Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.39 KB, 83 trang )

2014

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN,
TỈNH TÂY NINH


Mục lục
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 5
1.

Sự cần thiết lập quy hoạch ..................................................................................... 5

2.

Căn cứ lập quy hoạch ............................................................................................. 6

3.

Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ lập quy hoạch .................................................. 8

4.

Phương pháp lập quy hoạch ................................................................................... 8

PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH KHU DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN ...................................................................... 10
I.

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN ............... 10
1.



Vị trí địa lý, quy mô, giới hạn phạm vi ranh giới khu du lịch .......................... 10

2. Vị trí, vai trò khu du lịch Núi Bà Đen đối với chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam và vùng Đông Nam Bộ ............................................................................. 10
3. Vị trí, vai trò khu du lịch núi Bà Đen đối với phát triển kinh tế-xã hội và du
lịch tỉnh Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ ............................................................... 11
II.

TIỀM NĂNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................. 12
1. Đánh giá các đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
việc khai thác phát triển khu du lịch .......................................................................... 12
2. Đánh giá các đặc điểm tài nguyên du lịch và khả năng khai thác phát triển
khu du lịch ................................................................................................................. 14
3.

Đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ............. 18

4.

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất khu du lịch .................................................... 22

5.

Đánh giá việc thực hiện một số quy hoạch đã có trước đây của Núi Bà Đen .. 23

III.

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2005 - 2013 ................. 24


1.

Đánh giá hiện trạng theo các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu ..................... 24

2.

Hệ thống sản phẩm du lịch ............................................................................... 29

3.

Đầu tư phát triển du lịch ................................................................................... 30

4.

Các công tác khác ............................................................................................. 31

PHẦN THỨ HAI QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH
QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ............. 35
I.

QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH ......................... 35
1.

Quan điểm phát triển ........................................................................................ 35

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

2



2.
II.

Mục tiêu phát triển ............................................................................................ 35
DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH ......................................... 35

1.

Định hướng chung phát triển Khu du lịch ........................................................ 35

2.

Dự báo các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của Khu du lịch ................................... 36

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN PHẨM KHU DU
LỊCH ............................................................................................................................. 43
1.

Đánh giá khái quát tiềm năng, lợi thế đối với phát triển sản phẩm du lịch ...... 43

2.

Định hướng phát triển sản phẩm du lịch .......................................................... 44

3.

Định hướng thị trường ...................................................................................... 47

IV.


TỔ CHỨC KHÔNG GIAN HOẠT ĐỘNG KHU DU LỊCH .............................. 49

1.

Xác định các thành phần chức năng chính của khu du lịch.............................. 49

2.

Sơ đồ định hướng phát triển không gian khu du lịch ....................................... 50

3.

Cơ cấu phân khu chức năng.............................................................................. 52

4.

Định hướng sử dụng đất và định hướng kiến trúc - cảnh quan ........................ 56

5.

Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng ........................................................... 58

V.

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH ........................................................... 59
1.

Định hướng đầu tư: ........................................................................................... 59


2.

Các dự án đầu tư ............................................................................................... 61

3.

Phân bổ nguồn vốn đầu tư ................................................................................ 63

4.

Tính toán hiệu quả kinh tế (thời kỳ đến năm 2030) ......................................... 63

VI.

TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHU DU LỊCH QUỐC GIA .......................................... 65

1.

Các lĩnh vực quản lý ......................................................................................... 65

2.

Mô hình tổ chức quản lý ................................................................................... 66

VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ...................................................... 67
1.

Nguồn tác động đến môi trường từ du lịch....................................................... 67

2.


Các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch ................................... 68

3.

Các tác động từ hoạt động du lịch tới môi trường ............................................ 69

4. Các vấn đề môi trường cần quan tâm và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu
cực từ hoạt động du lịch đến môi trường .................................................................. 74
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

3


PHẦN THỨ BA GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH ........... 79
I.

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH .......................................................... 79
1.

Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch ................................................. 79

2.

Giải pháp về đầu tư ........................................................................................... 79

3.

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ................................................................ 79


4.

Giải pháp về xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu khu du lịch ................ 79

5.

Giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm du lịch ........................................ 79

6.

Giải pháp liên kết phát triển du lịch ................................................................. 80

7.

Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường ..................................................... 81

II.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH ............................................................ 81
1.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: .................................................................... 81

2.

Các Bộ, Ban, Ngành liên quan ......................................................................... 81

3.


UBND tỉnh Tây Ninh ....................................................................................... 82

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 83

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

4


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI
BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết lập quy hoạch

Núi Bà Đen thuộc vùng du lịch Đông Nam Bộ là khu vực có tiềm năng phát
triển du lịch khá phong phú đã được Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 định hướng phát triển thành khu
du lịch quốc gia.
Những năm gần đây du lịch có những bước phát triển đáng ghi nhận, trở thành
ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 2013, Việt
Nam đón trên 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế; trên 35 triệu khách du lịch nội địa;
thu nhập du lịch đạt 195 ngàn tỷ (tăng 6,5 lần so với năm 2001). Phát triển du lịch còn
tạo nhiều việc làm cho xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Du lịch Việt Nam đã khẳng định được vị trí trên thế giới và khu vực.
Tây Ninh là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý khá thuận lợi; nằm
trên tuyến đường xuyên Á kết nối thành phố Hồ Chí Minh với các nước ASEAN. Bên
cạnh vị trí địa lí quan trọng, Tây Ninh còn có nhiều tiềm năng du lịch, trong đó phải

kể đến núi Bà Đen, Căn cứ Trung ương cục, hồ Dầu Tiếng, Tòa thánh Tây Ninh,
Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát...
Năm 2013 du lịch Tây Ninh đón gần 1,2 triệu lượt khách du lịch có sử dụng
dịch vụ lưu trú, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2013 là 9,7%/năm, trong
đó khách quốc tế 9.155 lượt khách, thu nhập từ khách du lịch đạt 530 tỷ đồng tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2005-2013 là 21,9%/năm. Riêng khu du lịch Núi Bà Đen
năm 2013 đón 2,1 triệu lượt khách (nhiều hơn tổng số khách có sử dụng dịch vụ lưu
trú của toàn tỉnh) và đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 6,7%/năm trong giai
đoạn 2005-2013.
Vùng núi Bà Đen nằm ở cách trung tâm thành phố Tây Ninh 11 km về phía
Đông Bắc, trên tuyến đường từ thành phố đi lòng hồ Dầu Tiếng, trong không gian du
lịch gắn liền với hồ Dầu Tiếng, thành phố Tây Ninh, Căn cứ Trung ương cục, Tòa
thánh Cao Đài Tây Ninh và di tích lịch sử Dương Minh Châu.
Với thế mạnh về tài nguyên và vị trí địa lý, du lịch núi Bà Đen được xác định
có vị trí quan trọng trong phát triển du lịch của tỉnh, vùng cũng như cả nước.
Tiềm năng du lịch núi Bà Đen còn có thể được kết hợp khai thác cùng với các
tiềm năng du lịch khác của tỉnh Tây Ninh như du lịch tham quan nghỉ dưỡng hồ Dầu
Tiếng, du lịch tìm hiểu truyền thống lịch sử Cách mạng ở Căn cứ Trung ương cục
miền Nam, du lịch sinh thái VQG Lò Gò - Xa Mát, du lịch tham quan Tòa thánh Tây
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

5


Ninh, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phước Đông - Bời Lời, du lịch kết hợp với
mục đích thương mại đường biên tại các cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát...
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc khai thác các tiềm năng du lịch núi Bà Đen
còn hạn chế. Các hoạt động đầu tư khai thác mới chỉ dừng lại ở một số hạng mục như
cáp treo, một số công trình vui chơi giải trí và công trình tôn giáo, tín ngưỡng. Các

hoạt động du lịch mới ở mức độ sơ khai, quy mô còn hạn chế, chưa tương xứng với
tiềm năng du lịch cũng như vị trí của một khu du lịch quốc gia. Các tiềm năng du lịch
khác ở khu vực phụ cận cũng hầu như chưa được đầu tư khai thác bài bản và hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân quan trọng của thực trạng trên là cho đến hiện
nay vẫn chưa xây dựng được một quy hoạch tổng thể trên cơ sở đánh giá có hệ thống
những tiềm năng của toàn tỉnh và cả khu vực, phát huy lợi thế của tuyến đường xuyên
Á, vận dụng các mô hình du lịch hoạt động khai thác khu du lịch tổng hợp quy mô
lớn, kết hợp khai thác các loại hình tài nguyên du lịch đa dạng làm cơ sở cho việc lập
các dự án đầu tư, các quy hoạch chi tiết cho từng trọng điểm phát triển du lịch để núi
Bà Đen phát triển thực sự xứng tầm một khu du lịch Quốc gia.
Như vậy có thể thấy nếu du lịch núi Bà Đen chỉ khai thác hạn chế với những
hoạt động tâm linh, vui chơi giải trí đơn sơ như hiện nay thì khó có thể đạt hiệu quả
cao, đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm khác thì Núi Bà Đen còn
có thể mất dần thị trường truyền thống.
Chính vì vậy việc thực hiện dự án "Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch
Quốc gia núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" là một
nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, tạo cơ sở cho việc quản lý, thu hút đầu tư, khai thác
có hiệu quả những tiềm năng du lịch đặc sắc của khu vực, vừa đáp ứng nhu cầu tham
quan du lịch, nghiên cứu của khách du lịch vừa góp phần tích cực vào phát triển kinh
tế - xã hội địa phương, phát triển cộng đồng; góp phần vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo
và phát triển bền vững ở khu vực này. Quy hoạch núi Bà Đen sẽ có thể góp phần đưa
khu vực trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng của du lịch miền Đông Nam
Bộ, trên tuyến đường xuyên Á và cả nước.
Để làm căn cứ cho việc lập quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch được xây dựng
nhằm đảm bảo các nội dung quan trọng được nghiên cứu đánh giá, từ đó du lịch núi
Bà Đen và phụ cận thực sự có điều kiện phát triển trở thành một trọng điểm phát triển
du lịch của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của
Việt Nam, của Vùng Du lịch Đông Nam Bộ và của Tây Ninh.
2.


Căn cứ lập quy hoạch
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Luật Di sản Văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 29/11/2005;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11ngày 29/11/2005;
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

6


- Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Di sản văn hóa;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt,
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT
ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và sản phẩm
chủ yếu;
- Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18-9-2012 của Chính phủ về việc quy định
thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;

- Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch chung xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 2044/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;
- Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 9/1/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Tây Ninh;
- Quyết định số 100-VH/QĐ ngày 21/1/1989 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa công
nhận Di tích lịch sử và thắng cảnh Núi Bà Đen;
- Nghị quyết số 03-NQ/TƯ ngày 12/7/2012 của Tỉnh ủy Tây Ninh về xây dựng
và phát triển Thị xã Tây Ninh giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 64/2012/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND tỉnh Tây
Ninh phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030;
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định
hướng đến 2030;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030.

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

7


- Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 4/10/2012 của Tỉnh ủy Tây Ninh về đẩy mạnh khai
thác tiềm năng, phát triển du lịch Tây Ninh giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến
2020;
- Quyết định số 1591/QĐ-UBND ngày 14/8/2013 của UBND tỉnh Tây Ninh
phê duyệt đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị xã Tây Ninh đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Bản đồ đo đạc địa hình khu vực nghiên cứu;
- Một số tài liệu, tư liệu có liên quan;
- Hiện trạng, tiềm năng, và nhu cầu phát triển du lịch khu vực.
3.

Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ lập quy hoạch
3.1. Quan điểm

- Đảm bảo các nguyên tắc về quy hoạch được quy định trong Luật Du lịch;
- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng và Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam, với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước;
- Phát huy lợi thế khu du lịch, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên đáp ứng nhu
cầu du lịch và phát triển bền vững.
3.2. Mục tiêu :Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc
gia núi Bà Đen cần đạt được những mục tiêu sau:
- Làm cơ sở cho việc lập quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, quy hoạch cụ
thể các khu chức năng, các dự án đầu tư xây dựng khu vực núi Bà Đen thành khu du
lịch đáp ứng các tiêu chí của khu du lịch quốc gia góp phần tăng cường thu hút khách
du lịch đến khu du lịch nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên,
cảnh quan, quỹ đất… nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
4.

Phương pháp lập quy hoạch

4.1. Phương pháp thu thập tài liệu: Được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số
liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong quy
hoạch. Phương pháp này rất quan trọng, là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá
tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác.

4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Được sử dụng trong suốt quá trình phân
tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch như:
thực trạng tiềm năng tài nguyên du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai
thác tài nguyên du lịch; thực trạng phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát
triển du lịch; thực trạng biến động của môi trường du lịch; thực trạng phát triển của
các chỉ tiêu kinh tế du lịch...
4.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Được thực hiện nhằm điều tra bổ
sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích,
đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu. Thông qua phương pháp này cho phép xác
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

8


định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan trọng của các đối
tượng nghiên cứu; đồng thời còn cho phép xác định khả năng tiếp cận đối tượng (xác
định được khả năng tiếp cận bằng các loại phương tiện gì từ thị trường khách du lịch
đến các điểm tài nguyên). Mặt khác, trong thực tế công tác thống kê các số liệu của
các ngành nói chung và của ngành Du lịch nói riêng còn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ,
còn nhiều bất cập và chưa thống nhất, do vậy phương pháp nghiên cứu và khảo sát
thực địa tại chỗ là không thể thiếu trong quá trình lập quy hoạch.
4.4. Phương pháp dự báo, chuyên gia: Được áp dụng để nghiên cứu một cách toàn
diện các yếu tố khách quan và chủ quan; các yếu tố trong nước và quốc tế; các yếu tố
trong và ngoài ngành du lịch; những thuận lợi và khó khăn thách thức... có ảnh hưởng
sâu sắc đến sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và của khu du lịch nói riêng.
Trên cơ sở đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch một cách bền vững; nghiên cứu tổ
chức không gian khu du lịch; trong việc đề xuất các dự án, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư;
cũng như trong việc xác định các sản phẩm du lịch đặc thù.
4.5. Phương pháp bản đồ: Được sử dụng trên cơ sở kết quả các nội dung phân tích,

đánh giá, tổng hợp của quy hoạch. Với các kết quả đã được nghiên cứu, thông qua
phương pháp bản đồ sẽ thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số
liệu cụ thể trên hệ thống bản vẽ quy hoạch.

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

9


PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHU DU LỊCH NÚI BÀ ĐEN
I.

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN

1.

Vị trí địa lý, quy mô, giới hạn phạm vi ranh giới khu du lịch

Khu vực núi Bà Đen nằm ở 4 xã, phường là phường Ninh Sơn, phường Thạnh
Tân, xã Ninh Thạnh (thành phố Tây Ninh) và xã Phan (huyện Dương Minh Châu),
cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 11km. Núi Bà Đen nằm trọn trong các
tuyến tỉnh lộ 784, 785, đường Bời Lời và đường Suối Đá Khedol. Trong đó diện tích
thuộc xã Phan là 120 ha, 18 ha thuộc xã Ninh Thạnh, 760 ha thuộc phường Ninh Sơn
và phần còn lại thuộc phường Thạnh Tân.
Khoảng cách từ núi Bà Đen đến đường xuyên Á là khoảng 45km, và đến hồ
Dầu Tiếng (khu vực trung tâm thị trấn) khoảng 20km.
Vùng lõi của phạm vi nghiên cứu quy hoạch là toàn bộ khu vực núi Bà Đen.

Ước tính diện tích khu vực nghiên cứu là 30km2 bao gồm diện tích núi Bà Đen
(24km2) và 500 ha từ chân núi Bà Đen tới hàng rào thuộc dự án hạ tầng núi Bà Đen.
Ngoài ra, các khu vực phụ cận nằm trong vùng ảnh hưởng của nghiên cứu gồm
khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực thành phố Tây Ninh - Tòa Thánh Tây Ninh, khu di tích
căn cứ Trung ương cục miền Nam, khu vực VQG Lò Gò - Xa Mát, khu vực cửa khẩu
Mộc Bài và Xa Mát.
Mốc thời gian cho nghiên cứu quy hoạch là các mốc chính năm 2020 và năm
2030, phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã được phê duyệt.
2.

Vị trí, vai trò khu du lịch Núi Bà Đen đối với chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam và vùng Đông Nam Bộ

Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 xác định những định hướng phát triển chủ yếu của du lịch
Việt Nam trong những năm tới. Theo chiến lược và quy hoạch tổng thể, du lịch Việt
Nam sẽ phát triển trên những quan điểm sau:
- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng
ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng
điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định
thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch
quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

10



- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư
phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn
hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên
kết phát triển du lịch.
Xuất phát từ những quan điểm trên, những nhiệm vụ cụ thể đặt ra đối với
ngành du lịch Việt Nam là:
- Quy hoạch và phát triển 7 vùng du lịch đặc trưng bên cạnh việc tăng cường liên
kết vùng, vừa bảo đảm tính đa dạng vừa phát huy thế mạnh của từng vùng.
- Quy hoạch và phát triển mạnh 46 khu du lịch quốc gia, 41 điểm du lịch quốc
gia và 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác, làm động lực
phát triển du lịch vùng và các địa phương.
- Tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, trong đó tập trung quy hoạch đầu tư phát triển các khu du lịch
địa phương và gắn chặt với các khu, điểm du lịch quốc gia.
Như vậy Núi Bà Đen được xác định là một khu du lịch quốc gia, là một trong
những trọng điểm phát triển du lịch của cả nước.
Với vị trí nằm gần thành phố Hồ Chí Minh và nằm trên trục giao thông chính kết
nối thành phố Hồ Chí Minh với Phnom Pênh - một trong những hành lang giao thông
và phát triển kinh tế quan trọng nhất của Tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng, Núi Bà
Đen có vị trí đặc biệt quan trọng đối với du lịch cả nước cũng như có ý nghĩa đối với
phát triển du lịch của khu vực. Sắp tới, khi hình thành Cộng đồng ASEAN, với vị trí
nằm gần trục AH1, là hành lang giao thông quan trọng nhất của khu vực, vị trí của
Núi Bà Đen sẽ trở nên quan trọng hơn nữa khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen sẽ có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa.
3.


Vị trí, vai trò khu du lịch núi Bà Đen đối với phát triển kinh tế-xã hội và du
lịch tỉnh Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ

Với Tây Ninh, Núi Bà Đen có vai trò đặc biệt quan trọng. Không chỉ là điểm
nhấn về không gian và cảnh quan, Núi Bà Đen còn là di tích lịch sử văn hóa quốc gia,
là điểm đến du lịch quan trọng nhất của cả tỉnh. Có thể nói hầu hết khách du lịch đến
Tây Ninh đều tham quan Núi Bà Đen. Thậm chí số lượt khách đến Núi Bà còn nhiều
hơn tổng số khách du lịch có lưu trú tại Tây Ninh. Hình ảnh của du lịch Tây Ninh luôn
gắn với Núi Bà Đen. Đây là một sự lựa chọn rất tự nhiên và logic.
Mặc dù hiện nay đóng góp trực tiếp của du lịch Núi Bà Đen với phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh chưa lớn như kỳ vọng cũng như tiềm năng, tuy nhiên có thể nói
Núi Bà Đen có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng
hình ảnh du lịch và là sản phẩm du lịch quan trọng nhất của Tây Ninh.
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

11


Thực tế hiện nay nguồn thu trực tiếp từ du lịch tại khu vực Núi Bà Đen chiếm
tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn thu từ khách du lịch của Tây Ninh, chỉ chiếm
khoảng 26%, tuy nhiên nguồn thu này phần lớn đến từ dịch vụ cáp treo, máng trượt
(chiếm gần 70%). Như vậy có thể thấy là tiềm năng tạo nguồn thu lớn từ các dịch vụ
liên quan chưa được khai thác hiệu quả, cũng như việc liên kết với các tiềm năng phát
triển du lịch khác của tỉnh, đặc biệt là Hồ Dầu Tiếng còn hạn chế, do vậy lợi ích kinh
tế từ hoạt động khai thác du lịch ở Núi Bà Đen còn có rất nhiều tiềm năng để phát
triển, từ đó có đóng góp quan trọng hơn vào phát triển kinh tế - xã hội cũng như du
lịch của Tây Ninh cũng như vùng Đông Nam Bộ.
Vùng Đông Nam Bộ có 4 khu du lịch quốc gia, thì ba khu du lịch (khu du lịch
Cần Giờ, khu du lịch Côn Đảo và khu du lịch Long Hải - Phước Hải) gắn với biển

đảo, nên khu du lịch Núi Bà Đen có lợi thế đặc biệt, với đặc điểm tài nguyên khác biệt
so với các tiềm năng phát triển du lịch khác của vùng.
Sự phát triển của du lịch Núi Bà Đen, gắn với Hồ Dầu Tiếng và các tài nguyên
du lịch quan trọng khác của Tây Ninh sẽ tạo nên một "điểm dừng" quan trọng trên
tuyến du lịch quốc tế từ TP Hồ Chí Minh đi Phnom Pênh, góp phần cải thiện tính hấp
dẫn của tuyến du lịch và đa dạng hóa hệ thống sản phẩm du lịch của tuyến cũng như
của cả vùng. Ngoài ra, nằm cách khoảng 30km là khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ
Phước Đông - Bời Lời. Đây là một dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển
kinh tế - xã hội Tây Ninh. Việc phát triển mạnh khu liên hợp này trong tương lai cũng
góp phần tạo thị trường ổn định cho du lịch Núi Bà Đen. Ngoài ra các sản phẩm dịch
vụ du lịch đô thị của khu liên hợp sẽ kết hợp với các sản phẩm du lịch của Núi Bà Đen
và các tiềm năng phát triển khác góp phần hình thành một hệ thống sản phẩm du lịch
hoàn chỉnh của tỉnh Tây Ninh.
II.

TIỀM NĂNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.

Đánh giá các đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
việc khai thác phát triển khu du lịch

1.1.

Đặc điểm tự nhiên của khu du lịch

Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ với ba đỉnh, trong đó đỉnh cao
nhất là Núi Bà (986m) và Núi Phụng (372m), Núi Heo - còn gọi là núi Đất (335m).
Nền địa chất của núi là đá granit và granodionit lẫn với đất. Tính chất thổ
nhưỡng của khu vực:

- Từ độ cao 50m trở lên chủ yếu là đất vàng đỏ trên đá granit (khoảng 1500ha)
- Đất xám có tầng kết von đá ong: khoảng 380ha, chủ yếu chạy men chân núi
sườn phía Tây núi Đất
- Đất xám điển hỉnh: tập trung ở chân sườn Tây Nam núi Bà Đen và rải rác
thành băng ôm sát chân sườn Bắc núi Phụng và chân sườn Đông của Núi Bà Đen.
Hệ thống núi này thuộc kiểu địa hình sườn xâm thực bào mòn mãnh liệt, có độ
dốc tương đối lớn trung bình lên tới khoảng 25-40oC. Tổng trữ lượng đá ước tính
khoảng 1.300-1.500 triệu mét khối.
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

12


Hiện trạng thảm thực vật của khu vực Núi Bà Đen không thực sự phong phú,
chất lượng rừng không cao. Diện tích đất lâm nghiệp quản lý còn 1.751ha (giảm
xuống từ 1.855ha do đất rừng được chuyển sang các mục đích sử dụng khác).
Ở khu vực chân núi, khí hậu mang đặc điểm chung của Tây Ninh tuy nhiên
càng lên cao nhiệt độ càng thấp hơn. Ở đỉnh núi nhiệt độ xuống tương đối thấp vào
buổi đêm. Nhiệt độ trung bình ở chân núi là khoảng 27,7oC. Độ chênh lệch nhiệt độ
trong ngày tương đối cao, khoảng 10oC.
Mang đặc tính chung của miền Đông Nam Bộ, ở khu vực này có hai mùa rõ rệt
là mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Lượng
mưa trung bình năm từ 1.800-2.000mm, trong đó lượng mưa vào mùa mưa chiếm tới
70-85% của cả năm. Độ ẩm không khí trung bình là 78,4%. Vào mùa mưa, hướng gió
chủ yếu là gió Nam (Đông Nam và Tây Nam) với tốc độ trung bình 1,8m/s. Hướng
gió chủ yếu vào mùa khô là gió Bắc (Đông Bắc) thường mạnh hơn gió Nam, tốc độ
trung bình là 2,3m/s.
Đây là đỉnh núi độc lập nằm giữa đồng bằng nên là một điểm cảnh quan độc
đáo, hấp dẫn của vùng Đông Nam Bộ núi chung và Tây Ninh nói riêng.

Trên sườn núi có một số suối nhỏ, tuy nhiên các dòng suối này có rất ít nước
vào mùa khô, một số dòng thậm chí còn cạn kiệt trong thời gian này. Nước mặt của
Núi Bà Đen không nhiều, nhưng lượng nước ngầm tương đối phong phú, mực nước
ngầm khoảng 3-4m.
Núi Bà Đen có nhiều hang. Một số hang gắn với các sự tích lịch sử, hiện được
sử dụng cho hoạt động tâm linh, một số hang khác được sử dụng trong thời kỳ chiến
tranh và hiện là những di tích lịch sử cách mạng có giá trị. Có thể thấy hệ thống hang
của Núi Bà Đen có nhiều tiềm năng khai thác phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên
cho tới nay chưa có đánh giá tổng thể về hệ thống hang động của Núi Bà Đen.
Chân núi có một số hồ được kết nối bằng các đoạn kênh ngắn. Cảnh quan hồ
tương đối hấp dẫn với các tán cây tỏa ven hồ. Nếu môi trường và cảnh quan được bảo
vệ và tôn tạo hợp lý thì đây sẽ là một trong những yếu tố cảnh quan, tự nhiên quan
trọng, làm đối trọng với cảnh quan "núi" của khu du lịch.
Ở chân núi và ven sườn núi có một số điểm khai thác đá. Hiện hoạt động khai
thác đã dừng, tuy vậy còn một số hố sâu khai thác và một số vách đá dựng đứng.
Những khu vực tự nhiên đã chịu tác động này cũng có thể được cải tạo để phục khai
thác một số hoạt động du lịch, thể thao phù hợp như leo vách núi thể thao, câu cá...
Khu vực Ma Thiên Lãnh có địa hình thuận lợi, cảnh quan hấp dẫn phù hợp để
phát triển một khu nghỉ dưỡng sinh thái có quy mô tương đối lớn của Núi Bà Đen.
1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội khu du lịch

Khu vực Núi Bà Đen nằm trong ranh giới nghiên cứu có diện tích 30km2.
Trong khu vực này hầu như không có dân sinh sống, ngoại trừ một số hộ dân sinh
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

13



sống tại khu vực chân núi gần đường dẫn lên khu vực Ma Thiên Lãnh và khu vực làng
Khedol gần điểm giao cắt đường tỉnh 785 và đường Suối Đá - Khedol.
Hiện nay tại Núi Bà Đen không có nhiều hoạt động kinh tế xã hội. Chủ yếu các
hoạt động hiện gắn với việc phục vụ hoạt động du lịch tâm linh và lễ hội. Hiện trạng
các hoạt động này bao gồm: kinh doanh vận hành 2 hệ thống cáp treo và 1 hệ thống
máng trượt; cho thuê mặt bằng và kios bán đồ lưu niệm, sản vật địa phương và giải
khát, quán ăn, bãi đỗ xe... Dưới chân núi có một cơ sở lưu trú dạng bungalow nhỏ tuy
nhiên hiện đã dừng hoạt động.
Doanh thu từ các hoạt động kể trên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu
của các hoạt động kinh tế - xã hội tại khu vực Núi Bà Đen.
Dọc ven chân núi có một số điểm khai thác đá của Công ty CP Khai thác đá và
một số doanh nghiệp khác. Tuy nhiên đến nay các hoạt động khai thác đã chấm dứt và
bắt đầu triển khai công tác hoàn trả mặt bằng.
Nằm giữa chân núi và các tuyến tỉnh lộ là một số diện tích canh tác nông
nghiệp, chủ yếu là trồng mãng cầu và mía, trong đó thương hiệu mãng cầu Bà Đen
ngon có tiếng, hiện đã có chỉ dẫn địa lý. Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế -xã
hội chính của người dân trong khu vực. Các ruộng lúa và vườn cây ăn trái là các khu
vực có tiềm năng khai thác phát triển du lịch cộng đồng và du lịch nông nghiệp vừa có
ý nghĩa đối với việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch vừa góp phần ổn định và cải thiện
đời sống người dân, chuyển đổi cơ cấu thu nhập hộ gia đình và nâng cao giá trị sản
phẩm nông nghiệp.
Trên đỉnh Núi Bà Đen hiện có trạm phát sóng của đài phát thanh truyền hình
Tây Ninh và một trạm thu phát của công an.
Các hoạt động lâm nghiệp hiện có trên núi chủ yếu là bảo vệ rừng hiện trạng và
khoanh nuôi tái sinh trên các diện tích còn lại.
2.

Đánh giá các đặc điểm tài nguyên du lịch và khả năng khai thác phát triển
khu du lịch


2.1.

Tài nguyên du lịch Núi Bà Đen
Hệ thống tài nguyên du lịch của Núi Bà Đen bao gồm các tài nguyên:
- Hệ thống chùa, am, miếu gắn với lễ hội Núi Bà
- Hệ thống di tích lịch sử cách mạng
- Cảnh quan, địa hình (núi, suối, hang...)
- Thảm thực vật, rừng
- Khí hậu

Có thể thấy tài nguyên du lịch nổi trội nhất của khu du lịch Núi Bà Đen chính
là đỉnh núi cao gần 1.000m sừng sững giữa đồng bằng. Đây là đỉnh núi cao nhất Đông
Nam Bộ, cũng là yếu tố cảnh quan nổi bật của cả khu vực, là hình ảnh tiêu biểu của du
lịch Tây Ninh.
Bản thân Núi Bà Đen là một điểm cảnh quan độc đáo của Tây Ninh và vùng
Đông Nam Bộ, đồng thời từ Núi Bà Đen cũng có nhiều vị trí có góc nhìn đẹp về phía
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

14


hồ Dầu Tiếng và thành phố Tây Ninh, cũng như cảnh quan ruộng đồng. Từ cáp treo
cũng có những góc nhìn hấp dẫn đến hồ Dầu Tiếng. Thung lũng Ma Thiên Lãnh cũng
là một khu vực có cảnh quan đẹp của khu vực Núi Bà Đen.
Điều kiện tự nhiên và địa hình Núi Bà Đen có tiềm năng phát triển loại hình du
lịch thể thao leo núi bao gồm cả hoạt động du lịch dã ngoại leo núi và leo núi thể thao.
Đây sẽ là một hoạt động du lịch hấp dẫn, độc đáo của Tây Ninh đóng góp vào hệ
thống sản phẩm du lịch của vùng Đông Nam Bộ.

Gắn với đỉnh Núi Bà Đen là hệ thống rừng gồm cả rừng tự nhiên và tái sinh
cũng như hệ động thực vật. Tuy nhiên do diện tích nhỏ, nên tính đa dạng của hệ động
thực vật Núi Bà Đen không cao.
- Thành phần thực vật có mặt chủ yếu là Dầu, Sao, Bằng Lăng, Trâm, Sến...
với số lượng không nhiều. Một số loài thực vật trên Núi Bà Đen có tác dụng chữa
bệnh có thể được nghiên cứu để khai thác phát triển thành sản phẩm du lịch chữa bệnh
bằng thuốc Nam.
- Động vật rừng: Do diện tích rừng nhỏ chỉ có một số động vật nhỏ như: sóc,
trăn, rắn xuất hiện trong khu rừng với số lượng rất ít. Một số loài bò sát và giáp sác
khác như thằn lằn, ốc cũng có tương đối nhiều và bị khai thác tương đối mạnh phục vụ
ẩm thực đặc sản.
- Ngoài diện tích rừng, dưới chân Núi Bà Đen còn có một số vườn cây và
ruộng mía. Trong đó mãng cầu là đặc sản nổi tiếng có thương hiệu của Tây Ninh.
Dọc theo sườn Núi Bà Đen có một số dòng suối là những yếu tố tự nhiên có thể
khai thác du lịch như Suối Vàng, Suối Bố Bàng...
Với nền địa chất núi đá, tại khu vực có nhiều hang như: Hàm Rồng, hang Gió,
động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Cây Đa, động Kim Quang. Một
số hang đã được sử dụng trong kháng chiến nay trở thành các điểm di tích lịch sử cách
mạng, điển hình nhất là động Kim Quang gắn với hoạt động của Liên đội 7. Một số
hang được sử dụng với mục đích tôn giáo. Gần đây Hang Rồng đã được đầu tư phát
triển dịch vụ vui chơi giải trí.
Hệ thống chùa, am, miếu Núi Bà Đen gồm: Linh Sơn Tiên Thạch Tự, tượng
Phật Niết Bàn, điện Bà, chùa Hang, chùa Hòa Đồng, động Huyền Môn, động Ba Cô,
chùa Trung, chùa Vạn Pháp và Tịnh xá Ngọc Truyền đều nằm ở sườn phía Nam của
Núi. Trên đỉnh núi có ban thờ Ngọc Hoàng, Phật, Quan Âm và Diêu Trì Kim Mẫu.
Trải qua thời kỳ chiến tranh lâu dài, các công trình kiến trúc nguyên gốc không
còn. Phần lớn các công trình hiện nay là công trình xây mới. Do vậy giá trị kiến trúc
và lịch sử không cao. Tuy nhiên gắn với lịch sử hình thành và phát triển thì giá trị tâm
linh của hệ thống chùa chiền khu vực Núi Bà Đen được đánh giá cao, thể hiện qua
lượng khách khổng lồ đến tham quan và lễ chùa vào dịp lễ hội hàng năm.

Hiện Núi Bà Đen có một số mặt hồ tương đối lớn, cảnh quan mặt hồ và cây cối
hấp dẫn, nếu được cải tạo về mặt môi trường có thể khai thác phục vụ phát triển du
lịch.

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

15


Theo một số định hướng trước, khu vực Ma Thiên Lãnh có thể được xây dựng
đập chắn và một hồ chứa nhân tạo nhỏ. Công trình này cũng sẽ là một yếu tố phát
triển du lịch có giá trị.
Khu trường bắn quân sự, nếu đạt được thỏa thuận với quân đội để khai thác
hợp lý thì có thể phù hợp phát triển hoạt động du lịch thể thao bắn súng.
Lễ hội Xuân Núi Bà là một hoạt động văn hóa - tâm linh quan trọng của Tây
Ninh và cả nước. Lễ hội Xuân cũng là một tài nguyên du lịch đặc biệt quan trọng của
Núi Bà Đen. Lễ hội diễn ra vào đầu năm và kéo dài suốt tháng Giêng. Đây cũng là
một trong những lễ hội lớn nhất cả nước, cùng với lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa
Hương, lễ hội Yên tử và Bà chúa Xứ. Nhưng về thời gian thì lễ hội Xuân Núi Bà là lễ
hội có thời gian chính thức dài nhất.
Ngoài Lễ hội Xuân (18/1) thì lễ hội dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) cũng là
một sự kiện thu hút được nhiều khách du lịch tâm linh tại Núi Bà Đen. Đây là Lễ hội
chính, được gọi là lễ vía Bà với các nghi lễ hoạt động tâm linh, tín ngưỡng và các nghi
thức lễ hội nghệ thuật đậm chất dân gian.
Ẩm thực Tây Ninh nói chung và Núi Bà Đen nói riêng cũng có nhiều nét đặc
sắc có thể thu hút khách du lịch như bánh tráng, rau rừng, bắp chuối, gà núi... và đặc
biệt là mãng cầu (na) Núi Bà Đen đã có chỉ dẫn địa lý.
Như vậy căn cứ vào các tiêu chí đối với khu du lịch quốc gia có thể thấy khu
du lịch Núi Bà Đen hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí cơ bản về tài nguyên du lịch

tự nhiên với ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam Bộ, thảm thực vật tương đối phong
phú và đặc biệt là có các lễ hội, công trình tôn giáo và các di tích lịch sử cách mạng.
Với những tài nguyên đó, cho đến nay hàng năm Núi Bà Đen đã đón hàng triệu lượt
khách tham quan, đáp ứng được tiêu chí hấp hẫn thị trường (1 triệu lượt khách du
lịch/năm).
2.2.

Đánh giá các di tích tại Núi Bà Đen

Núi Bà Đen – một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng, từ lâu vốn
là biểu tượng của Tây Ninh. Núi Bà Đen được Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số
100/VH-QĐ ngày 21/01/1989; với diện tích khoanh vùng bảo vệ, khu vực bảo vệ I: là
tất cả các di tích trên bề mặt dốc núi được tính từ mép chân núi trở lên (đường bình độ
+ 50m); khu vực bảo vệ II- khu vực điều chỉnh: được tính từ đường bình độ + 50m trở
ra ngoài 150m và khu vực phía nam có diện tích 478.887,6 m2. Như vậy toàn bộ diện
tích khu vực bảo vệ I là 2.400ha. Trong diện tích này bao gồm cả diện tích rừng, trong
đó còn có hơn 170ha rừng nguyên sinh.
Trong toàn bộ khu vực trên có các điểm di tích cần được bảo vệ bao gồm:
- Điện Bà hay Linh Sơn Tiên Thạch Động, ở độ cao 350m, khu vực này có
chùa Thượng (chùa Bà) và chùa Hang.
- Chùa Trung ở chân núi Bà Đen, là nơi Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh
đã tổ chức hội nghị xây dựng lực lượng kháng chiến chống Pháp và Hội Nghị Nông
hội tỉnh từ năm 1945.
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

16



- Động Kim Quang, Động Cây Da và hang đất là căn cứ của huyện ủy Tòa
Thánh từ năm 1960.
- Đỉnh núi Bà có căn cứ truyền tin của Mỹ xây dựng từ năm 19656 ghi dấu
nhiều chiến công của quân dân Tây Ninh, đặc biệt chiến thắng vang dội giải phóng
Núi Bà Đen 07/01/1975, góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975.
- Khu căn cứ Liên đội 7 ở sườn Núi Phụng.
- Căn cứ Suối Môn ở Sườn Đông Núi, là căn cứ của Đảng bộ và nhân dân xã
Phan, huyện Dương Minh Châu từ năm 1964 – 1975.
Đánh giá chung các công trình xây dựng cho thấy các giá trị kiến trúc, nghệ
thuật không cao, các công trình cũng trải qua nhiều đợt trùng tu, cải tạo nên tính
nguyên gốc không cao. Có thể thấy giá trị lịch sử gắn với các lễ hội và truyền thống
mới là những giá trị nổi trội của các di tích lịch sử tôn giáo của Núi Bà Đen.
Các điểm di tích cách mạng hầu như vẫn chưa được quan tâm đầu tư tôn tạo.
Do vậy còn hoang sơ và chưa thực sự hấp dẫn khách du lịch.
2.3.
Đen

Tài nguyên du lịch của Tây Ninh có liên quan tới phát triển du lịch Núi Bà

Ngoài Núi Bà Đen, Tây Ninh còn có nhiều tài nguyên du lịch, trong đó nhiều
điểm có mối quan hệ trực tiếp với phát triển du lịch Núi Bà Đen.
Nằm ở ngay phía Bắc thành phố Tây Ninh, ở vị trí trung tâm tỉnh, Tây Ninh có
khoảng cách địa lý tương đối gần tới các tuyến giao thông huyết mạch và các cửa
khẩu quốc tế quan trọng cũng như các tài nguyên du lịch quan trọng của tỉnh, đó là:
- Tuyến quốc lộ 22B và đường Xuyên Á; cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát.
- Các tài nguyên du lịch của thành phố Tây Ninh, đặc biệt là Tòa thánh Tây
Ninh.
- Hồ Dầu Tiếng (một trong những hồ chứa lớn nhất Việt Nam).
- Cụm di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Bộ Chỉ huy miền, Căn cứ
Dương Minh Châu...

- Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát.
Trong đó hồ Dầu Tiếng là tài nguyên du lịch có mối liên hệ mật thiết nhất với
phát triển du lịch Núi Bà Đen trong tương lai do hồ có những sự bổ sung quan trọng
đối với các tài nguyên du lịch của Núi Bà Đen, đó là không gian mặt hồ rộng tới
27.000ha, trên hồ có một số đảo, trong đó lớn nhất là đảo Nhím (diện tích khoảng
390ha khi hồ tích nước). Không chỉ vậy, xét về mặt cảnh quan, đây là những yếu tố
phù hợp và bổ sung lý tưởng cho nhau. Từ núi có thể ngắm cảnh quan hồ và ngược
lại, từ hồ có thể ngắm núi. Một yếu tố thuận lợi là Bộ NN và PTNT đã chấp thuận chủ
trương cho phép khai thác phát triển du lịch tại khu vực Hồ Dầu Tiếng.
Những cặp yếu tố bổ sung của hồ Dầu Tiếng và Núi Bà Đen như: Núi - Hồ,
Nước - Đá, không gian (cao - rộng), tính chất là hết sức hấp dẫn, thú vị để tạo nên một
quần thể du lịch tổng hợp có quy mô, có sức cạnh tranh không chỉ của riêng Tây Ninh
mà còn của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy có thể thấy sự phân vai
tương đối rõ ràng của hai khu vực trong một tổng thể này, theo đó:
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

17


- Núi Bà Đen có nhiệm vụ thu hút khách và tổ chức một số hoạt động du lịch
gắn với núi
- Hồ Dầu Tiếng: là khu vực lưu trú, nghỉ dưỡng lớn và tổ chức các hoạt động
du lịch gắn với hồ, mặt nước.
Kết nối thành công du lịch Núi Bà Đen và Hồ Dầu Tiếng là một thách thức lớn,
tuy nhiên, chỉ có thực hiện thành công nhiệm vụ này thì hiệu quả hoạt động du lịch
của khu vực nói riêng và của Tây Ninh mới được cải thiện, thu nhập từ khách du lịch
sẽ được nâng cao cùng với việc kéo dài thời gian lưu trú của khách cũng như khai thác
các dịch vụ du lịch bổ sung khác.
3.


Đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

3.1.

Đánh giá hiện trạng và các dự án phát triển giao thông khu du lịch
- Giao thông đối ngoại:

Giao thông đối ngoại của khu vực Núi Bà Đen hiện nay chủ yếu là giao thông
đường bộ, kết nối với các trung tâm đô thị, các thị trường chính và các tuyến giao
thông liên vùng - liên quốc gia chủ yếu.
Kết nối núi Bà Đen với thành phố Tây Ninh là tuyến đường tỉnh 785 và đường
Bời Lời. Tuyến đường Bời Lời kết nối thành phố Tây Ninh với khu tiếp đón hiện nay
của khu DL Núi Bà Đen và cũng là điểm đầu của các tuyến cáp treo, máng trượt.
Tuyến đường tỉnh 785 chạy tới cạnh Tây Bắc và Bắc của Núi Bà Đen. Tuyến đường
này sẽ là tuyến tiếp cận các khu chức năng tại khu vực này của khu du lịch, đặc biệt là
khu Ma Thiên Lãnh.
Đây cũng là hai tuyến giao thông kết nối Núi Bà Đen với các trục giao thông
liên vùng, liên quốc gia là tuyến Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) tới cửa khẩu Mộc Bài
và Quốc lộ 22B tới cửa khẩu Xa Mát. Ngoài ra đường tỉnh 784 chạy qua cạnh Đông
Nam của Núi Bà Đen cũng kết nối trực tiếp khu du lịch với hai trục giao thông liên
vùng mà không đi qua nội đô thành phố Tây Ninh.
Đường Bời Lời là trục giao thông quan trọng nhất, kết nối thành phố Tây Ninh
- Núi Bà Đen - thị trấn Dương Minh Châu và hồ Dầu Tiếng. Đây sẽ là trục giao thông
quan trọng nhất kết nối Núi - Hồ.
Đường tỉnh 785 chạy qua cạnh Bắc của khu du lịch và kết nối với thị trấn Tân
Châu và các tiềm năng phát triển du lịch ở phía Bắc của tỉnh như Căn cứ trung ương
cục miền Nam, Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát...
Theo quy hoạch, sẽ có một dự án xây dựng tuyến kênh kết nối khu vực này với
trung tâm thành phố hiện nay, tuy nhiên tuyến kênh này có nhiều ý nghĩa cảnh quan

hơn là về mặt giao thông.
Theo định hướng phát triển giao thông đường sắt, trong tương lai sẽ có tuyến
đường sắt kết nối TP Hồ Chí Minh với Phnom Pênh qua cửa khẩu Mộc Bài. Mặc dù
chưa có hướng tuyến cụ thể, tuy nhiên có thể thấy tuyến đường sắt này sẽ không chạy
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

18


qua khu vực Núi Bà Đen, việc kết nối giữa tuyến đường sắt với Núi Bà Đen sẽ phải
thông qua các phương tiện chuyển tiếp đường bộ.
- Giao thông đối nội trên địa bàn khu du lịch:
Bao quanh khu du lịch Núi Bà Đen là bốn tuyến đường tỉnh:
+ Đường Bời Lời kết nối Núi Bà Đen với thành phố Tây Ninh và thị trấn
Dương Minh Châu
+ Đường tỉnh 784: chạy qua cạnh Tây Nam của Núi Bà Đen tới Bàu Đồn thì
gặp đường tỉnh 782 và theo đường tỉnh 782 có thể đi tới thị trấn Gò Dầu hoặc Trảng
Bàng (gặp QL 22) hoặc đi về phía Bắc tới thị trấn Dầu Tiếng và tới Quốc lộ 13. Cũng
theo đường tỉnh 784 đi về phía Tây Bắc sẽ gặp đường tỉnh 793 để đi Quốc lộ 22B
hoặc đi Tân Hưng, Tân Châu.
+ Đường tỉnh 785: chạy dọc cạnh Tây Bắc của Núi Bà Đen, là đoạn kéo dài của
đường Trần Phú của thành phố Tây Ninh. Đường tỉnh này chạy về phía Bắc sẽ kết nối
với Tân Châu, Căn cứ Trung ương cục miền Nam và các điểm du lịch ở phía Bắc hồ
Dầu Tiếng.
+ Đường tỉnh Khe Dol - Suối Đá: chạy dọc phía cạnh Đông Bắc của khu du
lịch Núi Bà Đen.
Có thể thấy bốn tuyến đường tỉnh này hình thành nên vành đai giao thông xung
quanh khu du lịch, đồng thời cũng có thể được coi là bốn tuyến giao thông nội bộ của
khu du lịch Núi Bà Đen.

Trong khu du lịch hiện còn có một tuyến đường được đầu tư theo chương trình
hạ tầng du lịch, dài 15km chạy từ khu trung tâm đón tiếp hiện nay tới vị trí xây dựng
khu du lịch Ma Thiên Lãnh. Đây là tuyến đường quan trọng nhằm mở ra điều kiện
khai thác khu vực Ma Thiên Lãnh cũng như phát triển các hoạt động dọc theo tuyến
đường. Tuy nhiên, do nền đất yếu và đặc biệt do hoạt động của các phương tiện quá
tải, một số đoạn trên tuyến đã bị hư hỏng nặng. Các điểm hư hỏng cần được sửa chữa
trước khi nghiệm thu bàn giao chính thức. Việc tăng cường quản lý, không cho phép
lưu thông các loại xe tải quá tải cũng là cần thiết nhằm bảo vệ một công trình hạ tầng
du lịch quan trọng.
Bên cạnh các tuyến đường, khu du lịch Núi Bà Đen hiện cũng có hệ thống giao
thông tĩnh tương đối quy mô ở khu vực đón tiếp. Mặc dù có quy mô lớn, nhưng vào
dịp Lễ Hội thì các bãi đỗ này cũng rơi vào tình trạng quá tải. Đặc biệt công tác tổ chức
giao thông, phân luồng, tuyến vào ra khu du lịch còn nhiều bất cập. Các công trình
đầu mối hạ tầng giao thông hiện chỉ có ở khu vực trung tâm đón tiếp hiện nay của khu
du lịch gồm các bãi đỗ xe hai bánh và xe hơi. Như vậy trong tương lai các công trình
đầu mối và bãi đỗ xe cần được xây dựng tại từng khu chức năng nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch.
Các hệ thống vận chuyển khách được phân tích, đánh giá trong phần mục về cơ
sở vật chất ngành.
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

19


3.2.

Hiện trạng và các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật khác (cấp điện, cấp
nước, thoát nước, thông tin liên lạc…) trên địa bàn khu du lịch


- Cấp điện: hiện việc cấp điện dành riêng cho phát triển du lịch Núi Bà Đen có
2 trạm biến áp hạ thế: một trạm nằm ở khu vực đón tiếp cấp điện cho tất cả các hoạt
động du lịch hiện có của khu du lịch; trạm thứ hai được xây dựng trong khuôn khổ dự
án hạ tầng du lịch. Tuy nhiên trạm này chưa đi vào hoạt động do dự án Ma Thiên
Lãnh và các hoạt động du lịch khác ở khu vực này chưa được triển khai. Việc cấp điện
tại các khu vực khác xung quanh Núi Bà Đen hiện mới chỉ đáp ứng nhu cầu dân sinh
và các hoạt động kinh tế trước đây. Khi phát triển du lịch toàn diện sẽ cần bổ sung các
trạm biến áp và đường truyền.
Cũng trong khuôn khổ dự án hạ tầng du lịch, hiện đã có các trục mạng cấp chạy
ngầm lên Ma Thiên Lãnh, nhưng hệ thống cấp này chưa đi vào hoạt động.
- Cấp nước:
Đối với các khu vực cáp treo và khu tiếp đón khách du lịch dưới chân núi, nước
được cấp từ nhà máy nước của thành phố. Đối với các chùa chiền và các kiosk nước
được cấp từ suối và từ hồ chứa (dung lượng 300m3) trên đỉnh núi. Tại khu vực có thể
khai thác nước ngầm ở độ sâu >100m hoặc lấy nước từ kênh thủy lợi từ hồ Dầu Tiếng
(cách khu du lịch khoảng 4km).
Nguồn nước mặt và nước ngầm ở Núi Bà Đen chỉ có thể được khai thác ở quy
mô nhỏ, không đủ cho phục vụ du lịch hiện nay vào mùa khô, và hoàn toàn không đáp
ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai. Trong tương lai nguồn nước cho khu du
lịch phải sử dụng chung với thành phố Tây Ninh từ nguồn nước lấy từ Hồ Dầu Tiếng.
Theo định hướng quy hoạch đã có, tại khu vực Ma Thiên Lãnh có xây dựng
một đập và hồ chứa quy mô nhỏ. Dự án này có thể đáp ứng nhu cầu nước sạch của dự
án Ma Thiên Lãnh và các khu vực phụ cận.
- Thoát nước: cho đến nay toàn bộ khu vực Núi Bà Đen chưa có hệ thống thoát
nước và xử lý nước thải hoàn chỉnh. Việc xây dựng hệ thống này sẽ là cần thiết nhằm
đảm bảo chất lượng môi trường của khu du lịch cũng như môi trường chung của khu
vực.
- Chất thải rắn: hiện ban quản lý tổ chức thu gom chất thải rắn và chuyển xuống
điểm tập kết dưới chân núi. Công ty Môi trường Đô thị ký hợp đồng vận chuyển chất
thải rắn ra khỏi khu du lịch và xử lý chung với rác của thành phố. Tuy nhiên với lượng

khách tập trung quá đông vào dịp lễ hội, và nhất là ý thức của khách du lịch chưa cao
thì trong các thời điểm này hiện tượng xả rác bừa bãi là tương đối phổ biến.
- Thông tin liên lạc: do vị trí nằm gần trung tâm thành phố Tây Ninh, quy mô
không quá lớn, việc đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc ở khu du lịch không gặp khó
khăn đáng kể. Khi các dự án đầu tư du lịch được triển khai, việc lắp đặt các đường
truyền hữu tuyến, kể cả cáp quang tới từng dự án là tương đối dễ dàng.

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

20


- Các dự án hạ tầng: ADB hiện hỗ trợ triển khai dự án cải tạo nâng cấp hạ tầng,
cơ sở vật chất cho Núi Bà Đen gồm các hạng mục:
+ Xây dựng sân lễ mới rộng 3000 m2
+ Xây dựng hệ thống cấp nước tới các chùa
+ Xây dựng hạ tầng thoát nước
+ Xây dựng hệ thống xử lý rác thải và nước thải
+ Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh
+ Xây dựng hệ thống chiếu sáng công cộng.
Đây là những hạng mục hạ tầng rất quan trọng đối với khu du lịch Núi Bà Đen,
tuy nhiên các hạ tầng này tập trung chủ yếu ở khu đón tiếp hiện nay, khu vực các
tuyến cáp treo, chùa và dọc đường lên chùa. Các khu vực khác xung quanh Núi Bà
Đen không nằm trong phạm vi dự án
3.3.

Hiện trạng hệ thống các công trình văn hóa, thể thao và cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch khác


Hệ thống các công trình văn hóa, thể thao và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại
khu du lịch Núi Bà Đen hiện chưa có nhiều, gồm:
- Các công trình xây dựng thuộc Ban Quản lý Núi Bà Đen
- Các công trình thuộc Công ty CP Cáp treo
- Hệ thống các chùa chiền
- Nhà hàng ở Bờ Hồ
- Một số nhà nghỉ dạng bungalow khu vực gần Tịnh Xá Ngọc Truyền.
Hệ thống vận chuyển khách lên núi (thuộc Công ty CP cáp treo) gồm:
- Hệ thống cáp treo cũ (hoạt động từ 3/1998): dài 1225m, cao 225m với 16 trụ,
180 cabin hở (2 người lớn/cabin), công suất tối đa 500 khách/h, vận tốc trung bình 20
phút/lượt. Hiện hệ thống này chỉ hoạt động vào dịp Lễ Hội khi nhu cầu tăng cao.
- Hệ thống cáp treo mới (hoạt động từ 3/2013): dài 1084m, cao độ giữa 2 nhà
ga (214m) với 7 trụ, gồm 37 cabin đóng kín (8 người lớn/cabin), công suất tối đa 3000
khách/h, vận tốc trung bình 5 phút/lượt.
- Hệ thống máng trượt (hoạt động từ 4/2012): tuyến lên dài 1190m, tuyến
xuống dài 1700m, công suất 500 khách/h, thời gian lên 15 phút, thời gian xuống 3-5
phút.
Ngoài ra, cũng thuộc sự quản lý của Công ty CP cáp treo là một đường xe lửa
chạy điện và một số xe điện ở khu đón tiếp tại khu vực chân núi.

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

21


4.

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất khu du lịch


Toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu là 30km2 (3000ha) nằm trong các tuyến
đường tỉnh 784, 785, đường Bời Lời và đường Suối Đá - Khe Dol.
Diện tích đất này có các mục đích sử dụng khác nhau và chủ thể quản lý khác
nhau. Về cơ bản có các loại đất sau:
- Đất lâm nghiệp: hiện còn 1751 ha là diện tích thuộc ranh giới rừng đặc dụng
lịch sử - văn hóa Núi Bà Đen. Trước đây diện tích này là 1855ha bao gồm tiểu khu 65
thuộc địa phận huyện Dương Minh Châu và tiểu khu 66 thuộc địa phận xã Thạnh Tân,
thành phố Tây Ninh. Phần diện tích 104 ha điều chỉnh bao gồm: 31,5ha tại tiểu khu 66
được chuyển cho các mục đích khác như: xây dựng đường cáp treo (28,5 ha), xây
dựng đài phát thanh truyền hình (0,7 ha), xây dựng Vạn Pháp Cung (2,3 ha) và chuyển
39 ha đất nông nghiệp ra khỏi diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp để ổn định đất
sản xuất của người dân, cũng như chuyển 33,4 ha cho dự án khu du lịch Ma Thiên
Lãnh.
- Đất dự kiến xây dựng khu du lịch Ma Thiên Lãnh: 96ha
- Đất xây dựng các hệ thống vận chuyển khách (cáp treo, máng trượt) thuộc
quản lý của Công ty CP Cáp treo Núi Bà Đen
- Đất thuộc quản lý của Công ty CP Du lịch Tây Ninh
- Đất canh tác nông nghiệp
- Đất chưa sử dụng
- Đất trường bắn hiện hữu
- Đất đài phát thanh truyền hình của tỉnh và trạm phát sóng của công an
- Đất công trình tôn giáo
- Đất giao thông: chủ yếu là tuyến đường dẫn vào khu du lịch, các bến bãi đỗ
xe, quảng trường và tuyến đường đầu tư theo chương trình hạ tầng du lịch (mặt cắt
9m).
- Đất công nghiệp (chủ yếu là khai thác đá, tuy nhiên các hoạt động khai thác
đã chấm dứt, hiện đang triển khai công tác hoàn trả mặt bằng).
Trên tổng diện tích 3000ha, diện tích tính từ độ cao 30m lên đến đỉnh là
2400ha, diện tích khu vực từ tuyến đường đầu tư hạ tầng du lịch đến độ cao 30m là
392ha, diện tích đã đền bù giải tỏa từ đường hạ tầng du lịch ra phía ngoài là 44ha

(chiều rộng dải đất đã được thu hồi này là 60m).
Bảng 1. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
TT
1
2
3
4
5
6

Ký hiệu
BHK
CAN
CQP
DDT
DGT
DVH

Tên loại đất
Đất bằng trồng cây hàng năm khác
Đất an ninh
Đất quốc phòng
Đất có di tích thắng cảnh
Đất giao thông
Đất cơ sở văn hóa

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

Diện tích

100.83
2.5
58.42
33
71.74
0.76

Tỷ trọng
(%)
3.36
0.08
1.95
1.10
2.39
0.03

22


7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

18
19
20
21
22

LNC
LNK
LNQ
LUC
LUK
NTD
ONT
RDK
RDM
RDN
RDT
SKC
SKX
TON
TSN
SON

Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
Đất trồng cây lâu năm khác
Đất trồng cây ăn quả lâu năm
Đất chuyên trồng lúa nước
Đất trồng lúa nước còn lại
Đất nghĩa trang nghĩa địa
Đất ở nông thôn

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng
Đất trồng rừng đặc dụng
Đất có rừng tự nhiên đặc dụng
Đất có rừng trồng đặc dụng
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh du lịch
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ
Đất tôn giáo
Đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Mặt nước, sông suối
TỔNG CỘNG

50.74
206.14
312.39
317.33
2.33
3.51
18.45
794.36
133.89
117.21
530.82
39.38
129.02
6.2
8.98
62
3000

1.69

6.87
10.41
10.58
0.08
0.12
0.62
26.48
4.46
3.91
17.69
1.31
4.30
0.21
0.30
2.07
100%

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tây Ninh
5.

Đánh giá việc thực hiện một số quy hoạch đã có trước đây của Núi Bà Đen

Là một trọng điểm phát triển du lịch của Tây Ninh, khu vực núi Bà Đen đã có
nhiều nghiên cứu quy hoạch và các nghiên cứu khác từ trước tới nay.
- Dự án quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát triển kinh tế-văn hóa-du lịch khu di
tích và danh thắng núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh (Quyết định phê duyệt 155/QĐ-UB ngày
12/4/1994 của UBND tỉnh Tây Ninh)
- Quy hoạch chi tiết khu du lịch núi Bà Đen, Tây Ninh lập năm 1997 (Quyết
định phê duyệt 698/QĐ-UB ngày 8/6/1999 của UBND tỉnh Tây Ninh)
- Báo cáo khả thi đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở khu du lịch Núi Bà Đen, Tây

Ninh
- Quy hoạch chi tiết khu du lịch Ma Thiên Lãnh (Quyết định 1417/QĐ-CT
ngày 17/9/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh)
- Các Dự án đầu tư xây dựng cáp treo và máng trượt
Có thể thấy khu vực núi Bà Đen đã có nhiều nghiên cứu trước đây, tuy nhiên
phần lớn các quy hoạch chưa được triển khai thực hiện trọn vẹn. Các công trình hạng
mục được triển khai mới chỉ đáp ứng các nhu cầu trước mắt của hoạt động lễ hội và
tham quan, du lịch tâm linh như: đường vào khu đón tiếp, các bãi đỗ xe, 2 đường cáp
treo và 2 đường máng trượt (lên - xuống). Thực tế đây là những công trình đầu tư hiệu
quả nhất ở Núi Bà Đen.
Thực tế cho thấy một số các quy hoạch đã không còn phù hợp, đặc biệt khi Núi
Bà Đen được xác định là một trong 46 khu du lịch Quốc gia, như vậy khu du lịch Núi
Bà Đen sẽ phải đáp ứng các tiêu chí của một khu du lịch quốc gia cũng như hệ thống
các sản phẩm du lịch của Núi Bà Đen phải đa dạng và có chất lượng cao. Vì vậy việc
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

23


điều chỉnh các quy hoạch đã có để phù hợp với định hướng phát triển mới, tương xứng
với trị trí của một khu du lịch quốc gia là cần thiết.
Việc đầu tư hạ tầng đã được thực hiện với hai hạng mục cụ thể là đường du lịch
từ khu đón tiếp đi tới khu vực Ma Thiên Lãnh và hạng mục cấp điện. Tuy nhiên tuyến
đường du lịch hiện vẫn chưa được bàn giao, nhiều đoạn đã bị xuống cấp do xe quá tải
chạy trái phép. Về cơ bản việc cấp điện cho du lịch đã hoàn thành, tuy nhiên mới chỉ
được khai thác ở khu vực khu trung tâm đón tiếp, khu vực Ma Thiên Lãnh chưa được
khai thác do chưa có đầu tư vào dự án phát triển du lịch ở khu vực này.
III.


HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2005 - 2013

Du lịch Tây Ninh bắt đầu phát triển tương đối mạnh và ổn định từ khoảng năm
2005, số liệu thống kê cũng chỉ được tổng hợp tương đối đầy đủ và có hệ thống từ thời
điểm này, do vậy quy hoạch thực hiện nhiệm đánh giá hiện trạng với số liệu thống kê
từ thời điểm 2005. Khoảng thời gian lấy số liệu hiện trạng là 9 năm (từ 2005 tới 2013)
cũng tương đối đủ cơ sở cho phân tích và đề ra các định hướng phát triển cơ bản.
1.

Đánh giá hiện trạng theo các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu

1.1.

Khách du lịch

1.1.1. Khách du lịch đến Tây Ninh (có lưu trú) và khách đi qua các cửa khẩu của Tây
Ninh
Đánh giá chung lượng khách du lịch có lưu trú của cả tỉnh Tây Ninh có thể
thấy rằng du lịch Tây Ninh nhìn chung phát triển tương đối mạnh, lượng khách du lịch
có lưu trú tăng gần 3 lần, từ mức gần 400.000 vào năm 2005 lên đến gần 1,2 triệu lượt
vào năm 2013. Tuy nhiên bên cạnh những năm có mức tăng trưởng đột biến như
2008, 2010 và 2012 thì có một số năm ghi nhận thấy sự sụt giảm tương đối mà điển
hình là các năm 2009 và 2011. Nhìn chung lượng khách có lưu trú tại Tây Ninh thấp
hơn lượng khách đến Núi Bà Đen. Điều này có thể được lý giải do lượng khách du
lịch đến Núi Bà Đen bao gồm khách nội tỉnh (thường không sử dụng dịch vụ lưu trú)
và phần lớn lượng khách ngoại tỉnh đến Núi Bà Đen vào dịp Lễ Hội cũng là khách đi
trong ngày.
Bảng 2. Thống kê khách du lịch có lưu trú tại Tây Ninh
Chỉ tiêu (lượt
khách)

Khách có lưu trú
của Tây Ninh
+ Khách QT
Mỹ
Anh
Pháp
Khác
+ Khách NĐ

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

369.865

366.825


379.252

832.517

686.534

978.321

877.670

1.113.200

1.172.939

3.748

3.193

7.060

6.232

5.317

8.177

5.863

9.580


9.155

487
262
187
2.811

415
224
160
2.395

918
494
353
5.295

810
436
312
4.674

691
372
266
3.988

1.063
572

409
6.133

762
410
293
4.397

1.245
671
479
7.185

-

366.117

363.632

372.192

826.285

681.217

970.144

871.807

1.103.620


BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

1.163.784

24


Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh
Khách quốc tế có lưu trú chiếm không đến 1% tổng lượng khách du lịch có sử
dụng dịch vụ lưu trú tại Tây Ninh. Lý do chính của vấn đề này là:
- Khoảng cách ngắn từ Tây Ninh (và cửa khẩu Mộc Bài) đến TP Hồ Chí Minh.
- Du lịch Tây Ninh chưa có những sản phẩm đặc biệt có thể thu hút và giữ chân
khách quốc tế.
- Đối với thị trường quốc tế, những tài nguyên du lịch hiện có của Tây Ninh
hoặc không phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế (Núi Bà Đen), hoặc thiếu sức
cạnh tranh so với các điểm du lịch có cùng tính chất khác nhưng có vị trí địa lý thuận
lợi hơn (Căn cứ trung ương Cục miền Nam so với Củ Chi).
Nếu chỉ phân tích riêng lượng khách qua lại tỉnh Tây Ninh có thể thấy lượng
khách có lưu trú tại tỉnh thấp hơn nhiều so với lượng khách tham quan Núi Bà Đen và
càng thấp hơn nữa so với lượng khách xuất nhập cảnh qua biên giới. Lượng khách qua
lại các cửa khẩu của Tây Ninh tăng 6,6 lần trong khoảng thời gian từ năm 2005
(475.000 lượt) đến năm 2013 (3.156.870).
Phân tích số liệu thống kê cho thấy rằng mặc dù Tây Ninh có nhiều yếu tố thu
hút khách du lịch mạnh như Núi Bà Đen, Tòa thánh Tây Ninh và các cửa khẩu, nhưng
lượng khách lưu lại tỉnh rất thấp. Điều này thể hiện khả năng giữ chân khách rất hạn
chế của Tây Ninh, từ đó cho thấy nhu cầu cấp bách phát triển các sản phẩm du lịch
mới và đổi mới phương thức khai thác các sản phẩm du lịch hiện có.
Bảng 3. So sánh lượng khách du lịch của Núi Bà Đen, khách du lịch có lưu trú

của Tây Ninh và khách xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu tỉnh Tây Ninh
STT
A
B
1
2
C
1
2

Chỉ tiêu
(lượt khách)
Khách Núi Bà Đen
Khách có lưu trú
của cả tỉnh
Khách QT
Khách NĐ
Khách XN cảnh
Xuất cảnh
Nhập cảnh

2010

2011

2012

2013

2.020.021


2.154.947

2.196.534

2.090.345

978.321

877.670

1.113.200

1.172.939

8.177
970.144

5.863
871.807

9.580
1.103.620

9.155
1.163.784

2.652.861

2.918.714


2.968.238

1.339.426
1.313.435

1.458.624
1.460.090

1.479.006
1.489.232

3.156.870
1.590.937
1.565.933

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh
So với cả vùng Đông Nam Bộ (gồm Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TP
Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu) có thể thấy:
- Về khách quốc tế: Tây Ninh chỉ thu hút được khoảng 0,5% thị trường khách
quốc tế của toàn vùng, tương đương với Bình Phước và thua các địa phương khác.

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QHTT PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA NÚI BÀ ĐEN, TỈNH TÂY NINH

25


×