Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình biogas ở huyện quảng điền tỉnh TTHuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.65 KB, 79 trang )

Hệ THậ THU PHặNG

I HC HU
TRNG I HC KINH T
KHOA KINH T & PHT TRIN

u

t

H

KHểA LUN TT NGHIP I HC

h

NH GI HIU QU KINH T V MễI TRNG

in

CA Mễ HèNH BIOGAS HUYN QUNG IN,


i

h

cK

TNH THA THIấN HU


H TH THU PHNG

KLTN - 2011



AẽNH GIAẽ HIU QUA KINH T VAè MI TRặèNG CUA M HầNH BIOGAS
HUYN QUANG IệN, TẩNH THặèA THIN HU



----------

Khoỏ hc: 2007 - 2011


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

uế

----------

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

tế


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG

h

CỦA MÔ HÌNH BIOGAS Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,

Đ
ại

họ

cK

in

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

SVTH: Hồ Thị Thu Phương

Giáo viên hướng dẫn:

Lớp: K41-KTTNMT

Ts. TRẦN VĂN HÒA

Niên khóa: 2007 - 2011

Huế, 05/2011



LỜI CẢM ƠN
Để xây dựng và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, trong thời gian thực tập
tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân.
Trước hết tôi xin được gởi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong và
ngoài trường Đại Học Kinh Tế Huế, những người đã cho tôi vô vàn kiến thức quý báu
cả trong lý luận và thực tiễn trong suốt những năm học tại trường Đại Học Kinh Tế

tình hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

uế

Huế. Đặc biệt tôi muốn gởi lời cám ơn đến thầy giáo Ts.Trần Văn Hòa, người đã tận

H

Tôi cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú lãnh đạo cũng như các anh (chị) nhân
viên của phòng NN & PTNT và trạm khuyến nông huyện Quảng Điền đã cung cấp các

tế

tài liệu, văn bản liên quan và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại

h

địa phương.

in

Cuối cùng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè luôn luôn động


Đ
ại

họ

cK

viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá luận.

Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Thu Phương


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................i
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ..............................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................. iii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................iv
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1

uế

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2

H

2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2

3. Giới hạn của đề tài.......................................................................................................2

tế

3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2

h

3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2

in

3.3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2
3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả.................................................................................2

cK

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................2
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................................3
3.3.4. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA).......................................................3

họ

3.4 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................4

Đ
ại

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................4

1. Cơ sở lý luận................................................................................................................4
1.1. Hiệu quả kinh tế........................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế............................................4
1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ................................................................6
1.1.3. Các chỉ tiêu đo lường.............................................................................................6
1.2. Hiệu quả môi trường.................................................................................................8
1.3. Những vấn đề cơ bản về phát triển Biogas.............................................................10
1.3.1. Chất thải chăn nuôi..............................................................................................10
1.3.2. Tác động của chăn nuôi đến môi trường .............................................................13


1.3.3. Hệ thống Biogas ..................................................................................................16
1.3.4. Cơ chế phát triển sạch (CDM).............................................................................18
1.3.5. Khí Mêtan (CH4) .................................................................................................19
1.3.6. Vai trò của Biogas đối với đời sống ....................................................................20
2. Cơ sở thực tiễn của phát triển hệ thống Biogas.........................................................20
2.1.Ứng dụng của mô hình Biogas trên thế giới............................................................20
2.2. Ứng dụng của mô hình Biogas ở Việt Nam ...........................................................21

uế

2.3. Ứng dụng của mô hình Biogas ở Thừa Thiên huế .................................................22
2.4 Một số mô hình Biogas ...........................................................................................23

H

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ
HÌNH BIOGAS TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Ở HUYỆN QUẢNG

tế


ĐIỀN-TỈNH TTHUẾ.....................................................................................................26
1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................26

h

1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ..................................................................................26

in

1.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................26

cK

1.1.2. Địa hình, đất đai ..................................................................................................26
1.1.3. Thời tiết, khí hậu .................................................................................................27
1.1.4. Chế độ thủy văn...................................................................................................28

họ

1.1.5. Rừng và thảm thực vật ........................................................................................28
1.1.6. Tài nguyên đầm phá ............................................................................................28

Đ
ại

1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ........................................................................................28
1.2.1. Tình hình sử dụng đất..........................................................................................28
1.2.2 Tình hình kinh tế ..................................................................................................29
1.2.3 Tình hình xã hội: ..................................................................................................32

2. Đặc điểm chung của các hộ điều tra..........................................................................35
2.1. Tình hình về nhân khẩu, lao động của các nông hộ ...............................................35
2.2. Kinh nghiệm chăn nuôi của các chủ hộ..................................................................36
2.3. Nguồn vốn sử dụng và thời gian lắp đặt Biogas ....................................................37
2.4. Xử lý chất thải chăn nuôi trước khi có Biogas của nông hộ ..................................38


2.5. Loại hình hầm Biogas các nông hộ sử dụng và đối tượng tham gia lắp đặt Biogas
cho nông hộ Huyện Quảng Điền ...................................................................................39
2.6. Tình hình sử dụng khí Gas của các hộ dùng Biogas ..............................................39
2.7. Tận dụng bã đặc và nước thải lỏng của các hộ ứng dụng Biogas ..........................40
3. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình xử lý chất thải Biogas ................................41
3.1. Chi phí lắp đặt Biogas ............................................................................................41
3.2. Lợi ích từ tiết kiệm nhiên liệu, chất đốt .................................................................42

uế

3.3. Lợi ích từ tiết kiệm phân bón .................................................................................43
3.4. Tính toán lợi ích kinh tế của Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi ....................45

H

4. Phân tích hiệu quả môi trường của mô hình Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi.
.......................................................................................................................................46

tế

4.1. Các bệnh do chất thải chăn nuôi gây ra..................................................................46
4.2. Lợi ích từ việc giảm nguy cơ mắc các bệnh do chất thải chăn nuôi gây ra ...........48


h

4.3. Hiệu quả môi trường đối với cây trồng và vật nuôi ...............................................49

in

4.4. Hiệu quả môi trường đối với con người .................................................................51

cK

4.5. Đánh giá chung về công nghệ khí sinh học Biogas................................................52
5. Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai kế hoạch xây dựng mô hình khí
sinh học Biogas ở huyện Quảng Điền ...........................................................................55

họ

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BIOGAS .................56
1. Một số nguyên nhân Biogas chưa được sử dụng rộng rãi. ........................................57

Đ
ại

2. Giải pháp nhân rộng mô hình Biogas ........................................................................58
2.1. Giải pháp chung......................................................................................................58
2.2. Giải pháp cụ thể......................................................................................................59
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................62
1. Kết luận .....................................................................................................................62
2. Kiến nghị ...................................................................................................................63



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Vườn-Ao-Chuồng-Biogas

V-C-B

Vườn-Chuồng-Biogas

A-C-B

Ao-Chuồng-Biogas

C-B

Chuồng-Biogas

UBND

Ủy ban nhân dân

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

HTX

Hợp tác xã

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

KT-QD

Kinh tế-Quốc dân

CN-XD

Công nghiệp-xây dựng

ĐVT

H

tế

h
Đơn vị tính
Bình quân

Đ
ại

họ

cK

BQ

Lao động


in



uế

V-A-C-B

i


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình

Tên

Trang

Hình 1: Hầm ủ nắp trôi nổi ...............................................Error! Bookmark not defined.
Hình 2: Hầm ủ nắp cố định ...............................................................................................24
Hình 3: Túi ủ khí sinh vật..................................................................................................25
Sơ đồ

Tên

Trang

uế


Sơ đồ 1: Các đường nhiễm bệnh từ chăn nuôi qua người .............................................46

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

Sơ đồ 2: Mô hình V-A-C-B kết hợp..............................................................................54

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên

Trang

Bảng 1: Số lượng chất thải của một số loài gia súc, gia cầm ................................................11

Bảng 2: Kết quả xây dựng và nghiệm thu công trình....................................................23
Bảng 3: Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2007-2009 ....................................................29

uế

Bảng 4: Tình hình dân số và lao động huyện Quảng Điền giai đoạn 2007 - 2009 .......33
Bảng 5: Một số chỉ tiêu cơ sở hạ tầng ...........................................................................35

H

Bảng 6: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra .........................................36
Bảng 7: Xử lý chất thải chăn nuôi trước khi có Biogas của nông hộ............................39

tế

Bảng 8: Tình hình sử dụng khí gas của các hộ chăn nuôi .............................................39
Bảng 9: Tình hình tận dụng bã đặc và nước thải lỏng của các hộ chăn nuôi ................41

h

Bảng 10: Chi phí trung bình/hầm biogas.......................................................................42

in

Bảng 11: Mức sử dụng nhiên liệu bình quân/hộ/tháng .................................................43

cK

Bảng 12: Lợi ích kinh tế của Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi ...........................45
Bảng 13: Ảnh hưởng của khí thải chăn nuôi đến người và gia súc...............................47

Bảng 14: Các bệnh thường gặp do ô nhiễm chất thải chăn nuôi...................................47

họ

Bảng 15: Kết quả xử lý phân trong hầm ủ Biogas ........................................................48
Bảng 16: Lợi ích gia tăng sản lượng rau, hoa màu........................................................49

Đ
ại

Bảng 17: Lợi ích gia tăng của vật nuôi..........................................................................50
Bảng 18: Ý kiến của người dân về công dụng của Biogas so với sử dụng than, củi,rơm

rạ ....................................................................................................................................51

Biểu đồ

Tên

Trang

Biểu đồ 1: Biểu đồ kinh nghiệm chăn nuôi của chủ hộ.................................................37
Biểu đồ 2: Biểu đồ tình hình vay vốn của nông hộ .......................................................38
Biểu đồ 3: Biểu đồ thời gian lắp đặt Biogas..................................................................38

iii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU


Trong thời gian thực tập tại phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Quảng Điền, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình
Biogas ở Huyện Quảng Điền-Tỉnh TTHuế”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:

uế

Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của mô hình Biogas trong xử

hướng, giải pháp để nhân rộng mô hình trong thực tế.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu:

H

lý chất thải chăn nuôi ở Huyện Quảng Điền-Tỉnh TTHuế. Từ đó đề ra những phương

tế

Thu thập số liệu từ quá trình điều tra phỏng vấn các nông hộ có xây dựng hầm

h

Biogas. Số liệu từ phòng Nông nghiệp, trạm khuyến nông-lâm-ngư, báo cáo tình hình

in

kinh tế xã hội của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

đến đề tài.


cK

Tham khảo sách, báo, tạp chí, một số thông tin trên mạng Internet có liên quan

Phương pháp nghiên cứu:

họ

Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp xử lý số liệu

Đ
ại

Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA)
Kết quả đạt được:
Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã thu được kết quả sau:
Đánh giá được hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của mô hình Biogas

trong xử lý chất thải chăn nuôi ở huyện Quảng Điền, tỉnh TTHuế.
Hiểu rõ hơn về những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai kế hoạch xây
dựng mô hình khí sinh học Biogas ở huyện.
Tình hình ứng dụng mô hình Biogas ở huyện Quảng Điền, tìm ra một số
nguyên nhân Biogas chưa được sử dụng rộng rãi và từ đó đưa ra giải pháp nhằm nhân
rộng mô hình trong thực tế.

iv



Khoá luận tốt nghiệp

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế nông thôn có
nhiều khởi sắc và chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có nhiều
thay đổi, ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển và giữ vị trí quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp. Tăng trưởng chăn nuôi sẽ kéo theo vấn đề môi trường, tác hại môi

uế

trường của chất thải từ gia súc cũng đã bắt đầu rõ nét ở một số nước đang phát triển.
Chất thải từ gia súc có mùi hôi thối, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm

H

nguồn nước, gây nên các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hoá, bệnh ngoài da,
bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của nhân dân. Làm thế nào để

tế

các hộ dân vừa phát triển chăn nuôi, vừa bảo vệ được môi trường là một một bài toán
nan giải.

h

Việc quản lý chất thải từ gia súc cần tổng hợp các biện pháp kỹ thuật, giáo dục,


in

chính sách môi trường và chính sách kinh tế. Các biện pháp kỹ thuật phổ biến để xử lý

cK

chất thải từ gia súc bao gồm hệ thống biogas; bể chứa phân: bón phân đã xử lý vào đất;
sử dụng cây xanh để hấp thu chất thải và sử dụng phân gia súc như một thành phần của
thức ăn gia súc. Trong đó, xây dựng hệ thống biogas là một giải pháp xử lý chất thải từ

họ

chăn nuôi tốt nhất và hiệu quả nhất. Biogas biến đổi chất thải từ gia súc thành nguồn
năng lượng có thể dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng, tạo nguồn phân bón sạch cho

Đ
ại

cây trồng làm sạch môi trường. Biogas được ưa chuộng vì khả năng làm giảm mùi hôi
của phân gia súc do sự phân huỷ xảy ra trong điều kiện yếm khí và là nguồn năng
lượng rẻ tiền.

Hiện nay, nước ta đã áp dụng một số mô hình biogas của các nước Ấn Độ,

Trung Quốc, Colombia... có hiệu quả và được bà con nông dân ủng hộ. Tuy nhiên
trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống biogas đã gặp phải không ít khó khăn
nên tốc độ mở rộng quy mô còn chậm.
Để mở rộng quy mô và phạm vi áp dụng mô hình biogas có hiệu quả thì công
việc nghiên cứu về biogas và các ngành khác có liên quan là rất quan trọng.


Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

1


Khoá luận tốt nghiệp
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu
quả kinh tế và môi trường của mô hình Biogas ở Huyện Quảng Điền-Tỉnh TTHuế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình Biogas trong xử lý chất
thải chăn nuôi ở Huyện Quảng Điền-Tỉnh TTHuế.
2.2. Mục tiêu cụ thể

uế

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

thải chăn nuôi ở Huyện Quảng Điền-Tỉnh TTHuế.

H

- Đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường của mô hình Biogas trong xử lý chất

- Kiến nghị những giải pháp, chính sách để nhân rộng mô hình trong thực tế.

tế

3. Giới hạn của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu


h

- Nghiên cứu những hiệu quả kinh tế, môi trường của mô hình Biogas trong xử

in

lý chất thải chăn nuôi ở Huyện Quảng Điền-Tỉnh TTHuế.

cK

- Đối tượng trực tiếp nghiên cứu là các hộ có xây dựng hầm Biogas.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Huyện Quảng Điền-

họ

Tỉnh TTHuế. Cụ thể số liệu sơ cấp được điều tra lấy từ 3 xã: Thị Trấn Sịa, Quảng
Phước, Quảng Vinh.

Đ
ại

- Phạm vi thời gian: số liệu điều tra năm 2007-2010.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu để nhằm đánh giá tổng quát đặc

trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này,

phương pháp được sử dụng để trình bày về thực trạng ứng dụng mô hình Biogas ở
huyện Quảng Điền, tỉnh TTHuế.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Trong phạm vi đề tài này, tôi tiến hành thu thập số liệu theo 2 nguồn: nguồn sơ
cấp và nguồn thứ cấp. Các vấn đề cần điều tra nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

2


Khoá luận tốt nghiệp

Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, tình hình
kinh tế xã hội, ứng dụng mô hình Biogas được thu thập tại trạm khuyến nông, phòng
NN & PTNT huyện.
Thu thập số liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp theo phương pháp phỏng vấn
trực tiếp nông hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Quảng Điền bằng cách lập bảng câu
hỏi để điều tra. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, phương tiện đi lại, kinh phí nên
không thể tiến hành điều tra toàn bộ các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện mà chỉ điều

uế

tra chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phương pháp điều tra chọn mẫu là phương pháp điều tra không toàn bộ, chỉ tiến

H

hành điều tra một số mẫu được chọn ngẫu nhiên trong tổng thể đối tượng nghiên cứu,
sau đó suy rộng ra cho tổng thể.


tế

3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi tiến hành thu thập số liệu, tiến hành phân tích chúng qua các chỉ tiêu

h

được đặt ra. Dựa trên kết quả phân tích đó để đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường

in

của mô hình Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi.

cK

Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng các phần mềm: MS Excel
3.3.4. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA)
Phân tích lợi ích chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối

họ

giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh
tế tạo ra cho toàn xã hội.

Đ
ại

Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của một phương án

cụ thể. Lợi ích là các nguồn lợi có được từ phương án cho chủ thể đầu tư. Chi phí là
nguồn tài nguyên vật lực tiêu hao cho phương án hoạt động.
Trong phạm vi đề tài này, phương pháp phân tích lợi ích chi phí được sử dụng

để đưa ra các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình Biogas.
3.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung tính toán các chi phí, lợi ích về kinh tế và đánh giá về hiệu quả
môi trường của mô hình khí sinh học Biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi.

Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

3


Khoá luận tốt nghiệp

PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Hiệu quả kinh tế
1.1.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế

uế

 Khái niệm

Hiệu quả là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện và các mục tiêu


H

hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều

tế

kiện nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, một cách chung nhất, kết quả mà chủ thể
nhận được theo hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra

h

bao nhiêu càng có lợi bấy nhiêu, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu

in

của nhà sản xuất, doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt khi
nhu cầu con người ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, trong khi đó nguồn lực

cK

còn hạn chế và trở nên khan hiếm thì hiệu quả kinh tế ngày càng được coi trọng.
Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án

họ

hành động. Hiệu quả được biểu hiện theo nhiều gốc độ khác nhau vì vậy hình thành
nên nhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị
xã hội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp, hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương

Đ

ại

đối…

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh

doanh là tương quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, nó được biểu
hiện qua các chỉ tiêu kinh tế như: giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận, giá trị
gia tăng,… tính trên một đơn vị chi phí bỏ ra.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải đứng trên quan điểm toàn diện, phải
biểu hiện trên các góc độ khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau theo không gian thời gian – số lượng – chất lượng.

Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

4


Khoá luận tốt nghiệp

 Bản chất
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế,
gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao
động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt
hiệu quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí
tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn

uế

lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội.

Hiệu quả kĩ thuật: tức là thu được lượng đầu ra tối đa với lượng đầu vào nhất

H

định.

Hiệu quả phân phối: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá

tế

đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm
về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố

h

đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm

in

đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kinh tế có tính

quả kinh tế.

cK

đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu

Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kĩ thuật * Hiệu quả phân phối

họ


 Ý nghĩa

Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng

Đ
ại

phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Đây là cơ sơ vật chất không
ngừng nâng cao mức sống dân cư. Như vậy, tăng hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất
xã hội là một trong những nền yêu cầu khách quan của tất cả các hình thái kinh tế xã
hội. Nó càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số điều kiện nhất định: khi khả năng phát
triển kinh tế theo chiều rộng như tăng nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn bị
hạn chế… Khi chuyển sang nề kinh tế thị trường, việc tăng hiệu quả kinh tế trong nền
sản xuất xã hội là một trong những yếu tố làm tăng sức cạnh tranh, cho phép giành ưu
thế trong quan hệ kinh tế.
Hiệu quả kinh tế tập trung vào bốn nội dung sau:
- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có.

Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

5


Khoá luận tốt nghiệp

- Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hoá hiện
đại hóa.
- Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế cần so sánh mức độ đạt được của từng chỉ tiêu,
nhận xét và đưa ra kết luận. Phương pháp so sánh là phương pháp phổ biến dùng để

uế

phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế. Có thể so sánh theo thời gian, so sánh theo
không gian… Khi so sánh phải đảm bảo thống nhất về các chỉ tiêu và đơn vị.

H

- Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả.

Phân tích hiệu quả của một phương án nào đó luôn luôn dựa trên phân tích mục

các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất.

tế

tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực hiện

in

kết hợp trong đó các loại lợi ích.

h

- Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích: Phương án này được xem là hiệu quả khi

cK


- Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả các
phương án cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hóa được.
1.1.3. Các chỉ tiêu đo lường

họ

Chỉ tiêu đánh giá kết quả:
Lợi ích

Đ
ại

Các kiểu lợi ích

Lợi ích từ một dự án có hai loại lợi ích cấp 1 và lợi ích cấp 2.
Lợi ích cấp 1 là mức giá trị đầu tiên được tạo ra từ dự án.
Lợi ích cấp 2 là mức giá trị thứ hai từ những giá trị đầu tiên do dự án trực tiếp

tạo ra.
Trong phạm vi khóa luận này chỉ đánh giá các lợi ích cấp 1.
Chi phí
Các kiểu chi phí
Chi phí cấp 1 là chi phí của dự án gồm giá trị đầy đủ của đất đai, nhân công và
vật liệu sử dụng để phát triển, duy trì và mở rộng dự án.

Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

6



Khoá luận tốt nghiệp

Chi phí cấp 2 là giá trị của những phí tổn cần thiết để tạo ra những lợi ích thứ
cấp.
Trong phạm vi đơn giản khóa luận chỉ đánh giá chi phí cấp 1, lợi ích cấp 1 của
mô hình biogas trong việc xử lý ô nhiễm trong quá trình chăn nuôi.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả:
 Hiện giá ròng (NPV)
Hiện giá ròng là tiêu chí về lợi ích thực tế có tính đến giá trị tiền tệ theo thời

uế

gian. Hiện giá ròng là khoảng chênh lệch giữa hiện giá của lợi ích và hiện giá của chi

NPV = PVB – PVC

H

phí. NPV được tính theo công thức đơn giản:

PVB là hiện giá tổng lợi ích của dự án, được tính theo công thức:

tế

PVB = B0 + B1(1+r)-1 + B2(1+r)-2 + ... + Bt(1+r)-t

(1)

PVC là hiện giá tổng chi phí của dự án, được tính theo công thức:


h

PVC = C0 + C1(1+r)-1 + C2(1+r)-2 + ... + Ct(1+r)-t

in

Trong đó:

(2)

cK

B0, C0 là các lợi ích và chi phí ở năm 0
B1, C1 là các lợi ích và chi phí ở năm 1
Bt, Ct là các lợi ích và chi phí ở năm t

họ

t là khoảng thời gian sử dụng của công trình biogas
r là lãi suất tiền vay của các nông hộ khi lắp đặt Biogas.

Đ
ại

Qua điều tra, các nông hộ lắp đặt Biogas đa số đều sử dụng nguồn vốn vay với
lãi suất ưu đãi là 8% nên mức lãi suất được dùng để tính toán trong khóa luận này là r
= 8%/năm.

Từ (1) và (2) ta tính được lợi ích ròng của mô hình biogas như sau:

NPV = (B0-C0) + (B1-C1)*(1+r)-1 + (B2-C2)*(1+r)-2 + ...+ (Bt-Ct)*(1+r)-t
 Tỷ số lợi ích - chi phí (BCR): là tỉ số hiện giá của các lợi ích so với hiện giá
của các chi phí. Theo công thức đơn giản:
BCR = PVB/PVC
Tỉ số này lớn hơn 1 khi lợi ích đã chiết khấu lớn hơn chi phí đã chiết khấu, do
đó tất cả các phương án nào có tỉ số lớn hơn 1 là có lợi và đáng mong muốn.

Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

7


Khoá luận tốt nghiệp

 Tỷ suất sinh lợi nội tại (IRR): tỉ suất sinh lợi nội tại là một tiêu chí khác về
lợi ích ròng tương đối và đó là tỉ lệ sinh lợi của lợi ích so với chi phí.
Tỉ suất sinh lợi nội tại là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá của lợi ích vừa bằng
hiện giá của chi phí. Đó chính là suất chiết khấu làm cho NPV bằng 0.
Ở suất chiết khấu IRR ta có :
Hoặc

PVB-PVC=0

(B0-C0) + (B1-C1)*(1+IRR)-1 +.....+ (Bt-Ct)*(1+IRR)-t = 0

Nếu IRR > lãi suất chiết khấu thì coi như dự án mang tính khả thi, ngược lại là

uế

không.

1.2. Hiệu quả môi trường

H

Hiệu quả môi trường là một chỉ tiêu quan trọng trong các hoạt động sản xuất
ngày nay. Bất kì hoạt động sản xuất nào cũng đòi hỏi phải đảm bảo vấn đề môi trường.

tế

Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả của các công nghệ sản xuất về mặt môi trường. Nói

lại.

in

- Lợi ích từ giảm ô nhiễm đất

h

cách khác, hiệu quả môi trường là khả năng cải thiện môi trường do công nghệ đem

cK

Chất thải chăn nuôi chứa một lượng lớn chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng
NPK, có thể dùng làm phân bón để tăng độ màu mỡ cho đất, góp phần tăng năng suất
cây trồng. Tuy nhiên, nếu lượng chất dinh dưỡng có trong phân, nước tiều gia súc và

họ

nước thải chăn nuôi khi đưa vào trong đất quá nhiều, nhưng không được cây trồng hấp

thu hết sẽ tích tụ lại, làm bão hòa và quá bão hòa chất dinh dưỡng trong đất gây mất

Đ
ại

cân bằng sinh thái trong đất, thoái hóa đất, gây tác hại như làm chết cây (do hư rễ) hay
giảm sản lượng cây trồng. Thêm vào đó lượng ấu trùng và trứng giun sán trong phân
tươi khi bón cho cây sẽ gây bệnh cho con người. Khi áp dụng công nghệ Biogas, các
sản phẩm thu được có thành phần dinh dưỡng của cặn nước thải có các chất dinh
dưỡng thích hợp để làm phân bón. Đặc biệt theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Hoa Lý (ĐHNL TP Hồ Chí Minh 1994) thì số lượng các ấu trùng và trứng giun sán
giảm rõ rệt so với phân tươi, do đó an toàn hơn khi sử dụng nước thải này để tưới cây,
như vậy cây trồng sẽ không bị nhiễm giun sán, rất an toàn cho người sử dụng, đồng
thời con giúp tăng năng suất cây trồng; phân hoai (sau khi được ủ lấy khí gas) sử dụng

Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

8


Khoá luận tốt nghiệp

bón cây trồng không gây mùi hôi, tránh được ruồi nhặng và đặc biệt bồi đất thì an toàn
không gây cháy lá như phân tươi, tiết kiệm được chi phí mua phân hóa học.
- Lợi ích từ giảm ô nhiễm nguồn nước:
Chất thải chăn nuôi khi thải ra có thể gây ô nhiễm và phú dưỡng hóa nguồn
nước mặt (ao, hồ, đầm lầy, sông). Hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các dưỡng chất như Nitơ (N) và Kali (K) sẽ
gây ra sự sinh trưởng quá nhanh của các loại rong tảo trên bề mặt nước các ao hồ.


uế

Điều này sẽ làm giảm lượng oxi trong nước, cá và các loài động vật khác sống trong
nước sẽ bị chết ngạt. Nếu các hợp chất hữu cơ chứa trong phân không được phân giải

H

hết quá trình này sẽ được tiếp tục sau khi phân được đổ ra ao hồ hay nơi chứa nước bề
mặt. Việc này đã làm giảm lượng oxi của lớp nước bề mặt. Đối với những hộ gia đình

tế

nuôi cá thì đây không phải là điều tốt khi năng suất giảm do ô nhiễm. Khi ứng dụng
mô hình Biogas vào xử lý phân gia súc thì đầu ra của nó bao gồm một lượng thức ăn

h

rất tốt cho cá mà không gây hiện tượng phú dưỡng hóa làm ô nhiễm nguồn nước.

in

Ngoài ra do quá trình thẩm thấu của nước sẽ đem theo các chất gây ô nhiễm và

cK

vi sinh vật xâm nhập vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm về vi sinh
và hóa học, nhất là nitrate và nitrite. Phân, nước tiều gia súc và nước thải chăn nuôi
còn chứa nhiều vi khuẩn, ấu trùng, trứng giun, sán có thể trở thành nguồn gây bệnh

họ


cho con người và gia súc khi sử dụng nguồn nước này. Đặc biệt là đối với vùng sông
rạch không có nguồn nước sinh hoạt.

Đ
ại

Các chỉ tiêu đánh giá:

Phương pháp thay đổi năng suất (Changes In Productivity)
Phương pháp thay đổi năng suất được sử dụng để tính toán giá trị thay đổi của

chất lượng môi trường.
Trong trường hợp này, chất lượng môi trường được xem như là một đầu vào
của sản xuất. Sự cải thiện chất lượng môi trường dẫn đến năng suất tăng lên. Từ đó sản
phẩm làm ra được mua bán trên một thị trường cụ thể. Lúc này người ta gọi đây là
phương pháp thay đổi năng suất.

Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

9


Khoá luận tốt nghiệp

Trường hợp chất lượng môi trường là một đầu vào của sản xuất, nhưng sản
phẩm làm ra không được mua bán trên thị trường cụ thể thì người ta không gọi là
phương pháp thay đổi năng suất.
Theo cách phân tích trên, giá trị thay đổi của chất lượng môi trường được thể
hiện ở giá trị sản lượng tăng lên. Chúng ta phải đo lường giá trị thay đổi của chất

lượng môi trường thông qua giá trị năng suất (sản lượng) tăng thêm, bởi vì chất lượng
môi trường không có giá (hay không có thị trường) nhưng sản phẩm làm ra từ quá

uế

trình sản xuất và được mua bán trên thị trường thì sẽ có giá thị trường và ta có thể thu
thập được các thông tin về giá cả và sản lượng sản phẩm. Từ đó, ta tính được giá trị

H

thay đổi trong sản lượng sản xuất. Giá trị thay đổi sản lượng sản xuất này cũng chính
là giá trị thay đổi của chất lượng môi trường.

tế

Vậy để xác định giá trị thay đổi của chất lượng môi trường, ta xác định thông
qua giá trị năng suất (sản lượng) tăng thêm sau khi có sự cải thiện chất lượng môi

h

trường.

cK

1.3.1. Chất thải chăn nuôi

in

1.3. Những vấn đề cơ bản về phát triển Biogas


Chất thải chăn nuôi là các chất thải được phát sinh trong quá trình chăn nuôi.
Chất thải trong chăn nuôi được chia làm ba loại: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí.

họ

Trong chất thải chăn nuôi có nhiều hỗn hợp hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật và trứng ký sinh trùng
có thể gây bệnh cho động vật và con người.

Đ
ại

 Chất thải rắn

Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, xác súc vật chết, thức ăn dư thừa của chúng,

vật liệu lót chuồng và các chất thải khác, độ ẩm từ 56% - 83% và tỷ lệ NPK cao.
- Lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống,

loài, tuổi, khẩu phần thức ăn, trọng lượng gia súc. Theo Nguyễn Thị Hoa Lý, (Luận án Phó
Tiến Sĩ 1994_ĐH Nông Lâm TPHCM) , lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong ngày
đêm trung bình như sau:

Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

10


Khoá luận tốt nghiệp

Bảng 1: Số lượng chất thải của một số loài gia súc, gia cầm

Lượng phân

Lượng nước tiểu

gia cầm

(kg/ngày)

(kg/ngày)

Trâu bò lớn

20 - 25

10 - 15

Heo < 10 kg

0,5 - 1

0,3 - 0,7

Heo 15 – 45 kg

1-3

0,7 - 2

Heo 45 – 100 kg


3-5

2-4

Gia cầm

0,08

uế

Loại gia súc,

(Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý-1994 (Luận án Phó Tiến Sĩ-ĐHNL TP.HCM))

H

Trong thành phần phân gia súc nói chung và phân heo nói riêng còn chứa các
virus, vi trùng, đa trùng, trứng giun sán và nó có thể tồn tại vài ngày, vài tháng trong

tế

phân, nước thải ngoài môi trường gây ô nhiễm cho đất và nước đồng thời gây hại cho
sức khỏe con người và vật nuôi.

in

h

- Xác súc vật chết


Xác súc vật chết do bệnh luôn là nguồn gây ô nhiễm chính cần phải được xử lý triệt để

cK

nhằm tránh lây lan cho con người và vật nuôi.

- Thức ăn dư thừa, vật liệu lót chuồng và các chất thải
Loại chất thải này có thành phần đa dạng gồm: cám, bột ngũ cốc, bột tôm, bột cá, bột

họ

thịt, các khoáng chất bổ sung, các loại kháng sinh, rau xanh, rơm rạ, bao bố, vải vụn, gỗ… vì
vậy nếu không được xử lý tốt hoặc xử lý không đúng phương pháp thì nó sẽ là tác nhân gây ô

Đ
ại

nhiễm môi trường tác động xấu đến sức khỏe cộng động xung quanh và tác hại trực tiếp đến cơ
sở chăn nuôi.

 Nước thải

Chất thải lỏng (nước thải) có độ ẩm cao hơn, trung bình khoảng 93% - 98% gồm phần

lớn là nước thải của thú, nước rửa chuồng và phần phân lỏng hòa tan.
Trong các loại chất thải của chăn nuôi, chất thải lỏng là loại chất thải có khối lượng lớn
nhất. Đặc biệt khi lượng nước thải rửa chuồng được hòa chung với nước tiểu của gia súc và
nước tắm gia súc. Đây cũng là loại chất thải khó quản lý, khó sử dụng. Mặt khác, nước thải
chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nhưng người chăn nuôi ít để ý đến việc xử lý
nó.


Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

11


Khoá luận tốt nghiệp

Theo Menzi (2001) gia súc thải ra từ 70% - hơn 90% lượng N, khoáng (P, K, Mg) và
kim loại nặng, chất này được thải ra môi trường nước hay tồn tại trong đất sẽ gây ra nhiều ảnh
hưởng xấu đến môi trường.
Chất thải lỏng còn chứa rất nhiều loài vi sinh vật và trứng ký sinh trùng, làm lây lan
dịch bệnh cho người và gia súc, những vi sinh vật là mầm bệnh trong chất thải chăn nuôi
thường bao gồm E. Coli.
 Khí thải

uế

Chất thải khí là các loại khí sinh ra trong quá trình chăn nuôi, quá trình phân hủy của
các chất hữu cơ - chất rắn và lỏng.

H

Mùi hôi chuồng nuôi là hỗn hợp khí được tạo ra bởi quá trình phân hủy kỵ khí và hiếu
khí của các chất thải chăn nuôi, quá trình thối rữa các chất hữu cơ trong phân, nước tiểu gia

tế

súc hay thức ăn dư thừa sẽ sinh ra các khí độc hại các khí có mùi hôi thối khó chịu. Cường độ
của mùi hôi phụ thuộc vào điều kiện mật độ vật nuôi cao, sự thông thoáng kém, nhiệt độ và ẩm


h

độ không khí cao.

in

Thành phần các khí trong chuồng nuôi biến đổi tùy theo giai đoạn phân hủy chất hữu

cK

cơ, tùy theo thành phần của thức ăn, hệ thống vi sinh vật và tình trạng sức khỏe của thú. Các
khí này có mặt thường xuyên và gây ô nhiễm chính, các khí này có thể gây hại đến sức khỏe
con người và vật nuôi như NH3, H2S và CH4 mà người ta thường quan tâm đến.

họ

Khí NH3 và H2S được hình thành chủ yếu trong quá trình thối rữa của phân do các vi
sinh vật gây thối, ngoài ra NH3 còn được hình thành từ sự phân giải urê của nước tiểu.

Đ
ại

Sản xuất sạch hơn

"Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm

và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm
không khí, nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho
con người và môi trường"

- Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên vật
liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải
trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất.
- Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng
đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.

Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

12


Khoá luận tốt nghiệp

1.3.2. Tác động của chăn nuôi đến môi trường
Ngành chăn nuôi không đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu, nhưng
lại là ngành có nhiều ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội, không những nó giải quyết
được vấn đề lao động nhàn rỗi mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội, đồng thời
ngành chăn nuôi cũng được coi là một trong ba ngành có tác động lớn đến môi trường.
Cùng với sự gia tăng dân số và tăng thu nhập thì nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm
từ thịt và sữa ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu đó thì ngành chăn nuôi phải có sự

uế

thay đổi và phát triển theo xu hướng công nghiệp. Tốc độ phát triển giữa các đối tượng
vật nuôi cũng có sự khác biệt, với những loài dạ dày đơn như heo, gia cầm khi chuyển

H

sang nuôi công nghiệp thì tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, trong khi gia súc nhai lại tăng
trưởng chậm hơn. Với sự phát triển nhanh như thế thì ngành chăn nuôi đang cần một


tế

lượng lớn đất đai, nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác so với các ngành

h

công nghiệp, dịch vụ.

in

Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy ngành
chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như thoái hóa đất,

cK

biến đổi khí hậu ô nhiễm không khí, gây thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước, mất đa dạng
sinh học. Tổng diện tích dành cho ngành chăn nuôi chiếm 26% diện tích bề mặt không

họ

phủ băng tuyết của trái đất, thêm vào đó là 33% diện tích đất trồng được dành để sản
xuất thức ăn chăn nuôi. Vì vậy việc mở rộng chăn nuôi dẫn đến mất rừng làm cho đất

Đ
ại

bị xói mòn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô.
Trong quá trình chăn nuôi lượng khí CO2 thải ra chiếm 9% toàn cầu và lượng


khí CH4 (một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 21 lần CO2) chiếm
37%. Lượng khí CH4 chủ yếu được tạo ra ở thú nhai lại, những vi khuẩn phân hủy
Cellulose trong cỏ để tạo ra năng lượng là một quá trình yếm khí, tiến trình đó gây ra
sự thoát khí CH4 qua ợ hơi. Quá trình chăn nuôi còn tạo ra 65% lượng khí NOx (có khả
năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần CO2) và tạo ra 2/3 tổng lượng phát thải
khí NH3 nguyên nhân chính gây mưa axit phá hủy các hệ sinh thái.
Thế giới hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng, theo dự
đoán đến năm 2025 thì 64% dân số thế giới sẽ phải sống trong điều kiện căng thẳng về

Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

13


Khoá luận tốt nghiệp

nguồn nước. Trong khi đó sự phát triển ngành chăn nuôi làm tăng nhu cầu sử dụng nước
chúng chiếm khoảng 8% tổng lượng nước loài người sử dụng, đồng thời lượng nước thải
từ chăn nuôi đã là ô nhiễm môi trường bởi các chất kháng sinh, hoocmon, hóa chất sát
trùng,…làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ngoài ra ngành chăn nuôi còn làm giảm lượng nước bổ sung cho các mạch
nước ngầm do mất rừng và đất bị thoái hóa, chai cứng giảm khả năng thẩm thấu. Tất
cả các tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường dẫn đến kết quả tất yếu

uế

là làm suy giảm đa dạng sinh học.

Lợi ích và tác hại của chất thải chăn nuôi đối với môi trường


H

Lợi ích

Tận dụng lượng phân của gia súc để ủ phân Compost, làm nguồn phân bón cho trồng

tế

trọt.

h

Sản xuất khí sinh học thay thế cho nguyên liệu, chất đốt đang khan hiếm như hiện nay.
 Ô nhiễm nguồn nước

in

Tác hại

cK

Khi lượng chất thải chăn nuôi không được xử lý đúng cách thải vào môi trường quá lớn
làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ, vô cơ trong nước, làm giảm quá mức lượng oxy hòa tan,

họ

làm giảm chất lượng nước mặt ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật nước, là nguyên nhân tạo nên
dòng nước chết (nước đen, hôi thối, sinh vật không thể tồn tại) ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, động vật và môi trường sinh thái. Hai chất dinh dưỡng trong nước thải dễ gây nên vấn


Đ
ại

đề ô nhiễm nguồn nước đó là nitơ (nhất là ở dạng nitrat) và photpho.
Trong nước thải chăn nuôi chứa một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh và trứng ký sinh

trùng. Thời gian tồn tại của chúng trong nước thải khá lâu.
So với nước bề mặt, nước ngầm ít bị ô nhiễm hơn. Tuy nhiên với quy mô chăn nuôi

ngày càng tập trung, lượng chất thải ngày một nhiều, phạm vi bảo vệ không đảm bảo thì lượng
chất thải chăn nuôi thấm nhập qua đất đi vào mạch nước ngầm làm giảm chất lượng nước. Bên
cạnh đó, các vi sinh vật nhiễm bẩn trong chất thải chăn nuôi cũng có thể xâm nhập nguồn
nước ngầm. Ảnh hưởng này có tác dụng lâu dài và khó có thể loại trừ.

Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

14


Khoá luận tốt nghiệp

 Ô nhiễm đất
Chất thải chăn nuôi khi không được xử lý mang đi sử dụng cho trồng trọt như tưới, bón
cho cây, rau, củ, quả, dùng làm thức ăn cho người và động vật là không hợp lý. Nhiều nghiên
cứu cho thấy khả năng tồn tại của mầm bệnh trong đất, cây cỏ có thể gây bệnh cho người và
gia súc, đặc biệt là các bệnh về đường ruột như thương hàn, phó thương hàn, viêm gan, giun
đũa, sán lá…
Khi dùng nước thải chưa xử lý người ta thấy rằng có Salmonella trong đất ở độ sâu 50

uế


cm và tồn tại được 2 năm, trứng ký sinh trùng cũng khoảng 2 năm. Mẫu cỏ sau 3 tuần ngưng
tưới nước thải có 84% trường hợp có Salmonella và vi trùng đường ruột khác, phân tươi cho

H

vào đất có E. coli tồn tại được 62 ngày ngoài ra khoáng và kim loại nặng bị giữ lại trong đất với
liều lượng lớn có thể gây ngộ độc cho cây trồng.

tế

Bên cạnh đó việc sử dụng quá nhiều kháng sinh, chất diệt trùng, chất kích thích sinh
trưởng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của người và gia súc.

h

 Ô nhiễm không khí

in

Trong chất thải chăn nuôi luôn tồn tại một lượng lớn vi sinh vật hoại sinh.

cK

Nguồn gốc thức ăn của chúng là các chất hữu cơ, vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy hòa
tan tạo ra những sản phẩm vô cơ: NO2, NO3, SO3, CO2 quá trình này xảy ra nhanh không tạo
mùi thối. Nếu lượng chất hữu cơ có quá nhiều vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng hết lượng oxy

họ


hòa tan trong nước làm khả năng hoạt động phân hủy của chúng kém, gia tăng quá trình phân
hủy yếm khí tạo ra các sản phẩm CH4, H2S, NH3, H2, Indol, Scortol… tạo mùi hôi nước có

Đ
ại

màu đen có vàng, là nguyên nhân làm gia tăng bệnh đường hô hấp, tim mạch ở người và động
vật.

 Bụi trong không khí chuồng nuôi
Bụi trong không khí chuồng nuôi có nguồn gốc từ thức ăn, vật liệu lót chuồng và các

chất thải khác. Tác hại của bụi thường kết hợp với các yếu tố khác như vi sinh vật, endotoxin
và khí độc, bụi bám vào niêm mạc và gây kích ứng cơ giới, gây khó chịu và làm tổn thương
niêm mạc đường hô hấp.
Bụi cũng gây dị ứng kích thích tiết dịch và ho, làm tăng sinh các tế bào biểu mô có
lông, các tế bào goblet.

Hồ Thị Thu Phương_K41 KT-TNMT

15


×