Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa Lily ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.26 KB, 5 trang )

Full name : Dang Ngoc Trung
Student ID : 571006
Class
: CNSHE K57
Essay: Current topics in biotechnology
“Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa Lily ở Việt Nam”
Lily (Limo Spp) là tên gọi chung tất cả các cây thuộc loài Lilium, họ
LiLyaceae, bộ phụ của thực vật một lá mầm, được cho là một trong những loài hoa
quan trọng nhất trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 80 loài Lily
khác nhau (Comber, 1949), nó có nguồn gốc ở vùng Himalaya và được mở rộng tới
các vùng núi ở Bắc bán cầu, phân bố từ 100 đến 600 vĩ Bắc. Phần lớn các giống hoa
Lily thương mại, như: lai châu Á, lai Phương Đông... đều có nguồn gốc từ Nhật Bản
và Trung Quốc (Beattie and White, 1993). Do có vẻ đẹp sang trọng, hương thơm
quyến rũ và giá trị kinh tế cao nên hoa Lily nhanh chóng được phát triển ở nhiều
nước trên thế giới, như: Hà Lan, Italia, Canada, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan ...
Ở Việt Nam, Lily được xếp vào loại hoa cao cấp, cho thu nhập gấp 10 – 15 lần
so với các loại hoa Cúc, hoa Hồng, hoa Cẩm Chướng, hoa Hồng Môn. Một số giống
hoa Lily trồng phổ biến ở nước ta như: giống Tiber, giống Siberia, giống Acapulco,
giống Lily thí nghiệm, giống Stargazer. Đặc biệt, hoa Lily cắt cành mới phát triển
nhưng do có dáng đẹp, mùi thơm quý phái, màu sắc đa dạng và hấp dẫn, quanh
năm có hoa được rất nhiều người ưa chuộng, do vậy nhu cầu tiêu dùng sẽ ngày
càng cao. Không những vậy, trồng hoa Lily đang thu hút lớn các nhà đầu tư cả
trong và ngoài nước. Chính vì vậy, nghiên cứu và sản xuất hoa Lily ở Việt Nam ngày
càng được quan tâm và chú trọng, là hướng đi mới giúp người nông dân đẩy
nhanh việc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông
thôn và cũng là hướng giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu trong nông nghiệp.
Cây hoa Lily mới được phát triển mạnh ở nước ta những năm gần đây, giống
Lily đưa vào sản xuất chủ yếu là nhập nội từ Hà Lan, Trung Quốc hoặc Đài Loan,
chúng chưa được nghiên cứu khảo nghiệm tại các vùng sinh thái một cách hệ thống



trước khi trồng, nên dẫn đến một số giống có chất lượng hoa kém, mẫu mã xấu, nở
hoa không đúng dịp... gây khó khăn cho người sản xuất, hiệu quả kinh tế thấp, có
khi dẫn đến thất bại. Nghiên cứu giống sẽ giúp chúng ta nắm bắt được đặc điểm
sinh trưởng, phát triển, khả năng phù hợp của chúng với điều kiện ngoại cảnh, từ
đó có thể lựa chọn được những giống phù hợp với điều kiện của địa phương trước
khi đưa vào sản xuất.
Về tình hình sản xuất hoa Lily ở Việt Nam hiện nay thì so với các chủng loại
hoa khác thì hoa Lily ở nước ta chiếm một tỷ lệ thấp về cả diện tích và số lượng. Đà
Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng hoa Lily nhiều nhất so với các địa phương
khác trong cả nước, chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng hoa. Tình hình
phát triển hoa Lily ở Đà Lạt khá thuận lợi, do có điều kiện ngoại cảnh phù hợp cho
sự phát triển của các giống hoa. Hơn nữa Đà Lạt có kỹ thuật trồng hoa Lily cao hơn
những vùng khác, nên hoa sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng hoa đồng đều. Lily
là một trong những loại hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho một số công ty hoa ở
Đà Lạt. Ở đây có một công ty nước ngoài đầu tư sản xuất hoa Lily từ năm 1994,
diện tích trồng hoa Lily khoảng 4 ha, mỗi năm cung cấp cho thị trường 3 triệu
cành.
Hiện nay, một số tỉnh miền núi phía Bắc, như: Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn,
Hoà Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên.... đã tiến hành sản
xuất một số giống Lily thương mại: Tiber, Lily thí nghiệm, Siberia, Acapulco,
Stargazer, Yelloween, Starfighter.... nhưng mới ở quy mô thử nghiệm nhỏ, chưa đưa
ra sản xuất đại trà. Nhìn chung, việc sản xuất hoa Lily của nước ta còn nhiều hạn
chế về diện tích, năng suất và sản lượng, dẫn tới giá thành hoa cắt còn khá cao, khó
tiếp cận với người tiêu dùng.
Về tình hình nghiên cứu về giống hoa Lily thì hiện tại ở Việt Nam có 2 loài
Lilium hoang dại: L.browii F.E. Brown var. Cochesteri Wils mọc trên núi đá, các đồi
cỏ ở Bắc Thái, Cao Lạng (nay là tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn)
và loài L.poilaneigag.nep xuất hiện ở đồi cỏ Sa Pa – Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh
Lào Cai). Tuy nhiên, các giống Lily trồng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập



nội từ Hà Lan, Đài Loan hoặc Trung Quốc. Nghiên cứu về hoa Lily tập trung ở một
số hướng: khảo nghiệm để lựa chọn được những giống nhập nội phù hợp với điều
kiện sinh thái từng vùng; nghiên cứu sản xuất củ giống bằng kỹ thuật in vitro, nuôi
cấy bioreactor.
Nghiên cứu khảo nghiệm hoa Lily được thực hiện ở nhiều vùng phía Bắc
bước đầu đã thu được kết quả khả quan. Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Văn
Đông từ năm 2002 đến năm 2004 đã xác định được 3 giống Lily: Tiber, Siberia và
Acapulco có khả năng trồng phù hợp ở khu vực phía Bắc, kết quả khảo nghiệm tại
các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên... đã khẳng định được 2
giống Tiber và Lily Acapulco thí nghiệm sinh trưởng, phát triển tốt tại địa phương...
Nghiên cứu sản xuất giống Lily ở Việt Nam cũng đem lại một số kết quả nhất
định, như: Nghiên cứu phương pháp tạo củ in vitro trên một số giống hoa Lily nhập
nội (Nguyễn Thái Hà và cs, 2003). Nghiên cứu khả năng tạo củ của Lily bằng cách
tạo củ sơ cấp Lily trong ống nghiệm (Hà Thị Thuý và cs, 2005). Nghiên cứu nhân
giống củ Lily bằng kỹ thuật in vitro nuôi cấy trong môi trường cơ bản (MS) có bổ
sung 12% đường sacaroza, nhiệt độ phòng 25-27oC, độ ẩm 70%, cường độ chiếu
sáng 3.000 lux của tác giả Nguyễn Thị Lý Anh Viện Sinh học Nông nghiệp – Học viện
Nông nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy các cây trồng từ củ in vitro có khối lượng
trên 1g/củ và được xử lý ở nhiệt độ 50 oC trong 3 tháng đã sinh trưởng, phát triển
tốt và có chất lượng củ thu hoạch cao (Nguyễn Thị Lý Anh, 2005). Các nhà khoa
học thuộc Phân viện Công nghệ sinh học Đà Lạt và Trường Đại học Khoa học tự
nhiên (Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) đã thành công trong việc nhân
giống Lily bằng kỹ thuật nuôi cấy bioreactor, sau 1-2 tháng có thể tạo ra 10.000 cây
Lily giống từ bình nuôi cấy loại bioreactor có thể tích 20 lít, cây có khả năng sống
và sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên đến 95%.
Đồng thời, những nghiên cứu về kỹ thuật trồng, sản xuất hoa Lily cũng được
tiến hành nghiên cứu và thu được nhiều kết quả quan trọng. Những nghiên cứu của
Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2004) cho thấy trong quá trình bón phân, chúng ta

nên sử dụng đạm Nitrat để hạn chế làm tăng độ pH trong đất, tạo điều kiện thích


hợp về pH cho Lily phát triển. Về mặt thời vụ, những kết quả nghiên cứu của Đỗ
Tuấn Khiêm (2007), Nguyễn Văn Tấp (2008) cho thấy những điều kiện về mặt thời
vụ (thời gian, nhiệt độ, độ ẩm) ảnh hưởng quan trọng tới thời gian sinh trưởng,
chất lượng hoa và thời điểm nở hoa của Lily.
Bên cạnh đó, mật độ, khoảng cách trồng hoa, chăm bón sau khi trồng cũng
như kiểm soát dịch bệnh gây hại và phương pháp thu hoạch bảo quản cũng được
tiến hành nghiên cứu để tìm ra những phương pháp kỹ thuật đơn giản, tiết kiệm
nhưng đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2004) chỉ ra rằng
hai đến ba tuần đầu sau trồng Lily không cần bón phân, thiếu ánh sáng cây sinh
trưởng chậm, mềm yếu, lá vàng, hoa không bền; hay tác giả Đỗ Tuấn Khiêm (2007)
đã xác định được một số chất kích thích sinh trưởng: GA3 có tác dụng làm tăng
chất lượng hoa, phân bón qua lá Antonik có tác dụng tốt đến sinh trưởng và chất
lượng hoa Lily. Đoàn Thị Thành (2005) chỉ ra bệnh khô lá do nấm Botrytis elliptica;
nấm Fusarium gây hại lớn trên nhiều loại cây trồng trong đó có bệnh thối củ của
Lily, và rất nhiều những nghiên cứu khác.
Nói tóm lại, với thuận lợi một nước có điều kiện khí hậu phù hợp cho các loài
hoa, cây cảnh phát triển, việc nghiên cứu và phát triển sản xuất các loài hoa, cây
cảnh nói chung và hoa Lily nói riêng là một trong những triển vọng, là xu hướng
phát triển kinh tế cho người dân với hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáp ứng nhu
cầu của thị trường, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Minh Hoa, Nguyễn Thị Tố Nga, 2014. Nghiên cứu một số biện kỹ

thuật phù hợp cho sản xuất hoa Lily tại Lạng Sơn, Trường đai học Nông
lâm – Đại học Thái Nguyên.

2. Phan Thị Dung, Đào Thanh Vân, 2009, Nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại Ba Bể - Bắc Kạn,
Trường đai học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên.
3. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004. Công nghệ trồng hoa mới cho thu
nhập cao – cây hoa Lily, Nhà xuất bản Lao động-xã hội, tr: 9-31; 58-76.
4. Nguyễn Thái Hà và cs, 2003. Nghiên cứu sự phát sinh của In vitro các
giống hoa lilium spp. Báo cáo hội nghị sinh học toàn quốc. Nxb Khoa học
và kỹ thuật, tr : 875-879.
5. Nguyễn Thị Lý Anh, 2005, Sự tạo củ Lily in vitro và sự sinh trưởng của
cây Lily trồng từ củ in vitro, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tập
III số 5 Trường đại học nông nghiệp Hà Nội. tr: 349-353.
6. Các tài liệu tham khảo khác.



×