Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá tác động của chất thải rắn đô thị đến chất lượng môi trường ở thành phố đông hà tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.17 KB, 87 trang )

ỮU TÂM

LÊ H

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN



uế

H

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

tế

ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ

cK

in

h

ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ

họ

LÊ HỮU TÂM



Đ
ại

Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
 KLTN - 2011

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Khóa học 2007 - 2011


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

H

uế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

tế

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐÔ

h


THỊ ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH

họ

cK

in

PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ

Đ
ại

Sinh viên thực hiện
LÊ HỮU TÂM
Lớp: K41 KT TNMT
Niên khóa: 2007 - 2011

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN QUANG PHỤC

Huế, tháng 5 năm 2011


Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản
thân trong suốt thời gian, nhờ sự dạy dỗ, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy,
cô trong Trường, trong Khoa cũng như Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế nên bản thân tôi thật sự đã có những bước trưởng thành đáng kể về

uế


mặt kiến thức, nhờ đó mà tôi đã trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết

H

để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Vì vậy, lời đầu tiên tôi muốn gởi lời cám
ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, ban chủ

tế

nhiệm Khoa Kinh tế phát triển cùng các thầy, cô giáo trong trường đã tận tình dạy
dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

h

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Thạc sĩ: Nguyễn

in

Quang Phục, người đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt nghiệp
này.

cK

Bên cạnh đó, tôi cũng xin cám ơn các cán bộ nhân viên trong Phòng Tài
nguyên môi trường Thành phố Đông Hà, Phòng Quan trắc môi trường Tỉnh

họ

Quảng Trị và Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà
đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp cho tôi số liệu cần thiết phục vụ cho quá

trình nghiên cứu.

Đ
ại

Cuối cùng, xin cám ơn đến tất cả bản bè, người thân đã động viên, giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nói chung và trong thời gian làm đề tài
nghiên cứu.

Do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô.
Huế, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Lê Hữu Tâm


MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG................................................................................. v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................9

uế

1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................9
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................11


H

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..............................................................................11
4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................11

tế

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................13
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................13

h

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................13

in

1.1.1 Các khái niệm về môi trường ...............................................................................13

cK

1.1.2 Các khái niệm về chất thải rắn đô thị ...................................................................18
1.1.3 Các vấn đề về chất thải rắn đô thị.........................................................................20
1.1.3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị..................................................................20

họ

1.1.4 Mô hình quản lý chất thải rắn đô thị hiện nay......................................................25
1.1.5 Một số văn bản pháp luật liên quan tới quản lý CTR đô thị ở Việt Nam.............28


Đ
ại

1.1.6 Tác động của chất thải rắn đến môi trường ..........................................................28
1.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá tác động của chất thải rắn đến môi trường ........................30
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................31
1.2.1 Tình hình quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam...............................................31
1.2.2 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn và những vấn đề cấp bách liên quan đến chất
thải rắn ở Thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị..........................................................37
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ
.......................................................................................................................................40
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...............................................................................40


2.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................40
2.1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội...................................................................48
2.2 Tình hình quản lý chất thải rắn ở Thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị .....52
2.2.1 Tình hình chung về chất thải rắn đô thị ở Thành phố Đông Hà...........................52
2.2.2 Tình hình quản lý chất thải rắn ở Thành phố Đông Hà........................................56
2.2.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh đô thị ở Thành phố Đông Hà.......................60
2.3 Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị ở Thành phố Đông Hà và

uế

những tác động của chất thải rắn đến chất lượng môi trường ...............................62
2.3.1 Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị ở Thành phố Đông Hà................62

H


2.3.2 Tác động của chất thải rắn đến chất lượng môi trường ........................................63
2.4 Dự báo lượng chất thải rắn đô thị phát sinh của Thành phố đến năm 2020 ...71

tế

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ Ở THÀNH
PHỐ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ.....................................................................74

h

3.1 Cơ sở khoa học.......................................................................................................74

in

3.2 Giải pháp tổng thể .................................................................................................74

cK

3.3 Giải pháp cụ thể.....................................................................................................75
3.3.1 Giải pháp về tổ chức và tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn ....................75
3.3.2 Giải pháp tài chính................................................................................................77

họ

3.3.3 Xây dựng phương án thu gom và xử lý chất thải rắn hợp lý................................77
3.3.4 Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng ......................................81

Đ
ại


3.3.5 Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật...................................................................82
3.3.6 Giải pháp xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn.............................................82
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................84
1. Kết luận ....................................................................................................................84
2. Kiến nghị ..................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................86


Chất thải rắn

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TP

Thành phố

MTĐT

Môi trường đô thị

KTXH

Kinh tế - xã hội


BVMT

Bảo vệ môi trường

PGS. TS

Phó Giáo sư - Tiến sĩ

UBND

Uỷ ban nhân dân

NXB

Nhà xuất bản

KPH

Không phát hiện

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

TC – HC

H


tế

h

họ

KH – KT

Quy chuẩn Việt Nam
Bộ Tài nguyên môi trường

cK

BTNMT

uế

CTR

in

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Đ
ại

TC – KT

Tổ chức - Hành chính
Khoa học - Kỹ thuật

Tài chính - Kế toán


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1

Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị ...............................................................20

2

Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn
đô thị ................................................................................................................21

3

Thành phần hóa học các hợp phần cháy được của chất thải rắn .....................23

4

Thành phần có khả năng phân huỷ sinh học của một số chất hữu cơ tính theo

uế

hàm lượng lignin .............................................................................................23

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thành phố Đông Hà .........................49

6

Đặc điểm dân cư, lao động của Thành phố Đông Hà......................................50

7

Khối lượng chất thải rắn đô thị thu gom hàng năm........................................53

8

Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố Đông Hà năm 2009 ........54

9

Thống kê số lượng rác thải y tế phát sinh .......................................................55

10

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn tại các phường .....................................................56

11

Thời gian và vị trí lấy mẫu không khí .............................................................64

12

Kết quả phân tích chất lượng không khí .........................................................64


13

Vị trí và thời gian lấy mẫu nước......................................................................65

14

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt...........................................................65

15

Vị trí và thời gian lấy mẫu nước rò rỉ rác ........................................................67

16

Kết quả phân tích chất lượng nước rò rỉ từ bãi chôn lấp.................................67

17

Vị trí và thời gian lấy mẫu đất ........................................................................70

Đ
ại

họ

cK

in

h


tế

H

5

18

Kết quả phân tích chất lượng đất.....................................................................70

19

Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt năm 2020..............................................72


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

1. Tên đề tài: “Đánh giá tác động của chất thải rắn đô thị đến chất lượng môi trường
ở Thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị”
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn ở Thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng
Trị.
- Phân tích, đánh giá những tác động của chất thải rắn đến chất lượng môi

uế

trường thông qua các chỉ tiêu về nồng độ các chất trong môi trường không khí, môi
trường nước và môi trường đất tại bãi chôn lấp rác thải của Thành phố.


tế

bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đô thị.
3. Phương pháp nghiên cứu

in

h

- Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Phương pháp so sánh

H

- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn phù hợp với yêu cầu

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

cK

4. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

- Số liệu thứ cấp: Báo cáo thống kê, sách báo, internet, giáo trình, báo cáo khoa

họ

học, luận văn tốt nghiệp và các công trình nghiên cứu khoa học khác.
- Những số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích phù hợp với nội
dung nghiên cứu của đề tài.


Đ
ại

5. Kết quả đạt được

- Đề tài đã trình bày được tình hình quản chất thải rắn đô thị ở Thành phố Đông

Hà., đã nêu lên được những mặt tích cực cũng những mặt hạn chế của hệ thống.
- Dựa vào tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam, đề tài đã đánh giá những tác động

của chất thải rắn đến chất lượng môi trường ở Thành phố Đông Hà thông qua các chỉ
tiêu nồng độ ô nhiễm của các chất trong không khí, nước, đất và môi trường sinh thái.
- Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu ở Thành phố Đông Hà, đề tài đã
đề xuất những giải pháp quản lý chất thải rắn phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững đô thị.


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống đô thị đóng vai trò như một hệ thống “khung xương” phát triển của mỗi
lãnh thổ, mỗi quốc gia. Những quốc gia phát triển là những nước có mạng lưới đô thị
dày đặc với sự phân hóa sâu sắc về quy mô dân số và lãnh thổ, cũng như cấu trúc
không gian của nó. Sự tiến bộ của cách mạng khoa học - kỹ thuật nói riêng và tiến bộ

uế

xã hội nói chung đã giúp cho đô thị phát triển, hạn chế nhiều mặt tiêu cực của đô thị,
làm cho đô thị và nông thôn gần nhau hơn thông qua sự phân công lao động xã hội.


H

Theo Báo cáo Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (năm 1990) đã chỉ ra
rằng, quá trình đô thị hóa là con đường văn minh của loài người, bởi các đô thị là nơi

tế

chủ yếu tạo ra của cải vật chất cho loài người. Đô thị như một ngôi nhà lớn mà con
người cùng chung sống, sinh hoạt, làm việc, học tập. Phát triển đô thị hay đô thị hóa

h

một vùng dân cư là quy luật phát triển của xã hội, không nằm ngoài quy luật phát triển

in

của tự nhiên. Một đô thị phát triển sẽ tạo sức thu hút con người đến với nó.

cK

Tại Việt Nam, qua những kết quả nghiên cứu gần đây của nhiều tổ chức cá nhân
trong nước và nước ngoài. Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến
đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình

họ

quân đạt trên 7%/năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất
trong vòng 9 năm qua. Đến cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người. Từ

Đ

ại

năm 2000 - 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số thành
thị tăng từ 24,18% năm 2000 - 26,97% năm 2005, tương ứng tỷ lệ dân số nông thôn
giảm từ 75,82% xuống 73,93%. Theo thống kê năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4
triệu người, chiếm 33% dân số và dự đoán đến năm 2020 khoảng 46 triệu người,
chiếm 45% dân số cả nước. Đến tháng 6/2010 cả nước có 747 đô thị, trong đó: loại đặc
biệt là 2 (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh); loại I là 7; loại II là 13; loại III là 44; loại IV là
44 và loại V là 637.[1]
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu về kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng những
nhu cầu và lợi ích của con người, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt,
dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất


thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp với nhiều thành phần phức tạp đã
gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau.
Thành phố Đông Hà được thành lập theo Nghị quyết số 33/NQ - CP của Chính
phủ vào ngày 11 tháng 8 năm. Có thể nói, đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn đối
với Thành phố Đông Hà nói riêng và Tỉnh Quảng Trị nói chung trong sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và những nổ lực
của nhân dân, nền kinh tế Đông Hà đã có những bước phát triển vượt bậc và đã đạt

uế

được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào sự tăng
trưởng kinh tế chung toàn tỉnh.

H

Là một Thành phố mới được thành lập, so với nhiều thành phố khác trên cả nước,

Đông Hà là Thành phố có tiềm năng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng

tế

tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng luôn duy trì được tốc độ
tăng trưởng khá. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải

h

thiện và nâng cao. Văn hóa - xã hội có những chuyển biến tích cực, nếp sống văn minh

in

đô thị từng bước hình thành, quốc phòng - an ninh được giữ vững và tăng cường. Đó là

cK

những nền tảng cơ bản tạo đà cho Đông Hà phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nền kinh tế xã hội của thành phố đang có những bước phát triển nhanh chóng, đời sống

họ

nhân dân không ngừng được nâng cao, đồng thời các hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng tăng lên rất nhiều lần trong những năm gần đây đã làm cho lượng chất thải rắn và

Đ
ại

chất thải rắn nguy hại thải ra môi trường ngày càng nhiều. Mặt khác, chất thải rắn

không được thu gom và xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh mà chỉ vứt bừa bãi ra các lưu
vực sông, suối, sân vườn hay các khu vực đất trống hoặc nếu được thu gom thì cũng
chỉ đổ tạm thời tại các bãi rác không được đầu tư và vận hành theo đúng yêu cầu của
bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh do đó tình trạng ô nhiễm môi trường vì thế ngày càng
nghiêm trọng và trở thành mối quan tâm chung cho công tác quản lý cũng như cộng
đồng dân cư.
Trước thực trạng đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của
chất thải rắn đô thị đến chất lượng môi trường ở Thành phố Đông Hà - Tỉnh
Quảng Trị” làm khóa luận tốt nghiệp.


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất thải rắn và những tác động của
chất thải rắn đến môi trường.
- Đánh giá tình hình quản lý chất thải rắn ở Thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng
Trị.
- Phân tích, đánh giá những tác động của chất thải rắn đến chất lượng môi
trường thông qua các chỉ tiêu về nồng độ các chất trong môi trường không khí, môi

uế

trường nước và môi trường đất tại bãi chôn lấp rác thải của Thành phố.

bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đô thị.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

tế

3.1 Phạm vi nghiên cứu


H

- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn phù hợp với yêu cầu

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn Thành phố Đông Hà -

h

Tỉnh Quảng Trị

cK

3.2 Đối tượng nghiên cứu

in

- Phạm vi thời gian: Từ tháng 01/2011 - 04/2011.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là chất thải rắn đô thị và những
tác động của chất thải rắn ở bãi rác đến chất lượng môi trường trên địa bàn Thành phố

họ

Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đ
ại


4.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Để tiến hành thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành thu thập

số liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Các báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường
Thành phố Đông Hà, Công ty TNHH MTV Môi trường Công trình Đô thị Đông Hà,
Phòng Quan trắc Môi trường Tỉnh Quảng Trị, Cục Thống kê Tỉnh Quảng Trị. Ngoài
ra, đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu trên sách báo, Internet, giáo trình,
báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp và các công trình nghiên cứu khoa học khác.
- Những số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích phù hợp với nội
dung nghiên cứu của đề tài.
4.2 Phương pháp so sánh


Sử dụng các bảng biểu, số liệu thu thập được để phân tích, so sánh với các tiêu
chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam. Từ đó rút ra những kết luận về thực trạng chất
lượng môi trường ở Thành phố Đông Hà do tác động của chất thải rắn.
4.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Trong thời gian thực hiện đề tài, thu thập số liệu và đi thực tập ở Phòng Tài
nguyên và Môi trường Thành phố Đông Hà, tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu về chuyên môn. Những ý kiến đóng góp của các chuyên gia về môi trường hết

Đ
ại

họ

cK

in


h

tế

H

uế

sức có ý nghĩa và giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn.


PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Các khái niệm về môi trường
1.1.1.1 Môi trường

uế

Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) Việt Nam sửa đổi (2006) có định nghĩa:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con

H

người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh
vật”.

tế


“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường;

h

khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng

in

hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”.

cK

“Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như: đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái, và các hình thái vật chất
khác”.

họ

Các yếu tố xã hội - nhân văn chưa được coi là yếu tố môi trường.
Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và đầy

Đ
ại

đủ hơn về môi trường :

“Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn và các


điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của
con người trong thời gian bất kỳ”.
Có thể phân tích định nghĩa này chi tiết hơn như sau :
- Các thành tố sinh thái tự nhiên gồm: Đất trồng trọt; Lãnh thổ; Nước; Không
khí, Động, thực vật; Các hệ sinh thái; Các trường vật lý (nhiệt, điện, từ, phóng xạ).
- Các thành tố xã hội - nhân văn gồm:


Dân số và động lực dân cư, tiêu dùng, xả thải; Nghèo đói; Giới; Dân tộc, phong
tục, tập quán, văn hoá, lối sống, thói quen vệ sinh; Luật, chính sách, hương ước, lệ
làng...; Tổ chức cộng đồng, xã hội…
- Các điều kiện tác động (chủ yếu và cơ bản là hoạt động phát triển kinh tế) gồm:
Các chương trình và dự án phát triển kinh tế, hoạt động quân sự chiến tranh...; Các
hoạt động kinh tế : nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch, xây
dựng, đô thị hoá...; Công nghệ, kỹ thuật, quản lý.

uế

Ba nhóm yếu tố trên tạo thành ba phân hệ của hệ thống môi trường, bảo đảm
cuộc sống và sự phát triển của con người với tư cách là thành viên của một cộng đồng

H

hoặc một xã hội.[2]
1.1.1.2 Ô nhiễm môi trường

tế

Ô nhiễm môi trường là sự tích luỹ trong môi trường các yếu tố (vật lý hoá học,
sinh học) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường, khiến cho môi trường trở nên


h

độc hại đối với con người, vật nuôi, cây trồng. Ô nhiễm môi trường là yếu tố có thể

in

định lượng được.

cK

- Yếu tố hoá học : các chất khí, lỏng và rắn.
- Yếu tố sinh học : vi trùng, ký sinh trùng, virut.
Tổ hợp các yếu tố trên có thể làm tăng mức độ ô nhiễm lên rất nhiều.

họ

Các tác nhân gây ô nhiễm xuất phát từ nguồn ô nhiễm, lan truyền theo các
đường: nước mặt, nước ngầm, không khí, theo các vectơ trung gian truyền bệnh (côn

Đ
ại

trùng, vật nuôi), người bị nhiễm bệnh, thức ăn (của người hoặc động vật).
Nguồn ô nhiễm gồm hai loại :
- Nguồn điểm (ví dụ bãi rác, cống xả).
- Nguồn điện (ví dụ khu vực nông nghiệp).
Mặc dù chất gây ô nhiễm có thể có từ nguồn gốc tự nhiên, nhưng phần lớn các
nguồn ô nhiễm là từ nguồn nhân tạo, liên quan đến hoạt động sản xuất và hoạt động
sống của con người. Gần đây còn xuất hiện khái niệm "ô nhiễm văn hoá", "ô nhiễm xã

hội" đo hành vi và lối sống của con người, gây hại cho văn hoá, thuần phong mỹ tục và
trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn môi trường nào quy định mức độ
các hành vi này.


a. Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá học sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét
về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn
ô nhiễm đất.
Các yếu tố đánh giá độ nhiễm:

uế

- Tác nhân gây ô nhiễm: các yếu tố vật lý (pH, độ màu, độ đục, chất rắn tổng số gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn hoà tan. độ dẫn điện, độ axit, độ kiềm, độ cứng); các

H

yếu tố hoá học (DO, BOD, COD, NH4+, NO3-, NO2-, P, CO2, SO22-, Cl-, các hợp chất
phenol, hoá chất bảo vệ thực vật, lignin, kim loại năng); các yếu tố sinh học.

tế

b. Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi

h

quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự


in

tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.

cK

Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi
rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai

họ

thác và sử dụng hàng tỷ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi
trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ

Đ
ại

các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh
chóng.

Các yếu tố đánh giá độ nhiễm:
- SO2 (toát nhiên liệu hoá thạch): gây mưa axit, khói mù axit - smog, giảm chức

năng hô hấp, viêm phế quản mãn tính thạch cao hoá các công trình xây dựng bằng đá.
- NOX (đôi Sinh khối): tạo smog, tạo hợp chất PAN gây cháy lá cây có hoa, chảy
nước mắt và viêm phế quản.
- F (khói nhà máy): gây cháy lá cây. biến dạng xương. mủn răng.
- CFCS (dung môi máy lạnh, bình xịt...): gây hiệu ứng nhà kính và thủng tầng

ôzôn.


- CO (đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu): nhiễm độc hô hấp.
- CO2 ( núi lửa phun, đốt nhiên liệu): khí nhà kính chủ yếu.
- Pb(C2H5)4 ( đốt xăng pha chì): nhiễm độc thần kinh, cao huyết áp, đột quỵ,
nhồi máu cơ tim, trẻ chậm lớn.
- Amiăng (công nghiệp luyện kim và xây dựng): gây ung thư phổi.
- Hoá chất bảo vệ thực vật (vùng trồng trọt): nhiễm độc thần kinh, hại gan, thận,
biến đổi di truyền.

uế

- Hydrôcacbua thơm đa vòng (đốt xăng dầu, sơn, chất thơm): gây ung thư.
- Chất phóng xạ (nổ hạt nhân, điện hạt nhân, bệnh viện, phòng thí nghiệm): gây

H

tổn thương tế bào và cơ chế di truyền.

-Vi trùng, vi rút: gây lao, bạch hầu, tụ cầu, cúm.

tế

- Tiếng ồn: đo bằng deciben (dB).

Mức tai biến: ≥ 100dB

in


Ngưỡng nghe của tai: 0 ÷ 180 dB

h

Mức khó chịu: ≥ 45dB

cK

c. Ô nhiễm đất

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các
nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.

họ

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền
móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người.

Đ
ại

Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động
sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con
người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt
động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất
lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người. Riêng chỉ với ở
Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
Các yếu tố đánh giá độ nhiễm:
- Các tác nhân gây ô nhiễm: phân bón vô cơ, hoá chất bảo vệ thực phẩm, chất
diệt cỏ, chất phóng xạ, kim loại nặng, nhiều loại vi trùng và ký sinh trùng (trực khuẩn

lỵ, phảy, khuẩn tả, trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn, lỵ amip, giun đũa, giun


xoắn, giun móc, xoắn trùng vàng da, trực trùng than, nấm ăn da, uốn ván các loại vinh
bại liệt, viêm màng não, sốt phát ban, viêm cơ tim, viêm não trẻ sơ sinh).
- Nguồn phát xả ô nhiễm chủ yếu là chất thải của người và động vậtphân bón,
hoá chất bảo vệ thực phẩm và chất độc dùng trong chiến tranh.[2]
1.1.1.3 Tiêu chuẩn môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
“Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định

uế

dùng làm căn cứ để quản lý môi trường”.
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững

H

của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên
ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế -

tế

xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao

Những quy định chung.

h

gồm các nhóm chính sau:


in

- Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven

cK

biển, nước thải...

- Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải)...

nông nghiệp.

họ

- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất

- Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

Đ
ại

- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh
học.

- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn

hoá.

- Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản

trong lòng đất, ngoài biển... [12]
1.1.1.4 Quản lý môi trường
Quản lý chất lượng môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương
hướng và mục đích xác định của một chủ thể (con người, địa phương, quốc gia, tổ
chức quốc tế...) đối với một đối tượng nhất định (môi trường sống) nhằm khôi phục,


duy trì và cải thiện tốt hơn môi trường sống của con người trong những khoảng thời
gian dự định.
Bản chất của việc quản lý môi trường là hạn chế hành vi vô ý thức hoặc có ý thức
của con người trong quá trình sống, sản xuất - kinh doanh gây tác động đến môi
trường chủ yếu (các hành vi có tác động xấu đến môi trường) để tạo ra được môi
trường ổn định, luôn ở trạng thái cân bằng.
Các hành vi vô ý thức là các hoạt động do không nhận thức và không nắm bắt

uế

được các quy luật của tự nhiên, xã hội và của bộ phận dị dưỡng trong hệ sinh thái (các
sinh vật lớn tiêu thụ - các sinh vật ăn sinh vật, mà chủ yếu là con người) gây ra. Chính

xa môi trường ra ngoài trạng thái nội cân bằng đó.

H

các hành vi vô ý thức này đã phá vỡ trạng thái nội cân bằng của môi trường hoặc đẩy

tế

Các hành vi có ý thức là các hoạt động có chủ đích của con người vì lợi ích cá
nhân, cục bộ, nhất thời gây ra làm đảo lộn trạng thái nội cân bằng của hệ môi trường


in

số âm thanh, khí hậu…).

h

(nguồn nước, nguồn ánh sáng, đất đai, thảm thực vật, chỉ số đa dạng của các loài, chỉ

cK

Quản lý môi trường có các đặc thù sau :

- Quản lý môi trường là hoạt động mang tính trách nhiệm có ý thức của con
người;

không gian;

họ

- Các hoạt động quản lý môi trường mang tính liên tục theo thời gian và theo

Đ
ại

- Các hoạt động quản lý môi trường là trách nhiệm của mọi người theo mối quan
hệ ràng buộc lẫn nhau (có tổ chức);
- Các hoạt động quản lý môi trường phải nhằm đạt được những mục đích cơ bản

là bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;

- Hoạt động quản lý môi trường còn là công việc đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung
của mọi quốc gia trên toàn thế giới. [13]
1.1.2 Các khái niệm về chất thải rắn đô thị
1.1.2.1 Khái niệm chất thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, hoạt động sống và


duy trì sự tồn tại của cộng đồng...). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh
ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các loại:
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung
tâm dịch vụ, thương mại.
Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công

uế

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các chất nguy hại do cac cơ sở công nghiệp hóa chất thải
ra có tính độc hại cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có

H

những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó.

Chất thải xây dựng: là các phể thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt

tế

động phá dỡ, xây dựng công trình...


Chất thải y tế: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc

h

tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi

in

trường và sức khỏe của cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các loại chất

và trạm y tế.

cK

thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá

Chất thải rắn (chủ yếu là chất thải rắn đô thị hay rác thải đô thị) là yếu tố làm nảy

họ

sinh hàng loạt các vấn đề về môi trường sinh thái, chúng đang có nguy cơ đe doạ môi
trường sống ở các đô thị. Chất thải rắn đô thị không những là vấn đề nhức nhối đối với

Đ
ại

các nhà lãnh đạo, quản lý, quy hoạch mà còn là sự lo lắng của các cư dân ở các đô thị.
Vì vậy quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu về chất thải rắn, vấn đề về môi trường


do chất thải rắn gây ra là công việc hết sức cần thiết nhằm bảo vệ môi trường và tái sử
dụng chúng vào mục đích có lợi cho xã hội và nền kinh tế. [3]
1.1.2.2 Khái niệm về Quản lý chất thải rắn
Theo Nghị định 59/2007/NĐ - CP định nghĩa về quản lý chất thải rắn như sau:
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu
tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những
tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.


Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách
về CTR đô thị có vai trò kiểm soát các vấn đề có liên quan đến CTR liên quan đến vấn
đề về quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật. [14]
1.1.3 Các vấn đề về chất thải rắn đô thị
1.1.3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị
Hiện nay, chất thải rắn đô thị đang ngày càng gia tăng do tác động của sự bùng
nổ dân số, phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và

uế

vùng nông thôn. Trong đó, các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao
gồm:Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt); Từ các trung tâm thương mại; Từ các

H

công sở, trường học, công trình công cộng, dịch vụ đô thị, sân bay; Từ các hoạt động
công nghiệp, hoạt động xây dựng đô thị; Từ các trạm xử lý chất thải…[4]

tế


Bảng 1: Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị

h

Các hoạt động và khu vực liên
quan đến việc sản sinh ra rác

Nguồn

Các hộ gia đình

Khu
Thương mại

Cửa hiệu, nhà hàng, chợ, văn
phòng, khách sạn, xưởng in, sửa
chữa ô tô, y tế..

cK

in

Khu dân cư

Kết hợp cả hai thành phần trên

Khu
công cộng
Khu vực sản
xuất công

nghiệp

Đường phố, khu vui chơi, bãi
biển, công viên,...

Đ
ại

họ

Đô thị

Các thành phần của
rác
Thức ăn thừa, rác, tro
và các loại khác
Thức ăn thừa, rác, tro,
chất thải rắn do quá
trình phá vỡ, xây dựng
và các loại khác
Kết hợp cả hai thành
phần trên
Chất thải rắn và các
loại khác

Chất thải rắn sinh hoạt, rác từ quá
trình sản xuất công nghiệp.

(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn đô thị, GS.TS.Trần Hiếu Nhuệ, năm 2001)
1.1.3.2 Lượng chất thải rắn đô thị phát sinh

Lượng chất thải tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa là
lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm
(kg/người/ngày.đêm). Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại
chất thải rắn mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn
minh của dân cư ở mỗi khu vực.[4]


Bảng 2: Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất
thải rắn đô thị
Tiêu chuẩn (kg/người.ngđ)

Nguồn

Trung bình
1,59

Công nghiệp

0,5 - 1,6

0,86

Vật liệu phế thải bị tháo dỡ

0,05 - 0,4

0,27

Nguồn thải sinh hoạt khác


0,05 - 0,3

0,18

Sinh hoạt đô thị

uế

Khoảng giá trị
1-3

(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn đô thị, GS.TS.Trần Hiếu Nhuệ, năm 2001)

H

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh và lượng rác thải. [5]

tế

- Điều kiện địa lý - khí hậu.
- Tập quán sinh hoạt của dân tộc, tôn giáo

h

- Nhận thức về môi trường và thái độ của cộng đồng.

in

- Mức độ phát triển kinh tế, trình độ sản xuất, tái chế, dịch vụ.
- Luật pháp, chính sách về quản lý rác.


cK

1.1.3.3 Tính chất vật lý, hoá học, sinh học của chất thải rắn đô thị
a. Tính chất vật lý

họ

 Khối lượng riêng

Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng riêng trên một đơn vị thể tích,
tính bằng kg/m3. Khối lượng riêng của chất thải rắn đô thị sẽ rất khác nhau tuỳ theo

Đ
ại

phương pháp lưu trữ: (1) để tự nhiên không chứa trong thùng, (2) chứa trong thùng và
không nén, (3) chứa trong thùng và nén.
Khối lượng riêng của chất thải rắn đô thị sẽ khác nhau tuỳ theo vị trí địa lý, mùa

trong năm, thời gian lưu trữ...khối lượng riêng của chất thải rắn đô thị lấy từ các xe ép
rác thường dao động trong khoảng từ 200 kg/m3 đến 500 kg/m3 và giá trị đặc trưng
thường vào khoảng 297 kg/m3.
 Độ ẩm
Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu diễn theo một trong hai cách: tính theo
thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô. Trong


lĩnh vực quản lý chất thải rắn, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn. Theo cách
này, độ ẩm của chất thải rắn có thể biểu diễn dưới dạng phương pháp sau:

M=

wd
x 100
w

Trong đó:
- M: độ ẩm (%)
- w: khối lượng ban đầu của mẫu chất thải rắn (kg)
- d: khối lượng của mẫu chất thải rắn sau khi đã sấy khô đến khối lượng không

uế

đổi ở 1050C (kg). [4]

H

b. Tính chất hoá học
 Chất hữu cơ

tế

Lấy mẫu, nung ở 950oC. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất
khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 - 60%. Trong tính toán,

in

 Chất tro

h


lấy trung bình 53% chất hữu cơ.

cK

Phần còn lại sau khi nung - tức là các chất trơ dư hay chất vô cơ.
 Hàm lượng cacbon cố định

Là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác không phải là cacbon

họ

trong tro, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 - 12%, trung bình là 7%. Các chất vô
cơ khác trong tro bao gồm thủy tinh, kim loại…Đối với chất thải rắn đô thị, các chất

Đ
ại

này có trong khoảng 15 - 30%, trung bình là 20%.
 Nhiệt trị

Giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị này được xác định theo công

thức Dulông:

 KJ 
 1 
 = 2,326 [145,4C + 620  H O  + 41.S ]
 8 
 Kg 


Đơn vị nhiệt trị 
Trong đó:

- C : Lượng cacbon tính theo %
- H : Hydro tính theo %
- O : Oxi tính theo %


- S : Sunfua tính theo %
Bảng 3 Thành phần hóa học các hợp phần cháy được của chất thải rắn

uế

H

Chất thải thực phẩm
Giấy
Catton
Chất dẻo
Vải, hàng dệt
Cao su
Da
Lá cây, cỏ
Gỗ
Bụi, gạch vụn, tro

% Trọng lượng theo trạng thái khô
C
H

O
N
S
Tro
48
6,4
37,6
2,6
0,4
5
3,5
6
44
0,3
0,2
6
4,4
5,9
44,6
0,3
0,2
5
60
7,2
22,8
10
55
6,6
31,2
4,6

0,15
2,45
78
10
2
10
60
8
11,6
10
0,4
10
47,8
6
38
3,4
0,3
4,5
49,5
6
42,7
0,2
0,1
1,5
26,3

3

2


0,5

tế

Hợp phần

0,2

68

in

c. Tính chất sinh học

h

(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn đô thị, GS.TS.Trần Hiếu Nhuệ, năm 2001)

Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong chất thải

cK

rắn sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hoá sinh học tạo
thành các khí, chất rắn hữu cơ trơ, và các chất vô cơ. Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong
quá trình chất hữu cơ bị thối rữa (rác thục phẩm) có trong chất thải rắn sinh học. [4]

họ

 Khả năng phân huỷ sinh học của các thành phần chất hữu cơ
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 5500C,


Đ
ại

thường được sữ dụng để đánh giá khả năng phân huỷ sinh học của chất hữu cơ trong
chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng
phân huỷ sinh học của phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt là không
chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân huỷ
sinh học. (ví dụ: giấy in báo và nhiều loại cây kiểng).
Bảng 4: Thành phần có khả năng phân huỷ sinh học của một số chất hữu cơ tính
theo hàm lượng lignin
Thành phần

VS (% chất rắn
tổng cộng TS)

Hàm lượng lignin
(LC), (%VS)

phần có khả năng
phân huỷ sinh
học (BF)


Rác thực phẩm
Giấy
Giấy in báo
Giấy công sở
Carton
Rác vườn


7 – 15

0,4

0,82

94,0
96,4
94,0
50 - 90

21,9
0,4
12,9
4,1

0,22
0,82
0,47
0,72

(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn đô thị, GS.TS.Trần Hiếu Nhuệ, năm 2001)
 Sự hình thành mùi

uế

Mùi sinh ra khi tồn trữ chất thải rắn trong thời gian dài giữa các khâu thu gom,
trung chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở những vùng khí hậu nóng do quá trình phân


H

huỷ kỵ khí các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ có trong chất thải rắn sinh hoạt. Ví dụ:
trong điều kiện kỵ khí, sulfate có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sulfide kết hợp

tế

vói hydro tạo thành H2S.
 Sự sản sinh ruồi nhặng

in

h

Vào mùa hè cũng như tất cả các mùa của những vùng có khí hậu ấm áp, sự sản
sinh ruồi nhặng ở khu vực chứa rác là vấn đề đáng quan tâm.

biểu diễn như sau:

cK

Thông thường chu kỳ phát triển của ruồi ở khu dân cư từ trứng thành ruồi có thể

- Trứng phát triển: 8 - 12 giờ

họ

- Giai đoạn đầu của ấu trùng: 20 giờ
- Giai đoạn thứ hai của ấu trùng: 24 giờ


Đ
ại

- Giai đoạn thứ ba của ấu trùng: 3 ngày
- Giai đoạn nhộng: 4 - 5 ngày
Tổng cộng: 9 - 11 ngày

1.1.3.4 Quá trình thu gom - Vận chuyển chất thải rắn
Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở hay
từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp,
trung chuyển hay chôn lấp.
Dịch vụ thu gom rác thải có thể chia ra thành hai loại: sơ cấp và thứ cấp.
- Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu) là thu gom rác thải từ nguồn phát sinh ra nó
và chở đến bãi chứa chung, các địa điểm hoặc bãi chuyển tiếp.


- Thu gom thứ cấp (thu gom ban đầu) là thu gom các loại chất thải rắn từ các
điểm thu gom chung (điểm cẩu rác) trước khi vận chuyển chúng theo từng thành phần
hoặc cả tuyến thu gom đến một trạm trung chuyển, một cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp
bằng các loại phương tiện chuyên dụng có động cơ.
Quá trình vận chuyển bao gồm bốc xếp chất thải rắn từ thùng lên xe rồi chuyển
chở chất thải rắn từ các vị trí đặt các thùng chứa tới điểm tập trung (trạm trung chuyển,
trạm xử lý hoặc bãi chôn lấp). Thời gian thao tác tại bãi thải bao gồm thời gian bốc dỡ

uế

và thời gian chờ đợi. Ngoài ra quá trình vận chuyển còn tính đến thời gian hoạt động
ngoài hành trình (thời gian tính toán đển kiểm tra phương tiện, thời gian đi từ cơ quan

H


tới vị trí bốc xếp đầu tiên, thời gian khắc phục do ngoại cảnh gây ra, thời gian bảo
dưỡng, sửa chữa thiết bị…).

tế

1.1.4 Mô hình quản lý chất thải rắn đô thị hiện nay

Do tính chất quan trọng của chất thải rắn nên cần phải có một số biện pháp khống

h

chế ô nhiễm. Một trong những mục tiêu quan trọng để quản lý chất thải rắn là giảm

in

được nguồn sinh ra chất thải rắn bằng cách hoàn lưu tái sử dụng, thu gom, vận chuyển,

cK

chế biến và chôn lấp hợp vệ sinh. Nói cách khác là nhằm đưa ra mức độ thích hợp và
thỏa mãn được việc bảo vệ tài nguyên.

Vào những năm đầu thế kỷ, lượng chất thải Thành phố tạo ra còn nhiều hạn chế

họ

do dân số còn rất ít, các chất hữu cơ được đưa vào đất như phân bón và thương mại
hiện đang còn vắng bóng. Thực tế này vẫn còn đúng đối với một số vùng, đặc biệt ở


Đ
ại

vùng nông thôn các nước đang phát triển, nhưng trong bức tranh chung sự thay đổi
đang diễn ra rất nhanh. Thực vậy, tiêu chuẩn của cuộc sống tiến bộ chứng minh điều
đó. Các sản phẩm cũ kỹ bị thu hẹp lại và thái độ của người tiêu dùng về chất thải cũng
phát triển. Ở hầu hết các nước, sự đô thị hóa diễn ra rất nhanh, kết quả hiển nhiên là
tăng đáng kể chất thải đô thị.
Theo mức độ đô thị hóa, lượng chất thải tăng lên theo đầu người ở một số nước:
- Canada 1,7 kg/người/ngày
- Australia 1,6 kg/người/ngày
- Thụy Sĩ 1,3 kg/người/ngày
- Nhật Bản 0,9 kg/người/ngày


×