BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Nhiệm vụ:
ĐIỀU TRA, THỐNG KÊ CÁC NGUỒN THẢI, HIỆN
TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG
NAI
(Đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ)
Đơn vị thực hiện: Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường
Cơ quan chủ trì: Tổng cục Môi trường
Cơ quan chủ quản: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội, tháng 01/2010
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH
Chủ trì nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Hòa Bình
Chức vụ: Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường
STT
Họ và tên
Đơn vị, Chức vụ công tác
01
ThS. Nguyễn Hoà Bình
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi
trường, Tổng cục Môi trường
02
ThS. Nguyễn Thành Yên
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi
trường, Tổng cục Môi trường
03
ThS. Hàn Ngọc Tài
Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi
trường, Tổng cục Môi trường
04
PGS. TS. Phùng Chí Sỹ
Trung tâm Công nghệ Môi trường
05
ThS. Vũ Thành Nam
Trung tâm Công nghệ Môi trường
06
CN. Hà Nguyễn Huy
Trung tâm Công nghệ Môi trường
07
CN. Ngô Nhật Huy
Trung tâm Công nghệ Môi trường
08
CN. Võ Nhật Tân
Trung tâm Công nghệ Môi trường
09
CN. Phạm Mai Duy Thông
Trung tâm Công nghệ Môi trường
1
MỤC LỤC
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH................................................1
MỤC LỤC.........................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................................6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................8
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................9
1.1. Đặt vấn đề..............................................................................................................9
1.2. Mục tiêu của nhiệm vụ.........................................................................................10
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................10
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................10
1.3. Đối tượng và phạm vi của nhiệm vụ...................................................................11
1.4. Nội dung công việc của nhiệm vụ.......................................................................11
1.4.1. Điều tra, khảo sát, thu thập và tổng hợp các thông tin, dữ liệu về hiện trạng
chất lượng nước, các nguồn thải nhằm kiểm kê các nguồn nước thải chính đổ trực
tiếp vào sông Đồng Nai và các nhánh sông cấp 2 nối với sông Đồng Nai từ đập
Trị An đến cửa Soài Rạp.........................................................................................11
1.4.2. Đánh giá nguồn thải, hiện trạng môi trường và các tác động môi trường
trên lưu vực sông Đồng Nai tại địa bàn các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, và Thành
phố Hồ Chí Minh. ..................................................................................................13
1.4.3. Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước lưu vực sông Đồng Nai..13
1.4.4. Tổ chức hội thảo, họp chuyên gia...............................................................13
1.5. Các sản phẩm chính của nhiệm vụ......................................................................13
CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...........................................................................14
1.6. Phương pháp thống kê, lập phiếu điều ra ...........................................................14
1.7. Khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích ................................................................15
1.8. Tổ chức Hội thảo, hội nghị .................................................................................15
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ...........................................................................15
1.9. Điều tra, khảo sát, thu thập và tổng hợp các thông tin, dữ liệu về hiện trạng chất
lượng nước, các nguồn nước thải chính đổ trực tiếp vào sông Đồng Nai và các
nhánh sông cấp 2 nối với sông Đồng Nai từ đập Trị An đến cửa Soài Rạp.............15
1.9.1. Tổng quan các tài liệu, số liệu liên quan đến LVHTSĐN .........................15
- Huỳnh Thị Minh Hằng. Báo cáo chuyên đề “Phân tích, đánh giá về tình - Hoàn
chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường trong vùng. Ban hành
các chính sách gắn kết với bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội trong
toàn vùng”;..............................................................................................................16
1.9.2. Tóm tắt đặc điểm kinh tế, xã hội tại LVHTSĐN........................................19
1.9.3. Đặc điểm thủy văn tại lưu vực hệ thống sông Đồng Nai............................19
1.9.4. Hiện trạng và quy hoạch sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt tại
LVHTSĐN..............................................................................................................28
1.9.5. Hiện trạng và dự báo các nguồn nước thải tại LVHTSĐN.........................31
1.9.6. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại LVHTSĐN.........................................34
1.9.7. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải tại LVHTSĐN..................60
1.9.8. Điều tra, khảo sát, thu thập bổ sung các thông tin chi tiết về các nguồn xả
thải đổ trực tiếp vào sông Đồng Nai.......................................................................69
2
1.10. Đánh giá nguồn thải, hiện trạng môi trường và các tác động môi trường trên
lưu vực sông Đồng Nai tại địa bàn các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ
Chí Minh....................................................................................................................78
1.10.1. Đánh giá các nguồn thải............................................................................78
1.10.2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường lưu vực sông Đồng
Nai...........................................................................................................................89
1.10.3. Phân tích, đánh giá các tác động môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng
Nai.........................................................................................................................100
1.11. Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước lưu vực sông Đồng Nai.......105
1.11.1. Xác định các vấn đề ưu tiên cần giải quyết liên quan đến kiểm soát ô
nhiễm nước lưu vực sông Đồng Nai.....................................................................105
1.11.2. Đề xuất một số biện pháp công trình nhằm kiểm soát ô nhiễm nước lưu
vực hệ thống sông Đồng Nai................................................................................105
1.11.3. Đề xuất một số biện pháp phi công trình nhằm kiểm soát ô nhiễm nước
lưu vực hệ thống sông Đồng Nai..........................................................................108
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường trong vùng. Ban
hành các chính sách gắn kết với bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội
trong toàn vùng;....................................................................................................109
KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ.............................................................................................112
1.12. Kết luận............................................................................................................112
1.13. Kiến nghị..........................................................................................................112
BÁO CÁO CHI TIẾT VỀ KINH PHÍ THỰC HIỆN...................................................112
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1. SẢN PHẨM CỦA NHIỆM VỤ ....................................................................13
BẢNG 2: DÒNG CHẢY NĂM TRUNG BÌNH, LỚN NHẤT, NHỎ NHẤT THEO
CÁC CHUỖI NĂM THỰC ĐO TẠI CÁC TRẠM THUỶ VĂN.................................24
BẢNG 3: CÁC ĐẶC TRƯNG DÒNG CHẢY TẠI CÁC TRẠM THUỶ VĂN VÀ
TUYẾN CÔNG TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI...............................25
BẢNG 4. LƯU LƯỢNG Ô NHIỄM (M3/NGÀY) VÀ NỒNG ĐỘ BOD (MG/L)
TRONG CÁC NGUỒN .................................................................................................31
BẢNG 5. NỒNG ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC CHẤT Ô NHIỄM CÓ TRONG NƯỚC
THẢI CÔNG NGHIỆP ..................................................................................................33
BẢNG 6. TỔNG HỢP TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM NƯỚC THẢI TỪ CÁC KCN TẠI
LVHTSĐN .....................................................................................................................33
BẢNG 7. TỔNG HỢP DỰ BÁO TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM NƯỚC THẢI TỪ CÁC
KCN TẠI LVHTSĐN ĐẾN NĂM 2020........................................................................34
BẢNG 8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC BIỂN VEN BỜ TẠI TỈNH NINH THUẬN
.........................................................................................................................................41
BẢNG 9. VỊ TRÍ LẤY MẪU NƯỚC BIỂN VEN BỜ TẠI TỈNH NINH THUẬN.....42
BẢNG 10. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC BIỂN VEN BỜ TẠI TỈNH BÌNH
THUẬN...........................................................................................................................42
BẢNG 11. VỊ TRÍ LẤY MẪU NƯỚC BIỂN VEN BỜ TỈNH BÌNH THUẬN...........44
BẢNG 12. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC BIỂN VEN BỜ TẠI TỈNH BÀ RỊA –
VŨNG TÀU....................................................................................................................45
BẢNG 13. VỊ TRÍ LẤY MẪU NƯỚC BIỂN VEN BỜ TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 47
BẢNG 14. KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ KHU
VỰC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ................................................................................47
BẢNG 15. KẾT QUAN QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NBVN KHU VỰC BÃI TẮM
NĂM 2008.......................................................................................................................49
BẢNG 16. TỔNG HỢP GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH THÔNG SỐ CHÍNH ĐÁNH GIÁ Ô
NHIỄM HỒ TRỊ AN.......................................................................................................56
BẢNG 17. VỊ TRÍ LẤY MẪU NƯỚC HỒ DẦU TIẾNG............................................56
BẢNG 18. HIỆN TRẠNG XLNT TẬP TRUNG TẠI MỘT SỐ KCN/KCX ĐIỂN
HÌNH PHÍA NAM..........................................................................................................61
BẢNG 19. HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KCN.........................................................................63
BẢNG 20. HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NẰM NGOÀI CÁC KCN/CCN...................................66
BẢNG 21. HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP QUY MÔ NHỎ, CÁC CƠ SỞ TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP..........................................................................................................................67
BẢNG 22. HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI
CÁC BỆNH VIỆN..........................................................................................................68
BẢNG 23. DANH SÁCH CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH ĐỔ TRỰC TIẾP RA SÔNG
ĐỒNG NAI VÀ LƯU LƯỢNG CỦA CHÚNG............................................................78
BẢNG 24. TỔNG TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI TỪ
HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP.....................................................................................82
4
BẢNG 25. TỔNG TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI TỪ
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP ĐỔ VÀO CÁC KÊNH RẠCH..................................84
BẢNG 26. TỔNG TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI TỪ
CÁC ĐÔ THỊ ĐỔ VÀO CÁC KÊNH RẠCH...............................................................85
BẢNG 27. ĐỘ MẶN MAX (G/L) TẠI MỘT SỐ ĐIỂM DỌC SÔNG ĐỒNG NAI,
SÀI GÒN, VÀM CỎ ĐÔNG TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC PHƯƠNG ÁN MÔ TẢ Ở
TRÊN.............................................................................................................................100
BẢNG 28. BOD (MG/L) BÌNH QUÂN TRONG HAI THÁNG III VÀ IV TẠI CÁC
VỊ TRÍ QUAN TRỌNG TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI, SÀI GÒN, TƯƠNG ỨNG VỚI
CÁC PHƯƠNG ÁN NÊU TRÊN ...............................................................................102
BẢNG 29. CÁC BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH NHẰM KIỂM SOÁT Ô NHIỄM VÀ
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI LVHTSĐN...............................................106
BẢNG 30. ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN PHI CÔNG TRÌNH NHẰM
PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI LVHTSĐN.......108
BẢNG 31. CHI TIẾT KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ.....................................113
BẢNG III.32. TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI TỪ CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP..................................................................................................158
BẢNG III.33. TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI TỪ CÁC
DOANH NGHIỆP NẰM NGOÀI CÁC KCN ............................................................159
BẢNG III.34. TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM TỪ NƯỚC THẢI CÁC DOANH
NGHIỆP NẰM TRONG KCN NHƯNG XẢ THẢI TRỰC TIẾP RA SÔNG, KHÔNG
QUA TRẠM XLNT CỦA KCN...................................................................................162
BẢNG III.35. TẢI LƯỢNG CÁC CHẤT Ô NHIỄM TỪ NƯỚC THẢI TỪ CÁC
DOANH NGHIỆP NẰM TRONG KCN XẢ THẢI QUA TRẠM XLNT CỦA KCN
.......................................................................................................................................165
5
DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 1. BẢN ĐỒ LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI................................19
HÌNH 2. HỆ THỐNG CÁC SÔNG THUỘC LƯU VỰC SÔNG ÐỒNG NAI............21
HÌNH 3. QUY HOẠCH HỆ THỐNG BẬC THANG THUỶ LỢI - THUỶ ĐIỆN
TRÊN LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI ...................................................22
HÌNH 4. SƠ ĐỒ HIỆN TRẠNG NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Ở HẠ LƯU LƯU
VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI..........................................................................29
HÌNH 5. SƠ ĐỒ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC TRONG TƯƠNG LAI Ở HẠ LƯU
LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI ...............................................................29
HÌNH 6. BIỂU ĐỒ BOD5 NƯỚC SÔNG ĐỒNG NAI, 1999-2006.............................35
HÌNH 7. BIỂU ĐỒ COD NƯỚC SÔNG ĐỒNG NAI, 1999 – 2006............................35
HÌNH 8. DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ SS TẠI CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC NƯỚC MẶT
TRÊN SÔNG THỊ VẢI TRONG NĂM 2008................................................................36
HÌNH 9. DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ COD TẠI CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC NƯỚC MẶT
TRÊN SÔNG THỊ VẢI TRONG NĂM 2008................................................................37
HÌNH 10. DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ BOD5 TẠI CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC NƯỚC
MẶT TRÊN SÔNG THỊ VẢI TRONG NĂM 2008......................................................38
HÌNH 11. DIỄN BIẾN COD NƯỚC SÔNG LÒNG TÀU TRONG NĂM 2008.........38
HÌNH 12. DIỄN BIẾN BOD5 NƯỚC SÔNG LÒNG TÀU TRONG NĂM 2008.......39
HÌNH 13. DIỄN BIẾN TSS NƯỚC SÔNG LÒNG TÀU TRONG NĂM 2008...........39
HÌNH 14. BIỂU ĐỒ NỒNG ĐỘ DO, TSS VÀ COD TẠI CÁC VÙNG VEN BIỂN
NINH THUẬN................................................................................................................41
HÌNH 15. DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ DO, TSS, COD TẠI CÁC VÙNG BIỂN TỈNH
BÌNH THUẬN................................................................................................................44
HÌNH 16. DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ NH4+ VÀ DẦU MỠ TẠI CÁC VÙNG BIỂN
TỈNH BÌNH THUẬN.....................................................................................................44
HÌNH 17. DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ DO, TSS, COD TẠI CÁC VÙNG BIỂN TỈNH
BRVT..............................................................................................................................46
HÌNH 18. DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ NH4+ VÀ DẦU MỠ TẠI CÁC VÙNG BIỂN
TỈNH BRVT....................................................................................................................46
HÌNH 19. DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ PB TẠI KHU VỰC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TP HỒ CHÍ MINH..........................................................................................................48
HÌNH 20. DIỄN BIẾN NỒNG ĐỘ DẦU MỠ TẠI KHU VỰC NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN TP HỒ CHÍ MINH.................................................................................................48
HÌNH 21. DIỄN BIẾN DẦU MỠ TẠI CÁC KHU VỰC BÃI TẮM TRÊN ĐỊA BÀN
TP.HCM (2008)..............................................................................................................49
HÌNH 22. DIỄN BIẾN LƯỢNG COLIFORM TẠI CÁC KHU VỰC BÃI TẮM TRÊN
ĐỊA BÀN TP.HCM........................................................................................................49
HÌNH 23: DO HỒ TRỊ AN – VỊ TRÍ CẦU LA NGÀ, 1999 - 2006.............................51
HÌNH 24. DO HỒ TRỊ AN – VỊ TRÍ GIỮA HỒ, 1999 - 2006.....................................52
HÌNH 25. DO HỒ TRỊ AN – VỊ TRÍ GẦN CỬA ĐẬP, 1999 - 2006..........................52
HÌNH 26. BOD5 HỒ TRỊ AN – VỊ TRÍ CẦU LA NGÀ, 1999 - 2006.........................53
HÌNH 27. BOD5 HỒ TRỊ AN – VỊ TRÍ GIỮA HỒ, 1999 – 2006...............................53
HÌNH 28. BOD5 HỒ TRỊ AN – VỊ TRÍ GẦN CỬA ĐẬP, 1999 - 2006......................54
HÌNH 29. COD HỒ TRỊ AN – VỊ TRÍ CẦU LA NGÀ, 1999 – 2006..........................54
6
HÌNH 30. COD HỒ TRỊ AN – VỊ TRÍ GIỮA HỒ, 1999 - 2006..................................55
HÌNH 31. COD HỒ TRỊ AN – VỊ TRÍ GẦN CỬA ĐẬP, 1999 - 2006........................55
HÌNH 32. DO HỒ DẦU TIẾNG TẠI CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC...............................58
HÌNH 33. BOD5 HỒ DẦU TIẾNG TẠI CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC..........................58
HÌNH 34. COD HỒ DẦU TIẾNG TẠI CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC............................59
HÌNH 35. SS HỒ DẦU TIẾNG TẠI CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC...............................59
HÌNH 36. NỒNG ĐỘ SS TRONG NƯỚC THẢI CÁC KCN XẢ NƯỚC THẢI TRỰC
TIẾP RA SÔNG ĐỒNG NAI.........................................................................................71
HÌNH 37. NỒNG ĐỘ COD TRONG NƯỚC THẢI CÁC KCN XẢ NƯỚC THẢI
TRỰC TIẾP RA SÔNG ĐỒNG NAI.............................................................................71
HÌNH 38. NỒNG ĐỘ BOD5 TRONG NƯỚC THẢI CÁC KCN XẢ NƯỚC THẢI
TRỰC TIẾP RA SÔNG ĐỒNGNAI..............................................................................72
HÌNH 39. NỒNG ĐỘ TỔNG P TRONG NƯỚC THẢI CÁC KCN XẢ NƯỚC THẢI
TRỰC TIẾP RA SÔNG ĐỒNG NAI.............................................................................72
HÌNH 40. NỒNG ĐỘ SS TRONG NƯỚC THẢI TỪ CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI
CÁC KCN XẢ NƯỚC THẢI TRỰC TIẾP RA SÔNG ĐỒNG NAI...........................73
HÌNH 41. NỒNG ĐỘ COD TRONG NƯỚC THẢI TỪ CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI CÁC KCN XẢ NƯỚC THẢI TRỰC TIẾP RA SÔNG ĐỒNG NAI.............73
HÌNH 42. NỒNG ĐỘ BOD5 TRONG NƯỚC THẢI TỪ CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI CÁC KCN XẢ NƯỚC THẢI TRỰC TIẾP RA SÔNG ĐỒNG NAI.............75
HÌNH 43. NỒNG ĐỘ SS TRONG NƯỚC THẢI TỪ CÁC DOANH NGHIỆP NẰM
TRONG CÁC KCN NHƯNG XẢ NƯỚC THẢI TRỰC TIẾP RA SÔNG ĐỒNG NAI
.........................................................................................................................................76
HÌNH 44. NỒNG ĐỘ COD TRONG NƯỚC THẢI TỪ CÁC DOANH NGHIỆP
NẰM TRONG CÁC KCN NHƯNG XẢ NƯỚC THẢI TRỰC TIẾP RA SÔNG
ĐỒNG NAI.....................................................................................................................76
HÌNH 45. NỒNG ĐỘ BOD5 TRONG NƯỚC THẢI TỪ CÁC DOANH NGHIỆP
NẰM TRONG CÁC KCN NHƯNG XẢ NƯỚC THẢI TRỰC TIẾP RA SÔNG
ĐỒNG NAI.....................................................................................................................77
HÌNH 46. GIAO DIỆN CỦA PHẦN MỀM ENVIMAP...............................................86
HÌNH 47. CẤU TRÚC CỦA PHẦN MỀM ENVIMAP................................................88
HÌNH 48. CẤU TRÚC LỚP BẢN ĐỒ CỦA PHẦN MỀM ENVIMAP......................88
HÌNH 49. PHÂN BỐ BOD5 TRÊN LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
(PHƯƠNG ÁN HTR)...................................................................................................104
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5
BVMT
BVTV
COD
DO
ENTEC
GIS
KCN
KCX
KDC
KTTV
KT-XH
LVHTSĐN
SG-ĐN
TN-MT
TP.HCM
UBND
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Nhu cầu oxy sinh học trong 5 ngày
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ thực vật
Nhu cầu oxy hóa học
Hàm lượng oxy hòa tan
Trung tâm Công nghệ Môi trường
Hệ thống thông tin địa lý
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Khu dân cư
Khí tượng thủy văn
Kinh tế xã hội
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
Sài Gòn-Đồng Nai
Tài nguyên và môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban Nhân dân
8
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai với diện tích tự nhiên 37.400 km 2, dân số hơn 16
triệu người, lực lượng lao động dồi dào cộng với ưu thế về vị trí địa lý, tài nguyên
thiên nhiên phong phú đã đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế với ngành chủ lực là
công nghiệp. Hiện nay, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai là một trong những vùng có
tốc độ phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung cao nhất
cả nước.
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai gồm 12 tỉnh thành có liên quan: Đắc Nông, Đắc Lắc,
Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh.
Báo cáo hiện trạng môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (LVHTSĐN) của
Tổng cục Môi trường (Cục Bảo vệ môi trường trước đây) cho thấy LVHTSĐN chịu
ảnh hưởng mạnh của nhiều nguồn tác động, đặc biệt vùng lưu vực (nằm trong 6 tỉnh
thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, có đoạn trở
thành sông “chết”.
Kết quả phân tích chất lượng nước từ năm 2000 đến nay cho thấy, ô nhiễm chủ yếu là
ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh… đặc biệt, một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại
nặng. Ô nhiễm nhất trong lưu vực chính là sông Thị Vải, nơi có một đoạn sông “chết”
dài trên 10 km. Ở đây các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống, hàm lượng thủy
ngân tại khu vực cảng Vedan, Mỹ Xuân vượt tiêu chuẩn từ 1,5 đến 4 lần, kẽm vượt 3 5 lần… Khu vực sông Vàm Cỏ (đoạn cầu Kênh Xáng - Tây Ninh) bị ô nhiễm hữu cơ
nặng nhất, chất lượng nước sông không còn đảm bảo tiêu chuẩn cho mục đích cấp
nước. Sông Sài Gòn thuộc khu vực TP.Hồ Chí Minh cũng đã bị ô nhiễm hữu cơ nặng,
đặc biệt là ô nhiễm dầu (DO) và vi sinh (Coliform). Hàm lượng DO đo được dao động
khoảng 0,03mg/l, trong khi quy định không cho phép dầu hiện diện trong nguồn nước
cung cấp sinh hoạt.
Ô nhiễm vi sinh cũng vượt 3 - 168 lần tiêu chuẩn cho phép. Khu vực nội thành với 5
hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước chính thì hầu hết cũng ô nhiễm, vào mùa khô ô
nhiễm trở nên đặc biệt nghiêm trọng, các giá trị ô nhiễm vượt tiêu chuẩn từ hàng ngàn
đến hàng chục ngàn lần…
Nguyên nhân gây ô nhiễm LVHTSĐN chính từ các nguồn nước thải (công nghiệp,
sinh hoạt, làng nghề, y tế, nông nghiệp…) và các tác động bởi hoạt động phát triển
thủy điện - thủy lợi, nông nghiệp, khai khoáng… Trong đó, nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn nhất, với tải lượng các chất gây ô nhiễm cao
9
nhất. Theo đánh giá sơ bộ thì nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu trên LVHTSĐN là do
nước thải công nghiệp với khoảng 480.000 m 3/ngày của gần 10.000 doanh nghiệp, cơ
sở thuộc 56 KCN, KCX đang hoạt động. Ngoài ra, trên LVHTSĐN có 77 khu đô thị
với dân số khoảng 8,4 triệu người, thế nhưng hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển không
tương xứng. Các đô thị này hàng ngày thải vào LVHTSĐN trung bình khoảng trên
900.000 m3 nước thải sinh hoạt. Đó là chưa kể hàng ngàn tấn rác thải mỗi ngày do khai
thác khoáng sản, hoạt động làng nghề, sinh hoạt, y tế, nông nghiệp... đã đổ xuống
LVHTSĐN.
Quyết định 187/2007/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường LVHTSĐN đến năm 2020”. Theo đó,
quyết định lên kế hoạch cho các tỉnh thành: đến năm 2010 phải cải thiện có hiệu quả
chất lượng môi trường và chất lượng nước của hệ thống sông Đồng Nai, cụ thể, 80%
các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; 40% các khu đô thị mới phải
có hệ thống xử lý nước thải tập trung; thu gom được 90% chất thải rắn sinh hoạt, 90%
chất thải rắn công nghiệp, 70% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện…. Để
đạt được mục tiêu nêu trên, các địa phương và bộ/ngành cần phối hợp thực hiện 16
nhiệm vụ thành phần với tổng kinh phí thực hiện gần 2.000 tỷ đồng, trong đó có nhiệm
vụ “Điều tra, thống kê các nguồn thải, hiện trạng môi trường và những tác động đến
môi trường trên lưu vực sông Đồng Nai”.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 157/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12
năm 2008 v/v thành lập ngay Ủy ban bảo vệ môi trường LVHTSĐN, gồm các thành
viên là lãnh đạo UBND 12 tỉnh thành trong lưu vực và các bộ ngành liên quan.
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn để quản lý tổng hợp các nguồn thải và xây dựng các
giải pháp khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm do chất thải, thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ
cho việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai, việc thực hiện nhiệm vụ “Điều tra, thống kê các nguồn thải, hiện trạng môi
trường và những tác động đến môi trường trên lưu vực sông Đồng Nai” là cần thiết và
cấp bách.
1.2. Mục tiêu của nhiệm vụ
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tổng hợp về tình hình xả thải, hiện trạng môi trường nước tại các nguồn xả
thải ra lưu vực sông, công tác bảo vệ môi trường phục vụ kiểm soát ô nhiễm và quản
lý môi trường lưu vực sông Đồng Nai, cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm
tăng cường quản lý các nguồn nước thải đổ vào sông Đồng Nai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Điều tra, khảo sát, thu thập và tổng hợp các thông tin, dữ liệu về hiện trạng chất lượng
nước, các nguồn thải và hệ thống kiểm soát ô nhiễm nguồn nước thông qua các tài liệu
hiện có và các phiếu điều tra bổ sung.
10
Đánh giá nguồn thải, hiện trạng môi trường và các tác động môi trường trên lưu vực
sông Đồng Nai dựa theo các tài liệu hiện có và kết quả điều tra, phân tích kiểm chứng
các mẫu nước thải. Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước lưu vực sông Đồng
Nai.
1.3. Đối tượng và phạm vi của nhiệm vụ
Nhiệm vụ được thực hiện tại hạ nguồn hệ thống sông Đống Nai nơi có dòng chính của
sông Đồng Nai chảy qua, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương:
- Nhiệm vụ thực hiện trên đoạn sông Đồng Nai từ đập thuỷ điện Trị An tới cửa Soài
Rạp;
- Nhiệm vụ chỉ tập trung vào các nguồn nước thải chính đổ trực tiếp vào sông Đồng
Nai và các kênh cấp 2 nối với dòng chính của sông Đồng Nai từ các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, các nhà máy, xí nhiệp, làng nghề, khu đô thị, các bệnh viện, các bãi
chôn lấp chất thải rắn thải trực tiếp vào sông Đồng Nai và các nhánh sông cấp 2 nối
với sông Đồng Nai
1.4. Nội dung công việc của nhiệm vụ
1.4.1. Điều tra, khảo sát, thu thập và tổng hợp các thông tin, dữ liệu về hiện trạng
chất lượng nước, các nguồn thải nhằm kiểm kê các nguồn nước thải chính đổ trực
tiếp vào sông Đồng Nai và các nhánh sông cấp 2 nối với sông Đồng Nai từ đập Trị
An đến cửa Soài Rạp
Thu thập, kế thừa các số liệu điều tra nguồn nước thải đổ trực tiếp vào sông Đồng Nai
và các nhánh sông cấp 2 nối với sông Đồng Nai từ đập Trị An tới cửa Soài Rạp.
Tổng kết và đánh giá các đề tài, dự án, nhiệm vụ đã và đang thực hiện liên quan đến
các nguồn nước thải do sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
Các số liệu tập trung vào các nguồn nước thải chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương,
Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh.
(1). Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến hiện trạng môi trường
- Báo cáo hiện trạng môi trường các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai;
- Kết quả quan trắc về chất lượng nước mặt trên hệ thống sông trong lưu vực trong
những năm gần đây;
- Thông tin về các nguồn thải phát sinh từ các khu công nghiệp, khu dân cư, làng nghề,
mỏ khai khoáng …;
- Thông tin về hệ thống các công trình xử lý nước thải;
11
- Thông tin về các tranh chấp, mẫu thuẫn trong khai thác sử dụng nước, tình hình quản
lý chất lượng nước, chất thải nguy hại các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai.
(2). Tổng hợp, phân tích, xử lý, phân loại các thông tin liên quan đến
- Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước;
- Công tác bảo vệ môi trường;
- Hiện trạng chất lượng nước mặt;
- Hiện trạng phân bố các nguồn xả thải, chất lượng các nguồn xả thải;
- Các công trình xử lý nước thải hiện nay và quy hoạch;
- Công tác quản lý sử dụng nước, quản lý chất lượng nước, quản lý chất thải rắn đặc
biệt là chất thải nguy hại trên lưu vực.
(3). Điều tra khảo sát tổng quan
Trên cơ cở các thông tin, tài liệu về hiện trạng môi trường và nguồn thải khu trong lưu
vực, tiến hành khảo sát tổng quan thực tế để tìm hiểu, kiểm chứng, đánh giá về các
hoạt động KT-XH liên quan đến nguồn thải và môi trường, xác định và điều chỉnh kế
hoạch và vị trí khảo sát bổ sung, thu mẫu phù hợp với thực tế mục tiêu đề ra của nhiệm
vụ.
(4). Lập phiếu điều tra, thu thập bổ sung các thông tin chi tiết về các nguồn xả thải
trên lưu vực sông Đồng Nai
(5). Điều tra khảo sát lấy mẫu phân tích bổ sung
- Điều tra, khảo sát bổ sung các nguồn nước thải chính đổ trực tiếp vào sông Đồng Nai
và các nhánh sông cấp 2 nối với sông Đồng Nai từ đập Trị An tới cửa Soài Rạp;
- Kiểm chứng các thông tin về chất lượng nước, lưu lượng các nguồn xả thải trong lưu
vực đã được điều tra từ các tài liệu, số liệu đã thu thập;
Lấy mẫu nguồn thải: Số lượng các mẫu nước thải là 114 mẫu từ các nguồn xả nước
thải trên địa bàn 03 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, và Thành phố Hồ Chí Minh với các
nội dung điều tra gồm:
+ Vị trí địa lý của các nguồn thải ra sông Đồng Nai hay ra nhánh sông cấp 2 nối với
sông Đồng Nai (Địa danh, toạ độ địa lý).
+ Đặc điểm nguồn thải (kích thước, lưu lượng).
+ Các chỉ tiêu phân tích đối vưới nước thải tối đa là 20 chỉ tiêu, tối thiểu là 12 chỉ tiêu,
các chỉ tiêu phân tích có thể thay đổi theo loại hình sản xuất và nguồn phát thải để phù
hợp với yêu cầu nghiên cứu của nhiệm vụ và giảm chi phí phân tích mẫu.
12
1.4.2. Đánh giá nguồn thải, hiện trạng môi trường và các tác động môi trường trên
lưu vực sông Đồng Nai tại địa bàn các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, và Thành phố
Hồ Chí Minh.
(1). Đánh giá, các nguồn thải
- Đánh giá tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải chính đổ trực tiếp ra sông Đồng Nai tại
địa bàn các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, và Thành phố Hồ Chí Minh;
- Đánh giá tải lượng ô nhiễm đổ ra các nhánh sông cấp 2 nối với sông Đồng Nai;
- Cập nhật các số liệu vào phần mềm quản lý dữ liệu và bản đồ hiện trạng phân bố các
nguồn thải (Tỷ lệ 1:100.000):
+ Biên tập khoa học.
+ Biên tập kỹ thuật.
+ Xây dựng bản đồ ở dạng số GIS.
+ Biên tập phục vụ chế in.
(2). Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường lưu vực sông Đồng Nai;
(3). Phân tích, đánh giá các tác động môi trường lưu vực sông Đồng Nai.
1.4.3. Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước lưu vực sông Đồng Nai
- Xác định các vấn đề ưu tiên cần giải quyết liên quan đến kiểm soát ô nhiễm nước lưu
vực sông;
- Đề xuất một số biện pháp công trình nhằm kiểm soát ô nhiễm nước lưu vực sông
Đồng Nai;
- Đề xuất một số biện pháp phi công trình nhằm kiểm soát ô nhiễm nước lưu vực sông
Đồng Nai.
1.4.4. Tổ chức hội thảo, họp chuyên gia
- Tổ chức Hội thảo về đánh giá nguồn ô nhiễm, hiện trạng môi trường và đề xuất các
giải pháp cấp bách nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường thuộc các tỉnh thuộc LVS Đồng
Nai.
- Họp chuyên gia về xây dựng các phiếu điều tra khảo sát nguồn thải và đánh giá các
thông tin số liệu về nguồn thải hiện có.
1.5. Các sản phẩm chính của nhiệm vụ
Sản phẩm của nhiệm vụ được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Sản phẩm của nhiệm vụ
13
TT
1.
2.
Yêu cầu về chất lượng
Ghi chú
sản phẩm
Báo cáo khoa học tổng hợp về kết quả Báo cáo chính; báo cáo 06 bộ
điều tra. thống kê các nguồn nước thải tóm tắt. các phụ lục số liệu.
xả thải trực tiếp ra sông Đồng Nai sơ đồ. Bản đồ và đĩa CD
khu vực hạ lưu trên địa bàn các tỉnh
Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí
Minh. Hiện trạng môi trường và
những tác động trên LVHTSĐN
(Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt) và
các phụ lục liên quan - Đĩa CD lưu
toàn bộ báo cáo và các kết quả nghiên
cứu
07 mẫu phiếu điều tra và kết quả điều Số liệu kế thừa và
tra, kiểm kê các nguồn nước thải xả kết quả mẫu nguồn nước
thải trực tiếp ra sông Đồng Nai khu thải
vực hạ lưu (350 phiếu điều tra)
Kết quả phân tích 100 mẫu nước thải Đảm bảo tính khoa học,
với 20 chỉ tiêu phân tích theo phụ lục tính pháp lý theo yêu cầu
kèm theo
của Bộ Tài nguyên và Môi
trường
Đánh giá tải lượng các nguồn thải Số liệu có đủ độ tin cậy
chính
Các biện pháp cấp bách nhằm cải Biện pháp khả thi
thiện ô nhiễm từ một số nguồn nước
thải gây ô nhiễm điển hình.
Bản đồ phân bố các nguồn thải khu Bản đồ được trình bày rõ,
vực hạ lưu sông Đồng Nai
đẹp, đầy đủ thông tin và in
màu tỷ lệ 1:100.000
Dữ liệu về nguồn thải
Phần mềm quản lý dữ liệu
thông dụng (Excel, Access
…) quản lý nguồn thải và
sơ đồ phân bố nguồn thải
chính (toạ độ VN2000).
Các báo cáo chuyên đề
Đảm bảo tính khoa học, 1 bộ
tính pháp lý theo yêu cầu
của Bộ Tài nguyên và Môi
trường
Tên sản phẩm
CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.6. Phương pháp thống kê, lập phiếu điều ra
14
Trên cơ sở thống kê các số liệu đã có sẵn có thể thu thập được các thông tin ban đầu về
nguồn ô nhiễm từ các Bộ/ngành, địa phương, các Viện/Trường, các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động tại LVHTSĐN.
Để thu thập được thông tin bổ sung, chúng tôi đã lập mẫu phiếu cho từng nhóm đối
tượng khác nhau; phối hợp với các địa phương để thu thập thông tin vào phiếu; phân
tích phiếu điều tra để lựa chọn các đối tượng cần phải điều tra kỹ hơn.
1.7. Khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích
Phương pháp này sẽ được triển khai nhằm đánh giá hiện trạng ô nhiễm, đánh giá hiệu
quả kinh tế và môi trường của các công nghệ đã được áp dụng thực tế tại các cơ sở đã
lựa chọn từ giai đoạn phân tích “Phiếu điều tra” ở trên.
Từ kết quả tài liệu thu thập được, xây dựng phương án khảo sát thực địa lấy mẫu bổ
sung và thu thập các thông tin cần thiết vào các phiếu điều tra kiểm chứng kết quả các
thông tin đã thu thập được
1.8. Tổ chức Hội thảo, hội nghị
Trên cơ sở các số liệu về hiện trạng phát thải ô nhiễm, hiện trạng áp dụng công nghệ
môi trường, đề xuất các giải pháp giảm thiểu phát sinh chất thải,… tại các địa phương,
các bộ/ngành, các Viện/Trường, các công ty đang hoạt động tại LVHTSĐN, Ban chủ
nhiệm Nhiệm vụ tổ chức hội thảo.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
1.9. Điều tra, khảo sát, thu thập và tổng hợp các thông tin, dữ liệu về hiện trạng
chất lượng nước, các nguồn nước thải chính đổ trực tiếp vào sông Đồng Nai và
các nhánh sông cấp 2 nối với sông Đồng Nai từ đập Trị An đến cửa Soài Rạp
1.9.1. Tổng quan các tài liệu, số liệu liên quan đến LVHTSĐN
1.9.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu, các thông tin, tư liệu, công việc đã thực
hiện tại LVHTSĐN
Trong những năm qua đã có nhiều đề tài, dự án khoa học liên quan đến nguồn thải ô
nhiễm, tác động môi trường và các giải pháp cải thiện môi trường đã được triển khai
tại LVHTSĐN. Các đề tài, dự án, nhiệm vụ tập trung vào các nội dung chính sau đây:
- Tính toán, đánh giá và dự báo tải lượng ô nhiễm, mức độ ô nhiễm của nước mặt do
hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp và lũ lụt.
- Xây dựng cơ sở khoa học để quản lý lưu vực sông Đồng Nai.
- Đánh giá hiện trạng, dự báo và định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên
nước mặt.
15
- Ứng dụng công cụ kinh tế để quản lý tài nguyên nước mặt.
- Đánh giá tác động môi trường tổng hợp của hoạt động công nghiệp lên môi trường
nước.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước, các phương án phòng ngừa và ứng cứu sự
cố môi trường.
Các đề tài, dự án, nhiệm vụ này nhìn chung đã có những đóng góp nhất định vào sự
nghiệp bảo vệ môi trường và những thông tin trong những đề tài này là tài liệu tham
khảo cần thiết trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
Một số đề tài, dự án, nhiệm vụ được thu thập và đánh giá trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ này như sau:
- Lâm Minh Triết. “Dự báo, đánh giá mức độ và đặc trưng ô nhiễm, xây dựng chiến
lược bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tại TP. Hồ Chí
Minh và vùng lân cận” (Đề tài cấp nhà nước KHCN07-02), 1998-1999;
- Lương Văn Thanh. “Điều tra tiềm năng, trữ lượng, chất lượng nguồn nước mặt và
hiện trạng sử dụng của tỉnh Bình Dương”, 1999;
- Phùng Chí Sỹ. “Tính toán tải lượng ô nhiễm lên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai.
Đề xuất các quy định về tải lượng cho phép xả vào từng đoạn sông”, 2000;
- Nguyễn Tất Đắc. “Cơ sở khoa học đánh giá khả năng tự làm sạch của sông Đồng
Nai”, 2000;
- Phùng Chí Sỹ. “Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nước thải công nghiệp của các cơ
sở công nghiệp và dịch vụ thải ra sông Thị Vải”. Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ
môi trường, 1999;
- Cục Môi trường. “Nghiên cứu quy hoạch môi trường vùng phục vụ phát triển bền
vững, hoàn thiện mô hình quản lý môi trường đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội, áp dụng thử nghiệm đối với Miền Đông Nam Bộ”, 2000;
- Lâm Minh Triết. “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học phục vụ quản lý thống nhất
và tổng hợp nguồn nước sông Đồng Nai” (Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước 07.07);
- Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng và CTV, Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ của Cục
Môi trường “Đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến và định hướng quy họach sử dụng
hợp lý tài nguyên nước mặt vùng Đông Nam Bộ”. 03/2001;
- Huỳnh Thị Minh Hằng. Báo cáo chuyên đề “Phân tích, đánh giá về tình - Hoàn chỉnh
hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường trong vùng. Ban hành các chính
sách gắn kết với bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội trong toàn vùng”;
- Đoàn Cảnh, Nguyễn Tiến Thắng. Báo cáo chuyên đề “Phân tích, đánh giá về đặc
điểm địa hình và khả năng, mức độ xói mòn đất trên các lưu vực sông thuộc hệ thống
sông Sài Gòn – Đồng Nai”, 12/2001;
- Mai Tuấn Anh và CTV, “Đánh giá nhận xét về hiện trạng và diễn biến chất lượng
nước của hệ thống sông Đồng Nai”, 2001;
16
- Phùng Chí Sỹ. “Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường vùng bờ biển và
biển ven bờ: Tổng hợp hiện trạng môi trường vùng Đông Nam Bộ”. Cục Môi
trường/Trung tâm Công nghệ môi trường (ENTEC), 2001;
- Phân viện Nhiệt đới Môi trường Quân sự, Viện hoá học Vật liệu Môi trường, Đề tài
“Nghiên cứu đề xuất mô hình công nghệ thích hợp nhằm quản lý tập trung chất thải
rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại vùng Kinh tế trọng điểm phiá Nam” 12/2001.
- Nguyễn Kỳ Phùng. Báo cáo chuyên đề “Phân tích, đánh giá về tình hình lũ lụt,
ngập/úng hạn hán và các ảnh hưởng của chúng đến các họat động phát triển kinh tế-xã
hội và môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai”. 06/2002;
- Tôn Thất Lãng “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS kết hợp với mô hình toán và chỉ số chất
lượng nước phục vụ công tác quản lý kiểm soát chất lượng nước hạ lưu sông Sài Gòn
– Đồng Nai”, đề tài cấp thành phố, 2002;
- Lê Trình. “Thực trạng ô nhiễm nguồn nước, phân vùng chất lượng nước và kế hoạch
hành động bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai”, 2002;
- Dự án “Môi trường lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai”. Dự án cấp Nhà nước. Chủ
nhiệm đề tài: GS.TS Lâm Minh Triết, Viện Tài nguyên và Môi trường, 2002-2003;
- Kế hoạch liên tịch “Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước sông Sài Gòn” do 3 tỉnh
Bình Dương, Tây Ninh và Tp.Hồ Chí Minh thực hiện;
- Nguyễn Đình Tuấn. Báo cáo chuyên đề “Phân tích, đánh giá về hiện trạng và dự báo
về dân số, phân bố dân cư, đô thị hóa, nhu cầu dùng nước cho sinh họat trên các tiểu
lưu vực sông thuộc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai theo các mốc thời gian năm
2001, 2010, 2020” 09/2002;
- Phùng Chí Sỹ. “Nghiên cứu đề xuất phương án phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi
trường cho nhóm cảng biển TP.Hồ Chí minh – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu”.
TP.Hồ Chí minh, 2002.
- Cục Môi trường. “Đánh giá diễn biến môi trường vùng KTTĐPN (khảo sát, kiểm kê
các nguồn thải công nghiệp)”, 2003;
- Phan Văn Hoặc, Nguyễn Kỳ Phùng. “Nghiên cứu xây dựng và hoàn chỉnh mô hình
lan truyền dầu do sự cố tràn dầu vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai”,
2003;
- Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Mỹ và CTV. Báo cáo
tổng hợp nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước “Dự án môi trường lưu vực sông Sài Gòn –
Đồng Nai”, 2003;
- Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Mỹ và CTV. Báo cáo
tổng hợp đề tài NCKH trọng điểm cấp nhà nước KC.08.08 “Ứng dụng kinh tế môi
trường để nghiên cứu đánh giá diễn biến tài nguyên môi trường trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa tại vùng KTTĐPN”, 2004;
- Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC). Đề tài “Điều tra, khảo sát và xây dựng
dự án tiền khả thi nhằm quản lý chất thải công nghiệp và nguồn nước phục vụ cho hoạt
động của Ban chỉ đạo lâm thời 11 tỉnh lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai” - 02/2004;
17
- Lâm Minh Triết. “Nghiên cứu quy hoạch môi trường miền Đông Nam Bộ”, TP.Hồ
Chí Minh, 2004;
- Cục BVMT, Chi cục BVMT Đông Nam Bộ. “Giám sát, đánh giá môi trường vùng
KTTĐPN”, 2005-2008;
- Phùng Chí Sỹ và CTV. “Đánh giá tác động môi trường tổng hợp của họat động công
nghiệp lên môi trường không khí và môi trường nước lưu vực sông Thị Vải. Đề xuất
chương trình quản lý và giám sát môi trường”. Vụ thẩm định và ĐTM/ Trung tâm
Công nghệ môi trường (ENTEC), 2006-2007;
- Trần Hồng Thái. “Dự án quy họach tài nguyên nước vùng Kinh tế trọng điểm phía
Nam”. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Bộ TN-MT, 2008;
- Trần Minh Chí. “ Nghiên cứu, đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Thị
Tính dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương”. Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, 2006-2008;
- Cục Bảo vệ Môi trường. “ Điều tra, khảo sát, xây dựng phương án bảo vệ môi trường
đáp ứng quy họach khai thác và sử dụng tài nguyên tại 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc
bộ, Miền Trung và phía Nam (phần vùng KTTĐ phía Nam)”. Cục BVMT phối hợp
với Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), 2007-2008;
- Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC). “Điều tra, đánh giá các nguồn thải, đề
xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, 2007-2009.
Ngoài ra còn nhiều đề tài, dự án nhiệm vụ liên quan được triển khai thực hiện ở tửng
địa phương thuộc LVHTSĐN trong thời gian qua, đặc biệt các địa phương hạ lưu như
TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
1.9.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến LVHTSĐN đã được ban hành
Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ/ngành và địa phương đã ban hành nhiều văn
bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý môi
trường lưu vực sông nói riêng, trong đó có lưu vực hệ thống sông Đồng Nai. Cụ thể
như sau:
- Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực
sông.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ vế việc
phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến
2020”;
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NG/TW của
Bộ Chính trị;
- Quyết định 328/2005/QĐ-TTg ngày 12/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê
duyệt Kế hoạch Quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010;
18
- Quyết định 187/2007/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm
2020”;
- Quyết định số 157/2008/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về v/v thành lập Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai;
- Quyết định số 01/QĐ-UBSĐN ngày 19 tháng 11 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban Bảo
vệ Môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai v/v ban hành Quy chế làm việc của
Ủy ban Bảo vệ Môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai;
- Công văn số 207/BTNMT-BVMT ngày 13/01/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
1.9.2. Tóm tắt đặc điểm kinh tế, xã hội tại LVHTSĐN
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH từ nay đến năm 2020, điểm xuất phát đã có
nhiều thay đổi và bối cảnh phát triển mới của lưu vực đã có những nhân tố tác động
mới quan trọng. Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg về Phương
hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm
2010 và tầm nhìn đến 2020; đặc biệt Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số
53/2005/NQ/TW về Phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng
Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, mở ra
hướng phát triển mới cho vùng KTTĐPN nói riêng và lưu vực hệ thống sông Đồng
Nai nói chung. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nước ta
ngày càng sâu rộng (nước ta đã gia nhập tổ chức WTO), tạo nên có những cơ hội và
thách thức mới đối với quá trình phát triển bền vững của vùng.
Cùng với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị làm thay đổi bộ mặt đô thị của các
địa phương trong lưu vực, việc phát triển đô thị chưa được quan tâm đầu tư cơ sở hạ
tầng đồng bộ nên đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Nhiều vấn đề môi trường
đô thị đang xảy ra nhưng vẫn chưa thể khắc phục được trong một thời gian ngắn do
chưa có sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng tốt.
1.9.3. Đặc điểm thủy văn tại lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
1.9.3.1. Hệ thống sông
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai gồm 12 tỉnh thành có liên quan: Đắc Nông, Đắc Lắc,
Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh.
Hình 1. Bản đồ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
19
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai với diện tích khoảng 40.000 km 2 và các lưu vực
sông nhỏ ven biển. Các lưu vực sông này có các đặc trưng riêng biệt và hoàn toàn độc
lập nhau về mặt lưu vực. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các lưu vực sông ven
biển có sự liên hệ rất chặt chẽ với lưu vực sông Đồng Nai về mặt sử dụng nguồn nước.
Do đó, khi nghiên cứu đến lưu vực sông Đồng Nai cũng cần thiết phải xem xét đến các
lưu vực sông ven biển.
20
Hình 2. Hệ thống các sông thuộc lưu vực sông Ðồng Nai
Hệ thống các sông thuộc lưu vực sông Ðồng Nai gồm sông chính là Ðồng Nai và 4
sông phụ là La Ngà, sông Bé, Sài Gòn và Vàm Cỏ. Sông Vàm Cỏ bao gồm Vàm Cỏ
Ðông và Vàm Cỏ Tây. Tuy nhiên, do sông Vàm Cỏ Tây có quan hệ mật thiết với Đồng
Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hơn, nên theo phân chia hiện nay, lưu vực sông Ðồng
Nai được xác định là đến bờ của sông Vàm Cỏ Ðông, diện tích lưu vực 37.400 km 2.
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có thể phân thành 2 phần lưu vực chính đó là:
- Phần thượng trung lưu bao gồm toàn bộ diện tích nằm ở phía trên hợp lưu Đồng Nai,
sông Bé và phần thượng lưu của sông Sài Gòn kể từ tuyến đập hồ Dầu Tiếng. Thượng
trung lưu có đặc trưng là vùng đất cao, đồi núi và là nơi có khả năng xây dựng các
công trình hồ chứa lớn, vừa và nhỏ nhằm phục vụ phát triển thủy điện, tưới, và cấp
nước, ... Đối với phần thượng trung lưu lưu vực sông Đồng Nai không bị ảnh hưởng
bởi triều, là nơi có chế độ dòng chảy ảnh hưởng lớn bởi việc điều tiết của các hệ thống
công trình hồ chứa lớn;
- Phần hạ lưu Đồng Nai - Sài Gòn - Vàm Cỏ là phần còn lại của lưu vực. Phần hạ lưu
bao gồm diện tích đất đai các tỉnh thành như Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương, Tây Ninh, Long An có đặc trưng là vùng đất thấp chịu tác động của triều, mặn
và là nơi tập trung phần lớn dân cư, các khu đô thị, khu công nghiệp và cũng là nơi có
nhu cầu sử dụng nước cao nhất trong lưu vực. Vùng hạ lưu, chế độ dòng chảy ngoài
việc bị ảnh hưởng bởi dòng chảy ở phía thượng lưu, vùng này bị ảnh hưởng bởi chế độ
triều từ Vũng Tàu.
1.9.3.2. Hệ thống các hồ chứa thủy lợi và thủy điện
Trong hệ thống công trình trên lưu vực, ngoài các công trình nhỏ nằm ở các nhánh
sông suối, đáng kể nhất các các hồ chứa lớn trên lưu vực bao gồm hồ chứa Dầu Tiếng
trên sông Sài Gòn, hồ chứa Đơn Dương, Trị An trên sông Đồng Nai, hồ chứa Thác
Mơ, Cần Đơn trên sông Bé, hồ chứa Hàm Thuận Đa Mi trên sông La Ngà, ...
21
Để khai thác nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế, trên lưu vực sông Đồng Nai
(LVSĐN) đã xây dựng nhiều công trình như hồ chứa, trạm bơm, nhà máy thủy điện,
… Đến nay đã xây dựng được nhiều công trình tưới cho khoảng 497.192 ha cây trồng
các loại. Đã xây dựng 5 nhà máy thủy điện là Đa Nhim, Trị An, Thác Mơ, Hàm Thuận
- Đa Mi, Cần Đơn với tổng công suất lắp máy là 1.254 MW. Hiện nay trên lưu vực có
nhiều nhà máy cấp nước sinh hoạt cho khoảng 6.977.000 người sống tại các đô thị với
tổng công suất cấp nước vào khoảng 1.350.000 m3/ngày.
Quy hoạch hệ thống bậc thang thuỷ lợi - thuỷ điện trên lưu vực hệ thống sông Đồng
Nai được trình bày trong hình 3:
Hình 3. Quy hoạch hệ thống bậc thang thuỷ lợi - thuỷ điện trên lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai
Các công trình thuỷ điện trên hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn gồm có:
- Các công trình đã đưa vào vận hành:
+ Đa Nhim công suất 160 MW (xây dựng trước năm 1975);
+ Trị An công suất 400 MW;
+ Thác Mơ công suất 150 MW;
+ Hàm Thuận công suất 300 MW;
+ Đak Mi công suất 175 MW;
+ Cần Đơn công suất 72 MW;
- Các công trình đang xây dựng:
22
+ Đại Ninh công suất 300 MW khởi công tháng 5 năm 2003 hoàn thành tháng 12-2007
+ Srok Phu Miêng công suất 51 MW khởi công tháng 11 năm 2003, hoàn thành tháng
3 năm 2007
+ Đồng Nai 3+4 công suất 510 MW: Đồng Nai 3 công suất 180 MW khởi công tháng
12- 2004, hoàn thành quý 4/2008; Đồng Nai 4 công suất 340 MW khởi công tháng 122004, hoàn thành năm 2009
- Các công trình chuẩn bị đầu tư:
+ Đồng Nai 5 công suất 173MW;
+ DakTih công suất 72 MW;
+ Bảo Lộc công suất 24 MW;
+ Đồng Nai 2 công suất 78 MW;
+ Đồng Nai 6 công suất 180MW;
+ Đồng Nai 8 công suất 195MW;
+ La Ngâu công suất 36 MW.
Như vậy, ngoài các dự án đã và đang xây dựng còn lại các dự án đang nghiên cứu khả
thi và nghiên cứu quy hoạch.
1.9.3.3. Điều kiện thuỷ văn lưu vực sông Đồng Nai
(1). Đặc điểm chung dòng chảy mặt
Dòng chảy mặt trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai chịu sự chi phối chủ yếu của chế
độ mưa nên cũng biến đổi rất sâu sắc theo không gian và thời gian. Theo không gian,
bên cạnh đó có những nơi lớp dòng chảy nhỏ, biến động cao, thì có những nơi lớp
dòng chảy dồi dào và ít biến động hơn. Theo thời gian, dòng chảy được phân chia
thành 2 mùa rõ rệt, với mùa lũ thường chậm hơn mùa mưa 1 – 2 tháng và mùa kiệt
trùng với mùa khô. Hàng năm, mùa lũ bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI,
kéo dài 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian này không đều ở từng vùng. Mùa kiệt thường
duy trì trong khoảng từ tháng XII – V, với tháng kiệt nhất rơi vào tháng III hoặc tháng
IV, thậm chí tháng V. Những năm có kiệt rơi vào tháng V là những năm cực hạn, như
năm 1977, 1998. Tuỳ cấp diện tích lưu vực, nhưng nhìn chung sự chênh lệch dòng
chảy lũ – kiệt rất lớn, từ 5 – 20 lần, thậm chí hơn. Sự chú ý chênh lệch giữa ngày kiệt
nhất và lũ cao nhất vì thế càng lớn hơn nhiều, từ 50 – 200 lần, thậm chí 500 lần. Sự
phân hoá mạnh mẽ giữa dòng chảy 2 mùa dẫn đến hướng khai thác tối ưu nguồn nước
trên toàn lưu vực là phải bằng các hồ chứa điều tiết có chu kỳ dài, ít ra là điều tiết năm.
Một hệ thống khai thác kiểu bậc thang trên hệ thống sông Đồng Nai là rất có lợi về
mặt sử dụng tài nguyên nước.
(2). Phân bố dòng chảy mặt theo không gian
23
Theo không gian, cũng như chế độ mưa, chế độ dòng chảy trên lưu vực cũng có sự
phân hoá rất sâu sắc. Các phân tích sau đây dựa trên các đặc trưng cơ bản là modul
dòng chảy (M – l/s.km2).
Modul dòng chảy trung bình toàn LVĐN khoảng 25 l/s.km 2, tương đương lớp dòng
chảy 805 mm, trên tổng lớp nước mưa trung bình 1950 mm, đạt hệ số dòng chảy 0,40
thuộc loại có dòng chảy trung bình của nước ta.
Bảng 2: Dòng chảy năm trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất theo các chuỗi năm thực đo
tại các trạm thuỷ văn
Trạm
Đơn
Dương
Thanh
Bình
Đại
Nga
Tà Pao
Phú
Điền
Tà Lài
Trị An
Phước
Long
Phước
Hoà
Lộc
Ninh
Cần
Đăng
Dầu
Tiếng
Lá
Buông
Sông
Luỹ
F
(km2)
N
Qbq
Mbq
Qmax
Mmax
Qmin
Mmin
Năm
Năm
3
2
3
2
3
(m /s) (l/skm ) (m /s) (l/skm )
(m /s) (l/skm2)
775
56 21.8
28.2
40.6
52.4
1942 11.2
14.5
1961
294
21 8.94
30.4
13.5
45.9
1999 6.82
23.2
1988
374
23 18.6
49.8
24.9
66.6
1999 12.3
32.9
1988
2000
26 77.6
38.8
107.4
53.7
1999 47.5
23.8
1977
3060
8
40.8
159.8
52.2
1994 94.7
30.9
1988
8850 14 347.2
14025 9 542.3
39.2
38.7
498
649
56.3
46.3
1999 237.3
1986 460.8
26.8
32.9
1988
1985
2215
25 103.1
46.5
178.1
80.4
1999 58.4
26.4
1977
5765
25 223
38.7
333.5
57.8
1999 16.1
20.1
1977
500
10 11.6
23.3
16.4
32.7
1983 8.61
17.2
1979
617
24 12.2
19.7
21.7
35.1
1999 5.9
9.56
1979
2700
4
20.5
65.6
24.3
1980 49.1
18.2
1979
264
12 7.6
28.8
11
41.6
1980 6.09
23.1
1987
982
20 16.5
16.8
33.9
34.5
1999 7
7.13
1982
125
55.3
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường tổng hợp, 2009
Lưu vực Vàm Cỏ Đông, hạ Đồng Nai – Sài Gòn là nơi cho module dòng chảy nhỏ
nhất trên lưu vực, khoảng 15 – 20 l/s.km 2. Khu vực hạ Đa Nhim cũng có module từ 20
– 22 l/s.km2. Đây là những vùng cho hiệu suất dòng chảy kém nhất, từ 30 – 35% lượng
mưa. Trung lưu sông Đồng Nai, thượng lưu sông La Ngà và thượng lưu sông Bé là các
24