Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Tổ chức hoạt động ngoại khóa chương cơ học chất lưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 110 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI – thế kỉ của khoa học công nghê
phát triển. Những thành tựu to lớn của khoa học và cơng nghê đóng vai trị
ngày càng đáng kể trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
nguồn nhân lực của đất nước không chỉ cần có trình độ cao mà cịn phải có
năng lực giải quyết vấn đề, kĩ năng nghề nghiêp tốt… Để đào tạo ra những
con người như vậy đòi hỏi giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục tiêu, nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiên dạy học và cách kiểm tra
đánh giá. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã có những biên pháp tích cực
và hữu hiêu nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Điều 28.2 luật giáo dục năm
2005 quy định:“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm viêc theo nhóm;
rèn luyên kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [19].
Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có những đởi mới vơ
cùng mạnh mẽ cả về cơ sở vật chất lẫn phương pháp dạy học. Tuy nhiên
chương trình học nội khóa hiên nay vẫn chưa đủ thời gian để HS có thể khắc
sâu, mở rộng, vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn, chưa kích
thích được sự hứng thú và phát huy tính tích cực của HS trong học tập. Do
vậy để đạt được mục tiêu đề ra của nền giáo dục, cần phải đa dạng hóa các
hình thức tở chức học tập của học sinh và cần phải khẳng định vai trò của hoạt
động ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa khơng những giúp học sinh củng cố,
đào sâu, mở rộng kiến thức trong giờ học nội khóa: giúp học sinh biết cách vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, gắn lí thuyết với thực tiễn, thấy được những ứng

1


dụng của kiến thức trong đời sống và kĩ thuật, mà còn phát huy tính tích cực,


kích thích sự hứng thú và nâng cao chất lượng kiến thức của HS.
Vật lí là một mơn khoa học thực nghiêm có nhiều ứng dụng trong đời
sống, kĩ thuật. Các ứng dụng kĩ thuật của vật lí là kết quả của viêc vận dụng
những kiến thức khái quát của vật lí, nhất là những định luật vật lí vào kĩ
thuật để chế tạo những thiết bị máy móc đáp ứng được yêu cầu của kĩ thuật và
đời sống.
Thực tế hiên nay, hầu như giáo viên dạy học chưa chú trọng khai thác
các kiến thức áp dụng vào đời sống, kĩ thuật, mà chủ yếu quan tâm đến viêc
truyền thụ kiến thức, nên kiến thức mà học sinh thu được chỉ hầu như thuần
túy là lí thuyết. Vì thế các em học sinh có thể nắm được lí thuyết nhưng
không biết áp dụng vào thực tiễn. Nhìn chung viêc dạy học vẫn mang tính
“hàn lâm, kinh viên”. Nếu tổ chức được hoạt động ngoại khóa về ứng dụng kĩ
thuật của vật lí thì học sinh sẽ có cơ hội và điều kiên vận dụng những kiến
thức đã học vào đời sống thực tiễn, thông qua viêc thiết kế, chế tạo ra các
thiết bị máy móc…sử dụng vào mục đích nào đó trong kĩ thuật, đời sống.
Về những vấn đề liên quan đến đề tài đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu như: Nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khóa ở chương “Động lực học
chất điểm” của vật lí 10 trung học phổ thơng nhằm phát huy tính tích cực và
phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Quách Thị Thu Phương. Luận văn
thạc sĩ. ĐHSP Hà Nội 2009; Tổ chức hoạt động ngoại khóa về phần chất lỏng
trong chương trình vật lí 10 THPT theo hướng phát huy tính tích cực và phát
triển năng lực sáng tạo của học sinh. Dương Hải Yến. Luận văn thạc sĩ.
ĐHSP Hà Nội 2010; Nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khóa về các cách
xác định tiêu cự của thấu kính ở vật lí 11 trung học phổ thơng theo hướng
phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Dương
Thị Thanh Bình. Luận văn thạc sĩ. ĐHSP Hà Nội 2010; Tổ chức hoạt động
ngoại khóa một sớ kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” vật lí lớp 11
THPT theo hướng phát huy tính tích cực tự lực của học sinh. Phạm Thị Lan
Hương. Luận văn thạc sĩ. ĐHSP Hà Nội 2011; Tổ chức hoạt động ngoại khóa
2



chương “Dịng điện xoay chiều” vật lí 12 cho học sinh hệ bổ túc trung học
phổ thông. Nguyễn Thị Thu Hằng. Luận văn thạc sĩ. ĐHSP 2012…
Kiến thức về “Cơ học chất lưu” đã được nghiên cứu trong một số luận
văn như: Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Cơ học chất
lưu” theo SGK Vật lí 10 thí điểm ban KHTN nhằm phát huy tính tích cực tự
chủ của HS trong học tập. Đỗ Thị Phước Hà. Luận văn Thạc sĩ. ĐHSP Hà
Nội 2004; Nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khóa về “Cơ học chất lưu”
nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh lớp 10 THPT. Trần Hữu
Phước. Luận văn Ths. ĐHSP Hà Nội 2007; Tổ chức dạy học dự án các nội
dung kiến thức chương “Cơ học chất lưu” vật lí lớp 10. Nguyễn Nguyêt Huê.
Luận văn Ths. ĐHSP Hà Nội 2010; Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy
học chương “Cơ học chất lưu” vật lí 10 nâng cao. Nguyễn Thúy Hằng. Luận
văn thạc sĩ. ĐHSP Hà Nội 2012…
Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về “Cơ học chất lưu”. Tuy
nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu tở chức hoạt động ngoại khóa một số ứng
dụng kĩ thuật chương “Cơ học chất lưu” tại địa bàn trường THPT A Kim Bảng.
Với những lí do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tổ chức
hoạt động ngoại khóa một số ứng dụng kĩ thuật chương “Cơ học chất
lưu” Vật lí 10 Nâng cao THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất tiến trình hoạt động ngoại khóa một số ứng dụng kĩ thuật
chương “Cơ học chất lưu” Vật lí 10 Nâng cao đáp ứng mục tiêu dạy học mơn
Vật lí nhằm góp phần phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức
của HS.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Hoạt động ngoại khóa về ứng dụng kĩ thuật chương “Cơ học chất
lưu” Vật lí 10 Nâng cao THPT.
4. Giả thuyết khoa học của đề tài


3


- Nếu tở chức hoạt động ngoại khóa theo tiến trình hoạt động ngoại
khóa một số ứng dụng kĩ thuật chương “Cơ học chất lưu” Vật lí 10 Nâng cao
đáp ứng mục tiêu dạy học mơn Vật lí thì có thể góp phần phát huy được tính
tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về:
- Hoạt động ngoại khóa.
- Dạy học các ứng dụng kĩ thuật.
- Mục tiêu dạy học môn Vật lí.
- Tính tích cực của học sinh trong học tập.
- Chất lượng kiến thức.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn viêc tổ chức hoạt động ngoại khóa về ứng
dụng kĩ thuật chương “Cơ học chất lưu” tại một số huyên của tỉnh Hà Nam.
5.3. Đề x́t tiến trình tở chức hoạt động ngoại khóa về ứng dụng kĩ thuật nhằm
góp phần phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức của HS.
5.4. Nghiên cứu nội dung chương trình và xây dựng cấu trúc logic nội dung
chương “Cơ học chất lưu” Vật lí 10 Nâng cao.
5.5. Đề xuất tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa một số ứng dụng kĩ thuật
chương “Cơ học chất lưu” Vật lí 10 Nâng cao nhằm góp phần phát huy tính
tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức của HS.
5.6. Thực nghiêm sư phạm.
5.7. Kết luận.
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liêu về tâm lí
học, giáo dục học, lí luận dạy học vật lí… Đặc biêt là nghiên cứu cơ sở lí luận
về: HĐNK ở trường THPT, dạy học các ứng dụng kĩ thuật, tính tích cực của

HS, chất lượng kiến thức của HS.
4


- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát tình hình dạy
học nội khóa chương “Cơ học chất lưu” ở một số trường THPT
- Thực nghiêm sư phạm để đánh giá tính khả thi của tiến trình HĐNK
đã xây dựng và hiêu quả của HĐNK.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiêm.
7. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Góp phần hê thống hóa cơ sở lí luận viêc tở chức hoạt động ngoại
khóa về ứng dụng kĩ tḥt nhằm góp phần phát huy tính tích cực và nâng cao
chất lượng kiến thức của HS.
- Đề xuất tiến trình tở chức hoạt động ngoại khóa một số ứng dụng kĩ
thuật chương “Cơ học chất lưu” Vật lí 10 Nâng cao nhằm góp phần phát huy
tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức của HS.
- Có thể làm tài liêu tham khảo cho giáo viên Vật lí THPT và sinh viên
các trường sư phạm.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liêu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của viêc tở chức hoạt động ngoại
khóa về ứng dụng kĩ thuật nhằm góp phần phát huy tính tích cực và nâng cao
chất lượng kiến thức của HS.
Chương II: Đề xuất tiến trình hoạt động ngoại khóa một số ứng dụng
kỹ thuật chương “Cơ học chất lưu” Vật lí 10 Nâng cao THPT nhằm góp phần
phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức của HS.
Chương III: Thực nghiêm sư phạm.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC

5


HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ ỨNG DỤNG KĨ THUẬT NHẰM
GÓP PHẦN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG KIẾN THỨC CỦA HS
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Hoạt động ngoại khóa ở trường THPT
1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động ngoại khóa
Theo tác giả Ngũn Quang Đơng [6], HĐNK là hình thức tở chức dạy
học ngồi lớp, khơng quy định bắt buộc trong chương trình, dựa trên sự tự
nguyên tham gia của các em HS có hứng thú, yêu thích bộ mơn và ham muốn
tìm tịi, sáng tạo các nội dung học tập, dưới sự hướng dẫn của GV nhằm bổ
sung, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng bộ môn đã được học
trong chương trình chính khóa, đờng thời góp phần giáo dục HS một cách
tồn diên.
Với cách hiểu như trên, HĐNK được xem như một trong những hình
thức dạy học quan trọng, là một trong những hình thức dạy học nhằm góp
phần phát huy tính tích cực, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho HS và góp
phần nâng cao chất lượng kiến thức của HS.
1.1.1.2. Vị trí, vai trị của hoạt động ngoại khóa trong các hình thức tổ chức
dạy học ở trường phổ thơng
Hoạt động ngoại khóa là một trong ba hình thức dạy học chủ yếu ở
trường phổ thông hiên nay. Hoạt động ngoại khóa nói chung và hoạt động
ngoại khóa Vật lí nói riêng có vai trị vơ cùng quan trọng trong viêc giáo dục
học sinh trên tất cả các mặt, cụ thể là:
- Về nâng cao chất lượng kiến thức: HĐNK giúp HS củng cố, đào sâu,
mở rộng những tri thức đã được học trên lớp, bổ sung những vấn đề chưa
được đặt ra trong chương trình chính khóa, tăng cường tính chính xác, khái
quát, hê thống, tính áp dụng được… của kiến thức. Bên cạnh đó, nó cịn giúp

6


HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, tạo điều kiên để học đi đôi với
hành, nối liền kiến thức trên bục giảng với đời sống.
- Về rèn luyện kĩ năng: HĐNK rèn luyên cho HS một cách toàn diên
các kĩ năng hành động nhận thức như: Bắt trước theo mẫu, thao tác phối hợp,
hiểu, áp dụng, tổng hợp, vận dụng linh hoạt, đánh giá,... Qua đó, HS có được
các kĩ năng thực nghiêm, kĩ năng làm viêc tập thể, kĩ năng sống, tổ chức, giao
tiếp, định hướng nghề nghiêp…
- Về phát triển tư duy: HĐNK rèn luyên và phát triển các năng lực tư
duy của HS như: Óc quan sát và năng lực nhận ra được cái bản chất trong các
hiên tượng vật lý, phát triển ngôn ngữ của HS, tư duy logic, tư duy vật lý…
- Về giáo dục tinh thần thái độ:
+ HĐNK làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú, đa dạng, làm
cho viêc học tập của HS thêm lôi cuốn, sinh động, vì vậy có tác dụng khơi
dậy niềm say mê hứng thú học tập, thực hành, lòng ham hiểu biết, yêu khoa
học và phát huy tính tích cực của HS.
+ HĐNK cũng góp phần giáo dục tính tở chức, tính kế hoạch, tinh thần
làm chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế.
Như vậy HĐNK đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung
các kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm sống cho HS, giúp HS hoàn thiện nhân
cách, phát triển toàn diện cả về đức dục và trí dục.
1.1.1.3. Các đặc điểm của hoạt động ngoại khóa
Theo tác giả Ngũn Quang Đơng, HĐNK về vật lí nói riêng và
HĐNK nói chung có những đặc điểm cơ bản như [6]:
- HĐNK được thực hiên ngoài giờ chính khóa, nó khơng mang tính bắt
buộc mà phụ thuộc vào sở thích, hứng thú và nguyên vọng của mỗi HS trong
khn khở khả năng và điều kiên có thể tổ chức được của nhà trường.


7


- HĐNK có nội dung thường liên quan với nội dung học tập trong
chương trình nội khóa, phù hợp với trình độ và đặc điểm của các đối tượng
tham gia.
- HĐNK có thể tở chức được dưới nhiều hình thức: Câu lạc bộ ngoại
khóa, tham quan ngoại khóa, hội thi ngoại khóa, hội vui ngoại khóa…
- HĐNK rất đa dạng, bao gờm cả mặt văn hóa – xã hội, chính trị, khoa học
công nghê, thể dục thể thao, kĩ thuật… Nhằm giúp HS đào sâu làm phong phú
thêm những điều đã được học trong giờ học nội khóa của mơn học tương ứng.
- Ngoại khóa do GV bộ mơn, GV chủ nhiêm, đồn thanh niên cộng sản
Hờ Chí Minh… một nhóm, một lớp hay một số tập thể lớp thực hiên.
- Cách đánh giá kết quả không thông qua điểm số mà thông qua những
biểu hiên trong quá trình tham gia hoạt động và sản phẩm của HS…
- HS được giao lưu với nhau, có thể phát huy tính năng động, sáng tạo của
mình mà không bị hạn chế bởi những căng thẳng như trong giờ học trên lớp.
Như vậy hoạt động ngoại khố khơng gị bó về thời gian, không gian
cũng như trình tự nội dung như giờ học nội khố, do đó giáo viên có thể dễ
dàng kết hợp hoạt động ngoại khoá với những phương pháp, hình thức dạy
học khác.
1.1.1.4. Nội dung của hoạt động ngoại khóa.
Nội dung ngoại khóa Vật lí ở trường phở thơng rất đa dạng nhưng có
thể chia thành hai nội dung chính: lí thuyết và thực nghiêm. Cụ thể đó là các
nội dung như:
- Nghiên cứu những kiến thức lí thuyết về Vật lí và kĩ thuật.
- Nghiên cứu, tìm hiểu những ứng dụng của Vật lí trong đời sống, kĩ thuật.
- Thiết kế, chế tạo dụng cụ và làm thí nghiêm Vật lí.
Theo chúng tôi nội dung của hoạt động ngoại khóa Vật lí nên tập trung
vào những kiến thức nằm trong phạm vi chương trình nội khố, hoạt động

ngoại khóa gắn với nội khóa nhằm mục đích giúp HS củng cố, đào sâu, mở
8


rộng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cơ bản, phát huy tính tích cực. Trên cơ
sở nghiên cứu các nội dung và mục đích của đề tài, chúng tơi lựa chọn hướng
nội dung HĐNK: tổ chức và hướng dẫn HS thiết kế, chế tạo một số ứng dụng
của vật lí trong kĩ thuật.
1.1.1.5. Các hình thức hoạt động ngoại khóa vật lí
HĐNK vật lí ở trường phở thơng có nhiều hình thức khác nhau, nhưng
sự phân chia các hình thức HĐNK chỉ mang tính chất tương đối, tùy thuộc
vào số lượng HS tham gia, theo nội dung, theo địa điểm tở chức,… mà có thể
phân ra các hình thức HĐNK vật lí khác nhau. Có hai hình thức phở biến nhất
là HĐNK theo nhóm và HĐNK có tính q̀n chúng rộng rãi.
● Hoạt động ngoại khóa vật lí theo nhóm
Có thể thành lập những nhóm HĐNK vật lí như:
- Nhóm nghiên cứu lí thút
Nhóm này chun đi sâu viêc sưu tầm các tài liêu liên quan đến vấn đề
đang nghiên cứu để giúp HS hiểu bài sâu hơn, nghiên cứu giải thích các hiên
tượng mà trong điều kiên hạn hẹp của thời lượng trên lớp mà GV chưa thể giải
thích kĩ lưỡng, sưu tầm những bài toán vật lí hay, tìm phương pháp giải hay…
Nhóm có thể phụ trách công viêc ra báo tường hoặc tập san vật lí của trường.
- Nhóm chế tạo dụng cụ thí nghiệm vật lí
Để có thể phát huy tính tích cực của học sinh thì viêc chế tạo thêm các
dụng cụ thí nghiêm là rất cần thiết. Do vậy cơng tác ngoại khóa tổ chức cho
HS tham gia chế tạo dụng cụ thí nghiêm là rất phù hợp, vừa giúpHS trực tiếp
được tham gia chế tạo dụng cụ, hiểu sâu hơn kiến thức được học, thấy được
ứng dụng của kiến thức trong thực tế, khiến các em thấy hứng thú và tích cực
hơn trong học tập, đồng thời nâng cao chất lượng kiến thức của HS.
- Nhóm vật lí kĩ thuật


9


Những nhóm ngoại khóa này mang nhiều tính chất chuyên mơn hơn
nhóm “chế tạo dụng cụ thí nghiêm vật lí” nhưng hoạt động của nhóm phải
gắn liền hai mặt lí thuyết và thực hành. Do vậy GV cần phải bổ sung thêm cả
kiến thức lí thuyết và thực hành cho HS. Khi tở chức những nhóm này GV
nên tở chức phối hợp với những chuyên gia để nhóm được tư vấn, giúp đỡ kĩ
thuật cũng như kinh nghiêm.
●Hoạt động ngoại khóa có tính chất quần chúng rộng rãi
Hình thức HĐNK vật lí có tính chất quần chúng rộng rãi làm cho HS
thêm yêu thích môn vật lí, kích thích trí tưởng tượng sáng tạo và rèn luyên
các phẩm chất cá nhân. HĐNK này thu hút nhiều HS tham gia, hình thức này
có thể kể đến những hoạt động như: Hội thi vật lí, triển lãm vật lí, báo tường
về vật lí…
- Hội thi vật lí
Hội thi là hình thức HĐNK vật lí phổ biến, lôi cuốn được đông đảo HS,
tạo ra được khí thế trong hoạt động học tập và nghiên cứu. Hội thi có thể
được tở chức theo từng chun đề, theo khối lớp hoặc quy mơ tồn trường.
Hội thi có nội dung chính là các trị chơi hoặc các câu hỏi rèn luyên trí tuê,
như trò chơi hái hoa dâng chủ; thi khéo tay, thi giải đáp các câu hỏi trí tuê…
- Triển lãm về vật lí
Nội dung triển lãm có thể gờm: Dụng cụ, mơ hình vật lí mà HS chế tạo
được, mẫu vật sưu tầm được, tranh ảnh vật lí… Triển lãm có thể tở chức kết
hợp với hội vui vật lí hoặc tiến hành cùng với bộ mơn khác như toán, hóa
sinh, cơng nghê…
- Báo tường về vật lí
Hình thức HĐNK này có tác dụng tốt trong viêc thúc đẩy HS sưu tầm,
đọc các sách báo hoặc giải các bài toán hay về vật lí. Báo tường vật lí có thể

10


ra hàng tháng, hàng học kì. Nội dung báo tường được trình bày trên khổ giấy
Ao hoặc ra tập san, trưng bày ở bản tin chung hoặc phòng truyền thống để mọi
người đều có thể đọc được.
Với hướng nội dung HĐNK: tổ chức và hướng dẫn HS thiết kế, chế tạo
một sớ ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật chúng tôi lựa chọn hình thức tổ
chức HĐNK cơ bản là hoạt động theo nhóm. Ngồi ra để HĐNK của HS có ý
nghĩa và tăng sự hứng thú của HS hơn, chúng tơi có thể tổ chức một buổi để
HS báo cáo sản phẩm và kết hợp với hội thi vật lí.
1.1.1.6. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa
Theo tác giả Nguyễn Quang Đông, quy trình tổ chức hoạt động ngoại
khóa gờm các bước sau [6]:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khóa
Căn cứ vào nội dung chương trình, mục tiêu dạy học và tình hình thực
tế của dạy học nội khóa bộ mơn, đặc điểm của HS và điều kiên của GV cũng
như của nhà trường để lựa chọn chủ đề của HĐNK. Viêc lựa chọn này cần
phải rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lí và kích thích sự tích cực, sự sẵn
sàng của HS ngay từ đầu.
Bước 2: Lập kế hoạch HĐNK
Khi lập kế hoạch HĐNK thì GV cần phải xác định:
- Xác định mục tiêu của HĐNK gồm các mục tiêu: về kiến thức, về kĩ
năng, về phát triển tư duy, về tình cảm, thái độ.
- Xác định nội dung HĐNK.
- Xác định đối tượng tham gia HĐNK.
- Dự kiến hình thức tổ chức HĐNK.
- Dự kiến các PPDH/KTDH.
- Dự kiến phương tiên dạy học.


11


- Dự kến những khó khăn sai lầm của HS và hướng dẫn của GV để
giúp đỡ HS giải quyết những khó khăn đó.
- Dự kiến thời gian và địa điểm tổ chức.
- Dự kiến kinh phí, tài trợ.
- Dự kiến những cơng viêc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các lực lượng
giáo dục khác.
Bước 3: Tiến hành HĐNK theo kế hoạch
Khi tổ chức HĐNK theo kế hoạch GV cần lưu ý những nội dung sau:
- Luôn theo dõi quá trình HS thực hiên các nhiêm vụ để có thể giúp đỡ
kịp thời, động viên, khuyến khích các em, đờng thời phát hiên những vấn đề
nảy sinh ngồi dự kiến để điều chỉnh sao cho phù hợp với kế hoạch đã đặt ra.
- Đối với những hoạt động có quy mơ lớn như lớp, khối thì GV đóng
vai trị là người tở chức, điều khiển các hoạt động. Đồng thời GV cũng phải
là người tổ chức cho HS có thể tham gia tranh luận hay bảo vê ý kiến của
mình về những nội dung HĐNK.
- Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô nhỏ như tổ, nhóm HS thì cần
để cho HS hồn tồn tự chủ cả về tổ chức và thực hiên nhiêm vụ được giao, GV
chỉ có vai trị hướng dẫn khi HS gặp khó khăn hoặc khơng xử lí được.
- Sau mỗi đợt tở chức hoạt động ngoại khóa thì GV phải đánh giá, rút
kinh nghiêm để điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp cho hợp lí để
tổ chức những đợt ngoại khóa về sau đạt kết quả tốt hơn.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá, khen thưởng, rút kinh nghiệm
- Tổng kết: Sau khi HS hoàn thành các nhiêm vụ được giao, cần tổ
chức cho các em báo cáo nhiêm vụ và giới thiêu sản phẩm của nhóm mình với
mọi người.

12



- Đánh giá: Dựa vào cả quá trình diễn ra HĐNK, GV đánh giá kết quả
thông qua sự tích cực, sự hứng thú và sản phẩm của quá trình hoạt động là
một căn cứ quan trọng để đánh giá.
- Khen thưởng.
- Rút kinh nghiêm: Sau khi tổ chức HĐNK, GV rút kinh nghiêm, điều
chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp để những HĐNK sau phù hợp và
đạt hiêu quả cao hơn.
Trên đây là quy trình tổ chức HĐNK. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nội
dung ngoại khóa, yêu cầu giáo dục và hồn cảnh của từng trường, từng lớp
mà có thể vận dụng mềm dẻo các bước để hoạt động đạt hiêu quả cao nhất.
1.1.2. Dạy học các ứng dụng kĩ thuật của vật lí
1.1.2.1Khái niệm về ứng dụng kĩ thuật của vật lí.
Ứng dụng kĩ thuật (ƯDKT) của vật lí được hiểu là tất cả các phương
tiên vật chất, thiết bị máy móc có tính năng, tác dụng nhất định do con người
chế tạo và sử dụng nhằm thỏa mãn các nhu cầu xác định của mình (đáp ứng
được những yêu cầu nhất định, giải quyết được một nhiêm vụ cụ thể nào đó
trong sản xuất và trong đời sống) mà nguyên tắc hoạt động của chúng dựa
trên các kiến thức các khái niêm, định luật, hiêu ứng, nguyên lí của vật lí.
ƯDKT của vật lí là một trong những nội dung dạy học của vật lí ở
trường phổ thông. Đề cập các ƯDKT của vật lí trong dạy học vật lí là đề cập
đến mục đích sử dụng, nguyên tắc cấu tạo và hoạt động về mặt vật lí của thiết
bị kĩ thuật mà không chú ý nhiều đến chi tiết, những giải pháp kĩ thuật nhằm
nâng cao hiêu quả của thiết bị kĩ thuật.
Dạy học các ƯDKT của vật lí được tiến hành theo hai con đường: Tìm
hiểu bản thân thiết bị kĩ thuật, nguyên tắc hoạt động của nó và đi tới làm sáng
tỏ cơ sở vật lí của thiết bị kĩ thuật (con đường thứ nhất), hoặc hướng dẫn HS
dựa trên những kiến thức, kĩ năng đã có, thiết kế, chế tạo thiết bị kĩ thuật có
một chức năng nào đó (đáp ứng được một yêu cầu kĩ thuật xác định), giải

13


quyết một nhiêm vụ cụ thể trong sản xuất và đời sống (con đường thứ hai).
Theo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hưng dạy học các ƯDKT của vật lí theo
con đường thứ nhất và con đường thứ hai được tiến hành như sau [11]:
1.1.2.2. Dạy học các ứng dụng kĩ thuật theo con đường thứ nhất
Viêc dạy học các ƯDKT theo con đường thứ nhất thực chất là giải
thích bài toán “hộp trắng” . Biết cấu tạo bên trong của hộp, hiểu tác động đầu
vào và kết quả của đầu ra, giải thích vì sao đầu vào thế này nhờ thiết bị lại có
đầu ra như vậy. Sự giải thích dựa vào các định luật vật lí đã biết, để đưa ra
được lời giải thích đúng đắn thì trước hết cần làm rõ được “điều cần giải
thích”, nghĩa là phát hiên được chính xác những điều kiên tác động đầu vào,
hiên tượng xuất hiên ở đầu ra, rồi tìm những định luật, qui tắc vật lí chi phối
quá trình biến đổi bên trong đối tượng kĩ thuật từ đầu vào đến đầu ra.
Các giai đoạn của dạy học ƯDKT theo con đường thứ nhất:
* Giai đoạn 1: Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu
+ Xác định nhiêm vụ (chức năng) của TBKT
+ Tìm hiểu xem TBKT có nguyên tắc cấu tạo, hoạt động như thế nào
để đáp ứng được nhiêm vụ (chức năng) đó.
* Giai đoạn 2: Nghiên cứu cấu tạo, chức năng các bộ phận của TBKT,
mối liên hệ giữa chúng để giải thích nguyên tắc hoạt động của TBKT, đưa ra
được mô hình hình vẽ của TBKT.
+ Quan sát bên trong TBKT và cho TBKT vận hành để xác định được
tác động ở đầu vào, kết quả thu được ở đầu ra.
+Tìm hiểu cấu tạo bên trong của TBKT: xác định các bộ phận chính,
cấu tạo và chức năng của từng bộ phận chính, mối liên hê giữa các bộ phận
này trong viêc tạo ra quá trình hoạt động khi TBKT vận hành (ở đây có thể sử
dụng các hình vẽ bổ dọc, bổ ngang TBKT và nếu được, khi cần thiết, tháo rời
dần các bộ phận của TBKT).

14


+ Từ cấu tạo, sự vận hành của TBKT, phát hiên ra những mối liên hê
có tính quy luật (các định luật, nguyên lí vật lí) đã biết tồn tại trong TBKT
+ Đưa ra mô hình hình vẽ của TBKT chỉ chứa những bộ phận chính và
minh họa được nguyên tắc hoạt động của TBKT.
* Giai đoạn 3: Chế tạo và vận hành mô hình vật chất - chức năng để
minh họa nguyên tắc hoạt động đã xác định của TBKT.
+ Dựa trên mô hình hình vẽ, thiết kế, chế tạo mô hình vật chất - chức
năng của TBKT.
+ Vận hành mô hình vật chất - chức năng để chỉnh sửa, bổ sung mô
hình vật chất chức năng của TBKT đã chế tạo và minh họa nguyên tắc hoạt
động của TBKT.
* Giai đoạn 4: Nêu thêm chức năng của các bộ phận khác trong TBKT
để làm tăng hiệu quả của TBKT.
1.1.2.3. Dạy học các ứng dụng kĩ thuật của vật lí theo con đường thứ hai
Con đường này thực chất là đặt ra nhiêm vụ cho HS tìm tòi, phát minh
lại một thiết bị máy móc dùng trong kĩ thuật, là yêu cầu HS giải một bài toán
sáng tạo. Cơ sở đề xuất vấn đề nghiên cứu đối với con đường dạy học này là
từ kiến thức, kĩ năng (khái niêm, định luật, quy tắc, nguyên lí) vật lí đã biết
cần sử dụng để chế tạo một thiết bị kĩ thuật có chức năng nhất định.
Các giai đoạn của dạy học ƯDKT theo con đường thứ hai:
* Giai đoạn 1: Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu
+ Thiết kế, chế tạo một TBKT có một chức năng nào đó.
* Giai đoạn 2: Thiết kế phương án chế tạo TBKT
+ Xác định những kiến thức vật lí (khái niêm, định luật, nguyên lí) đã
biết cần vận dụng để chế tạo TBKT.
+ Đề xuất các phương án thiết kế khác nhau (thể hiên qua các mô hình
hình vẽ) TBKT.

15


+ Lựa chọn các phương án thiết kế khả thi TBKT.
* Giai đoạn 3: Chế tạo, vận hành mô hình vật chất - chức năng của TBKT.
+ Dựa trên các phương án thiết kế khả thi TBKT đã lựa chọn, chế tạo
các mô hình vật chất - chức năng của TBKT.
+ Vận hành các mô hình vật chất - chức năng để kiểm tra tính đúng
đắn, hợp lí của các phương án thiết kế đã lựa chọn, bổ sung, chỉnh sửa các mô
hình vật chất - chức năng.
* Giai đoạn 4: Bổ sung hồn thiện mơ hình về phương diện kĩ thuật,
phù hợp với TBKT trong thực tế.
+ Nêu rõ các điểm bở sung, hồn thiên thêm của TBKT trong thực tế so
với mô hình vật chất - chức năng để làm tăng hiêu quả của TBKT.
+ Xem các mô hình hình ảnh về TBKT, tìm hiểu TBKT thật (nếu được)
để hiểu biết đầy đủ hơn về TBKT.
+ Tóm lại chức năng, nguyên tắc cấu tạo, hoạt động của TBKT.
1.1.2.4. Cách xác định con đường dạy học ƯDKT
Để dạy học ƯDKT của vật lí có hiêu quả thì sau khi xác định được các
ƯDKT mà HS cần phải nghiên cứu thì trước hết GV phải lựa chọn được
những ƯDKT nào có thể tở chức dạy học theo con đường thứ nhất và những
ƯDKT nào có thể tở chức theo con đường thứ hai là hết sức quan trọng.
Dạy học theo con đường thứ nhất khi: ƯDKT mà TBKT thực có đặc
điểm là rất phổ biến, sử dụng rộng rãi, quen thuộc trong đời sống (Ví dụ: máy
biến áp, động cơ điên, đàn ghi ta điên, bếp điên từ,…); Có cấu tạo phức tạp và
gồm nhiều bộ phận, các bộ phận liên kết với nhau chặt chẽ khó tháo rời.
Dạy học theo con đường thứ hai khi: ƯDKT mà TBKT thực có đặc
điểm là có cấu tạo rất đơn giản (ampe kế, vơn kế…), HS rất khó tìm TBKT
thực để quan sát (phanh điên từ, lị nung cảm ứng…).
Ngồi ra có một số ứng dụng kĩ thuật thì có thể kết hợp cả hai con đường

dạy học 1 và 2.
16


Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sẽ lựa chọn các ứng dụng kĩ thuật
của vật lí để HS sẽ được trải nghiệm theo con đường thứ hai.
1.1.3. Mục tiêu dạy học mơn Vật lí
MTGD là một hê thống các chuẩn mực của mẫu hình nhân cách cần
hình thành ở một đối tượng người được giáo dục nhất định. Đó chính là một
hê thống cụ thể các yêu cầu xã hội trong mỗi thời đại, trong từng giai đoạn
xác định đối với nhân cách một loại đối tượng giáo dục. Do đó mục tiêu giáo
dục phụ thuộc vào mỗi thời kì nhất định của quá trình phát triển xã hội và mỗi
giai đoạn của quá trình giáo dục con người.
Mục tiêu giáo dục môn học vật lí ở THPT của Viêt Nam [26]:
1.1.3.1. Mục tiêu về kiến thức
- Những khái niêm tương đối chính xác về sự vật, hiên tượng, quá trình
vật lí thường gặp.
- Những định luật, nguyên lí vật lí quan trọng nhất.
- Những nét chính của các thuyết vật lí.
- Những hiểu biết cần thiết về phương pháp thực nghiêm, mô hình.
- Nguyên tắc cơ bản thuộc những ứng dụng quan trọng của vật lí trong
đời sống và sản xuất.
1.1.3.2 Mục tiêu về kĩ năng
- Thu thập thông tin từ quan sát, thí nghiêm, từ tài liêu …
- Xử lí thông tin về vật lí
- Truyền đạt thông tin về vật lí.
- Giải thích các hiên tượng vật lí.
- Các kĩ năng thực hành vật lí.
- Đề xuất các dự đoán khoa học, các phương án thí nghiêm…
1.1.3.3. Mục tiêu về thái độ


17


- Là sự hứng thú học tập môn học vật lí, có lịng u thích khoa học, có
tác phong làm viêc khoa học, có tính trung thực khoa học, có ý thức sẵn sàng
áp dụng hiểu biết vật lí vào thực tế…
1.1.4. Tính tích cực của học sinh
1.1.4.1.Tính tích cực của HS
Tích tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại
và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự
nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực là một
trong những nhiêm vụ chủ yếu của giáo dục.
Tính tích cực của con người biểu hiên trong các hoạt động. Học tập là
hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực trong hoạt động học tập là
tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuê và
nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Lĩnh hội những tri thức của
loài người đồng thời tìm kiếm “khám phá” ra nhưng hiểu biết mới cho bản
thân. Qua đó sẽ thơng hiểu, ghi nhớ những gì đã biết được qua hoạt động chủ
động, nỗ lực của chính mình.
1.1.4.2. Các biểu hiện của tính tích cực nhận thức
Chúng ta có thể nhận biết được tính tích cực trong hoạt động nhận thức
của HS dựa vào nhiều dấu hiêu khác nhau. Theo GS. TSKH. Thái Duy Tuyên,
tính tích cực học tập ở học sinh biểu hiên ở những dấu hiêu như [27]:
- Biểu hiện bên ngoài qua thái độ, hành vi và hứng thú:
+ HS chú ý lắng nghe, quan sát, theo dõi thầy cô giáo.
+ HS khao khát tự nguyên tham gia vào các hoạt động học tập.
+ HS tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời
của bạn, phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra, nêu thắc mắc, đòi hỏi
giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ.


18


+ HS sẵn sàng, hờ hởi đón nhận các nhiêm vụ, tự giác thực hiên các
nhiêm vụ, cố gắng hoàn thành cơng viêc bằng mọi cách, hồn thành cơng viêc
sớm hơn kế hoạch, xin nhận thêm nhiêm vụ để thực hiên.
+ HS thường xuyên tranh luận, trao đổi với bạn bè về các vấn đề học
tập, không nản chí khi gặp khó khăn.
- Biểu hiện bên trong: những biểu hiên này khó phát hiên hơn, như có
tư duy chuyển biến, có những sáng tạo trong học tập hơn trước, tập trung chú
ý vào vấn đề đang học.
- Biểu hiện qua kết quả học tập: HS chủ động vận dụng linh hoạt những
kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, kiên trì hồn thành các bài
tập, khơng nản lịng trước những tình huống khó khăn và đạt kết quả học tập
tốt hơn.
Từ các dấu hiêu của tính tích cực, chúng tôi đưa ra các tiêu chí để đánh
giá tính tích cực. Các dấu hiêu bên ngoài và các dấu hiêu bên trong được đánh
giá dựa trên quan sát quá trình hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, kế hoạch
cá nhân/nhóm, hờ sơ học tập… Những dấu hiêu thông qua kết quả học tập
được đánh giá thông qua điểm số của phiếu học tập, bài báo cáo, bài thu
hoạch, nội dung bài thuyết trình,… và các sản phẩm của HS.
1.1.4.3. Các cấp độ của tính tích cực trong học tập
- Bắt chước, tái hiện: gắng sức làm theo mẫu của GV, của bạn bè.
- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề đã nêu ra, tìm ra cách giải quyết
hợp lí nhất.
- Sáng tạo: nghĩ ra cách thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiêm và các
phương án thí nghiêm mới.
1.1.4.4. Các biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong quá
trình dạy học

Theo GS.TSKH. Thái Duy Tuyên: Để nâng cao tính tích cực nhận thức
của HS, GV cần chú ý các biên pháp sau [27]:
19


- Giác ngộ ý thức học tập, kích thích tinh thần trách nhiêm và hứng thú
học tập của các em bằng cách nói lên ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn, tầm quan
trọng của vấn đề nghiên cứu.
- Kích thích hứng thú qua nội dung:
+ Không chỉ quan tâm đến kiến thức lí thuyết. Chú trọng kĩ năng thực
hành, vận dụng kiến thức, năng lực phát triển và giải quyết các vấn đề của
thực tiễn.
+ Gắn vốn hiểu biết, kinh nghiêm và nhu cầu của HS với tình huống
thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương, những vấn đề HS quan tâm
- Kích thích hứng thú qua phương pháp:
+ Để tích cực hoạt động nhận thức của HS phải phối hợp nhiều phương
pháp khác nhau. Những phương pháp có tác dụng tốt nhất trong viêc tích cực
hóa hoạt động nhận thức là: Dạy học nêu vấn đề, dạy học hợp tác, học theo
hợp đờng, học theo góc, học theo dự án, dạy học vi mô,…
+ Thực hiên dạy học theo phân hóa trình độ năng lực, thiên hướng và
nhịp độ học tập của HS, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập.
- Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau.
+ Học cá nhân, đơi bạn, học theo nhóm…
+ Địa điểm học tập cơ động linh hoạt: Học lớp, ở phòng thí nghiêm, ở
hiên trường, trong thực tế, viên bảo tàng, cơ sở sản xuất.
+ Thường dùng bàn ghế cá nhân, có thể linh hoạt thay đổi cách bố trí
phù hợp với các hoạt động học tập.
- Sử dụng các phương tiên dạy học
+ Phương tiên dạy học được sử dụng như là nguồn thông tin dẫn HS

đến những kiến thức mới.

20


+ Quan tâm vận dụng các phương tiên dạy học hiên đại để HS hoàn
thành nhiêm vụ học tập theo tiến độ phù hợp với năng lực.
- Đánh giá và khen thưởng.
+ Thường đánh giá theo mục tiêu bài học, đánh giá kết quả học tập theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng và năng lực của người học.
+ Không chỉ đánh giá sau khi học nội dung mà thường đánh giá ngay
trong quá trình học. HS tự giác chịu trách nhiêm về kết quả học tập của mình,
được tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá thường xuyên nhằm điều chỉnh quá trình dạy học.
GV hướng dẫn cho HS tự phát triển năng lực tự đánh giá để tự điều chỉnh
cách học, khuyến khích cách học, khuyến khích cách học thông minh sáng
tạo, biết giải quyết những vấn đề nảy sinh trong các tình huống thực tế.
+ Những động viên, khen thưởng khi có thành tích học tập tốt của GV và
bạn bè dành cho HS cũng góp phần nâng cao tính tích cực nhận thức của HS.
1.1.5. Chất lượng kiến thức của HS.
1.1.5.1. Khái niệm về kiến thức Vật lí
Theo GS. TS. Phạm Hữu Tòng [24], kiến thức Vật lí là kết quả phản
ánh trong đầu óc con người về các tính chất, các mối liên hê quy luật của các
sự vật hiên tượng vật lí và về cách thức con người nhận thức, vận dụng các
tính chất và các mối liên hê quy luật đó.
1.1.5.2. Những dấu hiệu của chất lượng kiến thức
Theo GS. TS. Phạm Hữu Tòng, kiến thức vật lí của học sinh cần được
phân biêt bằng những dấu hiêu chất lượng xác định [22]:
* Tính chính xác của kiến thức: đặc trưng bởi sự phù hợp của nội dung
biểu đạt của nó với nội dung khoa học.

* Tính khái quát của kiến thức: đặc trưng bởi khả năng phản ánh, biểu
đạt được những dấu hiêu bản chất của đối tượng được phản ánh.
21


* Tính hê thống của kiến thức: đặc trưng bởi sự hình thành kiến thức
trong mối liên hê của hê thống các kiến thức.
* Tính áp dụng được của kiến thức và khả năng vận dụng chúng cũng
là những dấu hiêu bản chất của chất lượng lĩnh hội kiến thức: đặc trưng bởi
khả năng sử dụng được kiến thức trong hoạt động nhận thức hoặc thực tiễn.
* Tính bền vững của kiến thức: đặc trưng bởi sự chắc chắn ổn định của
kiến thức, có thể huy động và áp dụng được khi cần.
1.1.6. Tiêu chí đánh giá
Để đánh giá tính tích cực của HS chúng tôi dựa vào những biểu hiên
của tính tích cực của GS.TSKH. Thái Duy Tuyên và dựa vào kết quả học tập
của HS. Để đánh giá chất lượng kiến thức của HS chúng tôi dựa vào các dấu
hiêu của chất lượng kiến thức của GS.TS. Phạm Hữu Tòng và dựa vào kết
quả học tập của HS. Trên cơ sở đó chúng tơi đưa ra hai tiêu chí đánh giá là
đánh giá định tính và đánh giá định lượng.
* Đánh giá định tính:
- Tính tích cực của HS:
Tiêu chí về thái độ, hành vi và hứng thú (dựa vào dấu hiệu bên ngoài):
+ Đa số HS đúng giờ trong các cuộc họp, làm viêc nhóm và HS tích
cực tham gia các hoạt động của nhóm.
+ Đa số HS ln lắng nghe, đóng góp ý kiến trong các b̉i thảo ḷn nhóm.
+ Đa số HS thường xun chia sẻ thông tin mới từ những nguồn khác
nhau. HS sẵn sàng đón nhận nhiêm vụ, tự giác thực hiên nhiêm vụ, cố
gắng hồn thành cơng viêc bằng mọi cách, hồn thành cơng viêc sớm hơn
kế hoạch…
Tiêu chí về sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển của tư duy, ý chí và xúc

cảm (dựa vào dấu hiệu bên trong):
+ Phần lớn HS tích cực sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tởng
hợp, so sánh, khái quát hóa… vào viêc giải quyết các nhiêm vụ nhận thức.

22


+ Đa số HS tích cực vận dụng vốn kiến thức và kĩ năng đã tích lũy
được vào giải quyết các tình huống khác nhau. Độc lập, sáng tạo trong quá
trình giải quyết các nhiêm vụ.
+ Đa số HS hiểu lời người khác và diễn đạt cho người khác hiểu ý mình.
- Chất lượng kiến thức:
+ Trong các buổi thảo luận có nhiều HS đưa ra ý kiến đúng.
+ Đa số HS biết thêm được nhiều ứng dụng của kiến thức đã học trong
đời sống.
+ Nhiều HS trình bày được vấn đề một cách chính xác bằng ngôn ngữ
vật lí.
+ Đa số HS nhận biết được bản chất của hiên tượng vật lí và giải thích
được chính xác các hiên tượng xảy ra trong đời sống thực tiễn.
* Đánh giá định lượng thông qua kết quả học tập của HS.
- Để đánh giá định lượng tính tích cực và chất lượng kiến thức chúng
tôi đều đánh giá thông qua kết quả học tập là căn cứ vào điểm HĐNK nên
chúng tơi sẽ đánh giá định lượng chung: điểm HĐNK có ít nhất 90% HS đạt
điểm từ trung bình trở lên, trong đó có 30% HS đạt điểm giỏi.
- Để đánh giá tính bền vững của kiến thức chúng tôi làm như sau:
Chúng tôi tiến hành kiểm tra ngay sau khi HS học ngoại khóa và sau 4 tháng
tiến hành kiểm tra lại (vẫn bài kiểm tra đó) thì kết quả phải đạt được ít nhất
60% HS đạt điểm từ trung bình trở lên.
1.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc tổ chức HĐNK về ứng dụng kĩ
thuật chương “Cơ học chất lưu” tại một số huyện của tỉnh Hà Nam

1.2.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực tế dạy và học chương “Cơ học chất lưu” Vật lí 10 Nâng
cao THPT trong tỉnh Hà Nam, để phát hiên những hạn chế trong phương
pháp, phương tiên dạy học của GV, những sai lầm phổ biến của HS, xác định

23


hiêu quả của viêc dạy học (kiến thức HS đã nắm được chưa, nó đã được áp
dụng vào thực tế chưa) chương này và tìm hiểu tình hình HĐNK.
1.2.2. Phương pháp điều tra
- Điều tra từ GV và HS: điều tra bằng phiếu, trao đổi trực tiếp, dự giờ
lên lớp, tham khảo giáo án. Nội dung phiếu điều tra xin trình bày ở phần phụ
lục của luận văn.
- Tham quan phòng thí nghiêm vật lí để tìm hiểu về tình hình các trạng
thiết bị TN phục vụ dạy học phần này.
- Phỏng vấn lãnh đạo nhà trường về cơ sở vật chất phục vụ môn học,
năng lực của GV bộ môn, chất lượng đào tạo chuyên môn.
1.2.3. Đối tượng điều tra
- GV Vật lí và HS khối 10 của các trường: THPT A Kim Bảng, THPT
A Phủ lí, THPT C Thanh Liêm.
- Phòng thí nghiêm, dụng cụ thí nghiêm và PTDH các trường.
1.2.4. Kết quả điều tra
1.2.4.1. Thực trạng tổ chức HĐNK vật lí về ƯDKT ở trường THPT
Qua điều tra (bằng phiếu điều tra, nội dung phiếu điều tra chúng tôi
trình bày ở phần phụ lục 1) ở một số trường THPT tại địa bàn tỉnh Hà Nam.
Chúng tôi nhận thấy:
- Hầu hết ở các trường và các giáo viên bộ môn chưa chú trọng đến
viêc tổ chức HĐNK về ƯDKT. Nhiều GV cho rằng đây không phải nội dung
bắt buộc nên không muốn đầu tư cho hoạt động này. Ngay cả trong dạy học,

GV ít lưu ý tới những ứng dụng kĩ thuật của vật lí mặc dù ứng dụng đó rất
phở biến trong đời sống và kĩ thuật, hầu như GV chỉ giới thiêu qua loa chứ
không yêu cầu học thiết kế chế tạo TN mô hình về các ƯDKT.
- Thời gian cho các HĐNK rất hạn chế bởi thời khóa biểu học chính
khóa, học thêm của HS gần như kín tuần nên hầu như các trường không tổ
chức HĐNK cho HS.
24


- Hình thức dạy học chủ yếu được sử dụng đó là bài lên lớp, GV rất e
ngại thậm chí không bao giờ tổ chức HĐNK cho HS vì sợ mất thời gian, tốn
nhiều công sức.
1.2.4.2. Tình hình dạy và học kiến thức chương “Cơ học chất lưu”
* Tình hình dạy học của giáo viên:
- Theo phân phối chương trình của Sở giáo dục thì chương cơ học chất
lưu chỉ học trong 3 tiết, khơng có tiết bài tập, vì vậy nội dung này ít dược giáo
viên chú trọng.
- Phương pháp dạy học chưa phát huy được tính tích cực của HS thể
hiên ở chỗ giáo viên chưa giao và ít giao nhiêm vụ nhận thức cho HS. Có
18/20 giáo viên dạy học theo phương pháp thuyết trình, thông báo nội dung
thuần túy.
- Có 20/20 giáo viên khơng chuẩn bị dụng cụ, mô hình hay hình vẽ nào
để mô tả các ứng dụng của nguyên lí Paxcan, định luật Bécnuli, nếu có thì
giáo viên chỉ vẽ một số hình đơn giản còn hình nào phức tạp thì đề nghị HS
quan sát trong SGK.
- 20/20 giáo viên chưa bao giờ tổ chức cho HS HĐNK về ứng dụng kĩ
thuật của vật lí.
* Tình hình học tập của học sinh.
- Có 205/315 HS chưa nắm được hết các kiến thức cơ bản, các khái
niêm HS chỉ học thuộc do GV thông báo nên mau qn và khơng chắc chắn.

- Có 230/315 HS khơng biết cách đo áp śt tĩnh, áp śt tồn phần,
không biết đo vận tốc chất lỏng, chất khí và chỉ áp dụng công thức để tính giá
trị một cách máy móc. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải thích các hiên
tượng thực tế và các ứng dụng kĩ thuật còn kém.
- Các em chưa bao giờ được tham gia một b̉i hoạt động ngoại khóa
các mơn học tự nhiên và hoạt động ngoại khóa mơn vật lí nói riêng.
25


×