Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o




TRẦN ĐÔNG Y





TRỰC TRẠNG LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM
CỦA NGƯỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƯ

(Nghiển cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 60.31.30


Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Tuấn Nhân



LUẬN VĂN THẠC SĨ







Hà Nội, 2009


MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
2.1. Ý nghĩa khoa học 2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1. Mục đích nghiên cứu 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 4
4.2. Khách thể nghiên cứu 4
4.3. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
5.1. Phƣơng pháp luận 5
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 7
6.1. Giả thuyết nghiên cứu 7
6.2. Sơ đồ khung lý thuyết 8
7. Kết cấu luận văn 9

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 10
1.2. Một số lý thuyết, quan điểm vận dụng nghiên cứu đề tài 13
1.2.3. Các quan điểm về tái định cƣ và lao động - việc làm 18
1.3. Một số khái niệm 22
1.3.1. Khái niệm lao động 22


1.3.2. Khái niệm việc làm 23
1.3.3. Khái niệm tái định cƣ 25
ơ

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI DÂN SAU TÁI
ĐỊNH CƢ

2.1. Quá trình hình thành và phát triển Khu kinh tế Dung Quất 28
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên Khu kinh tế Dung Quất 28
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Khu kinh tế Dung Quất 30
2.1.3. Tình hình Kinh tế - xã hội các xã Khu kinh tế Dung Quất 36
2.1.4. Tình hình tái định cƣ tại Khu kinh tế Dung Quất 39
2.2. Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư 42
2.2.1. Cơ cấu tuổi của ngƣời dân tại khu tái định cƣ 42
2.2.2. Giới tính của ngƣời dân tại khu tái định cƣ 43
2.2.3. Trình độ học vấn của ngƣời dân tại khu tái định cƣ 44
2.2.4. Trình độ chuyên môn của ngƣời dân tại vùng tái định cƣ 47
2.2.5. Việc làm phân theo trình độ chuyên môn 48
2.2.6. Việc làm phân theo tuổi 50
2.2.7. Việc làm phân theo lĩnh vực ngành nghề 53
2.2.8. Việc làm trƣớc và sau tái định cƣ 54
2.3. Thực trạng đời sống kinh tế-xã hội của người dân khu tái định cư 58

2.3.1. Thu nhập các hộ sau tái định cƣ 58
2.3.2. Phƣơng tiện, đồ dùng chủ yếu 60
2.3.3. Nhà ở của các hộ sau tái định cƣ 62
2.3.4. Sức khoẻ của các hộ dân sau tái định cƣ 63
2.3.5. Môi trƣờng 65
2.4. Quan điểm của người dân sau tái định cư 69



Chƣơng 3: GIẢI PHÁP VỀ LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM NHẰM ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG
NGƢỜI DÂN SAU TÁI ĐỊNH CƢ TẠI KHU KINH TẾ DUNG QUẤT GIAI ĐOẠN
2010 – 2015

3.1. Tập trung đào tạo nghề để chuyển đổi việc làm cho người dân sau tái định cư
73
3.2. Phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động sau tái định cư 76
3.2.1. Đẩy mạnh thực hiện các mô hình khuyến nông 76
3.2.2. Giải pháp phát triển thủy sản 78
3.2.3. Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển
Thƣơng mại – dịch vụ 79
3.2.4. Đẩy mạnh phát triển Thƣơng mại - dịch vụ 81
3.3. Tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm 83
3.4. Xây dựng đồng bộ các chính sách, cơ chế hỗ trợ người dân sau tái định cư . 85

PHẦN III: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận 91
2. Khuyến nghị 93









DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật
CHXHCN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
CLB : Câu lạc bộ
CNNT : Công nghiệp nông thôn
CNH – HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
DNFDI : Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
DN : Doanh nghiệp
FAO : Tổ chức nông lương Thế giới
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
GNP : Tổng sản phẩm quốc dân
ILO : Tổ chức lao động Quốc tế
KCN : Khu công nghiệp
KH-KT : Khoa học - Kỷ thuật
KKT : Khu kinh tế
KKTDQ : Khu Kinh tế Dung Quất
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
RAP : Kế hoạch hành động tái định cư
TBXH : Thương binh Xã hội
TM-DV-DL : Thương mại-Dịch vụ-Du lịch
TTTTLĐ : Thông tin thị trường lao động
TM-DV : Thương mại - Dịch vụ
TM-DV-DL : Thương mại-Dịch vụ-Du lịch

TTTTLĐ : Thông tin thị trường lao động
UBND : Uỷ ban nhân dân
WCED : Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Bảng tổng hợp các hộ được điều tra 6
Bảng 2: Tổng hợp tình hình tái định cư 41
Bảng 3: Tuổi của thành viên hộ 42
Bảng 4: Tương quan giới và tuổi thành viên hộ 44
Bảng 5: Trình độ học vấn với giới tính 46
Bảng 6: Giới tính theo trình độ chuyên môn 48
Bảng 7: Việc làm hiện nay theo trình độ chuyên môn 49
Bảng 8: Việc làm trước đây phân theo tuổi 51
Bảng 9: Việc làm hiện nay phân theo tuổi 52
Bảng 10: Việc làm hiện nay theo lĩnh vực 53
Bảng 11: Việc làm trước tái định cư 54
Bảng 12: Việc làm sau tái định cư 55
Bảng 13: Thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình 59
Bảng 14: Tổng hợp phương tiện đồ dùng của các hộ sau tái định cư 61
Bảng 15: Nhà ở trước và sau tái định cư 62
Bảng 16: Quan điểm về sức khỏe 64
Bảng 17: Yếu tố ảnh hưởng đến môi trường 66
Bảng 18: Thái độ của người dân sau tái định cư 70




DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1: Giới tính thành viên hộ 43
Biểu đồ 2: Trình độ học vấn của các thành viên hộ 45
Biểu đồ 3: Trình độ chuyên môn của thành viên hộ 47
Biểu đồ 4: Nghề nghiệp trước và sau tái định cư 56
Biểu đồ 5: Nơi khám bệnh 64
Biểu đồ 6: Nước thải 66

1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta trãi qua hơn 20 năm đổi mới, sự chuyển đổi từ cơ chế kế
hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đã và đang từng bước phát triển toàn diện. Đặc biệt, từ khi Việt
Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO); nền kinh tế ngày càng
chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới . Đây là cơ hội cho những đối
tác ở nước ngoài hợp tác đầu tư vào Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu giải
phớng mặt bằng cho sự phát triển các khu công nghiệp thì vấn đề di dân và
tái định cư, đặc biệt về lao động - việc làm của người dân sau tái định cư là
vấn đề vẫn còn bất cập.
Đây là một trong những vấn đề lớn mà Đảng và Nhà nước luôn quan
tâm, bởi lẽ trong quá trình chủ động hội nhập với nền kinh tế quốc tế, kinh
tế khu vực, có nhiều địa phương đã và đang chuyển giao ruộng đất cho các
khu công nghiệp, các khu kinh tế. Điều này, đã và đang tạo sự chuyển đổi
về cơ cấu kinh tế, về kết cấu hạ tầng và đời sống của nhân dân ở khắp các
vùng, miền trong cả nước, trước hết là các vùng kinh tế trọng điểm và các
vùng nằm trong các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp Đồng
thời, với những chuyển biến tích cực đó, đã nãy sinh nhiều vấn đề phức tạp,
trong đó có vấn đề di dân tái định cư và giải quyết việc làm sau tái định cư
tại các khu kinh tế. Khu kinh tế Dung Quất là một trong những khu kinh tế

trọng điểm của miền Trung cũng nằm trong những điều kiện chung đó.
Khu kinh tế Dung Quất nằm trên địa bàn 06 xã: Bình Chánh, Bình
Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải và một phần diện tích
đất của các xã: Bình Hòa, Bình Phước, Bình Phú của huyện Bình Sơn với
tổng diện tích quy hoạch 10.300ha, chiếm trên 22% diện tích toàn huyện;
dân số trong vùng quy hoạch (điều tra đến ngày 30/9/2007) có 55.346
người với 13.853 hộ (chiếm 30,74% so với dân số toàn huyện).
2

Thực tế quá trình xây dựng và phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong
thời gian qua, đã có hơn nghìn hộ dân cư sở tại bị thu hồi đất sản xuất, đất ở
để giải phóng mặt bằng thi công các công trình, các dự án; đó là quá trình
di dân - tái định cư, sau tái định cư đã nảy sinh các nhóm đối tượng khác
nhau: Có nhóm người đời sống khá hơn nơi ở cũ, nhưng cũng có nhóm
người không có việc làm, đời sống khó khăn hơn Đây là vấn đề cần được
nghiên cứu thấu đáo để có giải pháp thích hợp.
Khu kinh tế Dung Quất (KKTDQ) đang trong giai đoạn tăng tốc đầu tư,
do đó tốc độ thu hồi đất sẽ diễn ra ngày càng nhanh, đặt ra nhiều vấn đề cần
tập trung giải quyết, nhất là vấn đề lao động - việc làm của người dân sau
tái định cư. Xuất phát từ nhu cầu vừa cấp bách vừa chiến lược của vấn đề
giải quyết việc làm cho người dân sau tái định cư ở các vùng kinh tế trọng
điểm, các khu chế xuất, các khu công nghiệp nói chung, Khu kinh tế Dung
Quất nói riêng, đòi hỏi phải có khảo sát, điều tra, nghiên cứu nhằm giải
quyết vấn đề một cách có căn cứ khoa học. Vì lẽ đó, đề tài “Thực trạng lao
động - việc làm của người dân sau tái định cư” (Nghiên cứu trường hợp
tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) góp phần làm sáng tỏ thực
trạng lao động - việc làm và đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định đời
sống kinh tế - xã hội cho người dân sau tái định cư.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu “Thực trạng lao động- việc làm của người dân sau tái định
cư” có nhiều cách tiếp cận và vận dụng các lý thuyết xã hội học khác nhau.
Nhưng trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung phân tích một số
quan điểm của lý thuyết cơ cấu - chức năng, lý thuyết phát triển, các quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta để luận giải, vận dụng vào nghiên cứu đề tài
nhằm tìm hiểu thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư;
những yếu tố tác động đến đời sống của những người sau tái định cư, đặc
3

biệt là về vấn đề lao động - việc làm của họ sau tái định cư. Trên cơ sở đó,
luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống
phương pháp nghiên cứu về lao động - việc làm của những người dân sau
tái định cư.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng
Ngãi, luận văn sẽ góp phần làm rõ thực trạng về lao động - việc làm của
những người dân sau tái định cư.Từ thực trạng cụ thể đó, luận văn đề xuất
những giải pháp và khuyến nghị có tính khả thi nhằm giải quyết những bất
cập hiện nay, những bức xúc của người dân sau tái định cư trong quá trình
hình thành và phát triển Khu Kinh tế Dung Quất. Đồng thời, có thể vận
dụng đối với quá trình thực hiện di dân - tái định cư của các khu kinh tế,
khu công nghiệp, khu chế xuất khác có điều kiện tương tự.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng lao động - việc làm của những người dân sau tái định
cư, trường hợp tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Tìm hiểu những nhân tố tác động đến lao động - việc làm của những hộ
dân tại địa bàn nghiên cứu theo các hướng tích cực và tiêu cực.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo cơ hội cho những người lao động có
việc làm, tăng thu nhập để đời sống của người dân sau tái định cư được

bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý thuyết và phương pháp cho việc nghiên cứu về lao
động-việc làm của những người dân sau tái định cư để vận dụng.
4

- Xây dựng các khái niệm công cụ phục vụ đề tài như: Lao động, việc
làm, tái định cư.
- Khảo sát, điều tra, thu thập, phân tích số liệu có liên quan đến lao
động - việc làm và đời sống kinh tế - xã hội của các hộ thuộc diện di dời và
sau tái định cư (thông qua nghiên cứu trường hợp tại Khu kinh tế Dung
Quất, tỉnh Quảng Ngãi).
- Đánh giá thực trạng, phân tích những nguyên nhân và các nhân tố
căn bản tác động đến lao động - việc làm của cư dân tại KKTDQ sau tái
định cư.
- Nghiên cứu chính sách, cơ chế hiện hành đối với người dân sau tái
định cư trong quá trình phát triển Khu kinh tế để có cơ sở đề xuất giải pháp
hữu hiệu.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng lao động - việc làm của
người dân sau tái định cư tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Cộng đồng dân cư phải di dời và tái định cư để xây dựng Khu kinh tế
Dung Quất.
- Các chính sách có liên quan về tái định cư, đời sống kinh tế - xã hội
cũng như về lao động - việc làm của người dân sau tái định cư và thái độ
của cán bộ các cấp có trách nhiệm về lao động - việc làm của người dân sau
tái định cư tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
4.3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài “Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định cư”
có phạm vi rất rộng, với nhiều cách tiếp cận, nhiều nội dung và cả thời
5

gian, không gian nghiên cứu. Trong điều kiện hạn hẹp về thời gian, kinh
phí và tài liệu nên luận văn xin được giớí hạn:
Về thời gian: Nghiên cứu về lao động - việc làm của người dân sau tái
định cư tại KKTDQ từ năm 2000 đến nay, chủ yếu tập trung trong những
năm gần đây.
Về không gian: Địa bàn nghiên cứu về lao động - việc làm của người
dân sau tái định cư tại Khu kinh tế Dung Quất, gồm các xã: Bình Chánh,
Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải thuộc huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định mọi
sự vật và hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và chúng luôn vận
động, biến đổi, phát triển không ngừng. Tác giả vận dụng các quan điểm
này để làm cơ sở cho việc xem xét, giải thích các sự kiện xã hội trong mối
quan hệ biện chứng và trong quá trình phát triển của lịch sử. Tác giả rút ra
quan điểm toàn diện về lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển để xem xét và
phân tích nội dung nghiên cứu của đề tài.
Trên cơ sở quán triệt phương pháp luận chung đó, đề tài chủ yếu dựa
trên hướng tiếp cận lý thuyết cấu trúc - chức năng, lý thuyết phát triển và sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong quá trình thực hiện
đề tài luận văn.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích số liệu thống kê, các bài viết, công trình trước đây có liên

quan đến đề tài nghiên cứu; tham khảo và phân tích các văn bản luật, các
6

nghị định của chính phủ, các quyết định của tỉnh có liên quan đến tái định
cư. Ngoài ra, còn thu thập số liệu từ các báo cáo chính thức của cấp xã,
huyện và tỉnh cũng như thu thập tư liệu tại các bộ, ngành có chức năng
quản lý nhà nước liên quan đến việc tái định cư, lao động - việc làm sau tái
định cư.
5.2.2. Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung
Thông tin được thu thập trực tiếp trên địa bàn nghiên cứu thông qua 7
lần thảo luận nhóm tập trung (1 xã thảo luận nhóm tập trung 1 lần và 1 lần
thảo luận với cán bộ quản lý các cấp) và phỏng vấn sâu 24 cá nhân (chủ hộ
gia đình, đại diện hộ gia đình, cán bộ làm công tác về tái định cư, cán bộ
quản lý xã, huyện, tỉnh) nhằm thu thập các thông tin định tính.
5.2.3. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Hiện tại, có 17 khu tái định cư (xem bảng 2 Tổng hợp tình hình tái định
cư) có 789 hộ dân đã di dời đến nơi ở mới, nhưng do điều kiện khó khăn về
kinh phí cũng như về mặt thời gian nên tác giả chỉ chọn 300 phiếu khảo sát
phân bổ đủ khắp các khu tái định cư tại 6 xã của địa bàn nghiên cứu. Cụ thể
trong bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Bảng tổng hợp các hộ được điều tra
STT
Địa bàn khảo sát
Hộ điều tra
1
Xã Bình Chánh
39
2
Xã Bình Thạnh
130

3
Xã Bình Đông
28
4
Xã Bình Thuận
45
5
Xã Bình Trị
38
6
Xã Bình Hải
20

Tổng cộng
300
7


Bảng hỏi được thiết kế sẵn với 22 câu hỏi chứa đựng các nội dung
thông tin cần thu thập phục vụ mục đích nghiên cứu (Xem phụ lục 1).
5.2.4. Xử lý số liệu
Công cụ phân tích và xử lý số liệu là phần mềm SPSS 11.5.
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Những người dân sau tái định cư thường thiếu việc làm, nhất là nhóm
người không có trình độ chuyên môn.
- Điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng khu tái định cư tác động trực
tiếp đến lao động - viêc làm của người dân sau tái định cư.
- Chính sách, cơ chế về tái định cư chưa đảm bảo cho cuộc sống của
người dân sau tái định cư bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

8

6.2. Sơ đồ khung lý thuyết


















Quá trình phát triển Khu kinh tế
Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi
Tình hình kinh
tế - xã hội Khu
kinh tế Dung
Quất

Các chính
sách có liên

quan
Giải pháp
LAO ĐỘNG - VIỆC
LÀM CỦA NGƢỜI
DÂN SAU TÁI ĐỊNH

9

7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 phần chính. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần
nội dung chia làm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Nội dung của chương
nêu tổng quan vấn đề nghiên cứu; cơ sở lý thuyết được vận dụng trong
nghiên cứu thực hiện luận văn; xác định một số khái niệm công cụ cơ bản.
+ Chương 2: Thực trạng lao động - việc làm của người dân sau tái định
cư. Chương này trình bày tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Khu
kinh tế Dung Quất; tập trung phân tích thực trạng lao động - việc làm; làm
rõ thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của người dân sau tái định cư
+ Chương 3: Nghiên cứu đề xuất những giải pháp cơ bản về lao động -
việc làm nhằm ổn định đời sống của người dân sau tái định cư giai đoạn
2010 - 2015.











10

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của đất nước,
việc triển khai thực hiện phát triển các khu công nghiệp với sự đầu tư ở
trong nước cũng như các đối tác nước ngoài. Cùng với sự hình thành và
phát triển các khu công nghiệp là quá trình di dân, tái định cư. trở thành vấn
đề được quan tâm của các cấp, các ngành. Trên thực tế các nhà khoa học đã
vào cuộc nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để tạo môi trường kinh doanh thuận
lợi và hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tư cũng như những
người dân có đất giao nộp cho Nhà nước xây dựng các khu công nghiệp và
hạ tầng cơ sở. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như nhiều
văn bản qui phạm pháp luật ra đời về vấn đề thu hồi đất, bồi thường, tạo
việc làm và xây dựng các khu tái định cư cho nhân dân. Trong đó, có thể
điểm qua một số công trình tiêu biểu như sau:
Chuyên đề nghiên cứu “Đánh giá thực trạng, hoàn thiện và cụ thể hoá
chính sách bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án đầu tư
xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm” (Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh-2005). Dự án này đã chuẩn bị trong nhiều năm nhưng vẫn không đi
vào xây dựng được, lý do là còn nhiều vướng mắt ở khâu thu hồi đất và giải
phóng mặt bằng. Chính vì lý do đó, Viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
tiến hành một cuộc đánh giá tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất khuyến nghị
phù hợp, để thúc đẩy tiến độ thực hiện việc bồi thường, cơ bản phải hoàn
thành trong quý III/2006, đồng thời đảm bảo ổn định đời sống cho các hộ di
dời.
Sách “Tái định cư trong các dự án phát triển: chính sách và thực tiễn”
của TS. Phạm Mộng Hoa và TS. Lâm Mai Lan, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội-2000. Công trình này, các tác giả tập trung vào nội dung các nghị định,
11

thông tư quy định về mặt pháp lý đối với việc thu hồi đất và tái định cư,
trách nhiệm của Nhà nước đối với những người bị giải toả, đồng thời chỉ ra
những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện.
Trong “Cẩm nang về tái định cư, hướng dẫn thực hành” (Ngân hàng
Phát triển Châu Á, 1995) nêu rõ các vấn đề về tái định cư bắt buộc, chính
sách bồi thường, hỗ trợ và chương trình phục hồi cuộc sống đã được đề cặp
và hướng dẫn thực hiện.
“Di dân trong nước: Những khuyến nghị về chính sách di dân ở Việt
Nam” Hội thảo Quốc tế - Hà Nội, ngày 06-08/5/1998. Mục tiêu của cuộc
Hội thảo này nhằm tăng cường sự tham gia rộng rãi của các nhà nghiên cứu
và các nhà hoạch định chính sách di dân trong nước và nước ngoài trao đổi
kinh nghiệm về những vấn đề nghiên cứu và tổ chức thực hiện có liên quan
đến di dân nhằm giúp cho chính phủ Việt Nam hoàn thiện về chính sách di
dân.
Sách “Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” (1997) của tác giả
Nguyễn Hữu Dũng. Ông đã đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược
quốc gia nhằm giải quyết việc làm cho người lao động , ông nhấn mạnh đến
chính sách xã hội trong giải quyết việc làm.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2002 do PGS.TS Nguyễn
Quốc Tế chủ biên “Phân bổ và xử dụng nguồn lao động theo vùng và vấn
đề giải quyết việc làm trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường ở
Việt Nam”. Dưới giác độ tiếp cận kinh tế học, các tác giả đề xuất việc phân
bổ lao động, sử dụng lao động theo vùng lãnh thổ và những biện pháp kinh
tế nhằm giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.
Sách “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên”
(2005) do TS. Nguyễn Hữu Dũng chủ biên cùng nhóm tác giả bàn về mối
quan hệ giữa thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên

và dự báo cung cầu lao động đến năm 2010.
12

Luận án Tiến sĩ “Di động xã hội trong cộng đồng khoa học”, tác giả Võ
Tuấn Nhân, năm 2001, trường ĐHKHXH và NV, Đại học Quốc gia Hà
Nội; lần đầu tiên nghiên cứu về di động xã hội trong cộng đồng khoa học,
với phạm vi điều tra, khảo sát tại 3 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi. Luận án đã nhận diện được thực trạng cơ cấu; động thái, xu
hướng chủ yếu về di động xã hội của cộng đồng khoa học trong thời kỳ đổi
mới; luận án làm rõ một số đặc điểm có tính quy luật về di động xã hội của
cộng đồng khoa học. Nhiều luận điểm, phương pháp trong luận án có thể
vận dụng nghiên cứu về lao động - việc làm.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2007 do TS. Võ Tuấn Nhân chủ
biên “Nhận diện thị trường tiêu thụ tại Khu kinh tế Dung Quất” đã nghiên
cứu nhận diện Khu kinh tế Dung Quất dưới góc độ thị trường tiêu thụ các
sản phẩm hàng hoá mà Quảng Ngãi có thể đáp ứng. Đồng thời, đề tài đã
xác lập kế hoạch hoạt động sản xuất, thương mại để hướng vào phục vụ và
khai thác có hiệu quả thị trường tiêu thụ tại Khu kinh tế Dung Quất. Những
giải pháp hữu hiệu mà đề tài đề xuất có ý nghĩa lớn cho việc giải quyết lao
động - việc làm cho người dân sau tái định cư tại Khu kinh tế Dung Quất
tỉnh Quảng Ngãi.
Luận án Tiến sĩ “Sự biến đổi cơ cấu lao động - việc làm ở nông thôn
ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, tác giả Lê Hải Thanh, năm
2006, trường ĐHKHXH và NV đã chứng minh sự biến đổi cơ cấu lao động
- việc làm của nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và tìm ra
được nguyên nhân của sự biến đổi đó.
Ngoài ra, còn rất nhiều văn bản pháp qui, nhiều bài báo, các cuộc Hội
thảo có liên quan đến vấn đề di dân, tái định cư và cuộc sống của người dân
sau tái định cư. Dưới giác độ xã hội học, tác giả chọn đề tài “Thực trạng
lao động- việc làm của người dân sau tái định cư” (Nghiên cứu trường

hợp tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) nhằm hướng tới việc
13

nhận thức và lý giải những vấn đề liên quan đến lao động - việc làm của
những người dân sau tái định cư, trong trường hợp cụ thể tại Khu kinh tế
Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
1.2. Một số lý thuyết, quan điểm vận dụng nghiên cứu đề tài
Có một số lý thuyết, quan điểm có thể giúp thiết lập cơ sở khoa học để
nghiên cứu, phân tích lý giải, đánh giá, dự báo về lao động - việc làm trong
thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Trong phạm vi giới hạn của luận văn, tác giả
chỉ đề cặp đến một số lý thuyết, quan điểm có liên quan đến lao động - việc
làm và tái định cư nhằm tìm ra hướng giải quyết cũng như đề xuất các giải
pháp phù hợp để ổn định đời sống của những người dân sau tái định cư.
1.2.1. Lý thuyết cấu trúc - chức năng
Lý thuyết cấu trúc - chức năng là một trong những lý thuyết quan trọng
được sử dụng rộng rãi trong các phân tích xã hội học. Lý thuyết này nhấn
mạnh đến những đóng góp chức năng của mỗi bộ phận trong xã hội để duy
trì cấu trúc cũ; điều cơ bản là xã hội có tính trật tự và thống nhất; sự đồng
tình, đoàn kết xã hội, cân bằng nội tại đảm bảo cho trật tự xã hội. Lý thuyết
này gắn liền với tên tuổi của các nhà Xã hội học nổi tiếng như: H. Spencer,
E. Durkheim, T. Parsons.
Theo H. Spencer, qui mô của cơ thể xã hội ảnh hưởng tỷ lệ thuận đối
với nhu cầu về sự phân hoá dẫn đến hình thành và phát triển các quá trình
xã hội. Trong đó có quá trình điều tiết và kiểm soát, vận hành và duy trì
hoạt động, và quá trình phân chia các nguồn lực giữa các bộ phận cấu thành
nên xã hội.
Cùng thời với Spencer, E. Durkheim đã góp phần phát triển quan điểm
lý thuyết cấu trúc - chức năng. Khi nghiên cứu vai trò của phân công lao
động xã hội, Durkheim đã chứng minh rằng di cư và tích tụ dân cư, đô thị
hoá và công nghiệp hoá đã làm tăng mật độ tiếp xúc, quan hệ và tương tác

14

giữa các cá nhân, nhóm và tổ chức trong xã hội. Mật độ tiếp xúc đó làm
tăng mức độ cạnh tranh trong xã hội buộc các cá nhân muốn tồn tại phải
“đấu tranh”, cạnh tranh và chuyên môn hoá chức năng, nhiệm vụ. Chuyên
môn hoá chức năng xã hội càng cao thì các cá nhân, các nhóm xã hội càng
tương tác với nhau nhiều và càng phụ thuộc lẫn nhau.
Ngoài Spencer và E. Durkheim ra còn có nhà xã hội học người Mỹ là T.
Parsons. T. Parsons chịu nhiều ảnh hưởng của các nhà nhân chủng học như:
B.Malinowski, R. Brow. Ông đã nghiên cứu và xây dựng nên lý thuyết cơ
cấu - chức năng, có ảnh hưởng rất lớn lúc bấy giờ. Ông cho rằng, mọi quá
trình nghiên cứu xã hội phải được xuất phát từ một khung lý thuyết chung
nhất để có thể quy chiếu chính xác về xã hội đó. Tức là, khung lý thuyết
này phải phản ảnh được thực trạng của xã hội ở những nơi cơ bản nhất.
Ông cho rằng, xã hội là một dạng cơ cấu với những chức năng cụ thể của
từng bộ phận và xã hội dưới bất kỳ hình thái nào cũng luôn hướng tới một
trạng thái cân bằng. Ông là người đặt nền móng cho nghiên cứu về cơ cấu
xã hội và trong đó có cơ cấu lao động - việc làm.
Năm 1937, T. Parsons viết công trình “Cấu trúc của hành động xã hội”,
năm 1943 ông viết tác phẩm “Vai trò của giới tính trong hệ thống của người
Mỹ”. Trong tất cả các tác phẩm của ông luôn nhận thức, lý giải và quy
chiếu các vấn đề vào một hệ thống chung theo một cấu trúc cơ bản cũng
như ông xác định vai trò, vị trí của các cấu trúc nhỏ hơn trong toàn bộ hệ
thống xã hội và mối liên hệ của chúng với nhau, các cấu trúc này luôn hỗ
trợ cho nhau và luôn hướng tới một trạng thái cân bằng.
Theo phương pháp tiếp cận này thì xã hội được coi như là một hệ thống
bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận giữ một vai trò nhất định
trong xã hội và vận hành theo một cấu trúc nhất định để thực hiện một số
yêu cầu theo từng giai đoạn phát triển của xã hội. Vì theo họ, các hoạt động
xã hội, các quá trình xã hội đã tồn tại bởi chúng có một chức năng tích cực

15

để thực hiện trong cấu trúc xã hội. Điều đó có nghĩa là sự tồn tại của chúng
là nhằm để thực hiện một chức năng do xã hội qui định. Đồng thời, các nhà
xã hội học này luôn coi xã hội tồn tại trong trạng thái cân bằng có trật tự,
hài hoà và như một thể thống nhất. Theo họ, các xã hội có khuynh hướng
được xây dựng nội tại, hướng tới sự hài hoà và tự điều chỉnh, tương tự như
những tổ chức hay cơ chế sinh học.
Xã hội là một hệ thống các thiết chế phụ thuộc lẫn nhau và tham gia
tạo nên sự ổn định bền vững của tổng thể. Để giải thích tồn tại của một thiết
chế xã hội, chúng ta phải tìm hiểu hệ thống xã hội, như một tổng thể, đòi
hỏi những nhu cầu của nó phải được thoả mãn như thế nào. Bởi vì chỉ trong
một trạng thái như vậy thì mới bảo đảm cho các chức năng hoạt động mà xã
hội luôn trong trạng thái cân bằng.
Do vậy, khi xem xét về lao động - việc làm của những người dân sau tái
tái định cư trong sự phát triển các khu kinh tế dù ở qui mô nào, chúng ta
cũng thấy được các chức năng mới xuất hiện và có những chức năng cũ sẽ
bị triệt tiêu vì không có cơ sở để tồn tại dẫn đến sự biến đổi về kinh tế - xã
hội của cộng đồng dân cư và những người dân sau tái định. Vận dụng lý
thuyết cấu trúc chức năng phân tích nội dung luận văn nhằm thấy được cơ
cấu mới của cơ cấu xã hội và cơ cấu lao động – việc làm cũng như chức
năng bộ phận của cơ cấu ấy trong tái định cư tại KKTDQ. Sự tác động của
các bộ phận mới với các chức năng mới sẽ tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát
triển của xã hội và dẫn đến sự biến đổi xã hội của cộng đồng dân cư tái
định cư.
1.2.2. Lý thuyết phát triển
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói đến thuật ngữ phát triển. Có
quan điểm coi phát triển và tăng trưởng có cùng nội dung. Chúng ta không
thể hiểu phát triển như là một hiện tượng kinh tế mà phải là một quá trình
bao trùm trong đó phụ thuộc vào những nổ lực của con người liên quan đến

16

môi trường của họ. Phát triển phải được xem như là toàn bộ một quá trình
bao gồm các đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội và văn hoá. Trên quan
điểm về xã hội và văn hoá, phát triển giúp cho con người hướng tới một
cuộc sống đầy đủ hơn, giàu có hơn.
Lý thuyết về sự phát triển hiện nay đang có xu hướng giảm bớt những
vấn đề thuần tuý có tính kinh tế (nội dung trước đây được xem là vấn đề
trọng tâm của lý thuyết phát triển). Hơn nữa, lý thuyết phát triển chú ý đến
các vấn đề phi kinh tế trong quá trình phát triển về lĩnh vực văn hoá, xã hội
v.v Do đó, phát triển xã hội không còn đồng nhất với phát triển kinh tế,
với tăng trưởng kinh tế mà là sự phát triển một cách tổng thể.
Quan niệm về phát triển trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện nay có
xu hướng nhấn mạnh đến sự “phát triển bền vững”. Phát triển bền vững là
“sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên sự phát triển hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ con người
hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai trong việc
thoả mãn những nhu cầu của họ” [1, tr.3], trong đó phát triển con người
được xem là mục tiêu quan trọng của quá trình phát triển. Đồng thời, con
người cũng được xác định là động lực quyết định sự phát triển xã hội, nhất
là trong nền kinh tế tri thức hiện nay.
Theo nghĩa chung nhất, “phát triển là quá trình vận động từ thấp (đơn
giản) đến cao (phức tạp) mà nét đặc trưng nhất là cái cũ biến mất và cái
mới ra đời” [16, tr. 433]. Phát triển xã hội có nghĩa là sự tăng trưởng, đặc
biệt là sự tăng trưởng kinh tế cùng với sự biến đổi xã hội theo chiều hướng
tiến bộ xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh. Trong lĩnh vực kinh tế - xã
hội, phát triển thường được hiểu là “tạo điều kiện cho con người bất kỳ ở
đâu cũng có cuộc sống đầy đủ, lành mạnh và lâu dài” [2, tr.3].
Lịch sử phát triển nhân loại suy cho cùng là lịch sử phát triển con
người. Khái niệm “Phát triển con người” mới xuất hiện hơn vài thập kỷ gần

17

đây trên thế giới. Theo nghiã rộng của phát triển con người là nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người với những tiêu chí: (1).Thu nhập cao; (2)
Giáo dục tốt; (3) Chuẩn cao về sức khoẻ và dinh dưởng; (4) Ít nghèo khổ;
(5) Môi trường trong sạch; (6) Bình đẳng hơn về cơ hội; (7) Cá nhân tự do
hơn; (8) Cuộc sống văn hoá phong phú hơn
Khái niệm phát triển con người nhằm nhấn mạnh đến mục tiêu hơn là
phương tiện của sự phát triển và tiến bộ. Mục đích thực sự của phát triển là
cần phải tạo ra một môi trường đảm bảo cho con người có khả năng được
hưởng một cuộc sống trong sự sáng tạo, khoẻ mạnh và trường thọ.
- Phát triển con người bao hàm cả quá trình mở rộng khả năng lựa
chọn của con người và mức độ cuộc sống của họ. Vấn đề quan trọng là tạo
dựng một cuộc sống khoẻ mạnh và trường thọ, được học hành, được hưởng
một mức sống tử tế.
Khái niệm phát triển con người là một khái niệm mang tính nhân đạo
đặt con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển. Quan điểm
Macxít về sự phát triển lấy con người làm điểm xuất phát, coi con người là
trung tâm của lịch sử, xã hội. Con người là mục tiêu, đối tượng của sự phát
triển và của cuộc cách mạng công nghệ đương đại.
Xã hội loài người bước vào trạng thái phát triển mới về lượng và chất,
là sự nổi lên vị trí quyết định của con người trong quá trình phát triển. Phát
triển con người vừa là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế, vừa là
phương tiện để thúc đẩy sự phát triển. Phát triển con người là quá trình rộng
mở các cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp, những lựa chọn được tạo ra bởi
việc mở mang các năng lực và các hoạt động của con người.
Có nhiều góc cạnh để phân tích về sự phát triển, trong khuôn khổ của
luận văn chỉ vận dụng về phát triển kinh tế - xã hội trong nghiên cứu lao
động - việc làm, bởi lao động - việc làm là một trong những vấn đề quan
trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và có tác động

18

đến sự phát triển kinh tế - xã hội một địa phương, một vùng hay rộng hơn là
một quốc gia.
Vận dụng lý thuyết phát triển vào việc nghiên cứu về lao động - việc
làm của những người dân sau tái định cư nhằm đề xuất những giải pháp tạo
ra cuộc sống của họ ngày một tốt hơn, nơi ở mới có nhiều cơ hội về việc
làm, mức sống và các dịch vụ xã hội tốt hơn.Từ các luận điểm của lý thuyết
phát triển giúp ta có hướng lý giải và có những giải pháp phù hợp.
1.2.3. Các quan điểm về tái định cƣ và lao động - việc làm
1.2.3.1. Quan điểm tái định cư của Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng thế giới là một trong những số ít tổ chức đi đầu trong việc
quy định các nguyên tắc tái định cư. Các yêu cầu chính sách tái định cư bắt
buộc của Ngân hàng được miêu tả chi tiết trong tài liệu hướng dẫn về tái
định cư bắt buộc. Các mục tiêu chính sách cơ bản được nêu rõ trong tài liệu
bao gồm: (a) giảm thiểu tác động bất lợi và số người có thể bị ảnh hưởng;
(b) cải thiện hoặc ít nhất khôi phục khả năng tạo thu nhập và mức sống của
những người bị ảnh hưởng. Trước khi đồng ý cho bất kỳ một dự án phải thu
hồi, chiếm dụng đất nào vay vốn, Ngân hàng Thế giới đều yêu cầu bên vay
xây dựng một chương trình tái định cư chi tiết nhằm bảo vệ những người có
thể phải chịu ảnh hưởng bất lợi của dự án.
Chương trình tái định cư được miêu tả trong Kế hoạch hành động tái
định cư (RAP). RAP giải thích về các chính sách và thủ tục sẽ được sử
dụng trong quá trình di dân, bắt đầu từ khâu lập kế hoạch chiếm dụng đất
ban đầu đến khâu di chuyển và khôi phục kinh tế cho những người bị ảnh
hưởng. Theo đó, Ngân hàng Thế giới có 11 chính sách, được gọi là Chính
sách an toàn. Đây là những điều khoản quy định bắt buộc mà bên vay phải
tuân thủ, áp dụng. Đối tượng, phạm vi áp dụng, quy trình thực hiện và các
hướng dẫn liên kết với các chính sách khác của ngân hàng đều được trình
bày và quy định rõ ràng. Quy định chính sách này được Ngân hàng Thế

×