Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰCKÌ THI 2015 – 2016(Đề số 01)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.67 KB, 26 trang )

ĐỀ THI THỬ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
KÌ THI 2015 – 2016
(Đề số 01)
Câu 1: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Do phương pháp sáng tác tập thể , các tác phẩm văn học dân gian chủ yếu được tập hợp lại theo…………………..và phân
tích theo thể loại.
Chọn 1 câu trả lời đúng
1. Thể loại
2. Nội dung
3. Hình thức
4. Nghệ thuật
Câu 2: Xác định một từ không cùng nhóm với các từ còn lại
Chọn 1 câu trả lời đúng
A. Phun B. Hút C. Xả D. Tháo
Câu 4 : Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc (trung với vua là yêu nước, yêu
nước là trung với vua). Tuy nhiên, tư tưởng yêu nước có tính đặc trưng này không tách rời truyền thống yêu nước của
nhân dân.
a. Gắn liền
b. Đặc trưng
c. Tách rời
d. Nhân dân
Câu 3: Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Văn học chữ Hán bao gồm các sáng tác bằng chữ Hán của người Việt. Thể loại văn học này xuất hiện sớm, tồn tại trong
suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Văn học
b. Thể loại
c. Tồn tại
d. Trung đại
Câu 5: Tác phẩm nào không cùng thể loại với các tác phẩm còn lại


Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Đot – xtoi – ep ki
b. Việt Bắc
d. Tây Tiến
d. Chí Phèo
Câu 6: Câu 3: Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Nhân dân cả nước kiên cường, bất khuất, không chịu cuối
đầu đứng lên chống giặc ngoại xâm. Nhưng rồi đất nước dần rơi vào tay giặc
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Xâm lược
b. Không chịu cuối đầu
c. Ngoại xâm
d. Rơi vào tay giặc
Câu 7: Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Thư thái
b. Thư viện
c. Thủ thư
d. Thư từ
Câu 8: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
…………………………………là nhà văn hiện thực trào phúng xuất sắc nhất giai đoạn 1930 – 1945
Chọn 1 câu trả lời đúng


a.
b.
c.
d.

Nguyễn Công Hoan

Ngô Tất Tố
Nam Cao
Vũ Trọng Phụng

Câu 9: Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Thâm thúy
b. Thâm đen
c. Thâm sâu
d. Thâm trầm
Câu 10. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
………………………….là thể loại văn vần kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận của người nghèo
khổ và khát vọng về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, về công lí xã hội.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Truyện thơ
b. Ca dao
b. Truyện cổ tích
d. Truyện thơ dân gian

Câu 11: Nhà văn nào KHÔNG PHẢI là tác giả của thời kì văn học trung đại Việt Nam?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Đông Hồ
b. Phạm Đình Hổ
c. Nguyễn Bỉnh Khiêm
d. Đặng Trần Côn
Câu 12: Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi liên tiếp dưới đây:
Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến thứ hai, hay Đại chiến thế giới
lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các
lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc
chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Cho đến hiện nay, nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử

nhân loại.[1]
Các nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hòa ước
Versailles, đại khủng hoảng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt. Cũng chưa có sự
thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một số người cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1
tháng 9 năm 1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7năm 1937, còn một số
khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào năm1931. Cũng một số người khác cho
rằng hai cuộc thế chiến thực ra chỉ là một và được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.
12.1. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Các tên gọi khác của chiến tranh thế giới thứ hai
b. Sự thiệt hại do chiến tranh thế giới 2 mang lại
c. Nguyễn nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thế hai
d. Chiến tranh thế giới thứ hai và những vấn đề liên quan
12. 2. Chiến tranh thế giới thứ hai không được nhắc đến với tên gọi nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Đệ nhị thế chiến
b.Thế chiến thứ hai
c. Đại thế chiến lần thứ hai
D. Đại chiến thế giới lần thứ 2
12.3. Theo đoạn trích vấn đề nào đang được tranh cãi?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Hậu quả của chiến tranh thế giới lần thứ hai
b. Nguyên nhân gây ra chiến tranh thế giới thứ hai
c. Nguyên nhân và ngày bắt đầu chiến tranh thế giới hai
d. Ngày bắt đầu chiến tranh thế giới hai


12.4. Giải thích ý nghĩa từ “lục địa” trong đoạn trích?
a. Biển và đất liền
b. Đất liền

c. Biển và sa mạc
d. Sa mạc
12.5. Thông tin nào không đươc nói đến trong đoạn trích trên?
a. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến.
b. Đây là cuộc chiến xảy ra giữa hai phe Đồng Minh và phát xít
c. Đây là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.
d. Đây là cuộc chiến đã kéo cả nhân loại vào cuộc đối đầu
Bài 13: Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Tha hóa
b. Tha lỗi
c. Tha hương
d. Tha nhân
Câu 14: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
…………………………….là thể loại tự sự bằng văn vần hoạc văn vần kết hợp với văn xuôi, kể lại những sự kiện lớn có ý
nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Truyền thuyết
b. Thần thoại
b. Sử thi dân gian
d. Truyện ngụ ngôn
Câu 15: Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, cực kì ít tác phẩm văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ
Trung Quốc, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Chủ yếu
b. Cực kì
c. Thể loại
d. Tiếp thu


Câu 16. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn 1 câu trả lời đúng
Chọn 1 câu trả lời đúng
A. Lung linh
B. Thoang thoảng
C. Lấp lánh
D. Óng ánh
Câu 17: Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Sự tồn tại, phát triển của văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm cho thấy hiện tượng song ngữ ở văn học trung đại Việt
Nam. Hai thành phần văn học này không đối lập nhau nhưng bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển của văn học dân
tộc.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Song ngữ
b. Thành phần
c. Nhưng
d. Quá trình
Câu 18: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Về phương diện nội dung, văn học thế kỉ XV – thế kỉ XVII đi từ nội dung ………………….. mang âm hưởng ngợi ca đến
nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Nhân đạo
b. Yêu nước


c.
d.

Phản ánh
Nhân văn


Câu 19: Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Văn học phát triển trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến đổi bởi nội chiến phong kiến và bão táp của phong trào nông
dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Biến đổi
b. Phong kiến
c. Bão táp
d. Đỉnh cao
Câu 20: Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi liên tiếp dưới đây:
Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã
không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số
đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng
3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và
bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật
hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
20. 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Nghệ thuật
b. Chính luận
c. Hành chính – công vụ
d. Khoa học
20.2. Từ “liên minh” trong đoạn trích có thể được thay thế bằng từ nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Hợp tác b. Liên kết c. Liên thủ d. Liên quân
20.3. Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Giải thích, chứng minh
b. Phân tích, bình luận

c. Bác bỏ, so sánh
d. So sánh, bình luận
20. 4. Tác giả khẳng định “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải
thuộc địa của Pháp nữa.” nhằm mục đích gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Tố cáo tội ác của Nhật ở Việt Nam
b. Tố cáo tội ác của Nhật và Pháp ở Đông Dương
c. Xóa bỏ mọi quan hệ với Pháp
d. Xóa bỏ mọi quan hệ với Pháp và Nhật
20.5. Chủ đề của đoạn trích là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Quyền độc lập tự do của dân tộc ta
b. Tội ác của Pháp và Nhật ở Đông Dương
c. Sự khoan hồng của quân ta những hành động vô nhân đạo của Pháp
d. Mối quan hệ giữa ta và Pháp


ốn kiếm tiền uống rượu
d. Cả 3 trường hợp trên
21. 4. Theo anh/ chị lúc này Chí Phèo đang hành động trong trạng thái nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Chí Phèo đang hành động như một người tỉnh táo
b. Chí Phèo đang hành động trong trạng thái say
c. Chí Phèo đang hành động trong trạng thái bị kích động mạnh
d. Chí Phèo đang hành động trong trạng thái vừa tỉnh vừa say
21.5. Đoạn trích trên thể hiện sự thành công của Nam Cao về phương diện nghệ thuật nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế
b. Xây dựng tình huống độc đáo
c. Ngôn ngữ đối thoại sinh động

d. Cách thức trần thuật linh hoạt
22. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Do khác nau về……………………………….và …………………………………..nên bộ phận văn học công khai lại phân
hóa thành nhiều xu hướng, trong đó nỗi lên hai xu hướng chính là văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Lực lượng sáng tác – phương thức lưu truyền
b. Quan điểm chính trị - khuynh hướng thẩm mĩ
c. Quan điểm nghệ thuật – khuynh hướng thẩm mĩ
d. Lực lượng sáng tác - khuynh hướng thẫm mĩ
23. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Văn học lãng mạn góp phần quan trọng vào việc thức tỉnh ý thức cộng đồng, đấu tranh chống luân lí, lễ giáo phong kiến cổ
hủ để giải phóng cá nhân, giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực tình yêu, hôn nhân và gia đình.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Cộng đồng
b. Luân lí
c. Cổ hủ
d. Hôn nhân
24. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
…………………. tập trung vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối náy của xã hội đương thời, dồng thời đi sâu phản
ánh tình cảnh khố khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Văn xuôi lãng mạn
b. Văn xuôi hiện thực
d. Văn học hiện thực
d. Văn học lãng mạn
25. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1930, sáng tác của Nam Xương, Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu Chánh,…thuộc xu hướng
văn học hiện thực. Từ khoảng năm 1930 đến 1945, có thể nói đã thực sự hình thành ……………hiện thực chủ nghĩa trong
văn học Việt Nam.
Chọn 1 câu trả lời đúng

a. Bộ phận
b. Khuynh hướng
c. Trào lưu
d. Phong trào
26. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Văn học lãng mạn và văn học hiện thực cùng tồn tại song song vừa đấu tranh với nhau, vừa ảnh hưởng, tác động qua lại,
có khi chuyển đổi lẫn nhau.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Song song
b. Ảnh hưởng
c. Tác động
d. Chuyển đổi
27. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Trong bộ phận văn học …………………………có thơ văn cách mạng, tiêu biểu nhất là thơ văn sáng tác trong tù.


Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Công khai
b. Không công khai
c. Yêu nước
d. Hợp pháp
28. Tác phẩm nào Không cùng nhóm với các tác phẩm còn lại
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Nhật kí trong tù
b. Dòng nước ngược
c. Ngục Kon Tum
d. Từ ấy
29. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Cùng với sự chuyển biến của tình hình xã hội, văn học thời kì đầu thế kỉ XX đến năm 1945, đặc biệt là từ đầu những năm
30 trở đi, đã phát triển hết sức nhanh rầm rộ.

Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Chuyển biến
b. Xã hội
c. Trở đi
d. Rầm rộ
30. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Nhìn bao quát, giữa các bộ phận văn học (công khai và không công khai), giữa các xu hướng văn học có sự khác biệt và
loại trừ với nhau về mặt khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a.Bao quát
b. Xu hương
c. Loại trừ (đấu tranh)
d. Nghệ thuật
31. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Cùng với sự chuyển đổi của tình hình xã hội, văn học thời kì từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, đặc biệt là từ đầu những
năm 30 trở đi, đã phát triển hết sức nhanh chóng.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Chuyển đổi (Chuyển biến)
b. Văn học
c. Đặc biệt
d. Phát triển
33. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
……………………..đã đặt ra biết bao vấn đề về đất nước , về cuộc sống, con người và nghệ thuật đòi hỏi văn học thời kì
mới phải giải quyết mà ở thời kì trước đó chưa từng có.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Văn học
b. Văn hóa
c. Đời sống
d. Xã hội



(Đề số 03)

(Đề thi có 07 trang)

1. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Nguyên Đình Chiểu là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam Kì sang tác chủ yếu bằng chữ Hán.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. là một
b. nhà thơ
c. chủ yếu
d. chữ Hán
2. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Bằng ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời phấn đấu không mệt mỏi cho đạo đức, chính nghĩa, cho độc lập tự do của
dân tộc.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Bằng ngòi bút
b. phấn đấu
c. đạo đức
d. của dân tộc
3. Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Hạnh phúc
b. Đức hạnh
c. Hạnh nhân
d. Phẩm hạnh
4. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Đạo lí làm nguời của Nguyễn Đỉnh Chiểu mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho, và lại rất đậm đà tính nhân dân và
truyền thống dân tộc.
Chọn 1 câu trả lời đúng

a. Đạo lí
b. Nhân nghĩa
c. Và
d. Tính nhân dân
5. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Thơ văn yếu nuớc chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại thành thực một thời đau thuơng của đất nuớc, khích lệ
lòng căm thù giặc và y chí cứu nuớc của nhân dân ta, đồng thời nhiệt liệt biểu duơng những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến
đấu, hi sinh vì tổ quốc.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. thành thực
b. khích lệ
c. nhiệt liệt
d. nghĩa sĩ
6. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Về......................................, thơ văn Nguyễn Đình Ciểu có nhiều đóng góp quan trọng, nhất là văn chuơng trữ tình đạo
đức.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Nội dung
b. Sáng tác
c. Nghệ thuật


d. Thành tực
7. Chọn một tác phẩm không phải của Nguyễn Tuân
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Đường vui
b.Tình chiến dịch
c. Tuỳ bút kháng chiến
d. Trận phố Ràng
8. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Cuộc đời .............................. là tấm guơng trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và y chí, về lòng yêu nuớc, thuơng
dân và thái độ kiên trung, bất khuất truớc kẻ thù. Thơ văn ông là bài ca đạo đức, nhân nghĩa, là tiếng nói yêu nuớc cất lên
từ cuộc chiến đấu chống quân xâm luợc, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Nguyễn Thi
b. Nguyễn Đình Chiểu
c. Nguyễn Công Trứ
d. Nguyễn Du
9. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
..............................là loại văn thuờng gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng thuơng tiếc đối với nguời đã mất.
a. Văn bia
b. Văn khấn
c. Văn tế
d. Văn Nôm
10. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc bi lụy cho một thời kì lịch sử đau thuơng những vĩ đại của dân tộc, là bức tuợng
đài bất tử về những nguời nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Văn tế
b. bi lụy
c. nhưng
d. tuợng đài
11. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
“Chiếu cầu hiền” là một văn bản quan trọng thể hiện chủ truơng đúng đắn của nhà Tây sơn nhằm động viên trí thức Bắc
Hà tham gia xây dựng đất nuớc.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. văn bản
b. chủ truơng
c. nhà
d. trí thức

12. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Mục đích của ....................là làm sáng rõ đối tuợng đang nghiên cứu trong tuơng quan với đối tuợng
khác......................đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể sinh động và có sức thuyết phục.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. so sánh – phân tích
b. so sánh – so sánh
c. phân tích – so sánh
d. so sánh – đối chiếu
13. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Các nhà văn thuộc thế hệ………………………..không chỉ tố cáo áp bức, bóc lột mà còn thể hiện sâu sắc khát vọng mãnh
liệt của mỗi cá nhân, đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm giá và phát huy cao độ tài năng của mỗi con nguời.
Chọn 1 câu trả lời đúng


a. 1900 - 1920
b. 1920 -1930
c. 1930 – 1945
d. 1945 – 1975
14. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
. …………là một thể loại văn học mới ra đời từ đầu những năm 30. Thành tựu của phóng sự đuợc ghi nhận trong những
sang tác của Tam Lang, Vũ Trong Phụng, Ngô Tât Tố, Lê Văn Hiến
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Kịch
b. Truyện ngắn
c. Phóng sự
d. Tiểu thuyết
15. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Trong bộ phận văn học công khai truớc năm 1930, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời thi ca là……………
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Thế Lữ

b. Xuân Diệu
d. Tản Đà
c. Hoàng Ngọc Phách
16. Chọn một nhà thơ không thuộc phong trào Thơ mới
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Nguyễn Bính
b. Vũ Hoàng Chương
c. Huy Thông
d. Nguyễn Đình Thi
17. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Từ đầu năm 30, phong trào Thơ mới ra đời đã đem lại sự đổi thay sâu săc cho nền thơ dân tộc với đội ngũ thi sĩ đông đảo,
đa dạng về quan điểm nghệ thuật.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. phong trào
b. đổi thay
c. thi sĩ
d. quan điểm
18. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Phát triển trong hoàn cảnh đất nuớc lệ thuộc, văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 không
tránh khỏi những hạn chế về nhiều mặt.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. hoàn cảnh
b. lệ thuộc
c. hạn chế
d. nhiều mặt
19. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Văn học Việt nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ quá
trình văn học dân tộc.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Văn học

b. vị trí
c. quan trọng
d. quá trình
20. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Thạch Lam là nguời đôn hậu và rất đỗi tinh tế. Ông có phong cách văn chuơng lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện
ngắn.
Chọn 1 câu trả lời đúng


a. đôn hậu
b. phong cách
c. lành mạnh
d. biệt tài
21. Đọc đoạn trích sau và trả lời 4 câu hỏi liên tiếp dưới đây:
Những người theo Kito giáo một cách cuồng tín cho tới ngày nay vẫn luôn chống đối Thuyết tiến hóa vì họ luôn có niềm
tin vào sự “sáng tạo” của Thiên Chúa. Vì thế để xoa dịu tư tưởng “phản bác” khoa học của một số người cuồng tín, Giáo
hoàng John Paul II , trong một bài phát biểu đã nhấn mạnh rằng: “Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo tức
thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần... Những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp
nhận Thuyết Tiến Hóa hơn chỉ là một giả thuyết”.
Không chỉ có những người cuồng tín mới có tư tưởng phản bác “Thuyết tiến hóa”, trong bài viết của một nhà nghiên cứu
khá nổi tiếng của Mỹ cũng ghi rằng: “Có nhiều hệ truyền giống song song với nhau nhưng không bao giờ gặp nhau. Giống
như một hệ Khỉ kéo dài hàng triệu năm, một hệ Người chừng vài trăm ngàn năm, hai hệ này có một số đặc tính tương tự
nhưng không giao thoa với nhau và không phải là truyền nhân của nhau”. Ý kiến này được đưa ra để phản bác lại học
thuyết của Darwin rằng: “Những sinh vật xuất hiện trước là cha đẻ của nhửng sinh vật sau”.
Để minh chứng cho nhận định của mình, nhà nghiên cứu này đưa ra ví dụ gây sốc: Năm 1967, ở bang Texas của Mỹ xảy
ra một vụ tai nạn mà “tang vật” thu được lại hết sức lạ lùng. Trong một cái lọ thủy tinh lớn, cảnh sát Texas dùng để chứa
một cái thai “người” gần đủ, với tay chân, mắt mũi. Viên quản thủ tang vật cho biết đó là một cái thai “khỉ”! Một con khỉ
Hắc tinh tinh cái, cao gần 5 bộ, có thai, đi lạng quạng từ trong một khu rừng gần nơi ở của người ra ngoài đường và bị xe
cán chết. Thấy con khỉ có thai to lớn, các viên chức mới mổ bụng ra, lấy cái thai ra ngoài, và hết sức ngạc nhiên khi đó là
một thai người! Giả thuyết cho rằng đó là kết quả giao hợp của một thổ dân nào sống gần đó với con khỉ cái Các bác sĩ

phụ khoa đều xác nhận rằng đó là một phiên bản của một “bé trai” đã chín tháng!
(*) Mỗi câu hỏi nhỏ dưới đây được tính điểm tương ứng với một câu hỏi trong phần thi.
21. 1. Từ cuồn tín trong đoạn văn có thể được thay thế bằng cụm từ nài?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. tin theo một cách mãnh liệt và mù quáng
b. tin theo một cách tuyệt đối và mù quáng
c. tin theo một cách say mê và mù quáng
d. tin theo một cách tuyệt đối và mù quáng
21. 2. Niềm tin vào sự “sáng tạo” của thiên Chúa được hiểu như thế nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Chúa tạo ra con người trên trái đất
b. Chúa tạo ra mọi vật trên trái đất
c. Chúa có quyền năng vô hạn trên trái đất
d. Chúa là người có khả năng sáng tạo lớn nhất trái đất
21. 3. Theo đoạn trích thì Giáo hoàng John Paul II có quan điểm như thế nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Giáo hoàn tin tuyệt đối với sự sáng tạo của thượng đế ra con người
b. Giáo hoàng tin tuyệt đối vào quá trình tiến hóa tự nhiên của con người
c. Giáo hoàng cho rằng có khả năng con người là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên
d. Giáo hoàng tin rằng có khả năng con người là do thượng đế sáng tạo.
21. 4. Quan điểm “Những sinh vật xuất hiện trước là cha đẻ của những sinh vật sau” là quan điểm của ai?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Của những người cuồng tín
b. Của giáo hoàng Giáo hoàng John Paul II
c. Của Darwin
d. Của các nhà nghiên cứu khác
21. 5. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Thuyết tiến hóa của Darwin
b. Những sai lầm trong thuyết tiến hóa của Darwin

c. Những ý kiến phản bác thuyết hóa của Darwin
d. Những hạn chế trong thuyết tiến hóa của Darwin
22. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
…………………là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ


đối với văn học Việt Nam hiện đại.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Nam Cao
b. Vũ Trọng Phụng
c. Nguyễn Tuân
d. Thạch Lam
23. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Trong truyện ngắn “Chữ nguời tử tù”, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tuợng Huấn Cao – một con nguời tài
năng, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. khắc họa
b. tài năng
c. và
d. bất khuất
24. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Ân cần
b. Ân nhân
c. Ân oán
d. Ân huệ
25. Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi liên tiếp dưới đây:
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà
nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại.
Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả . Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức

chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế
có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi
này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn
nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn
không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
(*) Mỗi câu hỏi nhỏ dưới đây được tính điểm tương ứng với một câu hỏi trong phần thi.
25.1. Tại sao trong đoạn trích trên người kể chuyện lại gọi Chí Phèo là “hắn”?
A. Để thể hiện sự coi thường của người kể chuyện đối với Chí Phèo.
B. Để thể hiện sự coi thường của dân làng Vũ Đại đối với Chí Phèo.
C. Để thể hiện sự cô đơn, bế tắc của Chí Phèo.
D. Để tạo nên sự khách quan trong việc kể chuyện.
25.2. Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Nghị luận, miêu tả
C. Tự sự, biểu cảm
B. Tự sự, nghị luận
D. Tự sự, miêu tả
25.3. Từ “nông nỗi” trong câu văn “Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này?” có
nghĩa giống với từ nào sau đây?
A. Hời hợt
B. Khổ sở
C. Nông cạn
C. Tình trạng
25.4. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
a. Tiếng chửi của Chí Phèo.
b. Phản ứng của làng Vũ Đại đối với hành động chửi bới của Chí Phèo.
c. Sự cô đơn, bế tắc của Chí Phèo qua tiếng chửi.
d. Bản chất lưu manh của Chí Phèo bộc lộ qua tiếng chửi.
25.5. Đoạn trích trên thể hiện tài năng viết truyện ngắn của Nam Cao ở phương diện nổi bật nào?
a. Sử dụng ngôi kể thứ nhất hợp lý và điểm nhìn linh hoạt
b. Miêu tả chân thực ngoại hình và tính cách nhân vật

c. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
d. Sử dụng ngôi kể linh hoạt từ điểm nhìn của nhân vật
26. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Sáng tác của …………………..tóat lên niềm căm phẫn mãnh liệt đối với xã hội tư sản thối nát của Việt Nam trước năm
1945.


a. Ngô Tất Tố
b. Nam Cao
c. Nguyễn Công Hoan
d. Vũ Trọng Phụng
27. Tác phẩm nào không cùng thể loại với các tác phẩm còn lại
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Vũ trụ ca
b. Trời mỗi ngày lại sáng
c. Kinh cầu tự
d. Đất nở hoa
28. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Băng nghệ thuật trào phúng sắc bén, qua đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia”, Vũ Trọng Phụng đã phê phán mạnh mẽ
bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thuợng lưu” ở nông thôn những năm truơc Cách mạng tháng Tám.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. bằng nghệ thuật
b. phê phán
c. nông thôn
d. truớc
29. Xác định một tác phẩm không cùng thể loại với các tác phẩm còn lại
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Số phận một con người
b. Những người khốn khổ
c. Thuốc

d. Người trong bao
30. Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Giao lưu
b. Giao diện
c. Giao tiếp
d. Giao đãi


(Đề số 04)
1. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in trong tập Nắng trong vườn. Cũng nhưng nhiều
truyện ngắn khác của ông. Hai đứa trẻ có sự hòa quyện hai yếu tố……………………………….và ………………………..
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. tự sự - trữ tình
b. trữ tình – hiện thực
c. hiện thực – lãng mạn
d. tự sự - lãng mạn
2. Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Đỏ
b. Yếu
d. Nhanh
d. Đi
3. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Nhân vật chính trong “Vang bóng một thời” phần lớn là những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa, bất đắc chí.
Gặp lúc Hán học suy vi, sống giữ buổi “Tây tàu nhố nhăng”, những con người này, mặc dù buôn xuôi bất lực nhưng vẫn
mâu thuẫn sâu sắc với chế độ đương thời
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. nhân vật chính

b. nho sĩ cuối mùa
b. con người này
d. chế độ đương thời
4. Chọn một tác phẩm không cùng thể loại với các tác phẩm còn lại
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Vào phủ chúa Trịnh
b. Tự tình
c. Câu cá mùa thu
d. Thương vợ
5. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Có thể nói bằng một tài năng lớn và văn phong độc đáo, Vũ Trọng Phụng có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển
của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. có thể
b. văn phong
c. đáng kể
d. văn xuôi
6. Từ nào có cấu tạo không giống các từ còn lại
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. Xanh lam
b. Tím tái
c. Xe máy
d. Bánh gạo
7. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
………………là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến phong phú. ………………..tác động đến người đọc bằng sự
nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, nhưng cái cốt lõi của……………trữ tình
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. truyện ngắn
b. thơ
c. tùy bút

d. tiểu thuyết
8. Tác phẩm nào không viết bằng chữ Nôm
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. Truyền kì mạn lục
b. Truyện Kiều
c. Truyện Lục Vân Tiên
d. Thu điếu
9. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ…………………còn có ngôn ngữ…………….
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. trực tiếp – nhân vật
b. gián tiếp – nhà văn
c. người kể chuyện – nhà văn
d. người kể chuyện – nhân vật
10. Chọn một tác giả không thuộc giai đoạn từ thế kỉ XV – cuối thế kỉ XIX
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. Hồ Xuân Hương
b. Phạm Ngũ Lão
c. Nguyễn Du
d. Lê Hữu Trác
11. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5
Đám cứ đi...
Kèn Ta, kèn tây, kèn Tầu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, xong le sự thật thì vẫn thì
thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong mấy trăm người đi đưa
thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan vân vân... Thật là


đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau,
bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.
Chen lẫn vào những tiếng khóc lóc, mỉa mai nhau của những người trong tang gia, người ta thấy những câu thì thào như

sau này:
- Con bé nhà ai kháu thế? – Con bé bên cạnh đẹp hơn nữa! - Ừ, ừ, cái thằng ấy bạc tình bỏ mẹ! – Xưa kia vợ nó bỏ nó
chớ? – Hai đời chồng rồi! – Còn xuân chán! - Gớm cái ngực, cái đầm quá đi mất! – Làm mối cho tớ nhé? - Mỏ vàng hay
mỏ chì? – Không, không hẹn hò gì cả - Vợ béo thế, chồng gầy thế, thì mọc sừng mất! vân vân v.v... Và còn nhiều câu nói
vui vẻ, ý nhị khác nữa, rất xứng đáng với những người đi đưa đám ma.
1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. Tự sự
b. Miêu tả
c. Biểu cảm
d. Thuyết minh
2. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng phổ biến trong đoạn văn
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. Ẩn dụ
b. Hoán dụ
c. Liệt kê
d. Nói quá
3. Nhân định nào không phù hợp với Vũ Trọng Phụng
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. Ông vua phóng sự đất Bắc
b. Nhà tiểu thuyết đại tài
d. Nhà văn trào phúng bậc thầy
c. Cây bút truyện ngắn sắc sảo
4. Tác giả viết: “Đám cứ đi” với dụng ý gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. Đám ma không bị ai ngăn cản
b. Sự giả dối, lố lăng cứ ngang nhiên diễn ra
c. Đám ma đó cần phải dừng lại
d. Nỗi đau ngày một tăng lên
5. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

a. Thái độ hả hê của đám con cháu trước cái chết của cụ cố Tổ
b. Sự hoành tráng của đám ma cụ cố Tổ
c. Thói bất lịch sự của đám giai thanh, gái lịch
d. Sự dửng dưng, vô cảm của đám người đi đưa ma
12. Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. Nhân đạo
b. Nhân ái
c. Nhân vật
d. Nhân văn
13. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Có thể nói đến Nam Cao, chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về
những nguyên tắc sáng tác của nó.
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. có thể
b. chủ nghĩa nhân đạo
c. tự giác
c. nguyên tắc
14. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây
Giá trị to lớn nhất trong sáng tác của Nam Cao, nhất là những tác phẩm ông viết về…………., gắn liền với cuộc đấu tranh
bản thân trung thực, âm thầm mà quyết liệt trong suốt cuộc đời cầm bút của ông.
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. người nông dân nghèo
b. người trí thức nghèo
c. người dân nghèo
d. người dân lương thiện
15. Chọn một tác phẩm không thuộc văn học Việt Nam
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. Độc tiểu thanh kí
b. Quốc tộ

d. Thuật hoài
d. Cảm xúc mùa thu
16. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Có thể nói, dù viết về đề tài người nông dân hay về người tri thức, vượt lên trên ý nghĩa cụ thể của chủ đề, sáng tác của
Nam Cao luôn chứa đựng một nội dung triết học sâu sắc, có khả năng khái quát quy luật chung của đời sống như vật chất
và ý thức, hoàn cảnh và con người, môi trường và tính cách…


Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. có thể nói
b. chủ đề
c. chứa đựng
d. triết học
17. Đáp án nào không phải là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. Tính thông tin thời sự
b.Tính truyền cảm và thuyết phục
c. Tính sinh động, hấp dẫn
d. Tính ngắn gọn
18. Từ nào không cùng nghĩa với các từ còn lại
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. Thủy chung
b. Thủy tổ
c. Nguyên thủy
d. Thủy mặc
19. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây
…………………là một trong số những tác giả đặt nền móng cho văn xuôi Việt Nam hiện đại, một cây bút trào phúng xuất
sắc, độc đáo, có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai.
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. Vũ Trọng Phụng

b. Ngô Tất Tố
c. Nguyễn Công Hoan
d. Nguyên Hồng
20. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối liên quan giữa nghệ
thuật và cuộc đời, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân
a. tấn bi kịch
b. vấn đề
c. liên quan
c. thiết thân
21. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5
Theo nghiên cứu, nhiều bạn trẻ ngày nay dễ mắc những chứng bệnh căng thẳng mệt mỏi, do quá trình học tập quá tải, và
những áp lực trong cuộc sống. Điều này tích tụ lâu dài dễ dẫn đến hủy hoại cơ thể, tác động đến não bộ khiến tình trạng
mất trí nhớ xuất hiện. Về lâu về dài, hiện tượng mất trí nhớ sẽ trở nên trầm trọng. Cách khắc phục là bạn nên nghỉ ngơi
tĩnh dưỡng và tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động thể dục thể thao để tinh thần được thư thái. Bên cạnh đó, bạn
cần uống thêm những loại thuốc bổ trợ trí nhớ. Áp lực công việc, áp lực học hành căng thẳng khiến cho giới trẻ không còn
thời gian nghỉ ngơi. Kinh tế khó khăn khiến cho các bạn trẻ phải tăng ca, làm thêm ngoài giờ khiến cơ thể mệt mỏi và mất
ngủ. Lâu dần thành một thói quen và ảnh hưởng tiêu cực tới trí nhớ. Thậm chí nhiều người cũng không biết mình bị mắc
chứng lãng quên, đáng trí. Khi phát hiện ra thì đã muộn. Cách khắc phục tình trạng này chính là có một thời gian biểu hợp
lý. Các nhà khoa học khuyên rằng bạn nên tranh thủ trưa từ 15-10 phút.
Một chế độ ăn uống thiếu hợp lý cũng ảnh hưởng tới trí nhớ của mỗi người. Thiếu chất, gầy gò dẫn đến tình trạng mất cân
bằng cơ thể. Với các chị em phụ nữ thường là do ăn kiêng để giữ gìn vóc dáng. Còn với nam giới thì do bia rượu mất ngủ
dẫn tới tình trạng rối loạn đầu óc. Thực tế chứng minh, nhiều bạn trẻ gặp những chấn thương về tâm lý, tình cảm, hay là
nạn nhân của lạm dụng tình dục thì nguy cơ bị đãng trí thường rất cao. Về lâu dài thì cần có những biện pháp điều trị kịp
thời.
1. Nêu chủ đề của đoạn trích
a. Áp lực của việc học tập
b. Tác hại của việc ăn uống
c. Nguy cơ bị tổn thương tâm lí
d. Nguyên nhân gây mất trí nhớ tạm thời

2. Theo đoạn trích đâu là nguyên nhân gây mất trí nhớ tạm thời ở các bạn trẻ
a. Do áp lực học tập và chuyện tình cảm
b. Do thức khuya và sử dụng nhiều chất kích thích
d. Do áp lực học tập và những vấn đề khác trong cuộc sống
d. Do mệt mỏi, thiếu ngủ, thiếu chất dinh dưỡng.
3. Đoạn văn trên được trình bày theo cách thức lập luận nào?
a. Diễn dịch
b. Quy nạp
c. Tổng – phân hợp
d. Song hành
4. Nguyên nhân nào không được nói đến trong việc gây nên hiện tượng mất trí nhớ
a. Học hành quá tải
b. Làm việc quá nhiều
c. Thức quá khuya
d. Lạm dụng chất kích thích
5. Điều gì không được nói đến trong đoạn trích


a. Hầu hết mọi người biết mình bị mất trí nhớ
b. Nên ngủ trưa từ 10-15 phút
c. Cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng
d. Cần thể dục thể thao thường xuyên


(Đề số 05)

1. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Thiên thư
b. Thiên di

c. Thiên nhiên
d. Thiên tai
2. Chọn một tác giải không thuộc phong trào Thơ mới
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Thế Lữ
b. Đoàn Phú Tứ
c. Tế Hanh
d. Thanh Thảo
3. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Ngôn ngữ báo chí là ngôn từ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và
dưu luận quần chúng, nhằm thúc đẩu sự tíên bộ của xã hội.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Ngôn từ
b. Chính kiến
c. Quốc tế
d. Tiến bộ
4. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
……………………..là người có tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê
hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Kim Lân
b. Vũ Trọng Phụng
c. Thạch Lam
d. Nam Cao
5. Chọn đáp án không phải đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Sinh động, hấp dẫn
b. Tính truyền cảm
c. Tính hình tượng
d. Tính cá thể hóa

6. Chọn một từ mà cấu tạo của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Người ngợm
b. Lượn lờ
c. Đắn đo
d. Mò mẫm
7. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền tụng những tin tức nóng hổi hằng ngày trên mọi lĩnh vực
hoạt động của xã hội.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Ngôn ngữ
b. Cập nhật
c. Truyền tụng


d. Mọi lĩnh vực
8. Chọn một tác phẩm không có khuynh hướng sử thi
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Việt Bắc
b. Chiếc thuyền ngoài xa
c. Rừng xà nu
d. Những đứa con trong gia đình
9. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
………………là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc,
mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một
a. Số đỏ
b. Hai đứa trẻ
c. Chí Phèo
d. Vợ nhặt.
10. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn

Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Thủ quỹ
b. Thủ thỉ
c. Thủ quỹ
d. Thủ lợn
11. Chọn một tác phẩm không thuộc giai đoạn 1930 – 1945
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Mùa lạc
b. Lão Hạc
c. Tắt đèn
d. Sống mòn
12. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa, không hề phân biệt người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi
hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần chết thông hành cùng những “sát thủ” trên đường phố.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Lĩnh vực
b. Mù lòa
c. Lưỡi hái
d. Thông hành
13. Chọn một từ mà cấu tạo của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Bóng bàn
b. Bọ xít
c. Áo xanh
d. Bánh đa
14. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
……………………….Nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của
mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoạc trong văn học.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Phân tích

b. Giải thích
c. Chứng minh
d. Bình luận
15. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7
Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò
gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác
phó cối không con, và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ. Năm hai mươi tuổi,
hắn làm canh điền cho ông lý Kiến, bây giờ là cụ bá Kiến, ăn tiên chỉ làng. Hình như có mấy lần bà ba nhà ông lý còn trẻ


lắm mà lại cứ hay ốm lửng bắt hắn bóp chân, hay xoa bụng, đấm lưng gì đấy. Người ta bảo ông lý ra đình thì hách dịch,
cả làng phải sợ, mà về nhà thì lại sợ cái bà ba còn trẻ này. Người bà ấy phốp pháp, má bà ấy hây hây, mà ông lý thì hay
đau lưng lắm; những người có bệnh đau lưng hay sợ vợ mà chúa đời là khỏe ghen. Có người bảo ông lý ghen với anh
canh điền khỏe mạnh mà sợ bà ba không dám nói. Có người thì bảo anh canh điền ấy được bà ba quyền thu quyền bổ (3)
trong nhà tin cẩn nên lấy trộm tiền trộm thóc nhiều. Mỗi người nói một phách, chẳng biết đâu mà lần. Chỉ biết có một
hôm Chí bị người ta giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù.
15. 1. Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
1. Miêu tả
2. Tự sự
3. Biểu cảm
4. Thuyết minh
15. 2. Từ “canh điền” trong đoạn trích được hiểu với ý nghĩa như thế nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Trông coi nhà cửa cho Bá Kiến
b. Trông coi ruộng vườn Bá Kiến
c. Làm ruộng cho nhà Bá Kiến
d. Bảo vệ an ninh cho nhà Bá Kiến
15. 3. Giải thích ý nghĩa từ “ốm lửng” trong đoạn văn?
Chọn 1 câu trả lời đúng

a. Ốm khi nằm trên giường cao
b. Ốm giả vờ
c. Ốm nặng không khỏi
d. Ốm nhẹ có thể khỏi
15. 4. Giải thích ý nghĩa từ hách dịch trong đoạn trích?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Độc ác, tàn bạo
b. Điêu ngoa, dối trá
c. Hung dữ, hống hách
d. Hống hách coi thường người khác
15. 5. Theo anh chị, tác giả kể về tuổi thơ bất hạnh của Chí Phèo để làm gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Để tố cáo tội ác của giai cấp thống trị
b. Để giải thích nguyên nhân Chí Phèo phải vào tù
c. Để bày tỏ sự cảm thông, thương xót
d. Để khẳng định sự tàn bạo của Bá Kiến
15. 6. Theo anh chị, việc tác chỉ ra nguyên nhân Chí Phèo bị đẩy vào tù là do sự ghen
tuông của Bá Kiến là nhằm mục đích gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Để thấy Chí Phèo đáng ra không phải đi tù
b. Để thể hiện Bá Kiến rất hay ghen
c. Để tố cáo tội ác của giai cấp thống trị
d. Để chứng tỏ Bá Kiến rất yêu vợ hắn
15. 7. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Tuổi thơ vất vả của Chí Phèo và sự độc ác của Bá Kiến
b. Tuổi thơ vất vả của Chí Phèo và thói sợ vợ của Bá Kiến
c. Tuổi thơ vất vả và nguyên nhân Chí Phèo phải đi tù
d. Tuổi thơ vất vả của Chí Phèo và sự dâm đãng của bà ba vợ Bá Kiến
16. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

……………là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoạc thiếu chính xác,…từ đó, nêu ý kiến
đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc)
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Giải thích
b. Nghị luận
c. Bác bỏ


d. Chứng minh
17. Nhận định trên nói về nhà thơ nào?
Ông đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ
cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Huy Cận
b. Tản Đà
c. Xuân Diệu
d. Thanh Thảo
18. Tác phẩm nào không cùng thể loại với các tác phẩm còn lại
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Một thời đại trong thi ca
b. Về luân lí xã hội của nước ta
c. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của nền văn nghệ dân tộc
d. Vài ý nghĩ về thơ
19. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùngs nhóm với các từ còn
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Độc đoán
b. Độc được
c. Độc đáo
d. Đơn độc
20. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…

Ngày được đứng vào đội hình những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc
đời Tố Hữu. Ghi nhận kỉ niệm đang nhớ ấy với những cảm xúc và suy tư sâu sắc, Tố Hữu viết bài thơ Từ Ấy.
a. Đội hình
b. Những người
c. Ghi nhận
d. Viết
21. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5
Các nhà khoa học cũng như người dân bình thường đều quan tâm đến câu hỏi về tác động của biến đổi khí hậu. Ở bình
diện địa phương, người ta quan tâm đến việc nhiệt độ trung bình và lượng nước mưa có thể sẽ thay đổi ra sao, trên bình
diện toàn cầu, ngoài những việc khác là câu hỏi lượng nước trong các đại dương thay đổi như thế nào.
Điều chắc chắn là: Mực nước đang dâng lên, hiện giờ trung bình là khoảng 3 mm một năm. Mực nước biển dâng lên có thể
gây nguy hiểm cho hằng triệu người trong các vùng gần bờ trên toàn thế giới. Điều gây tranh cãi hiện nay là những dự
đoán: các nhà nghiên cứu liên tục công bố nhiều công trình mới về đề tài này.
Một công trình mới đây đăng trên tạp chí chuyên ngành "Science" đã hãm phanh chút ít cho tính bi kịch. Theo nhóm
nghiên cứu của Tad Pfeffer từ Đại học Colorado, họ không tin rằng mực nước biển sẽ dâng cao lên 2 m cho đến cuối thế
kỷ như một vài mô hình dự đoán trước đây.
Câu hỏi mà nhóm đặt ra là: Bao nhiêu băng tuyết từ Greenland và Nam cực phải tan chảy vào các đại dương để tạo một
mực nước biển nhất định? Dựa trên đó họ đã tính toán nhiều kịch bản khác nhau. Tiếp theo, họ đánh giá có bao nhiêu khả
năng lượng băng tuyết như vậy tan chảy ra. Mang tính quyết định là vận tốc chảy của các sông băng. Theo Pfeffer, đến
nay người ta đã quan sát được trong thời gian dài là các sông băng chảy vào biển tối đa khoảng 10 km một năm. Để cho
mực nước biển dâng lên thêm 2 m cho đến cuối thế kỷ, các sông băng trên Greenland phải chảy với vận tốc chưa từng thấy
- 27 km mỗi năm - cho đến cuối thế kỷ. Pfeffer cho rằng điều đó là rất không hợp lý - và vì thế dự đoán mực nước biển sẽ
dâng lên ít hơn nhiều. Họ cho rằng khoảng 0,8 m đến cuối thế kỷ là thực tế, cũng có thể nhiều hơn một ít. Tuy nhiên, các
nhà khoa học không muốn công trình của họ được xem như là bằng chứng nói nhẹ đi cho biến đổi khí hậu, dưới bất kỳ
hình thức nào. "Ngay cả khi mực nước biển chỉ dâng thêm 20 cm trong vòng một thế kỷ cũng đã có nhiều hậu quả bi thảm
rồi", Shad O'Neel từ Cơ quan địa chất Mỹ (USGS) nhận định.
21. 1. Chủ đề của đoạn văn thứ nhất là gì?
a. Mối quan tâm của các nhà khoa học về biến đổi khí hậu
b. Mối quan tâm của người dân về nhiệt độ trung bình và lượng nước mưa
c. Mối quan tâm của mọi người về sự thay đổi lượng nước biển

d. Mối quan tâm của mọi người về biến đổi khí hậu


21. 2. Theo đoạn trích mực nước biển tăng sẽ gây ra nguy cơ gì?
a. Khiến cho toàn bộ phần đất liền biến mất
b. Gây nguy hiểm cho nhân loại
c. Gây nguy hiểm cho những người sống gần bờ
d. Gây nguy hiểm cho những người đánh cá
21. 3. Cụm từ “hãm phanh chút ít cho tính bi kịch” nhằm chỉ điều gì?
a. Con người sẽ không rời vào bi kịch khi nước biển dâng cao.
b. Con người sẽ không rơi vào bi kịch khi nước biển dâng chậm.
c. Con người sẽ vẫn rơi vào bi kịch khi nước biển dâng chậm.
d. Con người có thể thoát khỏi bi kịch nước biển dâng nếu có cách phòng tránh tốt.
21. 4. Ý kiến nào không được nói đến trong đoạn trích
a. Mực nước đang dâng lên, hiện giờ trung bình là khoảng 3 mm một năm.
b. Trong thời gian dài là các sông băng chảy vẫn chảy vào biển.
c. Mực nước biển sẽ dâng lên thêm 2 m cho đến cuối thế kỷ.
d. Mực nước biển sẽ dâng lên khoảng hơn 0,8 m đến cuối thế kỷ.
22. 5. Mục đích của các nhà khoa học khi chứng minh nước biển dâng lên chậm hơn dự kiến là?
a. Để nhân loại lạc quan hơn về tương lai của mình
b. Để nhân loại thấy nước biển dâng không phải là một bi kịch
c. Để nhân loại tránh được sự đề phòng không cần thiết
d. Để nhân loại hiểu rõ thực tế nước biển sẽ dâng như thế nào?
23. Chọn một từ mà cấu tạo của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Bảo ban b. Rủ rê c. Mê mải d. Nhàu nhĩ
24. Phẩm chất chủ yếu nào của người nông dân được Nguyễn Đình Chiểu ngợi ca trong
Chọn 1 câu trả lời đúng
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”?
a. Cần cù, giản dị

b. Chịu thương, chịu khó
c. Dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc
d. Lập chiến công vẻ vang
25. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 phát triển dưới chế độ xã hội nào?
a. Phong kiến b. Thực dân, phong kiến c. Thực dân, nửa phong kiến d. Nửa thực dân, nửa phong kiến
26. Trong những văn bản dưới đây, văn bản nào được viết theo thể hát nói?
a. Bài ca ngắn đi trên cát
b. Lẽ ghét thương
c. Vịnh khoa thi Hương
d. Bài ca phong cảnh Hương Sơn
27. Vì sao viên quản ngục trong bài “Chữ người tử tù” nhận mình là “kẻ mê muội”?
a. Đã không thấy hết tài viết chữ của ông Huấn Cao
b. Đã không nhận rõ lẽ sống cao đẹp của con người
c. Để tỏ lòng tôn kính đối với người cho chữ
d. Để tỏ thái độ khiêm tốn, nhún nhường
28. Trong đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia” tiếng cười trào phúng và lòng căm phẫn cảu tác giả Vũ Trọng Phụng nhằm
vào đối tượng nào?
a. Những kẻ còn giữ thói phong kiến hủ lậu
b. Những kẻ đua đòi “tân thời – Âu hóa”
c. Những kẻ vì ham của, hợm của mà mất hết tình người
d. Cả ba ý kiến trên.
29. Dòng nào nêu đầy đủ và chính xác của việc sử dụng thành ngữ?
a. Sinh động; hàm sức; gần gũi với người lao động
b. Hàm súc; giàu hình ảnh, cảm xúc; gần gũi với người lao động
c. Sinh động; hàm súc; giàu hình ảnh, cảm xúc
d. Gần gũi với người lao động; sinh động; giàu hình ảnh, cảm xúc


(Đề số 06)
(Đề có 11 trang)

1. Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn
a. Quần chúngb. Quần thể
c. Quần thôd. Quần đảo
2. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Xuân Diệu là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp lớn trong nhiều lĩnh vực đối với nền văn
học Việt Nam hiện đại.
a. Cây bútb. Mãnh liệt
c. trong
d. nền
3. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Thơ……………….hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt
Nam hiện đại và đã được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
a. Thế Lữ
b. Chế Lan Viên
c. Huy Cận
d. Nguyễn Khoa Điềm
4. Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn
a. Cá thểb. Cá nhân
c. Cá cược
d. Cá biệt
5. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Khi chứng minh ý kiến của người khác, cần nắm chắc những sai lầm của họ, đưa ra những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục
với thái độ thẳng thắn, cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.
a. Chứng minh
b. Người khác
c. Cẩn trọngd. Hoàn cảnh
6. Đoạn văn sau sử dụng thao tác lập luận nào?
Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời
trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn
bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào.

a. Phân tích
b. Bác bỏ
c. Bình luận
d. Chứng minh
7. Đặc trưng phong cách nghệ thuật của Tố Hữu là gì?
a. Triết lí, suy tưởng
b. Trữ tình, chính luận
c. Trữ tình, chính trị
d. Trữ tình, lãng mạn
8. Chọn một từ KHÔNG cùng nhóm với các từ còn
a. Bảo ban
b. Xanh xao
c. Tung tăng
d. Thủng thẳng
9. Tác giả nào không sáng tác trước cách mạng 1945?
a. Nguyễn Tuân
b. Chế Lan Viên
c. Phạm Tiến Duật
d. Tố Hữu
10. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Tự sự là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó.
a. Tự sự
b. văn học
c. để
d. nào đó
11. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng………………….là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh mẽ nhất trong
phong trào Thơ mới.
a. Thế Lữ
b. Vũ Trọng Phụng

c. Hàn Mặc Tử
d. Xuân Diệu
12. Xác đinh một từ không cùng cấu tạo với các từ còn lại.
a. Bủng beo
b. Bồng bế
c. Rung rinh
d. Cũn cỡn
12. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách
Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
là bức ảnh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.
a. Hình ảnh
b. Bức ảnh
c. đất nước
d. Yêu người
13. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách
Bài thơ “Chiều tối” cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh cơ hàn của nhà thơ chiến sĩ Hồ
Chí Minh. Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại.


a. Cho thấy
b. Thiên nhiên
b. Cơ hàn
d. Đậm
14. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5
Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa
cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong
cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần
và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn
man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

14. 1. Nêu chủ đề của đoạn trích?
a. Vẻ đẹp của bức tranh phố huyện lúc chiều tà và tâm trạng Liên
b. Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn và tâm trạng Liên
c. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya và tâm trạng Liên
d. Bóng tối nơi phố huyện và tâm trạng của Liên
14. 2. Ở đoạn văn thứ nhất tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. Nhân hóa
b. Ẩn dụ
c. So sánh
d. Liệt kê
14. 3. Tại sao Liên lại buồn trước cảnh chiều quê?
a. Vì không có khách mua hàng nên Liên sợ mẹ mắng
b. Vì cảnh đẹp nhưng buồn và tâm hồn Liên nhạy cảm
c. Vì buổi chiều gợi cho Liên những kỉ niệm buồn
d. Vì Liên thương những người nông dân vất vả, lam lũ
14. 4. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
a. Miêu tả, biểu cảm
b. Tự sự, miêu tả
c. Thuyết minh, biểu cảm
d. Biểu cảm, miêu tả
14. 5. Đoạn trích thể hiện tài năng của Thạch Lam ở phương diện nghệ thuật nào?
a. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế
b. Tạo nên những đối thoại sinh động
c. Tả cảnh tinh tế và nhạy cảm
d. Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
15. Xác đinh một từ không cùng cầu tạo với các từ còn lại.
a. Dao rựa
b. Bánh quy
c. Tre pheo
d. Xanh lam

16. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Bài thơ “Từ ấy” là lời tâm nguyện của người than niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng
nhà thơ được thể hiện linh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
a. Tâm nguyện
b. Giác ngộ
c. Linh động
d. Ngôn ngữ
17. Tác giả nào không thuộc văn học hiện đại?
a. Chế Lan Viên
b. Hoàng Nhuận Cầm
c. Đoàn Phú Tứ
d. Nguyễn Khuyến
18. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Trong khi phần lớn các thi sĩ cùng thời chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây thì……………….lại tìm về với hồn thơ dân
tộc và hấp dẫn người đọc bởi hồn thơ này.
a. Tố Hữu
b. Xuân Diệu
c. Tản Đà
d. Nguyễn Bính
19. Xác định một cụm từ không cùng nhóm với các cụm từ còn lại.
a. Biển gợn sóng êm ả.
b. Đổ ào ào như một trận bão
c. Chạy mất hút không quay trở lại
d. Giật mình tĩnh giấc
20. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;


Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
20. 1. Bài thơ vội vàng được sáng tác năm bao nhiêu?
a. 1930
b. 1937
c. 1938
d. 1939
20. 2. Bài thơ được trích in trong tập thơ nào?
a. Thơ thơ
b. Riêng chung
c. Gửi hương cho gió
d. Hai đợt song
20. 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
a. Tình yêu cuộc sống và những trăn trở của thi sĩ
b. Tình yêu cuộc sống trần gian và những tâm trạng của thi sĩ.
b. Vẻ đẹp của cuộc sống trần gian và tâm trạng của thi sĩ
d. Vẻ đẹp của cuộc sống trần gian trong con mắt của thi sĩ.
20. 4. Đoạn thơ sử dụng chủ yếu những biện pháp nghệ thuật nào?
a. Điệp từ, nhân hóa
b. Điệp từ, so sánh
c. Liệt kê, hoán dụ
d. Đảo ngữ, ẩn dụ
20. 5. Trong câu thơ: “ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
a. Nhân hóa
b. Tương phản
c. Ẩn dụ

d. Hoán dụ
20. 6. Đoạn trích đã thể hiện quan niệm sống của tác giả như thế nào?
a. Phải sống chậm để tận hưởng đầy đủ vẻ đẹp trần gian
b. Phải sống gấp và không được bỏ lỡ một thú vui, vẻ đẹp nào
c. Phải trân trọng từng phút giây để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống
d. Phải biết tận hưởng cuộc sống vì nó rất đẹp
20. 7. Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ như thế nào?
a. Khắc khoải, lo âu
b. Buồn bả, nuối tiếc
b. Vui sướng, lo âu
d. Vui sướng, phấn khởi
21. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, “Lưu biệt khi xuất dương” đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hung
của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kĩ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo tợn, bầu nhiệt huyết sôi trào và kháy vọng
cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
a. lay động
b. Chí sĩ
c. Táo tợn
c. Sôi trào
22. Nhận định sau nói về nhà thơ, nhà văn nào?
Điệu tâm hồn mới mẻ, “cái tôi” lãng mạn bay bổng, vưa phóng khoáng, vừa ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái trong
thơ văn ông đã hinh phục thế hệ độc giả mới đầu thế kỉ XX.
a. Nguyễn Tuân
b. Tản đà
c. Thế Lữ
d. Xuân Diệu
23. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Nghĩa sắc thái của câu là thành phần ứng với sự việc mà câu đề cập đến. Sự việc trong hiện thực khác quan rất đa dạng và
thuộc nhiều loại khác nhau.
a. Sắc thái

b. Đề cập
c. Đa dạng
d. Loại
24. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4
Mì tôm được làm từ nguyên liệu chính từ bột mì, bột sắn, là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ bột đường và chất béo,
lượng chất đạm có rất ít và chủ yếu là đạm thực vật. Vì vậy, nếu chỉ ăn mì tôm mà không bổ sung thêm chất đạm và chất
xơ thì bữa ăn mất cân đối. Nếu ăn tái diễn thường xuyên và liên tục như vậy, cơ thể sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần
thiết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mạch máu, gây tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất.
Chất béo trans fat tạo ra trong quá trình sản xuất mỳ sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu
Trong mì ăn liền chứa rất nhiều chất béo bão hòa (chứa nhiều axít béo no, khó tiêu hóa), carbonhydrates (chất bột) và rất ít
chất xơ. Trong quá trình sản xuất, mì ăn liền được chiên trong dầu ở nhiệt độ cao nên dầu dễ bị ôxy hóa và có khả năng tạo
ra các chất béo dạng trans fat nhiều hơn. Trans fat sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các
bệnh tim mạch, gây tắc nghẽn và dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Ngoài ra, trong gói mì còn có gói nhỏ gia vị và gói mỡ, 2 gói này làm bát mì ăn liền thêm màu sắc hấp dẫn, chất phụ gia
và hương vị có tác dụng tạo sự ngon miệng, đánh lừa cảm giác của người ăn nhưng không tốt cho người bệnh tim mạch,
tăng huyết áp.
Chất béo trans fat tạo ra trong quá trình sản xuất mỳ sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị
các bệnh tim mạch và đột quỵ.
24. 1. Điều gì không được nói đến trong đoạn trích?


a. Mì tôm có rất ít chất dinh dưỡng
b. Mì tôm có thể gây nguy cơ đột quỵ
c. Không nên ăn mì tôm khi đã ăn các chất đạm
d. Mì tôm không tốt cho những người cao huyết áp
24. 2. Chủ đề của đoạn trích là gì?
a. Các thành phần của Mì tôm và tác dụng của mì tôm
b. Mì tôm và tác dụng của nó đối với sức khỏe con người
c. Những tác động không tốt của mì tôm đối với sức khỏe con người
d. Các chất béo có trong mì tôm và tác dụng của nó với sức khỏe con người

24. 3. Theo đoạn trích mì tôm có những tác hại nào?
a. Gây thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mạch máu, gây tình trạng thiếu vitamin và
khoáng chất.
b. Tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch, gây tắc nghẽn và dẫn đến nguy cơ đột
quỵ.
c. Tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch và đột quỵ.
d. Cả 3 đáp án trên.
24. 4. Theo đoạn trích, đâu là nguyên nhân gây nên đột quỵ khi ăn mì thường xuyên?
a. Do mì được sản xuất từ bột mì.
b. Do mì được sản xuất từ bột sắn.
c. Do quy trình sản xuất mì.
d. Do người sản xuất cho them các chất béo.
25. Xác đinh một từ không cùng cấu tạo với các từ còn lại.
a. Ruộng rẫy
b. Ruồng rẫy
c. Run rẩy
d.Rung rinh
26. Xác định một cụm từ không cùng nhóm với các cụm từ còn lại.
a. Sáu mươi tư viên đạn được bắn ra
b. Ngôi nhà làm bằng gạch bị nát vụn
c. Sừng sững như cái cột đình
d. Người đàn bà cao gầy
27. Xác đinh một từ không cùng cấu tạo với các từ còn lại.
a. Miếu mạo
b. Trong trẻo
c. Làm lẽ
d. Làm lành
28. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ…………..với các đặc điểm nổi bật là: đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng; từ không biến
đổi hình thái; ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.

a. Đơn lập
b. Ấn Âu
c. Nam Á
d. Hòa kết
29. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Bằng lối ví von mộc mạc, duyên dáng mang hương vị dân gian, thơ Nguyễn Bính đã đem đến cho người đọc những hình
ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha.
a. Duyên dáng
b. Hương vị
c. Hình ảnh
d. Thiết tha
30. Xác đinh một từ không cùng cấu tạo với các từ còn lại.
a. Tỉnh táo
b. Trong trẻo
c. Lồng nhồng
d. Chỉn chu
31. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
“Tôi yêu em” thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân
thành, mãnh liệt, nhân hậu. Lời giãi bãy tình yêu của Pu – skin được thể hiện qua ngôn từ giản dị mà tinh tế.
a. vô vọng
b. yêu đương
c. trình bày
d. tinh tế
32. Xác đinh một từ không cùng cấu tạo với các từ còn lại.
a. Ruộng vườn
b. Bếp núc
c. Bánh chưng
d. Nhà cửa
33. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
…………………….nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của

mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoạc trong văn học.
a. Thuyết minh
b. Bình luận
c. Giải thích
d. Nghị luận
34. Xác đinh một từ không cùng cấu tạo với các từ còn lại.


×