Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu ở hậu lộc, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

ĐINH THỊ NGUYỆT

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU,
NGHIÊN CỨU Ở HẬU LỘC, THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

ĐINH THỊ NGUYỆT

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU,
NGHIÊN CỨU Ở HẬU LỘC, THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Văn Cự

HÀ NỘI – 2016



Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. Phạm Văn Cự, không sao chép các công trình
nghiên cứu của người khác. Các số liệu và kết quả của luận văn này chưa từng được
công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Đinh Thị Nguyệt


Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................
Danh mục các bảng ...........................................................................................
Danh mục hình ..................................................................................................
Danh mục các biểu đồ .......................................................................................
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG VÀ ĐẶC
ĐIỂM KHÍ HẬU VÙNG HẬU LỘC, THANH HÓA .................................. 4
1.1

Khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng .................................................. 4

1.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng ............................. 9
1.3 Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về tính dễ bị tổn thƣơng của

nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu................................. 12
1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 12
1.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam........................................................................ 15
1.4 Đặc điểm vùng nghiên cứu và các điều kiện khí hậu liên quan đến nuôi
trồng thủy sản ở Hậu Lộc - Thanh Hóa ...................................................... 18
1.4.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu .................................................................. 18
1.4.2 Các điều kiện khí hậu liên quan đến nuôi trồng thủy sản................ 22
1.4.3 Các yếu tố liên quan đến khí hậu có ảnh hƣởng đến nuôi trồng thủy
sản ven biển Hậu Lộc .................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ
BỊ TỔN THƢƠNG CỦA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở HẬU LỘC,
THANH HÓA ................................................................................................ 33
2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 33
2.1.1 Phƣơng pháp nghiên cứu và các bƣớc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng
......................................................................................................................... 33
2.1.2 Phƣơng pháp chỉ số trong đánh giá TDBTT ..................................... 35


2.2 Xác định độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của nuôi
trồng thủy sản ven biển Hậu Lộc, Thanh Hóa ........................................... 43
2.2.1 Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy
sản ................................................................................................................... 43
2.2.2 Độ phơi nhiễm E của nuôi trồng thủy sản ven biển Hậu Lộc .......... 44
2.2.3 Độ nhạy cảm của nuôi trồng thủy sản ven biển Hậu Lộc ................ 49
2.2.4 Xác định Khả năng thích ứng của NTTS ở Hậu Lộc........................ 54
2.2.5 Áp dụng công thức tính mức độ dễ bị tổn thƣơng của NTTS Hậu Lộc
......................................................................................................................... 56
2.3 Số liệu và phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................... 56
2.3.1 Nguồn số liệu ......................................................................................... 56
2.3.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................... 57

CHƢƠNG 3: TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN Ở HẬU LỘC, THANH HÓA .............................................................. 58
3.1 Đanh giá tình hình nuôi trồng thủy sản ở năm xã ven biển ở Hậu Lộc58
3.2. Mức độ tổn thƣơng của nuôi trồng thủy sản ven biển Hậu Lộc, Thanh
Hóa .................................................................................................................. 62
3.2.1 Kết quả tính toán độ phơi nhiễm E .................................................... 63
3.2.2 Kết quả tính toán độ nhạy cảm ........................................................... 65
3.2.3 Kết quả tính toán Khả năng thích ứng .............................................. 69
3.2.4 Kết quả tính toán mức độ tổn thƣơng của NTTS ở Hậu Lộc .......... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 85
Phụ lục 1. Bản đồ các xã Đa Lộc, Hƣng Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc và Hòa Lộc
......................................................................................................................... 85
Phụ lục 2: Bảng sắp xếp các biến Độ phơi nhiễm, Độ nhạy cảm, Khả năng
thích ứng ......................................................................................................... 90


Danh mục các chữ viết tắt

BĐKH: Biến đổi khí hậu
GHCP: Giới hạn cho phép
HDI: Chỉ số phát triển con người
IPCC: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
TDBTT: Tính dễ bị tổn thương
UNDP: Cơ quan Phát triển liên hiệp quốc
UNFCCC: Công ước khung Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu



Danh mục các bảng
Bảng 1.1: Dự báo diễn biến nhiệt độ trung bình năm ở Thanh Hóa giai đoạn 20202100 ............................................................................................................................... 25
Bảng 1.2: Dự báo diễn biến lượng mưa năm ở Thanh Hóa giai đoạn 2020-2100 ........26
Bảng 1.3: Thống kê các cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng đến Thanh Hóa từ năm 2004 –
2013 ............................................................................................................................... 27
Bảng 1.4: Diện tích các loại đất bị ngập theo kịch bản nước biển dâng B2 của huyện
Hậu Lộc .........................................................................................................................31
Bảng 2.1: Bảng sắp xếp các biến thành phần theo vùng ...............................................39
Bảng 2.2: Các công thức tính chỉ số dễ bị tổn thương ..................................................41
Bảng 2.3: Quy trình xác định tính dễ bị tổn thương theo phương pháp chỉ số .............42
Bảng 2.4: Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản
ven biển..........................................................................................................................43
Bảng 2.5: Các chỉ số phơi nhiễm của NTTS ven biển ở Hậu Lộc Thanh Hóa .............47
Bảng 2.6: Các chỉ số nhạy cảm của NTTS ven biển ở Hậu Lộc Thanh Hóa ................52
Bảng 2.7: Các biến của khả năng thích ứng ..................................................................54
Bảng 3.1: Diện tích nuôi trồng thủy sản theo các mô hình nuôi năm 2013 ..................58
Bảng 3.2: Diện tích đất chuyển đổi sang NTTS từ 2004 - 2013 ...................................58
Bảng 3.3: Thông số đầu vào cho chỉ số độ phơi nhiễm E .............................................63
Bảng 3.4: Kết quả tính toán độ phơi nhiễm...................................................................64
Bảng 3.5: Thông số đầu vào của độ nhạy cảm .............................................................. 65
Bảng 3.6: Mối quan hệ giữa các biến của độ nhạy cản và tính dễ bị tổn thương..........67
Bảng 3.7: Kết quả tính toán độ nhạy cảm .....................................................................67
Bảng 3.8: Thông số đầu vào của Khả năng thích ứng ...................................................69
Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa biến phụ và biến thành phần AC3 ...................................72
Bảng 3.10: Kết quả tính toán Khả năng thích ứng ........................................................72
Bảng 3.11: Kết quả tính toán mức độ tổn thương .........................................................76


Danh mục hình
Hình 1.1: Sơ đồ cách tiếp cận kết quả .............................................................................7

Hình 1.2: Sơ đồ cách tiếp cận bối cảnh ...........................................................................8
Hình 1.3: Sơ đồ mô hình đánh giá TDBTT của NTTS cấp quốc gia ............................ 14
Hình 1.4: Sơ đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương của các loài thủy sản vùng nhiệt đới
Thái Bình Dương ...........................................................................................................15
Hình 1.5: Bản đồ huyện Hậu Lộc ..................................................................................20
Hình 1.6: Vị trí vùng nghiên cứu...................................................................................21
Hình 1.7: Bản đồ ngập do nước biển dâng của huyện Hậu Lộc đến năm 2020 ............30
Hình 1.8: Bản đồ ngập do mực nước biển dâng năm 2050 của huyện Hậu Lộc ...........30
Hình 1.9: Bản đồ ngập do mực nước biển dâng năm 2100 của huyện Hậu Lộc ...........31
Hình 2.1: Các hợp phần của TDBTT ............................................................................35
Hình 2.2: Vai trò của khả năng thích ứng .....................................................................38
Hình 2.3: Sơ đồ xác định các biến của tính dễ bị tổn thương .......................................38
Hình 3.2: Bản đồ tính dễ bị tổn thương của 5 xã...........................................................77


Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ theo dõi nhiệt độ trung bình năm từ 1980-2010 tại trạm Tĩnh Gia
.......................................................................................................................................24
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ theo dõi nhiệt độ trung bình năm từ 1980-2010 tại trạm Thanh
Hóa.................................................................................................................................24
Biểu đồ 1.3: Biểu đồ theo dõi lượng mưa trung bình năm qua các năm từ 1980-2010
tại trạm Tĩnh Gia............................................................................................................26
Biểu đồ 1.4: Biểu đồ theo dõi lượng mưa trung bình năm qua các năm từ 1980-2010
tại trạm Thanh Hóa. .......................................................................................................26
Biểu đồ 1.5: Quan trắc độ mặn trên hệ thống sông Lèn ...............................................29
Biểu đồ1.6: Quan trắc độ mặn trên hệ thống sông Lạch Trường .................................29
Biểu đồ 3.1: Biến động diện tích NTTS xã Minh Lộc ..................................................59
Biểu đồ 3.2:Biến động diện tích NTTS xã Đa Lộc .......................................................59
Biểu đồ 3.3: Biến động diện tích NTTS xã Hải Lộc .....................................................60
Biểu đồ 3.4: Biến động tỉ lệ diện tích và tỉ lệ giá trị NTTS xã Đa Lộc .........................61

Biểu đồ 3.5: Biến động tỉ lệ diện tích và tỉ lệ giá trị NTTS xã Hải Lộc........................62
Biểu đô 3.6: So sánh diện tích NTTS của xã Đa Lộc và xã Hưng lộc ..........................65
Biểu đô 3.7: So sánh giá trị NTTS của xã Hải Lộc và xã Hưng lộc ............................. 68
Biểu đồ 3.8: Sản lượng NTTS của xã Hải Lộc và xã Hưng lộc ....................................68
Biểu đô 3.9: Lao động phụ thuộc vào NTTS của xã Hải Lộc và xã Hưng lộc .............69
Biểu đồ 3.10: So sánh các điều kiện xã hội của xã Minh Lộc, Hải Lộc và Hòa Lộc ....73
Biểu đồ 3.11: Các điều kiện kinh tế liên quan đến NTTS của Minh Lộc, Hải Lộc và
Hòa Lộc .........................................................................................................................74
Biểu đồ 3.12: Hạ tầng cơ bản và hạ tầng cho NTTS của Minh Lộc, Hải Lộc và Hòa
Lộc .................................................................................................................................74
Biểu đồ 3.13: So sánh các biến E, S, AC của các xã .....................................................75


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nuôi trồng thủy sản là sinh kế quan trọng ở hầu hết các vùng ven biển và chịu tác
động trực tiếp của BĐKH. Tổn thương từ NTTS do BĐKH ảnh hưởng đến kinh tế của
các hộ dân vùng ven biển, đặc biệt là hộ nghèo. Từ đó dẫn đến các tác động về mặt xã
hội như việc không được chăm sóc y tế, không được tiếp cận giáo dục.
Tác động của BĐKH đến hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản rất khó đánh giá do
độ bất định liên quan đến quy mô và tỉ lệ những thay đổi được dự báo hay do hiểu biết
hạn chế về tác động lý sinh có thể có đến các hệ thống nuôi trồng thủy sản. Các nghiên
cứu tác động của BĐKH đến NTTS không phổ biến, có thể do vấn đề BĐKH không
được coi là vấn đề ưu tiên trong ngành công nghiệp này. Tuy nhiên việc hiểu cơ chế
của BĐKH tác động đến các hệ thống sản xuất NTTS là cần thiết để có quyết định phù
hợp về chính sách và chiến lược quản lý trong ngành NTTS.
Là một trong 6 huyện thị ven biển, Hậu Lộc nằm cách trung tâm thành phố Thanh
Hóa 25km về phía Đông Bắc, được bao bọc bởi sông Lèn ở phía bắc, sông Mã ở phía
tây, sông Cầu Sài và sông Trường Giang ở phía nam; phía đông giáp với biển Đông.
Hậu Lộc có ba dạng địa hình, vùng đồi núi, vùng đồng bằng chủ yếu là phù sa và vùng

ven biển. Vùng ven biển chiến 38,29% diện tích tự nhiên toàn huyện, nằm giữa hai
cửa lạch là Lạch Sung, và Lạch Trường, đây là hai trong số các cửa sông chính của
tỉnh Thanh Hóa. Hậu Lộc có 12km bờ biển, chiếm 11,76% chiều dài bờ biển Thanh
Hóa. Sau nhiều năm phù sa bồi đắp, Hậu Lộc có những bãi bồi rộng hàng trăm ha tạo
điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản và trồng cây chắn sóng. Hậu Lộc có
182,5ha (năm 2000) rừng phòng hộ ven biển với cây trồng chủ yếu là sú, vẹt, đang góp
phần giữ đất rất hiệu quả. Vùng bờ biển Hậu Lộc có tiềm năng để xây dựng cảng cá và
quai đê lấn biển để nuôi trồng thủy sản. Chính vì có các điều kiện thuận lợi như vậy
nên GDP ngành nông lâm thủy sản của Hậu Lộc cũng chiếm 11,7% so với toàn tỉnh,
cao hơn nhiều so với công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm có 2,37% (năm 2006 ), tỉ
trọng lao động trong ngành nông lâm thủy sản của huyện luôn chiếm hơn 70% trong
giai đoạn từ 1995 đến 2006. Phân bố dân cư của Hậu Lộc cũng tập trung cao ở các xã
ven biển, có xã chiếm tới 9,35% tổng dân số của huyện (năm 2006). Việc tập trung
1


dân số, tỉ trọng lao động cao cho thấy tầm quan trọng của ngành nông lâm thủy sản ở
vùng ven biển của huyện Hậu Lộc trong phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cũng
chính do đặc thù về địa hình ven biển nên ngành nông lâm thủy sản, nhất là nuôi trồng
thủy sản của Hậu Lộc bị chi phối bởi các yếu tố khí hậu.
Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển đã được
nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới cũng như một số nơi ở Việt Nam. Các nghiên cứu
đều chỉ ra nuôi trồng thủy sản ven biển bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu
và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá. Việc xác định được mức độ tổn
thương để đề ra các giải pháp thích ứng đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra cho ngành
thủy sản và cho các địa phương ven biển. Do đó, để góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề
này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy
sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nghiên cứu ở Hậu Lộc, Thanh Hóa“
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng

thủy sản ở các xã ven biển của huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa. Mục tiêu được xác
định trên cơ sở xem xét bối cảnh biến đổi khí hậu trong khu vực Thanh Hóa - Bắc
Trung Bộ, khả năng tiếp cận địa bàn nghiên cứu và thu thập số liệu. Mục tiêu của luận
văn hướng tới mục đích xa hơn là góp phần tạo ra những căn cứ cho việc ra quyết định
trong chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu của địa phương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Tổng quan các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương cho nuôi trồng thủy

sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam.
- Phân tích đặc điểm của phương pháp chỉ số.
- Đánh giá thực trạng nuôi trồng thủy sản và tác động của biến đổi khí hậu đến
nuôi trồng thủy sản ven biển Hậu Lộc, phân tích các điểm đặc trưng.
- Tính mức độ dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản ở các xã ven biển Hậu Lộc
theo phương pháp chỉ số.
- Thể hiện kết quả trên bản đồ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển trong bối cảnh
biến đổi khí hậu.
2


Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn 5 xã ven biển của
huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa, trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013. Nghiên cứu
không sử dụng các kịch bản biến đổi khí hậu để đánh giá cho tương lai, chỉ xem xét
đối tượng nghiên cứu trong phạm vi thời gian xác định.
5. Giới thiệu về kết cấu của luận văn:
Kết cấu của luận văn ngoài những phần không thể thiếu như phần mở đầu, kết luận,
tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn có 3 chương chính:

- Chương 1: Tổng quan về tính dễ bị tổn thương và các đặc điểm khí hậu vùng Hậu
Lộc, Thanh Hóa
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi
trồng thủy sản ở Hậu Lộc, Thanh Hóa.
- Chương 3: Tính dễ bị tổn thương của nuôi trồng thủy sản ở Hậu Lộc, Thanh Hóa

3


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
KHÍ HẬU VÙNG HẬU LỘC, THANH HÓA
1.1 Khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng
1.1.1 Khái niệm chung về tính dễ bị tổn thương
Dễ bị tổn thương là một khái niệm được tranh luận nhiều trong những thập kỉ
gần đây. Nguồn gốc của từ “dễ bị tổn thương” là khả năng có thể bị thương, do đó
định nghĩa dễ bị tổn thương cơ bản nhất là “khả năng bị thương“ hay “thiệt hại tiềm
năng”. Tuy nhiên, định nghĩa chung về tính dễ bị tổn thương không phân biệt sự thiệt
hại của các yếu tố tự nhiên, cá nhân hay xã hội. Các nghiên cứu tính dễ bị tổn thương
đều chỉ ra rằng có sự phức tạp về thuật ngữ và nhầm lẫn xung quanh đánh giá tính dễ
bị tổn thương [17, 19, 35]. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tính dễ bị tổn thương
ở các lĩnh vực kiến thức khác nhau, thậm chí là trong cùng một lĩnh vực [26]. Tuy
nhiên, có thể chỉ ra ba trường phái về tính dễ bị tổn thương. Một trường phái chú trọng
đến tính dễ bị tổn thương do tiếp xúc với các hiểm họa tự nhiên, một chú trọng đến các
tổn thương xã hội và một là kết hợp cả hai trường phái kia, xác định tính dễ bị tổn
thương chứa đựng cả hiểm họa tự nhiên và chịu tác động thích ứng của con người.
Tính dễ bị tổn thương được sử dụng trong khoa học có nguồn gốc từ nghiên cứu
địa lý và hiểm họa tự nhiên nhưng thuật ngữ này bây giờ là một khái niệm trung tâm
trong một loạt các bối cảnh nghiên cứu như quản lý thiên tai, sinh thái, sức khỏe cộng
đồng, đói nghèo và phát triển, khoa học phát triển bền vững, thay đổi sử dụng đất, các
tác động khí hậu và thích ứng.

1.1.2 Khái niệm tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
Theo khái niệm của UNFCCC đưa ra BĐKH được cho là trực tiếp hay gián tiếp
do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng
góp thêm vào BĐKH tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. BĐKH là sự
khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu,
trong đó trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài
thập kỷ, thậm chí thế kỷ (Ví dụ: ấm lên, lạnh đi...). Sự biến động của khí hậu dài hạn
sẽ dẫn tới BĐKH.
Các biểu hiện của BĐKH đã được xác định là (i) nhiệt độ trung bình của trái đất
tăng lên kéo theo hiện tượng tan băng ở hai bán cầu làm cho mực nước biển dâng; (ii)
4


lượng mưa thay đổi ở các vùng trên trái đất; (iii) các hiện tượng thời tiết cực đoan như
bão lũ, hạn hán, nắng nóng, rét đậm rét hại, phân bố dị thường về nhiệt độ gia tăng.
Định nghĩa dễ bị tổn thương liên quan đến biến đổi khí hậu có xu hướng chia
làm hai loại, xem dễ bị tổn thương (i) là thuật ngữ chỉ số lượng (tiềm năng) gây thiệt
hại cho hệ thống do một sự kiện hoặc hiểm họa đặc biệt liên quan đến khí hậu, hoặc
(ii) như là một tình trạng đã tồn tại trong hệ thống trước khi nó gặp một sự kiện gây
nguy hiểm [22]. Xu hướng đầu tiên xuất phát từ cách tiếp cận dựa trên đánh giá tác
động của hiểm họa mà không chú trọng đến vai trò của con người trong việc giảm
thiểu thiệt hại do hiểm họa. Xu hướng này xem tính dễ bị tổn thương của hệ thống con
người được quyết định do hiểm họa tự nhiên mà nó tiếp xúc cũng như tần suất xảy ra
các hiểm họa [22]. Liên quan đến xu hướng này, Fuesell, 2007 cũng đưa ra bốn khía
cạnh cần thiết để miêu tả một tình trạng dễ bị tổn thương, đó là: bản thân hệ thống, các
yếu tố quan trọng của hệ thống đang bị đe doạ do tiếp xúc với một hiểm họa, bản thân
mối hiểm họa và khoảng thời gian xem xét tính dễ bị tổn thương [25]. Xu hướng thứ
hai coi tính dễ bị tổn thương là một tình trạng tồn tại trong nội bộ hệ thống, độc lập với
hiểm họa bên ngoài [22]. Xu hướng này được minh họa rõ qua các nghiên cứu về tổn
thương xã hội, thường để xác định các nhóm đối tượng trong xã hội hay các vùng địa

lý dễ bị tổn thương nhất khi có những tiếp xúc với hiểm họa tương tự nhau. [16, 23].
Các cách hiểu khác nhau về tính dễ bị tổn thương trong giới khoa học đa ngành
và giới chính sách có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định và giải quyết những tác
động của biến đổi khí hậu [35]. Do đó Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), được
coi là tổ chức dẫn dắt giới khoa học quốc tế trong đánh giá biến đổi khí hậu, đã thành
lập các nhóm làm việc riêng biệt, nghiên cứu về từng vấn đề của biến đổi khí hậu toàn
cầu. Trong báo cáo lần thứ 3 năm 2001, IPCC đưa ra định nghĩa về tính dễ bị tổn
thương, theo đó “tính dễ bị tổn thương là mức độ mà một hệ thống tự nhiên hay xã hội
có thể chịu đựng để chống đỡ thiệt hại do biến đổi khí hậu. Tính dễ bị tổn thương là
hàm của độ nhạy cảm (mức độ mà một hệ thống phản ứng với một thay đổi về khí hậu,
bao gồm các tác động có lợi hoặc có hại), khả năng thích ứng (mức độ mà hệ thống
điều chỉnh các thiệt hại tiềm năng hay tận dụng các cơ hợi thuận lợi mà thay đổi về
khí hậu mang lại) và mức độ mà hệ thống tiếp xúc với các hiểm họa khí hậu”. Bằng
định nghĩa này, IPPC đã khẳng định lại một số đánh giá có độ tin cậy cao trước đó,
5


như là (i) hầu hết các hệ thống nhạy cảm với cường độ và tỉ lệ của biến đổi khí hậu. Sự
nhạy cảm này bao gồm các tác động bất lợi ở nhiều vùng hay những tác động có lợi
tiềm ẩn ở một số vùng khác; (ii) các hệ thống tiếp xúc với nhiều áp lực khác nhau
thường dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu hơn là các hệ thống không phải chịu áp
lực [30]. Theo định nghĩa của IPCC, một hệ thống có khả năng bị tổn thương cao là
một hệ thống rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của khí hậu.
Trong báo cáo của IPCC năm 2007, định nghĩa tính dễ bị tổn thương và các yếu
tố thành phần phơi nhiễm và nhạy cảm có thay đổi hoặc được làm rõ hơn so với báo
cáo năm 2001. Theo IPPC 2007, “tính dễ bị tổn thương là mức độ mà một hệ thống
nhạy cảm và không có khả năng đối phó với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu,
gồm dao động khí hậu và khí hậu cực đoan. Tính dễ bị tổn thương là hàm của đặc
tính, cường độ và tỉ lệ của biến đổi và dao động khí hậu mà hệ thống bị phơi nhiễm, độ
nhaỵ cảm và khả năng thích ứng của nó”. Sự thay đổi về định nghĩa tính dễ bị tổn

thương cũng phản ánh một thực tế là các định nghĩa và khung khái niệm về hiểm họa,
phơi nhiễm, tính dễ bị tổn thương, rủi ro và thích ứng trong bối cảnh biến đổi khí hậu
rất đa dạng, chồng chéo và thường gây tranh cãi trong thời gian trước [30]. Trong báo
cáo WG II, AR5 Chapter19, 2013, IPCC đã xây dựng và phát triển các tiêu chí để xác
định tính dễ bị tổn thương và rủi ro quan trọng nhằm phân biệt các khía cạnh có ảnh
hướng lẫn nhau này. Có năm tiêu chí được sử dụng, đó là : (i) Tiếp xúc của một xã hội,
cộng đồng, hoặc hệ thống xã hội - sinh thái với căng thẳng/áp lực khí hậu; (ii) Tầm
quan trọng của hệ thống dễ bị tổn thương ; (iii) Khả năng hạn chế của xã hội, cộng
đồng hoặc các hệ thống xã hội - sinh thái để ứng phó và xây dựng năng lực thích ứng
nhằm giảm thiểu hoặc hạn chế các tác động xấu của các mối nguy hiểm liên quan đến
khí hậu; (iv) Mức độ lâu bền của các điều kiện dễ bị tổn thương và mức độ thuận
nghịch của những hậu quả. TDBTT được xem là quan trọng khi nó dai dẳng và khó
thay đổi; (v) Sự hiện diện của các điều kiện làm cho xã hội bị căng thẳng tích lũy trong
các hệ thống phức tạp và nhiều tương tác [30].
Cùng với hai xu hướng định nghĩa khác nhau nêu trên là hai kiểu phương pháp
tiếp cận khác nhau được áp dụng trong các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương. Đó là
phương pháp tiếp cận dựa trên kết quả hay điểm cuối (Outcome Vulnerability) và tiếp
cận dựa trên bối cảnh hay điểm bắt đầu (Contextual Vulnerability) [35, 43]. Phương
6


pháp tiếp cận dựa trên kết quả coi tính dễ bị tổn thương là điểm cuối của phân tích, cho
rằng tính dễ bị tổn thương là tác động còn lại của biến đổi khí hậu trên một đối tượng
phơi nhiễm sau khi đã thực hiện các biện pháp thích ứng. Cách tiếp cận này kết hợp
thông tin về tác động tự nhiên tiềm năng của khí hậu với thông tin về khả năng kinh tế
- xã hội của con người để đối phó và thích ứng. Vì thế, tính dễ bị tổn thương được xác
định bởi khả năng thích ứng của hệ thống. Tuy nhiên, khả năng thích ứng lại được
nhấn mạnh vào các yếu tố tự nhiên mà không coi trọng vai trò của các yếu tố kinh tế xã hội trong việc điều chỉnh các tác động của biến đổi khí hậu [25, 36]. Định nghĩa
tính dễ bị tổn thương của IPCC 2007 tương ứng với cách tiếp cận kết quả, coi tính dễ
bị tổn thương là điểm cuối [26]. Cách tiếp cận kết quả tập trung vào tính dễ bị tổn

thương tự nhiên nên thông tin về chính sách thích ứng cho cách tiếp cận này theo
phương pháp tiếp cận từ trên xuống ( top – down). Cách tiếp cận thông tin từ trên
xuống bắt nguồn từ dự tính khí hậu toàn cầu, có thể hạ quy mô và áp dụng để đánh giá
tác động biến đổi khí hậu vùng [43].
Dao động khí hậu và
biến đổi khí hậu

Độ phơi nhiễm

Độ nhạy cảm

Tác động tiềm tàng

Khả năng thích ứng

Tính dễ bị tổn
thƣơng - Kết quả

Hình 1.1: Sơ đồ cách tiếp cận kết quả
Nguồn: Thomas Fellmann (2012)
Phương pháp tiếp cận bối cảnh coi tính dễ bị tổn thương là điểm bắt đầu, là khả
năng hiện tại của hệ thống không đối phó được với thay đổi của các điều kiện khí hậu.
7


Do đó tính dễ bị tổn thương bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi các điều kiện tự nhiên cũng
như các cấu trúc, các quá trình động lực xã hội, kinh tế, chính trị, thể chế và công
nghệ. Trong cách tiếp cận theo bối cảnh, tính dễ bị tổn thương được xem như một đặc
trưng của hệ sinh thái và xã hội, được xác định bởi nhiều yếu tố và nhiều quá trình
nên có thể làm giảm tính dễ bị tổn thương bằng cách điều chỉnh các điều kiện trong

bối cảnh diễn ra biến đổi khí hậu làm tăng khả năng thích ứng của các nhóm với sự
thay đổi của các tác nhân khí hậu [17, 37]. Phương pháp tiếp cận bối cảnh chú trọng
đến tính dễ bị tổn thương về kinh tế - xã hội nên cách tiếp cận thông tin về chính sách
thích ứng theo phương pháp từ dưới lên (bottom – up). Cách tiếp cận thông tin từ dưới
lên đặc biệt liên quan đến dân số và các bên tham gia của hệ thống trong việc xác định
áp lực, tác động của biến đổi khí hậu và chiến lược thích ứng [43].
Cấu trúc thể chế, chính
trị và sự thay đổi cấu
trúc

Dao động và biến
đổi khí hậu

Cấu trúc kinh tế, xã
hội và sự thay đổi cấu
trúc

Các điều kiện của bối cảnh
Thể chế

Bối cảnh: Tính dễ
bị tổn thƣơng

Kinh tế - Xã hội

Quá trình lý sinh học

Công nghệ

Khả năng thích ứng

Hình 1.2: Sơ đồ cách tiếp cận bối cảnh
Nguồn: Thomas Fellmann (2012)
Sự khác biệt của hai cách tiếp cận này thể hiện ở quan điểm về (i) nguồn gốc
vấn đề, một là từ biến đổi khí hậu, một là từ tổn thương xã hội; (ii) bối cảnh chính
sách. Cách tiếp cận kết quả tập trung vào thích ứng về công nghệ và chiến lược giảm
nhẹ trong khi cách tiếp cận bối cảnh lại chú trọng đến phát triển bền vững và thích ứng
về mặt xã hội; (iii) quan hệ giữa tính dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng. Trong
8


cách tiếp cận bối cảnh, tính dễ bị tổn thương xác định khả năng thích ứng và ngược lại;
(iv) điểm bắt đầu của phân tích. Khi coi tính dễ bị tổn thương là kết quả thì dựa vào
các kịch bản hiểm họa khí hậu tương lai, còn theo bối cảnh thì bắt đầu từ tính dễ bị tổn
thương đang có với các tác nhân khí hậu [24]. Dù hai cách tiếp cận thể hiện hai quan
điểm khác nhau nhưng không thể nói cách tiếp cận nào tốt hơn. Có ý kiến nhấn mạnh
rằng nên sử dụng cả hai cách tiếp cận để này để bổ sung cho nhau trong nghiên cứu
tính dễ bị tổn thương với các vấn đề biến đổi khí hậu [36. Cách tiếp cận kết quả
thường gắn với các câu hỏi “tác động của BĐKH ở các vùng khác nhau là gì?“ hay
“lĩnh vực nào dễ bị tổn thương hơn do biến đổi khí hậu?” nhưng việc trả lời các câu
hỏi này lại là một phần quan trọng của cách tiếp cận bối cảnh.
Hai cách tiếp cận này đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Cách tiếp
cận kết quả dễ ứng dụng trong thực tế hơn khi thực hiện một nghiên cứu, nó cho kết
quả cụ thể, có thể so sánh được mức độ tổn thương giữa các vùng. Cách tiếp cận bối
cảnh lại giúp cho việc ra những quyết định chính sách được dễ dàng hơn khi cung cấp
một bức tranh tổng thể về các điều kiện thể chế, kinh tế xã hội, công nghệ có liên
quan.
Sự khác nhau về xu hướng và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu tính dễ bị
tổn thương cho thấy tính dễ bị tổn thương có đặc thù về bối cảnh, mục đích, thời gian
và địa điểm cũng như quan điểm đánh giá [43]. Bên cạnh đó, một hệ thống thường liên
quan đến rất nhiều yếu tố như vật chất, xã hội, môi trường, kinh tế, văn hóa, nên việc

nghiên cứu tính dễ bị tổn thương cần sử dụng cách tiếp cận tổng hợp hay đa phương
diện để có thể hiểu toàn bộ về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Như đã trình
bày ở trên, có hai xu hướng về định nghĩa tính dễ bị tổn thương cùng với hai cách tiếp
cận tương ứng nhưng rõ ràng chúng không tách biệt hoàn toàn trong các nghiên cứu và
nên được sử dụng để bổ sung cho nhau.
Từ việc phân tích các khái niệm về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu,
các cách tiếp cận khác nhau trong các nghiên cứu đã được thực hiện, học viên nhận
thấy việc lựa chọn cách tiếp cận kết quả để đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi
trồng thủy sản trong đề tài của mình là phù hợp và kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng
vào thực tế tốt hơn.
1.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng
9


Do xu hướng khác nhau về định nghĩa, khung khái niệm hay cách tiếp cận dẫn
đến các phương pháp và công cụ đánh giá tính dễ bị tổn thương cũng khác nhau. Các
phương pháp đánh giá thường gắn với khung khái niệm hay cách tiếp cận. Vệc tránh
nhầm lẫn giữa định nghĩa tính dễ bị tổn thương và khung khái niệm là rất cần thiết.
Định nghĩa TDBTT miêu tả các hợp phần của nó thì khung khái niệm cung cấp
phương tiện để xác định tính dễ bị tổn thương [43]. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu
của mình, các tổ chức đã đưa ra nhiều khung khái niệm, phương pháp đánh giá khác
nhau.
Khung đánh giá TDBTT của IPCC đưa ra năm 1991, là kết hợp đánh giá của
các chuyên gia với việc phân tích các dữ liệu về kinh tế - xã hội và các đặc trưng về
mặt vật lý để đánh giá toàn diện tác động của nước biển dâng trong đó bao gồm cả
đánh giá TDBTT. Phạm vi của phương pháp được sử dụng linh hoạt tại nhiều cấp độ
khác nhau như đánh giá cho vùng ven biển, cho tiểu vùng, cho cấp quốc gia và toàn
cầu. Phương pháp này yêu cầu các thông số đầu vào là thông tin, số liệu về kinh tế xã
hội và đặc điểm vật lý của vùng nghiên cứu. Đầu ra của việc đánh giá là các yếu tố dễ
bị tổn thương, danh mục các chính sách trong tương lai nhằm thích ứng cả về mặt vật

lý cũng như kinh tế - xã hội.
Theo Thomas E. Downing - Viện Môi trường Stockholm và Anand Patwardhan
- Viện Công nghệ Ấn Độ trong Báo cáo Kỹ thuật lần thứ 3 về Đánh giá tính dễ bị tổn
thương để thích ứng thì việc đánh giá TDBTT gồm có 5 hoạt động chính [23].
-

Hoạt động 1: Thiết lập cấu trúc đánh giá TDBTT bao gồm: Các định nghĩa,
khung đánh giá và mục tiêu.

-

Hoạt động 2: Xác định các nhóm dễ bị tổn thương: Tác động và các biên đánh
giá

-

Hoạt động 3: Đánh giá tính nhạy cảm: TDBTT hiện tại của các hệ thống và
nhóm dễ bị tổn thương

-

Hoạt động 4: Đánh giá TDBTT trong tương lai

-

Hoạt động 5: Lồng ghép các kết quả đánh giá TDBTT với các chính sách giảm
thiểu và thích ứng.
Trong các hoạt động trên, các bảng câu hỏi được sử dụng để xác định mục tiêu

cũng như phạm vi đánh giá TDBTT cho từng lĩnh vực cụ thể, các lĩnh vực riêng sẽ có

10


các bảng câu hỏi riêng. Việc đánh giá TDBTT trong tương lai được xác định bằng việc
áp dụng các kịch bản như kịch bản phát triển kinh tế xã hội, kịch bản nước biển dâng,
kịch bản nhiệt độ lượng mưa, để đưa ra các đánh giá. Các ma trận tác động được sử
dụng để đánh giá trong hoạt động này. Cuối cùng là sự liên kết giữa các đánh giá
TDBTT hiện tại và tương lai với các chính sách giảm thiểu, các chiến lược phát triển
và định hướng trong tương lai đối với vấn đề BĐKH.
Có ba phương pháp thường được dùng để ước lượng tính dễ bị tổn thương của
nuôi trồng thủy sản (i) phương pháp dựa vào chỉ số, (ii) phương pháp dựa vào mô hình
và GIS, (iii) phương pháp các bên tham gia [43]. Phương pháp dựa trên chỉ số thường
được sử dụng như một phương tiện định lượng tính dễ bị tổn thương và có thể tạo ra
các kết quả có thể đo lường được. Tuy nhiên, phương pháp này có những hạn chế và
thách thức như thiếu dữ liệu đồng nhất, không sẵn có dữ liệu, quy mô có thể áp dụng
số liệu và sự phức tạp của tính dễ tổn thương có thể không dễ dàng được thể hiện bằng
việc sử dụng các chỉ số [39]. Tuy nhiên, ngay cả với những thách thức này, phương
pháp chỉ số vẫn cung cấp một trong những phương pháp ưu thế để đo tính dễ bị tổn
thương.
Phương pháp mô hình có xu hướng tập trung vào một tác nhân hoặc nhóm thay
đổi cụ thể khi đo lường tính dễ bị tổn thương. Phương pháp này áp dụng các biện pháp
thống kê và công nghệ bản đồ để hiển thị mức độ bị tổn thương. Phương pháp mô hình
và GIS thường được kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp chỉ số hay
phương pháp chuyên gia, khi đánh giá tổn thương [42].
Phương pháp các bên tham gia đánh giá tính dễ bị tổn thương nhấn mạnh tầm
quan trọng của bối cảnh cụ thể và tăng đối thoại trong cộng đồng, đặc biệt là ở quy mô
địa phương hay quốc gia. Phương pháp có sự tham gia của các bên nhìn chung thường
cho kết quả dễ chấp nhận hơn với cộng đồng, đặc biệt thích hợp để xác định và lập kế
hoạch thích ứng. Các chính sách thích ứng được đưa ra theo phương pháp có sự tham
gia của các bên thường dễ có khả năng được thực hiện. Mức độ tham gia của các bên

trong quá trình đánh giá tính dễ bị tổn thương cũng rất khác nhau và có thể diễn ra ở
các giai đoạn khác nhau. Phương pháp này có thể được sử dụng độc lập hay kết hợp
với các phương pháp khác để đánh giá tính dễ bị tổn thương.

11


1.3 Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về tính dễ bị tổn thƣơng của
nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu
1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về tính dễ bị tổn thương của nuôi
trồng thủy sản với biến đổi khí hậu. Một số nghiên cứu về biến động khí hậu trong quá
khứ và hiện tại tác động đến lĩnh vực thủy sản, một số khác nghiên cứu về các kịch
bản biến đổi khí hậu trong tương lai và dự báo tác động của nó đến ngành công nghiệp
thủy sản [29]. Các nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều quy mô và khác nhau, từ
cấp độ cộng đồng đến quốc gia và cả các vùng địa lý rộng lớn như Thái Bình Dương,
Châu Phi hay Đông Nam Á. Tuy nhiên, chính do đặc thù nghiên cứu ở nhiều cấp độ
nên phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương cho nuôi trồng thủy sản cũng rất khác
nhau trong các nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của Vincent Gillett and George Myvette , các cuộc đối thoại,
thảo luận giữa các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, khu vực tư nhân, các cá nhân
trong cộng đồng, các chuyên gia kỹ thuật, các nhà nghiên cứu về vấn đề biến đổi khí
hậu ở Belize đã được tổ chức để đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động của
biến đổi khí hậu đến ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản và nghề cá ở Belize theo
các kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau [44 ]. Nghiên cứu của Edward H. Allison áp
dụng phương pháp chỉ số để xác định chỉ số dễ bị tổn thương của 132 quốc gia nhằm
so sánh một cách hệ thống tính dễ bị tổn thương tương đối của nền kinh tế quốc gia
trước tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với nghề cá ở quy mô toàn cầu [18 ];
Johann Bell và Eddie Allison đánh giá tính dễ bị tổn thương của việc đánh bắt cá ngừ
và đóng góp của ngành công nghiệp chế biến cá ngừ cho nền kinh tế một số quốc gia

và vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương bằng phương pháp xác định chỉ số tác động tiềm
năng (PI) và khả năng thích ứng (AC) [20]; hay nghiên cứu của Gonza’lz E. đánh giá
tính dễ bị tổn thương của ngành nuôi trồng thủy sản và cho bốn loài thủy sản chính của
Chile bằng cách xác định các chỉ số độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và khả năng thích
ứng [27].
Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương bằng mô hình thường được kết
hợp với các phương pháp khác như phương pháp chỉ số, GIS, phương pháp chuyên
gia. Trong nghiên cứu của Handisyde NT. đã đánh giá tính dễ bị tổn thương của nuôi
12


trồng thủy sản ở cấp quốc gia bằng phương pháp chỉ số kết hợp với GIS, đưa ra bản đồ
tính dễ bị tổn thương về tầm quan trọng kinh tế của nuôi trồng thủy sản, khả năng
thích ứng, tính dễ bị tổn thương về nuôi trồng thủy sản nước ngọt với ngập lụt và hạn
hán, nuôi trồng thủy sản nước lợ và nuôi thủy sản trên biển với lốc xoáy [29]. Mỗi một
hợp phần (độ nhạy cảm, độ phơi nhiễm và khả năng thích ứng) được trình bày như một
mô hình thành phần, có thể sử dụng để đánh giá tác động riêng lẻ của biến đổi khí hậu,
sau đó được kết hợp vào mô hình chính để đưa ra chỉ số tổng hợp của tính dễ bị tổn
thương. Các hợp phần trong các mô hình thành phần bao gồm (hoặc không bao gồm)
và kết hợp với các trọng số khác nhau có yêu cầu khác nhau về số liệu. Việc sử dụng
dữ liệu không gia và GIS sẽ cho các chỉ số của các vùng bị tác động trong phạm vi
quốc gia và các vấn đề đặc biệt liên quan, vượt xa khả năng một chỉ số bằng số có thể
thể hiện, nhưng phải lưu ý đây vẫn là công cụ biểu thị. Hạn chế về kết quả đạt được
phụ thuộc rất lớn vào khả năng sẵn có, chất lượng và cách xử lý số liệu. Nghiên cứu
này đưa ra sơ đồ tổng hợp cách đánh giá tính dễ bị tổn thương như hình dưới đây.

13


Tỉ lệ sản lượng NTTS / tổng sản lượng

thủy sản
Tỉ lệ protein từ cá / tổng lượng protein từ
động vật
Tỉ lệ giá trị của NTTS / GDP
Suy dinh dưỡng
Tỉ lệ giá trị thủy sản nước ngọt / GDP

Thay đổi nhiệt độ trung
bình năm đến năm 2050

Tỉ lệ giá trị thủy sản nước lợ / GDP
Tỉ lệ giá trị thủy sản nước mặn / GDP
Tỉ lệ sản lượng thủy sản nước ngọt / tổng
sản lượng thủy sản
Tỉ lệ sản lượng thủy sản nước lợ / tổng
sản lượng thủy sản

Chỉ số giáo dục

Thay đổi lượng mưa trung
bình năm đến năm 2050

Rủi ro do bão

Chỉ số GDP theo đầu
người

Thay đổi lượng mưa trung
bình năm đến năm 2050
đảo ngược


Rủi ro do lũ lụt

Chỉ số cuộc sống mong
đợi

Mật độ dân số năm 2000

Rủi ro do hạn hán

Chỉ số hoạt động của
chính phủ

Phơi nhiễm với xu hướng
thay đổi khí hậu

Phơi nhiễm với các
hiện tượng khí hậu cực
đoan

lượng thủy sản nước mặn / tổng sản
Tỉ Tỉ
lệ lệ
sảnsản
lượng
thủy sản nước mặn / tổng
lượng thủy sản
sản lượng thủy sản
Tỉ lệ sản lượng thủy sản nước mặn / tổng sản
lượng thủy sản


Độ nhạy cảm

Khả năng thích ứng

Tính dễ bị tổn thương

Hình 1.3: Sơ đồ mô hình đánh giá TDBTT của NTTS cấp quốc gia
Nguồn Handisyde et al, (2006)
14

Các lớp
hợp
phần
(Chỉ số)

Mô hình của các
hợp phần


Một nghiên cứu của Pickering, T.D lại đánh giá tính dễ bị tổn thương của nghề
cá và nuôi trồng thủy sản ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương với biến đổi khí hậu
[37]. Trong nghiên cứu này đã sử dụng định nghĩa của IPCC và phương pháp chỉ số,
tính toán độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm, tác động tiềm tàng và khả năng thích ứng, để
đánh giá tính dễ bị tổn thương về mặt sinh kế và an ninh lương thực. Các kịch bản B1
và A2 theo IPCC được dùng để tính toán cho năm 2035 và 2100. Đánh giá tính dễ bị
tổn thương trong nghiên cứu này được áp dụng cho các phương thức nuôi trồng thủy
sản và các loài. Các yếu tố phơi nhiễm, nhạy cảm được tính toán cho các loài bao gồm
nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng, axit hóa đại dương, bão và sự thay đổi môi
trường sống. Quy trình đánh giá tính dễ bị tổn thương cho từng loài như sau:

Loài
Nhiệt độ
Lượng mưa

Độ phơi
nhiễm

Mực nước
biển dâng
Axít hóa đại
dương
Bão

Tác động
tiềm
năng

Khả năng
thích ứng

Độ nhạy
cảm

Tính dễ bị tổn
thương

Thay đổi
môi trường
sống


Hình 1.4: Sơ đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương của các loài thủy sản vùng nhiệt đới
Thái Bình Dương
Nguồn: Pickering et al, 2011
1.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện nay đã có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa nuôi trồng, đánh bắt
thủy sản và biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Thủy sản là một ngành sản xuất chiếm tỉ
trọng lớn của nông nghiệp Việt Nam và là đối tượng chịu rủi ro từ tác động của các
hiện tượng khí hậu khá rõ ràng, do đó có nhiều hướng nghiên cứu về mối quan hệ này.
15


Nghiên cứu của TS. Nguyễn Việt Nam và cs, 2010 đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu tới ngành thủy sản để đề xuất các giải pháp thích ứng. Theo báo cáo “Đánh giá tác
động, tổn hại của Biến đổi khí hậu đến lĩnh vực thủy sản và nghiên cứu, đề xuất các
biện pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu trong ngành thủy sản Việt nam” (2009) của
ThS. Nguyễn Quang Hùng và KS. Hoàng Đình Chiểu, các tác giả đã phân tích rõ các
tác động của BĐKH đối với nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam như sau:
Nhiệt độ tăng: thay đổi về nhiệt độ môi trường sống sẽ ảnh hưởng đáng kể tới
sự trao đổi chất, tốc độ phát triển, sự sinh sản và tái sản xuất theo mùa vụ của các sinh
vật sống trong môi trường nước đó, đồng thời chúng sẽ dễ bị nhiễm bệnh và các loại
độc tố.
Lũ lụt: Đối với nghề nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ, độ mặn lại là yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn
trong các ao nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho tôm cá
bị sốc, chết hoặc chậm lớn. Lũ xảy ra còn làm cho độ mặn các vực nước gần bờ như
các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá, rong đều bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.
Giông bão: Bão và áp thấp nhiệt đới gây ra mưa to, gió lớn, sóng dữ dội có thể
tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển, vì vậy tổn thất là
điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ

sinh thái của vùng nuôi – cần thời gian dài mới có thể phục hồi. So với sự thay đổi
nhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt đới thường khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh
hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Mực nước biển dâng: có những ảnh hưởng khá lớn đến nuôi trồng thủy sản
nhưng chủ yếu là nuôi trồng thủy sản ven biển và vùng cửa sông. Khi mực nước biển
dâng sẽ làm biến đổi cấu trúc hệ sinh thái, các vùng nuôi tôm cua ven rừng ngập mặn;
khu vực nuôi ngao trên bãi triều sẽ bị thu hẹp; khu vực nuôi lồng bè, nuôi hầu ở khu
vực cửa sông bị thu hẹp hoặc ảnh hưởng đến sinh trưởng của loài nuôi.
Các yếu tố nói trên của biến dổi khí hậu sẽ làm thay đổi điều kiện thủy lý và
thủy hóa, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tốc độ phát triển của thủy sinh. Nhiệt độ
tăng cao sẽ làm hàm lượng ô xy trong nước giảm nhanh, tốc độ sinh trưởng của thủy

16


×