Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người và ứng dụng trong giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.71 KB, 8 trang )

Bài thu hoạch môn Tâm lý học đại cương

Người thực hiện: Lê Công Cẩn

Câu 1: Hãy phân tích luận đề sau: “Tâm lý người có bản chất xã
hội và tính lịch sử”. Từ đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết trong
công tác dạy học và giáo dục.

Bài làm:

Thế giới tâm lý con người vô cùng diệu kỳ và phong phú. Nó được mọi
người quan tâm và nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành và phát triển của
nhân loại. Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai, tâm lý học đã hình thành và
phát triển không ngừng, ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong nhóm các
khoa học về con người. Con người là một thực thể sinh vật, xã hội và tâm lý.
Vì thế nghiên cứu tâm lý con người cần phải tìm hiểu cơ sở tự nhiên, cơ sở xã
hội và bản chất các hiện tượng tâm lý người.
Theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tâm lý người có
nguồn gốc từ hiện thực khách quan, cơ chế sinh lý là chức năng của não và có
bản chất xã hội lịch sử. Tâm lý người được hiểu là sự phản ánh thế giới khách
quan vào não, sự phản ánh này mang tính chủ thể và có bản chất xã hội lịch
sử.
Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, con người sống
trong những môi trường xã hội nhất định, lĩnh hội nền văn hóa xã hội ấy vì
thế tâm lý của con người mang bản chất xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn
lịch sử nhất định, những ảnh hưởng của nền văn hóa xã hội, yếu tố chính trị,
giao tiếp, hoạt động… sẽ có những tác động khác nhau đến sự phát triển của
con người. Vì thế, tâm lý con người cũng thể hiện tính lịch sử.
Tâm lý con người khác xa với tâm lý của một số loài động vật bậc cao
ở chỗ, tâm lý con người có bản chất xã hội và tính lịch sử.
1




Bài thu hoạch môn Tâm lý học đại cương

Người thực hiện: Lê Công Cẩn

Tâm lý con người mang bản chất xã hội.
Tâm lý có nguồn gốc xã hội và mang nội dung xã hội. Nguồn gốc của
tâm lý là thế giới khách quan, nội dung của tâm lý chính là tổng hòa các mối
quan hệ xã hội....Theo C.Mác bản chất con người “là tổng hòa những quan
hệ xã hội”1, chính các mối quan hệ xã hội đã quyết định bản chất tâm lý con
người. Con người bao giờ cũng phải sống trong xã hội nhất định, không có
con người nào tồn tại ngoài xã hội và tách khỏi điều kiện sống của xã hội.
Sự tồn tại và phát triển của tâm lý luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của cộng đồng xã hội.
Trên thực tế nếu con người thoát ly khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ
người – người thì tâm lý sẽ mất hẳn tính người.
Ví dụ: “những đứa con nuôi của thú rừng” - những đứa trẻ này có số
phận giống hệt như cậu bé Tarzan, chúng được gọi với cái tên như người sói,
người gấu, người lợn…
Năm 1988 ở cả nước Đức bàng hoàng trước sự xuất hiện của một cậu
bé người chó. Nguyên do của vấn đề này đó là do một cặp vợ chồng quá mải
mê công việc tới mức không thể chăm sóc con cái thay vào đó chú chó lâu
năm của gia đình đã hàng ngày làm thay nghĩa vụ làm cha mẹ của cặp vợ
chồng này và ngày qua ngày chăm sóc cậu bé người chó khiến cậu bé càng
lớn càng có các hoạt động giống... chó.
Một trường hợp tương tự như vậy, vừa mới được phát hiện trong năm
nay (2009), cô bé có tên Natasha sinh sống trong một căn hộ bẩn thỉu ở thành
phố Chica, thuộc vùng Siberia. Trong suốt 5 năm, cô bé được chó, mèo nuôi
dưỡng và chưa từng được ra bên ngoài do vậy không thể nói tiếng người mà

chỉ có thể sủa giống hệt chó.
1 C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập. Tập 3. (1845-1847), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 19
2


Bài thu hoạch môn Tâm lý học đại cương

Người thực hiện: Lê Công Cẩn

Người thú có cuộc sống kéo dài nhất là cậu bé người khỉ John Sebunya,
cậu đã được lũ khỉ đầu chó nuôi từ năm lên 4 tuổi. Năm 1991, cậu được phát
hiện tại Uganda khi đang đánh đu trên những cành cây. Sau đó một tổ chức
cứu trợ trẻ em mồ côi đã nhận nuôi John. Cậu được dạy chữ, học nói và hòa
đồng dần với cộng đồng dân cư bản địa. Ngày 13/10/1999, trong chương trình
Bằng chứng sống (Living Proof) mang tên Cậu bé sống cùng bầy khỉ (The
Boy who Live with Monkeys) của đài truyền hình BBC, John đã kể lại quãng
thời gian sống trong rừng sâu: "Tôi chỉ có thể nhớ lại được vài sự kiện khi tôi
sống giữa lũ khỉ đầu chó. Thức ăn của tôi chủ yếu là dế, trứng đà điểu, quả lê
gai, ngô xanh và mật ong rừng. Tôi đi bằng cả bốn chân tay và ngủ trong bụi
rậm hoàn toàn trần trụi. Một ngày nọ tôi đang đi tìm thức ăn cùng với đồng
bọn thì bị hai cảnh sát bắt". Hiện, John đang có một cuộc sống vui vẻ trong
Trung tâm cứu trợ nhân đạo tại Kampala, Uganda.
Trường hợp người thú được ghi nhận kỹ lưỡng nhất thuộc về 2 trẻ em
người sói ở Ấn Độ sống vào những năm 1920. Một mục sư tên là Singh đã
phát hiện ra 2 em trong một lần đến một làng hẻo lánh giảng đạo. Chính ông
đã viết một cuốn sách dày tường thuật lại chi tiết trường hợp này với nhiều
bức ảnh minh họa từ khi được phát hiện cho đến khi hai nhân vật qua đời.
Đó là 2 bé gái, đứa lớn độ tám tuổi và đứa nhỏ chừng một tuổi rưỡi.
Chúng được mục sư Singh đưa về nuôi ở một cô nhi viện. Mặc dầu được nuôi
nấng và chăm sóc rất nhiệt tình nhưng chúng vẫn không bỏ được tính sói.

Chúng gần như ngủ suốt ngày và đi tìm thức ăn lúc chạng vạng tối. Chúng
làm tất cả mọi người kinh ngạc vì chạy bằng cả bốn chân tay, thỉnh thoảng lại
hú lên như sói và luôn lẩn tránh ánh sáng mặt trời. Đôi mắt chúng nhìn trong
bóng đêm có vẻ tinh nhạy hơn mắt người thường. Chúng cũng khiến mọi
người khiếp sợ bởi cách tợp nước bằng lưỡi và ý thích ăn thịt sống, kể cả thịt
đã thối rữa hơn là rau và thức ăn làm từ ngũ cốc. Chúng tránh làm bạn với

3


Bài thu hoạch môn Tâm lý học đại cương

Người thực hiện: Lê Công Cẩn

người nhưng lại thích chơi với lũ chó trong cô nhi viện. Sau một thời gian,
đứa lớn chết vì bệnh, còn đứa nhỏ thì 10 năm sau đó cũng qua đời. Trong suốt
10 năm chăm sóc nuôi dạy, đứa trẻ đã tập được nhiều tính người như tự mặc
được quần áo, ăn uống và tập đọc. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó vẫn có ý muốn
chạy trốn vào rừng.
Tâm lý con người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con
người trong các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, những người không được sống
trong xã hội loài người sẽ không có tâm lý người (những trường hợp trẻ bị
sói, trâu rừng nuôi đã phát hiện ra trên thế giới). tâm lý con người chịu sự quy
định của các quan hệ xã hội mà họ tham gia. Mỗi cá nhân tham gia vào rất
nhiều các mối quan hệ xã hội khác nhau, có các hoạt động và giao tiếp khác
nhau. Các quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia luôn để lại những dấu ấn nhất
định trong tâm lý của họ. Trong quá trình phát triển xã hội lịch sử, loài người
đã tích lũy được vô vàn kinh nghiệm và tri thức về mọi mặt của cuộc sống và
truyền đạt lại cho từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cá nhân nắm kinh nghiệm
và tri thức chung của loài người biến nó thành kinh nghiệm của mình tức là

tạo nên tâm lý cá nhân. Chẳng hạn, các hoạt động nghề nghiệp khác nhau
luôn tạo ra những phong cách khác nhau trong hành vi của mỗi người. Nếu
bạn làm kinh doanh, hẳn bạn sẽ chịu ảnh hưởng của hoạt động này mà có
phong cách năng động, thực tế. Còn nếu bạn là nghệ sĩ, bạn sẽ có phong cách
lãng mạn, bay bổng. Như vậy, phụ thuộc vào các quan hệ xã hội khác nhau
mà tâm lý của mỗi cá nhân có nội dung khác nhau.
Tâm lý con người mang tính lịch sử, nghĩa là nó luôn vận động, biến
đổi.
Tâm lý con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát
triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi người
chịu sự ức chế bởi lịch sử cá nhân và cộng đồng.
4


Bài thu hoạch môn Tâm lý học đại cương

Người thực hiện: Lê Công Cẩn

Ví dụ: Văn hóa dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ
thể: xứ nóng, nhiều sông nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn. Điều
kiện tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa, sông nước, nông nghiệp trồng lúa nước...)
đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc,
đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam.
Tuy nhiên, điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất
lớn đến văn hóa và tâm lý dân tộc. Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa
nước, vẫn có những điểm khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam với Thái Lan,
Lào, Indonesia, Ấn Độ... Cùng cội nguồn văn hóa Đông Nam Á, nhưng do sự
thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc áp đặt văn hóa Hán, nền văn hóa
Việt Nam đã biến đổi theo hướng mang thêm các đặc điểm văn hóa Đông Á.
Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải thực hiện các cuộc

chiến tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng
yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn
gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ nghĩa
yêu nước và ý thức dân tộc.
Thế giới xung quanh vận động, phát triển không ngừng. Tâm lý con
người là sự phản ánh thế giới xung quanh, cũng không ngừng vận động và
phát triển. Khi chuyển qua một thời kì lịch sử khác, những biến đổi trong xã
hội sớm muộn sẽ dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, tình cảm, ý chí,
nếp nghĩ, lối sống,... của con người.
Ví dụ: Trước đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới
nhưng bây giờ xã hội biến đổi, sống phóng túng hơn nên con người xem vấn
đề đó là bình thường. Như ngay nay người ta “đổ xô” đi thi hoa hậu. Có quá
nhiều cuộc thi hoa hậu được tổ chức thì tất nhiên sẽ phải cần nhiều người đi
thi, theo xu thế ngày nay là muốn tôn vinh cái đẹp. Nên thi hoa hậu đã trở
thành một công nghệ lôi cuốn mọi ngươi và nuôi sống cả xã hội mà thí sinh
5


Bài thu hoạch môn Tâm lý học đại cương

Người thực hiện: Lê Công Cẩn

dự thi không chỉ có nữ mà con còn có cả nam (lĩnh vực trước nay chỉ có nữ)
cho thấy tâm lý của họ bị ảnh hưởng nhiều của tâm lý cộng đồng.
Ví dụ: ở nước ta trước đây trong thời kì bao cấp, những người giàu có
nhiều tiền, kể cả bằng con đường lao động chân chính, thường ngại những
người xung quanh biết là họ giàu, nhiều tiền của. Tuy nhiên cùng với sự phát
triển của cơ chế thị trường, tâm lý đó cũng thay đổi: sự giàu có trở thành niêm
tự hào, niềm kiêu hãnh và ngươi ta còn tìm cách chứng minh sự giàu có của
mình bằng cách xây dựng nhà cao, to, lộng lẫy, mua sắm nhiều đồ dùng tiện

nghi đắt tiền.
Như vậy, tâm lý con người có bản chất xã hội và tính lịch sử, vì thế
muốn hiểu tâm lý con người và cải tạo giáo dục con người thì phải nghiên cứu
môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội mà người đó sống
và hoạt động. Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu
sự hình thành và phát triển tâm lý con người. Khi nghiên cứu cần xem xét sự
phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng trong từng giai
đoạn lịch sử.
Trong công tác dạy học, giáo dục học sinh, sinh viên, nhà giáo dục
trước hết, phải nghiên cứu, phải hiểu về môi trường sống, môi trường sinh
hoạt, học tập, hiểu được nền văn hóa xã hội, các mối quan hệ xã hội trong đó
người học sinh, sinh viên sống và hoạt động. Có như vậy, nhà giáo dục mới
hiểu được học sinh, sinh viên của mình có quá trình sống, phát triển, các mối
quan hệ xã hội, giao tiếp, hoạt động như thế nào, sự phát triển của tâm lý,
nhận thức, hành động, từ đó nhà giáo dục có thể tìm ra những phương pháp
giáo dục phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, tâm lý con người có tính lịch sử, trong
từng giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, sự thay đổi của điều kiện,
hoàn cảnh gia đình, xã hội, những sự kiện, biến cố quan trọng xảy ra trong
cuộc đời cũng có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân
6


Bài thu hoạch môn Tâm lý học đại cương

Người thực hiện: Lê Công Cẩn

của học sinh, sinh viên. Hiểu rõ những sự vận động, phát triển này giúp nhà
giáo dục có thể sử dụng những phương pháp, cũng như là đổi mới nội dung
dạy học cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử trong tiến trình phát triển của
học sinh, sinh viên.

Ví dụ: trong dạy học, giáo dục, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho
người học lĩnh hội, người thầy cô giáo cần tăng cường nói chuyện, giao tiếp
với học sinh, sinh viên của mình, tổ chức tốt các hoạt động xã hội, hoạt động
ngoại khóa, mở rộng phạm vi nội dung bài học để người học chiếm lĩnh
những tri thức chung của nền văn hóa, biến nó thành cái riêng của chính
mình, sáng tạo thêm những cái mới, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm
nền văn hóa xã hội./.

7


Bài thu hoạch môn Tâm lý học đại cương

Người thực hiện: Lê Công Cẩn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Văn Sơn (chủ biên), Lê Thị Hân, Trần Thị Thu Mai, Nguyễn

Thị Uyên Thy (2012), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb. ĐHSP
TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Huỳnh Văn Sơn (chủ biên), Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Tứ
(2012), Giáo trình Tâm lý học sư phạm đại học, Nxb. ĐHSP
TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang
(2007), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb. ĐHSP Hà Nội, Hà
Nội.
4. Website: www.cpv.org.vn

8




×