Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

Lịch sử văn minh thế giới giới thiệu chung về phương đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 49 trang )


Phương Đông là gì?
 Phương Đông là khái niệm được hình thành
để phân biệt với Phương Tây
 Xét về vùng lãnh thổ, phương Đông ngày
nay được hiểu là khu vực bao phủ toàn bộ
châu Á và phần Đông Bắc châu Phi
 Những nền văn minh phương Đông nổi
tiếng: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Arập, Trung
Hoa, Đông Nam Á


Vùng Cận Đông (Near East): áp dụng cho các nước vùng Balkan ở
Đông Nam châu Âu, nhưng nay thường mô tả các nước vùng Tây
Nam Á giữa khu vực Địa Trung Hải và Iran


Trung Đông là một phân miền lịch sử và văn hoá của vùng Phi-ÂuÁ về mặt truyền thống là thuộc các quốc gia vùng Tây Nam Á và Ai
Cập. Trong những phạm vi khác, vùng này có thể gộp vào vùng
Bắc Phi và/hay Trung Á.


Viễn Đông: Đông Á và Đông Bắc Á: Mông Cổ, Trung Quốc, Triều
Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản


2. Cơ sở cho sự hình thành văn minh
phương Đông
2.1. Điều kiện tự nhiên

•Có những con sông lớn: sông Nile (Ai Cập),


Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà), sông Ấn (Indus)
và sông Hằng (Gange) (Ấn Độ), sông Hoàng Hà
và Trường Giang (Trung Quốc), sông Mekong
(Trung Quốc, Đông Nam Á)…
•Đất đai màu mỡ, giàu tài nguyên thiên nhiên


- Bắt đầu: xích đạo châu Phi, Kết thúc: Địa Trung Hải
- Dài 6.700km, phần chảy qua Ai Cập dài 700km
- Phần đất đai được bồi đắp rộng 15 – 25km, phía
Bắc có nơi rộng 50km
- Mùa nước: tháng 6 – 11
- 2 miền Ai Cập: Thượng Ai Cập (miền Nam), Hạ Ai
Cập (miền Bắc)


Các nền văn minh cổ đại


Sông Tigris và Euphrates
• Lưỡng Hà (Mesopotamie): miền giữa hai sông
• Bắt nguồn: rừng núi Acmenie, qua địa phận I-rắc ngày nay, đổ ra vịnh Ba Tư (Péc-xích)
• Trước kia 2 sông đổ ra biển bằng 2 cửa sông khác nhau, nay nhập lại thành một dòng
trước khi đổ ra biển


• Sông Ấn, sông Hằng
• Đồng bằng lưu vực sông
Ấn: Pungiap (vùng Năm
Sông)

• Sông Hằng: gắn với tôn
giáo


- Trung Quốc có hơn 5.000 con sông
- Hoàng Hà: 5.464 km, Dương Tử (Trường Giang): 5.800km
Sông Hoàng Hà, Trường Giang


Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn
từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển
Đông ở Việt Nam.
Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước
đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). Lưu
lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s.


Điều kiện tự nhiên đặc biệt khác
• Ai Cập:
– Địa hình tương đối bị đóng kín (phía Bắc: Địa Trung Hải, phía Đông: biển Đỏ, phía Tây: sa
mạc Sahara, phía Nam: vùng núi hiểm trở Nubi. Hầu như chỉ thông thương được ở phía
Đông Bắc qua kênh đào Xuyê
– cây papyrus làm giấy, quần thể động vật đồng bằng và sa mạc phong phú, đa dạng : trâu
bò, voi, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, hỗ, báo…
– Nhiều kim loại (đồng, vàng) và đá quý (đá vôi, đá badan, đá hoa cương, đá mã não…),
sắt phải đưa từ bên ngoài vào.

• Lưỡng Hà:

– Địa hình trống trải, để ngỏ ở mọi phía → là nơi tranh giành của nhiều tộc người khác

nhau
– Hiếm đá, hiếm kim loại, giàu đất sét → vật liệu cho ngành kiến trúc, chất liệu để viết….

• Ấn Độ



Phía Bắc bị chắn bởi dãy Himalaya, phía Đông và Tây đều bị chắn bởi núi cao,
dài (Gat Đông và Gat Tây)

• Trung Quốc



Khi mới thành lập nước (thế kỷ XXI TCN), Trung Quốc chỉ là một vùng nhỏ ở trung lưu
lưu vực sông Hoàng Hà (Hoa Hạ)

• Đông Nam Á





Bị kẹp giữa Ấn Độ và Trung Quốc
Địa hình bị chia cắt mạnh
Động thực vật phong phú, cái nôi của lúa nước


2. Cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông
2.2. Cư dân

Cộng đồng dân cư ra đời sớm và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên,
quá trình hình thành các cộng đồng dân cư ở phương Đông diễn ra rất
đa dạng và phức tạp:
•Ai Cập: người Libi, người da đen, Xemit (di cư từ châu Á), ngày nay
chủ yếu là người Ả rập.
•Lưỡng Hà: người Sume (từ Trung Á vào từ TNK IV TCN, chủ nhân các
thành bang cổ: Ua, Eerridu, Lagat, Uruc), người Accat (từ Syria vào từ
TNK III TVN, chủ nhân quốc gia cổ Babilon).
•Ấn Độ: Dravida (miền Nam), Arya (miền Bắc), ngoài ra còn nhiều tộc
người khác: Hy Lạp, Hung Nô, A rập…)
•Trung Quốc:
– Lưu vực Hoàng Hà: người Hoa (Hạ) – tiền thân của người Hán
– Lưu vực Trường Giang: Bách Việt: có tục cắt tóc, xăm mình, đi chân đất. Cuối thời Xuân
Thu bị Hoa Hạ đồng hóa.


2. Cơ sở cho sự hình thành văn minh
phương Đông
2.3. Cơ sở kinh tế
•Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời ở thời kì sức sản
xuất xã hội đang ở trình độ hết sức thấp kém → không cho
phép phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ một cách thuần
thục và điển hình.
•Sự phát triển rất yếu ớt chế độ tư hữu ruộng đất và sự tồn
tại dai dẳng những tổ chức công xã nông thôn → trì trệ,
yếu kém


2. Cơ sở cho sự hình thành văn minh
phương Đông

2.4. Cơ sở chính trị-xã hội
-Chế độ quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền
-Sự duy trì lâu dài của chế độ nô
lệ gia trưởng và các hình thức áp bức
bóc lột kiểu gia trưởng → vai trò của
nô lệ trong xã hội chưa nổi bật.

Vua
Qúy tộc( quan lại)
Nông dân

Nô lệ






4. Thành tựu của
văn minh phương Đông


4.1. Thành tựu chữ viết, văn
học
4.1.1. Ai Cập
-Chữ tượng hình: hình vẽ người, chim, thú, cây cối, mặt trời, trăn,
sao…
-Phương pháp mượn ý: khát (con bò và nước), chính nghĩa (lông đà
điểu)…

-Hình vẽ biểu hiện âm tiết: con mắt – âm a
-Chất liệu: giấy Papyrus – nguồn gốc của paper…


4.1.2. Lưỡng Hà
-Chữ tượng hình: chim, cá, lúa, nước
-Phương pháp biểu ý: khóc (con mắt và nước), đẻ (chim và trứng), bò
rừng (bò và núi)…
-Hình vẽ biểu thị âm thanh: âm xum (bó hành), bàn chân + âm NA = đi,
bàn chân + âm Ba = đứng
-Chất liệu: đất sét và que vót nhọn → chữ tiết hình/chữ hình nêm


4.1.3. Trung Quốc
-Chữ giáp cốt
-Kim văn, chung đỉnh văn (chữ viết trên đồ đồng)
-Chữ triện (đại triện và tiểu triện), chữ lệ, khải thư, hành thư,
thảo tư


6 cách tạo ra chữ Hán
• Tượng hình

• Hội ý

明 : minh
• Chỉ sự
• Hình thanh

江 : giang


• Chuyển chú
老 : lão
考 : khỏa
• Giả tá: mượn âm rồi
đọc chệch đi
長 : trường (dài),
trưởng (lớn)


×