển tạo ra
nguồn nước lợ và chảy ra biển như sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi, sông
Cầu Hai... Trong đó, sông Hương là con sông lớn nhất với diện tích lưu vực 300 km2.

ại

Sông Hương có hai nhánh lớn là Tả Trạch và Hữu Trạch. Nhánh sông Hữu Trạch chảy từ

Đ

Động Ruy, còn Tả Trạch chảy từ Núi Vang và chung hợp với nhau đổ vào sông chính ở
ngã ba Tuần. Sông Hương đổ ra cửa biển Thuận An, gần ra tới biển sông Hương nhận

ờn
g

thêm một phần phụ lưu quan trọng từ sông Bồ bổ sung nguồn nước ngọt cho đầm phá.
1.3.1.3. Đặc điểm tài nguyên
Tam Giang giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,


Tr
ư

có tầm quan trọng trong khu vực và quốc tế bởi giá trị đa dạng sinh học. Có thể chia hệ
sinh thái đất ngập nước của vùng đầm phá thành bốn nhóm chính: đất ngập nước có thảm
thực vật, chủ yếu là các đầm lầy; đất ngập nước không có thảm thực vật, chủ yếu là bãi
bùn và bãi cát; đất ngập nước thường xuyên, một vài nơi có cỏ biển; và đất ngập nước
nhân tạo, bao gồm các ao nuôi trồng thủy sản (xem Bảng 5).

SVTH: Trần Thị Hồng Nhung - Lớp K42 KT TNMT

25


×