Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với lồng ghép giới trong dự án xóa đói giảm nghèo (nghiên cứu trường hợp tại 3 xã bãi ngang của huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.04 KB, 109 trang )

đại học quốc gia hà nội
trờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
-------------------------

Lê thị thu hằng

VAI TRề CA NHN VIấN CễNG TC X HI I VI
LNG GHẫP GII TRONG D N XO ểI GIM NGHẩO

(Nghiờn cu trng hp ti 3 xó bói ngang, huyn
Qung Trch, tnh Qung Bỡnh)

LUN VN THC S
Chuyờn ngnh: Cụng tỏc xó hi

H NI 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
========

LÊ THỊ THU HẰNG

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
LỒNG GHÉP GIỚI TRONG DỰ ÁN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO

(Nghiên cứu trường hợp tại 3 xã bãi ngang, huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)

Chuyên ngành: Công tác xã hội


Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Mạnh

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
1. Họ và tên học viên: Lê Thị Thu Hằng.
2. Giới tính: Nữ.
3. Ngày sinh: 29/05/1989.
4. Nơi sinh: Xã Văn Hóa. huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
5. Quyết định công nhận học viên cao học số 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH
ngày 6 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin cam đoan trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành
luận văn này dưới sự hướng dẫn khoa học của.TS. Nguyễn Đức Mạnh, kết
quả nghiên cứu đạt được trong luận văn là do chính bản thân tôi thực hiện và
chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người cam đoan

Lê Thị Thu Hằng


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ “Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với lồng ghép
giới trong dự án xóa đói giảm nghèo (Nghiên cứu trường hợp tại 3 xã bãi ngang,

huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)” được hoàn thành sau một thời gian làm việc
khẩn trương và nghiêm túc.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Nhà trường cùng
các thầy, cô giáo Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănĐại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành luận văn thạc sỹ này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS. Nguyễn Đức Mạnh,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho tôi những lời khuyên quý báu trong
suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.
Xin cảm ơn tập thể các cô, chú, anh, chị làm việc tại phòng Lao độngThương binh và Xã hội huyện Quảng Trạch đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu
thập số liệu, thông tin phục vụ cho luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn lớp cao học QH1-2012 đã động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới gia đình và bạn bè đã luôn
động viên, khích lệ giúp tôi hoàn thành tốt khóa học.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Học viên thực hiện

Lê Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
MỤC LỤC ………………………………………………………………………… 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5
1. Lý do lựa chọn đề tài. .......................................................................................... 5
2. Tổng quan nghiên cứu. ........................................................................................ 7
3. Ý nghĩa của nghiên cứu. .................................................................................... 12

3.1. Ý nghĩa lý luận. ............................................................................................... 12
3.2. Ý nghĩa thực tiễn. ............................................................................................ 12
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. ........................................................................ 13
4.1. Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 13
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. ..................................................................................... 13
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. .................................................... 13
5.1. Đối tượng nghiên cứu. .................................................................................... 13
5.2. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................... 13
6. Câu hỏi nghiên cứu. ........................................................................................... 14
7. Giả thuyết nghiên cứu. ....................................................................................... 14
8. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................. 14
9. Kết cấu của luận văn. ......................................................................................... 16
NỘI DUNG .......................................................................................................... 17
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................. 17
1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................................. 17
1.1.1. Giới, lồng ghép giới và một số khái niệm liên quan ..................................... 17
1.1.2. Công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội. ................................................. 20
1.1.3. Xóa đói giảm nghèo. .................................................................................... 22
1.2. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu. ....................................................... 23
1.2.1. Thuyết nữ quyền........................................................................................... 23
1.2.2. Thuyết hệ thống ........................................................................................... 24
1.2.3. Thuyết vai trò............................................................................................... 26
1.2.4. Thuyết nhu cầu. ........................................................................................... 27
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới. 28
1.4. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 30

1


1.4.1. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ......... 30

1.4.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. ..................................................................... 31
Chương 2. Thực trạng nhận thức về bình đẳng giới và hoạt động lồng ghép
giới trong dự án xóa đói giảm nghèo tại ba xã bãi ngang .................................. 37
2.1. Thực trạng nhận thức về lồng ghép giới, bình đẳng giới của người dân tại địa
phương .................................................................................................................. 37
2.1.1. Nhận thức về bình đẳng giới, lồng ghép giới ................................................ 37
2.1.2. Thực trạng về sự phân công lao động theo giới tại địa phương .................... 40
2.2. Một số chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo đã triển khai lồng ghép giới . 43
2.2.1. Thực trạng triển khai lồng ghép giới ở địa phương. ..................................... 43
2.2.2. Kết quả lồng ghép yếu tố giới trong các chương trình, dự án ....................... 47
2.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khi triển khai lồng ghép giới trong dự án xóa đói
giảm nghèo ............................................................................................................ 49
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 54
Chương 3. Thực trạng vai trò của nhân viên ông tác xã hội đối với lồng ghép
giới trong dự án xóa đói giảm nghèo .................................................................. 55
3.1. Vài nét về nhân viên công tác xã hội tại ba xã bãi ngang ................................ 55
3.2. Sự tham gia của nhân viên công tác xã hội trong quá trình lồng ghép giới vào
dự án xóa đói giảm nghèo ...................................................................................... 56
3.3. Mức độ ảnh hưởng của nhân viên công tác xã hội đến hoạt động lồng ghép giới
.............................................................................................................................. 58
3.4. Vai trò của nhân viên công tác xã hội khi lồng ghép giới trong dự án xóa đói
giảm nghèo ............................................................................................................ 60
3.4.1. Nhà tuyên truyền (tuyên truyền viên)............................................................ 61
3.4.2. Nhà giáo dục................................................................................................ 69
3.4.3. Vai trò là người tư vấn, tham vấn ................................................................ 75
3.4.4. Vai trò là người vận động nguồn lực và cầu nối liên kết nguồn lực .............. 77
3.5. Một số nhân tố cản trở nhân viên công tác xã hội phát huy vai trò lồng ghép
giới ........................................................................................................................ 83
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 90

PHỤ LỤC .................................................................................................. 95


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTXH

: Công tác xã hội

BĐG

: Bình đẳng giới

ĐH

: Đại học

Đoàn TNCSHCM

: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

ECOSOC

: Economic and Social Council
(Hội đồng Kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc)

FAO


: Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Nông nghiệp - Lương thực Liên Hợp Quốc)

ILO

: International Labour Organization
Tổ chức Lao động quốc tế

LGG

: Lồng ghép giới

LĐ-TB&XH

: Lao động- Thương binh và xã hội

N

: Người

NH

: Người hỏi

NTL

: Người trả lời

NVCTXH


: Nhân viên công tác xã hội

PVS

: Phỏng vấn sâu

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNDP

: United Nations Development Programme
(Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc)


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng biểu

Nội dung

Bảng 1.1

Tình trạng kinh tế hộ gia đình tại xã Quảng Hải giai đoạn

Trang

33

2010-2013
Bảng 1.2

Tình trạng kinh tế hộ gia đình tại xã Quảng Văn giai đoạn

34

2010-2013
Bảng 1.3

Tình trạng kinh tế hộ gia đình tại xã Quảng Phú giai đoạn

35

2010-2013
Bảng 2.1

Kết quả khảo sát quan điểm về bình đẳng giới

37

Bảng 2.2

Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của lồng ghép

39

giới vào dự án XĐGN

Bảng 2.3

Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn năm 2013 chia theo giới tính huyện

43

Quảng Trạch
Bảng 2.4

Mức độ tham gia họp thôn chia theo tỷ lệ nam, nữ

44

Bảng 2.5

Trình độ học vấn khách thể khảo sát

51

Bảng 3.1

Một số thông tin về NVCTXH tại địa phương nghiên cứu

55

Bảng 3.2

Mức độ tham gia LGG của NVCTXH trong các bước của dự

59


án
Bảng 3.3

Đánh giá của người dân về năng lực tuyên truyền LGG

62

Bảng 3.4

Kết quả khảo sát mức độ truyền thông của NVCTXH

64

Bảng 3.5

Đánh giá về các hình thức tuyên truyền LGG trong dự án

67

XĐGN
Bảng 3.6

Thời gian làm việc của nữ giới nếu được nam giới chia sẻ

72

công việc gia đình
Biểu đồ 1.1 Tháp nhu cầu của Abraham Maslow


27

Biểu đồ 2.1 Thực trạng phân công các công việc gia đình

41

Biểu đồ 2.2 Người quyết định chính trong hoạt động kinh tế

42

Biểu đồ 3.1 Chu kỳ của một dự án XĐGN

56


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Công tác xã hội (CTXH) là một nghề góp phần thúc đẩy sự thay đổi, tiến bộ
của xã hội. Nhân viên CTXH không chỉ hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn
mà còn nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu những rào cản trong xã hội, sự bất công
và bất bình đẳng xã hội.
Trước những thách thức mà Việt Nam đối mặt trong bối cảnh hội nhập hiện
nay như vấn đề nghèo đói, bất bình đẳng giới, sự gia tăng các tệ nạn xã hội, trẻ em
lang thang … thì việc phát triển nghề CTXH và phát huy vai trò của nhân viên
CTXH là rất cấp thiết. Ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số:
32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 20102020. Trong đó nêu rõ mục tiêu chung của đề án là: “Phát triển công tác xã hội trở
thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác
xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã
hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở
cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp…” [39].

Quyết định này đánh dấu một bước phát triển quan trọng của ngành CTXH
để CTXH trở thành một nghề hoạt động chuyên nghiệp và khoa học hơn. Vị thế của
Nhân viên CTXH được công nhận để họ thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình.
Một trong những vai trò, nhiệm vụ mà nhân viên CTXH đảm nhận đó chính là lĩnh
vực bình đẳng giới và xóa đói giảm nghèo. Hai vấn đề này liên quan mật thiết với
nhau, đây vừa là hai mục tiêu mà Đảng và Chính phủ ta luôn hướng đến, vừa là đối
tượng của ngành CTXH. Để XĐGN thành công và đạt kết quả bền vững đòi hỏi
phải xét đến yếu tố giới, lồng ghép giới vào các chương trình, dự án. Lồng ghép
giới được xem là biện pháp chiến lược trong tất cả mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội mà
đặc biệt là trong XĐGN. Chính vì vậy mà trong những năm qua, Đảng và Chính
phủ ta đã nỗ lực tiến hành lồng ghép giới vào các văn bản pháp luật, vào các
chương trình, mục tiêu quốc gia, chính sách XĐGN như Chiến lược toàn diện về


tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS), chương trình mục tiêu quốc gia về giảm
nghèo; ban hành chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm
2010; chiến lược quốc gia về bình đẳng giới ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và
nhiều chính sách khác.
Với những nỗ lực đó, Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt đẹp về bình
đẳng giới và XĐGN. Tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm đáng kể từ 11,76% năm 2011
xuống còn 9,6% năm 2012 và còn khoảng 7,8% năm 2013 [9]; chỉ số phát triển giới
(GDI) đứng ở vị trí thứ 87 trong tổng số 144 quốc gia trên thế giới [26]. Cùng với
đó, Liên Hợp quốc đánh giá Việt Nam là điểm sáng về 3 mục tiêu: Xoá mù chữ; xoá
đói giảm nghèo; bình đẳng giới. Ngân hàng Thế giới cho biết “Việt Nam là một
trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế,
là một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới… là quốc gia đạt được
sự thay đổi nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu
vực Đông Á” [7].
Lồng ghép giới trong dự án XĐGN hiệu quả không những thúc đẩy bình
đẳng giới mà còn tăng tính bền vững cho sự phát triển của một quốc gia. Mặc dù,

Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể về bình đẳng giới trong XĐGN nhưng
trên thực tế, phụ nữ Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là đối
với những phụ nữ nông thôn nghèo. Sự cam kết và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo
Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà làm chính sách lồng ghép giới
nhưng chỉ mới dừng lại ở cấp vĩ mô trong các chương trình, chính sách, dự án xóa
đói giảm nghèo chứ chưa có hiệu quả tại các địa phương. Ở vùng nông thôn Việt
Nam, định kiến giới còn tồn tại khá phổ biến. Những quan niệm “trọng nam khinh
nữ” tồn tại trong tư tưởng của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp trong xã hội đã
tồn tại qua mấy nghìn năm không dễ gì có thể thay đổi được. Mặt khác, năng lực,
trình độ, kỹ năng và hoạt động lồng ghép giới của cán bộ làm công tác XĐGN còn
rất hạn chế. Những năm gần đây, mỗi xã đã có 1-2 nhân viên CTXH về công tác, họ
được đào tạo bài bản và việc tạo điều kiện cho nhân viên CTXH phát huy tốt kiến
thức, kỹ năng, vai trò trong lồng ghép giới vào dự án XĐGN là rất cần thiết.


Quảng Trạch là một huyện nghèo của tỉnh Quảng Bình, tỷ lệ hộ nghèo có
giảm song vẫn còn cao: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là 24,7% năm 2011 giảm còn
20,56%, năm 2012 là 17,6%, cuối năm 2013 còn 14,6% [49]. Công tác xóa đói giảm
nghèo đang được Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện tích cực thực hiện.
Huyện Quảng Trạch hiện có lực lượng lao động 95.809 người, chiếm 49,8% dân số,
trong đó lao động nữ có 48.862 người, chiếm gần 51% tổng số lao động [36]. Tuy
nhiên, lao động nữ chưa có nhiều cơ hội phát huy được năng lực lao động của mình,
các hoạt động lồng ghép giới vào dự án XĐGN cũng chưa được triển khai hiệu quả.
Do vậy, trước sự cấp thiết của vấn đề này, tôi xin chọn đề tài “Vai trò của
nhân viên công tác xã hội đối với lồng ghép giới trong dự án xóa đói giảm
nghèo” (nghiên cứu trường hợp tại 3 xã bãi ngang, huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình). Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ thực trạng lồng ghép
giới trong quá trình triển khai dự án xóa đói giảm nghèo ở cơ sở, cũng như vai trò
của công tác xã hội. Trên cơ sở đó, góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực
tiễn về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong lồng ghép giới, xóa đói giảm

nghèo hiện nay.
2. Tổng quan nghiên cứu.
Đã có khá nhiều bài viết, bài nghiên cứu, bài tham luận tại các hội thảo về
vai trò của công tác xã hội và nhân viên CTXH trong phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng có một số đề tài luận văn đã viết về đề tài này trong đời sống xã hội, hay trong
việc tư vấn, can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong cộng đồng. Có thể
giới thiệu một số bài nghiên cứu, bài viết chẳng hạn như:
Tham luận Vai trò của công tác xã hội chuyên nghiệp của tiến sĩ Đàm Hữu
Đắc (2008) trong hội thảo Đào tạo và phát triển CTXH ở Việt Nam- thách thức và
triển vọng, được tổ chức tại trường đại học Lao động – xã hội Hà Nội đã chỉ rõ sự
cần thiết một đội ngũ nhân viên CTXH được đào tạo bài bản và khoa học. Tác giả
nhấn mạnh đến tính chuyên nghiệp của nhân viên CTXH các nước trên thế giới
“Công tác xã hội thể hiện rất rõ nét trong huy động nguồn lực, phát huy tiềm năng


của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và của cả quốc gia. Do vậy, hoạt động này
không chỉ tạo ra sự phát triển bền vững mà còn góp phần đáng kể cho việc giảm tải
ngân sách nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề lao động, việc làm và các vấn
đề an sinh xã hội khác”. Tác giả chỉ ra những vai trò và nhiệm vụ mà nhân viên
CTXH đảm nhận trong 10 lĩnh vực khác nhau, đồng thời tham luận cũng chỉ ra một
số thách thức to lớn đối với CTXH ở nước ta trong bối cảnh hội nhập [16].
Đề tài Vai trò của công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo (Nghiên cứu
trường hợp tại xã Hải Phong, huyện Hải hậu, tỉnh Nam Định). Đây là đề tài luận văn
thạc sỹ ngành CTXH của Bùi Văn Dương, luận văn đi sâu nghiên cứu vai trò của
Nhân viên CTXH trong XĐGN. Nghiên cứu của tác giả cho thấy, từ khi có nhân viên
CTXH về địa phương làm việc thì công tác XĐGN đã có bước phát triển mới. Tác
giả đề cập tới 7 vai trò của nhân viên CTXH trong lĩnh vực này gồm: Vai trò là người
vận động nguồn lực; vai trò là người kết nối - còn gọi là trung gian; vai trò là người
biện hộ; vai trò là người giáo dục; vai trò người tạo sự thay đổi; vai trò là người tư
vấn; vai trò là người tham vấn; vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế

hoạch cộng đồng. Đồng thời luận văn cũng đã nhấn mạnh đến các yếu tố cản trở
NVCTXH phát huy vai trò của mình [13].
Việt Nam là một đất nước nghèo và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” cùng
những định kiến về giới còn tồn tại rất phổ biến đã ảnh hưởng không nhỏ đến công
cuộc XĐGN của đất nước. Do đó, mối liên quan sâu sắc giữa vấn đề nghèo đói và
bình đẳng giới là chủ đề luôn được quan tâm ở trong nước và trên thế giới.
Trong nghiên cứu Định kiến và phân biệt đối xử theo giới của nhóm tác giả
PGS.TS Trần Thị Minh Đức, Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hoàng đã phân tích rõ những
định kiến giới vốn đã tồn tại lâu dài trong từng môi trường xã hội. Trong tư duy của
người lớn thì con trai phải mạnh mẽ, được ưu tiên đi học để lớn lên làm trụ cột gia
đình; còn bé gái thì phải nhẹ nhàng, lớn lên nên thùy mị, nết na, “công, dung, ngôn,
hạnh”, đảm đang việc nhà. Những đạo lý “Tam tòng tứ đức”, tư tưởng “trọng nam
khinh nữ’, những định kiến về giới tồn tại lâu đời trong văn hóa người Việt, do đó
việc thay đổi nhận thức về giới không phải là điều dễ dàng. Nghiên cứu giúp người


đọc, đặc biệt là trong ngành Công tác xã hội hiểu được nguồn gốc sâu xa về định
kiến, phân biệt giới và những nhận thức giới ở Việt Nam hiện nay [17].
Trong sách Khoa học giới, những vấn đề lý luận và thực tiễn do Trịnh Quốc
Tuấn và Đỗ Thị Thạch chủ biên có bài Giới trong lĩnh vực kinh tế- lao động của
Phan Thanh Khôi đã phân tích và chỉ ra sự bất bình đẳng rất rõ ràng giữa nam giới
và nữ giới ở nông thôn. Trong bối cảnh hiện nay, việc sản xuất nông nghiệp đòi hỏi
phải áp dụng các hình thức chuyển giao khoa học, kỹ thuật, tuy nhiên theo kết quả
nghiên cứu tác giả cho biết, các lớp học chuyển giao (tập huấn, hội thảo, tham quan
mô hình..) phần lớn là nam giới tham gia. Như vậy, tình trạng bất bình đẳng giữa
nam và nữ là rất rõ ràng, trong khi công việc chính của phụ nữ ở nông thôn là làm
nông nghiệp. Việc không được tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn
nuôi, trồng trọt của nữ giới sẽ kéo theo năng suất lao động không hiệu quả, người
nghèo ở nông thôn khó có thể thoát nghèo bền vững [24].
Trong báo cáo tổng hợp Khác biệt giới trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt

Nam do FAO và UNDP phối hợp thực hiện đã đánh giá những khác biệt giới trên cơ
sở thực tế trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam. Báo cáo thu thập những dữ liệu
phân chia theo giới ở nhiều lĩnh vực về mức sống, thu nhập, lao động, việc làm,
giáo dục, sức khỏe, dinh dưỡng, tình trạng nghèo đói, điều kiện sống và phân tích
các dữ liệu đó dưới góc độ giới. Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đói,
báo cáo đã có những kết quả phân tích giới nhằm đưa ra các đổi mới chính sách xóa
đói giảm nghèo căn cứ vào kết quả phân tích đó. Qua những đánh giá của báo cáo
cho thấy, những gia đình ở nông thôn có chủ hộ hay những hộ độc thân là phụ nữ có
nguy cơ bị nghèo đói cao hơn đáng kể so với hộ nghèo hay độc thân nam giới. Do
đó việc tập trung các nỗ lực xóa đói giảm nghèo vào cả hai giới ở vùng nông thôn là
rất quan trọng và có thể sẽ cần phải có những nỗ lực đặc biệt dành cho các hộ gia
đình nữ làm chủ hộ [18].
Trong báo cáo của Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển/Ngân hàng thế
giới, Báo cáo phát triển thế giới 2012, bình đẳng giới và phát triển, Chủ tịch nhóm
Ngân hàng Thế giới Robert B.Zoellick đã khẳng định rằng “Bình đẳng giới chính là


nội dung trọng tâm của quá trình phát triển và việc lồng ghép những ưu tiên bình
đẳng giới vào các chương trình, chính sách là một biện pháp khôn ngoan cho sự
phát triển kinh tế” [35,tr8]. Báo cáo đã phân tích rất rõ vai trò của bình đẳng giới
đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đồng thời khẳng định sự tồn tại dai
dẳng của việc bất bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực, mọi phương diện và mọi quốc
gia đòi hỏi chúng ta luôn nỗ lực không ngừng cho một xã hội công bằng và bình
đẳng. Báo cáo sử dụng lý thuyết kinh tế để hiểu và xác định sự khác biệt trong
những lĩnh vực về kinh tế, xã hội, văn hóa, học hành, các cơ hội tiếp cận kinh tế và
nguồn lực sản xuất, khả năng thực hiện lựa chọn hiệu quả và hành động. Báo cáo
đưa ra những phân tích về sự chênh lệch, khác biệt trong lĩnh vực hoạt động và
năng suất của nam giới và nữ giới. Báo cáo cũng đưa ra các nguyên nhân về hiện
tượng phân biệt giới trong hoạt động kinh tế. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm
rút ngắn những khoảng cách khác biệt trong tiếp cận cơ hội kinh tế của nam giới và

nữ giới. Điều này không chỉ mang tính kinh tế mà còn là sự quan tâm đến quyền
con người và công bằng xã hội [35].
Trong tài liệu Lồng ghép giới ở Việt Nam của dự án hợp tác giữa UBQG vì
sự tiến bộ của phụ nữ, UNDP và của Chính phủ Hà Lan VIE 01-015-01 (2004), bà
Hà Thị Khiết, (nguyên chủ tịch UBQG vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam) đã đánh
giá cao tầm quan trọng của lồng ghép giới trong các chính sách. Lồng ghép giới
hiện được coi là chiến lược hữu hiệu nhất nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng giới
[54,tr3]. Ông Jordan Ryan, đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam khẳng định tầm
quan trọng của lồng ghép giới trong các chính sách công và điều này đòi hỏi nhiều
nỗ lực bởi vấn đề này liên quan đến quá trình thay đổi tư duy và cả những truyền
thống văn hóa. Tài liệu đã có những hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và
thực thi chính sách qua 6 bước rất rõ ràng và cụ thể.
Trong bài viết Thực trạng về lồng ghép giới trong các chương trình mục tiêu
quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 của Nguyễn Khắc Tuấn. Bài viết
được đăng trên Bản tin số 23, Viện Khoa học và Lao động xã hội đã phân tích đánh
giá các thành quả Việt Nam đạt được trong lĩnh vực bình đẳng giới và xóa đói giảm


nghèo, chỉ ra vai trò quan trọng của lồng ghép giới đối với công cuộc đấu tranh
chống bất bình đẳng giới. Trọng tâm bài viết, tác giả chỉ ra những hạn chế của công
tác lồng ghép giới trong giai đoạn này, tác giả đã có những băn khoăn về hoạt động
lồng ghép giới trong “Báo cáo đánh giá Chương trình Mục tiêu Quốc gia về XĐGN
giai đoạn 2001- 2005”, khi báo cáo không có nội dung nào tổng kết hiệu quả của
hoạt động lồng ghép giới vào các giai đoạn của chương trình/dự án. Như vậy, theo
tác giả, vấn đề lồng ghép giới chỉ mới được quan tâm ở cấp độ vĩ mô, có chỉ đạo
thực hiện triển khai xuống các địa phương, cũng chú ý tới công tác tập huấn các nội
dung liên quan tới vấn đề giới tuy nhiên khi triển khai thực hiện ở cấp cơ sở thì vấn
đề này lại bị lơ là, nới lỏng dẫn đến việc lồng ghép giới được hiểu như một vấn đề
cần ưu tiên phụ nữ có thêm việc làm, thu nhập. Xét về nguyên nhân, tác giả chỉ ra
một số nguyên nhân cơ bản như: Do các khái niệm về giới chưa được hiểu một cách

thấu đáo; Do bình đẳng nam nữ được nhắc đến như một khẩu hiệu, mặc dù đã có
những tiến bộ nhất định về bình đẳng, tuy nhiên vẫn còn một khoảng cách đáng kể
để tiến tới sự thường trực lồng ghép giới trong các chương trình dự án XĐGN; Do
thiếu cán bộ có kiến thức/ kỹ năng lồng ghép giới tại các cấp cơ sở và quan trọng
hơn là vẫn không có kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động lồng ghép giới trong
từng giai đoạn [47].
Trong báo cáo Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam và những vấn đề đặt
ra trong thực hiện triển khai bình đẳng giới của Bộ LĐTB&XH đã đề cập tới xung
quanh những hạn chế trong công tác lồng ghép giới, đó là những hạn chế về công
tác thu thập thông tin, số liệu và phân tích giới. Số liệu về giới không đủ dữ liệu
hoặc không đồng bộ, không toàn diện nên rất khó để đánh giá chính xác những vấn
đề liên quan tới bình đẳng giới cũng như đưa ra các giải pháp hiệu quả [8].
Nhìn chung, các nghiên cứu đã đề cập nhiều đến vai trò của bình đẳng giới,
nhấn mạnh lồng ghép giới là chiến lược hữu hiệu trong phát triển kinh tế- xã hội.
Tuy nhiên, cho đến nay, các công trình nghiên cứu về vai trò của cán bộ cơ sở trong
thực hành lồng ghép giới ở địa phương chưa nhiều. Các báo cáo kết quả lồng ghép
giới chung chung, mang tính thành tích còn phổ biến. Do đó, với đề tài luận văn


thạc sỹ này tôi mong muốn đi sâu nghiên cứu vai trò của nhân viên công tác xã hội
trong việc lồng ghép giới hiệu quả vào dự án xóa đói giảm nghèo. Làm rõ những tác
động tích cực của nhân viên CTXH đến đời sống người dân tại những địa phương
còn gặp nhiều khó khăn.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu.
3.1. Ý nghĩa lý luận.
Thông qua việc vận dụng vào nghiên cứu các quan điểm, chính sách của
Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, lồng ghép giới và một số lý thuyết như lý
thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu, những khái niệm công cụ liên quan đến vai trò
của công tác xã hội. Đề tài đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác xã hội,
vai trò của nhân viên công tác xã hội trong đời sống xã hội, đặc biệt là việc lồng

ghép yếu tố giới, tạo cơ hội công bằng cho phụ nữ nghèo trong xóa đói giảm nghèo
hiện nay ở nước ta.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu có thể là một tài liệu tham khảo tốt giúp cho quá trình
hoạch định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lược lồng ghép giới trong
công tác xóa đói giảm nghèo.
Đối với địa phương: Nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng thể về tình hình bình
đẳng giới và hiệu quả lồng ghép giới, góp phần giúp địa phương có những điều
chỉnh, quy hoạch, hỗ trợ phù hợp trong quá trình ban hành các chính sách phát triển
kinh tế xã hội, chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Đối với bản thân người nghiên cứu: Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế
đã có cơ hội áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã được học vào thực tiễn
cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực hành CTXH. Từ đó giúp người nghiên
cứu nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm trong
những nghiên cứu tiếp theo và quá trình công tác của bản thân.


4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng hoạt động lồng ghép giới vào dự án xóa đói giảm nghèo
hiện nay tại địa phương, vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với hoạt động này
như thế nào, từ đó phát huy vai trò của họ trong lĩnh vực này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng và tính hiệu quả của lồng ghép giới trong dự án XĐGN.
Tìm hiểu, phân tích những ảnh hưởng và vai trò của nhân viên công tác xã
hội đối với các hoạt động lồng ghép giới trong dự án XĐGN ở địa phương.
Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả công tác của nhân
viên CTXH trong lồng ghép giới vào dự án XĐGN tại địa phương hiện nay.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
5.1. Đối tượng nghiên cứu.

Vai trò của Nhân viên công tác xã hội đối với lồng ghép giới trong dự án
XĐGN.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân thuộc hộ gia đình nghèo đã từng được thụ hưởng dự án XĐGN.
(Trong đó có 15 người là nữ chủ hộ nghèo, 6 người là nữ đơn thân thuộc hộ nghèo).
Cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể tại địa phương.
Cán bộ dự án xóa đói, giảm nghèo.
Cán bộ làm công tác xã hội tại địa phương (gồm cán bộ phụ nữ, hội viên hội
nông dân, cán bộ tín dụng, cán bộ dự án, cán bộ văn hóa, dân số…).
5.3. Phạm vi nghiên cứu.
Không gian: 3 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang thuộc huyện Quảng Trạch,
tỉnh Quảng Bình. 3 xã có nhân viên CTXH về làm việc và hoạt động tích cực từ
năm 2010.


Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 7
năm 2014.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu thực trạng
lồng ghép giới trong XĐGN và vai trò của nhân viên CTXH nhằm lồng ghép giới
có hiệu quả.
6. Câu hỏi nghiên cứu.
Thực trạng đói nghèo và bình đẳng giới ở địa phương như thế nào?
Chính sách lồng ghép giới được thực hiện ở địa phương như thế nào? Hiệu
quả ra sao?
Nhân viên CTXH đóng những vai trò gì trong việc lồng ghép giới và ảnh
hưởng như thế nào đến kết quả lồng ghép giới trong dự án XĐGN?
7. Giả thuyết nghiên cứu.
Ba xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và tình trạng bất bình đẳng giới ở địa phương
còn tồn tại phổ biến, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của người dân.
Lồng ghép giới đã được triển khai trong nhiều chương trình, dự án XĐGN ở

địa phương nhưng hiệu quả chưa cao.
Nhân viên Công tác xã hội đóng một số vai trò quan trọng trong việc lồng
ghép giới vào dự án xóa đói giảm nghèo, bước đầu đã có những kết quả tốt đẹp.
8. Phương pháp nghiên cứu.
8.1. Phương pháp thu thập thông tin.
Số liệu lấy từ các nghiên cứu, báo cáo liên quan đến lồng ghép giới trong
phát triển kinh tế, tài liệu giáo dục lồng ghép giới, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế
xã hội hàng năm của huyện Quảng Trạch và các xã. Phân tích các số liệu về giới và
thực trạng XĐGN tại địa bàn khảo sát và các tài liệu liên quan khác (xem phần
Danh mục tài liệu tham khảo).


8.2. Phương pháp định lượng.
Nhà nghiên cứu sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin, bảng hỏi được thiết kế
sẵn gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở (xem phần phụ lục).
Phiếu hỏi sau khi thu thập lại được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
Số lượng người được phát bảng hỏi là 150 người nghèo (thuộc 1.210 hộ
nghèo, xem bảng 1.1, 1.2, 1.3) và được lựa chọn ngẫu nhiên. Độ tuổi của người
được phát bảng hỏi từ 30-55, đây là độ tuổi lao động chính. Đặc biệt người nghèo
độ tuổi từ 40-55 được chọn làm mẫu nhiều hơn vì đây là độ tuổi mà thông thường
gia đình đã dần đi vào ổn định về kinh tế nhưng ở đây họ vẫn thuộc hộ nghèo. Cụ
thể mẫu được chọn như sau:
Số lượng người được phát bảng hỏi

150 người nghèo (50 người/xã)

Cơ cấu giới tính

50% nữ (75 người)
50% nam (75 người)


Độ tuổi (độ tuổi lao động chính và đã 40% độ tuổi từ 30- 40 tuổi.
có gia đình ổn định)
60% độ tuổi từ 40- 55 tuổi
8.3. Phương pháp định tính.
Tiến hành phỏng vấn sâu trực tiếp 15 người. Trong đó có: 07 người là các
đối tượng tác động trực tiếp của các dự án, chương trình XĐGN; 06 người là cán bộ
địa phương (chủ tịch xã, hội trưởng hội phụ nữ, hội nông dân, cán bộ văn hóa xã
hội); 02 người là cán bộ thực hiện dự án XĐGN.
Mục đích của các cuộc phỏng vấn trên nhằm tìm hiểu thêm những nội dung
mà trong phiếu hỏi khó thực hiện thu thập được đầy đủ thông tin. Chẳng hạn đối với
người thụ hưởng dự án XĐGN cần hỏi xem họ bị những rào cản, khó khăn gì khi
thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và xã hội? Đối với cán bộ dự án hỏi xem kỹ
năng của họ trong lồng ghép giới như thế nào và các đánh giá, nhận xét của họ về
các đối tượng thụ hưởng cũng như việc thực hiện các chính sách tại địa phương…
8.4.

Phương pháp thảo luận nhóm

Trong nghiên cứu này, nhà nghiên cứu tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm, mỗi
nhóm 7 người. Bao gồm: nhóm các nữ chủ hộ nghèo; nhóm các hộ gia đình nghèo


(nhằm khuyến khích các thành viên tranh luận, đưa ra ý kiến và những suy nghĩ
của mình liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và lồng ghép giới); nhóm cán bộ
chính quyền, ban ngành, đoàn thể cấp xã.
8.5.

Phương pháp quan sát


Trong thời gian thực tế tại địa bàn, nhà nghiên cứu đã tiến hành quan sát thực
trạng đời sống kinh tế xã hội địa phương; thái độ, hành vi của người dân. Cùng
sinh hoạt với người dân, giao tiếp với cộng đồng để hiểu rõ văn hóa, phong tục tập
quán, hoàn cảnh, nhu cầu. Thu thập thông tin bằng phương pháp này sẽ đem lại
hiệu quả cao trong quá trình phân tích nhu cầu cộng đồng và cùng người dân đưa
ra các phương án có tính khả thi cao.
9. Kết cấu của luận văn.
Luận văn này ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và phụ lục, nội dung
chính chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu.
Nội dung trong chương này chủ yếu nêu các khái niệm, hệ thống lý thuyết ứng dụng
trong quá trình nghiên cứu và giới thiệu về địa bàn nghiên cứu.
Chương 2. Thực trạng nhận thức về bình đẳng giới và hoạt động lồng ghép giới
trong dự án XĐGN tại địa phương.
Nội dung chương 2 tập trung mô tả thực trạng nhận thức của người dân về giới và
lồng ghép giới thông qua điều tra thực tế. Thực trạng các hoạt động lồng ghép giới
được triển khai trong các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Chương 3. Thực trạng vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với lồng ghép giới
trong dự án XĐGN tại địa phương.
Nội dung chương 3 mô tả về NVCTXH ở địa phương, mức độ ảnh hưởng của họ
đến hoạt động lồng ghép giới vào dự án xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt đi sâu vào
một số vai trò nổi bật của NVCTXH đối với LGG khi triển khai dự án xóa đói giảm
nghèo.


NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Giới, lồng ghép giới và một số khái niệm liên quan
Việc hiểu rõ và thống nhất các khái niệm, thuật ngữ cơ bản về giới sẽ giúp

chúng ta hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề, giúp phân tích giới, xác định được vấn
đề giới và căn nguyên sâu xa của vấn đề bất bình đẳng giới nhằm LGG, giải quyết
vấn đề hiệu quả.
Giới: (gender) chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các
mối quan hệ xã hội [38, Khoản 1, điều 5]. Nói cách khác, nói đến giới là nói đến các
quan niệm, thái độ, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của nữ
giới và nam giới trong một bối cảnh cụ thể. Những điều này có được do học hỏi qua
quá trình xã hội hóa, có thể thay đổi theo thời gian và có sự khác nhau giữa các nền
văn hóa và xã hội khác.
Giới tính: chỉ sự khác biệt giữa nữ giới và nam giới xét về mặt sinh học [38,
Khoản 2, điều 5] (cấu tạo hoocmon, nhiễm sắc thể, các cơ quan sinh dục…). Những
khác biệt sinh lý phổ biến giữa nam và nữ giới thường được xác định ngay từ khi
sinh ra, đó là những đặc trưng về thể chất của cơ thể. Là những đặc trưng không
thay đổi được. ví dụ: chỉ phụ nữ mới sinh con, nam giới thì có tinh trùng.
Định kiến giới: là nhận thức, thái độ đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc
điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ [38, Khoản 4, Điều 5].
Vai trò giới: thể hiện những công việc và hoạt động cụ thể mà nữ giới hoặc
nam giới thực tế đang làm. Nó bị chi phối bởi độ tuổi, giai cấp, chủng tộc, dân tộc,
tín ngưỡng, môi trường địa lý, kinh tế và chính trị. Có ba loại vai trò:
Vai trò sản xuất: là những công việc do nữ giới hoặc nam giới làm nhằm tạo ra thu
nhập bằng tiền hoặc hiện vật. Ví dụ: vai trò sản xuất của nữ giới là trồng trọt, chăn


nuôi, làm vườn… còn vai trò sản xuất của nam giới thường thể hiện ở các công việc
như cày bừa, khai thác gỗ… [44, tr16].
Vai trò tái SXSLĐ hay còn gọi là vai trò sinh sản và nuôi dưỡng, là những
hoạt động tạo ra nòi giống, duy trì và tái tạo sức lao động. Ở Việt Nam đặc biệt là
vùng nông thôn thì vai trò này chủ yếu là do phụ nữ đảm nhận (sinh con, chăm sóc,
nuôi dưỡng con cái).
Vai trò cộng đồng: là những công việc do nữ giới hoặc nam giới thực hiện ở

cấp cộng đồng như làng, bản, khối phố, họ hàng… nhằm đáp ứng các nhu cầu
chung như xây dựng đường làng, ngõ xóm, giữ gìn trật tự vệ sinh hoặc trao đổi
thông tin, họp hành, lễ hội, đám cưới, đám ma… vai trò này chủ yếu là nam giới
thực hiện [44, tr16].
Nhu cầu giới: Là nhu cầu, mong muốn của giới nam hoặc nữ nhằm cải thiện
đời sống của họ (như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện nước, chất đốt) và nâng cao địa
vị của họ (phát triển trí tuệ, phát huy năng lực bản thân, nâng cao địa vị và vị thế
trong xã hội như thông tin, được học tập, tham gia bầu cử, hội họp…)
Có 2 nhóm nhu cầu: nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược (còn gọi là lợi ích
giới). Nhu cầu thực tế: là những thứ rất cụ thể: lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà
ở, nước sạch… Nhu cầu chiến lược là những nhu cầu xuất phát từ chênh lệch vị thế
xã hội của nam giới và nữ giới. Những nhu cầu chiến lược này khi được đáp ứng sẽ
làm thay đổi vị thế và địa vị của hai giới theo hướng bình đẳng hơn. Nhu cầu chiến
lược của nữ giới có thể là được nam giới chia sẻ việc nhà, được công bằng trong
tuyển dụng; nhu cầu chiến lược của nam giới có thể là được chia sẻ gánh nặng kiếm
sống cho gia đình… [44, tr17].
Một dự án XĐGN không những tạo việc làm cho cả nam và nữ tăng thu nhập
mà còn tạo điều kiện giúp họ đổi mới vai trò truyền thống của mình, từ đó nâng cao
bình đẳng giới thì đó là đã đáp ứng nhu cầu chiến lược.
Bình đẳng giới: là môi trường trong đó cả nữ giới và nam giới được hưởng
vị trí như nhau, họ có cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình


nhằm cống hiến cho sự phát triển quốc gia và được hưởng lợi từ các kết quả đó [44,
tr19].
BĐG không chỉ đơn giản là giới nam và nữ tham gia như nhau trong tất cả
các hoạt động mà có nghĩa là cả hai giới được công nhận và hưởng các vị thế ngang
nhau trong xã hội. Môi trường xã hội (bao gồm: hệ thống pháp luật, chính sách,
quan điểm, nhận thức, thái độ và hành vi của mọi người trong xã hội) cần đảm bảo
cho sự tồn tại bình đẳng về vị trí xã hội, về cơ hội tiếp cận và kiểm soát các nguồn

lợi ích.
Phân biệt đối xử về giới: là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc
không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình [38, Khoản 5, Điều 5].
Trong Công ước của Liên hợp quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử chống lại phụ nữ (CEDAW), thuật ngữ “phân biệt đối xử đối với phụ nữ” có
nghĩa là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính làm
ảnh hưởng hoặc tổn hại, vô hiệu hóa việc phụ nữ được công nhận, thụ hưởng, hay
thực hiện các quyền con người và những tự do cơ bản trong lĩnh vực chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hóa, dân sự và các lĩnh vực khác trên cơ sở bình đẳng nam nữ bất kể
tình trạng hôn nhân của họ như thế nào.
Lồng ghép giới: Ủy ban Kinh tế và xã hội ( ECOSOC) cho rằng: Lồng ghép
giới là quá trình đánh giá những ngụ ý có thể có cho cả nam và nữ trong việc thực
hiện các hành động: từ việc xây dựng pháp luật đến chính sách, chương trình ở mọi
cấp độ [44, tr109].
Theo Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam: Lồng ghép giới
là phương pháp tiếp cận và là một biện pháp mang tính chiến lược nhằm đạt được
bình đẳng giới trên diện rộng trong xã hội bằng cách đưa yếu tố giới vào mọi thiết
chế cũng như các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia
đình [58].
Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc (1997) đã đưa ra định nghĩa
lồng ghép giới là quá trình đánh giá những vấn đề liên quan đến phụ nữ và nam giới


của bất kỳ hành động nào đã được lên kế hoạch, bao gồm pháp luật, các chính sách
hoặc các chương trình trong tất cả các lĩnh vực và tất cả mọi cấp độ. Lồng ghép giới
là một chiến lược để làm cho các mối quan tâm và kinh nghiệm của phụ nữ cũng như
nam giới là một phần không thể tách rời trong thiết kế, giám sát và đánh giá các
chính sách và chương trình trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Như
vậy phụ nữ và nam giới hưởng lợi như nhau và bất bình đẳng không tồn tại lâu dài.

Mục tiêu cuối cùng của lồng ghép giới là đạt được bình đẳng giới [44].
Bản thân lồng ghép giới không phải là mục tiêu mà là một chiến lược, một
cách tiếp cận, một cách thức để đạt mục tiêu bình đẳng giới. Như vậy, trong phạm
vi đề tài này, tôi xin chọn khái niệm về lồng ghép giới của Ủy ban Quốc gia Vì sự
tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
1.1.2. Công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội.
Khái niệm Công tác xã hội:
Công tác xã hội được xem như một khoa học, một nghệ thuật can thiệp đối
với những vấn đề xã hội để tạo nên những chuyển biến xã hội. Hiện có nhiều định
nghĩa khác nhau về công tác xã hội:
Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970):
"Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng
tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những
điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó” [60, pg 5].
Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng
7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW): "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay
đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và
giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ
chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã
hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền
và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề" [28, Tr12].


Năm 2004, Liên đoàn CTXH chuyên nghiệp quốc tế họp ở Canada đã thảo
luận, bổ sung và đưa ra định nghĩa: “CTXH là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo
ra sự thay đổi của xã hội, bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã
hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội) vào quá trình tăng cường năng lực
và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. CTXH đã giúp
cho con người phát triển đầy đủ, hài hòa hơn và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho
mọi người dân” [28, Tr12].

Như vậy có thể hiểu: Công tác xã hội là một khoa học, một nghề, một hoạt
động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao
năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội để họ tự mình giải quyết
vấn đề một cách bền vững; đồng thời công tác xã hội thúc đẩy môi trường xã hội về
chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải
quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Nhân viên công tác xã hội.
Nhân viên xã hội (social worker) được Hiệp hội các nhà công tác xã hội
chuyên nghiệp Quốc tế -IASW định nghĩa: “Nhân viên xã hội là người được đào
tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ : trợ
giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc
sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự
tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính
sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng
đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn” [28, Tr15].
Vai trò của nhân viên công tác xã hội.
Có thể hiểu về vai trò của nhân viên công tác xã hội như sau: Vai trò của
nhân viên công tác xã hội là tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ
gắn liền với vị thế là tổ chức chính trị - xã hội của người làm công tác xã hội để
can thiệp vào cuộc sống của cá nhân, gia đình, nhóm người có cùng vấn đề, cộng
đồng và các hệ thống xã hội. NVCTXH đóng vai trò là nhà tham vấn, trị liệu, giáo
dục, thương lượng, hòa giải, hỗ trợ, hoạch định và nghiên cứu. Tùy thuộc vào từng


×