Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ĐỀ CƯƠNG LUẬT HÀNH CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.24 KB, 15 trang )

ĐỀ CƢƠNG HỌC PHẦN LUẬT HÀNH CHÍNH
Câu 1: Khái niệm luật hành chính? Thế nào là quan hệ chấp hành, điều hành? Ví dụ minh
họa?
Khái niệm Luật hành chính: Luật hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp
luật Việt Nam bao gồm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ
chức và thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành của các cơ quan nhà nước.
Quan hệ chấp hành: thể hiện ở mục đích của QLHCNN là đảm bảo thực hiện trên thực tế
các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước. Mọi hoạt động QLHCNN đều được tiến
hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.
VD: Khi UBND huyện nhận một văn bản QPPL (nghị định 127/2008/NĐ-CP chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp) của Chính phủ, các cơ quan
thuộc huyện đó phải đảm bản thực hiện nghị định đó không được làm trái.
Quan hệ điều hành: thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho các văn bản của các cơ quan quyền lực
nhà nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể QLHCNN phải tiến hành các hoạt động tổ chức
và chỉ đạo trực tiếp đối vớei các đối tượng quản lý thuộc quyền.
Trong quá trình điều hành, các cơ quan QLHCNN có quyền nhân danh nhà nước ban hành các văn
bản pháp luật để đặt ra các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng có
liên quan phải thực hiện.
VD: Khi UBND huyện nhận một văn bản QPPL (nghị định 127/2008/NĐ-CP chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp) của Chính phủ, các cơ quan,
ban ngành phải có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện đến nhân dân trong cả huyện.
Câu 2: Phân tích đối tƣợng điều chỉnh và phƣơng pháp điều chỉnh của Luật hành chính? Tại
sao nói phƣơng pháp điều chỉnh Luật hành chính là phƣơng pháp mệnh lệnh đơn phƣơng?
Đối tƣợng điều chỉnh:
Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực
quản lý hành chính nhà nước, hay nói khác hơn đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những
quan hẹ xh hầu hết phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước.
Đối tượng điều chỉnh chia làm 3 nhóm chủ yếu:
+ Nhóm thứ nhất: Các quan hệ quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính
nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.



Giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới theo hệ thống dọc mà

đặc biệt là những cơ quan hành chíng cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới trực tiếp.


Giữa cơ quan cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính

nhà nước có thhẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
1


VD: Chính phủ, UBND các cấp
+ Nhóm thứ 2: Các quan hệ quan hệ quản lý hành chính trong quá trình các cơ quan nhà nước xây
dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức
năng nhiệm vụ của mình.
 Kiểm tra nội bộ, nâng cao trình độ, công việc văn phòng, đảm bảo những điều kiện vật chất
khác...
VD: Việc điều động luân chuyển cán bộ trong tổ chức.
+ Nhóm thứ 3: Các quan hệ quản lý hành chính trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà
nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể
do pháp luật quy định.


Tòa án thẩm phán có quyền xử phạt hành chính, thuyền trưởng, cơ trưởng



Quốc hội thông qua các dự án, công trình…


VD: Thẩm phán xử phạt hành chính, Cảnh sát giao thông xử phạm vi phạm luật giao thông.
Bên cạnh những quan hệ quản lý kể trên, Luật hành chính còn điều chỉnh một số quan hệ
quản lý khác như: các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng
và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan, nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng,
nhiệm vụ của mình; các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà
nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể
do pháp luật qui định.
Phƣơng pháp điều chỉnh:
Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh, đơn phương được
hình thành từ quan hệ “quyền lực – phục tùng ”
- Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính, một bên được
nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, còn bên kia
phải phục tùng những mệnh lệnh ấy.
- Bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền quyết định công việc một cách
đơn phương, xuất phát từ lợi ích chung của nhà nước, xã hội trong phạm vi quyền hạnh của mình để
chấp hành pháp luật.
- Quyết định đơn phương của bên sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt bộc thi hành đối với
các bên hữu quan và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.
Phƣơng pháp điều chỉnh của Luật hành chính là phƣơng pháp mệnh lệnh đơn phƣơng.
Phương pháp mệnh lệnh đơn phương nghĩa là một bên (cơ quan hành chính nhà nước) được nhân
danh quyền lực nhà nước ra các mệnh lệnh mà không cần sự thoả thuận của bên kia, thể hiện qua
các quyết định quản lý nhà nước và bên kia tức là đối tượng quản lý (tổ chức, đơn vị, công dân)
phải phục tùng, thực hiện quyết định đó. Mệnh lệnh, quyết định hành chính phải thuộc phạm vi
thẩm quyền của bên nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, trên cơ sở pháp luật, có
2


hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế
nhà nước. Đây còn được gọi là mối quan hệ quyền lực - phục tùng giữa chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý.

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa luật hành chính với luật hiến pháp, luật dân sự và luật
hình sự ?
Luật hành chính với luật hiến pháp:
Hai ngành này có liên quan mật thiết đến nhau. Trong một số trường hợp không phân biệt
được ranh giới giữa chúng nhưng chúng có ranh giới.
Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp là về nguyên tắc tổ chức và thẩm quyền của nhà nước, các
mối quan hệ quan trọng nhất trong xã hội. Như vậy, đối tượng được của luật HP rộng hơn luật HC.
Luật HC chi tiết hóa, cụ thể hóa và bổ sung các quy định của HP, đặt ra cơ chế đảm bảo thực hiện
chúng.
Luật hành chính với luật hình sự
-

Luật HC liên quan chặt chẽ với luật hình sự, có nhiều chỗ “giao tiếp” với luật hình sự vì cả 2

ngành luật quy định về vi phạm pháp luật và cách xử lý đối với chúng, chỉ khác nhau ở mức độ
nguy hiểm của 2 loại vi phạm và do cơ quan xử lý đối với từng loại vi phạm cũng khác nhau.
-

Luật hình sự xác định những hành vi nào là tội phạm còn luật HC quy định về các quy tắc

bắt buộc chung mà nếu vi phạm các quy tắc ấy trong 1 số trường hợp có thể phải chịu trách nhiệm
hình sự, nếu không thì được coi là vi phạm hành chính.
-

Tội phạm quy định trong luật hình sự khác với vi phạm hành chính ở chỗ độ gây nguy hiểm

cho xã hội của các hành vi do đo hình phạt áp dụng với tội phạm hình sự cũng cao hơn, trình tự xử
lý và thẩm quyền xử lý cũng khác nhau
Luật hành chính với luật dân sự
-


Luật hành chính cũng có mối quan hệ chặt chẽ với luật dân sự vì nhiều khi luật dân sự cũng

điều chỉnh quan hệ tài sản như luật dân sự, tuy nhiên 2 ngành luật điều chỉnh quan hệ tài sản bằng
những phương pháp khác nhau, 1 bên là phương pháp quyền lực phục tùng còn bên kia là thỏa
thuận đặc trưng bởi sự bình đẳng về ý chí của các bên.
-

Trong nhiều trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước cũng tham gia trực tiếp và quan hệ

pháp luật dân sự nhưng không phải dưới danh nghĩa là chủ thể của hoạt động chấp hành và điều
hành mà với tư cách 1 pháp nhân, chủ thể của pháp luật dân sự.
Câu 4: Trình bày về nguồn của luật hành chính? Lấy ví dụ minh họa ?
Nguồn của luật hành chính là n~ VBQPPL do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành theo thủ
tục và dưới n~ hình thức nhất định, có nội dung là các quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực

3


bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế
nhà nước.
Nguồn của luật hành chính
Là n~ hình thức biểu hiện bên ngoài của luật HC, hay nói cách khác, là n~ quyết định pháp
luật chứa các QPPL hành chính.
Hoạt động chấp hành – điều hành đa dạng phức tạp -> các quy định luật HC nằm trong n` văn bản
của n` cơ quan NN.
-

Quyết định PL (dạng văn bản) của cơ quan quyền lực và quản lý NN


-

VB liên tịch giữa cơ quan quản lý (Bộ, Chính phủ) và cơ quan tổ chức xã hội công đoàn)

-

VB của bản thân cơ quan của tổ chức xã hội ban hành để thực hiện chức năng quản lý NN
về n~ lĩnh vực được giao

Căn cứ vào cơ quan ban hành nguồn của luật hành chính gồm: (ví dụ luôn)
VBQPPL của các cơ quan quyền lực NN: Hiến pháp; luật tổ chức CP, UBND, HĐND…
VBQPPL của chủ tịch nước: Quyết định của Chủ tịch nước.
VBQPPL của các cơ quan hành chính NN: Nghị định CP; quyết định TTg
VBQPPL của TANDTC và VKSNDTC: Nghị quyết của HĐTPTANDTC; thông tư chánh án,
VTVKS
VBQPPL của tổng kiểm toán NN: để quy định, hướng dẫn các chuẩn mực kiểm toán NN, quy định
cụ thể về quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.
VBQPPL liên tịch: VB liên tịch Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; VB liên tịch giữa chánh
án tòa án TC với VT VKSNDTC hoặc với Bộ trưởng thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Câu 5: Khái niệm QPPLHC, phan tích đặc điểm quy phạm pháp luật hành chính?


Khái niệm quy phạm pháp luật hành chính
QPPLHC là các quy tắc xử sự chung do cơ quan nhà nước, các cán bộ nhà nước có thẩm
quyền ban hành, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý
hành chính Nhà nước ( hay còn gọi là hoat động chấp hành – điều hành của nhà nước ) có
hiệu lực bắt buộc thi hành đối với những đối tượng có liên quan.




Đặc điểm QPPLHC

-

QPPLHC là một dạng cụ thể của quy phạm PL. Nên mang đầy đủ đặc điểm của QPPL là qui
tắc xử sự chung thể hiện ý chí của nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Là quy
tắc xử sự mang tính bắt buộc chung giống như các QPPL khác, QPPLHC có hiệu lực bắt
buộc thi hành và đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế HCNN. Những Q.tắc xử sụ này quy
định hành vi của các đối tượng có liên quan: được làm gì? K đc làm gì? Làm như thế nào?
Ví dụ luật ATGT quy định người điểu khiển phương tiện tham gia giao thông phải đội mũ
bảo hiểm và có bằng lái xe.
4


-

Những QPPLHC ban hành chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong

lĩnh vực HCNN. ( phân tích )
-

Các QPPLHC được đặt ra, sửa đổi hay bãi bỏ trên cơ sở những quy luật phát triển

khách quan của xã hội và những đặc điểm cụ thể trong từng giai đoạn. Cơ sở hạ tầng quyết
đinh KTTT. Ví dụ: trước đây k có tội vi phạm an ninh mạng, h đã có luật.
-

Là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lý

khác nhau. Có những quy phạm có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước và chung cho các

ngành, nhưng có những quy phạm chỉ có hiệu lực trong 1 ngành, 1 địa phương nhất định.
Ví dụ: thành ủy HN yêu cầu cán bộ, đảng viên, lãnh đạo gương mẫu tổ chức cưới văn
minh với tiêu chí không quá 300 khách, tức 50 mâm, không mời nhiều lần và không làm ở
khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp.
-

Các QPPLHC hợp thành 1 hệ thống trên cơ sở nguyên tắc pháp lý nhất định.

Các quy phạm PL tuy có số lượng lớn và hiệu lực Ply’ khác nhau song chúng cần phỉ
hợp thành 1 hệ thống. Các QPPLHC do cơ quan cấp dưới ban hành phải phù hợp vs QPHC
do các cơ quan cấp trên ban hành, các QPPLHC do cq HCNN, chủ tịch nước, tòa án nhân
dân, viện ks ban hành phải phù hợp vs ndung và mục đích của QPPL do cq quyền lực cùng
cấp ban hành, Các QPPLHC do cơ quan chuyên môn ban hành phải phù hợp vs QPPLHC
của cơ quan HCNN có thảm quyền chung ban hành, Các QPPLHC do ng có thẩm quyền
trong cq nn ban hành phải phù hợp vs mục đích và ndung của QPPL do tập thể cơ quan đó
ban hành….
VD: Căn cứ vào nghị quyết, nghị định của chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành
quyết định, chỉ thị…
Câu 6: Trình bày nội dung QPPLHC? Chỉ có các cq HCNN mới có thẩm quyền ban
hành QPPLHC là đúng hay sai? Tại sao?
 Nội dung của QPPLHC
- Xác định thẩm quyền QLHCNN. Ví dụ: luật tổ chức chính phủ, HĐND và UBND các cấp
- Quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của đối tượng q.lý HCNN. Ví dụ: luật
thuế quy định việc đóng thuế, hưởng quyền lợi và nghĩa vụ ntn
- Quy định cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá
trình thực hiện quản lý HCNN.
Ví dụ: luật tc chính phủ: q.định cơ cấu tổ chức ntn? Các bộ và cơ quan ngang bộ, văn phòng
chính phủ và các tc trực thuộc CP ( 1 bộ và 4 cơ quan ngang bộ )
- Quy định thủ tục HC
Ví dụ : quan hệ trong thông tư 12 về Đại học 2 cấp ĐH thái nguyên-ĐH khoa học

- Quyết định vi phạm HC
5


Ví dụ: thủ tục xử phạt HC, quy định về luật tố tụng HC, thủ tục xét xử, nghị định 34 về
mức xử phạt vi phạm, thuế, môi trường
- Quy định các biện pháp khen thưởng và cưỡng chế HC
Ví dụ: luật CBCC 2008 quy định nâng bậc lương, khen thưởng quy định rõ. Cưỡng chế: hạ
bậc lương, xa thải, cảnh cáo, phạt tiền.
 Chỉ có các cq HCNN mới có thẩm quyền ban hành QPPLHC là đúng hay sai? Tại sao?
Nhận định trên là sai vì ngoài cq HCNN ra thì các chủ thể có quyền lực khác cũng có thẩm
quyền ban hành VB có chứa các QPPLHC như chủ tịch nước, tổng kiểm toán nhà nước.
Hoặc cơ quan quyền lực như quốc hội, hđnd.
Câu 7: Khái niệm thưc hiện QPPLHC? Trình bày về các hình thức thực hiện
QPPLHC?
 Khái niệm thực hiện QPPLHC
Thực hiện QPPLHC là việc các cơ quan tổ chức, cá nhân xử sự phù hợp với các yêu cầu của
qpplhc khi tham gia vào quản lý hành chính nhà nước.
 Các hình thức thực hiện QPPLHC
- Tuân thủ qppl hành chính: kiềm chế không thực hiện những hành vi pl ngăn cấm
Ví dụ: công dân khi tham gia giao thông k đc đi ngược đường 1 chiều, k tẩy xóa cmt, sổ hộ
khẩu
- Thi hành qppl hành chính: thực hiện nghĩa vụ pháp lý bằng hành động tích cực. Thực hiện
h.vi mà pl đòi hỏi thực hiện. VD: thực hiện n.vụ công ích, tạm trú, tạm vắng theo quy định
của pháp luật
Ví dụ: nộp thuế, nộp phạt vi phạm hành chính
- Sử dụng qppl hành chính: sử dụng quyền tự do pháp lý của mình do các quy phạm pháp
luật hành chính quy định
Ví dụ: quyền khiếu nại, tố cáo
- Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính: là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các

cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi được pháp luật hành chính cho phép
Ví dụ: công dân thực hiện quyền khiếu nại đối với các quan hệ hành chính, HVHC thực
hiện quyền tự do đi lại, cư trú. Ví dụ CAGT xử phạt vi phạm hc.
Câu 8: Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính? Phân tích điều kiệntrở
thành chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.


Khái niệm quan hệ PLHC: là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình

quản lý HCNN, được các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh làm cho các bên phát sinh
quyền và nghĩa vụ hành chính.
6




Đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính:

-

QHPLHC chủ yếu chỉ phát sinh trong quá trình quản lý HCNN trên các lĩnh vực

khác nhau của đời sống xã hội, luôn gắn liền với hoạt động chấp hành và điều hành của nhà
nước. Chúng vừa thể hiện lợi ích của các bên thma gia quan hệ vừa thể hiện yêu cầu và mục
đích của hoạt động chấp hành và điều hành.
-

QHPLHC có thể phát sinh giữa tất cả các loại chủ thể như cq.nhà nước, tổ chức xh,

công dân và ng nước ngoài…nhưng ít nhất 1 bên tham gia quan hệ phải là cơ quan HCNN

hoặc CQNN. Ví dụ: cấp giấy chứng nhận sử dụng đất do UBND cấp huyện cấp, chủ thể mang
quyền lực là UBND, xử phạt vi phạm ATGT
-

QHPLHC có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối

tượng QHLHC nhà nước
-

Nội dung của QHPLHC là các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các bên

tham gia vào quan hệ đó
-

Trong QHPLHC thì quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại



Phân tích điều kiện trở thành chủ thể quan hệ pháp luật hành chính

-

Chủ thể quan hệ hành chính là những bên tham gia QHPLHC, có năng lực chủ thể,

có quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của PLHC
Bao gồm: + các cơ quan HCNN
+ các nhà chức trách
+ các cá nhân, tổ chức đc ủy quyền
+ công dân VN, người nc’ ngoài, ng k quốc tịch
-


Những đặc điểm của chủ thể

+ Chủ thể QLHCNN ( chủ thể đặc biệt ) là các cá nhân hay tổ chức của con ng mang
quyền lực HCNN nhân danh nhà nước và thực hiện chức năng QLHCNN “mang quyền lực nhà
nước” ở đây cần 2 yếu tố sau: 1. Có thẩm quyền HCNN do p.luật quy định
2. tham gia vào QHPLHCNN với tư cách của chủ thể có thẩm quyền HCNN, k vượt khỏi
thầm quyền đã được luật định
Các loại chủ thể QLHCNN: CQHCNN, cán bộ HCNN, CQHCNN khác, cá nhân, tổ chức
xh tham gia vào 1 quan hệ pl cụ thể vs tư cách là bên có thẩm quyền hcnn đc quy định trong
PLHC.
Cơ quan NN khác, cá nhân, tc xh, tham gia vào 1 quan hệ pháp luật, cụ thể vs tư cách là
bên có thẩm quyền HCNN được quy định trong luật hiến pháp.
VD: Theo điều 35[1] PLXPVPHC ngày 6/7/1995 chủ tọa phiên tòa có quyền xử phạt
VPHC đối với hành vi gây rối tại phiên tòa. Trong quan hệ này tòa án ( cq tư pháp ) được trao
thẩm quyền HCNN. Vì vậy đây là QH PLHC vs chủ thể quản lý là tòa án.
+ chủ thể QLHCNN( chủ thể thƣờng)
7


Ví dụ: quan hệ giữa bộ tài chính và bộ y tế. q.lý là bộ tc, bị q.lý là bộ y tế. là 1 bên trong
QHPLHC chịu sự quản lý, chấp hành mệnh lệnh của chủ thể qly’ .
Trong QHPLHC, chủ thể ở đây có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia k với tư cách có
quyền lực HCNN hoặc cá nhân, công dân, các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xh
k mang quyền lực HCNN ( chủ thể thường )
- Năng lực chủ thể của các chủ thể tham gia QHPLHC: phát sinh khi cơ quan đó đc thành
lập và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể. Năng lực này đc PLHC quy định phù hợp vs chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó trong quản lý HCNN.
VD: Thanh tra chuyên ngành xử phạt VPHC. Thanh tra CP tham gia vs CP…
- Năng lực chủ thể của các cán bộ công chức: phát sinh khi cá nhân được nhà nước giao

đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nc’ và chấm dứt khi k còn đảm
nhận công vụ hay chức vụ đó.
VD: UBND có thẩm quyền XPVPHC nhưng k phải ai cũng có quyền XP, chỉ chủ tịch
UBND, phó CTUBND khi đc ủy quyền.
- Năng lực chủ thể của tổ chức: phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ
chức đó trong quản lý HCNN và chấm dứt khi k còn những quy định đó hoặc tổ chức bị giải thể
- Năng lực chủ thể cá nhân: đc biểu hiện tổng thể trong:
+ năng lực phát luật HC
+ năng lực hành vi HC
Câu 9: Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước? Phân tích đặc điểm của cơ quan hành chính
nhà nước? Tại sao nói cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản của Luật hành chính?
 Khái niệm cơ quan hành chính nhà nƣớc
Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước. Bộ
máy nhà nước Việt nam gồm bốn hệ thống cơ quan chính: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp,
cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát.
Cơ quan hành chính nhà nước là 1 bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước trực thuộc hoặc trực
tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là
hoạt động CH – ĐH, có cơ cấu tổ chức, phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
 Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nƣớc
Ðặc điểm chung
1. Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt
động trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chổ:
+ Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước;
+ Cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước để hoạt động.

8


2. Mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều có một thẩm quyền nhất định, thẩm quyền này do pháp
luật quy định, đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyền lực, được nhà nước

trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cụ thể:
+ Các cơ quan nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật;
+ Trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức
là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt;
Ví dụ: Trong Hiến pháp quy định rõ Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, Luật tổ chức CP…
3. Cơ quan hành chính được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật
+ Ðược thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơ quan
hành chính nhà nước cấp trên (HP, luật tổ chức CP, HĐND, UBND các cấp);
+ Ðược đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và báo cáo hoạt
động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp;
+ Có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
nguyên tắc quyền lực phục tùng.
+Nguồn nhân sự chính trong cơ quan hành chính nhà nước là các cán bộ công chức được hình thành
từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của luật cán bộ công chức.
b. Ðặc điểm đặc thù
1. Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động
chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước
khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định.
Vd:- Chức năng lập quy: ban hành các văn bản dưới luật
- Chức năng hành chính: sử dụng tài sản quốc gia, điều hành hoạt động cơ cấu bộ máy.
2. Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan quyền lực
nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát & báo cáo trước cơ quan quyền lực.
+ Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp
hành, điều hành. Ðiều đó có nghĩa là cơ quan hành chính nhà nước chỉ tiến hành các hoạt động để
chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước trong phạm vi
hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước.
+ Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan quyền lực
nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà nước cấp tương ứng
và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó. Vd: UBND báo cáo trước HĐND, CP trước QH.
+ Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền thành lập ra các cơ quan chuyên môn để giúp cho cơ

quan hành chính nhà nước hoàn thành nhiệm vụ. Vd: Chính phủ thành lập các Bộ. UBND tỉnh
thành lập các sở.
3. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ TW đến cơ sở tổ chức theo hệ thống
thứ bậc có mối quan hệ phụ thuộc nhau tạo thành 1 thể thống nhất dứng đầu là Chính phủ.
9


+ Ðó là hệ thống các đơn vị cơ sở như công ty, tổng công ty, nhà máy, xí nghiệp thuộc lĩnh vực
kinh tế; trong lĩnh vực giáo dục có trường học; trong lĩnh vực y tế có bệnh viện...
+ Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn
định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách pháp luật vào cuộc sống.
+ Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực
thuộc trên-dưới, trực thuộc ngang-dọc, quan hệ chéo...tạo thành một hệ thống thống nhất mà trung
tâm chỉ đạo là Chính phủ.
Vd: Thứ bậc hành chính: Cấp TW – tỉnh – huyện - xã
4. Thẩm quyền cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành,
lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Vd: Nghị quyết CP, UBND các cấp ban hành.
* Tại sao nói cơ quan hành chính nhà nƣớc là chủ thể cơ bản của Luật hành chính?
Bởi vì:
- Phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước là CH – ĐH
- Đối tượng điều chỉnh gồm 3 nhóm quan hệ:
Nhóm 1: Những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội – đây là đối tượng quan trọng nhất.
Nhóm 2: Các quan hệ quản lý hành chính hình thành khi các cơ quan hành chính nhà nước
xây dựng củng cố chế độ cộn tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành
chức năng nhiệm vụ của mình.
Nhóm 3: Các quan hệ quản lý hành chính trong quá trình các cá nhân, tổ chức được nhà
nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong 1 số trường hợp cụ thể
do pháp luật quy định.

- Hệ thống CQHCNN tổ chức theo hệ thống thứ bậc.
Bao gồm các cấp từ TW – tỉnh – huyện – xã có mạng lưới dày đặc và rộng khắp.
Câu 10: Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước? Phân loại cơ quan hành chính nhà nước?
 Khái niệm cơ quan hành chính nhà nƣớc
Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước. Bộ
máy nhà nước Việt nam gồm bốn hệ thống cơ quan chính: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp,
cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát.
Cơ quan hành chính nhà nước là 1 bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước trực thuộc hoặc trực
tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là
hoạt động CH – ĐH, có cơ cấu tổ chức, phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
 Phân loại cơ quan hành chính nhà nƣớc
* Căn cứ vào thẩm quyền
10


- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung: là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm
quyền giải quyết mọi vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đối với các đối
tượng khác nhau như cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân. Các cơ quan loại này gồm có
Chính phủ và UBND các cấp.
- Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn: là các cơ quan quản lý theo ngành hay
theo chức năng, hoạt động trong một ngành hay một lĩnh vực nhất định và là cơ quan giúp việc cho
cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung.
Ví dụ: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cục, Sở, Phòng, Ban.
- Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn được chia làm hai loại:
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn chuyên ngành: thẩm quyền của các cơ
quan này được giới hạn trong một ngành hay một vài ngành có liên quan.
Ví dụ: Bộ Công an, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn tổng hợp: Là các cơ quan nhà nước có
chức năng quản lý chuyên môn tổng hợp.
Ví dụ: Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Lao động- thương binh và xã hội.

*Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
- Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương: bao gồm Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ. Các cơ quan này hoạt động trên phạm vi toàn quốc, văn bản pháp luật do
các cơ quan này ban hành có hiệu lực trên phạm vi cả nước và có tính bắt buộc thi hành đối với mọi
cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới, với các tổ chức xã hội và mọi công dân.
- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: bao gồm UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã), các sở,
phòng, ban. Ðây là các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động trên một phạm
vi lãnh thổ nhất định, các văn bản pháp luật do các cơ quan này ban hành có hiệu lực trong một
phạm vi lãnh thổ nhất định.
*Căn cứ pháp lý để thành lập
Loại 1: Các cơ quan hiến định: là loại cơ quan hành chính nhà nước do Hiến pháp quy định việc
thành lập.
Bao gồm các cơ quan: Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp. Ðây là những cơ
quan hành chính nhà nước quan trọng nhất, có vị trí ổn định, tồn tại lâu dài.
* Loại 2: Các cơ quan luật định: là cơ quan hành chính nhà nước do luật, các văn bản dưới luật quy
định việc thành lập.
+ Ðây là các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn kể cả ở trung ương và địa
phương. Bao gồm các tổng cục, các cục, sở, phòng, ban... các cơ quan này là cơ quan chuyên môn
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung. Vd: Cục bảo vệ thực vật.
+ Ðược thành lập trên cơ sở Hiến pháp, nhưng có tính năng động hơn, phù hợp với những thay đổi
của hoạt động quản lý nhà nước.
11


Các cấp chính quyền

Cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước có
có thẩm quyền chung

thẩm quyền chuyên môn


Cấp Trung ương

Chính phủ

Bộ

Cấp Tỉnh

UBND Tỉnh

Sở

Cấp Huyện

UBND Huyện

Phòng

Cấp Xã

UBND Xã

Ban

Câu 11: Trình bày vị trí, chức năng của Chính phủ nước CHXHCNVN ?


Vị trí của Chính phủ


Thứ nhất: Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực. Thực hiện quyền
lập quy bằng cách ban hành các VBQPPL dưới luật (Nghị định) có tính bắt buộc trên phạm vi cả
nước để thực hiện các đạo luật, các lệnh và Nghị quyết của QH và Ủy ban thường vụ quốc hội, các
Bộ và chính quyền địa phương có nghĩa vụ thực hiện các VB pháp quy đó.
Ví dụ: - Luật ống: không cần văn bản hướng dẫn của Chính phủ
- Luật khung: Có các văn bản hướng dẫn của Chính phủ
Là các cơ quan chấp hành của QH, Chính phủ và các thành viên của Chính phủ chịu sự giám sát của
QH, chịu trách nhiệm trước QH và báo cáo với QH. Chính phủ phải trả lời chất vấn của đại biểu
QH khi QH hoặc đại biểu QH có yêu cầu.
Thứ 2: Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN
-

Là cấp trên cao nhất của toàn bộ hệ thống HCNN từ bộ máy hành chính TW đến các UBND

các cấp, các cơ quan, các đơn vị sự nghiệp trong cả nước.
-

Chính phủ lãnh đạo UBND các cấp 1 cách trực tiếp trong việc thực hiện các nhiệm vụ điều

hành của 1 bộ máy HCNN, UBND có nhiệm vụ chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước
cấp trên.


Chức năng của Chính phủ

1. Có quyền lập quy để thực hiện các luật do cơ quan lập pháp định ra (vd: Nghị quyết).
2. Quản lý các công việc hằng ngày của nhà nước (vd: Thống nhất mọi mặt KT-VH-XH).
3. Tổ chức bộ máy hành chính và quản lý bộ máy đó (vd: Thủ tướng đề nghị phó Thủ tướng
các Bộ trưởng lên Chủ tịch nước, sau đó Chủ tịch nước trình lên QH phê chuẩn).
4. Trong phạm vi luật định, có quyền tham gia vào các dự luật, hỗ trợ QH trong hoạt động lập

pháp.
Câu 12: Khái niệm CBCC? Trình bày về quy trình tuyển dụng CC ở Việt Nam hiện nay?
 Khái niệm CBCC:
CBCC là những người do bầu cử; do tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ thường xuyên
trong tổ chức chính trị, CT-XH; do tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức, giao công vụ
12


thường xuyên trong cơ quan nhà nước. (Nói cách khác: là những người làm việc trong biên chế
hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được bổ nhiệm vào những ngạch quy định). (làm việc trong
BMNN, BMHCNN, các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan xét xử).
 Quy trình tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện nay:
Tuyển dụng công chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.
- Điều kiện được tuyển dụng:
Căn cứ vào chỉ tiêu, biên chế được giao.
Các công dân là người Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.
Có độ tuổi từ 18 tuổi đến <45 tuổi.
Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có văn bằng chứng chỉ phù hợp với yêu cầu của ngạch
dự tuyển và có phẩm chất đạo đức tốt.
Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù hoặc cải tạo không giam
giữ…
Những đối tượng thuộc diện chính sách thì được ưu tiên tuyển dụng.
Những người có học vị ThS, TS, tốt nghiệp loại giỏi được ưu tiên tuyển dụng.
- Những người đáp ứng các điều kiện sẽ nộp hồ sơ dự tuyển vào CQNN có thẩm quyền (Sở
nội vụ). Sau đó, thông thường sẽ thi tuyển 4 môn: Tiếng anh trình độ B, Tin học trình độ B,
Quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ. Trong đó 2 môn: Tiếng anh và Tin học là những môn
điều kiện, còn 2 môn QLNN và chuyên môn nghiệp vụ được tính điểm -> lấy kết quả thi để
tuyển dụng -> xét từ cao xuống thấp cho đủ chỉ tiêu.
- Phải trải qua chế độ tập sự (thử việc) khi thi đỗ.
 12 tháng đối với chuyên viên và tương đương;

 6 tháng đối với cán sự và tương đương;
 3 tháng đối với nhân viên và tương đương.
- Khi hết hạn tập sự sẽ được nhận vào làm việc chính thức nếu hoàn thành tốt quá trình tập sự
còn không sẽ bị đuổi việc.
Câu 13: Khái niệm công chức? Trình bày những việc CBCC không đƣợc làm? Lấy ví dụ
minh họa?
 Khái niệm công chức:
Công chức là công dân VN, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
trong cơ quan của ĐCSVN, NN, tổ chức CT-XH ở TW, cấp tỉnh, huyện; trong cơ quan đơn vị
thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của ĐCSVN, NN, tổ
chức CT-XH (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ
13


ngân sách NN; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
 Những việc CBCC không được làm:
- Luật cán bộ công chức quy định
Điều 18:
 Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao, gây bè phái, mất đoàn kết, tự ý bỏ
việc hoặc tham gia đình công. Vd: Tham gia đình công, biểu tình cùng với công nhân do bất
mãn về tiền lương, phúc lợi.
 Sử dụng tài sản nhà nước và của nhân dân trái pháp luật. Vd: Lấy tài sản, đồ dùng công
mang về nhà sử dụng.
 Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn, sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
Vd: sử dụng chức quyền, sách nhiễu nhân dân khi nhân dân tới làm thủ tục hành chính, nhận
tiền từ nhân dân để giải quyết vụ việc nhanh hơn thời gian quy định.
 Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình

thức. Vd: Miệt thị đối với người dân tộc thiểu số.
Điều 19:
CBCC không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật NN dưới mọi hình thức, CBCC làm
việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật NN thì trong thời hạn ít nhất 5 năm, kể từ khi có quyết
định nghỉ hưu, thôi việc không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây
mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh
với nước ngoài.
Vd: Cá nhân làm việc trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng mang tính bí mật sau khi nghỉ
hưu, trong khoảng thời gian 5 năm sẽ không được tham gia ngành nghề nào có liên quan tới công
nghiệp quốc phòng.
- Theo Luật phòng chống tham nhũng:
 Không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các loại hình
doanh nghiệp, hợp tác xã, trường tư, bệnh viện tư, tổ chức NCKH tư. Vd: Chủ tịch huyện
không được thành lập doanh nghiệp.
 Không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh dịch vụ và các tổ chức,
cá nhân ở trong nước và nước ngoài về công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và
các công việc khác mà công việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
Vd: Chủ tịch tỉnh không được phép tư vấn cho doanh nghiệp bất động sản vì chủ tịch Tỉnh là
người biết về tiến trình quy hoạch đất của Tỉnh.
 Người đứng đầu cấp phó của những người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con
của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành
nghề mà người đó trực tiếp thực hiện QLNN.
14


Vd: Con trai của Bộ trưởng Bộ GTVT không được góp vốn vào d oanh nghiệp vận tải.
 Người đứng đầu và cấp phó của những người đứng đầu cơ quan, tổ chức NN được bố trí
vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân
sự, kế toán tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hóa,
giao dịch, ký nợ hợp đồng cho cơ quan tổ chức đó.

Vd: Anh trai của Bộ trưởng Bộ tài chính không được thành lập Ngân hàng.
Câu 14: Phân biệt “công chức” với “viên chức” ?
CÔNG CHỨC

VIÊN CHỨC

Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ

Thực hiện chức năng XH, trực tiếp thực hiện

quản lý.

nghiệp vụ.

Hình thức tuyển dụng: Thi tuyển, bổ nhiệm,
có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thuộc biên chế.

Hình thức tuyển dụng: Xét tuyển, ký hợp
đồng làm việc.

Lương: hưởng từ ngân sách nhà nước, theo

Lương: 1 phần từ ngân sách còn lại là nguồn

ngạch bậc.

thu sự nghiệp.

Nơi làm việc: Cơ quan nhà nước, tổ chức CT-


Nơi làm việc: Đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự

XH (thành đoàn, thành ủy).

nghiệp của các tổ chức xã hội.

15



×