Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

kế hoạch bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu kém tổ KHXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.42 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT NHƯ XUÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH&THCS TÂN BÌNH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Bình, ngày 20 tháng 9 năm 2016

KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI, PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU
NĂM HỌC 2016 – 2017
Thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2016-2017 của Phòng GD&ĐT
Như Xuân;
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học của Trường TH&THCS Tân Bình
năm học 2016-2017;
Căn cứ vào tình hình thực tế chất lượng học sinh của toàn trường.
Tổ KHXH lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu-kém như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
- Học sinh ngoan lễ phép, hăng hái tham gia các hoạt động giáo dục của nhà
trường, có nề nếp học tập cũng như hoạt động ngoài giờ.
- Dân trí ngày càng được nâng cao, một số phụ huynh đã quan tâm tới con
em mình.
- Nhà trường tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh toàn trường để củng cố kiến
thức, kỹ năng cho các em. Chất lượng học sinh dần từng bước nâng lên
- Đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm và năng lực, nhiệt tình bồi dưỡng
h/s giỏi; phụ đạo HS yếu kém.
2. Khó khăn:
- Một số học sinh còn thiếu đồ dùng học tập do điều kiện gia đình khó khăn
và một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới con em mình.


- Gia đình chưa quan tâm nhắc nhở học sinh học tập. Đến trường các em mải
chơi, làm việc riêng trong giờ học.
- Một số giáo viên chưa thường xuyên tiếp cận học sinh để nắm bắt tâm tư,
tình cảm của HS để có phương pháp dạy phù hợp.
- Chưa có giáo viên dạy chuyên, mỗi lớp chỉ có 1 giáo viên vừa dạy đại trà
vừa bồi dưỡng chương trình nâng cao.
II. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
1. Học sinh giỏi:
a. Mục tiêu:
- Duy trì và phát huy số lượng học sinh giỏi các khối, lớp
1


- Phát triển năng lực học sinh nhằm xây dựng chất lượng cho năm học tiếp theo.
- Kế hoạch:
+ HS giỏi các môn: Địa lý, Lịch sử, Tiếng anh, Ngữ văn, GDCD.
b. Biện pháp thực hiện
- Giao cho từng giáo viên bồi dưỡng lồng ghép vào các tiết dạy hàng ngày cụ thể:
+ Mỗi tiết dạy giáo viên cần quan tâm tới từng học sinh. Bước đầu dạy đúng yêu
cầu, chuẩn kiến thức kĩ năng cho học sinh, áp dụng các phương pháp và hình thức
dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Việc ra bài tập, sắp xếp câu hỏi đối tượng
học sinh khá, giỏi phải được nâng cao kiến thức hơn so với học sinh trung bình và
học sinh yếu.
- Hướng dẫn cho học sinh cách đọc sách tham khảo, mua cuốn sách hay
- Coi trọng việc chấm chữa bài cho học sinh sau khi giao về nhà.
- Phát hiện và quan tâm đặc biệt đến những học sinh điều kiện gia đình còn khó
khăn, phức tạp nhưng đã vượt khó để vươn lên trở thành học sinh khá, giỏi giúp đỡ
động viên các em kịp thời.
- Tổ có kế hoạch tổ chức các chuyên đề sát với thực tế nhằm nâng cao nghiệp vụ
tay nghề, nêu ra được các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi.

2. Chỉ tiêu phấn đấu học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện:
Lớp 9 :
- HS giỏi Ngữ văn: 01 em.
- HS giỏi GDCD: 2 em.
Lớp 8 :
- HS giỏi Ngữ văn: 01 em.
- HS giỏi Lịch sử: 1 em
- HS giỏi GDCD: 1 em.
Lớp 7 :
- HS giỏi Ngữ văn: 01 em.
- HS giỏi Tiếng Anh: 1 em.
Lớp 6:
- HS giỏi Ngữ văn: 01 em.
- HS giỏi Tiếng Anh: 01 em.
+ Lựa chọn đội ngũ giáo viên bồi dưỡng:
- Giao trách nhiệm cho giáo viên bộ môn.
+ Thời gian thực hiện
- Thực hiện từ tháng 10/2016.
3. Biện pháp nâng cao chất lượng Bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi:
+ Trường tổ chức khảo sát, thi HS giỏi cấp trường để lập đội tuyển bồi dưỡng dự
thi cấp huyện.
- Vào đầu năm học dựa trên kết quả học lục của năm trước tổ chức khảo sát để
2


chọn ra những học sinh có khả năng để thành lập đội tuyển tại trường. Sau đó phân
công các giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên dạy bộ môn chịu trách nhiệm bồi
dưỡng
+ Mỗi tiết dạy giáo viên cần quan tâm tới từng học sinh.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc chương trình và kế hoạch giáo dục; dạy học,
kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học; sử dụng hiệu quả
thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học. Chủ động biên soạn PPCT chi tiết theo hướng
dẫn của trên.
- Hướng dẫn cho học sinh cách đọc sách tham khảo, mua cuốn sách hay, tìm những
bài có nội dung liên quan đến kiến thức của học sinh. Giáo viên được bố trí bồi
dưỡng.
4. Phân công giáo viên bồi dưỡng HSG các lớp:
*Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9
- Môn Ngữ văn:Đ/c Lê Khắc Hải;
- Môn GDCD: Đ/c Đặng Xuân Lĩnh
*Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8
- Môn Ngữ văn:Đ/c Quách Thị Hương;
- Môn Địa lý: Đ/c Lê Văn Hòa
- Môn GDCD: Đ/c Đặng Xuân Lĩnh
*Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 7
- Môn Ngữ văn:Đ/c Mai Công Tình;
- Môn Tiếng Anh: Đ/c Lê Thị Yến;
*Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 6
- Môn Ngữ văn: Đ/c Lê Khắc Hải;
- Môn Tiếng Anh: Đ/c Lê Thị Yến;
III. PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM:
1. Mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu và chỉ tiêu :
- Khảo sát chất lượng thực chất của học sinh ở từng lớp để giáo viên thấy
được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh, từ đó có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng và
phụ đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
- Các loại kế hoạch của giáo viên, của khối, tổ chuyên môn phải được xây
dựng một cách cụ thể chi tiết dựa trên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém của nhà
trường.

- Giáo viên thực hiện đầy đủ nội dung chương trình giảng dạy và giáo dục
học sinh, tích cực và thực hiện có hiệu quả giáo dục toàn diện. Thực hiện đúng quy
chế chuyên môn, nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục phổ thông ở các khối lớp .
- Giáo viên phải luôn luôn sâu sát tới từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học
sinh yếu kém. Phải thực hiện tốt việc phối kết hợp giáo dục giữa giáo viên với học
sinh, giữa nhà trường và gia đình nhằm tạo các điều kiện tốt nhất cho học sinh có
đầy đủ các điều kiện học tập .
3


2 . Yêu cầu :
- Về kiến thức: Giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, học sinh học hết lớp
1 phải đọc thông viết thạo, các đối tượng học sinh ở các khối lớp khác phải nắm
vững các yêu cầu cơ bản của các khối lớp đó. Nắm vững các kiến thức trọng tâm,
chuẩn của môn học, lớp học. Học sinh yếu kém về kiến thức đầu năm học đến cuối
năm đạt ít nhất ở mức tối thiểu là trung bình.
- Về kỹ năng: Rèn luyện học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán, học
sinh biết vận dụng kiến thức đã nắm được vào làm các bài tập và vận dụng vào
thực tế cuộc sống.
- Về thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, chủ động, không mặc cảm, tự ti, tích cực
tham gia vào các hoạt động học tập, tham gia học tập đầy đủ các buổi học bồi
dưỡng, phụ đạo học sinh do giáo viên, nhà trường tổ chức. Có ý thức cố gắng học
tập, quyết tâm để được xếp loại học lực từ trung bình trở lên .
3. Biện pháp Phụ đạo học sinh yếu
- Đầu năm học khảo sát để phân loại học sinh từ đó có kế hoạch chỉ đạo giáo viên
phụ trách môn học nâng cao chất lượng môn học, phối hợp với giáo viên tổng phụ
trách đội, giáo viên chủ nhiệm để tạo mọi điều kiện tốt nhất để học sinh có thời
gian học tốt nhất.
- Coi trọng việc chấm chữa bài cho học sinh sau khi giao về nhà.
- Phối kết hợp với phụ huynh học sinh, động viên các em không nghỉ học.

- Xây dựng đôi bạn cùng giúp nhau tiến bộ, phát huy năng lực khung cán bộ lớp,
các tổ trưởng để giúp đỡ các bạn học còn yếu. Trao đổi với phụ huynh học sinh qua
các buổi họp, thông qua sổ liên lạc, mời gặp trực tiếp phụ huynh học sinh để cùng
nhau giúp đỡ những em học còn chậm. Kết hợp vói giáo viên buổi hai để bồi
dưỡng học sinh giỏi và phụ dạo cho học sinh còn yếu.
- Nắm chắc và phân ra đối tượng cụ thể, nắm rõ hoàn cảnh gia đình của từng học
sinh để bồi dưỡng phụ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo viên phối kết hợp
với nhà trường và phụ huynh để có hướng giáo dục, đến từng nhà hoặc họp phụ
huynh để giao nhiệm vụ cho phụ huynh về việc học cũng như đến trường của các
em.
- Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh khi học sinh vắng không có lí do
hoặc khi ốm đau.
- Thực hiện tốt mối liên hệ giữa nhà trường - Gia đình - Xã hội.
- Liên hệ thường xuyên với các giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình học tập của
lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với phụ huynh để duy trì số lượng lớp mình.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Thường xuyên gần gũi, quan tâm giúp đỡ những học sinh gặp hoàn cảnh khó
khăn, những em học sinh cá biệt. Giáo dục các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy,
nội qui của nhà trường. Thông qua các hoạt động Đội, giáo dục đạo đức cho học
sinh thông qua các hoạt động, các câu lạc bộ kỹ năng sống.
4


- Thực hiện khảo sát chất lượng học sinh 02 lần/học kỳ, 4 lần/ năm. Lập danh sách
học sinh có học lực yếu để thông báo cho phụ huynh học sinh ít nhất 4 lần/ năm
học .
- GV thăm, kiểm tra việc học tại nhà của tất cả học sinh yếu trong lớp ít nhất 01
lần/ học kỳ.
*Chỉ tiêu cụ thể :

- Đến cuối học kỳ 1, số học sinh học yếu kém giảm còn 1 % với với khảo sát chất
lượng đầu năm
- Đến cuối học kỳ 2 không còn học sinh yếu ở tất cả các môn học và học sinh đều
được lên lớp 100%.
DUYỆT CỦA BGH

TỔ TRƯỞNG

Mai Công Tình
1

5



×