Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG bộ LIÊN KHU IV LÃNH đạo xây DỰNG KINH tế TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC dân PHÁP 1945 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.46 KB, 105 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng hậu phương đảm bảo nguồn lực về kinh tế có vai trò quyết
định thắng lợi trong chiến tranh cách mạng. Lênin khẳng định, trong bất cứ cuộc
chiến tranh nào, "nhân tố kinh tế vẫn là quyết định, đó là một chân lý" [44, tr. 55].
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xuất phát từ mục đích
của cuộc kháng chiến, từ đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường
kỳ và tự lực cánh sinh, quán triệt sâu sắc tư tưởng của Lênin, từ kinh nghiệm
trong quá trình lãnh đạo xây dựng căn cứ địa thời kỳ đấu tranh giành chính
quyền, ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng ta đã chủ động xây dựng căn cứ
địa, hậu phương của kháng chiến, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng kinh
tế kháng chiến, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để
đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
Với tầm nhìn chiến lược, căn cứ vào những yếu tố chủ quan, khách
quan: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, con người,... của vùng,
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm lựa chọn và quyết định xây dựng
Thanh - Nghệ - Tĩnh thành hậu phương lớn mạnh của cuộc kháng chiến. Quán
triệt chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Liên khu IV đã
trực tiếp lãnh đạo nhân dân ba tỉnh từng bước xây dựng kinh tế vùng tự do
Thanh - Nghệ - Tĩnh vững mạnh. Công cuộc xây dựng kinh tế kháng chiến ở
vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp đã đạt được những thành quả to lớn, góp phần quan trọng đưa cuộc
kháng chiến đến thắng lợi, trong đó nổi bật lên vai trò lãnh đạo của Đảng bộ
Liên khu IV.
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận xây dựng kinh tế trong
kháng chiến chống thực dân Pháp ở vùng tự do Liên khu IV là cần thiết, góp



2

phần làm sáng tỏ tính đúng đắn, khoa học của đường lối kháng chiến chống
thực dân Pháp và chủ trương xây dựng nền kinh tế kháng chiến của Trung
ương Đảng; làm sáng rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu đối với công
cuộc xây dựng kinh tế kháng chiến ở địa bàn Thanh - Nghệ - Tĩnh; lý giải rõ
hơn một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến. Qua đó,
thấy được vai trò và sự đóng góp to lớn của Đảng bộ Liên khu IV và của quân
dân Thanh - Nghệ - Tĩnh đối với cuộc kháng chiến. Qua nghiên cứu có thể rút
ra những kinh nghiệm về lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng có ý nghĩa thiết
thực trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Vì lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề "Đảng bộ Liên khu IV
lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954)" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đảng lãnh đạo xây dựng nền kinh tế kháng chiến trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là một chủ đề lớn được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu trên các góc độ khác nhau. Trước hết, các
công trình nghiên cứu lịch sử Đảng, các công trình tổng kết lịch sử chiến
tranh như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I (sơ thảo) (1920-1954),
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981; Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 19451954, tập I, II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994; Tổng kết cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp - thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1996,... đã trình bày một cách khái quát, toàn diện quá trình Đảng lãnh
đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên tất cả các lĩnh vực quân sự,
chính trị, kinh tế, văn hóa. Trên cơ sở trình bày khách quan, khoa học cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng, các công trình trên đã rút ra ý nghĩa, nguyên nhân và bài học kinh
nghiệm của cuộc kháng chiến; trong đó phân tích sâu sắc bài học về xây dựng
hậu phương. Trong bức tranh tổng thể đó, xây dựng kinh tế vùng tự do Thanh



3

- Nghệ - Tĩnh được đề cập ở một vài khía cạnh mang tính chất minh họa kết
quả.
Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế của Viện Kinh tế học
thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng
tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954), Nxb Khoa học, Hà Nội,
1966;
45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990;
Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập I của Đặng Phong, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2000... đã phản ánh khá sinh động nền kinh tế Việt Nam trong
kháng chiến chống thực dân Pháp, đi sâu phân tích những đặc điểm, mục
đích, thành tựu của nền kinh tế kháng chiến; các nguyên tắc kinh tế, chính
sách kinh tế, bộ máy kinh tế kháng chiến, từng ngành kinh tế; trong đó điểm
vài nét về xây dựng kinh tế kháng chiến ở vùng tự do Liên khu IV.
Đặc biệt, một số công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ được bảo vệ thành
công đã xuất bản thành sách như: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của
quân dân Liên khu IV (1945-1954) của Viện Lịch sử Đảng, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2003; Vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến
chống Pháp 1946-1954, của PGS.TS Ngô Đăng Tri, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2001; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc xây dựng các
vùng tự do lớn trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Luận án tiến sĩ, bảo vệ
năm 1993, tại Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh của PTS Đào Trọng Cảng và các công trình lịch sử Đảng bộ các địa
phương Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... đã dựng lại bức tranh tổng thể về
cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện ở Liên khu IV hoặc phản ánh trực tiếp
công cuộc xây dựng hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh nhưng dừng lại ở mức
khái quát toàn diện mọi mặt từ chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và nêu ra ý
nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của công cuộc xây
dựng hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh một cách chung nhất. Cho đến nay,



4

chưa có một công trình lịch sử nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, sâu
sắc, toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu IV đối với công cuộc xây
dựng kinh tế kháng chiến ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh thời kỳ này, từ đó
rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực xây dựng kinh tế.
Tuy nhiên, những công trình lịch sử trên đây là nguồn kiến thức hết
sức quý giá, là nguồn tư liệu phong phú và là cơ sở quan trọng để học viên kế
thừa giúp cho việc xây dựng bản thảo luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
a) Mục đích của luận văn
Làm rõ quá trình Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế kháng
chiến ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Từ đó rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trên mặt trận kinh tế.
b) Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ vai trò, vị trí chiến lược của Thanh - Nghệ - Tĩnh đối với
cuộc kháng chiến và những điều kiện để xây dựng Thanh - Nghệ - Tĩnh trở
thành hậu phương vững chắc về kinh tế của cuộc kháng chiến.
- Làm rõ quá trình Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng
kinh tế trong cuộc kháng chiến.
- Đánh giá những thành tựu, nêu rõ những đóng góp về mặt kinh tế
của Thanh - Nghệ - Tĩnh đối với cuộc kháng chiến, rút ra một số kinh nghiệm
từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kinh tế của Đảng bộ Liên khu IV
trong 9 năm kháng chiến.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên
khu IV trên mặt trận xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp.



5

- Nội dung nghiên cứu: Sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu IV đối với
công cuộc xây dựng kinh tế ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh.
- Thời gian: trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
- Không gian: ở địa bàn vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
a) Cơ sở lý luận
Trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng
ta về vai trò của kinh tế, vai trò của hậu phương trong chiến tranh cách mạng.
b) Nguồn tư liệu
- Các văn kiện của Bộ Chính trị, Trung ương; bài nói, bài viết của Chủ
tịch Hồ Chí Minh; các văn kiện, báo cáo của Liên khu ủy IV, của Đảng bộ ba
tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được xác định là nguồn tài liệu chính, chủ yếu.
- Một số công trình khoa học, luận án, luận văn có liên quan đến đề tài
là tài liệu tham khảo.
c) Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc
là chủ yếu, ngoài ra là các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh nhằm
làm nổi bật quá trình xây dựng kinh tế của nhân dân vùng tự do Thanh - Nghệ Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng từ 1945-1954.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa quá trình Trung ương Đảng lãnh đạo xây dựng nền
kinh tế kháng chiến và Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế ở
vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Rút ra một số kinh nghiệm về vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng kinh
tế trong kháng chiến.


6


- Là tài liệu tham khảo, góp phần nghiên cứu sâu hơn lịch sử toàn
Đảng và lịch sử Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1
ĐẢNG BỘ LIÊN KHU IV LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC KINH TẾ
VÀ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG KINH TẾ KHÁNG CHIẾN
Ở VÙNG TỰ DO LIÊN KHU (1945-1950)

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG TỰ DO
LIÊN KHU IV KHI BƯỚC VÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, vùng tự do Liên
khu IV gồm ba tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh với tổng diện tích là
33.573 km, chạy dài trên 400 km theo hướng Bắc - Nam.
Phía Bắc giáp với các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La; phía Nam là
tỉnh Quảng Bình; phía Đông là biển; phía Tây giáp với các tỉnh Sầm Nưa,
Xiêng Khoảng và Thà Khẹt (nay là Khăm Muội) của nước Lào. Với vị trí đó,
Thanh - Nghệ - Tĩnh có một vị trí chiến lược về nhiều mặt đối với cuộc kháng
chiến của nhân dân ta và của nhân dân các bộ tộc Lào. Từ Thanh - Nghệ Tĩnh ta có thể cơ động lên Tây Bắc, ra Liên khu III, tiến vào chi viện trực tiếp
cho chiến trường Bình - Trị - Thiên và sang chiến trường Lào. Từ đây ta cũng
có điều kiện hậu thuẫn cho quân ta trên chiến trường Liên khu V và cả chiến
trường Nam Bộ.


7


Thanh - Nghệ - Tĩnh có địa hình hết sức phong phú, đa dạng: Rừng
núi, trung du và đồng bằng ven biển, trong đó rừng núi, trung du là dạng địa
hình phổ biến; đồng bằng và ven biển là vùng quan trọng, rộng ở phía Bắc,
hẹp ở phía Nam. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh có diện tích 62.000 ha,
được bồi đắp bởi nhiều con sông như sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông
Ngàn Sâu, Ngàn Phố, trong đó Thanh Hóa chiếm 1/2 diện tích. Mặc dù điều
kiện thiên nhiên có nhiều khó khăn do khí hậu khắc nghiệt nhưng đồng bằng
Thanh - Nghệ - Tĩnh vẫn là nơi tập trung nhân tài, vật lực, đầu mối giao thông
thủy bộ quan trọng và là vùng lúa quan trọng thứ ba ở nước ta sau đồng bằng
sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Vùng biển Thanh - Nghệ - Tĩnh rất giàu hải sản. Dọc bờ biển có nhiều
cửa sông, trung bình cứ 20 km lại có một cửa sông, cửa lạch. Ngoài khơi có
nhiều đảo nhỏ như đảo Hòn Nẹ, Hòn Mê, Hòn Mắt, Hòn Chim... Nguồn hải
sản phong phú, cửa sông, cửa lạch cùng với nhiều đảo lớn nhỏ đã trở thành
thế mạnh của vùng để phát triển nghề cá. Nước biển ở Thanh - Nghệ - Tĩnh có
độ mặn thích hợp cho sản xuất muối. Với đặc điểm đó, biển Thanh - Nghệ Tĩnh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tạo nguồn thực phẩm thiết yếu
(muối, cá, nước mắm) cho quân dân toàn Liên khu và quân dân cả nước trong
cuộc kháng chiến.
Mạng lưới sông ngòi ở Thanh - Nghệ - Tĩnh rất dày đặc. Ở Thanh Hóa
có hệ thống sông Mã với các phụ lưu như sông Chu, sông Lèn, sông Bưởi,
sông Luồng... Ở Nghệ An, Hà Tĩnh có hệ thống sông Cả với dòng chính là
sông Lam, sông La. Đa số các sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Ngoài ra, Thanh - Nghệ - Tĩnh còn có hệ thống các kênh đào như kênh Than,
kênh Sắt, kênh Đa Cái... Các kênh đào đã nối các con sông với nhau tạo thành
mạng lưới đường thủy quan trọng có vai trò lớn trong tưới tiêu, vận chuyển
phục vụ sản xuất và chiến đấu. Thuyền nhỏ và vừa có thể đi lại được trên


8


mạng lưới đường thủy này để chuyên chở lương thực, hàng hóa, vũ khí từ
Ninh Bình tới Bắc Quảng Bình, từ biển Thanh Hóa lên Bắc Lào và ngược lại.
Thanh - Nghệ - Tĩnh còn là địa bàn có các tuyến đường sắt, đường bộ
quan trọng chạy qua như quốc lộ 1, đường sắt xuyên Việt, đường 15, đường 41,
đường Vinh - Xiêng Khoảng (đường số 7), đường Vinh - Thà Khẹt (đường số
8), đường Thanh Hóa - Sầm Nưa. Hệ thống giao thông đó đã tạo điều kiện
thuận lợi cho Thanh - Nghệ - Tĩnh trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa,
nhân lực giữa các địa phương trong vùng tự do, giữa các vùng trong Liên khu,
giữa Liên khu với Liên khu III, Liên khu V và với cả nước, góp phần thúc đẩy
sản xuất phát triển và phục vụ đắc lực tiền tuyến.
Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, Thanh - Nghệ - Tĩnh là nơi rất
phù hợp cho rừng nhiệt đới phát triển với nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, sến,
táu, vàng tâm và nhiều loại lâm thổ sản quý hiếm khác. Ngoài ra, đây cũng là
nơi có nhiều động vật quý như voi, hổ, linh trưởng, gà Lam Lôi... Nguồn lâm
thổ sản phong phú, dồi dào là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu
của vùng trong cuộc kháng chiến.
Thanh - Nghệ - Tĩnh là vùng đất giàu tài nguyên, khoáng sản. Các mỏ
vàng, kim loại phân bố khắp ba tỉnh: Crômít ở Cổ Định (Thanh Hóa), Thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An); sắt, titan, sa khoáng (Hà Tĩnh). Ngoài ra, còn nhiều
khoáng sản khác như Ăngtimoan, đồng, chì, Mănggan, êmêhít và nguồn đá
vôi, đá hoa, đá xây dựng, đặc biệt là nguồn đá rubi quý hiếm với trữ lượng lớn
ở Quỳ Châu (Nghệ An). Tiềm năng khoáng sản trong lòng đất đã giúp cho
Thanh - Nghệ - Tĩnh phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến
khoáng sản, đặc biệt là phát triển công nghiệp quốc phòng.
Bên cạnh những thuận lợi trên, Thanh - Nghệ - Tĩnh cũng gặp muôn
vàn khó khăn, nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, mưa bão thường xuyên đã gây trở


9


ngại không nhỏ cho hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Mất mùa,
đói kém xảy ra liên miên.
Với vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên nêu trên, ba tỉnh Thanh - Nghệ Tĩnh trở thành một địa bàn chiến lược quan trọng, có nhiều thuận lợi để xây
dựng thành vùng căn cứ địa, hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến.
Về mặt kinh tế, trước khi bước vào cuộc kháng chiến, kinh tế vùng tự
do Thanh - Nghệ - Tĩnh hết sức khó khăn. Dưới thời Pháp thuộc, Thanh Nghệ - Tĩnh là vùng đất nghèo nàn, lạc hậu: Nông nghiệp xơ xác, tiêu điều;
công nghiệp hầu như không có gì, đa số dân cư sống bằng nghề nông. Dưới
ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, hầu hết ruộng đất của nông dân bị
thực dân Pháp và bọn địa chủ phong kiến cướp đoạt. Thiếu ruộng đất để canh
tác cộng thêm chế độ thuế khóa nặng nề đã làm cho đời sống nông dân vô
cùng cực khổ.
Xuất phát từ mục đích xâm lược, thực dân Pháp chỉ chú trọng xây
dựng một số ngành công nghiệp và một số nhà máy có liên quan đến việc khai
thác, vơ vét tài nguyên khoáng sản để đem về chính quốc, như: nhà máy xẻ
gỗ, nhà máy diêm, nhà máy xe lửa Trường Thi và một số nhà máy khác tại
Vinh để phục vụ các hoạt động khai thác, vơ vét của chúng.
Dưới ách phát xít Pháp - Nhật, đời sống nhân dân ở Thanh - Nghệ Tĩnh hết sức cực khổ, nạn đói khủng khiếp cuối 1944 và năm 1945 đã cướp đi
sinh mạng hàng vạn người. Riêng Nghệ An trong 3 tháng cuối 1944 đầu 1945
đã có 42.630 người chết, trong đó có 2.250 gia đình không còn người sống
sót. Hà Tĩnh có tới 50.000 người chết.
Về xã hội, Thanh - Nghệ - Tĩnh là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc:
Kinh, Thái, Mường, Dao, Tày, Nùng; trong đó dân tộc Kinh chiếm 90%. Mỗi
dân tộc có trình độ và bản sắc văn hóa riêng nhưng họ đều cần cù lao động,
yêu nước nồng nàn, đoàn kết và anh dũng, kiên cường chống giặc ngoại xâm.


10

Thanh - Nghệ - Tĩnh là nơi có mật độ dân số đông đúc. Năm 1947, cả
ba tỉnh có hơn 2,5 triệu người, trong đó Thanh Hóa 1,2 triệu, Nghệ An trên 80

vạn, Hà Tĩnh 50 vạn. So với dân số cả nước, dân số Thanh - Nghệ - Tĩnh bằng
1/10. Đây là điều kiện thuận lợi về nhân lực cho Thanh - Nghệ - Tĩnh đẩy
mạnh các hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế và tham gia kháng chiến.
Cũng như bao vùng quê khác, Thanh - Nghệ - Tĩnh là vùng đất giàu
truyền thống yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm. Truyền thống đó được
hình thành từ sớm và không ngừng được vun đắp qua các thời kỳ lịch sử. Lịch
sử còn lưu mãi hình ảnh các vị anh hùng dân tộc, các nhà văn hóa kiệt xuất,
các danh tướng lỗi lạc như: Bà Triệu, Mai Hắc Đế, Lê Hoàn, Phan Huy Chú,
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du... Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân
dân Thanh - Nghệ - Tĩnh nối tiếp nhau vùng lên cùng nhân dân cả nước đánh
đuổi thực dân Pháp. Điển hình là phong trào Cần vương của các sĩ phu phong
kiến yêu nước cuối thế kỷ XIX; phong trào canh tân đất nước đầu thế kỷ XX.
Nơi đây cũng là quê hương của những sĩ phu yêu nước nổi tiếng như Phan
Đình Phùng, Phan Bội Châu...
Trong thời kỳ chuẩn bị thành lập Đảng, lớp lớp thanh niên Thanh Nghệ - Tĩnh đã không sợ hy sinh dấn thân vào con đường hoạt động cách
mạng đầy chông gai như đồng chí Lê Hữu Lập, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng
Mậu, Vương Thúc Oánh, Lưu Quốc Long, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần
Phú... Tiêu biểu nhất trong đội ngũ những nhà cách mạng đó là Nguyễn Tất
Thành - Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã hy sinh cả cuộc đời
vì độc lập của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.
Truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của nhân dân Thanh Nghệ - Tĩnh được khẳng định rõ trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ
Liên khu IV (7-1949):


11

Sẵn có phong trào Tân Việt, Thanh niên cách mạng đồng
chí hội nên Đảng bộ Liên khu IV có cơ sở nhiều nơi ngay khi mới
thành lập Đảng, nên từ Xô viết Nghệ An cho đến toàn quốc khởi
nghĩa ở các tỉnh, nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh phong trào không lúc

nào bị dập tắt với sự hoạt động của người cộng sản.
Trong hoàn cảnh bí mật gian khổ, luôn luôn bị đàn áp kìm
hãm trong nhà lao đế quốc, người đảng viên cộng sản ở Liên khu
IV đã rèn đúc được một ý chí kiên quyết, bền bỉ và trung thực [3, tr.
1].
Sau Cách mạng Tháng Tám, hệ thống tổ chức đảng, chính quyền ở
Thanh - Nghệ - Tĩnh từng bước được khôi phục, củng cố và kiện toàn. Ngày
31-8-1945, Xứ ủy Trung Bộ được lập lại do đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy
viên Trung ương Đảng làm Bí thư. Tháng 10-1945, Chiến khu IV được thành
lập gồm 6 tỉnh: Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình - Trị - Thiên.
Dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy, Ủy ban hành chính Trung Bộ, hệ thống tổ
chức Đảng từ Tỉnh ủy đến chi bộ; bộ máy chính quyền các cấp; các tổ chức
quần chúng... ở Thanh - Nghệ - Tĩnh từng bước được kiện toàn. Đảng bộ của ba
tỉnh đã tập trung khôi phục lại các huyện ủy, củng cố các chi bộ ở khắp các vùng
nông thôn, thành thị; tiến hành sinh hoạt đảng thường xuyên để quán triệt chủ
trương, đường lối, chính sách mới của Đảng và Nhà nước; khắc phục nhận thức,
tư tưởng sai trái trong cán bộ, đảng viên. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở
Thanh - Nghệ - Tĩnh ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Cuối
1946, đội ngũ đảng viên Đảng bộ Thanh Hóa là 300 đồng chí, Đảng bộ Nghệ
An có 2.786 đảng viên và 160 chi bộ. Hầu hết cán bộ, đảng viên ở các địa
phương đều hăng hái hoạt động, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu; tổ chức
đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính quyền và phong trào cách mạng của
nhân dân.


12

Hệ thống chính quyền ở ba tỉnh cũng được củng cố và đi vào hoạt động
nề nếp. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời các tỉnh được thành lập sau
ngày Tổng khởi nghĩa đều được đổi thành Ủy ban nhân dân rồi sau đó đổi

thành Ủy ban hành chính. Cán bộ trong hệ thống chính quyền được lựa chọn
là những người yêu nước, tiến bộ, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Sau
ngày Tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội (6-1-1946), ba tỉnh tổ chức thành công
cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và thành lập Ủy ban hành chính chính
thức. Các tổ chức quần chúng như Hội công nhân cứu quốc, Hội nông dân cứu
quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Hội Thanh niên cứu quốc... được củng cố và không
ngừng mở rộng.
Các Đảng bộ ba tỉnh đặc biệt chú ý lãnh đạo xây dựng các đơn vị vũ
trang tập trung và lực lượng dân quân du kích, dân quân tự vệ ở thôn xã. Ở Hà
Tĩnh có chi đội bộ đội tập trung Phan Đình Phùng; ở Nghệ An có chi đội Đội
Cung; Thanh Hóa có chi đội Đinh Công Tráng. Mỗi chi đội có từ 1.000 đến
1.500 chiến sĩ; vũ khí trang bị còn thô sơ nhưng tinh thần chiến đấu hăng hái
và là những đơn vị cơ động, nòng cốt bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và
cuộc sống của nhân dân ba tỉnh. Cuối 1946, các chi đội này được xây dựng
thành các Trung đoàn 103 của Hà Tĩnh, Trung đoàn 57 của Nghệ An và
Trung đoàn 77 của Thanh Hóa, trở thành ba trong những đơn vị chủ lực đầu
tiên của quân đội ta. Các trung đội, đại đội dân quân tự vệ không thoát ly sản
xuất được xây dựng ở hầu khắp các khu phố, thị xã, xã, xí nghiệp... Các trung
đội, đại đội dân quân thường trực, thoát ly sản xuất hoặc bán thoát ly sản xuất
được thành lập ở tất cả các huyện của ba tỉnh.
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống cách mạng
nêu trên, Thanh - Nghệ - Tĩnh hoàn toàn có đủ điều kiện và thích hợp để xây
dựng trở thành hậu phương lớn của cuộc kháng chiến. Với tầm nhìn chiến
lược, ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã hết sức sáng suốt trong nhận thức, đánh giá và đề ra chủ trương xây


13

dựng Thanh - Nghệ - Tĩnh thành hậu phương chiến lược của cuộc kháng

chiến. Quán triệt tinh thần đó và trên cơ sở xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của
địa phương, Đảng bộ Liên khu IV và nhân dân ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh
vững tin bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, ra sức phấn đấu
hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà lịch sử giao phó, trong đó xây dựng
kinh tế vùng tự do phục vụ kháng chiến là nhiệm vụ trung tâm, cơ bản và nổi
bật nhất.
1.2. ĐẢNG BỘ LIÊN KHU IV LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC VÀ BƯỚC ĐẦU
XÂY DỰNG KINH TẾ KHÁNG CHIẾN Ở VÙNG TỰ DO (1945 - 1950)

1.2.1. Chủ trương, đường lối xây dựng kinh tế trong cuộc kháng
chiến toàn dân, toàn diện của Đảng
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời - mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: kỷ nguyên đấu tranh bảo vệ
và xây dựng nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, từng bước đưa đất nước
phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, sau Cách mạng Tháng Tám, nước ta
đứng trước muôn vàn khó khăn: thù trong, giặc ngoài, nền kinh tế kiệt quệ,
dân trí thấp, tàn dư xã hội cũ nặng nề. Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp núp
bóng quân Anh nổ súng gây hấn ở Nam Bộ, đe dọa vận mệnh dân tộc ta.
Nhận rõ những khó khăn to lớn của đất nước, trước sự sống còn của
dân tộc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức sáng suốt, từng bước
vạch ra đường lối kháng chiến kiến quốc đúng đắn. Trong đó, vấn đề xây
dựng nền kinh tế kháng chiến luôn được coi trọng. Ngay trong phiên họp đầu
tiên của Hội đồng Chính phủ (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra 6
nhiệm vụ cấp bách, trong đó xác định nhiệm vụ số một là cứu đói.


14

Để giải quyết nạn đói, ổn định đời sống nhân dân, Đảng nêu rõ biện

pháp trước mắt là "lạc quyên", biện pháp lâu dài là "tăng gia sản xuất", khôi
phục kinh tế và thực hành tiết kiệm.
Trong thư gửi đồng bào nông dân, Người chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng
nhất hiện nay là "cứu đói ở Bắc và kháng chiến ở Nam".
Chỉ thị kháng chiến kiến quốc của Trung ương Đảng ngày 25-11-1945
xác định nhiệm vụ cần kíp của toàn Đảng, toàn dân là "phải củng cố chính
quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống
cho nhân dân" [32, tr. 27]. Về kinh tế, tài chính, Đảng nhấn mạnh: công việc cứu
đói cũng cần như công việc đánh giặc, nhiệm vụ trước mắt cần giải quyết là cứu
đói; phải tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khuyến
khích giới công thương kinh doanh, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, nêu cao khẩu
hiệu "tấc đất, tấc vàng", "nhường cơm sẻ áo", ban hành ngay các sắc lệnh để
cải thiện đời sống nhân dân.
Tháng 11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết văn kiện "Công việc khẩn
cấp bây giờ" nêu những phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu chuẩn bị sẵn
sàng cho cuộc kháng chiến tất yếu sẽ nổ ra và vạch rõ ta sẽ tiến hành kháng
chiến lâu dài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc; nhiệm vụ cơ bản lúc này là "tổ
chức du kích khắp nơi, đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất khắp nơi";
nhiệm vụ cụ thể, cấp thiết về kinh tế lúc này là "tăng gia sản xuất (muối, gạo),
mua bán, thủ công nghệ (vải, giấy...), vận tải" [32, tr. 140].
Ngày 12-12-1946 Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
Chỉ thị vạch rõ: mục đích của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược là giữ vững nền độc lập của dân tộc và thống nhất của Tổ quốc. Tính
chất của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh.
Kháng chiến về kinh tế là "tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc, hết sức
sản xuất võ khí" [32, tr. 152].


15


Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến, khẳng định quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp của
toàn dân tộc Việt Nam.
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng và Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh đường lối kháng
chiến cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đường lối kháng chiến của Đảng sau
đó được giải thích và phát triển đầy đủ trong tác phẩm Kháng chiến nhất định
thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh.
Tác phẩm phân tích, giải thích một cách sâu sắc đường lối kháng
chiến của Đảng ta trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa.
Về đường lối xây dựng kinh tế kháng chiến, Tổng Bí thư Trường Chinh nêu
rõ: để đảm bảo những điều kiện cho kháng chiến lâu dài, kháng chiến về mặt
kinh tế rất quan trọng. Một mặt phá hoại kinh tế địch, không cho địch lấy
chiến tranh nuôi chiến tranh; mặt khác xây dựng kinh tế ta theo hướng vừa
kháng chiến vừa kiến quốc và tự cung, tự cấp. Tổng Bí thư nhấn mạnh: chính
sách kinh tế trong kháng chiến là nâng cao sức sản xuất, đáp ứng nhu cầu thời
chiến "ăn no, mặc ấm, đánh khá¢e", bước đầu xây dựng kinh tế quốc doanh và
kinh tế hợp tác xã, coi trọng nông nghiệp và thủ công nghiệp, chú ý công nghiệp
quốc phòng, tăng thu, giảm chi, thực hành tiết kiệm, giảm nhẹ dần sự đóng
góp của nhân dân, củng cố tiền tệ, giữ vững giá hàng, có khuyến khích, có
thưởng, có phạt.
Tháng 4-1947, Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị cán
bộ Trung ương. Hội nghị đã cụ thể hóa đường lối kháng chiến trong tình hình
trước mắt và kịp thời rút kinh nghiệm trong những tháng đầu của cuộc kháng
chiến toàn quốc. Hội nghị nêu rõ: Chiến tranh sẽ quyết liệt hơn và có thể kéo
dài, ta phải bồi bổ thực lực để một ngày kia phản công; xây dựng nền kinh tế
kháng chiến phải đi đôi với phá hoại kinh tế địch. "Phá kinh tế địch bằng cách
tẩy chay và quân sự phá hoại; kinh tế trong lúc kháng chiến phải thích hợp với



16

điều kiện chiến tranh. Chỉ sản xuất những thứ cần dùng cho mặt trận và đời
sống nhân dân. Sự sản xuất ấy phải có Chính phủ điều khiển" [3 , tr. 181].
Về các ngành kinh tế, chú trọng nhất là phát triển sản xuất nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại rồi mới đến kỹ nghệ. Trong kỹ nghệ, tập
trung vào kỹ nghệ sản xuất vũ khí và khai thác. Thi hành đúng việc kiểm soát
ngoại thương: Không để cho tư nhân độc quyền tích trữ, bóc lột; đồng thời
vẫn khuyến khích được tư nhân bỏ vốn ra kinh doanh và tham gia sản xuất,
tiếp tế. Chú ý xây dựng ba hình thức kinh tế chính: kinh tế tư nhân, kinh tế
hợp tác xã, kinh tế nhà nước; trong đó kinh tế tư nhân là cơ bản. Khẩu hiệu
cần nêu cao là: tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc, nhân dân tiếp tế cho
bộ đội tác chiến, bộ đội giúp đỡ nhân dân làm ăn... hết sức thực hành chính sách
tiết kiệm.
Như vậy, ngay từ sớm, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
xác định rõ đường lối kháng chiến; sáng suốt, kịp thời đưa ra các biện pháp
thiết thực nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết trước mắt cho cách mạng.
Cùng với quá trình ấy, Đảng đã từng bước hoàn chỉnh đường lối kháng chiến
toàn dân toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Kháng chiến về kinh tế là
một bộ phận trong đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng.
Đường lối cơ bản về xây dựng nền kinh tế kháng chiến tiếp tục được
Đảng bổ sung, hoàn thiện và cụ thể hóa trong suốt quá trình lãnh đạo cuộc
kháng chiến. Đường lối đó là kim chỉ nam cho Đảng bộ Liên khu vận dụng,
triển khai, chỉ đạo các tỉnh vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh xây dựng kinh tế
kháng chiến ở địa phương, góp phần xây dựng hậu phương vững mạnh, đưa
cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
1.2.2. Lãnh đạo khôi phục kinh tế, giải quyết nạn đói và bước đầu
xây dựng kinh tế kháng chiến (1945-1950)



17

Cuối tháng 8-1945, Xứ ủy Trung Bộ được tổ chức lại. Tháng 10-1945,
Chiến khu IV được thành lập, trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện chủ trương của
Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo của
Xứ ủy Trung Bộ, các Đảng bộ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tập trung củng
cố, kiện toàn hệ thống tổ chức đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở và các
đoàn thể quần chúng.
Cùng với củng cố, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, Đảng bộ các tỉnh Thanh
- Nghệ - Tĩnh đã tập trung lãnh đạo nhân dân thực hiện các biện pháp cứu đói.
Thông qua hệ thống chính quyền và các đoàn thể, các cấp ủy ba tỉnh đã phát
động phong trào toàn dân đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, thực hiện khẩu
hiệu "nhường cơm sẻ áo", "hũ gạo tiết kiệm", "ngày đồng tâm". Phong trào
cứu đói của nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh đã diễn ra sâu rộng, mạnh mẽ.
Phát huy truyền thống "tương thân tương ái" của dân tộc, với tinh thần "lá
lành đùm lá rách", nhân dân ba tỉnh đã quyên góp được hàng ngàn tấn gạo để
cứu giúp đồng bào bị đói. Riêng Thanh Hóa đã quyên góp được 1.076 tấn.
Ngoài việc cứu trợ tại chỗ, ba tỉnh còn dành được một số lượng lớn gạo để
cứu giúp nhân dân các tỉnh ở Bắc Bộ bị đói do trận lụt cuối 1946 (Thanh Hóa
giúp các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình hàng trăm tấn. Nghệ An, Hà Tĩnh giúp
đồng bào Bắc Bộ 477 tấn).
Cùng với việc phát động phong trào đoàn kết tương trợ để ổn định đời
sống nhân dân, Đảng bộ và chính quyền các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh còn tổ
chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Chính phủ
như tuyên bố xóa bỏ các thứ thuế bất hợp lý do chế độ cũ để lại; miễn giảm
thuế điền thổ đối với những vùng bị thiên tai, mất mùa; hoãn nợ, giảm tô,
giảm tức cho dân nghèo; chia lại ruộng đất công cho nông dân cả nam và nữ.
Chính quyền cho nông dân chuộc lại ruộng đất cầm cố trước Cách mạng
Tháng Tám. Thực hiện ngày làm việc 8 giờ và chế độ bảo hiểm đối với công



18

nhân. Kêu gọi nhân dân thực hành tiết kiệm, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thực
hiện nếp sống mới; tổ chức các trại tế bần để tập trung những người không
nơi nương tựa... đến sống và làm ăn.
Để xây dựng kinh tế, Đảng bộ, chính quyền ba tỉnh phát động phong
trào làm thủy lợi, khai hoang, phục hóa, đẩy mạnh sản xuất. Nhân dân ba tỉnh
khẩn trương nạo vét, tu sửa nhiều công trình thủy lợi. Hệ thống sông Chu ở
Thanh Hóa được nạo vét, đảm bảo tưới tiêu cho 45.000 ha đất canh tác. Ở
Nghệ An, nhiều công trình thủy lợi nhanh chóng được sửa chữa để phục vụ
sản xuất như đập nước Xuân Dương (Diễn Châu), đê ngăn mặn ở La Vân (Nghi
Lộc), đê ngăn cát ở Quỳnh Lưu, hệ thống nông giang ở Đô Lương, Diễn
Châu, Yên Thành... Các tỉnh đều thành lập Ban chỉ đạo sản xuất, Hội nông
gia tương tế và ngân hàng tín dụng cho nông dân vay vốn. Một số nơi còn
thành lập tổ đổi công và hợp tác xã nông nghiệp. Riêng Nghệ An, đến tháng
6-1946 đã xây dựng được 41 hợp tác xã nông nghiệp; Hà Tĩnh có 18 hợp tác
xã nông nghiệp, 1 hợp tác xã tiêu thụ và 7 trại kinh tế với quy mô hàng trăm lao
động. Với khẩu hiệu "tấc đất, tấc vàng", "tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản
xuất nữa", nhiều vùng đất hoang hóa được khai phá đưa vào canh tác. Những
nơi trước đây là đồn bốt địch cũng được san bằng, phá gỡ rào, tường để trồng
ngô, khoai, sắn.
Nhằm khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích trồng
trọt, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện miễn thuế từ 3 đến 5 năm cho diện tích mới
khai khẩn. Phong trào thâm canh, tăng vụ, trồng cây màu ngắn ngày được
khuyến khích. Nhờ đó, diện tích canh tác của ba tỉnh tăng cao hơn hẳn so với
trước Cách mạng Tháng Tám. Tính đến cuối 1946, Hà Tĩnh đã tăng thêm 242
mẫu ruộng các loại. Ở Nghệ An, đến tháng 6-1946, nhân dân đã khai hoang
được hơn 700 mẫu.



19

Để đảm bảo cho việc vận chuyển, giao lưu giữa các địa phương, Đảng
bộ ba tỉnh còn tập trung chỉ đạo nhân dân sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường
bộ từ tỉnh xuống huyện, xã; tu sửa, khai thông các bến phà, đường sông. Các
cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nghề rừng được khôi phục.
Các nghề thủ công như đan lát, làm miến, làm giấy, dệt vải, làm mật, ép dầu,
làm đồ gỗ, các nghề đúc đồng, sành sứ... được khuyến khích phát triển.
Giải quyết khó khăn chung về tài chính, ngân sách của đất nước, đảm bảo
nhu cầu chi tiêu của địa phương, Đảng bộ và chính quyền các tỉnh Thanh - Nghệ Tĩnh đã tổ chức nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động "tuần lễ vàng", "quỹ
độc lập", "quỹ đảm phụ quốc phòng". Nhân dân Thanh Hóa đã đóng góp vào
quỹ độc lập 528 lạng vàng, 84 kg bạc. Nhân dân Nghệ An đóng góp 23,62 kg
vàng, hơn 16 tấn đồng, hàng trăm kg bạc, 161.111 đồng tiền mặt. Nhân dân
Hà Tĩnh đóng góp 8 kg vàng, 53 kg bạc và một số kim cương, ngọc quý [75,
tr. 79].
Quán triệt, vận dụng đúng đắn chủ trương của Trung ương Đảng và do
có sự chỉ đạo kịp thời với những biện pháp tích cực, Đảng bộ và nhân dân các
tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh đã nhanh chóng đẩy lùi nạn đói, ổn định đời sống,
từng bước khôi phục sản xuất, tích cực chuẩn bị những điều kiện cần thiết để
sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. Nạn đói bị đẩy lùi đã củng cố
được niềm tin của nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh đối với Đảng và Chính phủ,
tạo động lực mạnh mẽ cổ vũ tinh thần hăng hái tham gia kháng chiến, đẩy
mạnh sản xuất, xây dựng kinh tế trong những năm tiếp theo.
Cuộc chiến tranh ngày càng đến gần, để tiện cho việc chỉ đạo các địa
phương kháng chiến, tháng 11-1946, Trung ương Đảng quyết định chia Trung
bộ thành hai khu: Khu IV và khu V. Khu ủy khu IV được thành lập do đồng
chí Hoàng Quốc Việt làm Bí thư.
Trước những hành động xâm lược ngày càng trắng trợn của thực dân
Pháp, khả năng hòa bình không còn nữa, để bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ



20

quyền dân tộc, ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng
họp Hội nghị mở rộng quyết định phát động nhân dân cả nước đứng lên tiến
hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Khu ủy khu IV, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ba tỉnh Thanh - Nghệ Tĩnh đã ra sức thực hiện nhiệm vụ kháng chiến - kiến quốc, đẩy mạnh "tiêu
thổ để kháng chiến", kết hợp với tăng cường các hoạt động sản xuất và cất giấu
lương thực, thực phẩm; ủng hộ đồng bào miền Bắc, miền Nam kháng chiến.
Nhằm làm tốt công tác "tiêu thổ để kháng chiến", Đảng bộ và chính
quyền các địa phương đã tiến hành giải thích cho nhân dân lao động hiểu rõ
mục đích, yêu cầu của công việc phá hoại nhà cửa, tháo gỡ, di chuyển máy
móc lên căn cứ mới. Đồng thời, chỉ đạo sơ tán công nhân và gia đình đi xây
dựng các cơ sở sản xuất mới ở nông thôn hoặc trung du và miền núi.
Với chủ trương đúng đắn và biện pháp thích hợp, công việc tiêu thổ
kháng chiến được tiến hành khẩn trương và đạt kết quả. Thành phố Vinh, thị
xã Thanh Hóa, thị xã Hà Tĩnh và các công sở tại các thị trấn được phá hoại
triệt để. Trên 11.000 ngôi nhà, trong đó có 301 nhà tầng ở thành phố Vinh,
10.000m2 nhà ở thị xã Hà Tĩnh, 1.600 ngôi nhà và 30 công sở ở thị xã Thanh
Hóa bị đánh sập. Hàng chục đầu máy, hàng trăm toa xe chở khách, chở hàng;
và nhiều loại máy móc, kho tàng, cơ quan ở các đô thị được di chuyển đến nơi
an toàn, nhân dân tản cư khỏi các thành phố, thị xã. Tuyến đường sắt dài 390
km thuộc địa phận Thanh - Nghệ - Tĩnh được bóc dỡ đường ray, tháo dỡ toàn
bộ 77 đầu máy xe lửa, 750 toa xe. Các trục đường giao thông quan trọng đều
bị cắt ra thành nhiều đoạn, chi chít hầm chữ chi và các ụ chướng ngại vật. Cầu
lớn, cầu dài từ 50 mét trở lên trên quốc lộ 1, 7, 8 đều bị phá sập... Với khoảng
200.000 ngày công cho công tác tiêu thổ trong những ngày đầu của cuộc kháng
chiến ở Thanh - Nghệ - Tĩnh đã gây thiệt hại vô cùng lớn về kinh tế. Song

điều có ý nghĩa lớn hơn là biểu thị tinh thần kháng chiến của nhân dân, là một


21

biện pháp cần thiết để chuẩn bị đối phó với âm mưu đánh chiếm của thực dân
Pháp.
Cùng với tiêu thổ để kháng chiến, Khu ủy Khu IV và Đảng bộ ba tỉnh
còn chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất, tích cực chuyển hướng các hoạt
động kinh tế theo chủ trương của Trung ương Đảng, tập trung cao nhất vào
sản xuất nông nghiệp với các biện pháp cơ bản là: chú trọng công tác thủy lợi,
đẩy mạnh khai hoang phục hóa và thâm canh tăng vụ. Nhờ đó, hệ thống kênh
mương được nạo vét, đê điều được sửa sang. Hà Tĩnh đã đắp được các đê Đan
Du (Kỳ Anh), Đồng Môn, Hữu Hinh (Thạch Hà) và cải tạo được 1.800 mẫu
đất hoang thành ruộng.
Ngày 20-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Thanh Hóa. Trước
tình hình cuộc kháng chiến sẽ trường kỳ, gian khổ, Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã hết sức sáng suốt quyết định xây dựng Thanh - Nghệ Tĩnh thành hậu phương của cuộc kháng chiến, trong đó Thanh Hóa là địa bàn
trọng điểm. Người đã giao nhiệm vụ cho Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh là
phải xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu, cùng với tỉnh Nghệ An, Hà
Tĩnh trở thành hậu phương vững mạnh, toàn diện của cuộc kháng chiến.
Người chỉ rõ: phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu
mẫu; làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu. Xây
dựng Thanh Hóa kiểu mẫu nghĩa là xây dựng chế độ dân chủ nhân dân trên tất
cả các lĩnh vực, tạo ra tiềm lực hùng hậu của căn cứ địa, hậu phương kháng
chiến. Xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu trước hết là:
Làm cho người nghèo thì đủ ăn.
Người đủ ăn thì khá giàu,
Người khá giàu thì giàu thêm.
Người nào cũng biết chữ,

Người nào cũng biết đoàn kết yêu nước [47, tr. 65].


22

Người nhấn mạnh vấn đề cốt lõi để sự nghiệp cách mạng đi đến thành
công là vấn đề cán bộ. Người còn căn dặn Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa
phải làm tốt nhiệm vụ của vùng căn cứ địa, hậu phương như tiếp đón và giúp
đỡ hết lòng cán bộ và đồng bào tản cư từ nơi khác đến.
Trước nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vinh quang, Đảng bộ Thanh
Hóa đã nêu cao quyết tâm lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó. Ngay sau đó, các phong trào thi đua lao động
sản xuất được phát động mạnh mẽ trong toàn tỉnh. Hàng vạn ngày công được
huy động để đào đắp, tu sửa mương máng, đê điều, đảm bảo tưới tiêu cho
đồng ruộng, khắp nơi nêu cao khẩu hiệu "tấc đất tấc vàng". Chính quyền các
cấp hỗ trợ nông dân về giống, vốn, sức kéo đảm bảo cấy trồng đúng thời vụ.
Thâm canh, tăng vụ được chú trọng.
Với nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân, kinh tế nông nghiệp của
Thanh Hóa chuyển biến mạnh mẽ. Năm 1947, tổng sản lượng lúa đạt 26 vạn
tấn, ngô đạt 7.800 tấn, khoai 48.000 tấn và thu hoạch được 547 tấn bông, bảo
đảm tự túc về lương thực và nguyên liệu cho nghề dệt.
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, các nghề thủ công truyền thống được
phục hồi và phát triển. Khu ủy Khu IV đặc biệt chú ý chỉ đạo các tỉnh tập
trung phát triển công nghiệp quốc phòng để sản xuất vũ khí cho bộ đội. Ngoài
các xưởng sản xuất và sửa chữa vũ khí đã chuyển đến nơi an toàn, các tỉnh
còn mở nhiều xưởng mới. Ở Thanh Hóa có xưởng lò cao Như Xuân. Hà Tĩnh,
ngoài hai xưởng của Ủy ban kháng chiến hành chính Trung Bộ, tỉnh còn
thành lập 35 xưởng mới. Các xưởng đã đảm nhiệm được việc sửa chữa vũ khí
trong toàn khu và sản xuất được các loại vũ khí thông thường. Các xí nghiệp
quốc doanh và cả các xưởng sản xuất nhỏ đều sản xuất theo thiết kế của quốc

phòng, đồng thời đảm nhiệm cả việc sản xuất các máy móc, công cụ cho nông
nghiệp, cho ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.


23

Để tập trung sự chỉ đạo sản xuất vũ khí, tháng 12-1947, Bộ chỉ huy
Khu IV quyết định sáp nhập và phân loại các xưởng quân giới, thành lập được
5 xưởng lớn ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh là xưởng Phủ Quỳ, Lê Đình
Du, Hoàng Hữu Nam, Quách Văn Cừ và Huỳnh Thúc Kháng.
Góp sức cùng Bình - Trị - Thiên kháng chiến, Đảng bộ ba tỉnh còn lãnh
đạo nhân dân chuyển hàng trăm tấn lương thực, hàng hóa, đạn dược vào chiến
trường Bình - Trị - Thiên. Chỉ trong vòng 3 tháng cuối 1947, ba tỉnh đã cung
cấp cho Bình - Trị - Thiên 100 tấn gạo, 320 tấn muối, 21.000 mét vải, 10.000
viên thuốc sốt rét, 300 súng trường, 35.000 quả lựu đạn, 200 viên đạn bazôca
và 4.200.000 đồng [75, tr. 158].
Chính quyền và nhân dân vùng nông thôn Thanh - Nghệ - Tĩnh còn
đón tiếp chu đáo 112.000 đồng bào Bình - Trị - Thiên và Khu III tản cư đến
cùng hàng vạn đồng bào đô thị trong tỉnh tản cư về. Nhiều trại tăng gia sản
xuất ở vùng trung du và vùng đồng bằng được thành lập để đồng bào tản cư
làm ăn sinh sống như trại Thanh Sơn, Lê Mao (Nghệ An), trại Đá Bạc, Tây
Hồ (Hà Tĩnh).
Nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển kinh tế nông, tiểu thủ công
nghiệp, công nghiệp của vùng tự do, nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật của ba
tỉnh đã tự nguyện lên rừng núi và về vùng nông thôn, sống cùng công nhân,
nông dân để nghiên cứu phương pháp sản xuất mới, cải tiến kỹ thuật canh tác,
sáng chế ra sản phẩm mới phục vụ sản xuất chiến đấu và đời sống nhân dân.
Bước sang năm 1948, cuộc kháng chiến của nhân dân ta có bước
chuyển biến quan trọng. Sau thất bại ở Việt Bắc, thực dân Pháp ngày càng
lâm vào bế tắc. Ở nước Pháp, phong trào đấu tranh chống chiến tranh Việt

Nam của nhân dân Pháp dâng cao. Phong trào đòi độc lập dân tộc của các
nước thuộc địa của Pháp ở châu Phi ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam
ngày càng mạnh mẽ. Khó khăn về kinh tế, chính trị và những thất bại về quân
sự làm giới cầm quyền Pháp lúng túng về chiến lược. Chúng buộc phải


24

chuyển hướng chiến lược từ đánh nhanh thắng nhanh sang chiến lược đánh
lâu dài, tiếp tục thực hiện chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng
người Việt đánh người Việt"; thực hiện âm mưu càn quét vùng tự do, mở
rộng, củng cố vùng chiếm đóng, lập đội ngũ tề ngụy làm cơ sở. Thực hiện âm
mưu này, thực dân Pháp tiến hành chiến tranh tổng lực, tăng cường càn quét,
củng cố và giữ vững những vùng tạm chiếm, đánh phá cơ sở kinh tế, chính trị,
các cơ sở dự trữ cho kháng chiến của ta.
Trước tình hình đó, để tạo ra bước chuyển mạnh mẽ cho cuộc kháng
chiến, tháng 1-1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng
đánh giá những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc và vạch ra phương
hướng, biện pháp lớn nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến trong giai đoạn mới.
Về kinh tế, Đảng chủ trương đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kháng
chiến, phá âm mưu của địch phá hoại kinh tế kháng chiến của ta; phá kinh tế
tài chính địch, xây dựng nền sản xuất hợp lý của ta để thực hiện khẩu hiệu tự
cấp, tự túc, cải thiện đời sống nhân dân lao động. Tịch thu tài sản, ruộng đất
của bọn phản quốc để chia cho nông dân nghèo và bộ đội; triệt để thực hiện
giảm tô 25%, bài trừ các thứ địa tô phụ, chia lại công điền cho hợp lý và công
bằng, bỏ chế độ quá điền, khuyến khích các hình thức đổi công và tổ chức
hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, mở mang vận tải.
Đối với Liên khu IV, Hội nghị nhận định:
Mấy tỉnh Bắc và Nam Trung Bộ sẽ bước vào vòng khói lửa.
Hiện đã có nhiều triệu chứng địch sắp đánh Thanh - Nghệ - Tĩnh

đến nơi. Chúng sẽ cố giải quyết mau, đóng quân ở nhiều điểm rồi
càn quét. Đường giao thông liên lạc từ Bắc vào Nam đã khó khăn sẽ
khó khăn thêm [33, tr. 21-22].
Hội nghị xác định nhiệm vụ của Liên khu IV và nhân dân cả nước là
phải chuẩn bị làm cho địch thất bại nếu chúng đánh vào mấy tỉnh phía Bắc


25

Liên khu và phải "chỉnh đốn quân giới, quân nhu, quân y để cải thiện việc
trang bị và cấp dưỡng cho bộ đội" [34, tr. 25]. Tiếp đó, các Hội nghị cán bộ
Trung ương (5-1948 và 8-1948) đã đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm
khuyến khích phát triển sản xuất, cải thiện dân sinh,như quy định các chính
sách cụ thể đối với nông dân; đối với công nhân, công chức; đối với các nhà
trí thức; các nhà tư sản điền chủ; đối với đồng bào thiểu số.
Đối với nông dân, Trung ương Đảng chủ trương thực hiện tốt chính
sách ruộng đất và các biện pháp thiết thực nhằm giúp đỡ nông dân sản xuất,
phát triển chăn nuôi, bảo vệ mùa màng..., bước đầu ấn định chính sách lương
cho cán bộ, công nhân viên chức trong thời kỳ kháng chiến.
Nhằm cổ vũ mạnh mẽ tinh thần thi đua lao động sản xuất, hoàn thành
tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế kháng chiến, ngày 27-3-1948, Trung ương
Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc, hướng nhân dân vào
thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Nội dung thi đua chủ yếu
là tăng gia sản xuất, luyện quân lập công.
Cùng với các chủ trương kháng chiến trên mặt trận kinh tế nêu trên,
để công tác lãnh đạo và chỉ đạo cuộc kháng chiến tại các địa bàn đạt hiệu quả
cao hơn, ngày 25-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 120/SL tổ chức lại
các chiến khu thành các liên khu và đặc khu. Chiến khu IV đổi thành Liên
khu IV, địa giới, đơn vị hành chính, quân sự không thay đổi.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, tháng 5-1948, Đại hội

Đảng bộ Liên khu IV lần thứ nhất họp. Đại hội kiểm điểm, đánh giá tình hình
một năm kháng chiến và đề ra nhiệm vụ công tác trong giai đoạn mới. Đại hội
khẳng định quyết tâm bảo vệ vững chắc Thanh - Nghệ - Tĩnh và xây dựng
Thanh - Nghệ - Tĩnh thành hậu phương của cuộc kháng chiến. Đại hội nêu rõ
nhiệm vụ chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để đánh bại địch nếu chúng tấn công


×