Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Xây dựng chiến lực hoạt động cho sản phẩm dịch vụ thanh toán qua mạng internet banking của ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu (GPBank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.35 KB, 15 trang )

Xây dựng chiến lực hoạt động cho sản phẩm dịch vụ thanh toán qua mạng Internet
banking của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank).
MỤC LỤC
I
1.1
1.2
II

Giới thiệu chung
Giới thiệu chung về GPBank
Sơ đồ tổ chức hoạt động của GPBank
Chiến lực phát triển dịch vụ thanh toán qua mạng

Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 4

2.1

Internet banking của GPBank
Chiến lực kinh doanh của GPBank, phân tích thị trường Trang 4

2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.2

và lợi thế cạnh tranh cần ưu tiên
Chiến lực kinh doanh của GPBank
Phân tích thị trường


Phân tích lợi thế cạnh tranh cần ưu tiên
Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ Internet banking

2.2.1

của GPBank
Chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng đáp ứng nhu cầu Trang 8

2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
III

của khách hàng
Các quyết định tác nghiệp hoạt động kinh doanh
Quyết định về quy trình
Quyết định về chất lượng
Quyết định về công suất
Quyết định về định vị sản phẩm
Dự báo nhu cầu, dự trữ và chuỗi cung ứng
Kết luận

Trang 4
Trang 5
Trang 5
Trang 8


Trang 10
Trang 10
Trang 12
Trang 12
Trang 12
Trang 13
Trang 15

I. Giới thiệu chung:
1. 1 Giới thiệu chung về GPBank.
Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) tiền thân là Ngân hàng TM Nông
Thôn Ninh Bình (thành lập năm 1995) đã chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang
Ngân hàng đô thị từ ngày 07/11/2005.
Lĩnh vực kinh doanh chính của GPBank là hoạt động Ngân hàng.
Hiện tại GPBank có vốn điều lệ là: 3.017 tỷ đồng. Với đội ngũ cán bộ nhân viên
gần 1.800 người và trên 200 chi nhánh/phòng giao dịch trên toàn quốc.
GPBank đặt khách hàng vào trọng tâm để phục vụ, GPBank luôn mang lại những
lợi ích và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Để làm được điều đó GPBank phải nâng cao

1/15


trình độ của cán bộ nhân viên và áp dụng công nghệ Ngân hàng tiên tiến nhất để đáp ứng
nhu cầu đa dạng của khách hàng.
I.2 Sơ đồ tổ chức hoạt động của GPBank.

Đại hội đồng cổ
đông

Ban kiểm soát


Hội đồng quản trị
Phòng kiểm toán
nội bộ

Văn phòng HĐQT
Ban tổng giám đốc
Hội đồng quản lý
TS Nợ - TS Có

Văn phòng tổng
giám đốc

Hội đồng tín dụng

2/15


Khối
KH Cá
nhân

Khối
KH
Doanh
Nghiệp

Khối
KH Cá
nhân


P. QH
KH
Doanh
nghiệp

Khối
Kinh
doanh

Khối
Kinh
doanh

Khối
giám
sát hoạt
động

TT
Điện
toán

TT Thẻ

Khối
giám
sát hoạt
động


TT
Thanh
toán

Khối hỗ
trợ hoạt
động

P. Quan hệ quốc tế

P. Marketing
Bộ
phận
khác
liên
quan

Bộ
phận
khác
liên
quan

Bộ
phận
khác
liên
quan

Bộ

phân
khác
liên
quan

P. kế hoạc tổng hợp

Các phòng ban khác

Sở giao dịch/Chi nhánh
Phòng giao dịch

Công ty trực thuộc

II. Chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán qua mạng Internet banking của
GPBank.
2.1 Chiến lực kinh doanh của GPBank, phân tích thị trường và lợi thế cạnh tranh
cần ưu tiên.
2.1.1 Chiến lực kinh doanh của GPBank.
Hiện tại GPBank tập trung vào xây dựng các sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích
để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng dựa trên nền tảng hệ thống công nghệ Ngân
hàng hiện đại T24.
GPBank là một trong 3 ngân hàng áp dụng thành công phần mền lõi T24 của
Temenos của Thụy Sỹ. T24 cho phép Ngân hàng triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ đa
dạng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Hiện tại GPBank đang xây dựng và triển khai sản phẩm dịch vụ thanh toán qua
mạng Internet banking của GPBank bao gồm các loại dịch vụ sau:
3/15



 Giao dịch tài khoản:


Truy vấn số dư



Sao kê sổ phụ



Truy vấn tiền giử tiết kiệm



Truy vấn tín dụng

 Giao dịch/thanh toán


Chuyển tiền qua thẻ



Chuyển khoản nội bộ GPBank



Chuyển khoản liên ngân hàng




Truy vấn giao dịch



Lập yêu cầu tra soát

 Thương mại điện tử


Nạp tiền điện thoại trả trước (Topup)



Thanh toán cước điện thoại trả sau (Billing)



Nạp thẻ game



Thanh toán cước ADSL



Thanh toán cước điện thoại cố định




Lịch sử thanh toán cước



Danh sách thụ hưởng

 Chức năng quản trị


Lịch sử truy cập



Thay đổi mật khẩu



Thay đổi thông tin cá nhân



Hướng dẫn sử dụng

Đây là những sản phẩm GPBank đang triển khai, trong tương lai GPBank tiếp tục
xây dựng các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.1.2 Phân tích thị trường.
Việt nam hiện nay có nhiều Ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài hoạt
động, nên khả năng cạnh tranh là rất khốc liệt. Qua đó đòi hỏi các Ngân hàng phải có
chiến lược kinh doanh, phải phân khúc thị trường chọn cho mình một khúc thị trường cụ

thể để phục vụ.
4/15


 Phân khúc thị trường.
GPBank là Ngân hàng mới, năng lực về tài chính còn chưa mạnh, khách hàng
chưa nhiều. Vì vậy, GPBank đã chọn cho mình khúc thị trường khách hàng tập trung ở
các thành phố, thị trấn, các khu công nghiệp để phục vụ, cụ thể đối tượng khách hàng như
sau:
 Các các nhân
 Các hộ kinh doanh cá thể
 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đây là nhóm khách hàng chiếm đại bộ phận trong xã hội, những nhóm khách hàng
này có nhiều tiềm năng để Ngân hàng khai thác và hướng họ sử dụng các dịch vụ tiện ích
của Ngân hàng để gia tăng thêm giá trị cho Ngân hàng.
Mặt khác, đây là nhóm khách hàng dễ tiếp cận với công nghệ thông tin, đặc biệt là
Internet và thích nghi nhanh với sự thay đổi của công nghệ thông tin.
2.1.3 Phân tích lợi thế cạnh tranh cần ưu tiên.
GPBank xây dựng chiến lược kinh doanh đặt khách hàng vào trọng tâm để phục
vụ, mục tiêu của GPBank là kinh doanh có lợi nhuận, tăng trưởng số lượng và đa dạng
khách hàng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng một cách nhanh nhất với chi phí ít
nhất.
So với các Ngân hàng khác, GBPank là Ngân hàng có quy mô vốn vừa phải, số
lượng khách hàng chưa nhiều. Vì vậy, để thu hút thêm khách hàng, GPBank cần phải tập
trung phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ, nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên để
đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.
 Lợi thế cạnh tranh của GPBank.
Với phương châm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện ích nhất với thời
linh hoạt và chi phí rẻ nhất, bước đầu GPBank đã thu hút được nhiều người tin dùng và
sử dụng những dịch vụ Internet banking do GPBank cung cấp.

GPBank có các nguồn lực và thế mạnh như sau:
 GPBank có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, thân thiện, nhiệt
tình, có kinh nghiệm, am hiểu nghiệp vụ để phục vụ khách hàng.

5/15


 GPBank sử dụng phần mền T24, cho phép GPBank triển khác các sản
phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại thông qua Internet banking do GPBank
cung cấp.
 Khách hàng có thể giao dịch 24/24 giờ, ở mọi lúc, mọi nơi (không cần trực
tiếp đến Ngân hàng giao dịch), với chi phí thấp và tương tác với giao diện
thân thiện dễ sử dụng. (Qua đó nhu cầu của khách hàng được đáp ứng ngay
lập tức, với nhiều dịch vụ để khách hàng sử dụng).
 GPBank có mạng lưới chi nhánh khá rộng, với trên 200 chi nhánh/điểm
giao dịch trên toàn quốc.
Năng lực cốt lõi ở đây là các dịch vụ Ngân hàng được GPBank cung cấp rất đa
dạng dựa trên phần mền T24. GPBank cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua mạng
Internet banking, khách hàng chỉ cần mở tài khoản tại GPBank và đăng ký sử dụng dịch
vụ là có thể sử dụng được ngay, với chi phí thấp mà các Ngân hàng khác chưa đáp ứng
được.
Với phần mền T24 GPBank có thể canh tranh mạnh mẽ với các Ngân hàng trong
nước và với các Ngân hàng nước ngoài về sản phẩm dịch vụ. Qua đó tạo vị thế trên thị
trường và uy tín trên trường quốc tế.
Ví dụ: Khách muốn thanh toán tiền cước điện thoại di động trả sau
Khách hàng chỉ cần đăng nhập vào trang sau đó chọn
mục thanh toán tiền cước điện thoại trả sau, nhập số điện thoại cần thanh toán cước hệ
thống sẽ báo số tiền cước và gửi mã số xác nhận về số máy điện thoại đăng ký nhận mã
số. Người dùng nhập mã số xác nhận, sau khi xác nhận xong, hệ thống sẽ trừ tiền từ tài
khoản để thanh toán tiền cước cho thuê bao.


6/15


(Nguồn: Ib.gpbank.com.vn)
Dịch vụ trên rất tiện ích, khách hàng có thể thanh toán cho tất cả các thuê bao trả
sau, khách hàng không cần phải đến ngân hàng để giao dịch, chi phí thực hiện giao dịch
(hiện tại GPBank đang miễn phí giao dịch), không tồn nhiều thời gian thực hiện, thời
gian thực hiện 24/24h ở mọi lúc, mọi nơi.
GPBank xây dựng chiến lược cạnh tranh theo hướng linh hoạt, với sản phẩm đa
dạng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Chi phí:

Thời gian:

-

Chi phí thấp

-

Thời gian thực hiện giao dịch ngắn

-

Đăng ký dễ dàng, thuận tiện

-


Các giao dịch được hệ thống sử lý
ngay lập tức

LỢI THẾ
CẠNH
TRANH
7/15


Chất lượng:
-

Thông tin được bảo mật

-

Hệ thống ít gặp sự cố

Linh hoạt:
-

Có nhiều sản phẩm dịch vụ
Thời gian linh hoạt phục vụ 24/24h
Có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi

Với những lợi thế nêu trên GPBank bước đầu đã thu hút được nhiều khách hàng
sử dụng dịch vụ thanh toán qua mạng Internet banking do GPBank cung cấp. Đó là cơ sở
để GPBank cạnh tranh với các đối thủ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, từ đó
mang lại doanh thu, lợi nhuận cho Ngân hàng.
2.2 Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ Internet banking của GPBank.

2.2.1 Chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các Ngân hàng TM CP Việt Nam hiện nay đều có các sản phẩm tín dụng, huy
động vốn tương đối là đồng nhất và ít có sự khác biệt. Các Ngân hàng cạnh tranh với
nhau chủ yếu dựa vào chất lượng dịch vụ, thời gian cũng như chi phí mà khách hàng bỏ
ra để sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
Ngoài các dịch vụ truyền thống, các Ngân hàng TM đã mạnh dạn đầu tư công
nghệ để phát triển những sản phẩm dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng
của khách hàng qua đó cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
Cùng với sự phát triển của Internet, GPBank đã phát triển các sản phẩm dịch vụ
Internet banking để cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng.
Dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường cho thấy, phần lớn các các nhân, công ty ở
các thành phố, thị trấn, các khu công nghiệp đều sử dụng Internet để thực hiện các giao
dịch, vừa thận tiện, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí.
Trên cơ sở đó, GPBank đã phát triển sản phẩm dịch vụ Internet banking với nhiều
sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Việc xây dựng các sản phẩm dịch vụ do đội ngũ cán bộ nhân viên thuộc bộ phân
quản lý và phát triển phần mềm T24 chịu trách nhiệm thực hiện.
Đây là những sản phẩm đơn giản, dễ sử dụng, khách hàng có thể chủ động thực
hiện giao dịch mà không cần phải đến Ngân hàng để giao dịch. Qua đó tiết kiệm được

8/15


thời gian, chi phí đi lại và khi có nhu cầu khách hàng có thể chủ động thực hiện mà
không qua Ngân hàng
Dưới đây là một số sản phẩm dịch vụ mà GPBank đang cung cấp cho kháchh àng.

(Nguồn: Ib.gpbank.com.vn)

9/15



Để đăng ký sử dụng dịch vụ trên khách hàng liên hệ tại các điểm giao dịch của
GPBank để mở tài khoản tiền gửi thanh toán và đăng ký sử dụng dịch vụ Internet banking
do GPBank cung cấp.
Để phát triển sản phẩm dịch vụ nêu trên GPBank đã thiết kế sản phẩm hết sức tinh
tế và dễ sử dụng.
Địa chỉ trang web: ib.gpbank.com.vn gắn với tên viết tắt của GPBank, ngoài ra
trang web còn mang logo của GPBank, các đối tác của GPBank để người dùng dễ nhớ và
dễ sử dụng.
Các sản phẩm dịch vụ được bố trí theo nhóm sản phẩm có tính năng tương tự để
người dùng dễ tìm kiếm.
Các sản phẩm được thế kế đơn giản, đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của thông
tin thiết yếu.
Các giao dịch được thực hiện và sử lý kịp thời với đội chính xác cao, thông tin
được bảo mật, việc thực hiện giao dịch không bị hạn chế bởi thời gian và địa điểm.
Quản trị tác nghiệp là nhiệm vụ chính của Phòng thanh toán trong nước. Tuy
nhiên, quá trình này là sự phối hợp giữa các bộ phận từ phòng chăm sóc khách hàng,
phòng thanh toán trong nước, phòng công nghệ thông tin….. Những trường hợp phức tạp
cần có sự tham gia của Ban lãnh đạo.
Việc xây dựng các sản phẩm dịch vụ thanh toán Internet banking đã được hoàn tất.
Việc còn lại thuộc bộ phận phát triển và tìm kiếm khách hàng để hướng khách hàng đến
sử dụng các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp.
2.3 Các quyết định tác nghiệp hoạt động kinh doanh.
2.3.1 Quyết định về quy trình.
 Quy trình xây dựng sản phẩm dịch vụ thanh toán qua mang Internet banking
của GPBank.
Với nhiệm vụ quản trị tác nghiệp, Phòng công nghệ thông tin (Phòng IT) và phòng
kế toán thanh toán trong nước phải tuân thủ chiến lược phát triển của Ngân hàng. Các
phòng ban trên phải xây dựng sản phẩm dịch vụ thanh toán qua mạng Internet banking

theo hướng cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Quy trình xây dựng sản phẩm dịch vụ thanh toán qua mạng Internet banking của
GPBank như sau:
10/15


Bước 1. Phòng IT và phòng Kế toán thanh toán trong nước thiết kế sản phẩm dịch
vụ dựa trên hệ thông phần mền T24.
Bước 2. Khách hàng đăng ký mở tài khoản thanh toán tại GPBank, nộp tiền vào
tài khoản để sử dụng và đăng ký sử dụng dịch vụ Internet banking của GPBank.
Bước 3. Khách hàng đăng nhập vào hệ thống để sử dụng dịch vụ thông qua trang
web ib.gpbank.com.vn để sử dụng dịch vụ.
Bước 4. Hệ thống T24 thực hiện yêu cầu của khách hàng và phòng kế toán thanh
toán trong nước kiểm tra các yêu cầu của khách hàng theo quy định riêng của
Ngân hàng.
Bước 5. Khi có sai sót, khách hàng gửi thông báo cho Ngân hàng để Ngân hàng
kiểm tra lại tính đúng đắn của thông tin, nếu có sai lệch thì điều chỉnh theo yêu
của của khách hàng. Quá trình sử dụng dịch vụ của khách hàng được hoàn tất.
Để đưa sản phẩm dịch vụ đến khách hàng. GPBank yêu cầu các nhân viên của
Ngân hàng tham gia sử dụng dịch vụ, sau đó phản hồi ý kiến về phòng IT để phòng IT
điều chỉnh lại các nghiệp vụ và sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của người dùng.
Khi sản phẩm dịch vụ đã hoàn chỉnh, thông qua các chinh nhành/phòng giao dịch
của GPBank trên toàn quốc cũng như các phương tiện thông tin đại chúng giới thiệu sản
phẩm dịch vụ của mình đến khách hàng để họ tham gia sử dụng sản phẩm của GPBank.
 Linh hoạt về nguồn lực.
Việc phát triển sản phẩm dịch vụ thanh toán qua mạng Internet banking của
GPBank sẽ giúp Ngân hàng giảm được nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thanh
toán trong nước một cách đáng kể. Vì toàn bộ giao dịch sẽ được hệ thống T24 sử lý và bộ
phận chuyên môn là phòng kế toán thanh toán trong nước.
Mặt khác, việc thực hiện các giao dịch sẽ do khách hàng thực hiện. Ngân hàng sẽ

giảm được thời gian, cũng như áp lực công việc hàng ngày, giảm chi phí đầu tư máy móc
thiết bị... Qua đó nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, giảm chi phí và tăng thêm
lợi nhuận cho Ngân hàng.
 Mức đầu tư vốn.
T24 là phần mền Ngân hàng hiện đại và tiên tiến hiện nay, được một số Ngân
hàng trong nước và các Ngân hàng nước ngoài sử dụng. Đây là phần mền mở, có tính bảo
11/15


mật cao, có thể phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.
Đây là phần mền được GPBank mua từ đối tác nước ngoài Temenos của Thụy Sỹ. Vì
vậy, chi phí bỏ ra để mua phần mền là rất lớn, đòi hỏi Ngân hàng phải có tiềm lực tài
chính và mạnh dạn đầu tư thì mới phát triển được các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện
đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.3.2 Quyết định về chất lượng.
T24 là phần mền có tính bảo mật cao, có thể xử lý rất nhiều giao dịch cùng một
lúc với thời gian ngắn và độ chính xác rất cao. Vì vậy, khi sử dụng sản phẩm dịch vụ
thanh toán qua mạng Internet banking do GPBank cung cấp khách hàng yên tâm về chất
lượng dịch vụ, tính tiện ích được mang lại cho khách hàng là rất lớn.
Khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua mạng Internet banking của GPBank khách
hàng có thể quản lý được nguồn tài chính một cách chủ động, đồng thời chủ động được
thời gian thực hiện và địa điểm thực hiện giao dịch một các dễ dàng và thuận tiện.
2.3.3 Quyết định về công suất.
T24 là phần mền mạnh, có dung lượng lớn và tốc độ sử lý rất cao, không hạn chế
số lượng người truy cập và thực hiện giao dịch cùng một lúc đây là điểm mạnh mà các
phần mền khác không có.
Với số lượng khách hàng hiện tại và tốc độ phát triển số lượng khách hàng trong
tương lai trên 20%/năm, GPBank chỉ phải đầu tư thêm hệ thống để lưu trữ thông tin đây
là một ưu điểm của T24 mà các phần mền khác không đáp ứng được.

2.3.4 Quyết định về định vị sản phẩm.
 Lựa chọn T24 để đầu tư.
Hện tại trên thị trường có nhiều phần mền khác nhau được các Ngân hàng sử
dụng. Mỗi phần mền có những ưu điểm riêng. Tại sao GPBank lại chọn T24, qua tìm
hiểu thực tế, T24 là phần mền của hãng Temenos của Thụy Sỹ, đây là phần mền hiện đại
hàng đầu thế giớ được nhiều Ngân hàng uy tín trên thế giới sử dụng.
T24 cho phép Ngân hàng xây dựng các sản phẩm dịch vụ hiện đại để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng hiện tại và tương lai. T24 được cài đặt sử dụng thông qua giao diện
cài đặt trên trực tiếp trên máy tính hoặc sử dụng thông qua giao diện web. Vì vậy, nó rất
thuận tiện cho người sử dụng, người dùng có thể thực hiện nhiều giao dịch cùng một lúc.
12/15


T24 cho phép khách hàng sử dụng tất các các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng
thông qua một tài khoản thanh toán duy nhất và được kết nối với tất cả các Ngân hàng
thành viên của Smatlink, Banknetvn…. mà các phần mền khác không triển khai được.
Với những tiện ích nêu trên GPBank đã quyết định đầu tư sử dụng phần mền T24
để xây dựng các dịch vụ thanh toán trực tuyến để cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
 Triền khai sản phẩm dịch vụ.
Thông qua các phương tiên truyền thông để quảng bá các sản phẩm dịch vụ thanh
toán tiện ích của GPBank. Khách hàng có thể đến các điểm giao dịch của GPBank để
đăng ký sử dụng dịch vụ. Nhân viên Ngân hàng sẽ hướng dẫn, cung cấp đầy đủ thông tin
cho khách hàng để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ một các thuận tiện nhất.
Mặt khác, để hỗ trợ khách hàng GPBank có bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng
hướng dẫn và trả lời các thắc mắc của khách hàng.
Việc hướng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán Internet banking sẽ giúp
GPBank thu hút thêm được nhiều khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi
phí khác có liên quan.
2.3.5 Dự báo nhu cầu, dự trữ và chuỗi cung ứng.
 Dự báo nhu cầu.

Với chính sách và định hướng của đảng và nhà nước là khuyến khích thanh toán
không dùng tiền mặt. Vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp đang hướng đến sử dụng dịch vụ
thanh toán của Ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin Internet, nhu cầu thanh toán qua
mạng ngày càng được nhiều người sử dụng và nó sẽ là dịch vụ phát triển mạnh trong
tương lai, mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng.
 Kế hoạch lưu trữ thông tin.
Các giao dịch và thông tin của khách hàng được Ngân hàng lưu trữ rất kỹ lưỡng và
được bảo mật. Khách hàng có thể truy vấn thông tin từ thời điểm phát sinh giao dịch,
hoặt bất cứ giao dịch nào nếu muốn. Vì vậy, để lưu trữ toàn bộ giao dịch của khách hàng
đòi hỏi một dung lượng rất lớn. Vì vậy, Ngân hàng phải có kế hoạch dài hạn để đáp ứng
nhu cầu lưu trữ thông tin hiện và và trong tương lai.

13/15


Dung lượng lưu trữ thông tin sẽ được kiểm tra thường xuyên và được cài đặt thêm
khi cần thiết, điều đó sẽ giúp Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một các
tốt nhất.
 Hậu cần kinh doanh và chỗi cung ứng.
Chiến lược phát triển của GPBank là cung cấp cho khách hàng:
 Nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích.
 Chất lượng dịch vụ tốt (giao dịch nhanh, thông tin bảo mật, thực hiện nhiều
giao dich cùng một lúc, chủ động được thời gian, địa điểm thực hiện giao
dịch).
 Cung cấp cho khách hàng những thông tin đầy đủ và chính xác thông qua
các điểm giao dịch, chương trình quản cáo, thông tin trên trang web của
GPBank.
Từ khi GPBank triển khai sản phẩm dịch vụ thanh toán Internet banking thì một
chỗi cung ứng gồm: GPBank, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng khác, hệ thống Smatlink,

Banknetvn.., hệ thống Internet và máy tính cá nhân đã được hình thành. Đây là chuỗi
cung ứng phức tạp.

GPBANK
NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC

HỆ THỐNG
THANH TOÁN

HỆ THỐNG
INTERNET

KHÁCH HÀNG

NGÂN HÀNG
THÀNH VIÊN

Việc cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng phù hợp với quy định của Ngân hàng
Nhà nước, mặt khác, giúp các Ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt cho khách
hàng, từ đó nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng.
Trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, GPBank kết hợp với các đối tác
để quản lý chỗi cung ứng, trong đó GPBank chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp
dịch vụ thanh toán cho khách hàng.
Việc cung cấp các dịch vụ thanh toán nêu trên giúp GPBank.
14/15


 Giảm chi phí
 Nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác, tìm kiếm lợi nhuận.

 Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
III. Kết luận.
Việt nam đã chính thức là thành viên của WTO, sự bảo hộ của Nhà nước đối với
các Ngân hàng sẽ bị gõ bỏ dần. Vì vậy, muốn tồn tại và cạnh tranh với các Ngân hàng
trong nước cũng như các Ngân hàng nước ngoài mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản
lý đòi hỏi GPBank phải có chiến lược phát triển đúng đắn.
Nhận thức được những khó khăn nêu trên, GPBank đã không ngừng đầu tư công
nghệ Ngân hàng hiện đại, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ
quản lý, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
Trên cơ sở phân tích những cơ hội và thách thức, GPBank cần phải tập trung phát
huy những điểm mạnh của mình, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng
dịch vụ, mở rộng mạng lưới chi nhánh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Do hạn chế về mặt thời gian nên bài viết không tránh khỏi những thiết sót, rất
mong nhận được sử góp ý, bổ sung của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn.

15/15



×