CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
DẠY HÁT CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI CÓ HIỆU QUẢ
Họ và tên: Nguyễn Thị Hoài Thương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Phú Thủy
Phú Thủy, tháng 05 năm 2013
1
-
1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã
hội loài người, nó gắn bó mật thiết với cuộc sống và trở thành món ăn tinh thần
không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung
của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng
mặt trời.
Ở trường mầm non, đặc biệt đối với trẻ 4- 5 tuổi âm nhạc là một trong những
loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập
trung chú ý, khả năng diễn đạt hứng thú của trẻ. Những nốt nhạc trầm bổng,
những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là
dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển
toàn diện nhân cách của mình.
Âm nhạc là một trong các bộ môn giáo dục tình cảm thẩm mỹ, giáo dục cái
đẹp cho trẻ; trong đó có cái đẹp về cách ứng xử, giao tiếp với ông bà, bố mẹ, cô
giáo, bạn bè và mọi người xung quanh... Lời ca, giai điệu của các bài hát, bản
nhạc đã giúp trẻ trưởng tượng, học nói lên cảm xúc của mình, diễn tả những ý
nghĩ, ước mơ, cảm xúc mạnh mẽ.
Đồng thời âm nhạc cũng giúp trẻ phát triển đạo đức, trí tuệ và tác động đến sự
phát triển sinh lý của trẻ.
Khác với các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, diện ảnh, văn học…,
âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể . Âm nhạc bằng
ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp độ, hòa âm, tiết tấu…cùng
với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thõa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Tuy
nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu
yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm
nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì
thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo
đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh
2
-
lớ ca tr. Tr 4- 5 tui ó bit nhn xột v õm nhc nh: tớnh cht vui v, nhn
nhp, sụi ni hay trm tnh, ờm du; nhp nhanh chm, cng to nh, õm
sc nhc c, ging bn hỏt, ting kờu ca cỏc con vt, ting vt gỡ gừ, ting nhc
c gỡ vang lờn Tuy nhiờn tr 4- 5 tui hỏt mt cỏch tỡnh cm, thớch thỳ, linh
hot, bit ly hi gia cỏc on ngn, hỏt rừ li, mch lc, kt thỳc cõu mm
mi, bt vo giai iu mt cỏch chớnh xỏc l mt vn cn c quan tõm.
Bn thõn tụi l mt giỏo viờn y lũng nhit huyt yờu ngh, mn tr; tụi luụn
suy ngh, trn tr tỡm ra mt s bin phỏp nhm: T chc tit dy hỏt cho
tr 4- 5 tui cú hiu qu.
Rt mong cỏc bn ng nghip, cỏc ng chớ trong Ban giỏm hiu Nh
trng to iu kin, gúp ý ti ca tụi t kt qu tt.
1.2 Phm vi ỏp dng ti, sỏng kin, gii phỏp:
Mt s bin phỏp Dy hỏt cho tr 4- 5 tui cú hiu qu c ỏp dng lp
Mu giỏo nh cm Thch Bn, trng Mm non Phỳ Thy.
2. NI DUNG
2.1 Thc trng ca ni dung cn nghiờn cu:
* Thun li:
c s quan tõm, giỳp ca ban giỏm hiu nh trng v vic bi
dng phng phỏp dy b mụn õm nhc, s giỳp ca ng nghip v t hc
hi nờn bn thõn tụi cú nhiu kin thc v phng phỏp t chc gi hot ng
õm nhc, c bit l gi dy hỏt cho tr.
Bn thõn tụi c tham gia cỏc bui tp hun v õm nhc do phũng, s
t chc; bờn cnh ú tụi thng xuyờn d gi hc hi ng nghip ỳc rỳt
kinh nghim cho bn thõn.
Nhà trờng hỗ trợ cho một số đồ dùng phục vụ hoạt động âm nhạc nh: đàn
CASIO, máy vi tính, ti vi, đầu đĩa
Phũng hc rng, thỏng mỏt cú ỏnh sỏng, mỏt m v mựa hố, m ỏp v
mựa ụng. dựng phc v hot ng õm nhc khỏ phong phỳ nh: n
3
-
CASIO, máy vi tính, ti vi, đầu đĩa, phách gõ, trống lắc, mũ âm nhạc, quạt…,
giúp cho trẻ tham gia vào các hoạt động một cách dễ dàng, thoải mái và tự tin
hơn.
Đa số trẻ cùng một độ tuổi, một số trẻ có năng khiếu về âm nhạc, có giọng
hát tốt, cảm nhận về giai điệu bài hát khá nhanh nhẹn.
Mặt khác đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc học của trẻ, đóng góp
nguyên vật liệu để làm đồ dùng phục vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ, giúp trẻ
hứng thú và có kế hoạch tập luyện thêm cho trẻ ở nhà.
* Khó khăn:
Với tổng số trẻ khá đông, trẻ nói tiếng địa phương nhiều, một số trẻ chưa
mạnh dạn, dút nhát, thiéu tự tin khi tham gia vào hoạt động âm nhạc, nhiều trẻ
hát nhỏ, nói ngọng, hát chưa sửa từ, trình động nhận thức trẻ không đồng đều.
Hầu hết phụ huynh sống bằng nghề nông, kinh tế còn khó khăn nên việc
chăm sóc, nuôi dạy trẻ còn hạn chế.
Mặt khác, ở lứa tuổi này các chức năng của trẻ phát triển chưa mạnh, sự
chú ý của tai nghe còn yếu, cảm giác của tai nghe chưa được hoàn thiện nên độ
chính xác còn hạn chế; đa số trẻ hát còn sai nhạc, sai cường độ, âm điệu, vận
động còn rời rạc, vận động còn cứng cỏi, thiếu nhịp nhàng.
Chưa có phòng âm nhạc cho trẻ ở cụm Thạch Bàn.
* Quá trình điều tra thực tiễn:
Vào đầu năm học tôi lên kế hoạch khảo sát chất lượng với kết quả như
sau:
Trẻ hát thuộc, hát đúng nhạc, thể hiện tình cảm qua lời hát.
Kết quả
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Số trẻ
3/34
10/34
11/34
10/34
4
%
8,8
29,4
32,4
29,4
-
Với kết quả thực chất của lớp như trên tôi thấy sự cảm thụ âm nhạc, khả
năng ca hát của trẻ là một vấn đề cần quan tâm. Vì vậy bản thân tôi luôn học
hỏi, nghiên cứu đẻ tìm ra những biện pháp tối ưu nhất nhằm: “Dạy hát cho trẻ 45 tuổi có hiệu quả”.
Từ cơ sở thực tiễn trên bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành công
trong nhà trường với một số giải pháp sau:
2.2 Các giải pháp:
Giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài gì trong việc múa hát mới thành
công trong việc dạy hát cho trẻ, bởi vì đức tính quan trọng nhất của một cô giáo
là có một thái độ tích cực, công nhận và trân trọng các biểu hiện của trẻ. Mỗi trẻ
cần có một môi trường mang thông điệp: “Ở đây con làm gì cũng được, các sáng
tạo của con thật tuyệt vời vì con đã tự nghĩ ra”. Giáo viên phải biết động viên,
khen ngợi trẻ kịp thời, có thể thổi vào trẻ bầu không khí tin tưởng bằng những
hành động sáng tạo và chơi trò chơi đóng kịch. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn
trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của chính mình, thì trẻ sẽ tự tin hơn,
nhiều chi tiết phong phú hơn. Khi có được sự tự tin, trẻ tự thấy hài lòng và hãnh
diện với suy nghĩ: “ Mình đã làm được điều gì đó một mình”. Đồng thời giúp trẻ
say sưa, thích thú hơn trong nhiều giờ hoạt động khác.
2.2.1 Lập kế hoạch hoạt động âm nhạc:
Giáo dục âm nhạc đối với trẻ Mẫu giáo là vô cùng cần thiết, đòi hỏi cô giáo
phải chu đáo, yêu nghề, mến trẻ, có một kế hoạch rõ ràng, khoa học.
Để thực hiện tốt hoạt động: “ Dạy hát cho trẻ 4- 5 tuổi có hiệu quả” trước
hết bản thân tôi phải tự học hỏi, nghiên cứu, tự trau đồi kiến thức cho bản thân,
tham gia các buổi tập huấn, thao giảng do sở, phòng, trường tổ chức để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Bên cạnh đó tôi bám sát kế hoạch
của nhà trường để xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần ngày phù hợp với tình
hình thực tế của lớp, phù hợp với từng chủ đề.
Giảng dạy hiệu quả đòi hỏi cô giáo phải “làm bài tập ở nhà”, tức là soạn
giáo án, chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, luyện giọng, luyện đàn thành thạo thì sẽ có
được sự tự tin khi lên lớp, giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao.
5
-
2.2.2 Tạo môi trường, chuẩn bị điều kiện, phương tiện cho tiết dạy:
Muốn tiết dạy hát cho trẻ đạt kết quả cao, bản thân tôi luôn tự tìm tòi, nghiên
cứu chuẩn bị các trang phục, đồ dùng phong phú, hấp dẫn như: Đàn, băng đĩa
nhạc, áo quần cho trẻ biểu diễn…Những loại trang phục đó phải an toàn và có
tính thẩm mỹ cao.
Để có một tác phong tự tin khi dạy hát cho trẻ thì ngoài việc soạn giáo án và
chuẩn bị đồ dùng đầy đủ ra tôi phải luyện tập nhiều khi ở nhà, luyện hát trôi
chảy, chính xác, diễn đạt được sắc thái tình cảm qua bài hát.
Ngoài ra, tôi cũng tìm hiểu âm vực của giọng hát để xác định âm bắt giọng
của bài hát sao cho phù hợp với giọng của trẻ.
Ví dụ: Bài hát “ Con chim non” của tác giả Lý Trọng có giọng Đô trưởng với
âm bắt giọng là giọng “ Đô” nên hơi cao so với trẻ, vì vậy tôi dịch xuống một
quãng 3 thứ là giọng La trưởng với âm bắt giọng là giọng “ La” nên phù hợp với
trẻ hơn.
Để chuẩn bị cho một tiết dạy được tốt tôi luôn nắm chương trình, khả
năng ca hát của từng trẻ trong lớp để khuyến khích các cháu khá làm mẫu, đồng
thời giúp các cháu yếu hòa nhập với tập thể. Để thu hút vào giờ học và giúp trẻ
làm quen với hoạt động âm nhạc được tốt hơn, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu,
sáng tạo trong phương pháp dạy học: Vào đầu giờ học cô có thể trò chuyện về
chủ đề, xem vật thật, tranh ảnh, hình ảnh qua máy vi tính... có chủ đề theo nội
dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin
không gò bó trẻ. Mọi giờ học hoạt động làm quen âm nhạc đều có phần nghe hát
và trò chơi âm nhạc. Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển
nhận thức. Nó đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát nhạy bén. Trẻ tập trung nghe
nhạc, so sánh âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ
những đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ
thoải mái, vận động chạy nhảy... trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và rất hứng thú
trong giờ học.
Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao đòi hỏi cô giáo phải hát
đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng
6
-
hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc bài hát, cô
giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung để trẻ hát cùng cô cả bài. Cô phải chuẩn bị
nhạc cụ cho trẻ như ở lớp tôi: tôi sử dụng phách tre, phách gỗ, xắc xô, lúc lắc,
trống cơm, đàn ocgan....
2.2.3 Hoạt động mọi lúc, mọi nơi:
Cùng với việc lên kế hoạch, tạo môi trường hấp dẫn, tôi xây dựng kế
hoạc để cho trẻ được ôn luyện bài cũ, làm quen bài mới ở mọi lúc, mọi nơi.
Thực tế giáo dục âm nhạc ở mẫu giáo cho ta thấy rằng năng lực tiếp thu thẩm
mỹ về âm nhạc của trẻ không thể tự nó mà phát triển được, mà phải qua một quá
trình: Học - chơi và mọi lúc mọi nơi.
Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc. Vào buổi sáng giờ
đón trẻ tôi cho trẻ nghe nhạc những bài trong và ngoài chương trình phù hợp với
lứa tuổi, phù hợp với tình hình của lớp tôi phụ trách.
Ví dụ:
- Giờ đón trẻ và tập thể dục buổi sáng.
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẽ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các
cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà
bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn.
Trường Mầm non Phú Thủy nơi tôi công tác đã sử dụng một số bài hát rất phù
hợp với từng chủ đề, chủ điểm để lôi cuốn thu hút trẻ trong giờ đón trẻ và giờ
thể dục buổi sáng như: ca khúc “Em đi Mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên
bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca : “ Nắng vừa lên
em đi Mẫu giáo...
...mừng vui đón em vào trường...”……v…v…
Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức nghe nhạc trong các giờ khác. Đây là
phương pháp giáo dục mầm non đạt hiệu quả cao. Qua thực tế, trong các giờ dạy
trẻ về thơ, truyện, LQCV, KPKH,...có sự tham gia của GDÂN sẽ làm cho tiết
học trở nên phong phú hơn.
7
-
Ngoài ra vào cuối các chủ điểm tôi thường tổ chức các buổi sinh hoạt văn nghệ
để trẻ thể hiện mình, cũng cố kiến thức âm nhạc cho trẻ, trong các giờ sinh hoạt
ngoài trời cho trẻ tự điều khiển các hoạt động, cô chỉ là người hướng dẫn và
giúp đỡ để trẻ mạnh dạn, tự tin.
- Giờ hoạt động ngoài trời:
Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài
có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua các bài như: "Quan sát
cây xanh trong sân trường".
Sau khi quan sát xong cô cho trẻ hát bài "Em yêu cây xanh" hoặc " Lý cây
xanh"... Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới.
Giáo dục các cháu trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. Hình thành cho
trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống... Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, giải thích
cho trẻ về nội dung lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn lên, vui thú, làm
cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó nhận thấy trẻ rất thích được
dạo chơi, trẻ nhanh nhẹn hào hứng tham gia vào các hoạt động, còn giúp trẻ
củng cố lại kiến thức đã học hoặc làm quen với bài hát mới giúp trẻ vào giờ học
âm nhạc được dễ dàng, tự tin hoà mình cùng cô. Nhận thấy bước đầu trẻ có khả
năng phát triển về âm nhạc.
- Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc:
Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay, hoạt động góc đi đôi với
hoạt động học có chủ đích. Ở hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một
giờ hoạt động, vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông qua các giờ
hoạt động cũng là biện pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm phát triển ở
trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc
bằng chính hoạt động của mình.
2.2.4 Phối kết hợp với phụ huynh:
Để thực hiện tốt việc dạy hát cho trẻ có hiệu quả thì phụ huynh chiếm vai trò
vô cùng quan trọng. Xác định được tầm quan trọng đó, bản thân tôi chủ động
phối kết hợp với phụ huynh mua sắm đồ dùng để làm dụng cụ âm nhạc cho trẻ
8
-
hoạt động hứng thú như: Đàn, trống, lúc lắc, thanh gõ…Ngoài ra tôi cũng
thường xuyên trao đổi với phụ huynh về khả năng ca hát của trẻ để có kế hoạch
bồi dưỡng, tập luyện thêm cho những trẻ yếu và trẻ có năng khiếu ở nhà. Tuyên
truyền, vận động phụ huynh mua những loại điã nhạc Mầm non để cho trẻ nghe
và xem ở nhà để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc tốt hơn; tập cho trẻ biểu diễn văn
nghệ cho ông bà, ba mẹ xem giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn.
Bên cạnh đó tôi cũng vận động phụ huynh đóng góp các nguyên vật liệu như:
nắp bia, chai nhựa, tre… để làm những nhạc cụ xin xắn, giúp trẻ hứng thú ơn
trong giờ học hát.
2.2.5 Phối kết hợp với giáo viên trong lớp:
Để thực hiện tốt hoạt động âm nhạc nói chung và tiết dạy hát nói riêng ở lớp
tôi không chỉ có bản thân tôi mà phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất của
giáo viên cùng lớp. Phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng giữa giáo viên chính và giáo
viên phụ để tiết dạy hát cho trẻ diễn ra liên tục, hấp dẫn, có hiệu quả.
2.2.6 Tổ chức tiết dạy hát cho trẻ:
Do đặc điểm của lứa tuổi Mẫu giáo nên giáo dục các cháu cần tiến hành
theo phương châm "Học mà chơi - chơi mà học" theo chương trình giáo dục
Mầm non mới. Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác
nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động: Trọng
tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát, hát rõ lời,
đúng nhạc.
Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một
số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn đề tài nghe hát tôi chọn bài hát có
nội dung phù hợp toát lên nội dung chính của bài dạy hát. Ví dụ: Dạy hát bài
"Làm chú bộ đội" thì tôi chọn bài nghe hát: "Màu áo chú bộ đội" nhằm hướng
trẻ vào nội dung bài học một cách dễ dàng và dễ giáo dục cho trẻ. Trẻ được nghe
những bản nhạc phù hợp, trẻ sẽ cảm nhận giai điệu, ý nghĩa đời sống văn hoá
vùng miền qua bài hát. Khi múa có thể mặc trang phục theo yêu cầu theo bài hát
để bài học thêm sinh động và hứng thú hơn.
9
-
Để tăng phần hấp dẫn của giờ học cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc nhằm phát
triển năng khiếu, ôn luyện kiến thức kỹ năng cho trẻ về âm nhạc. Sự phản ứng
âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô hướng dẫn
cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi. Tôi cho số
đông trẻ được tham gia chơi, tôi nhận thấy một giờ hoạt dạy hát cần đảm bảo
các nội dung: Ca hát, trẻ được nghe hát và được chơi trò chơi âm nhạc. Trong
một tiết học được tổ chức thực hiện như trẻ được chơi với cô, được gần gũi trò
chuyện với cô, không gò bó trẻ. Về đội hình không cứng nhắc như trước đây, có
thể cho trẻ thay đổi nhiều đội hình khác nhau: Hình tròn, chữ u, tự do... để trẻ
được thoải mái hoạt động nhanh nhẹn. Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ
làm quen với một số bài hát khác, có nội dung phù hợp và phù hợp với lứa tuổi
có thể do cô sáng tác hoặc sưu tầm.
Trong giờ học tôi luôn tuyên dương kịp thời những cháu hát đúng, hát hay,
vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối
không chê trẻ, tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa
đúng. Việc dạy học phụ thuộc vào việc giáo dục. Do đó nội dung các bài dạy
không chỉ đơn thuần là một nội dung cần dạy cho trẻ mà còn là một phương tiện
giáo dục. Vì vậy tôi luôn quan sát và nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có
hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không
hoà đồng chùng bạn để có hướng tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần dần
tôi thấy trẻ rất thích học hát.
Ví dụ:
Dạy hát bài: Voi làm xiếc” của Phan Hiền, Đây là bài hát có nội dung về
động vật sống trong rừng, tính chất vui tươi, trong sáng, nhí nhảnh.
Nội dung kết hợp là:
Nghe hát: “ Chú voi con ở Bản Đôn” của Phạm Tuyên.
Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh.
Tôi tiến hành như sau:
* Ổn định lớp: Cho trẻ xem xiếc voi.
Các con vừa được xem gì? ( Voi làm xiếc)
10
-
Những con voi to lớn lại biết làm xiếc thật ngộ nghĩnh và đáng yêu nên chú
Phan Hiền đã sáng tác bài hát: “ Voi làm xiếc” mà hôm nay cô sẽ dạy cho các
con đấy!
* Cô hát mẫu cho trẻ nghe 3 lần.
Lần 1, 2: Cô ngồi hát.
Lần 3: Cô đứng hát theo nhạc.
* Dạy trẻ hát: Cho cả lớp hát cùng cô 2- 3 lần. Lần 1, ngồi hát; lần 3 đứng hát 3
hàng ngang theo đàn.
Tổ chức thi đua giữa các nhóm, tổ, cá nhân xen kẽ để trẻ hứng thú.
( Khi trẻ hát cô hú ý phát hiện những trẻ hát sai để kịp thời sửa sai cho trẻ. Dạy
trẻ thể hiện tình cảm qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ)
* Nghe hát: “ Chú Voi con ở Bản Đôn”
Tạm biệt các chú voi đang làm xiếc, mời các con đến với Bản Đôn- một vùng
đất nổi tiếng ở Tây Nguyên. Các con sẽ được nhìn thất các chú Voi con ngộ
nghĩnh, đáng yêu nưng cũng rất thông minh, gần gũi với con người qua một
sáng tác nổi tiếng của chú Phạm Tuyên, bài hát: “ Chú Voi con ở Bản Đôn” mời
cả lớp cùng lắng nghe.
Cô hát 2 lần: Lần 1 ngồi hát theo nhạc không lời; lần 2 cho trẻ nghe qua băng
đĩa, cô múa phụ họa, cho trẻ đứng đậy hưởng ứng theo cô.
- Cho cả lớp hát lại: “Voi làm xiếc” 2 lần.
* TCÂN: “Tai ai tinh”
Cô phổ biến cách chơi, luật chơi, tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần.
* Cũng cố, giáo dục: Hôm nay các con đã hát rất hay bài hát: “Voi làm xiếc” của
chú Phan Hiền. Cô mong các con về nhà biểu diễn thật hay cho ông bà, ba mẹ
xem, biết yêu quí, bảo vệ các con vật sống trong rừng.
* Kết thúc: Cho cả lớp làm Voi đi diễn xiếc với cô (Hát: “ Voi làm xiếc” và đi ra
khỏi phòng)
Qua nội dung dạy hát giúp trẻ sáng tạo trong ca hát, hứng thú với âm nhạc
và biểu lộ được năng khiếu của mình, trẻ biết được cái hay, cái đẹp trong âm
nhạc, và bắt đầu làm quen, hứng thú với các phím đàn và tò mò tìm hiểu sự kì
diệu của nó. Cô không yêu cầu trẻ hát phải hay, mà hát đúng, hứng thú thể hiện
cảm xúc khi hát.
3. KẾT LUẬN
3.1 Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Qua thực tế khi áp dụng sáng kiến mới tôi thấy kỹ năng hát của trẻ và chất
lượng lớp nâng cao rõ rệt. Trẻ hát tốt hơn, mạnh dạn tự tin và hứng thú vào các
hoạt động giáo dục âm nhạc cũng như các hoạt động khác, trẻ ham thích đến
trường.
11
-
Tuy nhiên để làm được điều đó, cô giáo cần nhiều thời gian vào việc
nghiên cứu, tìm tòi những trò chơi, nhạc cụ mới lạ chọn bài hát phù hợp.
Thường xuyên gần gũi phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng
đến việc học tập của trẻ để can thiệp kịp thời.
Muốn tổ chức tiết dạy hát cho trẻ 4- 5 tuổi có hiệu quả, trước hết :
Bản thân của mỗi giáo viên phải có kiến thức về âm nhạc vững vàng, gần
gũi, yêu thương trẻ, nhiệt tình, năng nổ, sáng tạo, hiểu được tâm lý trẻ. Thường
xuyên tự nghiên cứu, học hỏi để nâng cao tay nghề cho bản thân. Cô giáo phải
luyện hát nhiều, hát đúng nhạc, đúng nhịp, tập luyện đàn thành thạo, linh hoạt,
sáng tạo trong việc tổ chức để lôi cuốn trẻ. Trước khi dạy một bài cần nghiên
cứu và soạn bài thật kỷ, nắm chắc yêu cầu của tiết dạy hát.
Luôn xây dựng góc âm nhạc phong phú, đẹp mắt, có thâm rmỹ cao, có chất
lượng. Lên kế hoạch phù hợp với thực tế của lớp mình, chú ý dạy trẻ hat ở mọi
lúc, mọi nơi. Luôn sáng tạo trong làm đồ dùng, đồ chơi hục vụ hoạt động âm
nhạc. Phối kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ. Có kế hoạch kiểm tra, khảo
sát chất lượng trẻ ngay từ đầu năm học để nắm bắt tình hình của lớp.
Luôn lắng nghe mọi ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường để thực hiện
tốt công việc.
3.2 Kiến nghị, đề xuất:
Rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm về cở sở vật chất như xây dựng
phòng hoạt động âm nhạc cho trẻ ở cụm Thạch Bàn, trang cấp các dụng cụ, đồ
dùng phục vụ hoạt động âm nhạc như: Đàn điện tủ, loa, ti vi, đầu đĩ, máy vi
tính... để trẻ hứng thú và hoạt động âm nhạc có hiệu quả.
Trên đây là một số biện pháp và những kinh nghiệm dạy hát cho trẻ 4- 5
tuổi có hiệu quả mà bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong
việc giảng dạy của lớp tôi đã đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế
và thiếu sót. Mong nhà trường và các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ dẫn thêm để
công trình nghiên cứu của tôi ngày càng hoàn hảo hơn.
12
-
13
-