Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ HOẠT ĐỘNG điều TRA tội PHẠM cướp GIẬT tài sản TRÊN các TUYẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ của lực LƯỢNG cản sát điều TRA tội PHẠM HÌNH sự CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.96 KB, 93 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, tình trạng tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn
thành phố Hà Nội diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt là tình hình tội phạm
dùng phương tiện môtô cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ
đang có chiều hướng gia tăng gây tâm lý hoang mang trong các tầng lớp nhân
dân và gây rất nhiều khó khăn trong công tác phòng ngừa, đấu tranh của lực
lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự.
Năm 2005, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 471 vụ cướp giật tài
sản tăng 169 vụ = 35,8% so với năm 2004, trong đó có 16 vụ cướp giật tài sản
của người nước ngoài, 03 vụ gây thương tích nặng cho người bị hại, 01 vụ
gây chết người, 04 vụ tài sản có giá trị lớn trên 100 triệu đồng. 6 tháng đầu
năm 2006, xảy ra 468 vụ cướp giật tài sản tăng đột biến so với cùng kỳ các
năm trước, trong đó có 08 vụ cướp giật tài sản của người nước ngoài... Tội
phạm cướp giật tài sản đang có xu hướng trẻ hóa, phức tạp về thành phần, độ
tuổi, giới tính… với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh
động, nguy hiểm cấu kết thành băng ổ nhóm hoạt động chuyên nghiệp lưu
động trên địa bàn rộng.
Thành phố Hà Nội là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan
trọng với hàng nghìn tuyến phố, ngõ, ngách; mật độ người và phương tiện
tham gia giao thông hàng ngày rất lớn là điều kiện để bọn tội phạm cướp giật
tài sản lợi dụng hoạt động. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự
Công an thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực triển khai đồng bộ các biện
pháp phòng ngừa và đấu tranh song tình trạng tội phạm cướp giật tài sản trên
địa bàn thành phố vẫn chưa được kìm chế, còn tiềm ẩn nhiều phức tạp trong
thời gian tới. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan và khách quan còn tồn
tại những quan điểm về lý luận và thực tiễn chưa phù hợp. Hoạt động nghiệp



2

vụ trinh sát trong phòng ngừa, điều tra loại tội phạm này vẫn còn những bất
cập, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tiễn.
Đã có một số công trình nghiên cứu về các hoạt động của loại tội
phạm này và hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản của
lực lượng cảnh sát những năm trước đây dưới các góc độ khác nhau như:
cướp giật tài sản của phụ nữ, cướp giật tài sản người nước ngoài… nhưng
chưa có công trình nào nghiên cứu về hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực
lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự trong phòng ngừa, điều tra tội phạm
cướp giật tài sản. Vì vậy tác giả đã chọn đề tài: "Hoạt động nghiệp vụ trinh
sát trong phòng ngừa điều tra tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến
giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự
Công an thành phố Hà Nội" làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng hoạt động nghiệp
vụ trinh sát trong phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản trên các
tuyến giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự
Công an thành phố Hà Nội nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình, làm rõ
mặt mạnh, mặt yếu và những nguyên nhân tồn tại thiếu sót. Trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả các mặt của hoạt động này đáp ứng
được tình hình thực tiễn trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ của đề tài
+ Trình bày, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động nghiệp
vụ trinh sát trong phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản.
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong
phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản của lực lượng Cảnh sát điều
tra tội phạm hình sự Công an thành phố Hà Nội.



3

+ Dự báo xu hướng tình hình tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến
giao thông đường bộ thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ trinh
sát trong phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa, điều tra
tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ của lực lượng
Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự Công an Hà Nội.
- Phạm vi: Giới hạn ở hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa
và điều tra tội phạm cướp giật tài sản của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm
hình sự Công an thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến 6 tháng đầu năm 2006.
4. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Các văn bản của Nhà nước, các giáo trình, sách chuyên khảo, các tài
liệu lý luận về hoạt động phòng, chống tội phạm, hệ thống những công trình
nghiên cứu khoa học về phòng, chống tội phạm. Đặc biệt là các tài liệu về
hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng công an trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm hình sự.
- Cơ sở thực tiễn: Là kết quả thực tiễn thông qua công tác nghiên cứu
hệ thống các báo cáo sơ kết, tổng kết, hồ sơ các chuyên án cụ thể, kết quả trao
đổi tọa đàm với các lực lượng trinh sát chuyên trách hoạt động phòng ngừa,
điều tra tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin mà trọng tâm là
phép duy vật biện chứng, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động
nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa, điều tra tội phạm.



4

- Các luận điểm khoa học điều tra hình sự, tội phạm học, tâm lý học,
triết học…
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Tổng kết đánh giá.
+ Thống kê hình sự.
+ Phỏng vấn, trao đổi.
+ Điều tra xã hội học.
+ Tổng hợp, phân tích, so sánh.
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Về lý luận:
+ Góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận hoạt động nghiệp vụ trinh
sát trong phòng ngừa, điều tra tội phạm nói chung và tội phạm cướp giật tài
sản trên các tuyến giao thông đường bộ nói riêng.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu tham khảo trong quá trình
nghiên cứu, giảng dạy ở các trường công an nhân dân.
- Về mặt thực tiễn:
Các giải pháp đưa ra có tính khả thi góp phần định hướng nâng cao
hiệu quả hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa, điều tra tội phạm
cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ thành phố Hà Nội.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương, 10 tiết.


5


Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TRINH SÁT
TRONG PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRA TỘI PHẠM CƯỚP GIẬT
TÀI SẢN TRÊN CÁC TUYẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA
LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TỘI PHẠM HÌNH SỰ

1.1. Nhận thức về tội phạm cướp giật tài sản
1.1.1. Khái niệm tội phạm cướp giật tài sản và tội phạm cướp giật
tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ
Tội phạm cướp giật tài sản được xác định là một trong những tội
phạm nguy hiểm và nghiêm trọng. Nó được thể hiện ở chỗ không chỉ xâm hại
đến tài sản (quyền sở hữu), đến tính mạng, sức khỏe công dân (quyền nhân
thân) mà còn xâm hại đến trật tự công cộng và an toàn giao thông, gây tâm lý
hoang mang lo sợ trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn
xã hội.
Điều 136 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội cướp giật tài sản
nhưng không mô tả cụ thể hành vi cướp giật tài sản được thể hiện như thế
nào. Song căn cứ vào lý luận và thực tiễn hoạt động điều tra, xét xử thì cướp
giật tài sản là hành vi công khai nhanh chóng giật lấy tài sản trong tay người
khác hoặc đang trong sự quản lý của người có trách nhiệm về tài sản rồi tẩu
thoát mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc một thủ đoạn nào
nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản. Do đó, có thể hiểu tội
phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ như sau: Cướp
giật tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
xâm phạm tài sản, tính mạng sức khỏe của công dân, xâm phạm an toàn giao
thông và trật tự công cộng.



6

Từ khái niệm trên cho thấy:
- Cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng giật lấy tài sản của người
khác một cách công khai rồi tìm cách tẩu thoát (bằng phương tiện xe máy
hoặc chạy bộ).
- Tội phạm cướp giật tài sản được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp.
- Tội phạm cướp giật tài sản xâm hại đến quan hệ sở hữu và một số
quan hệ khác được Luật hình bảo vệ.
- Chủ thể của tội phạm cướp giật tài sản là người có năng lực trách
nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự.
Hành vi cướp giật tài sản có thể xảy ra mọi nơi, mọi lúc nhưng trong
thực tiễn công tác đấu tranh thì loại tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến
giao thông đường bộ mang tính phổ biến, chiếm tỉ lệ rất cao, nó mang đầy đủ
các đặc điểm pháp lý của tội phạm cướp giật tài sản nói chung. Song nó có
những đặc trưng cơ bản sau:
- Dùng phương tiện (chủ yếu là xe máy phân khối lớn) để cướp giật tài
sản của những người tham gia giao thông trên các tuyến đường, tuyến phố.
- Lợi dụng sơ hở, chủ quan của người tham gia giao thông để cướp
giật tài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát bằng chạy bộ.
- Người bị hại là những người đang hoạt động trên các tuyến giao
thông đường bộ hoặc các khu vực liền kề. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài
này, tác giả tập trung vào người bị hại là những người đang tham gia giao
thông trên các tuyến đường bộ.
- Địa bàn xảy ra là các tuyến đường, tuyến phố, các đầu mối giao
thông đường bộ, các khu vực liền kề các tuyến giao thông.
- Tài sản bị xâm hại chủ yếu là những tài sản nhỏ gọn có giá trị trên
người, phương tiện của người bị hại.
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm cướp giật tài sản



7

Tội phạm cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136, chương XIV
BLHS năm 1999 cụ thể như sau:
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 01
năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ
03 năm đến 10 năm.
a). Có tổ chức
b). Có tính chất chuyên nghiệp.
c). Tái phạm nguy hiểm.
d). Dùng thủ đoạn nguy hiểm.
đ). Hành hung để tẩu thoát.
e). Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
thương tật từ 11% đến 30%.
g). Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
h). Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ
07 năm đến 15 năm:
a). Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác mà
tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
b). Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
c). Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ
12 năm đến 20 năm hoặc chung thân.
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người.
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.



8

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Từ quy định trên của pháp luật cho thấy những đặc điểm pháp lý của
tội phạm này:
- Khách thể của tội phạm
Khánh thể của tội phạm cướp giật tài sản được xác định trước hết là
quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Nhưng trong thực tiễn đấu tranh chúng
ta thấy tội phạm cướp giật tài sản còn xâm hại đến trật tự công cộng và an
toàn giao thông là hai mối quan hệ cũng được luật hình bảo vệ. Trong điều
luật và thực tiễn điều tra, xét xử loại tội phạm này không quy định những
quan hệ này bị xâm hại do đó chưa đánh giá hết tính chất của tội phạm để
định khung, lượng hình một cách phù hợp.
- Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện:
+ Giật tài sản: Là hành vi giằng, giật mạnh lấy tài sản về mình một
cách nhanh chóng (ngay tức khắc). Đây là bản chất của hành vi phạm tội. Nó
được thực hiện một cách công khai, trắng trợn, không có ý thức che giấu hành
vi của mình đối với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản.
Tính chất này không phải công khai về thân phận người phạm tội vì vậy tội
phạm cướp giật tài sản vẫn có những hành vi che dấu như đeo mặt nạ, hóa
trang, sử dụng phương tiện như xe máy không biển kiểm soát hoặc biển kiểm
soát giả để trốn tránh sự phát hiện, cản trở việc điều tra của các lực lượng
chuyên trách.
Để tránh nhầm lẫn với một số tội phạm xâm phạm sở hữu khác như:
cướp tài sản, lừa đảo, lạm dụng, trộm cắp tài sản… ta có thể phân biệt thủ
đoạn của tội phạm cướp giật tài sản như sau:



9

a) Tội phạm cướp giật tài sản có thể dùng thủ đoạn chen lấn, xô đẩy
để giật tài sản, lợi dụng chủ sở hữu đang vướng mắc không có khả năng bảo vệ
tài sản và đuổi bắt… người phạm tội có vẻ ngang nhiên giật tài sản mà không
cần tẩu thoát gần giống hành vi phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
b) Tội phạm cướp giật tài sản có thể dùng thủ đoạn đóng giả cán bộ
viên chức Nhà nước như thuế vụ, quản lý thị trường... để giả vờ đe dọa chủ sở
hữu rồi bất ngờ giật tài sản tẩu thoát.
c) Thủ đoạn gian dối để tiếp cận người quản lý tài sản rồi bất ngờ giật
tài sản như giả vờ đổi hàng hóa, hỏi thăm đường sá…
d) Hành vi lén lút để tiếp cận chủ sở hữu rồi nhanh chóng giật tài sản
cũng là một thủ đoạn dễ nhầm lẫn với tội phạm trộm cắp tài sản.
Khi nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm này ta thấy hành vi giật
tài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát chỉ là đặc trưng chứ không phải là dấu hiệu
bắt buộc. Người phạm tội có thể tẩu thoát hoặc không tẩu thoát tuỳ vào từng
trường hợp cụ thể.
+ Hậu quả của tội phạm trước hết là những thiệt hại về tài sản, về tính
mạng, sức khỏe và những thiệt hại khác. Đây là loại tội phạm cấu thành vật
chất, do đó chỉ khi tội phạm giật được tài sản mới cấu thành, nếu đã giật tài
sản mà chưa được thì là phạm tội chưa đạt. Tài sản mà tội phạm này nhằm
vào thường là những tài sản có giá trị nhỏ gọn như: dây chuyền vàng, ví xách,
đồng hồ, điện thoại di động... Luật pháp quy định giá trị của tài sản và những
thiệt hại khác về tính mạng, sức khỏe - là những tình tiết định khung tăng
nặng của tội phạm này.
- Mặt chủ quan của tội phạm
Cũng như một số tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản,
cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp với mục



10

đích mong muốn chiếm đoạt tài sản. Đây là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh.
Tuy nhiên, tội phạm cướp giật tài sản còn có thể có những mục đích khác.
- Chủ thể của tội phạm
Chủ thể tội phạm cướp giật tài sản cũng tương tự như đối với các tội
phạm xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, người phát triển từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản
thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự vì chỉ mang tính chất
nghiêm trọng và theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người
từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, tội
phạm phải đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự thuộc Khoản
1 Điều 136 Bộ luật hình sự.
Tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ mang
tính phổ biến, đặc biệt ở những địa bàn có hệ thống giao thông đường bộ phức
tạp tập trung nhiều hoạt động tham gia giao thông như các thành phố, thị xã...
Nó mang đầy đủ các dấu hiệu pháp lý và đặc trưng của tội phạm cướp giật tài
sản. Tuy nhiên, nó có những đặc điểm riêng về quy luật, phương thức, thủ
đoạn, phương tiện gây án. Nhận thức đầy đủ về đặc điểm pháp lý của tội
phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ nói riêng và tội
phạm cướp giật tài sản nói chung có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng
ngừa, điều tra các vụ án cướp giật tài sản. Đặc biệt là việc áp dụng các hoạt
động nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa điều tra loại tội phạm này trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
1.2. Nhận thức về hoạt động phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp
giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát
điều tra tội phạm hình sự.
1.2.1. Hoạt động phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản



11

1.2.1.1. Khái niệm
Hoạt động phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn tội phạm cướp giật tài
sản của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự là việc tiến hành đồng
bộ các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng, các ngành, tổ chức xã
hội và công dân nhằm khắc phục những sơ hở thiếu sót trong các mặt công tác
của mình, không để tội phạm cướp giật tài sản có thể lợi dụng hoạt động
phạm tội.
1.2.1.2. Mục đích của hoạt động phòng ngừa
- Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những nguyên nhân trực tiếp làm nảy
sinh loại tội phạm này và đòi hỏi phải khắc phục những nguyên nhân đó nhằm
chủ động phát hiện, ngăn chặn tội phạm cướp giật tài sản. Lực lượng Cảnh sát
điều tra tội phạm hình sự phải chủ động phối hợp với các lực lượng khác để
huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội tham gia vào công tác phòng ngừa
phát hiện và ngăn chặn tội phạm cướp giật tài sản có hiệu quả.
- Chủ động xây dựng các kế hoạch phương án phòng ngừa đấu tranh
với tội phạm cướp giật tài sản phù hợp với thực tiễn và từng giai đoạn cụ thể.
1.2.1.3. Nhiệm vụ, nội dung hoạt động phòng ngừa
- Phòng ngừa xã hội
Là hoạt động phòng ngừa tội phạm được tiến hành trên bình diện xã
hội được áp dụng các biện pháp mang tính xã hội với sự tham gia của các lực
lượng toàn xã hội trong đó lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự làm
nòng cốt thực hiện một số công tác.
+ Tuyên truyền vận động quần chúng nâng cao tinh thần cảnh giác,
chủ động bảo vệ tài sản và tích cực tham gia phát hiện đấu tranh với tội phạm
cướp giật tài sản.
+ Vận động quần chúng tham gia vào công tác quản lý, giám sát, giáo
dục đối tượng tại địa bàn cộng đồng dân cư



12

+ Tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng tù tha, tập trung giáo
dưỡng, cơ sở giáo dục … có điều kiện sinh sống làm việc tại địa phương.
+ Tổ chức vận động và hướng dẫn quần chúng tham gia công tác tuần
tra, kiểm soát ở địa bàn công cộng và tuyến phố trọng điểm.
- Phòng ngừa nghiệp vụ
Phòng ngừa nghiệp vụ là hoạt động phòng ngừa tội phạm cướp giật tài
sản do lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự sử dụng các biện pháp,
phương tiện nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện tội phạm
cướp giật tài sản. Phối hợp với các lực lượng khác trong công an nhân dân
tiến hành một số hoạt động cụ thể:
+ Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nắm vững tình hình địa bàn,
tuyến phố, dân cư và hoạt động của tội phạm cướp giật tài sản như quy luật,
thời gian, phương tiện… làm cơ sở để hoạch định các kế hoạch mang tính
chiến lược lâu dài.
+ Thường xuyên sơ kết, tổng kết, ra các thông báo phòng ngừa tội
phạm cướp giật tài sản đến toàn lực lượng trong thành phố và các địa bàn lân
cận để phối hợp phòng ngừa, đấu tranh.
+ Nâng cao hiệu quả công tác sưu tra đối tượng hình sự đặc biệt là đối
tượng sưu tra hệ cướp giật tài sản.
+ Củng cố mạng lưới bí mật, nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng được
yêu cầu nghiệp vụ.
+ Tăng cường công tác bắt truy nã, tập trung vào những đối tượng
truy nã về tội cướp giật tài sản, thường xuyên mở các đợt tấn công trấn áp loại
tội phạm này trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.
+ Xây dựng các kế hoạch tuần tra kiểm soát, hóa trang mật phục tại
các địa bàn, tuyến phố thường xảy ra cướp giật tài sản.



13

+ Tăng cường công tác lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục,
trường giáo dưỡng trong hệ cướp giật tài sản.
+ Nâng cao công tác xác lập và đấu tranh chuyên án trinh sát, triệt
phá các băng, ổ nhóm chuyên nghiệp.
Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự bằng các biện pháp, chiến
thuật nghiệp vụ trực tiếp tiến hành công tác phòng ngừa tội phạm cướp giật
tài sản; đồng thời phối hợp với các lực lượng khác tạo nên một thế trận phòng
ngừa, ngăn chặn tội phạm cướp giật tài sản có hiệu quả.
1.2.2. Hoạt động điều tra tội phạm cướp giật tài sản
1.2.2.1. Khái niệm
Hoạt động điều tra tội phạm cướp giật tài sản của lực lượng Cảnh sát
điều tra tội phạm hình sự là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ
trinh sát, các biện pháp điều tra tố tụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý
tội phạm cướp giật tài sản.
Hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự
trước hết là hoạt động tư pháp được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự
nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan toàn diện. Đồng thời
phải tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trinh sát, các biện pháp điều tra bí mật
nhằm hỗ trợ đắc lực trong quá trình phát hiện ngăn chặn và xử lý tội phạm.
Theo pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, hiện nay lực lượng
điều tra tội phạm hình sự được bố trí làm ba cấp từ trung ương đến quận
huyện và là thành viên của cơ quan cảnh sát điều tra các cấp. Lực lượng Cảnh
sát điều tra tội phạm hình sự bao gồm lực lượng trinh sát tiến hành hoạt động
nghiệp vụ trinh sát và lực lượng điều tra viên hoạt động điều tra tố tụng. Đây
là hai hoạt động đan xen hỗ trợ nhau trong quá trình điều tra ở tất cả các giai
đoạn của vụ án cướp giật tài sản, từ phát hiện đối tượng hiềm nghi đến điều tra

truy tố.


14

- Hoạt động điều tra trinh sát của lực lượng cảnh sát điều ra tội phạm
hình sự trong các vụ án cướp giật nhằm mục đích phát hiện đối tượng hiềm
nghi của vụ án bằng việc soát xét con người qua hệ thống quản lý đối tượng
sưu tra, qua việc rà soát truy tìm vật chứng phương tiện tài sản … của vụ án.
Tiến hành đồng bộ các biện pháp trinh sát nhằm xác minh đối tượng hiềm
nghi, kết luận đối tượng gây án, đồng thời xác lập chuyên án trinh sát để tổ
chức điều tra khám phá, truy bắt đối tượng.
1.2.3. Những vấn đề cần chứng minh trong điều tra vụ án cướp giật
tài sản
Theo Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự: Khi điều tra, truy tố, xét xử vụ
án hình sự cơ quan điều tra, viện kiểm soát và tòa án phải chứng minh:
+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và
những tình tiết khác của hành vi phạm tội.
+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, do
vô ý hay cố ý, có năng lực trách nhiệm hình sự hay không, mục đích, động cơ
phạm tội.
+ Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ, trách nhiệm hình sự
của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo.
+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Như vậy, đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là tổng hợp
những sự kiện và tình tiết của vụ án phải được xác định bằng chứng cứ để xác
định sự thật của vụ án.
Qua lý luận và thực tiễn công tác điều tra thấy những vấn đề cụ thể
cần chứng minh trong vụ án cướp giật tài sản là:
1. Có hành vi cướp giật tài sản xảy ra hay không, thời gian, địa điểm,

tuyến đường xảy ra vụ án. Đây là những vấn đề cơ bản cần chứng minh để
xác định có cụ án cướp giật tài sản xảy ra thật hay không, là căn cứ ban đầu


15

để áp dụng các biện pháp điều tra tại hiện trường vụ án và định hướng điều tra
tiếp theo. Từ công tác hiện trường vụ án chúng ta có thể thu thập được những
dấu vết của tội phạm, rà soát phát hiện nhân chứng, đánh giá tính chất tội
phạm và tính xác thực của vụ án.
2. Người bị hại là ai, ở đâu, mối quan hệ với tài sản bị chiếm đoạt
như thế nào? Tài sản bị cướp giật là loại tài sản gì, số lượng, đặc điểm, giá
trị vật chất, nguồn gốc của tài sản… để xác định khách quan hậu quả của
tội phạm.
- Làm rõ những tình tiết khác về thiệt hại như thương tích, sức khỏe,
tài sản khác bị hư hỏng do hành vi phạm tội gây ra, trong quá trình gây án và
tẩu thoát tội phạm có gây ra những hậu quả nào khác không…
Đây là căn cứ cho việc xác định hướng tẩu tán, tiêu thụ tài sản của
người phạm tội để có kế hoạch khẩn trương rà soát truy tìm vật chứng của vụ
án bằng các hoạt động trinh sát và tố tụng hình sự.
3. Phương thức thủ đoạn, công cụ, phương tiện của tội phạm cướp giật
tài sản. Làm rõ những vấn đề này là cơ sở để định hướng điều tra, sàng lọc
đối tượng, tổ chức trinh sát xác minh các đặc điểm về nhân dạng, đặc điểm
phương tiện, làm cơ sở cho việc xây dựng các giả thuyết, tình huống điều tra
phù hợp để xác định đối tượng gây án.
4. Sau khi đã tiến hành điều tra ban đầu, bằng các hoạt động nghiệp vụ
trinh sát và tố tụng, cơ quan điều tra cần phải xác định mấu chốt của vụ án đó
là: Ai là người phạm tội, có đồng phạm hay không, nhân thân, vai trò, vị trí
trong vụ án… để tổ chức các biện pháp điều tra theo đúng trình tự và kế
hoạch đã vạch ra.

Như vậy, những vấn đề cần phải chứng minh trong điều tra một vụ án
cướp giật tài sản mang đầy đủ các yếu tố pháp lý Bộ luật tố tụng hình sự đã
quy định. Ngoài ra, do tính chất đặc trưng riêng biệt của mỗi loại tội phạm thì


16

những tình tiết cần được chứng minh trong vụ án rất cụ thể nhằm xác định
tính xác thực của vụ án và con người phạm tội.
1.2.4. Các biện pháp điều tra
Trong hoạt động điều tra vụ án cướp giật tài sản, lực lượng Cảnh sát
điều tra tội phạm hình sự cần xây dựng một kế hoạch điều tra chi tiết, tỉ mỉ,
khách quan và toàn diện. Việc áp dụng các biện pháp điều tra công khai hay
các biện pháp điều tra bí mật phụ thuộc vào những vụ án, tình huống cụ thể
nhằm hỗ trợ cho nhau để làm sáng tỏ các vấn đề cần chứng minh trong vụ án.
- Các biện pháp điều tra theo tố tụng gồm:
+ Khám nghiệm hiện trường phát hiện, thu giữ và bảo quản dấu vết,
vật chứng của vụ án, lập biên bản, vẽ sơ đồ hiện trường.
+ Ghi lời khai người bị hại, người làm chứng, giám định các thương
tật, thiệt hại về thể chất...
+ Tổ chức nhận diện người, phương tiện nghi hoạt động phạm tội.
+ Bắt, khám xét, tạm giữ, tạm giam và hỏi cung đối tượng, bị can.
+ Tiến hành xác minh các tài liệu liên quan đến vụ án bằng biện pháp
công khai.
- Các biện pháp điều tra trinh sát trong vụ án cướp giật tài sản gồm:
+ Tổ chức trinh sát nắm tình hình ngay tại hiện trường vụ án bằng các
biện pháp, chiến thuật nghiệp vụ như: trinh sát xác minh, trinh sát trực tiếp, trinh
sát ngoại tuyến… nhằm phát hiện những tài liệu, con người liên quan đến vụ án.
+ Tiến hành rà soát đối tượng, phương tiện xung quanh hiện trường
và những địa bàn lân cận nhằm phát hiện những đối tượng, phương tiện nghi

vấn để tổ chức trinh sát.
+ Sử dụng đặc tình, cơ sở bí mật ngoài xã hội và trong trại giam nhằm
phát hiện, thu thập tài liệu phục vụ cho điều tra vụ án.


17

+ Áp dụng các biện pháp trinh sát, hóa trang, mật phục, mồi bẫy bắt
quả tang khi đối tượng gây án tiếp.
Các biện pháp điều tra trinh sát cần được tính toán cụ thể đảm bảo
nguyên tắc hoạt động, không được lạm dụng nhằm phục vụ, hỗ trợ đắc lực
trong quá trình điều tra vụ án.
1.3. Hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa và điều tra
tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ của lực
lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự
1.3.1. Khái niệm
Hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng Cảnh sát điều tra tội
phạm hình sự trong phòng ngừa và điều tra tội phạm cướp giật tài sản là việc
tiến hành các hoạt động phát hiện, thu thập và xử lý tin tức, tài liệu … bằng
các lực lượng, biện pháp chiến thuật và phương tiện bí mật nhằm phòng ngừa,
ngăn chặn và phát hiện điều tra khám phá tội phạm này.
Từ khái niệm trên khi nghiên cứu hoạt động nghiệp vụ trinh sát như
một dạng hoạt động nghiệp vụ độc lập tương đối chúng ta có thể nhận thấy
một số dấu hiện đặc trưng sau:
- Hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòng ngừa điều tra tội phạm
cướp giật tài sản do lực lượng trinh sát của lực lượng Cảnh sát điều tra tội
phạm hình sự tiến hành.
- Đối tượng tác động của hoạt động nghiệp vụ trinh sát trong phòng
ngừa điều tra tội phạm cướp giật tài sản là những người có nghi vấn phạm tội,
vụ việc, hiện tượng có liên quan đến tội phạm cướp giật tài sản được che giấu

bằng những thủ đoạn, phương thức tinh vi xảo quyệt nhằm trốn tránh sự phát
hiện, điều tra của cơ quan công an. Nếu chỉ bằng các hoạt động công khai thì
không thể làm rõ được bản chất mà lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình
sự phải bằng các hoạt động bí mật mới xác định được.


18

- Hoạt động nghiệp vụ trinh sát của lực lượng Cảnh sát điều tra tội
phạm hình sự trong phòng ngừa điều tra tội phạm cướp giật tài sản luôn được
tiến hành một cách bí mật cả về chủ thể, lực lượng tiến hành, mạng lưới cộng
tác, về phương pháp, thủ thuật, chiến thuật công tác, bí mật về phương tiện,
về mục đích hoạt động.
- Đây là hoạt động mang tính phức tạp, đa dạng, do lực lượng trinh sát
điều tra hình sự tiến hành nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống
tội phạm cướp giật tài sản. Tính đa dạng của hoạt động nghiệp vụ trinh sát
được nghiên cứu và sắp xếp theo hệ thống logic như sau:
+ Các mặt công tác cơ bản của hoạt động nghiệp vụ trinh sát gồm:
công tác điều tra cơ bản, công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi và chuyên án
trinh sát.
+ Các phương pháp hoạt động nghiệp vụ trinh sát gồm: Trinh sát xác
minh, trinh sát trực tiếp, trinh sát ngoại tuyến, trinh sát liên hoàn… và các
chiến thuật được vận dụng trong từng phương pháp cụ thể.
+ Mạng lưới bí mật của Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự gồm: Đặc
tình, cơ sở bí mật, cộng tác viên danh dự và hộp thư bí mật.
+ Lực lượng tiến hành là những trinh sát viên, điều tra viên của lực
lượng điều tra tội phạm hình sự.
+ Các công cụ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ hoạt động
nghiệp vụ trinh sát.
1.3.2. Nội dung hình thức, phương pháp chiến thuật nghiệp vụ

trinh sát trong phòng ngừa, điều tra tội phạm cướp giật tài sản
1.3.2.1. Trong phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản
* Tiến hành công tác điều tra cơ bản


19

Với mục đích nắm chắc tình hình về trật tự an toàn xã hội và tình hình
có liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản; xác định
những tuyến giao thông, địa bàn trọng điểm phức tạp thường xảy ra cướp giật
tài sản; phát hiện việc, hiện tượng, con người có liên quan đến tội phạm cướp
giật tài sản một cách có hệ thống; làm cơ sở đề ra kế hoạch, biện pháp phòng
ngừa đấu tranh với tội phạm cướp giật tài sản có hiệu quả. Với mục đích trên
khi điều tra cơ bản phục vụ phòng ngừa cướp giật tài sản cần chú ý những vấn
đề sau:
+ Xác định đặc điểm, tính chất, vị trí địa lý, địa hình của địa bàn xây
dựng chi tiết sơ đồ hệ thống giao thông đường bộ và tất cả những tài liệu có
liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản.
+ Thu thập các thông tin số liệu, tài liệu về tình hình chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, dân cư trên địa bàn, mạng lưới giao thông đường bộ có liên
quan đến công tác phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản như các hoạt động
kinh doanh vàng bạc đá quý, ngân hàng, tín dụng, cầm đồ, buôn bán điện thoại
di động… các khu vực có trường, chợ, bệnh viện, nhà ga, bến xe, các hoạt
động của mọi lực lượng xã hội trên hệ thống giao thông… Số người lao động
tỉnh ngoài thuê trọ trên địa bàn, số học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp nhưng
chưa có việc làm, số người thất nghiệp…
+ Thu thập thông tin tài liệu về tình hình tội phạm nói chung và tội
phạm cướp giật tài sản nói riêng, các vụ việc, hiện tượng, đối tượng có liên
quan đến hoạt động phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản như: Đối tượng
sưu tra hình sự, đối tượng nghiện ma túy, thanh thiếu niên hư, học sinh, sinh

viên bỏ học… thường đua đòi tụ tập đua xe máy, cổ vũ đua xe máy trái phép,
các tụ điểm ăn chơi như vũ trường, quán bar, nhà hàng, các quán Internet…
+ Hệ thống hóa những thông tin tài liệu đã thu thập được, phân tích
đánh giá tình hình về tội phạm cướp giật tài sản và công tác phòng ngừa đấu


20

tranh với loại tội phạm này đưa ra kết luận và dự kiến kế hoạch phòng ngừa,
đấu tranh lâu dài mang tính chiến lược.
* Tiến hành công tác sưu tra, quản lý đối tượng
Đây là mặt công tác cơ bản quan trọng của lực lượng Cảnh sát điều tra
tội phạm hình sự trong phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản. Theo Quyết
định 361/2003-QĐ BCA (C11) thì sưu tra là quá trình điều tra nghiên cứu về
đối tượng có liên quan đến công tác đấu tranh chống tội phạm hình sự, là hoạt
động mang tính chất nghiệp vụ riêng của ngành công an với mục đích phòng
ngừa phát hiện tội phạm.
Trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật
tài sản hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, công tác sưu tra, quản lý đối
tượng theo hệ loại này chưa được thực hiện sâu rộng, hiệu quả còn nhiều hạn
chế, còn mang tính hình thức chưa đáp ứng được tình hình dẫn đến tình
trạng sót lọt đối tượng và quá tải trong quản lý của lực lượng cảnh sát khu
vực. Tội phạm cướp giật tài sản hoạt động mang tính lưu động, nhanh chóng
và chuyên nghiệp, do đó cần xây dựng kế hoạch tổng thể chi tiết từ diện đối
tượng đưa vào sưu tra đến biện pháp, lực lượng quản lý mới tránh được bệnh
hình thức, sưu tra tràn lan không hiệu quả. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội
phạm hình sự cần phối hợp với lực lượng cảnh sát khu vực tiến hành rà soát
số đối tượng có tiền án tiền sự về tội cướp giật tài sản, số đối tượng có tài
liệu nghi vấn hoạt động hiện hành như thường xuyên tụ tập đua đòi, ăn chơi,
sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, đua xe trái phép, lạng lách đánh võng

trên các tuyến giao thông, sử dụng phương tiện không có biển kiểm soát,
biển kiểm soát giả, biển kiểm soát mờ… Số đối tượng hoạt động lưu động,
cấu kết thành băng, ổ nhóm có tính chất chuyên nghiệp cần được giao cho
trinh sát thuộc lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự mở hồ sơ quản
lý và áp dụng đối sách.


21

* Chuyên án phòng ngừa
Trong thực tế phòng ngừa, đấu tranh tội phạm cướp giật tài sản, hình
thức xác lập chuyên án phòng ngừa với mục đích phát hiện, ngăn chặn tội
phạm có ý nghĩa rất to lớn song ít được vận dụng, thường chỉ là các hoạt động
phòng ngừa, ngăn chặn một phần, một bộ phận hoạt động của tội phạm trong
giai đoạn chúng chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. Việc sử dụng các biện
pháp nghiệp vụ để tác động cho đối tượng từ bỏ ý định phạm tội hoặc tự ý
nửa chừng chấm dứt tội phạm dễ ảnh hưởng đến quá trình điều tra, khám phá
các vụ án. Chuyên án phòng ngừa thường được áp dụng với những loại tội
phạm đặc biệt nguy hiểm, có sử dụng vũ khí nóng, hoạt động có tổ chức. Với
tính chất hoạt động phạm tội của các đối tượng cướp giật tài sản thường rất
nhanh chóng và liên tục từ giai đoạn chuẩn bị đến khi gây án. Việc bố trí lực
lượng, phương tiện, hóa trang, mồi bẫy, sử dụng biện pháp trinh sát liên hoàn
tạo ra hoàn cảnh mới cho đối tượng bộc lộ bản chất hoạt động phạm tội cướp
giật tài sản được ghi nhận trong một vài chuyên án của lực lượng trinh sát
PC14 vào những năm đầu thập kỷ 90.
* Công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật
Mạng lưới bí mật của lực lượng trinh sát điều tra tội phạm gồm:
+ Đặc tình
+ Cơ sở bí mật
+ Cộng tác viên danh dự

+ Hộp thư bí mật
Đây là biện pháp nghiệp vụ đặc biệt của lực lượng công an nói chung
và lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm hình sự nói riêng được tổ chức thành
hệ thống và hoạt động bí mật nhằm phục vụ công tác phòng ngừa điều tra tội
phạm. Hiện nay, mạng lưới bí mật của lực lượng chuyên trách phòng ngừa


22

đấu tranh tội phạm cướp giật tài sản trong lực lượng Cảnh sát điều tra tội
phạm hình sự còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng chưa thực sự đáp
ứng được yêu cầu nghiệp vụ. Cần được nghiên cứu, hoạch định chi tiết từng
mặt trong từng giai đoạn cụ thể đó là:
+ Qua điều tra cơ bản cần xác định rõ những địa bàn, tuyến trọng
điểm thường xảy ra cướp giật tài sản hoặc địa bàn tập trung nhiều đối tượng
hình sự hoạt động cướp giật tài sản để bố trí mạng lưới đủ quán xuyến được
địa bàn.
+ Tập trung xây dựng đặc tình loại 3, thường xuyên bổ sung tuyển
chọn xây dựng đặc tình mới đủ điều kiện khả năng phát hiện điều tra hoạt
động tội phạm cướp giật tài sản bằng phương pháp khống chế và sử dụng lợi
ích vật chất là chủ yếu.
+ Thường xuyên nghiên cứu phân tích đánh giá chất lượng công tác
mạng lưới, xây dựng những tiêu chuẩn tuyển chọn sử dụng riêng trong lĩnh
vực phòng ngừa điều tra tội phạm cướp giật tài sản như: độ tuổi, sở trường,
khả năng, điều kiện … đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
+ Nâng cao chất lượng công tác mạng lưới bằng các hoạt động cụ thể
nhằm kiểm tra giám sát chặt chẽ từ khâu tuyển chọn, sử dụng, chế độ khen
thưởng kịp thời, thỏa đáng.
Ngoài các mặt công tác nêu trên trong hoạt động nghiệp vụ trinh sát
phục vụ trực tiếp cho công tác phòng ngừa và hỗ trợ công tác điều tra tội

phạm cướp giật tài sản. Một loạt các hoạt động nghiệp vụ trinh sát khác cũng
có tác dụng không kém phần quan trọng như: đấu tranh chuyên án, các biện
pháp trinh sát xác minh, trinh sát trực tiếp, trinh sát ngoại tuyến, trinh sát liên
hoàn… sẽ được trình bày trong phần điều tra tội phạm cướp giật tài sản tiếp
theo.
1.3.2.2. Trong công tác điều tra tội phạm cướp giật tài sản


23

* Công tác xác minh hiềm nghi
Qua các hoạt động nghiệp vụ trinh sát, các hoạt động điều tra công
khai và nguồn tin tố giác của quần chúng nhân dân, lực lượng Cảnh sát điều
tra tội phạm hình sự cần tiến hành xác minh những thông tin về người, vụ
việc, hiện tượng nghi vấn liên quan đến tội phạm cướp giật tài sản để kết luận
phục vụ công tác phòng ngừa điều tra khám phá tội phạm này.
Những căn cứ xác lập hiềm nghi về người, vụ việc, hiện tượng liên
quan đến vụ án cướp giật tài sản:
+ Có hành vi giống như hành vi của người đang chuẩn bị hoặc đang
hoạt động phạm tội cướp giật tài sản như: chuẩn bị phương tiện xe máy phân
khối lớn, đeo biển kiểm soát giả, biển kiểm soát mờ, bẻ cong… hoạt động
trên các tuyến phố có biểu hiện rình rập, theo dõi những người tham gia giao
thông có mang theo tài sản hoặc rình rập tại một điểm để quan sát những hoạt
động mua bán, vận chuyển tiền hàng trên các tuyến phố.
+ Có dấu hiệu nghi vấn, che giấu tung tích, thay đổi nhận dạng, thay
đổi lai lịch… sau khi hoạt động phạm tội cướp giật tài sản hoặc tội phạm đang
bị truy nã về tội cướp giật tài sản của công an các địa phương tạo vỏ bọc để
trốn tránh và gây án tiếp.
+ Trên người hoặc chỗ ở, nơi làm việc có dấu vết tài liệu tiền bạc, tài
sản nghi là vật chứng của vụ án cướp giật tài sản như: công cụ, phương tiện,

tài sản (dây chuyền, đồng hồ, điện thoại di động, túi xách…) nghi liên quan
đến hoạt động tội phạm cướp giật tài sản.
+ Có quan hệ biểu hiện tham gia giúp sức che giấu việc thực hiện
hành vi phạm tội cướp giật tài sản như: quan hệ, tụ tập với các đối tượng
nghiện ma túy, đối tượng có tiền án tiền sự về tội cướp giật tài sản thường tụ
tập đua xe trái phép lạng lách, đánh võng, thay đổi phương tiện hoạt động…


24

+ Có biểu hiện che giấu, ngụy trang những bất minh về kinh tế cũng
như những hoạt động tụ tập ăn chơi mua sắm và sinh hoạt không đúng với
hoàn cảnh kinh tế của bản thân và gia đình.
+ Có bất minh về thời gian trước, trong và sau khi vụ án cướp giật tài
sản xảy ra nghi liên quan đến vụ án cướp giật tài sản.
Đây là những căn cứ mang tính bao quát, nếu cụ thể những căn cứ trên
sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau trong những hoàn cảnh tình huống cụ thể.
* Công tác đấu tranh chuyên án cướp giật tài sản
Đấu tranh chuyên án là hoạt động điều tra trinh sát có sự chỉ đạo tập
trung thống nhất, phối hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng, sử dụng đồng bộ các
biện pháp, phương tiện kỹ thuật chiến thuật nghiệp vụ nhằm vào những đối
tượng nguy hiểm, phức tạp đã xác định để phòng ngừa ngăn chặn và khám
phá truy bắt tội phạm đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
Chuyên án cướp giật tài sản được phân thành hai loại:
+ Chuyên án trinh sát được xác lập từ các hoạt động nghiệp vụ trinh
sát hoặc từ nguồn thông tin tài liệu nhằm ngăn chặn, điều tra khám phá tội
phạm cướp giật tài sản khi chưa đủ căn cứ để tiến hành điều tra công khai.
+ Chuyên án truy xét được xác lập trong trường hợp có vụ án cướp
giật tài sản xảy ra cần phải tiến hành tổng hợp nhiều biện pháp để ngăn chặn
tội phạm, làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án và truy bắt đối

tượng phạm tội.
Những căn cứ xác lập chuyên án cướp giật tài sản:
+ Qua công tác xác minh hiềm nghi, phát hiện đối tượng nghi vấn hoạt
động phạm tội cướp giật tài sản với tính chất manh động, hoạt động chuyên
nghiệp cấu kết thành băng ổ nhóm.


25

+ Có tài liệu chứng minh đối tượng nghi vấn hoạt động cướp giật tài
sản lưu động trên địa bàn, tuyến giao thông liên quận, huyện với thủ đoạn,
phương thức tinh vi xảo quyệt cần xác lập chuyên án trinh sát để làm rõ bản
chất của tội phạm và những đối tượng liên quan trong ổ nhóm.
+ Có tài liệu chứng minh đối tượng đang có hành vi phạm tội cướp
giật như: bàn bạc, chuẩn bị phương tiện, công cụ phạm tội… nhưng qua điều
tra xác minh chưa xác định được cụ thể thời gian, địa điểm, phương thức thủ
đoạn, số lượng đối tượng tham gia gây án cướp giật tài sản.
+ Các vụ án cướp giật tài sản đã xảy ra có tính chất phức tạp nghiêm
trọng như gây chết người, gây dư luận xấu trong xã hội, tài sản bị chiếm đoạt
có giá trị lớn… nhưng chưa xác định được đối tượng phạm tội nếu chỉ điều tra
công khai không thể làm rõ được vụ án.
+ Trong điều tra các vụ án cướp giật tài sản phát hiện các đối tượng, tổ
chức tội phạm khác hoạt động cướp giật tài sản chuyên nghiệp với tính chất nghiêm
trọng cần phải tập trung lực lượng, biện pháp nghiệp vụ để làm rõ toàn bộ vụ án.
+ Có đối tượng phạm tội cướp giật tài sản nguy hiểm, đối tượng hoạt
động chuyên nghiệp đang bỏ trốn cần kịp thời truy bắt.
* Một số phương pháp và chiến thuật hoạt động nghiệp vụ trinh sát
trong điều tra tội phạm cướp giật tài sản
Hệ thống tổng hợp những biện pháp, cách thức, thủ thuật, chiến thuật
thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra của hoạt động nghiệp vụ trinh sát được

gọi là phương pháp hoạt động nghiệp vụ trinh sát. Khái quát từ hoạt động
thực tiễn cho thấy toàn bộ những thuật ngữ như biện pháp, phương pháp,
phương thức, chiến thuật, thủ thuật… của hoạt động nghiệp vụ trinh sát đều
nằm trong phạm trù phương pháp công tác hoạt động trinh sát, đó là cách thức
tiến hành. Tuy nhiên chúng khác nhau về phạm vi, mức độ, trình độ sử dụng
trong quá trình hoạt động nghiệp vụ trinh sát.


×