Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Một số phương pháp phát triển vốn từ tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số (dân tộc thái) 4 – 5 tuổi tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

QUÀNG THỊ NGUYỆT

MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ (DÂN TỘC THÁI) 4 - 5 TUỔI
TẠI TRƢỜNG MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

QUÀNG THỊ NGUYỆT

MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ (DÂN TỘC THÁI) 4 - 5 TUỔI
TẠI TRƢỜNG MẦM NON

Chuyên ngành: Khoa học giáo dục

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Khổng Cát Sơn

Sơn La, năm 2015



LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Khổng Cát Sơn, người đã
trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ Nhiệm cùng các thầy cô giáo Khoa
Tiểu Học - Mầm non, phòng QLKH và QHQT, Thư viện Trường Đại Học Tây
Bắc, Ban Giám Hiệu cùng tất cả các cháu Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở trường
Mầm non xã Mường Chùm – Mường La – Sơn La và trường Mầm non xã Hua
La – TP.Sơn La, các bạn sinh viên lớp K52 ĐHGD Mầm non B đã tạo điều kiện
cho em hoàn thành tốt khóa luận này.
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Người thực hiện

Quàng Thị Nguyệt


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Dịch

MGN

Mẫu giáo nhỡ

TN

Thực nghiệm

ĐC


Đối chứng

TP

Thành phố



Mức độ

T

Tốt

K

Khá

TB

Trung bình

Y

Yếu

SL

Số lƣợng


TL

Tỉ lệ

NXB

Nhà xuất bản

vdung

Vận dụng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .................................................................. 4
4.1. Đối tƣợng nghiên cƣ́u..................................................................................... 4
4.2. khách thể nghiên cứu...................................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 4
7. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 5
8. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 6
1.1.1. Khái quát chung về ngôn ngữ ..................................................................... 6
1.1.1.1.Ngôn ngữ và ngôn ngữ nói........................................................................ 6

1.1.1.2. Ngôn ngữ phổ thông ................................................................................. 7
1.1.2. Từ trong hệ thống ngôn ngữ........................................................................ 8
1.1.3. Vai trò của ngôn ngữ với sự phát triển của trẻ .......................................... 10
1.1.3.1. Ngôn ngữ là phƣơng tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về
thế giới xung quanh ............................................................................................. 10
1.1.3.2. Ngôn ngữ là phƣơng tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ .......... 10
1.1.3.3. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành thành
viên của cộng đồng .............................................................................................. 11
1.1.4. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ Mẫu giáo nhỡ ..................................... 12
1.1.4.1. Hoàn thiện hoạt động vui chơi và hình thành: “Xã hội trẻ em” ............ 12
1.1.4.2. Giai đoạn phát triển mạnh tƣ duy trực quan hình tƣợng ........................ 13
1.1.4.3. Sự phát triển đời sống tình cảm ............................................................. 14
1.1.4.4. Sự phát triển động cơ hành vi và sự hình thành hệ thống thứ bậc các
động cơ ................................................................................................................ 14
1.1.5. Đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi ............................. 15


1.1.5.1. Đặc điểm ngữ âm ................................................................................... 15
1.1.5.2 Đặc điểm vốn từ của trẻ .......................................................................... 16
1.1.5.3. Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ..................................................................... 16
1.1.6. Một vài đặc điểm về con ngƣời và ngôn ngữ Thái ................................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 18
1.2.1. Khảo sát điều tra........................................................................................ 18
1.2.1.1. Mục đích khảo sát thực trạng ................................................................. 18
1.2.1.2.Khách thể điều tra ................................................................................... 18
1.2.1.3. Thời gian khảo sát .................................................................................. 19
1.2.1.4. Cách thức tiến hành điều tra................................................................... 19
1.2.2. Phân tích kết quả điều tra .......................................................................... 19
1.2.2.1. Thực trạng về việc sử dụng từ tiếng Việt của trẻ và phƣơng pháp phát
triển vốn từ của giáo viên .................................................................................... 19

1.2.2.2 Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGN
thông qua các biện pháp ...................................................................................... 20
1.2.2.3.Thực trạng về số lƣợng từ tiếng việt mà trẻ đã lĩnh hội của nhóm ĐC và TN
............................................................................................................................. 23
1.2.2.4.Thực trạng về mức độ lĩnh hội vốn từ tiếng việt của trẻ mẫu giáo dân tộc
Thái (lứa tuổi 4-5) ............................................................................................... 23
1.2.2.5. thực trạng về mức độ sử dụng từ tiếng Việt của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
vùng dân tộc Thái của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm .............................. 25
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ TIẾNG VIỆT
CHO TRẺ MẪU GIÁO DÂN TỘC THÁI 4 – 5 TUỔI ................................. 28
2.1. Sự cần thiết để trẻ em dân tộc học tiếng Việt .............................................. 28
2.2. Một số biện pháp phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo dân tộc Thái
4 – 5 tuổi. ............................................................................................................. 28
2.2.1. Phƣơng pháp hƣớng dẫn trẻ quan sát sự vật hiện tƣợng ........................... 28
2.2.2. Phƣơng pháp tạo môi trƣờng chữ cho trẻ.................................................. 30
2.2.3. Phƣơng pháp sử dụng trò chơi kết hợp với đồ chơi .................................. 36
2.2.4. Phƣơng pháp sử dụng ca dao, đồng dao, câu đố ....................................... 41


2.2.5. Phƣơng pháp phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các tiết học: tìm hiểu môi
trƣờng xunh quanh và làm quen với biểu tƣợng toán sơ đẳng............................ 44
2.2.6. Phƣơng pháp kể chuyện, đọc thơ, kết hợp với đồ dùng trực quan ........... 46
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 48
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 49
3.1. Những vấn đề chung .................................................................................... 49
3.1.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................... 49
3.1.2. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................. 49
3.1.3. Phạm vi thực nghiệm................................................................................. 49
3.1.4. Điều kiện thực nghiệm .............................................................................. 49

3.1.5. Thời gian thực nghiệm .............................................................................. 49
3.1.6. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 50
3.1.7. Tổ chức thực nghiệm................................................................................. 50
3.1.8. Chuẩn bị cho thực nghiệm ........................................................................ 50
3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ..................................................................... 51
3.2.1. Kết quả phát triển số lƣợng từ tiếng việt................................................... 51
3.2.2. Kết quả về mức độ ghi nhớ từ Tiếng Việt của trẻ ở hai nhóm ĐC và TN ...... 52
3.2.3. Kết quả đo cuối về mức độ lĩnh hội từ Tiếng Việt, qua các biểu hiện nghe
– nói – hiểu – vận dụng từ Tiếng Việt của trẻ mẫu giáo vùng dân tộc Thái (lứa
tuổi 4 -5) .............................................................................................................. 53
3.2.4. Kết quả về mức độ sử dụng từ Tiếng Việt của hai nhóm đối chứng và thực
nghiệm ................................................................................................................. 55
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 58
I. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 58
II. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 61


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: đánh giá vốn từ - khả năng ghi nhớ từ ................................................... 20
Bảng 2: Bảng đánh giá mức độlĩnh hội từ tiếng việt .......................................... 21
Bảng 3: đánh giá mức độ sử dụng vốn từ tiếng việt ........................................... 23
Bảng 4: Thực trạng về số lƣợng từ tiếng việt của nhóm Đc và TN .................... 23
Bảng 5: Thực trạng về mức độ ghi nhớ từ của trẻ mẫu giáo dân tộc Thái ......... 23
(lứa tuổi 4-5)........................................................................................................ 23
Bảng 6: Thực trạng về mức độ lĩnh hội vốn từ tiếng việt của hai nhóm ĐC và
TN dựa trên các biểu hiện: nghe-nói-hiểu-vận dụng từ tiếng việt ...................... 24
Bảng 7: Thực trạng về việc sử dụng từ tiếng Việt của trẻ nhóm ĐC và TN ...... 25
Bảng 8: Kết quả sự phát triển số lƣợng từ Tiếng Việt của hai nhóm ĐC và TN. ..... 51

Bảng 9: Mức độ ghi nhớ từ Tiếng Việt của nhóm ĐC và TN ............................ 52
Bảng 10A – Kết quả đo cuối của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm về mức độ
lĩnh hội từ tiếng việt. ........................................................................................... 53
Bảng 10B: Kết quả đo cuối của nhóm ĐC và TN về mức độ nghe – hiểu – nói –
vận dụng từ Tiếng Việt........................................................................................ 54
Bảng 11: Kết quả về mức độ sử dụng từ Tiếng Việt của hai nhóm đối chứng và
thực nghiệm sau khi có tác động sƣ phạm .......................................................... 55


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Mức độ ghi nhớ từ Tiếng Việt của trẻ nhóm ĐC và TN……..……..52
Biểu đồ 2: Mức độ sự dụng Tiếng Việt của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng
– sau thực nghiệm tác động……………………………………………….……56


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của con ngƣời. Hoạt động giao tiếp
đƣợc diễn ra thông qua phƣơng tiện ngôn ngữ. nhờ có ngôn ngữ mà con ngƣời
lĩnh hội đƣợc những tri thức, kinh nghiệm của lịch sử xã hội loài ngƣời. Ngôn
ngữ góp phần làm cho đời sống tinh thần của con ngƣời càng phong phú. Con
ngƣời có thể thông báo trao đổi thông tin nào đó trong cuộc sống, giúp con
ngƣời gần nhau hơn.
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong xã hội loài ngƣời. Những kho tang văn
hoá, những tri thức, những kinh nghiệm lịch sử đều chứa đựng trong ngôn ngữ.
Với trẻ, ngôn ngữ còn là phƣơng tiện để điều khiển hành vi, giúp trẻ lĩnh hội
đƣợc các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Vì vậy phát triển ngôn ngữ cho
trẻ em là rất quan trọng.
Việt Nam là một Quốc gia đa dân tộc thì sự tồn tại hiện tƣợng đa ngôn
ngữ giữa các cộng đồng trong xã hội là điều tự nhiên và có ảnh hƣởng lớn lao

đối với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ngày nay Tiếng Việt đƣợc các dân tộc trong đất nƣớc thừa nhận là
phƣơng tiện giao tiếp chung, là phƣơng tiện chủ yếu để nâng cao dân trí, phát
triển văn hoá, xã hội, khoa học kĩ thuật.
Muốn nói tốt trƣớc hết phải có vốn từ ngữ. Vì từ ngữ là chất liệu đƣợc sử
dụng để nói. Nhƣ vậy cung cấp và phát triển vốn từ cho trẻ là bƣớc đầu tiên có
vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Dân tộc Thái là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam, sống tập
trung nhiều nhất ở Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và rải rác một số tỉnh khác nhƣ:
Thanh Hoá, Hoà Bình, Yên Bái. Địa bàn cƣ trú của dân tộc Thái chủ yếu ở vùng
núi, dân cƣ thƣa thớt, môi trƣờng Tiếng Việt hạn hẹp, con ngƣời nơi đây chủ
yếu giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Thái). Điều đó ảnh hƣởng đến
việc tiếp thu những kiến thức tiền khoa học của trẻ.
Là một ngƣời con của dân tộc Thái, một sinh viên lớp giáo dục mầm non,
trong tƣơng lai sẽ trực tiếp giáo dục con em đồng bào dân tộc Thái và các dân
1


tộc thiểu số khác, chúng tôi thiết nghĩ để phục vụ cho công việc giảng dạy sau
này, chúng tôi cần có những trình độ hiểu biết nhất định về sự phát triển vốn từ
Tiếng Việt của trẻ dân tộc Thái nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi vùng dân tộc này nói
riêng. Đồng thời có những biện pháp tác động sƣ phạm phù hợp để góp phần
phát triển vốn từ Tiếng Việt cho trẻ.
Với tất cả những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số
phương pháp phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số (dân tộc
Thái) 4 – 5 tuổi tại trường mầm non”
Hy vọng sự tìm hiểu này sẽ đƣợc sự đồng tình của các thầy cô giáo và
bạn đọc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là tài sản quý báu của nhân loại. Nó đi lên và phát triển cùng xã

hội loài ngƣời. Nó luôn đồng hành cùng với con ngƣời, là phƣơng tiện để giao
tiếp với con ngƣời, tồn tại bên trong xã hội loài ngƣời. Ngôn ngữ là kho tàng trí
tuệ của loài ngƣời, nó chứa đựng và làm sống lại những thành tựu to lớn do xã
hội loài ngƣời xây dựng lên, là tƣợng đài đầy giá trị của nền văn minh nhân loại.
Vai trò phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ lâu đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài
nƣớc quan tâm nghiên cứu. Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ đƣợc
nghiên cứu rất kĩ lƣỡng ở Liên Xô cũ với nhiều nhà sƣ phạm cùng với nhiều
công trình có tính khoa học, hiệu quả nổi tiếng. Những công trình này đã vào
Việt Nam từ rất sớm. Giáo viên và sinh viên các trƣờng Mầm non đã biết đến
Chikhieva.E.I nhƣ một tác giả có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu về lĩnh vực
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Ngoài ra, còn nhiều tác giả chúng ta biết
đến cũng góp phần quan trọng vào việc hình thành chuyên ngành phát triển ngôn
ngữ cho trẻ ở nƣớc ta. Có thể kể đến các tác giả nhƣ :
Phan Thiều với cuốn: Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp I (NXBGD – 1973)
Tạ Thị Thanh Ngọc với tác phẩm: Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn
từ cho trẻ.
Luận án phó tiến sĩ của Lƣu Thị Lan: Những bước phát triển ngôn ngữ cho
trẻ t 1- 6 tuổi trên cơ sở dữ liệu ngôn ngữ cho trẻ em nội thành Hà Nội (1996)
2


Nghiên cứu của một số thạc sĩ: Đỗ Thị Xuyến – Một số biện pháp nâng
cao mức độ hiểu t của trẻ 5-6 tuổi
Nguyễn Xuân Khoa với tác phẩm: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
(NXBGD -1999)
Tác giả L.X.Vƣgôtxky với cuốn : Đối với vấn đề đa ngôn ngữ ở lứa tuổi
trước tuổi học
Và bài viết :Dạy tiếng viết như là ngôn ngữ thứ hai cho trẻ em dân tộc ít
người ở vùng núi việt nam
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác.

Quá trình tìm hiểu vài nét về lịch sử ngôn ngữ nói chung và nghiên cứu về
sự phát triển ngôn ngữ thứ hai cho trẻ mẫu giáo, nhất là trẻ dân tộc thiểu số,
chúng tôi đã thấy có nhiều công trình nghiên cứu về phƣơng diện lí luận và thực
tiễn ở trong và ngoài nƣớc. Các công trình đã đề cập tới nhiều khía cạnh khác
nhau. Song nghiên cứu về biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo còn ít
đƣợc chú đến các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc
thiểu số. Chính vì thế tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số phương pháp phát
triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số (dân tộc Thái) lứa tuổi 4-5 tại
trường mầm non”. Với mục đích bổ sung kiến thức, kĩ năng giảng dạy và
nghiệp vụ sƣ phạm cho bản thân cũng nhƣ các cô giáo mầm non đã, đang và sẽ
giảng dạy trẻ ở các vùng dân tộc thiểu số.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao vốn từ tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số (dân
tộc Thái) 4 – 5 tuổi tại trƣờng mầm non.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua khảo sát thực tiễn và tìm hiểu cơ sở lý luận, tôi đã đề xuất một số
biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ.
- Tìm hiểu một số cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề.
- Xây dựng một số biện pháp phát triển vốn từ tiếng việt cho trẻ dân tộc
thiểu số.
3


- Tổ chức thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của biện pháp phát triển
vốn từ tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số thong qua các phƣơng pháp mà đề tài
nghiên cứu.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số (4-5 tuổi)

4.2. khách thể nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổ i ta ̣i trƣờng mầ m non. Vì điều kiện thời gian nên tôi
chỉ nghiên cứu ở hai trƣờng mầm non
- Trƣờng mầm non xã Hua La – TP.Sơn La
- Trƣờng mầm non xã Mƣờng Chùm – Mƣờng La – Sơn La
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: thu thập và phân tích tƣ liệu, sách báo,
tạp chí... có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
- Phƣơng pháp khảo sát bằng phiếu anket: nhằm tìm hiểu thực trạng về
việc dạy ngôn ngữ cho trẻ MGN (4-5 tuổi) thông giờ kể chuyện có tranh minh
họa, thực trạng hiệu quả của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các biện
pháp này.
- Phƣơng pháp quan sát: quan sát và ghi chép việc sử dụng các biện pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGN .
- Phƣơng pháp thống kê toán học.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
6. Đóng góp của khóa luận
- Hệ thống những vấn đề lí luận và thực tiễn về việc phát triển ngôn ngữ
cho trẻ MGN thông qua kể chuyện có tranh minh họa
- Sự thành công của khóa luận sẽ bổ sung việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
nhằm nâng cao chất lƣợng của giáo dục Mầm non. Hơn nữa, khóa luận còn đƣợc
đóng góp cho kho tàng tài liệu về công tác nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ ở
lứa tuổi Mầm non cho sinh viên khoa Tiểu học - Mầm non trƣờng Đại học Tây
Bắc nói riêng và những độc giả quan tâm đến vấn đề này nói chung.
4


- Đề xuất và vận dụng đƣợc một số phƣơng pháp giúp trẻ MGN phát triển
ngôn ngữ .
7. Giả thuyết khoa học

Có thể giả định nhƣ sau: Mức độ phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGN ở các
trƣờng Mầm non hiện nay diễn ra chƣa đồng đều, chƣa đạt đƣợc kết quả cao trên
trẻ, nếu sử dụng một số biện pháp thích hợp thì khả năng sử dụng ngôn ngữ sẽ
làm tăng vốn từ cho trẻ, giúp trẻ sử dụng đúng lời nói hay, lời nói đẹp trong
phạm vi giao tiếp.5
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục tài liệu tham khảo, nội dung
của khóa luận gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chƣơng 2. Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ (4 – 5 tuổi) ở trƣờng
Mầm non
Chƣơng 3. Thể nghiệm

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái quát chung về ngôn ngữ
1.1.1.1.Ngôn ngữ và ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phƣơng tiện giao tiếp cơ bản
và quan trọng nhất của con ngƣời. Dó đó ngôn ngữ đã trở thành một trong hai
yếu tố quyết định đến sự phát triển của lịch sử loài ngƣời và sự phát triển mỗi cá
nhân. Ngôn ngữ đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà xã hội học: ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội
- lịch sử, trong quá trình lao động con ngƣời có nhu cầu nhận thức thế giới xung
quanh. Do điều kiện làm việc (hoạt động) cùng nhau, nên con ngƣời có nhu cầu
phải giao tiếp (thông báo) với nhau và nhận thức không tách rời nhau. Vì vậy,
ngôn ngữ ra đời để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con ngƣời.

Với các nhà ngôn ngữ học: Ngôn ngữ là hệ thống ngữ âm, những từ và
những quy tắc kết hợp chúng mà những ngƣời trong cùng một cộng đồng dùng
làm phƣơng tiện để giao tiếp. Hay nó cách khác ngôn ngữ chính là một hệ thống
các quy luật cấu tạo lời nói và những quy luật cấu tạo này là chung cho một
cộng đồng ngôn ngữ.
Dƣới góc độ tâm lý học: Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu từ ngữ đặc biệt.
trong đó ký hiệu là bất kỳ các gì của hiện thực đƣợc dùng để thực hiện các hoạt
động của con ngƣời. Ký hiệu cũng có chức nang của công cụ, hƣớng vào hoạt
động và làm thay đổi hoạt động theo những thuộc tính vốn có của ký hiệu. ký
hiệu từ ngữ là một hiện tƣợng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của
con ngƣời, là một hiện tƣợng của nền văn hoá tinh thần loài ngƣời, là một
phƣơng tiện (công cụ) xã hội đặc biệt. Ký hiệu từ ngữ cũng tác động vào hoạt
động, làm thay đổi hoạt động nhƣ hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ, hoạt
động bên trong của con ngƣời, nó hƣớng vào làm trung gian hoá cho các hoạt
động tâm lý cao cấp của con ngƣời nhƣ: Tri giác, trí nhớ, tƣ duy, ngôn ngữ ký
hiệu từ ngữ làm đƣợc điều đó là nhờ vào đặc tính bên trong nội dung tức là
6


nghĩa của từ và mỗi ký hiệu thực hiện một chức năng nhất định trong hệ thống
của mình. Do đó ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt dùng làm phƣơng
tiện giao tiếp, công cụ của tƣ duy và ngôn ngữ còn làm phƣơng tiện để nhận
thức hệ thống kinh nghiệm xã hội lịch sử của xã hội loài ngƣời chứa đựng trong
thứ tiếng của mỗi dân tộc.
Ngôn ngữ đƣợc thể hiện ở hai dạng. Đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
ở lứa tuổi mầm non trẻ mới chỉ sử dụng đƣợc ngôn ngữ nói.
Ngôn ngữ nói là quá trình con ngƣời sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt và
tiếp nhận kinh nghiệm xã hội lịch sử, hay thiết lập sự giao tiếp, thiết lập kế
hoạch hành dộng đƣợc biểu hiện bang âm thanh và đƣợc tiếp thu bằng cơ quan
thính giác.

Nếu ngôn ngữ đƣợc coi là sản phẩm của sự phát triển trong lịch sử xã hội
loài ngƣời thì ngôn ngữ nói là sản phẩm riêng biệt trong sự phát triển của mỗi cá
nhân. Lời nói của mỗi ngƣời có những đặc trƣng riêng, sự khác biệt thể hiện ở
cách phát âm, sự lựa chọn từ và cấu trúc câu, lời nói mang dấu ấn tâm lý riêng.
Ngôn ngữ là hệ thống từ, ngữ, những quy tắc dùng từ, đặt câu và liên kết câu mà
xã hội thừa nhận để sử dụng chung trong giao tiếp. Còn ngôn ngữ nói của một
ngƣời chỉ là việc sử dụng từ ngữ theo những quy tắc nhất định trong những
trƣờng hợp giao tiếp cụ thể, là sản phẩm của mỗi cá nhân nên lời nói ở mỗi
ngƣời một khác. Trong bút ký triết học Lênin viết: “Trong ngôn ngữ chỉ có khái
quát mà thôi còn trong khi nói năng bao giờ ngƣời ta cũng biểu đạt những ý nghĩ
hoàn toàn xác định và do đó cũng là những ý nghĩ cụ thể”.
1.1.1.2. Ngôn ngữ phổ thông
Nƣớc ta có trên 54 dân tộc khác nhau, sống rải rác trên mọi miền tổ quốc,
từ Bắc vào Nam trên lãnh thổ hình cong chữ S. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ
riêng, đều đƣợc tôn trọng và bình đẳng. Song đã từ rất lâu đời, các dân tộc Việt
Nam đã thống nhất lựa chọn tiếngViệt là ngôn ngữ phổ thông thống nhất, là
công cụ cho tất cả các dân tộc trong cộng đồng ngƣờiViệt Nam giao tiếp và để
tiếp thu những tri thức khoa học về tự nhiên, kinh tế, văn hó, xã hội của đất
nƣớc, của nhân loại, phục vụ cho công cuộc xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nƣớc.
7


“Ngôn ngữ phổ thông là ngôn ngữ đƣợc lựa chọn để dùng làm phƣơng
tiện giao lƣu cho tất cả những gì có liên quan đến toàn bộ dân tộc, đƣợc tất cả
các thành viên trong dân tộc đó chấp nhận”.[11 trang 8]
Nhƣ vậy: tiếng việt là ngôn ngữ phổ thông thống nhất của các dân tộc
trong cộng dồng ngƣời Việt Nam đã đáp ứng đƣợc những nội dung cơ bản trong
khái niệm về ngôn ngữ phổ thông mà ngôn ngữ học De Sausure đã nêu ra.
Do đó, để đáp ứng đƣợc yêu cầu và đòi hỏi cấp bách của nhiệm vụ “chuẩn hoá

tiếng việt công cụ giao tiếp nhận thức thống nhất của nhân dân cả nƣớc”, cần
phải đƣợc nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau trong sự phát triển tiếng Việt
cho nhân dân các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt từ trẻ em lứa tuổi
mẫu giáo, mà hạt nhân của sự phát triển đó là sự lĩnh hội từ của trẻ. Xem xét khả
năng lĩnh hội của trẻ ở mức độ nào? Lĩnh hội theo phƣơng thức nào? Để từ đó
có biện pháp tích cực làm phát triển nhanh vốn từ tiếng việt cho trẻ, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn từ tiếng Việt cho trẻ ngay từ lứa tuổi mẫu giáo ở các vùng
dân tộc thiểu số Việt Nam, để tiếng Việt thực sự là “công cụ tâm lý”, công cụ
lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội loài ngƣời.
1.1.2. Từ trong hệ thống ngôn ngữ
Trong hệ thống cấu trúc ngôn ngữ thì từ là một trong ba đơn vị để cấu
thành ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
- Ngữ âm là âm thanh của một ngôn ngữ
- Từ vựng là hệ thống vốn từ của một ngôn ngữ
- Ngữ pháp là phƣơng tiện, cách thức cấu thành câu.
Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Cho đến nay các định nghĩa về từ đƣợc
xem xét từ những tiêu chí khác nhau.
Theo Đỗ Hữu Châu: Từ là một đơn vị cơ bản, có sẵn, có hai mặt âm thanh
và ý nghĩa, đƣợc hoạt động độc lập và tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng
nên câu. Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có hình thức âm thanh đầy đủ hoàn
chỉnh về nghĩa và chức năng tạo câu.
Ngoài từ ra còn có một đơn vị tƣơng đƣơng với từ để tạo câu, đó là cụm từ
cố định. Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tƣ cách là một
đơn vị có sẵn nhƣ từ.
8


* Vốn từ là gì?
Từ vựng chính là vốn từ của ngôn ngữ, từ vựng là tập hợp tất cả các từ,
cụm từ cố định có thành tố cấu tạo ổn định nhƣ từ.

Vốn từ của một ngôn ngữ là tổng số mà hệ thống hoá toàn bộ từ và cụm từ
cố định của ngôn ngữ đó. Vốn từ vựng của ngôn ngữ có nhiều lớp từ, nhiều
nhóm từ không đồng nhất và có chất lƣợng khác nhau. Trong vốn từ vựng của
một ngôn ngữ nào cũng đều có những từ mới và những từ cũ, có từ tích cực và
từ thụ động.
- Vốn từ tích cực (chủ động) là những từ đƣợc sử dụng hàng ngày, những
từ này có tần số sử dụng cao, đƣợc con ngƣời nắm vững và sử dụng trong lời nói
một cách thành thạo.
- Vốn từ thụ động: Bao gồm những từ đƣợc sử dụng hay không đƣợc sử
dụng nữa. Nó bao gồm những từ cổ và các từ còn mang nhiều sắc thái mới, chƣa
đƣợc sử dụng rộng rãi. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện ngôn ngữ
thƣờng xuyên nảy sinh những từ mới và nghĩa mới. Đồng thời cũng có nhiều từ
cũ, nghĩa cũ bị đào thải. Đối với trẻ em vốn từ tích cực là những từ trẻ nói đúng
và nói đƣợc, còn những từ trẻ hiểu nhƣng không nói ra đƣợc là từ thụ động.
* Phát triển vốn từ là gì?
Phát triển vốn từ cho trẻ hay cũng chính là việc làm giàu vốn từ, làm cho
vốn từ của trẻ ngày càng phong phú, đa dạng cả về số lƣợng và chất lƣợng, giúp
trẻ mở rộng sự hiểu biết về các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới xung quanh
phát triển vốn từ cho trẻ không chỉ đòi hỏi trẻ phải hiểu đƣợc ý nghĩa của từ
đƣợc cung cấp.
Trẻ mầm non học từ mới không phải bắt buộc bằng câu hỏi “từ này có nghĩa
là gì?”, mà bằng câu hỏi “cái này gọi là gì?”. Việc học từ không thể tách rời vật
thể, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Đối với nhiều trẻ nhiều khi từ và vật thể chỉ
là một. Điều này phản ánh đặc biệt tƣ duy trực quan của trẻ mầm non.

9


1.1.3. Vai trò của ngôn ngữ với sự phát triển của trẻ
1.1.3.1. Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về

thế giới xung quanh
Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trƣờng xung
quanh. Thông qua các từ ngữ và các câu nói của ngƣời lớn, trẻ làm quen với các
sự vật hiện tƣợng có môi trƣờng xung quanh, hiểu đƣợc những đặc điểm, tính
chất, công cụ của các sự vật cùng các từ tƣơng ứng với nó. Từ và hình ảnh trực
quan của các sự vật cùng đi vào nhận thức của trẻ. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ nhận
biết ngày càng nhiều các sự vật hiện tƣợng mà trẻ đƣợc tiếp xúc trong cuộc sống
hằng ngày, giúp trẻ hình thành, phát triển phong phú các biểu tƣợng và thế giới
xung quanh. Ngôn ngữ là phƣơng tiện giúp trẻ hình thành và phát triển tƣ duy.
Ngôn ngữ của trẻ đƣợc phát triển dần theo lứa tuổi trẻ. Điều đó sẽ giúp trẻ
không chỉ tìm hiểu những hiện tƣợng, sự vật gần gũi xung quanh, mà còn có thể
tìm hiểu cả những sự vật không xuất hiện trực tiếp trƣớc mặt trẻ, những sự việc
xảy ra trong quá khứ và tƣơng lai. Trẻ hiểu đƣợc những lời giải thích, gợi ý của
ngƣời lớn, biết so sánh khái quát và dần hiểu đƣợc bản chất của sự vật, hiện
tƣợng, hình thành những khái niệm sơ đẳng. Sự hiểu biết của trẻ về thế giới
xung quanh ngày càng rộng lớn hơn. Nhận thức của trẻ đƣợc rõ ràng, chính xác,
chính xác và trí tuệ của trẻ không ngừng phát triển. Ngôn ngữ là công cụ giúp
trẻ hoạt động vui chơi và nhận thức thế giới xung quanh. Ngôn ngữ là phƣơng
tiện để trẻ trao đổi những ý đồ chơi, giao lƣu tình cảm trong lúc chơi và phát
triển khả năng tƣ duy, trí tƣởng tƣợng của trẻ. Ngôn ngữ không chỉ là phƣơng
tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh mà còn là phƣơng tiện để trẻ biểu
hiện nhận thức của mình. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ nhận thức đƣợc về môi trƣờng
xung quanh và tiến hành hoạt động với nó, đồng thời trẻ cũng sử dụng ngôn
ngữ để kể lại, miêu tả lại sự vật hiện tƣợng và những hiểu biết của trẻ để trao
đổi với mọi ngƣời.
1.1.3.2. Ngôn ngữ là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ
Ngôn ngữ là phƣơng tiện để giao lƣu xúc cảm và phát triển tình cảm. Ngôn
ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, đó là
10



phƣơng tiện giúp trẻ giao lƣu cảm xúc với những ngƣời xung quanh, hình thành
những cảm xúc tích cực. Bằng những câu hát ru, những lời nói nụng, những câu
nói âu yếm... đã đem đến cho trẻ những cảm giác bình yên, sự vui mừng hớn hở.
Những tiếng ầu ơ mẹ nói chuyện với trẻ là sự giao lƣu cảm xúc và ngôn ngữ đầu
tiên. Những cuộc nói chuyện đặc biệt này sẽ làm cho trẻ vui vẻ và có những tình
cảm thân thƣơng với những ngƣời xung quanh, dần hình thành ở trẻ những cảm
xúc tích cực. Khi giao tiếp với ngƣời lớn, trẻ tiếp nhận đƣợc những sắc thái tình
cảm khác nhau. Qua nét mặt, giọng nói, ngữ điệu, ngữ nghĩa chứa đựng trong
các từ, các câu nói, dần dần trẻ cũng biết thể hiện những cảm xúc khác nhau của
mình. Trong quá trình giao tiếp, ngƣời lớn luôn hƣớng dẫn, uốn nắn hành vi của
trẻ bằng lời nói, nét mặt, nụ cƣời khiến trẻ có thể nhận ra hành vi của mình đúng
hay sai. Bằng con đƣờng đó, đứa trẻ dần dần hình thành đƣợc những thói quen
tốt và học đƣợc những cách ứng xử đúng đắn. Đồng thời, thông qua ngôn ngữ
trẻ nhận thức đƣợc những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh nhƣ:
những bông hoa, những hàng cây, con đƣờng, những cảnh đẹp làng quê với
những từ ngữ thể hiện nó. Trẻ sẽ có nhiều ấn tƣợng đẹp, tâm hồn trẻ trung và có
ý thức gìn giữ cái hay, cái đẹp. Thông qua ngôn ngữ văn học (thơ, truyện, ca
dao, đồng dao...) trẻ cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp trong tiếng mẹ đẻ, những
hành vi đẹp trong cuộc sống, trẻ biết những gì nên làm và những gì không
nên làm, qua đó rèn luyện những phẩm chất tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ
những khái niệm ban đầu về đạo đức nhƣ: ngoan – hƣ, tốt – xấu, thật thà –
không thật thà.
1.1.3.3. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành
thành viên của cộng đồng
Nhờ có những lời chỉ dẫn của ngƣời lớn, trẻ dần dần hiểu đƣợc quy định
chung của cộng đồng mà mọi thành viên trong cộng đồng phải thực hiện. Trƣớc
hết là những nề nếp sinh hoạt của gia đình, nhóm trẻ, trƣờng Mầm non. Sau đó
là một số quy định ngoài xã hội. Những gì trẻ có thể đƣợc phép làm và những gì
không đƣợc làm. Mặt khác, trẻ cũng có thể dùng ngôn ngữ của mình để bày tỏ

những nhu cầu, mong muốn của mình với các thành viên trong cộng đồng. Điều
11


đó giúp trẻ dễ hòa nhập với mọi ngƣời. Nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu
chuyện, trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hòa nhập
xã hội tốt hơn. Tóm lại: ngôn ngữ có vai trò rất lớn, là phƣơng tiện quan trọng
nhất để trẻ lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để trẻ giao lƣu với những ngƣời xung
quanh, để tƣ duy, tiếp thu khoa học và bồi bổ tâm hồn, hình thành, phát triển
nhân cách của trẻ.
1.1.4. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ Mẫu giáo nhỡ
1.1.4.1. Hoàn thiện hoạt động vui chơi và hình thành: “Xã hội trẻ em”
Ở tuổi MGN thì hoạt động vui chơi đã mang đầy đủ ý nghĩa của nó, tức là
nó đạt tới dạng chính thức và biểu hiện đầy đủ đặc điểm của hoạt động vui chơi,
nhiều hơn cả là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Có thể nói rằng hoạt động vui
chơi ở lứa tuổi MGN đang phát triển tới mức hoàn thiện, đƣợc thể hiện ở những
đặc điểm sau:
Thứ nhất: trong hoạt động vui chơi, trẻ MGN thể hiện rõ rệt tính tự lực, tự
do và chủ động. Trong hoạt động vui chơi, trẻ MGN thể hiện tính tự lực, tự do
rất rõ, ít lệ thuộc vào ngƣời lớn và hoàn toàn tùy thuộc vào ý thích của mình.
Tính tự lực của trẻ biểu hiện trong việc lựa chọn chủ đề và nội dung chơi, trong
việc lựa chọn các bạn cùng chơi và trong việc tự do tham gia vào trò chơi nào
mà mình thích và tự do rút ra khỏi những trò chơi mà mình đã chán.
Thứ hai: trong hoạt động vui chơi, trẻ MGN đã biết thiết lập những quan hệ
phong phú và rộng rãi với các bạn cùng chơi. Một “xã hội trẻ em” đƣợc hình
thành. Ở tuổi MGN việc chơi trong nhóm bạn bè là một nhu cầu bức bách. Nếu
ngƣời lớn không thấy đƣợc nhu cầu đó của trẻ để tạo điều kiện cho chúng chơi
với nhau thì đó là một sai lầm lớn trong giáo dục, vì ở lứa tuổi Mẫu giáo – đặc
biệt là MGN – nhu cầu giao tiếp với bạn bè đang ở thời kỳ phát cảm, tức là đang
phát triển mạnh. Từ đó, những “xã hội trẻ em” thực sự đƣợc hình thành

(A.P.Uxôva). Cái xã hội này bao gồm toàn thể trẻ em nhƣng cấu trúc của nó
không hề đơn giản. Trong cái “xã hội trẻ em” ấy mỗi đứa đều có một vị trí nhất
định. Vị trí đó đƣợc thể hiện ở chỗ bạn bè trong nhóm đối với nó nhƣ thế nào.
“Xã hội trẻ em” dần dần cũng hình thành những dƣ luận chung. Dƣ luận chung
12


thƣờng bắt nguồn từ những nhận xét của ngƣời lớn đối với trẻ em, cũng có thể
do trẻ em nhận xét lẫn nhau. Dƣ luận chung ảnh hƣởng khá lớn đối với sự lĩnh
hội chuẩn mực đạo đức của trẻ trong nhóm và qua đó mà ảnh hƣởng đến nhân
cách của từng đứa trẻ. Nhóm trẻ cùng chơi là một trong những cơ sở xã hội đầu
tiên của trẻ, do đó ngƣời lớn cần tổ chức tốt hoạt động của nhóm trẻ ở lớp mẫu
giáo cũng nhƣ ở gia đình, khu tập thể, xóm dân cƣ, để tạo ra một môi trƣờng
lành mạnh có tác dụng giáo dục tích cực đối với trẻ.
1.1.4.2. Giai đoạn phát triển mạnh tư duy trực quan hình tượng
Vốn biểu tƣợng của trẻ MGN đƣợc giàu lên thêm nhiều, chức năng ký hiệu
phát triển mạnh, lòng ham hiểu biết và hứng thú nhận thức tăng lên rõ rệt. Đó là
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tƣ duy trực quan - hình tƣợng, và đây cũng
là thời điểm kiểu tƣ duy đó phát triển mạnh mẽ nhất – tất nhiên nó vẫn chƣa thể
tách rời những hoạt động vật chất và hoạt động thực tiễn của trẻ (vì đó là nguyên
tắc cơ bản của hoạt động của con ngƣời). Phần lớn trẻ em ở tuổi MGN đã có khả
năng suy luận, trẻ đã có khả năng giải các bài toán bằng các “phép thử ngầm
trong óc”, dựa vào các biểu tƣợng, kiểu tƣ duy trực quan hình tƣợng đã bắt đầu
chiếm ƣu thế". Tƣ duy trực quan – hình tƣợng phát triển mạnh cho phép trẻ em
ở độ tuổi MGN giải quyết đƣợc nhiều bài toán thực tiễn mà trẻ thƣờng gặp trong
đời sống. Tuy vậy, vì chƣa có khả năng tƣ duy trừu tƣợng nên trẻ chỉ mới dựa
vào những biểu tƣợng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận ra
những vấn đề mới. Vì vậy, trong khá nhiều trƣờng hợp chúng chỉ dừng lại ở các
hiện tƣợng bên ngoài mà chƣa đi đƣợc vào bản chất bên trong. Do đó, nhiều khi
trẻ giải thích các hiện tƣợng một cách ngộ nghĩnh. Tƣ duy trực quan - hình

tƣợng phát triển mạnh, đó là điều kiện thuận lợi nhất để giúp trẻ cảm thụ tốt
những hình tƣợng nghệ thuật đƣợc xây dựng nên trong các tác phẩm văn học
nghệ thuật do các văn nghệ sĩ xây dựng nên bằng hình tƣợng đẹp. Đồng thời cần
giúp trẻ tạo ra những tiền đề cần thiết làm nảy sinh những yếu tố ban đầu của
kiểu tƣ duy trừu tƣợng. Loại tƣ duy này sẽ đƣợc phát triển ở giai đoạn sau và chỉ
có thể phát triển một cách lành mạnh khi nó có chỗ dựa là những hình tƣợng rõ
ràng, đa dạng và đúng đắn.
13


1.1.4.3. Sự phát triển đời sống tình cảm
Tình yêu thƣơng của trẻ MGN đối với những ngƣời thân xung quanh đƣợc
bộc lộ khá rõ ràng và nồng thắm. Tình cảm đó cũng dễ dàng đƣợc trẻ chuyển
vào những nhân vật trong các câu chuyện cổ tích hay các truyện kể khác. Đứa
trẻ thông cảm với nỗi bất hạnh của những nhân vật trong truyện chẳng khác gì
nỗi bất hạnh có thực của mình. Tình cảm này đƣợc bộc lộ rõ ràng nhất khi chúng
nghe chuyện cổ tích. Trẻ có thể nghe đi nghe lại một câu chuyện nào đó mà tình
cảm của chúng đối với những nhân vật trong chuyện không những không giảm
mà tăng hơn lên. Nhiều em bé nghe đi lại không biết bao nhiêu lần câu chuyện
“Cô bé quàng khăn đỏ” mà lần nào nghe cũng tỏ ra hồi hộp, lo lắng cho số phận
cô bé quàng khăn đỏ. Tình cảm của trẻ không chỉ biểu lộ với ngƣời thân thích
hay nhân vật trong truyện mà còn đối với cả động vật, cỏ cây, đồ chơi, đồ vật và
các hiện tƣợng trong thiên nhiên. Trẻ thƣờng gắn cho chúng những sắc thái tình
cảm của con ngƣời. Trẻ xót thƣơng cho những cành cây bị gãy, căm giận vì cơn
mƣa đã ngăm cản việc đi chơi của nó. Dƣờng nhƣ ở đâu trẻ cũng thấy tình
ngƣời, hồn ngƣời. Kiểu nhìn sự vật bằng con mắt nhân cách hóa đầy yêu thƣơng
nhƣ vậy là hiện tƣợng phổ biến đối với trẻ MGN. Sự phát triển tình cảm của trẻ
MGN còn đƣợc biểu hiện ra ở nhiều mặt trong đời sống tinh thần của trẻ. Các
loại tình cảm bậc cao nhƣ tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ
đều ở vào một thời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt là tình cam thẩm mỹ.

Tình yêu cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật, thực chất
đó là tình cảm đƣợc khêu gợi lên bởi những xúc cảm về cái đẹp của con ngƣời, của
tình ngƣời. Sự phát triển mạnh những xúc cảm thẩm mỹ kết hợp với trí nhớ máy
móc vốn có ở trẻ, khiến cho lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm với những tác phẩm văn
học nghệ thuật. Đặc biệt trẻ mẫu giáo tiếp nhận và thuộc rất dễ dàng, nhanh chóng
những bài thơ, bài hát có vần điệu rõ, giai điệu hay và hình tƣợng đẹp.
1.1.4.4. Sự phát triển động cơ hành vi và sự hình thành hệ thống thứ bậc các
động cơ
Đến tuổi MGN, các động cơ đã xuất hiện trƣớc đây nhƣ muốn tự khẳng
định, muốn đƣợc sống và làm việc giống ngƣời lớn, muốn nhận thức sự vật và
14


hiện tƣợng xung quanh... đều đƣợc phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là những động
cơ đạo đức, thể hiện thái độ của trẻ đối với những ngƣời khác có một ý nghĩa hết
sức quan trọng trong sự phát triển các động cơ hành vi. Những động cơ này gắn
liền với việc lĩnh hội có ý thức chuẩn mực những quy tắc đạo đức hành vi trong
xã hội. Ở tuổi MGN, những động cơ xã hội – muốn làm một cái gì đó cho ngƣời
khác, mang lại niềm vui cho ngƣời khác bắt đầu chiếm một vị trí ngày càng lớn
trong số các động cơ đạo đức. Trong thời kỳ này trẻ đã hiểu rằng những hành vi
của chúng có thể mang lại lợi ích cho những ngƣời khác và chúng bắt đầu thực
hiện những công việc vì ngƣời khác theo sáng kiến riêng của mình. Nhƣ vậy,
chúng ta dễ nhận thấy rằng động cơ hành vi của trẻ MGN đã trở nên nhiều màu,
nhiều vẻ. Có thể kể đến nhƣ: động cơ tự khẳng định, động cơ nhận thức, muốn
khám phá về thế giới xung quanh, động cơ thi đua, động cơ xã hội... Trong
những động cơ đó có thể có sự pha trộn mặt tích cực lẫn tiêu cực, nhất là đối với
những động cơ xã hội. Do đó cần phải quan tâm đến nội dung động cơ của trẻ,
cần phải phát huy động cơ tích cực và uốn nắn động cơ tiêu cực. Những thuộc
tính tâm lý cũng nhƣ những phẩm chất nhân cách đang phát triển ở độ tuổi này là
điều kiện hết sức quan trọng để tạo ra một sự chuyển tiếp mạnh mẽ ở độ tuổi sau

(mẫu giáo lớn) tiến dần vào thời kỳ chuẩn bị cho trẻ tới trƣờng phổ thông. Do đó
giáo dục cần tập chung hết mức để giúp trẻ phát triển những đặc điểm này.
1.1.5. Đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi
1.1.5.1. Đặc điểm ngữ âm
Ở thời kì này, trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối
âm đệm, thanh điệu dần dần đƣợc định vị. Trẻ phát âm đúng hết các âm vị của
tiếng mẹ đẻ, kể cả các âm, các vần khó (iêu, ƣơn, uông). Trẻ đã biết điều chỉnh
nhịp điệu, cƣờng độ của giọng nói khi giao tiếp để phù hợp với từng hoàn cảnh,
lời nói của trẻ đã rõ ràng, dứt khoát hơn. Tuy vậy, ở lứa tuổi này, trẻ nhỏ vẫn
còn mắc một số lỗi về phát âm, còn nhầm lẫn khi phát âm một vài phụ âm và
nguyên âm (x-s, ch-t, ƣơ, uô, ie) và thanh điệu (? ~). Mỗi cháu thƣờng hay nói
sai một âm hoặc một thanh riêng. Khi nói trẻ 4-5 tuổi ít ê a, ậm ừ hơn, song các
cháu vẫn phát âm sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối. Căn cứ trên những đặc
điểm phát âm của trẻ qua từng độ tuổi, ta có thể rút ra kết luận sau:
15


Khả năng hoàn chỉnh về mặt phát âm của trẻ đƣợc tăng dần theo từng độ
tuổi, trẻ nhanh chóng định vị đƣợc các âm vị có cấu âm đơn giản, những âm vị
có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi, song nếu kiên trì luyện tập thì hầu hết trẻ em
đều có khả năng định vị các âm vị của tiếng mẹ đẻ (trừ các trẻ khuyết tật về cơ
quan phát âm hoặc cơ quan thính giác).
1.1.5.2 Đặc điểm vốn từ của trẻ
So với tuổi nhà trẻ (0-3 tuổi), trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi) có số
lƣợng từ nhiều hơn hẳn. Cụ thể trẻ lứa tuổi MGN (4-5 tuổi) nhƣ sau: Theo
YU,U, Pratuxevich: 4 tuổi: 1900 từ 5 tuổi: 2500 từ.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về ngôn ngữ của trẻ nội thành
Hà Nội thì vốn từ của trẻ mẫu giáo là:
Trẻ 4 tuổi: 1900-2000 từ
Trẻ 5 tuổi: 2500-2600 từ

Mặc dù số lƣợng từ của trẻ mẫu giáo do các nhà tâm lý học, ngôn ngữ đƣa
ra không khớp nhau nhƣng sự chênh lệch không lớn lắm và các tác giả đã khẳng
định: số lƣợng từ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó
quan trọng nhất là các tác động của môi trƣờng nhƣ: sự tiếp xúc ngôn ngữ
thƣờng xuyên của những ngƣời xung quanh, trình độ của bố mẹ...
1.1.5.3. Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ
Trẻ MGN có vốn từ phong phú hơn trẻ mẫu giáo bé cả về số lƣợng cũng
nhƣ từ loại. Trẻ sử dụng đƣợc nhiều loại mẫu câu khác nhau. Tƣ duy của trẻ
phát triển hơn, trẻ biết so sánh, nhận ra những đặc điểm giống, khác nhau của sự
vật, hiện tƣợng. Ở trẻ bắt đầu xuất hiện khả năng tổng quát, đƣa ra kết luận.
Những đặc điểm đó của tƣ duy ảnh hƣởng rất lớn đến ngôn ngữ mạch lạc trẻ.
Ngôn ngữ của trẻ rõ ràng hơn, có nội dung hơn, ngƣời nghe dễ hiểu hơn. Trong
ngôn ngữ độc thoại, trẻ thƣờng dùng những câu, những đoạn ngắn. Trẻ thích
đƣợc trò chuyện với ngƣời lớn. Trẻ không chỉ thích đàm thoại về những gì trẻ
đang tri giác mà còn biết đàm thoại về những nội dung mà trẻ đã biết và đƣa ra
những nhận định của mình. Mặc dù không phải lúc nào trẻ cũng đƣa ra những
nhận định đúng. Trẻ có thể kể lại một câu chuyện mà trẻ biết hoặc đƣợc nghe kể,
16


×