Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PHỤ LỤC III PHIẾU mô TẢ hồ sơ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN SƠN

BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH
HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN

TRƯỜNG THCS TAM LƯ
Địa chỉ: Xã Tam Lư – Huyện Quan Sơn –
Tỉnh Thanh Hóa
Email:
Giáo viên dự thi: Lê Văn Cường
Tổ: Khoa học Tự nhiên.

Thanh hóa, tháng 12 năm 2015
1


PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC:

CHỦ ĐỀ: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (2 tiết).
* Tich hợp liên môn:
- Môn Giáo dục công dân:
+ Lớp 7: Bài 17: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Lớp 8: Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và chất độc hại.
- Môn Địa lí:
+ Lớp 7: Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở Đới ôn hòa.
+ Lớp 8: Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật biển Việt Nam.
- Môn Văn học:
+ Lớp 8:
Bài 10: Thông tin về ngày Trái đất năm 2000.


Bài 12: Ôn dịch thuốc lá.
- Môn Hóa học:
+ Lớp 8:
Bài 28: Không khí – Sự cháy.
Bài 36: Nước.
Bài 37: Axit – Bazơ – Muối.
+ Lớp 9:
Bài 28: Các ôxit Cácbon.
Bài 30: Công nghiệp Silicat.
Bài 52: Tinh bột, Xenlulôzơ.
- Môn Vật lí:
+ Lớp 8: Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt.
- Môn Mĩ thuật:
+ Lớp 7: Tiết 11, 12: Cuộc sống quanh em.
- Môn Lịch Sử:
+ Lớp 8: Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1. Về kiến thức:
* Sau khi học xong chủ đề này học sinh phải:
- Hiểu được thế nào là ô nhiễm môi trường và các nguyên nhân gây ô nhiễm.
- Nắm được tại sao khi trồng nhiều cây xanh lại hạn chế ô nhiễm môi trường.
(Kiến thức bài 52 Hóa học 9: Tinh bột và xenlulozơ)
- Thấy được hậu quả của ô nhiễm môi trường do tác nhân vật lí và hóa học
gây ra dẫn đến hiện tượng đột biến và một số bệnh, tật di truyền ở người nói
riêng và sinh vật nói chung. Từ đó nêu được vai trò của đột biến đối với sinh
vật.

2



- Giải thích được vì sao cần phải phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các
chất độc hại. (Kiến thức bài 15 trong Giáo dục công dân 8 là Phòng ngừa tai
nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại).
- Giải thích được tại sao cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
(Kiến thức bài 14 trong GDCD 7 là Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
và bài 38 là Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam Địa Lí 8).
- Hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống của chính
mỗi chúng ta.
2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày 1 vấn đề.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế trong
thiên nhiên.
- Kỹ năng lắng nghe, hoạt động nhóm.
- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi
trường.
- Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn như : Địa lí, ngữ văn, giáo
dục công dân, hoá học, mỹ thuật, ...
3. Thái độ:
* Qua chuyên đề:
- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. Yêu quê hương đất nước và trân trọng
quá khứ.
- Giúp HS thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn Sinh học cũng như các môn khoa học khác như: Văn học ,
Địa lí, Giáo dục công dân , Mĩ thuật…
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN:
- Học sinh khối 9 Trường THCS Tam Lư – Huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh
Hóa.

IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN:
- Giúp học sinh tiết kiệm được thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả
nhận thức cao, đặc biệt tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng kiến
thức. Vì dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học
hiện đại.
- Học sinh được rèn luyện thói quen, tư duy nhận thức các vấn đề một cách có
hệ thống và logic.
- Gắn kết được các kiến thức, kĩ năng và thái độ của các môn khoa học khác
với nhau làm cho học sinh yêu thích môn học hơn.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên (GV):
- Bảng phụ.
- Một số tranh và hình ảnh.
- Clip về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
3


- Bút dạ, bút chỉ.
- Sách giáo khoa và giáo viên:
+ Sinh 6,7,9
+ Địa lí 7, 8.
+ Giáo dục công dân 7, 8.
+ Vật lí 8.
+ Hóa học: 8, 9.
+ Văn học 8.
+ Lịch sử 8.
+ Mỹ thuật 7.
- Phòng bộ môn có máy chiếu đa năng.
2. Đối với học sinh (HS):
- Chuẩn bị bút dạ.

- Sách giáo khoa.
- phiếu học tập
- Tìm hiểu thông tin về ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế gây ô
nhiễm môi trường trong các môn học:
+ Sinh 6,7,9
+ Địa lí 7, 8.
+ Giáo dục công dân 7, 8.
+ Vật lí 8.
+ Hóa học: 8, 9.
+ Văn học 8.
+ Lịch sử 8.
+ Mỹ thuật 7.
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Ổn dịnh tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày nguyên nhân dẫn tới suy thoái môi trường tự nhiên do hoạt động
của con người?
- Hái lượm
- săn bắt động vật
- Đốt rừng lấy đất trồng trọt
- Căn thả gia súc
- Khai thác khoáng sản
- Phát triển khu dân cư
- Chiến tranh..
C. Bài mới:
- Như chúng ta đã biết môi trường là tất cả những gì xung quanh đời sống
sinh vật, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống, sự sinh sản và
phát triển của mọi sinh vật trên trái đất (bao gồm cả con người ). Thế nhưng
môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng. Vậy, cúng ta phải làm gì để
cứu lấy môi trường sống của chúng ta? Hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu chủ

4


đề: Ô nhiễm môi trường thông qua việc tích hợp các môn học: Sinh học, Địa lí,
Hoá học, Giáo dục công dân, Ngữ văn và ứng dụng công nghệ thông tin.
HOẠT ĐỘNG 1 : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Hoạt động của GV và HS
- Yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh
về ô nhiễm môi trường qua đoạn phim
sau (Phim 1).

? Qua quan sát đoạn phim trên, Em
thấy môi trường sống của chúng ta
hiện nay như thế nào ?
- HS : Quan sát phim kết hợp với thực
tế sẽ thấy được thực trạng của môi
trường sống hiện nay đang bị ô nhiễm
trầm trọng.
- Tích hợp kiến thức môn hóa học:
+ Bài 28: Không khí – Sự cháy.
+ Bài 36: Nước.
? Khi môi trường bị ô nhiễm thì các
tính chất vật lí, hóa học, sinh học có
bị thay đổi hay không? Ví dụ cụ thể
với môi trường nước và không khí?
- Các tính chất bị thay đổi. VD:
+ Nước có tính chất là không màu,
5

Nội dung cần đạt



không mùi, không vị. Khi bị ô nhiễm
thì có màu nâu, mùi hôi, thối, nhiều vi
sinh vật gây bệnh.
+ Không khí: 21% O 2, 78% N2, còn
lại là các thành phần phần khác. Khi
không khí bị ô nhiễm thì tỉ lệ các khí
thải (SO2, NOx, Mêtan, … tăng lên
làm thay đổi tỉ lệ không khí, đồng thời
các vi sinh vật gây bệnh cũng tăng
lên.
? Vậy, thế nào là ô nhiễm môi
trường?
- HS : Thảo luận và phát biểu
- GV: Kết luận và ghi bảng

* Khái niệm: Ô nhiễm môi trường
hiện tượng môi trường tư nhiên bị
bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá
học, sinh học của môi trương bị thay
đổi, gây tác hại đến đời sống con
người và sinh vật khác.

- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau
(Ảnh 1 – 10):
* Nguyên nhân:
- HS : Tiếp tục quan sát tranh để thấy
- Do hoạt động của con người.
được các nguyên nhân dẫn tới ô

- Do hoạt động tự nhiên.
nhiễm môi trường là từ đâu.
? Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi
trương ?

6


7


HOẠT ĐỘNG 2: CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra
từ hoạt động công nghiệp và sinh
- Yêu cầu HS quan sát tranh (Ảnh 11 hoạt:
– 14), liên hệ thực tế và kiến thức
môn hóa học 9:

8
Đun nấu trong gia đình

Giao thông vận tải


Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


Cháy rừng

HĐ sản xuất gốm sứ

? Qua hình ảnh vừa quan sát, em hãy
cho biết thực trạng môi trường không
khí hiện nay như thế nào?
- Môi trường không khí đang bị ô
nhiễm một cách nghiêm trọng.
- Tích hơp kiến thức hóa học 9: Bài
28: Các ôxit của Các bon.
? Các khí thải nào trong thành phần - Các chất độc hại: CO, CO2, SO2,
không khí gây hại cho cơ thể sinh NO2 ... và bụi
vật?
- Tích hợp kiến thức môn hoá học 9
là : Bài 30: “Công nghiệp silicat”.
- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát vào
hình ảnh, liên hệ kiến thức môn hóa
học 9 (Bài 30: Công nghiệp silicat) và
kiến thức thực tế thảo luận nhóm.
Hoàn thành bài tập sau:
Hoạt động
1. Giao thông vận tải:
- Ô tô.
9

Nhiên liệu bị đốt cháy
- Xăng, dầu điezen.



- Xe máy.
2. Sản xuất công nghiệp:

- Xăng.

- Nhà máy nhiệt điện.

- Than đá.

- Sản xuất gốm.
3. Sinh hoạt:

- Than đá, củi.

- Đun nấu.

- Than đá, củi, khí đốt, ...

? Qua bài tập, em hãy cho biết các - Nguồn gốc : Chủ yếu là các quá
chất khí độc được hình thành từ đâu? trinh đốt cháy nhiên liệu.
- Tích hợp kiến thức:
+ Môn ngữ văn 8: Bài 12: Ôn
dịch, thuốc lá.
+ Môn sinh học 6: Bài 21: Quang
hợp.
+ Môn Địa Lý 7: Bài 17: Ô nhiễm
môi trường ở đới ôn hòa.
? Tác hại do ô nhiễm không khí gây
ra là gì?
* Tác hại :

- Gây ngộ độc cho sinh vật.
- Làm ảnh hưởng đến quá trình
quang hợp của cây xanh.
- Gây mưa axít, làm thủng tầng ô
zôn, gây nên hiệu ứng nhà kính.
- Tích hợp môn vật lý 8: Bài 23: Đối
lưu – Bức xạ nhiệt.
- Cho HS quan sát tranh về nguyên
nhân gây hiệu ứng nhà kính (Ảnh
15).
? Em hiểu thế nào là “Hiệu ứng nhà
kính”?
- GV giải thích nguyên nhân của hiệu
ứng nhà kính:
+ Các khí nhà kính: Cácbônic, Khí
mê tan, ...  Tạo lớp màng bao bọc
trái đất.
+ Tia bức xạ mặt trời chiếu tới trái
đất  Phản xạ ngượi lại đến lớp
màng khí nhà kính bị giữ lại một phần
 Tỏa ra khắp trái đất  Giúp điều
hòa nhiệt độ trái đất (Nếu không có
lớp màng nhà kính  Nhiệt độ trái
10


đất vào khoảng -180 C)
+ Do ô nhiễm môi trường  Khí
nhà kính trong bầu khí quyển nhiều
dần lên  Màng khí nhà kính dày lên

 Giữ lại toàn bộ các tia bức xạ mặt
trời  Trái đất nóng dần lên  Gây
hậu quả nghiêm trọng.

- Tích hợp môn hóa học 8: Bài 37:
Axit – Bazơ – Muối:
- GV tiếp tục cho HS xem phim về
hiện tượng mưa a xit (Phim 3).

11


? Qua đoạn phim vừa xem, em hiểu
thế nào là “Mưa axit”?
- Do các chất khí thải như SO2, NOx,
CO2 phát tán trong không khí kết hợp
với hơi nước tạo thành các axit như:
H2SO4, HNO3, H2CO3  Gây hậu quả
nghiêm trọng: Tàn phá thiên nhiên,
hủy hoại các công trình xây dựng
(nhất là những kì quan do con người
xây dựng, ...).
? Như vậy, Ô nhiễm không khí gây ra
hậu quả rất nghiêm trọng, Để hạn chế - Biện pháp hạn chế :
ô nhiễm không khí con người đã có
+ Trồng nhiều cây xanh
những biện pháp gì?
+ Sử dụng năng lượng gió và năng
lượng mặt trời để không sản sinh ra
khí thải

+ Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho
các nhà máy
- GV chiếu các hình ảnh minh họa các
biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí
(Ảnh 16 – 18).

12


- Tích hợp các môn:
+ Sinh học 6: Bài 21: Quang hợp.
+ Hóa học 9: Bài 52: Tinh bột và
xenlulôzơ.
? Tại sao phải tích cực trồng nhiều
cây xanh?
- Trong quá trình quang hợp, cây
xanh hấp thụ khí CO2 để chế tạo tinh
bột và thải ra khí O2 theo sơ đồ sau:
6nCO2 + 5nH2O
(-C 6H 10O5-) + 6nO2
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực
vật và chất độc hoá học:
- Yêu cầu HS quan sát một số hình
ảnh về các loại thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ, thuốc diệt nấm, ... (Ảnh 19 –
13


22).


? Thuốc bảo vệ thực vật gồm những - Nguồn gốc : Thuốc trừ sâu, thuốc
loại nào ?
diệt cỏ, diệt nấm ...
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ phát tán
hóa chất bảo vệ thực vật.

14


? Các chất độc hoá học và chất bảo vệ
thực vật thường tích tụ ở môi trường
nào?
- Môi trường đất, nước, không khí và
sinh vật.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm. Hoàn
thành bài tập: Con đường phát tán các
loại hoá chất đó?
- Con đường phát tán:
+ Hoá chất (dạng hơi)  nước mưa
 đất (tích tụ)  Ô nhiễm mạch nước
ngầm.
+ Hoá chất  nước mưa  ao hồ,
sông, biển (tích tụ)  bốc hơi vào
không khí.
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào
cơ thể sinh vật.
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh về tác
hại của chất độc da cam ở Viêt Nam
(Ảnh 23 – 26).


15

- Con đường phát tán:
+ Hoá chất (dạng hơi)  nước mưa
 đất (tích tụ)  Ô nhiễm mạch nước
ngầm.
+ Hoá chất  nước mưa  ao hồ,
sông, biển (tích tụ)  bốc hơi vào
không khí.
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào
cơ thể sinh vật.


- Tích hợp môn Giáo dục công dân
8: Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ
khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Giáo viên cung cấp cho HS một số
hậu quả và hình ảnh vụ nổ nhà máy
pháo hoa Xí nghiệp Z1, thuộc Nhà
máy Z121 ở Phú Thọ: Xác định 24
người chết, 97 người bị thương, thiệt
hại 52 tỷ đồng (Ảnh 27 – 28).

16


? Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực - Hậu quả:
vật và chất độc hóa học gây ra hậu
+ Gây hại cho hệ sinh thái
quả gì?

+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người
+ Gây ra các đột biến  Gây bệnh,
tật di truyền ở người.
- Biện pháp hạn chế:
? Vậy, con người đã có biện pháp gì
+ Hạn chế phun thuốc bảo vệ thực
để hạn chế ô nhiễm do các chất bảo vật, thuốc diệt cỏ.
vệ thực vật và chất độc hoá học gây
+ Sản xuất thực phẩm theo mô hình
nên?
an toàn.
+ Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy
nổ và các chất độc hại.
- GV cung cấp 1 số hình ảnh về sản
xuất thực phẩm an toàn (Ảnh 29 –
32):

17


3. Ô nhiễm do chất phóng xạ:
- Yêu cầu HS quan sát một số hình
ảnh về ô nhiễm phóng xạ (Ảnh 33 –
36):

18


Nhà máy hạt nhân


Nhà máy hạt nhân

Thử vũ khí hạt nhân

Thảm họa Chernobyl

? Ô nhiễm phóng xạ có nguồn gốc từ - Nguồn gốc:
đâu?
+ Chất thải từ các công trường khai
thác chất phóng xạ.
+ Nhà máy điện nguyên tử.
+ Các bãi thử vũ khí hạt nhân.
- Tích hợp môn lịch sử 8: Bài 21:
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –
1945).
- GV giới thiệu: Trên thế giới đã có
những hậu quả rất nghiêm trọng do
phóng xạ gây ra như:
+ Ngày 06 và 09 tháng 08 năm
19


1945: Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử
xuống Hirôshima và nagasaki của
Nhật  trên 10 vạn người chết, hàng
chục vạn người bị tàn phế.
+ Ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi
nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở
Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một

phần của Liên bang Xô viết) bị nổ.
- Yêu cầu HS quan sát 1 số hình ảnh
về hậu quả của ô nhiễm chất phóng xạ
ơ Hirôshima và Chernobyl (Ảnh 37 –
44):

20


Một số hình ảnh của thành phố Hirôshima sau khi mỹ ném bom nguyên tử

21


? Qua các hình ảnh vừa quan sát, em - Hậu quả: Gây đột biến cấu trúc di
Mộtthầy
số hậu
quả quả
để lại
vụ nổ nhà
máyởđiện
nguyên
tử chernobyl
nào cho
biết hậu
củasau
ô nhiễm
truyền
người
và sinh

vật (ung thư,
chất phóng xạ?
quái thai ....)
? Để hạn chế ô nhiễm chất phóng xạ, - Biện pháp hạn chế: Chống xản suất,
chúng ta cần phải làm gì?
thử và xử dụng vũ khí hạt nhân.
4. Ô nhiễm do chất thải rắn:
- Yêu cầu HS quan sát một số hình
ảnh sau (Ảnh 45 – 48):

22


? Qua hình ảnh, em hãy cho thầy biết - Chất thải rắn gồm: Cao su, nhựa,
chất thải rắn gồm những loại nào?
thuỷ tinh, kim loại, túi nilon ....
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm. Hoàn
thành bài tập sau:
Tên chất thải
- Giấy vụn.
- Vôi, đất, đá.
- Kim tiêm, bông, gạc, ....
? Qua đây, Những loại chất
có nguồn gốc từ đâu?

Hoạt động thải ra chất thải
- Hoạt động sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.
- Hoạt động xây dựng.
- Hoạt động y tế.
thải rắn - Nguồn gốc:

+ Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp.
+ Xây dựng.
+ Y tế.
? Theo em, ô nhiễm do chất thải rắn - Tác hại:
có tác hại như thế nào?
+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh
vật.
- Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn
+ Gây mất mĩ quan.
8: Bài 10: Thông tin về Ngày Trái
Đất năm 2000.
? Con người đã có những biện pháp gì
để hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn - Biện pháp hạn chế:
gây ra?
+ Phân loại rác thải.
+ Xây dựng nhà máy xử lí rác.
+ Xây dựng nhà máy tái chế chất
thải thành các nguyên liệu, đồ
dùng ....
- Cho HS quan sát một số hình ảnh xử
+ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học
lý các chất thải rắn (Ảnh 49 – 52).
để tìm ra biện pháp phòng tránh.
23


5. Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.
? Em hãy kể một số bệnh do vi sinh
vật gây ra?
- Một số bệnh do vi sinh vật gây ra:

+ Bệnh sốt rét.
+ Bệnh kiết lị.
+ Bệnh sán lá gan.
+ Bệnh giun đũa.
+ Bệnh ghẻ.
? Nguồn gốc của những bệnh này từ
đâu?
- Nguồn gốc: Từ các chất thải, phân,
rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh
vật, rác bệnh viện ....
- Tích hợp kiến thức môn sinh học
7: Chương III: Các Ngành Giun.
- Yêu cầu HS quan sát một số hình
ảnh về tác hại của của các Vi sinh vật
24


đối với con người:

? Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh sốt
rét?
25


×