Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn xã trương lương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

TRIỆU VĂN QUYỀN
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO HỘ NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ XÃ TRƯƠNG LƯƠNG, HUYỆN HÒA AN,
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

TRIỆU VĂN QUYỀN
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO HỘ NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ XÃ TRƯƠNG LƯƠNG, HUYỆN HÒA AN,
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K44 – KTNN

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 – 2016


Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Châu

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

TRIỆU VĂN QUYỀN
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO HỘ NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ XÃ TRƯƠNG LƯƠNG, HUYỆN HÒA AN,
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K44 – KTNN

Khoa


: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 – 2016

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Châu

Thái Nguyên, năm 2016


ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh
viên, giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những
kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường vào thực tế, tạo điều kiện cho sinh
viên khi ra trường được trang bị đầy đủ cả kiến thức lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu
cầu thực tiễn.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và được sự đồng ý của ban Giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, em tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài:“Giải pháp giảm nghèo bền vững cho
hộ nông dân trên địa bàn xã Trương Lương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
Có được kết quả này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh
Tế & Phát triển nông thôn, cùng tất cả các thầy - cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ
nhiệt tình của cô Ths.NguyễnThị Châu là người trực tiếp hướng dẫn luận văn tốt
nghiệp của em, cô luôn hết mình vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đã dậy dỗ chúng
em trưởng thành như ngày hôm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cô, các chú, các bác, các anh chị đang làm việc

tại Ủy ban nhân dân xã Trương Lương đã giúp đỡ em nhiệt tình để em hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Cám ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập và trong thời gian thực tập.
Trong suốt thời gian thực tập và làm đề tài em đã cố gắng hết mình nhưng do
trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân chưa có nhiều, kiến thức còn hạn chế vì vậy
bản khoá luận này không tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm. Em rất mong được
sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bản
khoá luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Triệu Văn Quyền


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ..................... 10
Bảng 3.1 Chỉ tiêu số lượng mẫu điều tra ................................................................ 27
Bảng 3.2. Mô tả các biến sử dụng trong hàm ......................................................... 29
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Trương Lương qua 3 năm (2013 - 2015)
.............................................................................................................................. 32
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính qua 3 năm ......... 36
Bảng 4.3 Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2013-2015 .................................. 38
Bảng 4.4. Tình hình dân số và lao động của xã Trương Lương 3 năm qua ............. 44
Bảng 4.5. Tổng hợp hộ xã Trương Lương Giai đoạn (2013-2015) ......................... 47
Bảng 4.6. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, TB-Khá của xã năm 2015. .......................... 49
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2013-2015 .................. 51
Bảng 4.8. Số tiền và số hộ được hỗ trợ tiền tiện 3 năm 2013-2015......................... 53
Bảng 4.9. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp của xã Trương Lương ............. 54

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 ..... 55
Bảng 4.11. Số liệu hộ nghèo, hộ thoát nghèo và cận nghèo của xã Trương Lương
giai đoạn (2011-2016) ........................................................................................... 57
Bảng 4.12. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .................................................... 58
Bảng 4.13. Cơ cấu nhân khẩu, lao động của nhóm hộ điều tra. .............................. 59
Bảng 4.14. Cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ điều tra............................................. 60
Bảng 4.16. Các khoản chi phí sản xuất của nhóm hộ điều tra. ................................ 62
Bảng 4.17. Giá trị sản xuất của nhóm hộ điều tra. .................................................. 63
Bảng 4.18. Đánh giá nguyên nhân nghèo đói tại các nhóm hộ điều tra................... 64
Bảng 4.19. Nguyện vọng của các hộ điều tra ......................................................... 67
Bảng 4.20. Kết quả hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ...................... 68


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Các nhân tố của sự đói nghèo (Phil Bartle) ............................................ 11
Hình 1.2: Mô hình phát triển bền vững (theo vietnamreview.com) ....................... 18
Hình 4.1: Biểu đồ số lượng hộ của các nhóm hộ .................................................... 48


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

ADB


Ngân hàng phát triển Châu á

ATGT

An toàn giao thông

BHYT

Bảo hiểm y tế

CHQS

Chỉ huy quân sự

CT

Chương Trình

DTTS

Dân tộc thiểu số

HS-SV

Học sinh- Sinh viên

HDI

Chỉ số phát triển con người


HPI

Chỉ số nghèo khổ tổng hợp

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

LĐXK

Lao động xuất khẩu

MPI

Chỉ số nghèo đa chiều

NS&VSMT

Nước sạch và vệ sinh môi trường

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UNDP


Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

WB

Ngân hàng thế giới

WHO

Tổ chức y tế thế giới


vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v
MỤC LỤC .............................................................................................................vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiệu cụ thể .............................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .................................................................................. 3
1.4. Bố cục của đề tài............................................................................................... 4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm về hộ nông dân ............................................................................. 5
2.1.2. Khái niệm về nghèo và tiêu chuẩn nghèo ...................................................... 6
2.1.3. Các nguyên nhân của đói nghèo ................................................................... 11
2.1.4. Giảm nghèo bền vững .................................................................................. 16
2.2. Cơ sở thực tiễn giảm nghèo trên thế giới và Việt Nam .................................... 19
2.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới ......................................................... 19
2.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam .......................................................... 21
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho giảm nghèo bền vững tại xã Trương Lương ..... 24
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU .. 25
3.1. Đối tượng và phạm vi nguyên cứu .................................................................. 25


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của cô giáo Ths. Nguyễn Thị Châu.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa hề
được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Khóa luận đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin
trích dẫn trong khóa luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Sinh viên


Triệu Văn Quyền


viii
5.1.1. Định hướng giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn xã
Trương Lương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ...................................................... 70
5.1.2. Mục tiêu giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Trương
Lương giai đoạn 2016 - 2021 ................................................................................. 72
5.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Trương Lương .................................... 73
5.2.1. Nhóm các giải pháp chung ........................................................................... 73
5.2.2.Nhóm các giải pháp cụ thể ............................................................................ 75
5.2.3 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực nội sinh đối với các hộ nông dân xã
Trương Lương ....................................................................................................... 83
5.2.4 Nhóm các giải pháp đối với các hộ nghèo DTTS .......................................... 83
5.3. Kết luận ......................................................................................................... 84
5.4. Kiến nghị ........................................................................................................ 86
5.4.1 Đối với chính quyền và các ban ngành đoàn thể............................................ 86
5.4.2. Đối với các hộ nghèo ................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo đang là vấn đền xã hội bức xúc và nóng bỏng của tất cả các nước
trên thế giới, là vấn đề được các chính phủ các quốc gia, các tổ chức quốc tế quan

tâm để tìm giải pháp hạn chế và tiến tới xóa nạn đói nghèo trên phạm vi toàn cầu.
Xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm để đảm bảo công bằng xã hội
và tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là một trong những quốc gia tỷ lệ đói nghèo còn
cao vì vậy xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một nền kinh tế
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, thực hiện xóa đói, giảm nghèo
trong từng bước phát triển, đảm bảo công bằng xã hội, thể hiện tính ưu việt của xã
hội chủ nghĩa, có ý nghĩa nhân văn, văn hóa sâu sắc.
Trong suốt hơn 30 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn,
được thế giới ghi nhận về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Đất nước ta từ một nước
thiếu lương thực đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo và là một trong ba nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên số người nghèo của Việt Nam vẫn còn lớn, tỷ lệ
hộ nghèo vẫn còn tồn tại chủ yếu tập chung ở khu vực nông thôn, vùng sâu vũng xa,
dân tộc thiểu số (DTTS). Vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay là phải giúp họ thoát nghèo
và đó cũng là những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong thời gian tới.
Trương Lương là một trong những xã nghèo nhất thuộc huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng, trải qua quá trình xây dựng và phát triển, xã Trương Lương đã có những
chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, kinh tế kém phát triển, đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, bộ mặt nông thôn chưa mấy khởi sắc. Đến
năm 2015, toàn xã Trương Lương còn 13,13% hộ nghèo. Công tác xóa đói giảm
nghèo còn kém, vì vậy xóa đói, giảm nghèo đang là vẫn đề rất cần thiết đối với xã.
Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và mục tiêu
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới thì vấn đề xóa đói, giảm
nghèo được ưu tiên thực hiện hàng đầu. Nhưng để xóa đói giảm nghèo cần phải làm


2

như thế nào? Và bắt đầu từ đâu? Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo?
Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính? Để từ đó tìm ra được giải pháp thiết thực,

hiệu quả nhất để giúp người dân thoát cảnh nghèo, không tái nghèo, có cuộc sống
ổn định lâu dài, có như vậy nền kinh tế xã hội trên địa bàn xã Trương Lương, huyện
Hòa An, tỉnh Cao Bằng nói riêng và đất nước ta nói chung có cơ hội phát triển bắt
kịp bạn bè các tỉnh trong nước cùng thế giới.
Đã có nhiều tác giả, nhà khoa học nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến xóa
đói, giảm nghèo nhưng các công trình nghiên cứu chưa hoặc không nhấn mạnh, phân
tích sâu vào giảm nghèo theo hướng bền vững, không nghiên cứu tổng thể về công tác
giảm nghèo, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp mang tính bền vững cao và định
hướng lâu dài, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng giai đoạn đến năm 2020.
Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ
nông dân trên địa bàn xã Trương Lương - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đói nghèo của các hộ nông dân xã Trương
Lương, đề xuất giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân góp phần
quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tiến tới xóa đói giảm
nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong xã Trương Lương nói
riêng và huyện Hòa An nói chung.
1.2.2. Mục tiệu cụ thể
- Hệ thống hóa được các lý luận và thực tiễn về giảm nghèo và giảm nghèo
bền vững.
- Đánh giá thực trạng nghèo, giảm nghèo của các hộ nông dân xã Trương
Lương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của hộ nông dân xã Trương Lương,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.


3

- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo bền vững cho hộ

nông dân xã Trương Lương. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
dân trong những năm tiếp theo.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu đề tài là cơ hội để cho sinh viên thực hành những kiến thức đã học,
áp dụng kiến thức vào thực tế, là khung chương trình mà bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra
có tính chất tất yếu giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tế.
Nghiên cứu đề tài đòi hỏi sinh viên phải vận dụng nhiều kiến thức đã học
để đưa vào thực tế, kỹ năng đặt câu hỏi khai thác thông tin, các phương pháp
PRA, khả năng phân tích xử lý số liệu, sự tổng hợp và đưa ra lý luận từ những
vấn đề thực tiễn...
Nghiên cứu đề tài được xem như bài học thực tế đầu tiên giúp cho sinh viên
làm quen khi bắt tay vào thực tế, nó là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức mà sinh
viên phải đối mặt và trải qua trước khi ra trường và bắt tay vào công việc, nghề
nghiệp của mình sau này.
Đây là đề tài nghiên cứu có tính chất cấp thiết và quan trọng hàng đầu trong
các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của thế giới cũng như Việt Nam. Bởi
trong các vấn đề của xã hội thì nghèo đói được xem là gốc dễ dẫn tới nhiều những
vấn đề khác của cuộc sống. Nó là một mắt xích trong vòng luẩn quẩn của các vấn
đề xã hội.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài sẽ góp phần vào việc đánh giá thực trạng đói nghèo tại địa phương,
những nguyên nhân nghèo đói, hiệu quả của các chính sách, chương trình triển khai
tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con địa phương.
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở tham khảo giúp chính quyền và ban
ngành đoàn thể trong xã đưa ra được những biện pháp giảm nghèo có hiệu quả sát
với điều kiện thực tế địa phương.


4


1.4. Bố cục của đề tài
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5: Định hướng và giải pháp


5

PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về hộ nông dân
2.1.1.1. Khái niệm về hộ
Hộ đã có từ rất lâu đời, cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua mỗi
thời kỳ kinh tế khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau xong vẫn có bản chất chung đó là “Sự hoạt động sản xuất kinh doanh của
các thành viên trong gia đình cố gắng làm sao tạo ra nhiều của cải vật chất để nuôi
sống và tăng thêm tích lũy cho gia đình và xã hội”. Qua nguyên cứu cho thấy có
nhiều quan niệm của các nhà khoa học về hộ:
- Theo Liên hợp quốc “Hộ là những người cùng sống chung trong một mái
nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.
- Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ “Hộ là tất cả những
người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người
cùng chung huyết tộc và những người làm công”.
- Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan (năm 1980)
các đại biểu nhất trí cho rằng: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản
xuất, tiêu dùng, xem như là một đơn vị kinh tế”[8]. Đây mới chủ yếu nêu lên những

khái niệm hộ tiêu biểu nhất, mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác hoặc tổng hợp
khái quát chung nhưng vẫn còn có chỗ chưa đồng nhất. Tuy nhiên từ các quan niệm
trên cho thấy hộ được hiểu như sau:
- Hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có chung
huyết thống.
- Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế), có nguồn lao động và
phân công lao động chung, có chương trình kế hoạch sản xuất kinh doanh, có vốn
chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân phối
lợi ích theo thỏa thuận có tính chất gia đình. Hộ không phải là một thành phần kinh


6

tế đồng nhất mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể, Nhà
nước…
- Hộ không đồng nhất với gia đình mặc dù cùng chung huyết thống vì hộ là
một đơn vị kinh tế riêng, còn gia đình có thể không phải là một đơn vị kinh tế.
2.1.1.2. Hộ nông dân
Về hộ nông dân, Nhà khoa học Traianốp cho rằng “Hộ nông dân là đơn vị
sản xuất rất ổn định” và ông coi “Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và
phát triển nông nghiệp” [11]. Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ
nông dân. Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: “Nông hộ là tế
bào kinh tế của xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”
[12]. Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả và theo
nhận thức của cá nhân, tôi cho rằng: - “Hộ nông dân là những hộ sinh sống ở vùng
nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh
sống chủ yếu bằng nghề nông, ngoài hoạt động nông nghiệp hộ nông dân còn tham
gia hoạt động phi nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ …) ở
các mức độ khác nhau.
2.1.2. Khái niệm về nghèo và tiêu chuẩn nghèo

2.1.2.1. Khái niệm về nghèo
Trên thế giới nghèo được quan niệm:
Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra khái niệm về nghèo đói là: “Đói nghèo là sự
thiếu hụt không thể chấp nhận được trong phúc lợi xã hội của con người, bao gồm
cả khía cạnh sinh lý học và xã hội học” [17].
Từ khái niệm trên, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã đưa ra khái niệm
nghèo như sau:
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn nhu
cầu cơ bản, tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình
của cộng đồng xét trên mọi phương diện” [17].
Liên hợp quốc đã đưa ra hai khái niệm nghèo là nghèo tuyệt đối và nghèo
tương đối như sau:


ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh
viên, giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những
kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường vào thực tế, tạo điều kiện cho sinh
viên khi ra trường được trang bị đầy đủ cả kiến thức lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu
cầu thực tiễn.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và được sự đồng ý của ban Giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, em tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài:“Giải pháp giảm nghèo bền vững cho
hộ nông dân trên địa bàn xã Trương Lương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
Có được kết quả này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh
Tế & Phát triển nông thôn, cùng tất cả các thầy - cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ
nhiệt tình của cô Ths.NguyễnThị Châu là người trực tiếp hướng dẫn luận văn tốt

nghiệp của em, cô luôn hết mình vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đã dậy dỗ chúng
em trưởng thành như ngày hôm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các cô, các chú, các bác, các anh chị đang làm việc
tại Ủy ban nhân dân xã Trương Lương đã giúp đỡ em nhiệt tình để em hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Cám ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập và trong thời gian thực tập.
Trong suốt thời gian thực tập và làm đề tài em đã cố gắng hết mình nhưng do
trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân chưa có nhiều, kiến thức còn hạn chế vì vậy
bản khoá luận này không tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm. Em rất mong được
sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bản
khoá luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Triệu Văn Quyền


8

Thứ nhất là, tiêu chí chỉ số phát triển con người (HDI – Human Development
Index) của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP): Là chỉ số so sánh dựa
vào một số chỉ tiêu cơ bản như tuổi thọ dân cư trung bình, tình trạng biết chữ của
người lớn, thu nhập bình quân trên đầu người trong năm [18]. Chỉ số này được sử
dụng trong “Báo cáo phát triển con người” năm 1997 của UNDP. Bao gồm các
nhân tố cụ thể:
(i) Một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, được đo bằng tuổi thọ.
(ii) Kiến thức, được đo bằng tỉ lệ người lớn biết chữ (với quyền số 2/3) và tỉ
lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học (với quyền số 1/3).
(iii) Mức sống đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương đương

tính bằng đô-la- Mỹ.
Thứ hai là, tiêu chí đánh giá nghèo theo mức chỉ tiêu tối thiểu cho các nhu
cầu cơ bản của con người: Theo tiêu chí này, năm 1997 ngân hàng Thế giới đã đưa
ra các mức chi tiêu nhu cầu cơ bản tính theo sức mua tương đương của đại phương
so với thế giới để thỏa mãn nhu cầu sống, theo đó mức chi tối thiểu tổng quát cho
mức nghèo khổ tuyệt đối là 1 USD/người/ngày; mức nghèo là 2 USD/người/ngày
trở xuống cho các châu Mỹ latinh và vùng Caribe; mức 4USD/ngày/người trở
xuống cho những nước ở Đông Âu. Từ năm 2005, Ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF) đã áp dụng chuyển nghèo đối với các nước đang phát triển là 1,25
USD/người/ngày cho chi tiêu nhu cầu cơ bản tính theo sức mua tương đương thay
cho mức chuẩn nghèo trước đó vẫn dùng là mức 1 USD/người/ngày theo mức giá
năm 1993 [18].
Thứ ba là, chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI- Nultidimensional poverty
Index), chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI) được phát triển, ứng dụng bởi OPHDI
(Oxford Poverty and Human Development initive) trực thuộc trường đại học
Oxford, MPI thay thế chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI)đã được nêu trên các báo cáo
phát triển con người thường niên từ 1997 và được sử dụng khá phổ biến trong các


9

báo cáo về đói nghèo từ năm 2010 [23]. MPI đánh giá được một loạt các yếu tố
quyết định hay những thiếu thốn, túng quẫn theo các cấp độ của hộ gia đình trên 3
khía cạnh đó là: Giáo dục, sức khỏe và mức sống.
i. Khía cạnh Giáo dục có hai đại lượng chỉ thị đó là số năm đi học và việc
đến lớp của trẻ em.
ii. Khía cạnh sức khỏe có hai đại lượng chỉ thị đó là số trẻ em tử vong và sự
suy dinh dưỡng.
iii.Khía cạnh Mức sống có 6 đại lượng chỉ thị đó là mức sử dụng điện, đồ gia
dụng tiện ích (tiên tiến), việc sử dụng nước sạch, sàn nhà ở, nguồn năng lượng sinh

hoạt và giá trị tài sản sở hữu.
Chỉ số nghèo khổ đa chiều là một khái niệm mới được WB và UNDP
quan tâm và sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong phương
pháp xác định MPI do cần phải xác định được “điểm cắt chỉ thị” của sự nghèo
khổ cho từng đại lượng chỉ thị, trong khi các thông tin này đòi hỏi phải được xác
định khá phức tạp, nên tiêu chí hiện nay chưa được sử dụng nhiều trong các
nghiên cứu về đói nghèo.
Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo của việt Nam:
Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu vẫn còn xác định chuẩn nghèo theo chỉ tiêu
thu nhập bình quân đầu người theo tháng hoặc năm. Chỉ tiêu này được tính bằng giá
trị hoặc bằng hiện vật quy đổi, thường lấy lương thực quy thóc để đánh giá.
Tại việt nam Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội là cơ quan được chính
phủ giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện việc điều tra, khảo sát các chỉ tiêu kinh tế - xã
hội, nghiên cứu và đề xuất Chính phủ, căn cứ vào đề xuất đó Chính phủ công bố
mức chuẩn nghèo từng giai đoạn (xem bảng 1.1). Mức chuẩn nghèo giai đoạn 2016
-2020 áp dụng theo Quyết định số 59/2015/QĐ - TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận nghèo đa chiều
giai đoạn 2016 – 2020.


10

Bảng 1.1 Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ
Giai đoạn

Đơn vị tính

1. Giai đoạn 1993-1994

Hộ nghèo

<= mức

Vùng nông thôn

Kg gạo/người/tháng

15

Vùng thành thị

Kg gạo/người/tháng

20

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

Kg gạo/người/tháng

15

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du

Kg gạo/người/tháng

20

Vùng thành thị

Kg gạo/người/tháng


25

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

Đồng/người/tháng

55.000

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du

Đồng/người/tháng

70.000

Vùng thành thị

Đồng/người/tháng

90.000

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

Đồng/người/tháng

80.000

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du

Đồng/người/tháng


100.000

Vùng thành thị

Đồng/người/tháng

150.000

Vùng nông thôn

Đồng/người/tháng

200.000

Vùng thành thị

Đồng/người/tháng

260.000

Vùng nông thôn

Đồng/người/tháng

400.000

Vùng thành thị

Đồng/người/tháng


500.000

Vùng nông thôn

Đồng/người/tháng

700.000

Vùng thành thị

Đồng/người/tháng

900.000

2. Giai đoạn 1995-1997

3. Giai đoạn 1998-2000

4. Giai đoạn 2001-2005

5. Giai đoạn 2006-2010

6. Giai đoạn 2011-2015

7. Giai đoạn 2016-2020

(Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Sự thay đổi từ việc lấy mức chuẩn nghèo bằng hiện vật (gạo) sang chuẩn
nghèo bằng giá trị (tiền) đã cho thấy công cuộc giảm nghèo của Việt Nam có một



11

bước tiến mới, thể hiện sự tiến bộ trong tiêu chuẩn đánh giá đói nghèo. Mặt khác,
chuẩn nghèo Việt Nam thường xuyên được nâng lên nhằm tiếp cận với chuẩn nghèo
thế giới khẳng định sự quyết tâm xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước Việt
Nam. Gần đây, Chính phủ thường công bố thay đổi mức chuẩn nghèo 5 năm một
lần và trước kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và bầu cử Quốc hội là một căn cứ quan
trọng cho các định hướng và giải pháp và giảm nghèo trong từng giai đoạn của Việt
Nam. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế Việt Nam
cũng đang tiếp cận đến vấn đề nghèo đa chiều trong chuẩn nghèo của Việt Nam.
2.1.3. Các nguyên nhân của đói nghèo
2.1.3.1. Nguyên nhân đói nghèo trên thế giới và Việt Nam
a. Nguyên nhân đói nghèo trên thế giới

Bệnh tật

Sự thiếu hiểu
biết

Sự thờ ơ

SỰ NGHÈO
ĐÓI

Phụ thuộc

Tính không
thành thật


Hình 1.1: Các nhân tố của sự đói nghèo (Phil Bartle)


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Chuẩn nghèo của Việt Nam được xác định qua các thời kỳ..................... 10
Bảng 3.1 Chỉ tiêu số lượng mẫu điều tra ................................................................ 27
Bảng 3.2. Mô tả các biến sử dụng trong hàm ......................................................... 29
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Trương Lương qua 3 năm (2013 - 2015)
.............................................................................................................................. 32
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính qua 3 năm ......... 36
Bảng 4.3 Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2013-2015 .................................. 38
Bảng 4.4. Tình hình dân số và lao động của xã Trương Lương 3 năm qua ............. 44
Bảng 4.5. Tổng hợp hộ xã Trương Lương Giai đoạn (2013-2015) ......................... 47
Bảng 4.6. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, TB-Khá của xã năm 2015. .......................... 49
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2013-2015 .................. 51
Bảng 4.8. Số tiền và số hộ được hỗ trợ tiền tiện 3 năm 2013-2015......................... 53
Bảng 4.9. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp của xã Trương Lương ............. 54
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 ..... 55
Bảng 4.11. Số liệu hộ nghèo, hộ thoát nghèo và cận nghèo của xã Trương Lương
giai đoạn (2011-2016) ........................................................................................... 57
Bảng 4.12. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .................................................... 58
Bảng 4.13. Cơ cấu nhân khẩu, lao động của nhóm hộ điều tra. .............................. 59
Bảng 4.14. Cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ điều tra............................................. 60
Bảng 4.16. Các khoản chi phí sản xuất của nhóm hộ điều tra. ................................ 62
Bảng 4.17. Giá trị sản xuất của nhóm hộ điều tra. .................................................. 63
Bảng 4.18. Đánh giá nguyên nhân nghèo đói tại các nhóm hộ điều tra................... 64
Bảng 4.19. Nguyện vọng của các hộ điều tra ......................................................... 67
Bảng 4.20. Kết quả hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ...................... 68



13

thuộc, ỷ lại, đến khi không còn viện trợ thì không đủ khả năng ứng phó với sự thay
đổi của cuộc sống dẫn họ đến sự luẩn quẩn của sự đói nghèo [16].
Các yếu tố trên không tác động độc lập đến sự đói nghèo mà nó có sự tác
động qua lại lẫn nhau tạo ra mối quan hệ đa chiều, phức tạp: bệnh tật dẫn đến sự
thiếu hiểu biết và v.v .., sự thiếu hiểu biết dẫn đến sự thờ ơ v.v.., sự thờ ơ dẫn đến
sự thiếu trung thực v.v.., sự thiếu trung thực dẫn đến bệnh tật và phục thuộc, v.v..
b. Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam
- Nguyên nhân có tính chất lịch sử đó là:
Một là: Việt nam xuất phát từ nền nông nghiệp lạc hậu, lại phải trải qua
nhiều cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, những tổn thất về con người, về vật chất
tinh thần do chiến tranh để lại là trở ngại ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế
xã hội ở Việt Nam.
Hai là: Sau khi thống nhất, Nhà nước Việt Nam đã thi hành một số chính
sách kinh tế không thành công đã để lại tác động xấu đến nền kinh tế làm suy kiệt
nguồn lực của Nhà nước và Nhân dân.
Ba là: Các ngành sản xuất ở Việt Nam xuất phát điểm là yếu kém, cụ thể:
Sản xuất nông nghiệp đơn điệu, sản xuất công nghiệp thiếu hiệu quả, nền thương
nghiệp tư nhân không phát triển, nền thương nghiệp quốc doanh không đủ sức cung
cấp hàng hóa và dịch vụ cho nhu cầu xã hội.
Bốn là: Một bộ phận lao động dư thừa ở nông thôn không được đào tạo,
không được khuyến khích ra thành thị lao động. Thất nghiệp tăng cao trong thời
gian trước đối mới [18].
- Nguyên nhân từ thực tiễn đó là:
Một là, do chính phủ thường xuyên điều chỉnh mức chuẩn nghèo cho tiếp cận
với mức chuẩn nghèo quốc tế, đối với các nước đang phát triển hiện nay ở mức là
1USD/người/ngày.
Hai là, số lượng dân cư sống ở các vùng nông thôn cao 68,06% (năm 2012)

trong khi đó tổng sản phẩm quốc dân ở khu vực nông thôn rất thấp. Hệ số Gini là


14

0,434 và hệ số chênh lệch thu nhập giữa các nhóm thu nhập là 9,35 nên sự bất bình
đẳng cao.
Ba là, người dân, đặc biệt là nông dân chịu rủi ro của thiên tai, dịch bênh,
thất nghiệp, giá cả tăng cao, chính sách thay đổi, hệ thống hành chính kém minh
bạch, quan liêu, tham nhũng do đó nguy cơ tái nghèo cao.
Bốn là, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhưng chưa nhanh và không
đảm bảo tính bền vững. liên tục sảy ra sự không ổn định nguy cơ lạm phát và giảm
phát cao, tình trạng thất nghiệp có xu hướng gia tăng.
Năm là, có sự chênh lệch lớ về điều kiện kinh tế xã hội giữa các vùng miền,
giữa thành thị và nông thôn và giữa các dân tộc.
Sáu là, môi trường bị phá hoại ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, trong
khi đa số người nghèo lại sống nhớ vào nông nghiệp là chính. Tình trạng lạm dụng
sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp khá phổ biến, còn sử dụng các kỹ
thuật canh tác không phù hợp với việc bảo vệ môi trường, thảm thực vật bị phá
hoại, tỉ lệ che phủ rừng bị giảm do tình trạng phá rừng. Những việc làm đó làm ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng của môi trường đất, nước và tài nguyên sinh vật.
Bảy là, hiện nay hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ tại đất
nước ta với một số hiện tượng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân:
Hạn hán tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đông
Nam bộ làm đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Tám là, Đặc biệt trong thời gian gần đây nhất nước biển bị ô nhiễm dẫn đến
cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống
của bà con ngư dân các tỉnh.
Chín là, hiệu năng quản lý hành chính thấp, tình trạng thất thoát vốn đầu tư
sảy ra ở nhiều nơi, các dự án phát triển hạ tầng còn nhiều bất cập, vẫn còn nhiều dự

án “quy hoạch treo”, còn tình trạng tham ô, lãng phí, gây mất lòng tin trong nhân
dân [18].


15

c. Nguyên nhân đói nghèo của hộ nông dân
Nghiên cứu về đặc điểm của người nghèo ở nông thôn để có cách nhìn cụ thể,
thực tế hơn trong việc xác định nguyên nhân đói nghèo của nông dân và nông thôn.
Theo “Báo cáo tổng hợp Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân” của Viện
Khoa học xã hội Việt Nam- VAS thì người ở nông thôn có một số đặc tính đó là:
(i) Về nhân khẩu: Các hộ nghèo ở nông thôn đa số là các hộ có nhiều con do
ảnh hưởng quan điểm, tập tục lạc hậu và không có thói quen thực hiện kế hoạch hóa
gia đình. Một số trường hợp mới tách hộ, con nhỏ không có điều kiện sinh kế.
(ii) Về lao động và việc làm: Các hộ nông dân nghèo do hoàn cảnh thiếu lao
động hoặc thiếu việc làm trong khi đó sinh kế cua hộ gia đình chủ yếu phụ thuộc
vào sản xuất nông nghiệp và coi cây lúa là sản phẩm chủ yếu, sản xuất chỉ với mục
đích tự cung tự tiêu là chủ yếu.
(iii) Về tài sản: Do điều kiện thiếu tài sản, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, đầu
tư chăn nuôi gia súc ít thậm trí không có chăn nuôi, đầu tư cho lâm nghiệp thấp,
không tạo ra được sản phẩm hàng hóa cũng dẫn đến nghèo.
(iv) Về đất đai: Đối với các hộ nghèo một số không nhỏ là nguyên nhân thiếu
đất, đất đai có chất lượng thấp dẫn đến năng suất cây trồng thấp, diện tích đất dốc
nhiều khó canh tác, đất thường xuyên bị ngập úng hoặc khô hạn làm cho năng suất
thấp có khi mất trắng. Bên cạnh đó có thể do nguyên nhân sử dụng đất không hiệu
quả, không có hiểu biết khoa học kỹ thuật hoặc không sử dụng được các công nghệ
tiên tiến.
(v) Về vốn con người: Ở đây chúng ta nói đến sự thiếu hiểu biết, trình độ văn
hóa thấp, nhất là trong nhóm các dân tộc thiểu số. Thậm chí còn một số trường hợp
chưa hiểu tiếng Việt, không tiếp thu được khoa học kỹ thuật, không có ý thức học

hỏi do có năng lực sản xuất kém dẫn đến nghèo.
(vi) Về vốn thể chế: Các hộ nghèo ở nông thôn còn do hạn chế sự tiếp cận với
các chính sách của Nhà nước, thiếu hiểu biết về pháp luật dễ bị phải tiêu dùng
những sản phẩm dịch vụ với giá cao, nhưng chỉ bán được sản phẩm giá thấp hơn so
với giá thị trường, bị lợi dụng.


×