Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ CÔNG tác TRUY tìm vật CHỨNG của cơ QUAN CSĐT tội PHẠM về TRẬT tự xã hội TRONG điều TRA các vụ án cướp tài sản TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.35 KB, 125 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục đích của hoạt động điều tra vụ án là chứng minh sự thật khách
quan của vụ án, chứng minh tội phạm trước pháp luật. Để đạt được mục đích
đó thông thường hoạt động điều tra được triển khai theo hai phương hướng,
có quan hệ chặt chẽ với nhau đó là: Thứ nhất, rà soát, phát hiện ra những đối
tượng (người) có biểu hiện nghi vấn phạm tội; thứ hai, truy tìm những vật
chứng (hay còn gọi là tang vật) để củng cố thành chứng cứ chứng minh tội
phạm. Hai hướng điều tra trên có quan hệ, chặt chẽ, hỗ trợ và tác động lẫn
nhau, từ kết quả rà soát phát hiện con người có thể khai thác tìm ra vật chứng.
Ngược lại, từ kết quả hoạt động truy tìm vật chứng có thể tìm người, tức là
tìm ra người đã sử dụng, cất giấu, tiêu thụ, chiếm đoạt nó. Do đó, về nguyên
tắc, muốn thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án thì không thể
xem nhẹ hoặc bỏ qua một phương hướng nào.
Tuy nhiên, trong thực tiễn điều tra và kể cả theo yêu cầu của pháp luật
tố tụng hình sự thì việc truy tìm vật chứng trong nhiều trường hợp đã quyết
định đến kết quả hoạt động điều tra và chứng minh tội phạm trước pháp luật.
Chính vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự (năm 2003) Điều 64 qui định vật chứng
là một trong bốn nguồn chứng cứ, đồng thời cũng qui định rõ về trình tự, thủ
tục thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng. Trên cơ sở này, có thể xác định, truy
tìm vật chứng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động điều
tra, đặc biệt là đối với những vụ án mà vật chứng còn nằm trong tay đối tượng
phạm tội hoặc đã bị cất giấu, tiêu thụ, tẩu tán. Thực tiễn hoạt động điều tra đã
chứng minh mỗi năm các Cơ quan điều tra trong lực lượng Công an nhân dân
nhờ làm tốt các mặt công tác điều tra nói chung, truy tìm vật chứng nói riêng
nên đã khám phá thành công hàng chục ngàn vụ án các loại, nhiều băng nhóm
tội phạm, nhiều đối tượng tuy hoạt động tinh vi, xảo quyệt nhưng vẫn bị bắt



2

giữ, xử lý. Bên cạnh những thành công, phải thẳng thắn thừa nhận rằng mỗi
năm cũng có hàng ngàn vụ án bị câu dầm, bế tắc, thậm chí có vụ oan, lọt do
nhiều nguyên nhân, trong đó có hạn chế, thiếu sót từ công tác truy tìm vật
chứng. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay với sự đa dạng, phức tạp của tình
hình kinh tế - xã hội, sự phát triển của khoa học, công nghệ và những thủ
đoạn tinh vi của tội phạm, thì công tác truy tìm vật chứng vốn đã khó khăn lại
càng khó khăn phức tạp hơn.
Trong lý luận khoa học hình sự, đặc biệt là của Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, hoạt động truy tìm vật chứng là một đối
tượng nghiên cứu thuộc phạm vi của phương pháp và chiến thuật điều tra.
Hoạt động này được tiến hành chủ yếu là công khai theo qui định của pháp
luật tố tụng hình sự. Hiện nay ở nước ta, nhiều giáo trình, tài liệu, công trình
khoa học... cũng có xu hướng phát triển theo hướng này.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong lý luận nghiệp vụ Công an nhân dân, một
lĩnh vực tri thức chủ yếu được tổng kết, đúc rút từ thực tiễn hoạt động đấu tranh
chống tội phạm trong điều kiện của nước ta. Trong hoàn cảnh ấy, hoạt động điều
tra nói chung, hoạt động truy tìm vật chứng nói riêng lại có xu hướng "hòa đồng"
kết hợp các hoạt động công khai và hoạt động bí mật, thậm chí trong nhiều
trường hợp công khai chỉ là hình thức, là sự chuyển hóa kết quả của những hoạt
động trinh sát mà thôi. Trên thực tế những kết quả nghiên cứu về truy tìm vật
chứng theo hướng này tuy đã có nhưng còn rời rạc, thiếu hệ thống, tính định
hướng về lý luận và chỉ đạo trong thực tiễn chưa rõ rệt. Chúng tôi cho rằng, việc
đầu tư nghiên cứu, phát triển lý luận điều tra nói chung, truy tìm vật chứng
nói riêng theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa công khai và hoạt động trinh sát bí
mật theo chức năng của ngành Công an là một hướng đi chẳng những phù hợp
với đặc điểm công tác đấu tranh chống tội phạm ở nước ta, mà còn để từng
bước làm hoàn thiện lý luận nghiệp vụ Công an nhân dân nói chung, lý luận

về điều tra tội phạm nói riêng mang "bản sắc" của Việt Nam. Đây cũng là một


3

trong những chủ trương lớn đã được xác định trong Nghị quyết 08-NQ/TW
ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư
pháp trong thời gian tới là: "Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động điều tra và trinh
sát".
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước.
Mặc dù tình hình an ninh - trật tự luôn đảm bảo ổn định, kinh tế - xã hội phát
triển. Tuy vậy trong những năm gần đây, hàng năm vẫn phát hiện khoảng 6.000
đến 7.000 vụ phạm pháp hình sự trong đó có từ 400 đến 600 vụ trọng án với
khoảng 150 - 200 vụ cướp tài sản. Tỷ lệ điều tra khám phá chung cho các loại án
đạt từ 62 - 65%, riêng đối với tội phạm cướp tài sản đạt từ 70 - 80%. Điều
đáng quan tâm là hiện nay trên địa bàn Hà Nội đã và đang xuất hiện những
thủ đoạn phạm tội cướp tài sản rất trắng trợn, liều lĩnh, bọn tội phạm hoạt
động có tổ chức, sử dụng vũ khí nguy hiểm để gây án và chống trả các lực
lượng đuổi bắt, nhiều vụ cướp tài sản kèm theo hành vi giết người và những
hành vi phạm tội nguy hiểm khác. Một số thủ đoạn cướp tài sản đang có xu
hướng gia tăng trên địa bàn Hà Nội đó là cướp tiệm vàng, cướp tắcxi, cướp xe
ôm, cướp tiền tại quỹ tiết kiệm, cướp xe máy, cướp tài sản có giá trị lớn...
Thực trạng đó và đang làm cho tình hình an ninh trật tự ở thủ đô thêm phức
tạp, nhất là trên một số tuyến, địa bàn trọng điểm. Làm cho một bộ phận quần
chúng nhân dân có tâm lý hoang mang, lo lắng không yên tâm trong công tác,
học tập, lao động... Mặc dù các lực lượng Công an Thủ đô nói chung, lực lượng
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn
chưa cải thiện được tình hình một cách cơ bản, rõ rệt, tỷ lệ điều tra vẫn hạn
chế. Hoạt động truy tìm vật chứng trong nhiều vụ án cướp tài sản vẫn gặp khó
khăn, thậm chí không đem lại kết quả, một số vướng mắc về pháp lý, nghiệp

vụ, tổ chức vẫn tồn tại trong thực tiễn chưa được giải quyết...
Từ những lý do như trên, việc lựa chọn đề tài "Công tác truy tìm vật
chứng của Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong điều


4

tra các vụ án cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội" là mang tính cấp
thiết xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, cả trên bình diện chung của
ngành Công an cũng như đối với lực lượng Công an Hà Nội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ và phong phú
thêm những vấn đề lý luận về truy tìm vật chứng trong điều tra vụ án hình sự
nói chung, điều tra các vụ án cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Khảo
sát, đánh giá đúng thực trạng, rút ra những mặt tốt, chưa tốt và những kinh
nghiệm của Công an Hà Nội trong hoạt động truy tìm vật chứng trong điều tra
các vụ án cướp tài sản, phát hiện, tìm ra những giải pháp góp phần thúc đẩy
hoạt động truy tìm vật chứng, nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án cướp tài
sản trên địa bàn Hà Nội.
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác
định là:
- Sưu tầm tài liệu, nghiên cứu khái quát, hệ thống và bổ sung những
vấn đề lý luận về truy tìm vật chứng trong điều tra các vụ án cướp tài sản.
- Khảo sát làm rõ thực trạng tình hình tội phạm cướp tài sản trên địa bàn
Hà Nội và hoạt động truy tìm vật chứng trong điều tra các vụ án cướp tài sản.
- Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích những tài liệu, số liệu từ thực tiễn
để rút ra những kinh nghiệm, những nhận xét, đánh giá, phát hiện và chỉ ra
được những vướng mắc, bất cập, hạn chế và nguyên nhân của nó để có biện

pháp khắc phục.
- Xây dựng được hệ thống các giải pháp có tính khả thi góp phần thúc
đẩy nâng cao kết quả truy tìm vật chứng trong hoạt động điều tra các vụ án


5

cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội của Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động truy tìm vật chứng trong
điều tra các vụ án cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội theo thẩm quyền của Cơ
quan Cảnh sát điều tra (trước đây) và của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự xã hội (hiện nay và sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội) bao gồm các hoạt động truy tìm vật chứng cũng như
các hoạt động nghiệp vụ công khai và bí mật khác để truy tìm vật chứng.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung, đề tài chỉ nghiên cứu về hoạt động truy tìm vật chứng
của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đối với các vụ án cướp
tài sản đã khởi tố do đơn vị này thụ lý điều tra. Trọng tâm của đề tài sẽ là hoạt
động truy tìm vật chứng là công cụ phương tiện gây án và tài sản bị chiếm
đoạt trong các vụ cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội.
Về địa bàn và thời gian, đề tài nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà
Nội từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, những qui định của ngành Công
an trong công tác đấu tranh chống tội phạm. Kết hợp sử dụng các phương

pháp nghiên cứu cụ thể như: thống kê, phân tích, tọa đàm, lấy ý kiến chuyên
gia, khảo sát thực tiễn...
5. Tình hình nghiên cứu


6

Truy tìm vật chứng nói chung, truy tìm vật chứng trong điều tra các vụ
án cướp tài sản nói riêng là một trong những mặt công tác rất quan trọng của
hoạt động điều tra. Mặc dù vậy từ trước đến nay mới được đề cập đến trong
một số giáo trình tại Học viện Cảnh sát nhân dân thuộc phần chiến thuật điều
tra hoặc trong điều tra một số loại tội phạm cụ thể. Đã có một số bài viết, luận
văn Đại học (tại Học viện Cảnh sát nhân dân)... đề cập đến hoạt động truy tìm
vật chứng đối với một số loại tội phạm như cố ý gây thương tích, trộm cắp... ở
một vài địa phương như Lạng Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện
tại chưa có một công trình nào nghiên cứu về truy tìm vật chứng trong điều
tra tội phạm cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội, vốn là một trong những địa bàn
trọng điểm về an ninh trật tự của cả nước, hoạt động của tội phạm đặc biệt là
tội phạm cướp tài sản và hoạt động đấu tranh có nhiều nét mang tính đặc thù.
6. Ý nghĩa của đề tài
Về lý luận:
Góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm những vấn đề lý luận về
truy tìm vật chứng nói chung và truy tìm vật chứng trong điều tra các vụ án
cướp tài sản nói riêng, góp phần hoàn thiện lý luận điều tra tội phạm ở nước
ta, đặc biệt là điều tra một số loại tội phạm cụ thể.
Về thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài chẳng những đó là sản phẩm được tổng
kết thực tiễn mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động điều tra tội phạm cướp tài
sản trên địa bàn Hà Nội bằng việc cung cấp những thông tin, chỉ rõ thực trạng,
rút ra những kinh nghiệm và giải pháp về truy tìm vật chứng trong điều tra tội

phạm cướp tài sản. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo tốt cho công tác giảng
dạy, học tập, nghiên cứu khoa học trong các trường Công an nhân dân và
đồng chí, đồng nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn


7

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương 7 tiết.


8

Chương 1
NHẬN THỨC VỀ CÔNG TÁC TRUY TÌM VẬT CHỨNG CỦA
CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TỘI PHẠM VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI
TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN CƯỚP TÀI SẢN

1.1. Khái niệm và đặc trưng pháp lý của tội phạm cướp tài sản
1.1.1. Khái niệm tội phạm cướp tài sản trong pháp luật hình sự
Ngược dòng lịch sử thì thấy, từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến
nay, trong pháp luật hình sự nước ta đã có nhiều văn bản, qui phạm pháp luật
được ban hành, được bổ sung, sửa đổi và hiện nay là Bộ luật hình sự (năm
1999) đang có hiệu lực thi hành. Tuy các qui phạm, chế định pháp luật về tội
phạm và hình phạt trong nội dung các văn bản ở từng thời kỳ có khác nhau.
Song qua nghiên cứu, phân tích thì thấy rằng, trong các văn bản, qui phạm
pháp luật như Sắc lệnh 223-SL ngày 17/11/1946, Thông tư 442-TTg ngày
19/01/1955, Sắc lệnh 267-SL ngày 15/06/1956 và đặc biệt là từ khi có hai
Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh

trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970 đến
nay đều có những qui phạm pháp luật qui định về hành vi (tội phạm) cướp tài
sản. Trong các văn bản pháp luật hình sự cho đến Bộ luật hình sự năm 1985
qui định hai loại hành vi cướp đó là: Cướp tài sản xã hội chủ nghĩa và cướp
tài sản riêng của công dân. Tuy nhiên, hiện nay theo Bộ luật hình sự năm
1999 thì chỉ qui định một hành vi đó là tội cướp tài sản tại Điều 133.
Mặc dù những qui định về tội phạm cướp tài sản trong các văn bản
pháp luật hình sự từ trước đến nay không hoàn toàn giống nhau về tên gọi
(loại hành vi), hình phạt... Nhưng tựu trung lại đều thống nhất với nhau trên
những phương diện căn bản sau đây:


9

- Mục đích của tội phạm cướp tài sản là nhằm chiếm đoạt tài sản để
thỏa mãn động cơ (nhu cầu vật chất) chứ không nhằm mục đích phản cách
mạng hoặc mục đích khác.
- Hành vi phạm tội cướp tài sản luôn được mô tả là sử dụng bạo lực
hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc bạo lực để làm cho người bị tấn công lâm
vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Tội phạm cướp luôn được xếp trong nhóm các tội phạm hình sự, tức
là những tội phạm mà người gây ra hành vi phạm tội ấy không có mục đích
phản cách mạng hay chống lại Nhà nước.
- Về tính chất, tội phạm cướp luôn bị coi là một trong những loại tội
phạm nghiêm trọng (thường còn gọi là trọng án) và có khung hình phạt cao
nhất là tử hình.
Từ những tiếp cận trên, cũng như căn cứ Điều 133 Bộ luật hình sự
năm 1999 có thể khái quát tội phạm cướp tài sản như sau:
Cướp tài sản là một loại tội phạm mà người phạm tội đã có hành vi
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác để tấn

công người có tài sản, làm cho họ lâm vào tình trạng không thể chống cự
được nhằm chiếm đoạt tài sản.
1.1.2. Đặc trưng pháp lý của tội phạm cướp tài sản
Đặc trưng pháp lý của tội phạm cướp tài sản chính là những yếu tố cấu
thành của tội phạm cướp tài sản theo tiêu chí của pháp luật hình sự. Nhờ có
những yếu tố này sẽ phân biệt được tội phạm cướp tài sản với những tội phạm
khác đặc biệt là những tội phạm có đặc điểm tương tự như cướp giật tài sản,
công nhiên chiếm đoạt tài sản... Trên phương diện của hoạt động điều tra, các
dấu hiệu của tội phạm cũng chính là những yêu cầu phải chứng minh trong
điều tra các vụ án cướp tài sản Có như vậy mới đảm bảo nguyên tắc không
oan, không lọt trong công tác điều tra.


10

Căn cứ Bộ luật hình sự (năm 1999) thì tội phạm cướp được qui định
tại Điều 133, cụ thể là:
Điều 133: Tội cướp tài sản
1. Người nào dũng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ
3 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 7 năm đến 10 năm.
a, Có tổ chức.
b. Có tính chất chuyên nghiệp.
c. Tái phạm nguy hiểm.
d. Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác.
đ. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.

e. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới
200 triệu đồng.
g. Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
a. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
b. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến 500
triệu đồng.
c. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.


11

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt từ 18 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
a. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người.
b. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
c. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng
đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt
quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm [23].
Trên cơ sở những qui định tại Điều 133 về tội phạm cướp tài sản, có thể
xác định đặc trưng pháp lý của tội phạm này như sau:
Thứ nhất, khách thể của tội phạm.
Khi thực hiện hành vi cướp tài sản, đối tượng phạm tội đã cùng một
lúc xâm hại tới hai khách thể rất quan trọng đó là:
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể con người: Đây là một quyền
cơ bản của công dân luôn được qui định trong Hiến pháp và được pháp luật

hình sự bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại. Khi thực hiện hành vi
phạm tội, người phạm tội đã có hành vi sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng
bạo lực ngay tức khắc hoặc sử dụng những thủ đoạn khác làm cho nạn nhân
lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Với tính chất nguy hiểm của
hành vi này rõ ràng đã đặt tính mạng sức khỏe của nạn nhân vào tình trạng bị đe
dọa nghiêm trọng, hậu quả khó lường.
- Quyền sở hữu về tài sản: Quyền sở hữu tài sản được thể hiện ở
quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt đối với tài sản. Đây là một quan hệ xã
hội được Hiến pháp, pháp luật bảo vệ, bất kể tài sản đó là của cá nhân, của tập
thể, của Nhà nước hay những hình thức sở hữu hợp pháp khác.


12

Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm.
Mặt khách quan thể hiện hành vi của người thực hiện tội phạm. Đối
với tội phạm cướp tài sản, hành vi phạm tội được thực hiện bằng hành động
phạm tội cụ thể là.
- Dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc là đặc trưng
cơ bản trong hành vi khách quan của tội phạm cướp tài sản.
Dùng vũ lực tức là người có hành vi phạm tội đã sử dụng sức mạnh
vật chất như sức lực cơ thể, tay chân, sử dụng các công cụ khác như dao,
súng, gạch, đá... để tấn công người có tài sản hoặc có trách nhiệm trông coi tài
sản. Hành vi sử dụng vũ lực có thể đã diễn ra như đã tấn công bằng cách đánh,
đâm, chém, bắt, trói nạn nhân... Hoặc cũng có thể đang chuẩn bị diễn ra như
mới chặn đường nạn nhân, dùng xe ép nạn nhân phải dừng lại... Với tính chất
nguy hiểm của hành vi này có thể tính mạng, sức khỏe của nạn nhân đã bị
xâm hại hoặc đặt nó vào tình trạng nguy hiểm, chắc chắn nó sẽ gây ra trong tức
khắc và nạn nhân biết rõ điều đó. Hành vi sử dụng vũ lực của đối tượng phạm tội
thể hiện một cách công khai, không chỉ với nạn nhân mà có khi cả với những

người xung quanh. Đối tượng phạm tội không hề có ý định che giấu hành vi
sử dụng bạo lực cũng như hành vi chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp thủ phạm có thể bất ngờ tấn công mà nạn nhân không
biết như phục sẵn ở một địa điểm khi nạn nhân xuất hiện thì bất ngờ đánh, đâm.
chém... Hoặc lợi dụng những điều kiện thuận lợi khác như đi cùng trong một
xe, ngồi cùng với nạn nhân... rồi bất ngờ ra tay tấn công cướp tài sản của nạn
nhân.
Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, tức là đối tượng phạm tội đã sử dụng
các loại hung khí, công cụ, phương tiện nguy hiểm như dao, súng, lựu đạn... để
đe dọa nạn nhân. Sự đe dọa này đã làm cho nạn nhân nhận thức được rằng nếu
không chịu giao nộp tài sản thì vũ lực sẽ được sử dụng ngay và tính mạng, sức
khỏe của nạn nhân sẽ bị xâm hại, chẳng hạn như thủ phạm kề dao vào cổ, dí


13

súng vào đầu nạn nhân... cũng chính vì cũng nhận thức được tính nguy hiểm của
hành vi này nên đã làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân, nhờ đó đối tượng phạm
tội chiếm đoạt được tài sản hoặc được nạn nhân giao nộp cho chúng. Tuy nhiên,
trong thực tiễn có những trường hợp bọn tội phạm sử dụng dao, súng, lựu đạn
giả... để đe dọa, khống chế nạn nhân. Trong trường hợp này nếu nạn nhân không
nhận biết được đó là những công cụ giả thì hành vi của đối tượng vẫn cấu thành
tội cướp tài sản.
Ngoài những hành vi sử dụng bạo lực, đe dọa sử dụng ngay tức khắc
vũ lực, đối tượng phạm tội còn có thể sử dụng những thủ đoạn nguy hiểm
khác để làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân như sử dụng thuốc độc hoặc các
hóa chất khác để đầu độc nạn nhân, hoặc cũng có thể khóa trái cửa nhốt nạn
nhân vào buồng kín... để tự do chiếm đoạt tài sản. Trong những trường hợp
này nạn nhân có thể trong tình trạng mê man bất tỉnh không nhận thức được
sự việc đang xảy ra, nhưng cũng có khi nạn nhân tuy biết rất rõ nhưng trong

tình trạng bất khả kháng không bằng cách nào chống cự được.
Hành vi chiếm đoạt tài sản của đối tượng phạm tội thể hiện bằng việc
lục soát, tìm kiếm, giằng giật lấy tài sản... hoặc cũng có thể được nạn nhân tự
tay trao cho như gỡ dây chuyền, nhẫn vàng, đồng hồ... đưa cho đối tượng phạm
tội, tuy nhiên hành vi chiếm đoạt tài sản là không bắt buộc đối với tội cướp.
Đối tượng phạm tội chỉ cần có một trong các hành vi trên đã đủ cấu
thành mặt khách quan của tội phạm, bất kể đối tượng phạm tội đó đã chiếm
đoạt được tài sản hay chưa.
Thứ ba, chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm cướp tài sản là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm
hình sự theo luật định.
Thứ tư, mặt chủ quan của tội phạm.


14

Mặt chủ quan của đối tượng phạm tội cướp tài sản thể hiện ở động cơ,
mục đích phạm tội. Động cơ của đối tượng phạm tội là thỏa mãn nhu cầu về
vật chất như có tiền để mua bán, có xe máy để đi, có điện thoại di động để sử
dụng... mục đích của phạm tội là chiếm đoạt tài sản, tức là bất kể những thứ gì
có giá trị và giá trị sử dụng như tiền, xe máy, đồ trang sức, công trái... nếu đối
tượng phạm tội tuy có hành vi sử dụng, đe dọa sử dụng ngay tức khắc bạo lực
nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì không cấu thành tội phạm
cướp tài sản
Cần lưu ý là đối với tội phạm cướp tài sản do tính chất nguy hiểm của
nó nên có thể thường kèm theo một tội phạm khác như giết người, hiếp dâm,
cố ý gây thương tích.
1.2. Công tác truy tìm vật chứng trong các vụ cướp tài sản
1.2.1. Khái niệm vật chứng và phân loại vật chứng
- Khái niệm vật chứng:

Trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự (năm 1988), trong hoạt động điều
tra, kể cả hoạt động điều tra tố tụng hình sự và điều tra trinh sát, điều tra truy
xét, truy tìm... thường sử dụng hai thuật ngữ là tang vật và vật chứng. Tuy nhiên,
trong nhiều văn bản, tài liệu, đặc biệt là các văn bản của ngành Công an, Tòa
án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thì khái niệm tang vật được sử dụng phổ
biến và rộng rãi trong nhiều trường hợp khác nhau. Trong nhận thức ở giai
đoạn này, tang vật chính là những vật đã có đủ những thuộc tính của chứng cứ
(hiển nhiên để chứng minh tội phạm).
Nghiên cứu trong các văn bản quy phạm pháp luật trước năm 1988 và
các tài liệu có liên quan đến hoạt động điều tra, hoạt động tố tụng hình sự thấy
phổ biến là sử dụng thuật ngữ tang vật. Chẳng hạn, tại Điều 21 Nghị định
301-TTg ngày 10/07/1957 của Thủ tướng Chính phủ qui định: "Trong mọi
trường hợp nếu thu được tang vật thì phải niêm phong giao người coi giữ, hoặc


15

chuyển đến cơ quan đang tiến hành điều tra. Nghiêm cấm lấy cắp, thay đổi, làm
mất, làm hỏng tang vật".
Hoặc tại Điều 5 Pháp lệnh Cảnh sát nhân dân 16/7/1962 cũng qui định:
Cảnh sát nhân dân có những quyền hạn sau đây: "Bắt, tạm giữ, tạm tha,
khám người, khám nhà ở, khám đồ vật, thư tín, tạm giữ tang vật theo pháp
luật qui định" [33, tr. 199].
Ngày 20/3/1971, Bộ Công an đã ra Quyết định 367/QĐ ban hành "Chế
độ thu giữ bảo quản và xử lý tang vật của vụ án mà bị can đã bị bắt, giam giữ
hoặc tại ngoại xét hỏi".
Nghiên cứu trong Từ điển nghiệp vụ Công an nhân dân (1977) và Từ
điển Bách khoa Công an nhân dân (2000) thì đều thấy nêu khái niệm tang vật
như sau: "Tang vật là phương tiện gây án, đồ vật giấy tờ có đủ đặc điểm, yếu
tố để truy nguyên và xác định là có liên quan đến tội phạm và hành vi phạm

tội có giá trị như một nguồn chứng cứ được pháp luật thừa nhận dùng để
chứng minh tội phạm và hành vi phạm tội" [31, tr. 454]; "từ khi có Bộ luật tố
tụng hình sự, trong lĩnh vực hình sự, không sử dụng khái niệm tang vật. Tang
vật trong vụ án hình sự được gọi là vật chứng" [30, tr. 558].
Từ những cách hiểu như trên có thể thấy điểm chung nhất đó là tang
vật bao gồm những vật đã xác định là liên quan đến tội phạm, là một nguồn
chứng cứ hợp pháp dùng để chứng minh tội phạm.
Như vậy, rõ ràng ở cách hiểu này đã đồng nhất giữa nguồn chứng cứ
với chứng cứ, giữa tang vật với vật chứng. Tang vật trong trường hợp này có
nội hàm rất rộng, có thể đó là công cụ, phương tiện mà đối tượng phạm tội
dùng để gây án, có thể là vật, đồ vật do đối tượng phạm tội để lại, hoặc cũng
có thể là những đồ vật chiếm đoạt được (do phạm tội mà có) hoặc những đồ
vật do phạm tội mà mua sắm, đổi chác được.


16

Với cách hiểu như trên, khái niệm tang vật rất rộng rãi, có cái có giá
trị chứng minh trực tiếp rõ ràng hành vi phạm tội (dao, súng, gậy... dùng để
gây án). Nhưng cũng có những vật chỉ có giá trị chứng minh gián tiếp như
tiền tham ô được, đối tượng dùng để mua sắm nhà, đất tài sản... trường hợp này
nếu không có những chứng cứ khác để chứng minh (chứng minh của chứng
minh) thì khó lòng chứng minh được tội phạm trước pháp luật.
Đối với khái niệm vật chứng trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự (năm
1988) thì tồn tại hai cách hiểu khác nhau.
Thứ nhất: Vật chứng đồng nghĩa với tang vật tức là gồm những vật thể
dùng để gây án như dao, súng, gậy... vật chứng là nguồn chứng cứ đồng thời
vật chứng là chứng cứ có giá trị pháp lý cao. Từ điển nghiệp vụ Công an nhân
dân (1977) giải thích như sau: "Vật chứng nguồn chứng cứ được thể hiện dưới
dạng vật thể như dao giết người, giấy giả mạo... vật chứng là loại chứng cứ có

giá trị cao" [31, tr. 562].
Thứ hai: Vật chứng là những vật tuy có liên quan đến người phạm tội
thậm chí thu được tại hiện trường nhưng không phải là tang vật phạm pháp. Ở
cách hiểu này vật chứng tuy cũng là những vật thể, thậm chí liên quan đến
hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi gây án nhưng nó (vật chứng)
không trực tiếp phản ánh (chứng minh) rõ sự thật hiển nhiên của tội phạm.
Chẳng hạn, tại Hướng dẫn số 9-NCPL ngày 8/1/1968 của Tòa án nhân
dân tối cao có phân biệt như sau:
Những đồ vật cá nhân, dày, dép, áo mũ, kính, bút máy... mà các
con bạc khi bị bắt quả tang bỏ chạy, để quên lại hay đánh rơi có thể
tạm giữ trong quá trình điều tra. Đấy là những vật chứng giúp phát hiện
những người đã tham gia đánh bạc nhưng đã chạy trốn. Những vật
chứng này không có liên quan gì đến việc phạm pháp. Do đó, nếu đã


17

tạm giữ thì khi xử án, Tòa án phải giải quyết trả lại người nguyên chủ
[26, tr. 82].
Trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự (1988) trong hoạt động điều tra
và kể cả trong hoạt động nghiệp vụ của ngành Công an đã tồn tại hai thuật
ngữ "vật chứng" và "tang vật".
Kể từ khi có Bộ luật tố tụng hình sự (1988) và hiện nay là Bộ luật tố
tụng hình sự (2003) thì thuật ngữ "vật chứng" được sử dụng thống nhất trong
khoa học điều tra, trong hoạt động tố tụng hình sự, đồng thời được qui định
trong Bộ luật tố tụng hình sự. Căn cứ Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự (2003)
thì khái niệm vật chứng được xác định như sau: "Vật chứng là vật được dùng
làm công cụ phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối
tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội
phạm và người phạm tội" [24].

Theo qui định tại Điều 64 của Bộ luật tố tụng hình sự (2003) thì vật
chứng là một trong những nguồn chứng cứ để chứng minh tội phạm.
Từ những khía cạnh như trên có thể xác định là "vật chứng" hay "tang
vật" (như trước đây thường gọi) thì cũng đều chứa đựng những yếu tố (thuộc
tính sau):
- Vật chứng trước hết phải là vật, tức là đồ vật, vật thể (theo nghĩa
hẹp) hoặc có thể hiểu vật ở đây theo nghĩa rộng tức là những phản ảnh vật
chất chứ không phải là những phản ánh tinh thần. Với ý nghĩa như vậy, trong
vụ án thì con dao, khẩu súng, cái gậy... mà thủ phạm sử dụng để gây án được
coi là vật chứng. Nhưng hình ảnh, đặc điểm thủ phạm mà nạn nhân, nhân
chứng ghi nhận được thì không phải là vật chứng.
- Vật chứng phải liên quan đến tội phạm và chứa đứng thuộc tính phản
ánh (vật chất) khách quan hành vi phạm tội và người phạm tội. Tức là vật


18

chứng phải có giá trị chứng minh tội phạm. Theo đó những vật tuy có thể thu
được tại hiện trường, thậm chí trên quần áo, tư trang hay trong nhà ở... của
thủ phạm (hoặc đối tượng nghi vấn) nhưng không liên quan, không phản ánh
hành vi phạm tội thì cũng không là vật chứng.
- Vật chứng được phân thành những loại khác nhau tùy vào tính chất
đặc điểm của vật chứng, cụ thể thường được phân loại như sau:
+ Những vật được dùng làm được công cụ phương tiện phạm tội. Đây
là những vật mà bọn tội phạm đã sử dụng để phục vụ cho việc gây án (kể cả
trước, trong và sau khi gây án) như: dao, súng, gậy, thuốc độc... làm hung khí,
phương tiện thông tin (máy điện thoại) dùng để liên lạc, tụ tập đồng bọn, đối
phó công tác điều tra; phương tiện giao thông như xe máy, ôtô... dùng để đi
lại, chuyên chở đồng bọn, đồ vật phạm pháp...
+ Vật mang dấu vết của tội phạm

Đây là những vật mà trong quá trình phạm tội, đối tượng đã vô tình
hoặc cố ý tác động đến nên đã để lại những dấu vết phản ánh sự tác động đó.
Chẳng hạn dấu vân tay, dấu chân để lại ở hiện trường; dấu vết cửa bị cạy,
bẩy; khóa cửa bị cắt,... quần áo của thủ phạm có dính máu của nạn nhân...
+ Vật là đối tượng của tội phạm. Đây là những vật mà đối tượng phạm
tội nhằm vào để chiếm đoạt, nhằm tác động để thỏa mãn động cơ, mục đích
của tội phạm. Chẳng hạn tiền, vàng, xe đạp, xe máy, tài sản khác là đối tượng
chiếm đoạt của tội phạm hoặc cây cối bị chặt phá (do đối tượng phạm tội trả
thù nạn nhân), nhà cửa, tài sản bị hủy hoại... Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp vật là đối tượng của tội phạm cũng có thể đồng thời là vật mang dấu vết
của tội phạm.
+ Những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.
Đây là những vật tuy không thuộc các loại trên nhưng bản thân chúng lại có


19

giá trị chứng minh trực tiếp hoặc gián tiếp phạm tội và người phạm tội như
các loại giấy tờ, hóa đơn bị tẩy xóa trong các vụ án tham ô, lừa đảo; giấy
chứng minh thư, thẻ công vụ, văn bằng, đăng ký xe được làm giả để phục vụ
hoạt động phạm tội, lẩn trốn của đối tượng, các loại tài sản, đồ vật được mua
sắm, đổi chác bằng tiền, tài sản do phạm tội mà có...
Tuy nhiên, cũng cần phải xác định vật chứng tự nó có giá trị chứng
minh tội phạm, chứa đựng thuộc tính phản ánh vật chất hành vi phạm tội,
người phạm tội. Nhưng trong khoa học hình sự và kể cả trong thực tiễn điều
tra thì để có được vật chứng, Cơ quan điều tra phải phát hiện, thu thập, bảo
quản cũng như phải xác minh và củng cố vật chứng. Trong nhiều trường hợp
việc tìm ra và thu thập được những vật chứng của vụ án là điều hết sức khó
khăn. Thậm chí thu được vật chứng nhưng không có biện pháp tích cực để
xác minh củng cố, bảo vệ thì vật chứng cũng trở thành vô giá trị. Chính vì vậy

trong hoạt động điều tra việc phát hiện, thu thập và bảo quản vật chứng là một
trong những nhiệm vụ rất quan trọng xuyên suốt quá trình điều tra.
1.2.2. Công tác truy tìm vật chứng
- Khái niệm công tác truy tìm vật chứng
Mục đích của hoạt động điều tra vụ án là chứng minh tội phạm. Để đạt
mục đích này, một trong những nhiệm vụ quan trong của hoạt động điều tra là
phải tìm và thu thập được đầy đủ những vật chứng có giá trị chứng minh tội
phạm.
Thực tiễn hoạt động điều tra vụ án cho thấy việc tìm ra vật chứng của
vụ án thường được tiến hành trong hai trường hợp đó là:
Thứ nhất: "Tìm vật chứng". Tìm vật chứng được thực hiện khi mà quá
trình điều tra, Cơ quan điều tra chưa biết, chưa xác định được vật chứng của
vụ án là cái gì, hiện đang tồn tại hoặc được cất giấu ở đâu. Trong trường hợp


20

này thường phải tiến hành tìm vật chứng thông qua công tác khám nghiệm
hiện trường, hỏi cung, khám xét, thậm chí cả kiểm tra hành chính, hoạt động
trinh sát, phát động quần chúng... để phát hiện, thu giữ những thông tin tài
liệu, chứng cứ của tội phạm.
Thứ hai: "Truy tìm vật chứng". Truy tìm vật chứng được thực hiện
trong trường hợp khi Cơ quan điều tra thông qua các hoạt động điều tra
như khám nghiệm hiện trường, hỏi cung, giám định, lấy lời khai... đã xác
định rõ được đặc điểm số lượng, chủng loại của vật chứng như công cụ
phương tiện gây án, đồ vật, tài sản bị chiếm đoạt... nhưng hiện tại không
biết nó đang ở đâu, được cất giấu hay tồn tại như thế nào? Trong trường
hợp này Cơ quan điều tra phải ra "thông báo truy tìm vật chứng" , đồng thời
tổ chức các hoạt động điều tra phù hợp để nhanh chóng tìm ra và thu giữ
vật chứng của vụ án. Từ thực tiễn này, trong hoạt động tố tụng hình sự

cũng như hoạt động nghiệp vụ điều tra của ngành Công an đã hình thành
một lĩnh vực lý luận nhận thức và hoạt động thực tiễn đó là "Công tác truy
tìm vật chứng". Trên thực tế công tác này đã gắn liền và phục vụ tích cực
các hoạt động điều tra, khám phá, thậm chí trong nhiều trường hợp quyết
định thắng lợi của hoạt động điều tra.
Trên phương diện pháp lý cũng như thực tiễn điều tra, chủ thể ra
thông báo truy tìm và tổ chức truy tìm vật chứng bao giờ cũng là những cơ
quan có thẩm quyền thụ lý điều tra vụ án (chẳng hạn, Cơ quan Cảnh sát hình
sự hoặc Cơ quan Cảnh sát điều tra như hiện nay). Các biện pháp truy tìm vật
chứng cũng tương đối đa dạng, bao gồm các biện pháp điều tra theo tố tụng
hình sự, các biện pháp công khai như phát động quần chúng, kiểm tra hành
chính, tuần tra kiểm soát... và kể cả những biện pháp bí mật như phục kích,
xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật, kiểm tra và khám xét bí mật... Căn cứ để
truy tìm vật chứng bao giờ cũng là "Thông báo truy tìm vật chứng" của cơ
quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy tuy truy tìm vật


21

chứng là hoạt động điều tra, do Cơ quan điều tra tiến hành. Nhưng thực chất
nó bị mang tính nghiệp vụ Công an rất sâu sắc, trong nhiều trường hợp phải
sử dụng tổng hợp các lực lượng, các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm, đặc biệt
là các lực lượng và biện pháp trinh sát.
Giữa "tìm vật chứng" và "truy tìm vật chứng" có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Muốn truy tìm vật chứng có kết quả thì phải tìm và xác định rõ đặc
điểm vật chứng. Ngược lại, khi truy tìm vật chứng có kết quả sẽ tạo cơ hội tìm
và xác định được những vật chứng mới. Từ những cách tiếp cận như trên, có
thể khái quát khái niệm công tác truy tìm vật chứng như sau:
Truy tìm vật chứng là quá trình tổ chức và tiến hành các biện pháp
cần thiết, phù hợp với pháp luật để tìm ra những vật chứng có liên quan

đến yêu cầu điều tra, đã được xác định nhưng hiện tại không biết đang ở
đâu, nhằm phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.
Với cách hiểu này, truy tìm vật chứng không đồng nhất với tìm vật
chứng. Khái niệm tìm vật chứng có phạm vi rộng rãi hơn, nó bao gồm toàn bộ
những hoạt động điều tra để phát hiện, thu thập những chứng cứ vật chất
nhằm chứng minh tội phạm theo yêu cầu của pháp luật. Do đó, có thể nói truy
tìm vật chứng là một biện pháp để thực hiện nhiệm vụ thu thập chứng cứ, tài
liệu trong hoạt động điều tra. Vấn đề này, cách hiểu của chúng tôi về truy tìm
vật chứng có khác hơn so với cách hiểu của tác giả Nguyễn Văn Tuấn trong
luận văn Cao học thì cho rằng: "Truy tìm vật chứng trong hoạt động điều tra
hình sự là quá trình Cơ quan Cảnh sát điều tra có sự phối hợp của lực lượng
trinh sát và các lực lượng khác, áp dụng các biện pháp phù hợp với pháp luật
để tìm kiếm, phát hiện và thu thập vật chứng hình sự nhằm chứng minh sự thật
của vụ án theo yêu cầu của pháp luật" [32, tr. 18].
Từ khái niệm truy tìm vật chứng, cần lưu ý một số điểm như sau:


22

- Về mục đích truy tìm vật chứng là nhằm tìm ra vật chứng trong các vụ
án hình sự đang điều tra. Tức là trong thực tế, yêu cầu của công tác điều tra
đặt ra là phải tìm ra cho bằng được vật chứng của vụ án mới bảo đảm yêu cầu
chứng minh tội phạm, xử lý đúng đắn vụ án. Tuy nhiên trong thực tế, có những
vật chứng tuy chưa được phát hiện nhưng không có yêu cầu truy tìm thì cũng
không cần thiết phải truy tìm vật chứng. Chẳng hạn, đã có căn cứ xác định vật
chứng đã bị tiêu hủy hoặc tuy không thu giữ được vật chứng nhưng vẫn đảm
bảo giải quyết có kết quả vụ án.
- Về điều kiện, vật chứng cần truy tìm trong một vụ án có thể có nhiều
nhưng chỉ tiến hành truy tìm đối với những vật chứng đã được xác định rõ cả
về đặc điểm, chủng loại, số lượng nhưng hiện tại không biết vật chứng đó

đang tồn tại hoặc cất giấu ở đâu. Những vật chứng chưa được xác định rõ thì
không thể và không thuộc phạm vi của truy tìm vật chứng. Hoặc tuy xác định
rõ vật chứng nhưng đã biết rõ nó hiện đang được cất giấu, đang tồn tại ở địa
điểm cụ thể nào đó thì cũng không cần thiết phải truy tìm, mà chỉ áp dụng các
biện pháp phù hợp để thu giữ.
- Về tính chất, truy tìm vật chứng tuy là hoạt động tố tụng hình sự
nhưng thực chất lại chủ yếu được tiến hành bằng các biện pháp nghiệp vụ của
ngành Công an như kiểm tra hành chính, tuần tra kiểm soát, phát động quần
chúng, đặc biệt là các biện pháp trinh sát.
- Chủ thể truy tìm vật chứng:
Thực chất hoạt động truy tìm vật chứng là quá trình thu thập chứng cứ
phục vụ các yêu cầu điều tra. Chính vì vậy truy tìm vật chứng bị chi phối và
điều chỉnh bởi những qui định của Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức
điều tra hình sự cùng những văn bản có liên quan về trình tự, thủ tục, thẩm
quyền, thời hạn điều tra vụ án hình sự. Hiện nay căn cứ Bộ luật tố tụng hình
sự (năm 2003), Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (năm 2004) cũng như
những văn bản, qui phạm pháp luật có liên quan, cần phải xác định chủ thể


23

truy tìm vật chứng chính là Cơ quan điều tra. Đối với lực lượng Công an nhân
dân, việc truy tìm vật chứng thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra ở Công
an từ cấp quận, huyện trở lên, trong phạm vi thẩm quyền điều tra của mình.
Tuy nhiên trong thực tiễn, các lực lượng nghiệp vụ khác như Cảnh sát quản lý
hành chính đặc biệt là Cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã, Cảnh sát giao
thông, lực lượng trinh sát... Tuy không phải là chủ thể (xét về địa vị pháp lý)
nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp tham gia truy tìm vật
chứng cùng với Cơ quan điều tra.
- Ý nghĩa tầm quan trọng của truy tìm vật chứng

Hoạt động truy tìm vật chứng có ý nghĩa trong việc phát hiện, thu thập,
củng cố chứng cứ nhằm nhanh chóng làm rõ sự thật khách quan của vụ án,
nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra. Trong nhiều vụ án, kết quả công tác truy
tìm vật chứng đã quyết định đến thành công, thất bại của công tác điều tra, xử
lý tội phạm. Hoạt động truy tìm vật chứng còn thể hiện tính chủ động cao trong
hoạt động điều tra, ngăn chặn và loại trừ những hành vi tiêu hủy, tẩu tán hoặc
làm thay đổi vật chứng hòng gây khó khăn và đối phó lại công tác điều tra.
Không những thế, khi đã truy tìm được vật chứng của vụ án thì đó sẽ là một
trong những "chiếc chìa khóa", là đầu mối quan trọng để khai thác lần tìm ra
thủ phạm cũng như người có liên quan đến vật chứng, phục vụ tích cực hoạt
động soát xét con người. Trong các vụ án xâm phạm sở hữu, đặc biệt là các vụ
án kinh tế lớn, các vụ tham nhũng... Hoạt động truy tìm vật chứng còn có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc góp phần khắc phục hậu quả của tội phạm.
Đáng tiếc là trong thực tiễn hoạt động điều tra hiện nay, do những lý do chủ
quan, khách quan khác nhau như bị giới hạn về thời hạn điều tra, do hạn chế về
lực lượng, phương tiện... trong một số vụ án, kể cả án kinh tế, xâm phạm sở
hữu khác, Cơ quan điều tra chủ yếu chỉ quan tâm thu thập, củng cố chứng cứ
nhằm chứng minh, xử lý tội phạm mà chưa thực sự quan tâm đầy đủ, truy tìm
triệt để, kịp thời vật chứng của vụ án nhằm khắc phục hậu quả của tội phạm.


24

1.2.3. Biện pháp và phương pháp truy tìm vật chứng
- Biện pháp truy tìm vật chứng chính là quá trình tổ chức, sử dụng các
lực lượng, phương tiện để tìm kiếm, xác định, phát hiện, thu giữ vật chứng
cần truy tìm. Về nguyên tắc, hoạt động truy tìm vật chứng được tiến hành
bằng các biện pháp công khai theo qui định của pháp luật, do Cơ quan điều tra
có thẩm quyền tiến hành. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù trong hoạt động
chức năng của ngành Công an nên hoạt động truy tìm vật chứng có thể được

tiến hành bằng cách tổng hợp nhiều biện pháp, với sự tham gia của những lực
lượng, phương tiện khác nhau.
Trên cơ sở xét về hình thức tổ chức truy tìm vật chứng, có thể phân
chia các biện pháp truy tìm vật chứng theo hai nhóm chủ yếu sau đây.
Thứ nhất, nhóm các biện pháp công khai
Tiến hành các biện pháp công khai để truy tìm vật chứng tức là việc
sử dụng các lực lượng, phương tiện một cách công khai (không cần giấu
giếm) để truy tìm vật chứng mà mọi người, thậm chí kể cả đối tượng và
những cơ quan chức năng đều nhận biết được. Các hoạt động công khai để
truy tìm vật chứng lại có thể được tiến hành dưới các dạng khác nhau, cụ thể
là.
+ Sử dụng các hoạt động tố tụng hình sự theo qui định của pháp luật
như khám xét, hỏi cung, ghi lời khai, khai thác mở rộng, thông báo rộng rãi
trên các phương tiện thông tin đại chúng... để truy tìm vật chứng. Tiến hành
truy tìm vật chứng trong những trường hợp này chỉ có thể là những Cơ quan
điều tra có thẩm quyền theo luật định, phải tuân thủ những qui định của pháp
luật tố tụng hình sự về hoạt động điều tra, đồng thời chịu sự giám sát của
những cơ quan có thẩm quyền, kể cả của quần chúng nhân dân.
Ưu điểm của việc sử dụng các biện pháp công khai theo tố tụng hình
sự để truy tìm vật chứng là đảm bảo giá trị pháp lý cao, dễ dàng huy động


25

được sự ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng và các lực lượng xã hội khác. Tác
động mạnh mẽ đến ý thức, tư tưởng của thủ phạm và những người có liên
quan, đặc biệt trong những trường hợp đối tượng đang hoang mang dao động,
muốn lập công chuộc tội... sẽ có thể làm cho đối tượng ra tự thú, đầu thú và
giao nộp vật chứng. Mặt khác, việc truy tìm vật chứng bằng các biện pháp này
do phải tuân thủ những qui định chặt chẽ của pháp luật, chịu sự giám sát nên

đảm bảo tính thận trọng, khách quan, khắc phục được những biểu hiện làm
bừa, làm ẩu hoặc những biểu hiện tiêu cực khác. Trong nhiều trường hợp các
biện pháp truy tìm vật chứng theo tố tụng hình sự có thể được nghiên cứu vận
dụng trong các chiến thuật điều tra nhằm tác động để đối tượng tự thú, di
chuyển vật chứng, bộc lộ nơi cất giấu... để ta có điều kiện phát hiện, thu giữ.
Tuy nhiên, việc truy tìm vật chứng bằng các biện pháp tố tụng hình sự
cũng bộc lộ hạn chế trong một số trường hợp. Trước hết, đó là dễ đánh động
đối tượng để chúng đối phó hoặc tiêu hủy vật chứng. Trong những trường hợp
khi Cơ quan điều tra còn "non" về tài liệu, chứng cứ rất có thể bị thất bại khi
đối tượng phát hiện ra sự thật vấn đề "truy khan" hoặc trước những âm mưu,
sự ngoan cố giấu giếm của chúng. Khi ý đồ điều tra và truy tìm vật chứng bị
bộc lộ thì cũng có nghĩa là đối tượng có thể lợi dụng chính những hoạt động
truy tìm vật chứng để đánh lạc hướng hoặc thăm dò kết quả điều tra.
+ Sử dụng các hoạt động công khai theo chức năng của lực lượng
Công an nhân dân để truy tìm vật chứng.
Tiến hành các hoạt động công khai theo chức năng của lực lượng
Công an nhân dân, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát nhân dân, được thực hiện
trên cơ sở của mối quan hệ phối hợp có tính nguyên tắc giữa các lực lượng
trong tổ chức bộ máy và sự phân công, phân cấp của ngành Công an. Chủ thể
tiến hành các biện pháp công khai để truy tìm vật chứng theo chức năng của
ngành Công an có thể là những lực lượng nghiệp vụ khác nhau, tùy theo phạm
vi địa bàn, hệ loại đối tượng quản lý hoặc chức năng, nhiệm vụ cụ thể được


×