Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.22 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
----------------------

NGÔ THỊ THU HÀ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2013


Luận văn đƣợc hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn

Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Văn Hƣng

Phản biện 2: PGS. TS. Đỗ Minh Cƣơng

Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ tại Học viện
Công nghệ Bƣu Chính Viễn Thông
Vào lúc:…………giờ………ngày……..tháng………năm……..

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thƣ viện Học viện Công nghệ Bƣu Chính Viễn Thông



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam đang trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Để đảm bảo tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, các
doanh nghiệp đều phải quan tâm đến nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong
đó có hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp, vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng, vốn là yếu tố không thể
thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, huy động vốn mới là
điều kiện cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh, điều kiện đủ là phải quản
lý sử dụng có hiệu quả đồng vốn ấy. Để thực hiện nhiệm vụ phức tạp này,
đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới toàn diện các hoạt động
quản lý sản xuất kinh doanh, bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp thích
ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh. Trong những năm gần
đây, đặc biệt là trong các năm 2011-2013, hoạt động kinh doanh của tất cả
các doanh nghiệp đều gặp khó khăn do những biến động bất lợi của môi
trường kinh doanh vĩ mô ở cả trong và ngoài nước. Sản xuất kinh doanh
của nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp, số lượn tăng cao…Trong điều kiện
nguồn vốn tự có còn hạn hẹp, phần lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn
trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng do lượng hàng tồn kho và nợ xấu
cao, lãi suất tín dụng vượt quá khả năng bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn
của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh ấy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh càng trở thành ấp bách với các doanh nghiệp Việt Nam.
Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng là đơn vị hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản. Đây là lĩnh vực
chịu sự tác động nặng nề và trực tiếp nhất của những biến động kinh doanh

vĩ mô những năm qua. Mặc dù có nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn để duy trì
và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng hiệu quả sản xuất kinh
doanh, trong đó có hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty bị suy
giảm. Tình trạng đó ảnh hưởng không những đến hoạt động của Công ty
trong ngắn hạn, mà còn cả trong triển vọng phát triển dài hạn của Công ty.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Sông
Hồng” với mục đích đi sâu phân tích thực trạng, hiệu quả sử dụng vốn,
khẳng định những kết quả đạt được và tìm ra một số hạn chế cần tiếp tục
hoàn thiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung là vận dụng lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh


2

doanh của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng, xác định những kết quả
tích cực, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng Sông
Hồng.
Để thực hiện mục tiêu đó, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
sau:
 Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về vốn kinh doanh và
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
 Phân tích, đánh giá thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng.
 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng; Thời gian nghiên cứu:
Số liệu và tình hình các năm 2010 -2012.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, để thực hiện đề tài này, tôi sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau. Trong đó, các phương pháp được sử dụng nhiều nhất là phương
pháp phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp …để phân tích, đánh giá chính xác đầy đủ phản ánh tình hình sử dụng
và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, đồng thời nghiên cứu
hoạt động kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ. Từ đó phân tích,
tổng hợp đưa ra những nguyên nhân giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của công ty.
5. Kết cấu luận văn gồm 3 chƣơng:
 Chƣơng I: Tổng quan về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh của doanh nghiệp
 Chƣơng II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng
 Chƣơng III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh

nghiệp
1.1.1. Khái niệm, vai trò của vốn kinh doanh
 Khái niệm vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm mục đích sinh lời.
 Vai trò của vốn kinh doanh
Thứ nhất, vốn là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của
DN: Thứ hai, vốn có vai trò quan trọng trong định hướng sản xuất
kinh doanh của DN:
Thứ ba, vốn có vai trò quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả
năng cạnh tranh của DN.
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh
* Vốn cố định (VCĐ)
Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước
về tài sản cố định. Đặc điểm của nó là luân chuyển giá trị dần dần từng
phần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển
khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị
 Vốn lưu động (VLĐ)
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên
các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển
toàn bộ giá trị ngay trong một lần và thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng
luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh
1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp
* Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn
Theo tiêu thức này, Nguồn VKD của DN được hình thành từ hai
nguồn: Nguồn vốn chủ sở hữu (Nguồn vốn CSH) và Nợ phải trả
- Nguồn vốn CSH là nguồn vốn do CSH đầu tư, doanh nghiệp được toàn
quyền sử dụng mà không phải cam kết thanh toán. Vốn chủ sở hữu bao gồm

nguồn vốn đầu tư ban đầu, nguồn vốn tự bổ sung.
- Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh, DN phải có trách nhiệm thanh toán lãi và nợ gốc đúng thời hạn cam
kết. Nguồn vốn này bao gồm: nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn chiếm dụng.


4

Sự kết hợp hai nguồn vốn CSH và Nợ phải trả tạo nên cơ cấu nguồn
vốn trong DN. DN thành công hay thất bại là tùy vào việc lựa chọn cơ cấu
nguồn vốn có phù hợp hay không. Cách phân loại như trên nhằm tạo khả
năng xem xét và có các phương án tối ưu để huy động các nguồn vốn sao
cho tạo ra cơ cấu nguồn vốn hợp lý để đảm bảo an toàn cho DN tăng hiệu
quả hoạt động kinh doanh và tăng giá trị của DN.
* Phân loại theo phạm vi huy động vốn
Theo tiêu thức này, VKD của DN được hình thành từ hai nguồn:
nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.
- Nguồn vốn bên trong DN: là nguồn vốn có thể huy động được từ
bản thân DN, bao gồm: vốn đầu tư của CSH, vốn tự bổ sung từ lợi
nhuận sau thuế, các loại quỹ (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài
chính…), từ nguồn vốn khấu hao TSCĐ. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, thể hiện khả năng chủ động cũng như mức độ độc
lập về tài chính của DN trong quá trình huy động vốn.
- Nguồn vốn bên ngoài DN: là nguồn vốn mà DN có thể huy động từ
bên ngoài để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh,
bao gồm: vốn vay tín dụng, vốn chiếm dụng từ các nhà cung cấp, vốn do
phát hành chứng khoán, vốn góp liên doanh… Đây là bộ phận vốn không
thể thiếu đối với DN trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm tạo ra cơ
cấu vốn linh hoạt góp phần gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn CSH.
Việc phân loại nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn sẽ giúp DN

thiết lập được cơ cấu tài trợ hợp lý, dựa trên nguyên tắc: huy động trước
các nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn thấp, sau đó mới huy động tới các
nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn cao hơn.
* Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của DN thành hai loại là:
Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
- Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn mà DN sử dụng có tính
chất ổn định và lâu dài trong sản xuất kinh doanh bao gồm: vốn CSH và
các khoản vay dài hạn. Đây là nguồn vốn lâu dài, được dùng để đầu tư,
mua sắm TSCĐ và một bộ phận TSLĐ tối thiểu thường xuyên cần thiết
cho hoạt động kinh doanh của DN.
- Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm) mà DN có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời
như: Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các
khoản phải trả nhưng chưa đến hạn trả.
Việc phân loại nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời như
trên sẽ giúp cho nhà quản lý DN xem xét huy động các nguồn vốn cho phù


5

hợp với thời gian sử dụng vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.2. Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của DN vào hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất. Nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn rất quan trọng vì:
- Đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp
- Là điều kiện để DN tham gia vào quá trình cạnh tranh trên thị trường
- Giúp DN đạt được các mục tiêu kinh doanh, mở rộng hoạt động
SXKD, tăng lợi nhuận cũng như nâng cao uy tín của DN trên thương
trường.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp
1.2.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn
- Hiệu suất sử dụng vốn:
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng vốn
=
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận VKD:
Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
100%
VKD
x
=
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh ROA (hay
tỷ suất sinh lời của tài sản)
Tỷ suất LN trước
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
lãi vay và thuế trên
100%
x
=

VKD
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
=
trên doanh thu
* Tỷ suất lợi nhuận VCS(ROE):
Tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu

=

Lợi nhuận trước thuế
Doanh thu

Lợi nhuận sau thuế
VCSH bình quân sử dụng trong kỳ

x

100%

x 100%


6

1.2.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng VCĐ cần xác định đúng
đắn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ của DN.

Thông thường bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Hiệu suất sử dụng VCĐ
- Hàm lượng VCĐ
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ
- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
- Hiệu suất sử dụng VCĐ
1.2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu
động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, người ta thường sử dụng các chỉ
tiêu sau:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Hệ số sinh lời; Hệ số
đảm nhiệm của VLĐ
- Nhóm chỉ tiêu tốc độ luân chuyển VLĐ:
+ Tốc độ luân chuyển vốn: được đánh giá và xác định qua chỉ tiêu:
Số lần luân chuyển VLĐ (số vòng quay VLĐ); Kỳ luân chuyển của vốn
lưu động (số ngày của một vòng quay VLĐ);
+ Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phần cấu
thành vốn lưu động: Vòng quay các khoản phải thu; Kỳ thu tiền bình quân;
Thời gian quay vòng hàng tồn kho; Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho
1.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: Hệ số thanh
toán hiện thời; Hệ số thanh toán nhanh
Như vậy, có thể nói, việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng
VLĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác tài chính của
Doanh nghiệp. Bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn liên
quan đến việc thu hút các nguồn lực cho DN.
1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp:
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là kết quả tổng thể
của hàng loạt các biện pháp tổ chức kinh tế kỹ thuật và tài chính. Việc tổ

chức đảm bảo kịp thời, đầy đủ vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là
mục tiêu và là yêu cầu khách quan đối với tất cả các DN khi tiến hành sản
xuất kinh doanh. Vậy tại sao phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD? Đó là
do xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, xuất phát từ mục đích kinh doanh của DN
Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò của VKD


7

Thứ ba, xuất phát từ thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng VKD
trong các DN
1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh
1.3.1. Những nhân tố khách quan
- Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước
- Tác động của thị trường
- Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Tác động của môi trường tự nhiên
1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan
- Tác động của chu kỳ sản xuất kinh doanh
- Tác động của Công nghệ sản phẩm
- Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên
-Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh: Từ khâu cung ứng, khâu sản
xuất và khâu tiêu thụ sản phẩm
-Việc xác định cơ cấu vốn và nhu cầu vốn:
-Lựa chọn các phương án đầu tư
- Các mối quan hệ của doanh nghiệp
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG
2.1 Khái quát về Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Thông tin doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần xây dựng Sông Hồng
Tên giao dịch quốc tế: Song Hong Construction JSC
Tên viết tắt: INCOMEX
Địa chỉ: Số 164 Lò Đúc – Hai Bà Trưng – Thành phố Hà nội
Điện thoại: 04. 3972 7296
Fax: : 04. 3972 7295
Website:
Công ty cổ phần Xây dựng Sông Hồng là doanh nghiệp Nhà nước
trực thuộc Tổng công ty Sông Hồng, Công ty được cổ phần hóa theo
Quyết định số 257/QĐ-BXD ngày 21 tháng 02 năm 2006 và Quyết định số
747/QĐ-BXD ngày 09 tháng 05 năm 2006 (sửa đổi Quyết định 257/QĐBXD) của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Nay công ty là công ty liên kết của
Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam


8

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Theo Giấy đăng ký doanh nghiệp số 0100107042 ngày 17 tháng 04
năm 2006 (đăng ký lại lần thứ 8 ngày 17.09.2012) do Sở Kế hoạch và Đầu
tư Thành phố Hà Nội cấp, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty là:
 Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp; Thiết kế kiến
trúc tổng mặt bằng nội, ngoại thất: đối với công trình dân dụng công
nghiệp;
 Thiết kế quy hoạch chung; quy hoạch tổng thể, chi tiết đối với
khu đô thị, khu dân cư; Thiết kế san nền hệ thống thoát nước, đường nội
bộ vào khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp;

 Thiết kế quy hoạch điện đô thị, nông nghiệp, xí nghiệp; Thiết kế
cấp điện, chống sét đối với công trình xây dựng, dân dụng công nghiệp;
Giám sát thi công xây dựng công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;
Khảo sát địa chất công trình xây dựng
 Tư vấn thẩm tra, thẩm định, quy hoạch dự án đầu tư, kỹ thuật, bản
vẽ thi công và tổng dự toán các công trình dân dụng, công nghiệp, giao
thông, thủy lợi, kỹ thuật hạ tầng đô thị và nội, ngoại thất; Kiểm định chất
lượng công trình, thí nghiệm xây dựng;
 Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,
thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, công trình ngầm, công trình và hệ thống điện,
viễn thông và các công trình kỹ thuật khác, hoàn thiện công trình xây
dựng;
 Đầu tư kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Kinh doanh ăn
uống. Kinh doanh lữ hành và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không
bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, phòng hát karaoke);
 Kinh doanh thiết bị dân dụng, công nghiệp, y tế, nguyên liệu,
than, chất đốt; Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gốm sứ, vật liệu xây
dựng, sắt thép;
 Kinh doanh vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, và các hoạt
động hỗ trợ cho vận tải; Cho thuê phương tiện vận tải, cho thuê thiết bị xây
dựng hoặc thiết bị phá dỡ có kèm người điều khiển;
 Sữa chữa lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng thay thế
máy móc, thiết bị phục vụ ngành công, nông nghiệp, giao thông, vận tải,
khai thác mỏ, cơ khí, thủy lợi, thủy điện, tự động hóa;
 Khai thác và chế biến khoáng sản, nông, lâm sản, thực phẩm, đồ
gỗ dân dụng và công nghiệp, khai thác quặng kim loại đen phục vụ luyện
gang thép, khai thác đá, cát, sỏi, đất sét và cao lanh (trừ loại khoáng sản
Nhà nước cấm);
 Kinh doanh nhập khẩu các loại hàng hóa, thiết bị vật tư, vật liệu



9

xây dựng, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, nông, lâm sản, thực phẩm, rượu
bia, nước giải khát có cồn và có ga.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng
Sông Hồng có một số sản phẩm chính như sau:
Thứ nhất, Sản phẩm xây lắp: Là một công ty chuyên hoạt động về thi
công xây dựng công trình dân dụng như nhà ở, khu chung cư, khu đô thi.
Thứ hai, Hoạt động tư vấn, môi giới: Đầu tư, kinh doanh bất động
sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê. Môi giới, đấu giá bất động sản (không
bao gồm dịch vụ tư vấn nhà đất)
Thứ ba, Hoạt động cung cấp dịch vụ: Đầu tư, kinh doanh dịch vụ
khách sạn, nhà hàng. Kinh doanh dịch vụ ăn uống. Kinh doanh dịch vụ lữ
hành và các dịch vụ khách sạn du lịch (không bao gồm kinh doanh vũ
trường, quán bar và phòng hát karaoke)
2.1.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý:
Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng được tổ chức theo hình thức
công ty cổ phần với Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám
đốc, Ban kiểm soát và các phòng ban chức năng.

Hình 2.1 Mô hình tổ chức của Công ty CPXD Sông Hồng
Nguồn: Báo cáo của công ty Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng năm 2012.


10

2.1. 4 Những kết quả kinh doanh chủ yếu
Bảng 2-1 Kết quả kinh doanh năm 2010- 2012

Năm
2010
(tỷ
đồng)

KHOẢN MỤC
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ

Năm 2011
Giá
Tỷ lệ
trị
tăng
(tỷ
(%)
đồng)

Năm 2012
Giá trị
(tỷ
đồng)

Tỷ lệ
tăng
(%)

113


84

-25%

81

-4%

10

5

-50%

4

-20%

Doanh thu hoạt động tài chính

13

14

8%

16

14%


Chi phí tài chính

11

8

-27%

6

-25%

Chi phí quản lý doanh nghiệp

9

3

-67%

2

-33%

Lợi nhuận thuần hoạt động SXKD

2

4


100%

2

-50%

Lợi nhuận kế toán trước thuế

12

9

-25%

6

-33%

Thuế thu nhập doanh nghiệp

-

2

1

-50%

Lợi nhuận sau thuế

12
7
-42%
5
-29%
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng (2010-2012)

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần
xây dựng Sông Hồng
2.2.1 Khái quát về vốn kinh doanh của Công ty
Bảng 2-2. Bảng phân tích tăng trƣởng tài
Đơn vị: Triệu đồng
31/12/2011

31/12/

Tăng so với

2010

Số
Giá trị

tuyệt
đối

Tài sản ngắn
hạn

Tăng so với 31/12/2011


31/12/2010

Chỉ tiêu
Giá trị

31/12/ 2012

Số
tƣơng

Giá trị

đối

Tăng so với
31/12/2010

Số tuyệt

Số tƣơng

Số tuyệt

đối

đối

đối


Số
tƣơng
đối

236.547

246.528

9.981

4%

279.475

32.947

13%

42.928

18%

2.473

1.560

(913)

-36%


1.806

246

15,7%

(667)

-27%

20.951

7.580

(13.371)

-63%

5.500

(2.080)

-27%

(15.451)

-74%

116.481


125.151

8.670

8%

268.028

12.878

10,2%

151.547

130%

Tiền và các
khoản tương
đương tiền
Các
ĐTTC

khoản
ngắn

hạn
Các
phải thu

khoản



11
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn
hạn khác
Tài sản dài
hạn
Tài sản cố
định
Các
đầu

86.543

101.191

14.648

17%

-

(101.191)

-100%

(86.543)

-100%


10.099

11.046

947

9%

4.141

(6.905)

-63%

(5.958)

-59%

135.740

138.561

2.821

2%

148.710

70.149


50%

12.970

10%

32.927

33.000

73

0,2%

22.704

(10.296)

-31%

10.223

31%

101.124

102.000

876


0,8%

125.391

23.391

23%

24.267

24%

2.319

3.561

1.242

0,04%

615

(2.946)

-83%

(1.704)

-73%


372.287

385.089

12.802

3,4%

428.185

43.096

11%

55.898

15%

khoản


tài

chính dài hạn
Tài sản dài
hạn khác
Tổng tài sản

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng (2010-2012)


Nhìn vào bảng phân tích tăng trưởng tài sản của Công ty cổ phần
xây dựng Sông Hồng từ năm 2010 - 2012 ta thấy tình hình vốn công ty
có sự biến động lớn. Nhìn vào quá trình tăng trưởng vốn của Công ty cổ
phần xây dựng Sông Hồng. Tốc độ tăng tổng tài sản tương đối nhanh và
mạnh cho thấy doanh nghiệp có những chính sách và bước đi đúng đắn
trong việc kinh doanh và quản lý kinh doanh. Trong các loại tài sản của
doanh nghiệp, nhóm tài sản có tốc độ tăng trưởng nhanh gồm Tiền và
các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, tài sản cố định và các
khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Bảng 2-3. Cơ cấu tài sản
Chỉ tiêu
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác
Tổng tài sản

31/12/2010
Giá trị
Tỷ
(tr.
trọng
đồng)

(%)

31/12/2011
Giá trị
Tỷ
(tr.
trọng
đồng)
(%)

31/12/2012
Giá trị
Tỷ
(tr.
trọng
đồng)
(%)

236.547
2.473
20.951
116.481
86.543
10.099
135.740
32.927
101.124
2.319
372.287


246.528
1.560
7.580
125.151
101.191
11.046
138.561
33.000
102.000
3.561
385.089

279.475
1.806
5.500
268.028
4.141
148.710
22.704
125.391
615
428.185

63,5
0,6
5,6
31,2
23,2
2,7
36,5

8,8
27,1
62
100

64
0,4
0,86
2,0
26,3
3,0
36
8,6
26,5
0,92
100,00

65,3
0,4
1,3
62,5
0,9
34,7
5,3
29,2
0,1
100,00

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng (2010-2012)



12

Xét về cơ cấu vốn (Bảng 2-3), vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng. Vốn dài
hạn nhìn chung chiếm tỷ trọng thấp hơn so với vốn ngắn hạn của công ty,
tuy nhiên tăng dần từ năm 2010 tới năm 2012. Sự tăng lên nhanh chóng
của phần tài sản dài hạn, mặc dù do việc đầu tư mở rộng công ty nhưng
cũng gây sức ép lên việc huy động nguồn tài trợ cũng như đảm bảo tính
thanh khoản của công ty. Trong các loại vốn dài hạn, các khoản đầu tư tài
chính dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn so với tài sản cố định. Năm 2010,
tổng tỷ trọng tài sản dài hạn là 36,5% thì các khoản đầu tư tài chính dài
hạn đã chiếm tới 27,1%. Tương tự như vậy với năm 2011 và 2012. Kết quả
này là do chiến lược chuyên môn hóa từng loại hình đầu tư và kinh doanh
và chuyển việc đầu tư qua các công ty khác của Công ty cổ phần xây dựng
Sông Hồng.
Bảng 2-4. Bảng phân tích tăng trƣởng nguồn vốn
Đơn vị:triệu đồng
31/12/
2010

Nợ phải trả

31/12/2011
31/12/ 2012
Tăng so với
Tăng so với
Tăng so với
31/12/2010
31/12/2011

31/12/2010
Giá trị
Giá trị
Số
Số
Số
Số
Số
Số
Giá trị
tuyệt tƣơng
tuyệt
tƣơng
tuyệt
tƣơng
đối
đối
đối
đối
đối
đối
255.163 251.171 3.992 1,6% 278.993 27.822 11,0% 23.830
9,3%

Nợ ngắn hạn

244.844 234.992

9.852


4,0%

232.546 (2.446)

Nợ dài hạn

10.319

5.860

56,7%

46.447

Chỉ tiêu

16.179

-1,0%

30.268 187,0%

(12.298)

-5,0%

36.128

350%


Nguồn vốn chủ
sở hữu

117.124 133.918 16.794 14,3% 149.192 15.274

11,4%

32.068

27,4%

Vốn chủ sở hữu

116.602 133.275 16.673 14,3% 147.798 14.523

10,9%

31.196

26,8%

116,7%

872

167,0%

11,2%

55.898


15,0%

Quỹ khen
thưởng phúc lợi
Tổng nguồn vốn

522

643

121

372.287 385.089 12.802

23,2%
3,4%

1.394

751

428.185 43.096

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng (2010-2012)

Tương ứng với sự tăng trưởng mạnh của vốn kinh doanh là sự tăng
trưởng mạnh về nguồn vốn kinh doanh. So với năm 2010, năm 2011, năm
2012 tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn mạnh, tập trung chủ yếu vào nguồn vốn
chiếm dụng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có cách nhìn mới trong

phương hướng đầu tư dự án. Việc tăng cường sử dụng nguồn vốn nợ một
mặt giúp công ty có thể tận dụng được lá chắn thuế, giảm chi phí đi vay.


13

Tuy nhiên, mặt khác điều này cũng sẽ dẫn tới những khó khăn nhất định
trong khả năng thanh toán của công ty.
Bảng 2-5. Bảng phân tích tăng trƣởng nguồn vốn
Đơn vị:triệu đồng
31/12/ 2010

31/12/2011

31/12/2012

Giá trị

Tỷ

Giá trị

Tỷ

Giá trị

Tỷ

(tr.


trọng

(tr.

trọng

(tr.

trọng

đồng)

(%)

đồng)

(%)

đồng)

(%)

Nợ phải trả

255.163

68,5

251.171


65,2

278.993

65,2

Nợ ngắn hạn

244.844

65,8

234.992

61,0

232.546

54,3

Nợ dài hạn

10.319

2,8

16.179

4,2


46.447

10,8

Nguồn vốn chủ sở hữu

117.124

31,5

133.918

34,8

149.192

34,8

Vốn chủ sở hữu

116.602

31,3

133.275

34,65

147.798


34,5

522

0,2

643

0,2

1.394

0.3

Chỉ tiêu

Quỹ khen thưởng phúc lợi
Tổng nguồn vốn

372.287 100,00 385.089 100,00 428.185 100,00

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng (2010-2012)

Khi phân tích về cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Xây
dựng Sông Hồng tương ứng với sự tăng trưởng mạnh của vốn kinh doanh
là sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn kinh doanh. So với năm 2010, năm
2011, năm 2012 tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn mạnh, tập trung chủ yếu vào
nguồn vốn chiếm dụng. Tốc độ tăng trưởng tổng số tiền nợ phải trả năm
2012 tăng so với năm 2011 là 27.822 triệu đồng tương ứng là 11%; năm
2012 so với năm 2010 số tiền là 23.830 triệu đồng với số tương ứng là

9,3%. Như vậy năm 2012 nợ phải trả tăng so với năm 2010 số tiền là 23,3
triệu đồng tức là 9,3%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có cách nhìn
mới trong phương hướng đầu tư dự án. Việc tăng cường sử dụng nguồn
vốn nợ một mặt giúp công ty có thể tận dụng được lá chắn thuế, giảm chi
phí đi vay. Tuy nhiên, mặt khác điều này cũng sẽ dẫn tới những khó khăn
nhất định trong khả năng thanh toán của công ty.


14

2.2.2 Hiệu quả sử dụng tổng vốn
Bảng 2.6;2.7;2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
(Đơn vị tính: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu
1
2
3
4

DTT
VKD bình quân
Lợi nhuận ST
VCSH bình quân

5
6

Năm 2010

Năm 2011 Năm 2012


113.116
281.939
12.724
152.896

84.678
253.449
7.185
153.225

81.767
238.871
5.389
151.067

HS sử dụng vốn (1/2)

0,40

0,33

0,34

TSLNST VKD(ROA) (3/2)

0.05

0.03


0.02

7
TSLNVCSH (ROE) (3/4)
0.08
0.05
0,04
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng (20102012)
Qua bảng phân tích trên, ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty chưa hiệu quả dẫn đến doanh thu, lợi nhuận giảm dần. Do đó, dẫn đến
chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
sở hữu và chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của Công ty cũng bị giảm theo.
2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bang 2-9. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hệ số phân tích tổng hợp
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Hiệu suất sử dụng VCĐ

2,15

1,55

1,54

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

2,72

4,63


8,31

Hàm lượng vốn cố định

0,46

0,64

0,64

Hệ số hao mòn TSCĐ

0,72

0,58

0,39

Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ

0,04

0,06

0,03

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
0,12
0,08
0,06

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng
(2010-2012)
Như vậy, nhìn vào bảng phân tích các chỉ tiêu tổng hợp vốn cố định
từ năm 2010 đến năm 2012, cùng với việc đánh giá nhận định các chỉ tiêu
trong mối liên hệ với nhau và so sánh giữa các thời kỳ, với giả định doanh
thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được loại trừ yếu tố trượt giá,
thì cơ cấu vốn của Công ty cổ phần Xây dựng Sông Hồng đã có sự chuyển


15

dịch dần để phù hợp với hướng phát triển của thị trường.
2.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.2.4.1. Kết cấu vốn lưu động
Bảng 2-10. Các chỉ tiêu hiệu quả các khoản phải thu khách hàng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vòng quay các khoản phải thu bình
18,2
9,5
11,4
quân
20
38
11
Kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay các khoản phải trả bình
14,7
6,7
14,8

quân
Kỳ thanh toán bình quân
25
55
8
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng
(2010-2012)
Năm 2012 và năm 2011 các khoản phải thu tập trung chủ yếu cho
việc trả trước cho người bán thì đến năm 2012 giá trị khoản phải thu lại tập
trung chủ yếu trong khoản phải thu của khách hàng, cụ thể hơn là phải thu
từ các đơn vị nội bộ trong Công ty. Tuy nhiên, để đánh giá chi tiết các
khoản phải thu, Công ty vẫn còn để một số khoản phải thu nợ đọng kéo dài
chưa xử lý được, tuy đây là số tiền không lớn trong tổng giá trị tài sản
nhưng công ty cũng cần có những biện pháp để xử lý dứt điểm tăng hiệu
quả sử dụng vốn, mở rộng lĩnh vực hoạt động cho phù hợp với định hướng
phát triển chung.
2.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời VLĐ
Bảng 2-11: Phân tích hệ số sinh lời vốn lƣu động
Chỉ tiêu

STT
1

VLĐ bình quân

2

LNST

Năm

2010

Năm
2011

Năm
2012

CL
11-10
(29.716
236.386 206.670 196.947
)
12.724

7.185

5.389

(5.539)

CL
12-11
(9.723)
(1.796)

3 HS sinh lời VLĐ (2/1)
0,05
0,03
0,03

(0,02)
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng (2010-2012)

Qua bảng phân tích trên, ta thấy hệ số sinh lời vốn lưu động của
Công ty tương đối thấp. Trong cả 3 năm nghiên cứu, chỉ tiêu này đều thấp
hơn 0,1; nghĩa là 1 đồng vốn lưu động tạo ra chưa được 0,1 đồng lợi
nhuận. Nguyên nhân là các năm này các doanh nghiệp, thị trường giảm
đầu tư vào mảng xây dựng cơ bản. Ngoài ra, cũng do ảnh hưởng tiêu cực


16

của suy thoái kinh tế nên cũng gây khó khăn cho hoạt động SXKD của
Công ty nên lợi nhuận bị giảm sút và hệ số sinh lời cũng bị giảm theo.
- Hệ số đảm nhiệm VLĐ
Bảng 2-12: Phân tích hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm
Năm
STT Chỉ tiêu
Năm 2010
2011
2012
1
DTT
113.116
84.678
81.767
VLĐ bình quân
236.386 206.670 196.947

HS đảm nhiệm VLĐ
3
2,09
2,44
2,41
(2/1)
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Sông
Hồng (2010-2012)
Rõ ràng hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty còn thấp, vì với 1 đồng
VLĐ của Công ty bỏ ra chỉ thu về được khoảng 0,5 đồng doanh thu và
chưa đến 0,1 đồng lợi nhuận trong cả 3 năm nghiên cứu, hệ số đảm nhiệm
của Công ty có xu hướng tăng 2011nhưng lại giảm năm 2012. Điều đó,
Công ty cũng cần xem xét, chú ý quản lý và sử dụng thật hiệu quả VLĐ
của mình bởi VLĐ vốn được ví như “mạch máu” nuôi sống cho hoạt động
SXKD của Công ty.
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Bảng 2-13: Phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm
Năm
Năm
STT
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
1 DTT
113.116 84.678 81.767
2 VLĐ bình quân
236.386 206.670 196.947

3 Số lần luân chuyển VLĐ (1/2)
0,48
0,41
0,42
Kỳ luân chuyển VLĐ (360
4
752
879
867
ngày/(3))
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng
(2010-2012)
Chỉ tiêu này là rất thấp và có xu hướng giảm dần. Trong 3 năm,
không một năm nào VLĐ được luân chuyển đạt 1 vòng trong 1 năm. Qua
phân tích công tác quản lý VLĐ tại chương này, do các khoản phải thu và
HTK của Công ty chiếm một tỷ trọng quá lớn trong tổng số VLĐ, điều này
đã ảnh hưởng rất lớn đến DT cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty
2


17

và tỷ trọng các khoản phải thu và HTK của công ty cũng không giảm đi,
ảnh hưởng đến DT. do đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của
công ty.
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Mức tiết kiệm vốn lưu động năm 2011 so với năm 2012:
84.678
84.678
VTK =

= 30.119
0,41
0,48
Do số lần luân chuyển VLĐ của công ty trong năm 2011 giảm đi 0,07
đã khiến cho VLĐ bị lãng phí 30.119 triệu đồng so với năm 2012.
Mức tiết kiệm vốn lưu động năm 2012 so với năm 2011:
81.767
81.767
VTK =
= -18.271
0,42
0,41
Như vậy, trong năm 2012, Công ty đã sử dụng tiết kiệm VLĐ so với
năm 2011 là 18.271 (triệu đồng). Do số lần luân chuyển VLĐ của công ty
trong năm 2012 tăng lên 0,01 đã giúp tiết kiệm một lượng VLĐ là 18.271
triệu đồng so với năm 2011.
* Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Bảng 2-14. Các chỉ số khả năng thanh toán
Năm
Năm
Năm
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Khả năng thanh toán hiện hành
1,4
0,9
0,9
Khả năng thanh toán nhanh

0,8
0,6
0,8
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng
(2010-2012)
Như vậy dấu hiệu đáp ứng khả năng thanh toán hiện hành của công
ty đang ở ngưỡng kém an toàn và ngày càng rơi vào tình thế khó khăn, khả
năng thanh toán của công ty là rất yếu. Điều này có nghĩa là nếu công ty có
sẵn sàng chuyển đổi toàn bộ số tài sản ngắn hạn của công ty sang thì vẫn
chưa đủ thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn.
2.3 Đánh giá tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
Công ty cổ phần Xây dựng Sông Hồng
2.3.1 Những kết quả đạt được
* Về vốn cố định
Công ty đã tiến hành lập khấu hao tài sản cố định cho từng năm.
* Về vốn lưu động
- Về khả năng thanh toán, Công ty luôn duy trì một mức độ hợp lý về
khả năng thanh toán. Công ty có thể chiếm dụng vốn của đơn vị khác
thông qua việc vay nợ để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng
vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, không để rơi vào tình trạng khả năng


18

thanh toán yếu kém hoặc mất khả năng thanh toán.
- Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng đã giảm dần tỷ lệ tiền mặt
tại quỹ của Công ty, tăng lượng tiền gửi ngân hàng và các khoản tương
đương tiền (tiền gửi có kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống). Đây là một chiến
lược hợp lý trong công tác quản lý vốn bằng tiền của Công ty, bởi vì chỉ
duy trì một lượng tiền mặt để phục vụ giải quyết những vấn đề phát sinh

đột xuất, còn lại gửi ngân hàng để tránh tình trạng tiền mặt tồn trong quỹ
không tạo ra lợi nhuận.
- Công ty đã thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập tới các
đơn vị thành viên, giúp các đơn vị này có trách nhiệm hơn trong việc sử
dụng và quản lý vốn được giao, giảm được sự mất mát về tài sản như trước
đây.
2.3.2 Những tồn tại
- Công tác tổ chức hoạt động tài chính còn yếu.
- Công tác xây dựng các kế hoạch huy động và sử dụng vốn của
công ty còn yếu.
- Công tác quản lý chi phí: Ngoài chi phí quản lý doanh nghiệp, hệ
thống các thủ tục, các đầu mục chi phí của Công ty cổ phần Sông Hồng
vẫn rất nhiều, chi phí quản lý vốn rất đa dạng
- Công tác quản lý vốn lưu động còn yếu gồm các vấn đề như:
 Vấn đề thu hồi công nợ chưa thực sự hiệu quả do cả yếu tố
khách quan lẫn chủ quan của doanh nghiệp. Các khoản phải thu chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng lượng vốn lưu động của Công ty, chủ yếu trong
các khoản phải thu là phải thu khách hàng.
 Hàng tồn kho: Như đã nêu ở trên, do khối lượng các công trình
xây dựng của Công ty là rất nhiều, gối đầu qua các năm, do đó có nhiều
công trình dở dang tại thời điểm cuối mỗi năm, không thể thanh quyết toán
ngay, khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang còn cao. Chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng lượng hàng tồn
kho.
 Các khoản phải trả của công ty chưa được quản lý, cán bộ
nguồn nhân lực của công ty làm việc này chưa tốt, nên chưa tận dụng tối
đa các khoản phải trả của công ty.
- Công tác quản lý tài sản cố định còn lỏng lẻo, dẫn đến việc khấu
hao, hao mòn nhanh, việc mua sắm các thiết bị chưa được công ty quan
tâm đúng mức.

2.3.3 Nguyên nhân
- Việc bố trí cơ cấu vốn của doanh nghiệp chưa được phù hợp, chủ
yếu là vốn lưu động còn vốn cố định chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn


19

của công ty.
- Chi phí quản lý vốn của doanh nghiệp cao làm giá thành sản phẩm
của công ty cao lên, khó khăn hơn trong lĩnh vực cạnh tranh.
- Trình độ cán bộ quản lý của công ty nhìn chung vẫn còn nhiều hạn
chế, bộ máy quản lý còn nhiều cồng kềnh, hiệu quả quản lý thấp.
- Phân tích tài chính: thời gian nộp báo cáo của Công ty còn chậm.
Vì vậy, làm hạn chế việc điều chỉnh các chính sách tài chính cho phù hợp,
nhiều khi bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Ngoài những nguyên nhân trên thì còn nhiều nguyên nhân khác nữa
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty như
hành lang pháp luật, định hướng phát triển kinh tế đất nước và nhiều nhân
tố khác.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG
3.1 Phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây
dựng Sông Hồng đến 2020
3.1.1 Định hướng của Công ty Cổ phần xây dựng Sông Hồng đến
năm 2020
- Phát triển công ty công ty thành một doanh nghiệp vững mạnh,
nghiên cứu phương hướng phát triển trong tương lai, tập trung chuyên sâu
vào ngành nghề truyền thống trong đó lấy xây dựng hệ thống các công
trình giao thông, kinh doanh bất động sản làm lĩnh vực trọng tâm.

- Đảm bảo kinh doanh hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đóng góp tích cực cho
cộng đồng xã hội.
- Nâng cao thương hiệu và uy tín của công ty trên thị trường bằng
chính chất lượng công trình và sự kết tinh trí tuệ trong từng sản phẩm, dự án.
- Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Trong
đó đặc biệt chú trọng việc đẩy nhanh và khai thác đúng tiến độ một số dự
án lớn trong năm 2011-2015.
- Thực hiện tốt công tác quản lý các mặt hoạt động, đặc biệt là về
kinh tế, không để xảy ra sai sót, vi phạm pháp luật, thực hiện minh bạch
trong công tác kế toán, thống kê tài chính.
- Tăng cường sự hài hòa trong các mối quan hệ lợi ích: Bên cạnh mục
tiêu lợi nhuận của công ty, INCOMEX xác định phải quan tâm đến sự hài
hòa trong quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
- Chú trọng đầu tư vào yếu tố con người: Chất xám được coi là một


20

tài sản quý giá của quốc gia nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, nguồn lực con người là yếu tố cối lõi
tạo nên thành công của doanh nghiệp. Đầu tư vào nguồn nhân lực là một
trong những hoạt động đầu tư hiệu quả nhất vỡ nó quyết định việc sử
dụng, khai thác các nguồn lực khác.
3.1.2 Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần
xây dựng Sông Hồng trong giai đoạn 2010 – 2015
- Xây dựng và phát triển công ty theo hướng đa ngành nghề. Từng
bước mở rộng địa bàn hoạt động sang các địa bàn, khu vực khác nhau.
- Thực hiện đầu tư mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tăng
cường liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty.

- Tiếp tục tập trung phát triển những sản phẩm mà Công ty có thế
mạnh. Đa dạng hoá các mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
- Tổ chức thực hiện cải tiến công tác quản lý kinh doanh, xây dựng
cơ chế kinh doanh bán hàng linh hoạt để mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong
và ngoài nước.
- Xây dựng và củng cố mối quan hệ lâu dài với các đối tác hiện có
trong và ngoài nước để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
- Tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu qua các phương tiện
thông tin đại chúng, các chương trình hội chợ trong và ngoài nước.
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch đến 2015
STT
Nội dung
ĐVT
Kế hoạch năm 2013
1 Tổng doanh thu
Triệu đồng
352.155
2

Lợi nhuận trước thuế

Triệu đồng

89.525

3

Thuế TNDN


Triệu đồng

2.750

4

Lợi nhuận sau thuế

Triệu đồng

48.275

Tỷ lệ chia cổ tức
%
6%
Lao động bình quân
Người
123
Thu nhập bình
7
Triệu đồng
12.8
quân/tháng
Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng
3.1.3. Định hướng và yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại công ty cổ phần Xây dựng Sông Hồng
Nhìn chung các công ty kinh doanh chủ yêu trong lĩnh vực Bất động
sản thường bị mất cân đối giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, vì thế
5
6



21

để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng
cần đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ
đọng trong sản xuất kinh doanh áp dụng mức khấu hao, đơn giá ca máy
hợp lý, đảm bảo tiến độ công trình, thống nhất cơ chế quản lý, đảm bảo lợi
nhuận, đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và
hiệu quả đầu tư, huy động vốn với nhiều hình thức, giảm tỷ lệ lợi nhuận
cho các cổ đông, gia tăng nợ vay và thuê tài sản, máy móc thiết bị hoạt
động sản xuất kinh doanh
Trong định hướng và yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng có một số chú ý sau:
 Nguồn vốn và tài sản: Tập trung phát triển nguồn vốn và tài
sản cả về quy mô và chất lượng - một trong những yếu tố thể hiện tầm vóc
doanh nghiệp. Đảm bảo kinh doanh hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đóng góp tích cực
cho cộng đồng xã hội.
 Giữ vững quan hệ và uy tín, tranh thủ tận dụng nguồn vốn cho
vay ngắn hạn, dài hạn của các tổ chức tín dụng và các đối tác khác
 Phấn đấu nâng cao vòng quay vốn kinh doanh, đặc biệt chú ý
đến hiệu quả và khả năng thu hồi vốn nhanh.
 Thu hút vốn từ cổ đông bên ngoài khi cần mở rộng quy mô
hoạt động
 Xây dựng và giao kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, vốn
lưu động, kế hoạch vốn và đặc biệt là kế hoạch chi phí lợi nhuận cho các
đơn vị, hàng tháng kiểm điểm kế hoạch tìm nguyên nhân để đề ra biện
pháp khắc phục kịp thời.
 Phân cấp các mặt quản lý một cách triệt để nhằm tạo tính chủ

động cho các đơn vị trực thuộc phát huy quyền và trách nhiệm đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh đảm bảo mục tiêu cao nhất là lợi nhuận.
 Hoàn thiện cơ cấu vốn theo kết cấu tài sản. Đối với tài sản ngắn
hạn, DN phải lập kế hoạch vốn bằng tiền cân đối tỷ trọng tiền của DN


22

trong việc chi trả nguyên vật liệu, trả lương, tỷ trọng các khoản phải trả
khác và tỷ trọng các khoản dự trữ cho việc chi đột xuất.
 Hoàn thiện cơ cấu vốn theo nguồn hình thành bao gồm: Giảm
các khoản nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn cố định là phải xác định danh mục đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị
cho hợp lý, tính khấu hao cho đúng cho đủ quản lý, sử dụng có hiệu quả
quỹ khấu hao, lập kế hoạch sữa chữa và sữa chữa tốt tài sản cố định. Nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, lưu động cần tăng nhanh tốc độ luân chuyển
vốn tăng cường công tác thu hồi nợ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong
khâu thanh toán (chủ động thu hồi dứt điểm công nợ; Sử dụng nghiệp vụ
bao thanh toán, cố gắng không để phát sinh nợ mới), tham gia đấu thầu các
công trình có nguồn vốn rõ ràng, thanh toán theo hạng mục công trình và
chủ động kiến nghị chủ đầu tư nghiệm thu khi công trình hoàn thành
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh tại Công ty
Cổ phần xây dựng Sông Hồng
3.2.1 Hoàn thiện tổ chức hoạt động tài chính
3.2.2. Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn
3.2.3. Xây dựng kế hoạch đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất
lượng cao
3.2.4. Quản lý chặt chẽ chi phí
3.2.5 Giải pháp về vốn và cơ cấu vốn
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

+ Giảm thiếu vốn tồn kho dự trữ
+ Thúc đẩy công tác thu hồi nợ
+ Quản lý các khoản phải trả
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
+ Tăng cường công tác quản lý TSCĐ
+ Quản lý việc đầu tư mua sắm thiết bị
3.3 Kiến nghị với Nhà nƣớc
3.3.1 Nhà nước cần hoàn thiện quy chế quản lý tài chính cho phù


23

hợp với đặc thù của từng loại doanh nghiệp.
3.3.2 Ổn đinh kinh tế vĩ mô
3.3.3 Nhà nước cần quản lý sâu hơn nữa trong lĩnh vực Bất động sản
3.3.4 Triển khai mạnh mẽ hơn nữa gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho
dự án nhà ở xã hội.
3.3.5 Hoàn thiện môi trường pháp lý


×