Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 35 trang )

MỤC LỤC
Trang
A – PHẦN MỞ ĐẦU

2

I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2

II – MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3

III – GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

3

IV – CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

4

V – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN

4

VI – KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

5

B – PHẦN NỘI DUNG



6

I – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN

6

1. Giáo dục môi trường là gì?

6

2. Vai trò của việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học

6

3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc lồng ghép GDMT

7

II – CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

8

1. Một số phương pháp lồng ghép nội dung GDMT vào môn Hóa học

8

2. Các hình thức lồng ghép nội dung GDMT vào môn Hóa học

8


3. Các quy trình lồng ghép GDMT vào dạy học Hoá học

16

4. Các nguyên tắc cần thực hiện khi lồng ghép nội dung GDMT vào dạy học
Hoá học

21

III – HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

21

C – PHẦN KẾT LUẬN

22

I – Ý NGHĨA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

22

II – BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN

23

III – ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

24


PHỤ LỤC

24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

33

Trang 1


A – PHẦN MỞ ĐẦU
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta thấy, môi trường xung quanh hiện nay đang có những thay
đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính chất tự nhiên như
đất, nước, không khí, hệ động thực vật. Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô
nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chưa bao
giờ môi trường lại bị ô nhiễm nặng như bây giờ, chính vì vậy việc giáo dục môi
trường (GDMT) nói chung là vấn đề cần thiết đối với mỗi chúng ta.
GDMT trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một
trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu quả.
GDMT sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai
thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai
của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu
họ có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên
ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì
cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
một cách có hiệu quả.
Ở trường THCS, việc truyền thụ kiến thức GDMT đến học sinh thuận lợi

và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học. Bên
cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích lũy được các
kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn. Hiện nay, nội
dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ học kể cả chính
khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong các môn học như: Hóa, Lý,
Sinh, Địa, Giáo dục công dân, ...
Hóa học là môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ mật thiết với các môn
khoa học khác như Vật lí, Sinh học, ... đồng thời có vai trò to lớn trong đời sống
kinh tế xã hội. Đặc biệt, bộ môn Hóa học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính
Trang 2


chất của chất, sự tạo thành chất mới, các quy luật biến đổi chất sẽ rút ra được
mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình
xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi
trường. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc giảng dạy Hóa học còn mang
nặng tính lí thuyết, thụ động, và chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy
việc lồng ghép nội dung GDMT vào môn học này vẫn chưa được sâu sát và triệt
để. Nhằm nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép GDMT trong bài giảng, trong
năm học trước tôi đã thực hiện đề tài “LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN HÓA HỌC LỚP 8 TRƯỜNG THCS” và đã thấy
những chuyển biến rõ rệt về mặt nhận thức của học sinh khối 8 trong việc
BVMT. Từ kết quả đó, tôi tiếp tục đưa nội dung GDMT vào chương trình Hóa
học lớp 9 để hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình, và đổi tên đề tài mới là
“TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC HÓA
HỌC Ở TRƯỜNG THCS”.
II – MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này đi vào nghiên cứu những biện pháp để nâng cao hiệu quả và
phát huy tích cực việc lồng ghép nội dung GDMT trong môn Hóa học ở trường

THCS. Từ đó góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.
Giúp cho học sinh hiểu rõ được mối quan hệ giữa các kiến thức Hóa học
với thực tiễn đời sống, với xu hướng phát triển của xã hội.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề cơ bản liên quan đến việc lồng ghép
nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hoá học trong chương trình THCS.
Tìm hiểu nội dung và các biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục môi
trường vào dạy học hoá học trong chương trình THCS.
Tự rút ra kinh nghiệm sau mỗi giờ lên lớp cũng như sau những tiết dự giờ
từ các đồng nghiệp.
Rút ra những kết luận từ việc nghiên cứu đưa vào áp dụng thực tiễn.
Trang 3


III – GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu những biện pháp nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa học ở trường THCS.
IV – CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu
có liên quan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác.
Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp từ
bản thân và các đồng nghiệp.
Phương pháp điều tra học sinh.
V – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
GDMT trong trong trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm thực
hiện chiến lược toàn cầu về bảo vệ Trái Đất: “Cái nôi của nhân loại ”, để đảm
bảo cho sự phát triển bền vững đồng thời cũng quán triệt chủ điểm xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Ở bất kì quốc gia nào, số lượng thầy giáo và học trò các cấp cũng chiếm tỉ

lệ cao. Lực lượng này góp phần quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của nhiệm vụ
GDMT. Trong nhiệm vụ này, ngành Giáo dục có trách nhiệm là đào tạo ra
những thế hệ có đầy đủ tri thức về lí luận và thực hành GDMT để phục vụ
cho xã hội.
Ở các nước trên thế giới, việc GDMT đã được đưa vào trường học từ
nhiều chục năm nay. Ở nước ta, việc đưa nội dung GDMT vào chương trình
thông qua các môn học được thực hiện rầm rộ qua quá trình cải cách giáo dục,
đặc biệt là đợt đổi mới sách giáo khoa vừa qua. Cũng như nhiều nước trên thế
giới, nội dung giáo dục môi trường của nước ta tập trung chủ yếu vào các môn
học có liên quan đến môi trường như: môn Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục
công dân, kĩ thật nông nghiệp, … Và với đặc thù của mình, khoa học Hóa học
cũng có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố môi trường.

Trang 4


2. Cơ sở thực tiễn:
Ở bậc Trung học, nội dung GDMT được lồng ghép tích hợp qua nhiều
môn học có liên quan như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân.
Thông qua GDMT, các em được trang bị những kiến thức cơ bản về các yếu tố
môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động con người đối
với môi trường, phát triển kĩ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường.
Bên cạnh đó, các hoạt động GDMT còn được thực hiện thông qua hoạt
động của tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường như phong trào xanh hóa nhà
trường, xây dựng vườn trường, xây dựng cảnh quan nhà trường “xanh – sạch –
đẹp”, tham gia hưởng ứng “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường”, tham gia
“Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, tham gia“ Tết trồng cây”, …
Những việc làm vừa nêu đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường cho giáo viên và học sinh. Việc vệ sinh trường lớp, giữ gìn và tôn tạo
cảnh quan xanh - sạch - đẹp được chú trọng, tạo môi trường giáo dục an toàn,

lành mạnh và thân thiện trong các cơ sở trường học.
VI – KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, qua thực tế làm công tác giảng dạy
ở trường THCS, tôi nhận thấy việc GDMT đối với học sinh là cần thiết. Và bản
thân tôi đề xuất một số phương pháp và hình thức lồng ghép nội dung GDMT
vào môn Hóa học ở trường THCS, với mong muốn nâng cao ý thức BVMT cho
các em học sinh.

Trang 5


B – PHẦN NỘI DUNG
I – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN
1. Giáo dục môi trường là gì?
"GDMT là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và
không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kĩ năng và giá trị
tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái".
Mục đích của GDMT nhằm vận dụng những kiến thức và kĩ năng vào gìn
giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại
và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ
mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo đói,
tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài
nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kĩ năng, có những động
lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết
những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
GDMT không phải ngày một ngày hai mà cả một quá trình lâu dài, không
phải chỉ ở học sinh THCS mà ở mọi lứa tuổi, trong suốt cuộc đời.
GDMT trong nhà trường phổ thông nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là:
Mỗi học sinh được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền
vững của Trái đất, hình thành thái độ, ý thức bảo vệ và giữ gìn tài sản quí giá

nhất của nhân loại này.
2. Vai trò của việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học Hóa học:
Trong trường THCS, thông qua hoạt động dạy học và các hoạt động tập
thể, việc lồng ghép nội dung GDMT cho học sinh hết sức đa dạng và hiệu quả.
Với chủ trương xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, một không gian xanh,
sạch, đẹp, hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các trường học đã dấy
lên phong trào thi đua trồng cây, vệ sinh làm sạch đẹp trường lớp. Bộ môn Hóa
học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành chất mới, các
quy luật biến đổi chất sẽ rút ra được mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải
Trang 6


thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và
trong đời sống liên quan đến môi trường. Thông qua các bài học đa dạng, giáo
viên có thể gửi gắm các thông điệp phong phú về giữ gìn và BVMT, giúp các
em lĩnh hội kiến thức về GDMT một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả. Bên
cạnh đó còn làm mới lạ nội dung bài học, giúp học sinh có hứng thú tìm tòi kiến
thức mới, tránh tình trạng khô khan, nhàm chán do đặc thù của bộ môn.
3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc lồng ghép GDMT:
a) Thuận lợi:
Nhiệm vụ của bộ môn là nghiên cứu về chất, sự biến đổi của chất, có liên
quan trực tiếp đến môi trường và các yếu tố của môi trường nên có rất nhiều
thuận lợi cho việc triển khai nội dung GDMT. Hơn nữa, đây cũng là một trong
những mục tiêu cần phải đạt được trong các bài dạy hoá học có liên quan.
Hiện nay, chủ đề GDMT đã và đang được phổ biến rộng rãi trong nhà
trường nên việc kết hợp giáo dục sẽ được đồng bộ, hiệu quả giáo dục cao hơn.
Sử dụng có hiệu quả cao đối với những bài học có hình ảnh, phim minh
họa hợp lý.
Gây được sự hứng thú, ngạc nhiên, với các kiến thức mới lạ, vì vậy dễ
dàng lôi kéo sự tham gia của học sinh vào tiết học, tạo cho học sinh sự hào hứng

làm cho tiết học sinh động hơn.
b) Khó khăn:
Mặc dù GDMT đang là nhiệm vụ cấp thiết nhưng vẫn chưa có hệ thống
bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên, cán bộ quản lí các cấp và giáo viên đứng lớp.
Chưa tạo được mối quan tâm của gia đình, cộng đồng, xã hội và thiếu
nguồn tài chính hỗ trợ.
Mặt khác, ý thức của đại bộ phận người dân ở địa phương về môi trường
sống và về việc BVMT còn rất thấp, chỉ thấy được những lợi ích trước mắt,
chưa thấy được những nguy cơ mà thế hệ sau phải gánh chịu, ...
Ý thức BVMT của phần lớn học sinh còn hạn chế, các em vẫn còn thói
quen xả rác bừa bãi,…
Trang 7


II – CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Một số phương pháp lồng ghép nội dung GDMT vào môn Hóa học:
Do kiến thức GDMT được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng,
nên khi giảng dạy không có một phương pháp riêng dành cho giáo dục môi
trường mà phải thông qua bộ môn Hóa học. Tùy từng điều kiện, có thể sử dụng
một số phương pháp sau:
+ Phương pháp đàm thoại (hỏi, đáp).
+ Phương pháp thảo luận.
+ Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ giảng.
+ Phương pháp giảng dạy dùng lời nói để giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu, ...
+ Phương pháp thực hành, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, ...
Tuy nhiên, dù với bất kì phương pháp nào thì cũng phải đảm bảo được nội
dung của bài giảng và không ảnh hưởng đến tính đặc thù của dạy học Hóa học.
Thông thường thì chủ đề GDMT được truyền tải trong bài giảng thường có
những đặc trưng sau:
+ Nêu khái niệm, nội dung sẵn có trong SGK với tình huống hoặc chi tiết

cụ thể có liên quan.
+ Nêu rõ mục tiêu GDMT có thể khai thác từ khái niệm (nội dung) trên.
+ Liên hệ một cách mềm dẻo, linh hoạt từ nội dung bài dạy để đạt đến mục
tiêu GDMT.
Trong nội dung GDMT, cần phải làm rõ ý nghĩa của môi trường với con
người, bao gồm cả ý nghĩa trực tiếp (thực phẩm để ăn, nước để uống, ...) đến giá
trị gián tiếp (ô nhiễm không khí, mưa axit,...).
2. Các hình thức lồng ghép nội dung GDMT vào môn Hóa học:
Có thể có nhiều hình thức khác nhau để truyền tải nội dung GDMT một
cách hiệu quả đến học sinh tùy thuộc vào nội dung bài dạy, mục tiêu cần đạt
đến, sau đây là một số hình thức chủ yếu:
2.1. Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên
quan đến môi trường:
Trang 8


Hình thức này không những giúp các em thấy được sự gần gũi giữa Hóa
học với thực tiễn mà từ đó các em còn có thể tự mình giải thích được những
hiện tượng xảy ra trong tự nhiên liên quan đến những biến đổi hóa học. Nhờ
vậy, nội dung GDMT sẽ trở nên thiết thực và hiệu quả được nâng cao.
Ví dụ 1: Bài Mở đầu môn Hóa học – Phần II – Hóa học có vai trò như thế nào
trong cuộc sống của chúng ta? (Hóa 8)
- Sau khi cho học sinh nêu vai trò của môn Hóa học, giáo viên hỏi: Trong
sản xuất và sử dụng hóa chất (phân bón hóa học) nếu ta làm không đúng cách và
đúng quy trình thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Học sinh trả lời: Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe
con người.
- Từ đó giáo dục các em cẩn thận, sử dụng hóa chất (phân bón hóa học)
hợp lý để bảo vệ môi trường, cũng là bảo vệ sức khỏe chúng ta.
Ví dụ 2: Bài thực hành 2 – Sự lan tỏa của chất (Hóa 8)

- Cuối tiết thực hành, giáo viên hỏi học sinh: Làm thế nào để không khí (trong
lớp học, nhà ở, nhà vệ sinh, ...) không chứa các khí độc và vi khuẩn gây bệnh?
- Từ đó giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh nơi ở, nơi học tập và làm
việc tránh khí độc và vi khuẩn gây bệnh.
Ví dụ 3: Bài Một số oxit quan trọng – Phần B – Lưu huỳnh đioxit – Phần I: Lưu
huỳnh đioxit có những tính chất gì? (Hoá 9)
- Để giáo dục học sinh về tính chất độc hại của lưu huỳnh đioxit, giáo viên
có thể đặt các câu hỏi:
+ Để diệt chuột trong một nhà kho người ta dùng phương pháp đốt lưu
huỳnh, đóng kín cửa nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu, co giật,
tê liệt cơ quan hô hấp dẫn đến bị ngạt mà chết. Giải thích tại sao?
+ Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất khí chủ yếu gây ra những cơn
mưa axit gây tổn hại cho những công trình được làm bằng thép, đá. Hãy giải
thích quá trình tạo thành mưa axit.
- Từ đó, giáo viên giáo dục học sinh cẩn thận khi tiếp xúc với lưu huỳnh đioxit.
Trang 9


2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến GDMT:
Khi ra các bài tập, giáo viên có thể đưa một số bài tập có liên quan đến
GDMT. Trong quá trình giải bài tập, học sinh phải phân tích, tổng hợp, tìm tòi
ra nội dung bài giải nhờ đó có thể khắc sâu trong tư tưởng của các em.
Ví dụ 1: Bài Sự biến đổi chất (Hóa 8)
Câu hỏi: Những hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học?
a. Vành xe đạp bằng sắt sau một thời gian bị gỉ.
b. Hiệu ứng nhà kính (do CO2 tích tụ trong khí quyển) làm Trái đất nóng lên.
c. Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung.
d. Khi đốt cháy than, củi sinh ra nhiều khí độc như CO, SO 2 , ... gây
ô nhiễm môi trường.
Ví dụ 2: Bài Một số oxít quan trọng – Lưu huỳnh đioxit – Phần củng cố (Hoá 9)

- Giáo viên cho bài tập củng cố: Một nhà máy nhiệt điện mỗi ngày đêm
thải ra khí quyển 64 tấn SO2. Hỏi cần có bao nhiêu m3 dung dịch Ca(OH)2
0,0002 M để xử lí toàn bộ lượng SO2 trong khí thải đó?
- Học sinh vận dụng tính chất hoá học của SO2 để giải bài tập.
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Cần hạn chế lượng khí thải SO 2 để góp
phần bảo vệ môi trường.
Ví dụ 3: Bài Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không ăn mòn (Hoá 9)
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Vì sao sắt bị oxi hoá (bị ăn mòn) trong không khí ẩm?
+ Tại sao vật bằng sắt bị ăn mòn nhanh trong khí quyển có chứa cacbon
đioxit, lưu huỳnh đioxit, mặc dầu những chất này không trực tiếp tác dụng với sắt?
- Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại và giáo dục học sinh cần bảo vệ kim
loại tránh bị ăn mòn do các yếu tố hóa học trong môi trường.
Ví dụ 4: Bài Hợp kim sắt: Gang, thép (Hóa 9)
Câu hỏi: Trong quá trình sản xuất gang, thép thường thải ra những khí thải như
CO2, SO2, CO, ... có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh. Dẫn ra
một số phản ứng để giải thích?
Trang 10


2.3. Minh hoạ nội dung GDMT bằng những hình ảnh thực tế:
“Trăm nghe không bằng một thấy”. Thật vậy, lời nói của giáo viên dù có
thu hút, thuyết phục đến bao nhiêu cũng không bằng những hình ảnh thật, sinh
động mà học sinh thấy được. Giáo viên có thể sưu tầm và đưa vào những hình
ảnh cụ thể để minh hoạ cho nội dung GDMT, đó là biện pháp tốt vừa bổ sung tài
liệu cho sách giáo khoa, vừa gây hứng thú học tập cho học sinh.
Ví dụ 1: Bài Chất – Phần II.2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? (Hóa 8)
- Mục tiêu GDMT:
+ Liên hệ tình trạng rác thải ở khu vực chợ, khu đông dân cư, trường học, ...
+ Đề ra biện pháp xử lý rác thải đúng cách, giáo dục học sinh không xả

rác bừa bãi nơi công cộng.
- Thực hiện:
+ Sau khi học xong phần lý thuyết như sách giáo khoa, giáo viên cho học sinh
xem một số hình ảnh về rác thải ở một số khu vực đông dân cư hoặc trường học.

+ Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những biện pháp xử lý rác thải mà các
em biết.
+ Giáo viên kết luận, không nên xử lý bằng cách đốt rác, đặc biệt là rác hữu
cơ như bao nylon, chai nhựa, ... vì sẽ gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời giáo dục
học sinh phân loại rác thải, không xả rác bừa bãi nơi công cộng, ...

Trang 11


Ví dụ 2: Bài Không khí, sự cháy – Phần I.3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh
ô nhiễm (Hóa 8)
- Mục tiêu GDMT:
+ Tác hại của tình trạng không khí bị ô nhiễm, bảo vệ không khí trong
sạch là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi quốc gia.
+ Sự cháy gây ô nhiễm không khí khi tạo ra các chất gây hiệu ứng nhà
kính như CO2, gây mưa axit như SO2, ...
- Thực hiện:
+ Giáo viên đặt vấn đề: Bầu không khí của chúng ta hiện nay như thế nào?
+ Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về ô nhiễm không khí do bụi, khí
thải, xác chết sinh vật, hậu quả của việc ô nhiễm không khí, ...

Ô nhiễm không khí do bụi

Ô nhiễm không khí do khí thải


Ô nhiễm không khí do xác chết sinh vật

Ô nhiễm không khí do cháy rừng

+ Rút ra kết luận: Hãy góp phần bảo vệ bầu không khí trong lành tránh ô
nhiễm bằng những việc làm thiết thực như trồng cây xanh, trồng và bảo vệ rừng, ...
+ Giáo viên tiếp tục đưa hình ảnh về việc trồng cây xanh, bảo vệ rừng, ...
Trang 12


Hãy trồng và bảo vệ cây xanh để bảo vệ môi trường không khí của chúng ta
Ví dụ 3: Bài Các oxit của cacbon – Phần củng cố (Hoá 9)
- Mục tiêu GDMT: Hàm lượng các oxit của cacbon trong không khí lớn
gây ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, ...
- Thực hiện:
+ Bài tập củng cố: Tại sao việc sử dụng than để nấu ăn, nung gạch ngói,
nung vôi gây ô nhiễm môi trường? Biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường?
+ Học sinh trả lời.
+ Giáo viên nhận xét, đồng thời chiếu một số hình ảnh minh họa:

Những lò nung gạch ngói gây ô nhiễm môi trường
Sử dụng năng lượng mặt trời hạn chế gây ô nhiễm môi trường

Trang 13


2.4. Đưa vào nội dung bài học những thông tin mang tính thời sự có liên
quan đến môi trường:
Hình thức liên hệ thực tiễn này gợi cho học sinh những hình ảnh thiết
thực, gần gũi, cho các em thấy được mối quan hệ mật thiết giữa hoá học với đời

sống, với môi trường. Từ đó biết vận dụng những kiến thức hoá học vào việc
xây dựng, bảo vệ, cải tạo môi trường mà các em đang sống.
Ví dụ 1: Bài Nước – Phần III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất,
chống ô nhiễm nguồn nước (Hóa 8)
- Mục tiêu GDMT: Giáo dục ý thức cải tạo và bảo vệ nguồn nước, hạn
chế tình trạng ô nhiễm nước như hiện nay.
- Thực hiện:
+ Giáo viên có thể trình chiếu một số hình ảnh ô nhiễm nguồn nước nói
chung, về hành vi vi phạm môi trường của công ty Vedan và hậu quả ô nhiễm
nặng nề ở sông Thị Vải, ...

Ô nhiễm nguồn nước do rác thải sinh hoạt

Ô nhiễm nguồn nước ở sông Thị Vải – Long Thành – Đồng Nai
+ Đề ra các phương hướng chống ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước:
 Tập trung xử lí các nguồn nước thải sinh hoạt.
Trang 14


 Nhà máy, cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lí nước thải để tái sử dụng
nước cho sản xuất hoặc thải ra hệ thống nước thải chung.
 Nước rác rỉ ra từ các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cần được xử lí trước
khi hoà lẫn với nước ngầm hoặc nước mặt.
 Sử dụng phân bón hoá học, chất bảo vệ thực vật hợp lí.
 Nước thải đã qua xử lí có thể dùng để tưới cây, rửa đường, sử dụng
trong xây dựng hoặc trong các dây chuyền công nghệ có sử dụng nước nhằm
mục đích làm nguội sản phẩm.
 Hướng dẫn, giáo dục, tuyên truyền nếp sống văn minh và ý thức bảo vệ
môi trường của mỗi người dân trong đời sống cũng như trong lao động sản xuất.
+ Rút ra kết luận: Hãy góp phần bảo vệ nguồn nước sạch tránh ô nhiễm.

Ví dụ 2: Bài Một số axit quan trọng – Axit sunfuric (Hoá 9)
- Mục tiêu GDMT: Axit sunfuric có thể tác dụng với kim loại và một số
chất gây hại cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến đất trồng, ...
- Thực hiện:
+ Bài tập liên hệ: Làng đá Non Nước trong khu du lịch Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là một địa điểm tham quan nổi tiếng đã và đang thu hút một lượng lớn
du khách trong và ngoài nước. Khi đến đây, du khách được xem tất cả các giai
đoạn (cưa, xẻ, đục, đẽo đá, mài giũa, đánh bóng tượng) để làm ra một sản phẩm
thủ công mĩ nghệ từ đá (tượng Phật, hươu nai, mỹ nhân ngư, …). Trong quá
trình mài giũa, đánh bóng tượng, những người thợ ở đây đã hoà axit sunfuric vào
nước rồi đổ trực tiếp lên tượng, như vậy đã rút ngắn được thời gian và công sức
một cách đáng kể. Nước axit tràn xuống sân rồi chảy ra ngoài đường.
+ GV chiếu hình ảnh:

Trang 15


Các
tượng
đá sử dụng axit như vậy
Nước
ô nhiễm
+ Giáo
viên
hỏi: phật,
Theotượng
em, việc
cóbịảnh
hưởng như
thế nào đến môi trường?
+ Học sinh trả lời, rút ra kết luận.

2.5. Xem các phim, video clip về hóa học và môi trường:
Bên cạnh các hình thức gắn nội dung GDMT vào dạy học hoá học, thì cho
học sinh xem các đoạn phim về hoá học và môi trường cũng là một biện pháp
thiết thực và bổ ích giúp học sinh tiếp thu một cách thiết thực nhất, sinh động
nhất. Thông thường, một đoạn phim hoá học và môi trường tuy dung lượng
ngắn, không tốn nhiều thời gian nhưng vẫn đảm bảo truyền tải được đầy đủ
thông tin đến học sinh. Nổi bật nhất là các phim về ô nhiễm môi trường, tác hại
do con người trực tiếp hay gián tiếp gây ra cho môi trường và cách khắc phục.
Để kiểm tra nhận thức của học sinh sau khi xem phim, giáo viên nên đưa
ra hệ thống các câu hỏi có liên quan để học sinh trả lời. Sau khi phân tích, tổng
hợp nội dung trả lời của học sinh, giáo viên rút ra nội dung chính của vấn đề
đồng thời gợi mở các biện pháp cải tạo, BVMT.
3. Các quy trình lồng ghép GDMT vào dạy học Hoá học:
3.1. Thu thập và phân loại các tư liệu:
Để đưa nội dung GDMT vào bài giảng một cách sống động, hợp lí giáo
viên cần phải có vốn kiến thức phong phú. Muốn được như vậy phải chịu khó
thu thập tư liệu (bài viết, phóng sự, tranh ảnh, ...). Sau đó, giáo viên phải biết
chắt lọc và phân loại theo từng nhóm để dễ dàng khi sử dụng.
3.2. Nghiên cứu kĩ bài giảng:
Khoa học Hoá học thường có liên quan chặt chẽ tới các vấn đề về môi
trường và GDMT, tuy nhiên không phải bất kì bài dạy nào cũng chứa đựng nội
dung này. Chính vì vậy giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng và
cân nhắc để đưa kiến thức GDMT vào một cách sống động. Bởi vì nếu không
logic và phù hợp thì nội dung truyền tải sẽ sáo rỗng, mất giá trị, không còn khoa học.

Trang 16


Một bài giảng gồm nhiều phần, nhiều mục, tuỳ theo từng nội dung cụ thể
mà có thể lồng ghép GDMT bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng dù thế nào

đi nữa, giáo viên cũng phải nắm vững và chính xác mục tiêu bài dạy để từ đó
đưa nội dung GDMT vào sẽ không bị khập khiễng, thiếu logic.
* Hệ thống kiến thức GDMT qua môn Hóa học ở trường THCS:
Kiến thức GDMT trong môn Hóa học ở THCS không được trình bày cụ
thể trong từng chương, từng bài rõ ràng mà được tích hợp và lồng ghép vào nội
dung bài giảng. Qua đó, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những khái
niệm, hiện tượng mang tính chất hóa học của môi trường, mối quan hệ giữa môi
trường và con người, tình trạng ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục, …
Chương trình Hóa 8:
Bài

1

Tên bài

Mở đầu môn
hóa học

Nội dung GDMT
Giới thiệu về môi trường xung quanh chúng ta và sơ lược
về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.
Giáo dục học sinh khi sử dụng hóa chất cần hết sức cẩn
thận và thực hiện theo đúng quy trình để tránh gây ô
nhiễm môi trường.
Cần biết cách sử dụng chất thích hợp, tránh gây hại cho
con người và gây ô nhiễm môi trường sống.

2

Chất


Đề ra biện pháp xử lý rác thải đúng cách (đặc biệt với
những loại rác khó phân hủy như bao nylon, chai nhựa,

5
7

Nguyên tố hóa
học

...), giáo dục học sinh không xả rác bừa bãi nơi công cộng.
Một số nguyên tố hóa học trong tự nhiên thuộc loại
nguyên tố phóng xạ gây tác động xấu đến môi trường nếu

sử dụng không đúng cách.
Bài thực hành 2 Sau khi thực hành, lưu ý tránh đổ hóa chất bừa bãi gây hại
môi trường và tác động xấu đến sức khỏe con người, động
vật xung quanh.
Giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh nơi ở, nơi học tập
Trang 17


12

Sự

biến

và làm việc tránh khí độc và vi khuẩn gây bệnh.
đổi Đôi khi trong tự nhiên dưới tác động của con người, một


chất

số chất bị biến đổi gây hại tới môi trường và con người.
Trong công nghiệp, khi sử dụng các phản ứng hóa học để
sản xuất các chất cần thiết cho cuộc sống đôi khi tạo ra các

13

Phản ứng hóa
học

sản phẩm không mong muốn gây hại cho môi trường như
CO2, SO2, …
Liên hệ: Vai trò của cây xanh trong việc điều hòa các khí
O2, CO2 qua quá trình quang hợp. Từ đó giáo dục học sinh
bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, trồng rừng, …
Vai trò của oxi trong quá trình hô hấp, sự sống của con

24

Tính chất của
oxi

Sự
25

Khi oxi phản ứng với các chất khác gây ra một số chất
gây hại cho môi trường, gây độc cho cơ thể người như


oxi

CO2, SO2, …
hóa. Tạo môi trường không khí trong sạch bằng cách tạo ra

Phản ứng hóa nhiều khí oxi – trồng nhiều cây xanh.
hợp. Ứng dụng Giới thiệu về khí ozon, vai trò của tầng ozon, nguyên
của oxi

28

người và môi trường.

Không khí. Sự
cháy

nhân gây thủng tầng ozon.
Tác hại của tình trạng không khí bị ô nhiễm, bảo vệ không
khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi quốc gia.
Sự cháy gây ô nhiễm không khí khi tạo ra các chất gây
hiệu ứng nhà kính như CO2, gây mưa axit như SO2, ...
Biện pháp phòng chống cháy rừng trong mùa khô.
Nhiều nguồn nước ngọt trên Trái đất đang bị ô nhiễm
nặng do các chất thải sinh hoạt và công nghiệp gây ảnh

36

Nước

hưởng sức khỏe con người.

Giáo dục ý thức cải tạo và bảo vệ nguồn nước, hạn chế
tình trạng ô nhiễm nước như hiện nay.

Trang 18


Chương trình Hóa 9:
Bài

2

3

4

Tên bài

Một số oxit
quan trọng

Tính chất hóa

Nội dung GDMT
CaO có vai trò quan trọng trong việc cải tạo môi
trường, trung hòa axit dư, ... Sự ô nhiễm khói, bụi, CO2,
... của lò nung vôi thủ công.
SO2 là chất khí độc, gây ô nhiễm không khí, là một
trong các nguyên nhân gây mưa axit.
Axit có khả năng phản ứng với kim loại, làm mòn kim


học của axit

loại, gây hại các công trình,…
Axit sunfuric tác dụng với kim loại tạo thành các chất

Một số axit

gây hại môi trường như SO2, H2S, …

quan trọng

Quá trình sản xuất axit sunfuric có giai đoạn tạo ra khí
SO2 là chất khí độc nên cần cẩn thận.
Có thể sử dụng một số chất tự nhiên để cải tạo đất

11

20

21

Phân bón hóa

trồng, làm phân bón, tránh việc lạm dụng các hợp chất

học

hóa học có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây

Hợp kim sắt:


ô nhiễm môi trường.
Những khí thải như CO2, SO2, … trong quá trình sản

Gang, thép
xuất gang thép gây ô nhiễm môi trường.
Sự ăn mòn kim Hạn chế sư ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không
loại và bảo vệ

bị ăn mòn bằng cách hạn chế tiếp xúc trực tiếp với môi

kim loại không

trường, đặc biệt là môi trường ô nhiễm.

bị ăn mòn
26

28
29

Là chất khí gây hại môi trường, gây thủng tầng ozôn.

Clo
Các oxit của
Cacbon

Vai trò của clo trong quá trình diệt khuẩn nước.
CO, CO2 là khí thải ra từ các hoạt động của con người,
từ các phương tiện giao thông, … gây độc cho hô hấp,


gây ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, ...
Axit cacbonic Trong tự nhiên C chuyển từ dạng này sang dạng khác,

cacbonat

muối tạo thành chu trình khép kín do đó nếu không có cây
xanh, chu trình này sẽ bị đứt đoạn, tạo nhiều CO 2 gây

Trang 19


34

Khái niệm hợp

hại môi trường.
Đa số các hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong nước,

chất hữu cơ và

khi cháy tạo thành khí CO2, gây hại môi trường.

hóa học hữu cơ
Khí metan được sử dụng trong cuộc sống tạo thành khí
36

40

41


Metan

Dầu mỏ và khí
thiên nhiên

Nhiên liệu

CO2 gây hại môi trường.
Trong tự nhiên, metan có thể gây nên các vụ nổ mỏ
than, gây hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên, …
Cần khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ, khí
thiên nhiên một cách hợp lý, tránh gây ô nhiễm môi
trường, tránh gây các tai nạn cháy, nổ, …
Tác hại của xăng pha chì đối với con người và môi trường.
Cần sử dụng nhiên liệu hợp lý để tránh lãng phí và gây
ô nhiễm môi trường.
Là chất không tan trong nước, khi để lâu dưới tác dụng

47

Chất béo

của hơi nước, oxi và vi khuẩn gây mùi ôi, làm ô nhiễm
môi trường, gây hại sức khỏe.
Tác hại của chất thải sinh hoạt có nguồn gốc từ polime

54

Polime


nhân tạo (bịch nylon, lon, chai nhựa, …)  Cần phân

loại và xử lý phù hợp.
3.3. Lựa chọn các tư liệu có liên quan, chế biến và hoà nhập vào bài giảng:
Sau khi đã có kế hoạch và lựa chọn được tư liệu phù hợp, việc đưa nội
dung giáo dục môi trường vào bài giảng sao cho hợp lý là điều quan trọng nhất.
Điều lưu ý là vẫn phải đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, từ nội dung
bài học, liên hệ đến thực tế hoá học và môi trường, giáo viên không nên đưa quá
nhiều chi tiết lan man, dẫn đến xa rời bài học, ...
4. Các nguyên tắc cần thực hiện khi lồng ghép nội dung GDMT vào dạy
học Hoá học:
- Nội dung lồng ghép phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Phân phối thời gian hợp lí, không đi lan man làm loãng nội dung bài học.
- Nội dung GDMT phải phù hợp với chủ đề, tư tưởng của bài học.
Trang 20


- Các ví dụ, nội dung GDMT giáo viên đưa vào phải ngắn gọn, hấp dẫn, lôi
cuốn được sự chú ý của học sinh.
III – HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Việc lồng ghép GDMT trong dạy - học ở các trường học là rất cần thiết.
“Thay đổi ý thức - biến đổi hành vi”, đây có thể xem là tiêu chuẩn cần đạt tới
của nhiệm vụ GDMT. Nhờ đó, đã có sự thay đổi nhận thức về môi trường của
học sinh một cách rõ ràng, các em đã có những hiểu biết sâu hơn, có những ý
tưởng tốt cho những giải pháp bảo vệ môi trường.
Học sinh nhận ra được các hành động thường ngày của mình cũng có thể
góp phần hạn chế sự ô nhiễm môi trường.
Ý thức được nâng cao hơn, nên các em cũng thể hiện những hành động
tích cực đối vời môi trường xung quanh các em như: giữ vệ sinh lớp học, không

xả rác bừa bãi, tích cực xây dựng khuôn viên trường học xanh, sạch, đẹp, ...
Các em tỏ ra thích thú với những hiểu biết mới của mình về môi trường
nên có hứng thú tìm tòi, học tập hơn.

C – PHẦN KẾT LUẬN
I – Ý NGHĨA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong quá trình giảng dạy cho học sinh, bên cạnh những kiến thức khoa
học cơ bản, giáo viên còn cần phải trang bị cho các em những tri thức thực tiễn,

Trang 21


mang tính thời đại. GDMT là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và
khẩn cấp. Việc giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho học sinh
không phải là một sớm, một chiều, do đó giáo viên cần kiên trì phối hợp với các
chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng của nhà nước ta. Hơn nữa, đây
không chỉ là công việc của các giáo viên giảng dạy bộ môn Hoá học THCS mà
là công việc chung của toàn thể những người làm công tác giảng dạy ở tất cả các
bậc học, cấp học. Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ để việc GDMT có hiệu quả
hơn, góp phần cải thiện môi trường sống của nhân loại, “cái nôi của xã hội loài
người”.
Việc GDMT cần phải thực hiện thông qua những hoạt động cụ thể hơn,
sinh động hơn, tiến tới không chỉ nâng cao về mặt nhận thức mà còn hình thành
các thói quen tốt trong bảo vệ môi trường cho học sinh. Các em được giáo dục
chu đáo, sâu sắc về BVMT có thể trở thành những tuyên truyền viên nhỏ tuổi
trong cộng đồng về BVMT tại địa phương mình.

Chương trình tuyên truyền về bảo vệ môi trường
II – BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Bài học kinh nghiệm:

Thông qua việc thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy mức độ nhận thức của
học sinh về vấn đề BVMT được nâng cao rõ rệt. Như vậy, có thể nói việc lồng
Trang 22


ghép GDMT trong giảng dạy là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bất kì bài
dạy nào cũng có kết hợp nội dung này mà phải tuỳ từng nội dung phù hợp để
tránh áp đặt, sáo rỗng. Tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể, giáo viên có thể sử dụng
nhiều hình thức lồng ghép khác nhau trong tiết học nhằm tránh nhàm chán cho
học sinh, giúp học sinh luôn nhận thấy mỗi bài học là một điều thú vị, là một sự
mới mẻ. Đồng thời nâng cao hiệu quả GDMT mà không mất đi những sai lệch
về mục đích, mục tiêu bài dạy.
Để học sinh có được những nhận thức sâu sắc về môi trường và ảnh
hưởng của nó với đời sống không phải là chuyện dễ dàng, bởi nó không phô bày
ngay trước mắt các em, mà người giáo viên phải kết hợp, chế biến từ các kiến
thức Hoá học mà các em được lĩnh hội để rút ra vấn đề. Để làm được điều đó,
người giáo viên phải vận dụng, đúc kết linh hoạt, sáng tạo, có đam mê mới có
thể tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn những thông tin, hình ảnh
phù hợp với nội dung từng chương, từng bài học.
Học sinh phải thích ứng với phương pháp tích cực, tự giác trong học tập,
có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp
thông qua việc tích cực thực hành, thảo luận, suy nghĩ trong quá trình lĩnh hội tri
thức, chiếm lĩnh nội dung học tập.
2. Hướng phát triển:
Tiếp tục cập nhật thêm tài liệu để có tư liệu về môi trường phong phú, đa
dạng nhằm phục vụ cho việc lồng ghép vào môn Hóa học tốt hơn.
Cố gắng hoàn thành bộ giáo án môn Hóa học lớp 8 và 9 có lồng ghép đầy đủ
nội dung GDMT.
Có kế hoạch lồng ghép rộng rãi hơn, không chỉ là môn Hóa học mà cả
môn Sinh học các khối khác giúp cho đề tài mang tính khả thi hơn.

III – ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Với mong muốn nội dung GDMT được truyền tải đến học sinh một cách
có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị sau đây:

Trang 23


- Ban Giám hiệu các trường tiếp tục tăng cường phối hợp với tổ chức
Đoàn - Đội tổ chức các hoạt động cụ thể và sinh động nhằm nâng cao hiệu
quả các hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường; trong đó chú trọng việc
nâng cao hiệu quả của các đội tuyên truyền măng non về vệ sinh môi trường,
phổ biến các bài hát có nội dung GDMT. Nhà trường cần khuyến khích động
viên các em tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi trường dưới các hình thức bài
viết, vẽ tranh, chụp ảnh, làm băng hình, trắc nghiệm kiến thức, ...
- Trường cần có đủ tranh giáo khoa, phim tư liệu, tài liệu, báo chí, thiết bị
phục vụ công tác GDMT. Nếu có điều kiện về đất đai cần tạo điều kiện cho các
em xây dựng vườn trường, góc sinh thái.
- Phòng Giáo Dục tiếp tục mở các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kĩ
năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp,
lồng ghép GDMT trong các giờ học chính khóa, khắc phục những khiếm khuyết
khi lồng ghép, tích hợp về GDMT trong giảng dạy các môn chính khóa như liên
hệ gượng ép, sống sượng, ôm đồm, tản mạn hoặc lạm dụng thuật ngữ khoa học
chuyên ngành về môi trường, khí hậu, làm thông tin GDMT trở nên xa lạ, không
vừa sức học sinh từng khối lớp và thực tiễn ở địa phương mình.
PHỤ LỤC:
Minh họa giáo án Hóa 8 lồng ghép nội dung GDMT
Tiết 56: NƯỚC (tt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tính chất của nước: Nước hòa tan nhiều chất, nước phản ứng được với nhiều

chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca, …), oxit bazơ (CaO, Na 2O, …),
oxit axit (P2O5, SO2, …).
- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách
bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
2. Kĩ năng:
- Viết được PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca, …), oxit bazơ, oxit axit.
- Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch bazơ, axit cụ thể.
3. Thái độ:
Trang 24


Giúp HS có ý thức bảo vệ môi trường nước, ý thức học tập cao.
II. TRỌNG TÂM
- Tính chất hóa học của nước.
- Sử dụng tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
III. CHUẨN BỊ
- Dụng cụ: Cốc nước, phễu thủy tinh, ống nghiệm, lọ khí oxi có nút gắn muôi
sắt, đèn cồn.
- Hoá chất: quỳ tím, natri, vôi sống, photpho đỏ.
IV. PHƯƠNG PHÁP
- Hoạt động nhóm, cá nhân.
- Động não.
- Trực quan – Tìm tòi.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định – Kiểm diện:
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu thành phần hoá học của nước? Chúng kết hợp với nhau theo tỉ lệ như thế nào?
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nước là một hợp chất rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày
của chúng ta. Thế nhưng, hiện nay nguồn nước xung quanh chúng ta đang bị ô

nhiễm trầm trọng. Để tìm hiểu tính chất của nước và biện pháp bảo vệ nguồn
nước, hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài 36: Nước (tiếp theo)
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của nước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
II. Tính chất của
nước:
GV: Cho HS quan sát cốc - HS quan sát cốc nước, trả
1. Tính chất vật
nước yêu cầu HS cho lời các câu hỏi của GV.
lý:
biết:
- Là chất lỏng,
? Trạng thái, màu sắc, mùi
không màu, không
vị của nước?
mùi, không vị.
? Nhiệt độ sôi, nhiệt độ
- T0s 1000C , t0 hoá
đông đặc của nước?
rắn 00C.
? Nước có tính chất gì đặc  HS trả lời câu hỏi, HS - Khối lượng riêng
biệt?
khác nhận xét, chốt lại tính của nuớc là 1g/ml.
chất vật lý của nước.
- Nước có thể hoà
GV: Nhận xét, chỉnh sửa
tan được nhiều chất
nếu cần  Chốt ghi.

rắn, lỏng và khí.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của nước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
2. Tính chất hoá học:
* Tác dụng với kim loại:
a. Tác dụng với kim
Trang 25


×