Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Xu hướng tìm kiếm thông tin về vấn đề biển đông thông qua công cụ tìm kiếm trên google từ 2009 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG

XU HƯỚNG TÌM KIẾM THÔNG TIN VỀ
VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG THÔNG QUA
CÔNG CỤ TÌM KIẾM TRÊN GOOGLE
TỪ 2009 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Hà Nội-2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG

XU HƯỚNG TÌM KIẾM THÔNG TIN VỀ
VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG THÔNG QUA
CÔNG CỤ TÌM KIẾM TRÊN GOOGLE
TỪ 2009 ĐẾN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Mã số:60 31 02 06

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Minh Hồng



Hà Nội-2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
TP.HCM, ngày 09 tháng 12 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Lan Hương


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của
các cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các bên đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu – Khoa Quốc Tế Học – Phòng
Sau Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Ban giám hiệu
– Khoa Quan Hệ Quốc Tế – Phòng Sau Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn TP.HCM đã tổ chức đào tạo để tôi có cơ hội và điều kiện được nâng
cao học vấn, trình độ.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo – những người đã đem
lại cho tôi những kiến thức vô cùng hữu ích trong trong suốt quá trình học tập. Quan
trọng và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Đào Minh Hồng – Trưởng
Khoa Quan Hệ Quốc Tế Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM là
người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Do thời gian thực hiện có hạn, luận văn của tôi không thể tránh khỏi những sơ suất,
thiếu sót; tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể
bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP.HCM, ngày 09 tháng 12 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Lan Hương


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tầm quan trọng của vấn đề Biển Đông trong Quan hệ Quốc tế
1.1.1 Địa thế và vai trò của Biển Đông ...................................................... 9
1.1.2 Khái quát tình hình biển Đông trong thế kỷ 21 ................................. 12
1.2. Sức mạnh của truyền thông online và vai trò của công cụ tìm kiếm online
1.2.1 Sức mạnh của truyền thông đại chúng
và truyền thông online ..................................................................... 16
1.2.2 Vai trò của công cụ tìm kiếm online trong truyền thông Quốc tế ............ 21
1.2.3 Vai trò của công cụ tìm kiếm Google đối với vấn đề thông tin
và tìm kiếm thông tin trên Biển Đông ............................................... 22
Tiểu kết .......................................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG TÌM KIẾM THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ BIỂN
ĐÔNG BẰNG TIẾNG ANH TRÊN CÔNG CỤ TÌM KIẾM GOOGLE
2.1. Xu hướng tìm kiếm thông tin bằng tiếng Anh liên quan đến vấn đề tên gọi của

Biển Đôngthông qua công cụ tìm kiếm Google
2.1.1 Biển Đông – East Sea – Nanhai Sea – South China Sea ................... 32
2.1.2 Quần đảo Trường Sa – Truong Sa Islands – Nansha Islands
– Spratly Islands ............................................................................... 37
2.1.3 Quần Đảo Hoàng Sa – Hoang Sa Islands – Xisha Islands
– Paracels Islands ........................................................................... 40
2.1.4 Đường Lưỡi Bò – Nine Dashed Line................................................. 43


2.2 Xu hướng tìm kiếm thông tin bằng tiếng Anh về các vấn đề liên quan được quan
tâm trên Biển Đôngthông qua công cụ tìm kiếm Google
2.2.1 Bộ từ khóa tranh chấp trên Biển Đông ............................................. 45
2.2.2 Tranh chấp Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa .................................... 48
2.2.3 Bộ từ khóa Tin tức biển Đông, Bản đồ biển Đông............................. 50
2.2.4 Bộ từ khóa liên quan hành xử trên Biển Đông .................................. 53
Tiểu kết ......................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ TÌM KIẾM BẰNG TIẾNG ANH CỦA CÁC TỪ

KHÓA LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG TRÊN CÔNG CỤ
TÌM KIẾM GOOGLE
3.1. Kết quả tìm kiếm thông tin bằng tiếng Anh liên quan đến vấn đề tên gọi của
Biển Đôngthông qua công cụ tìm kiếm Google
3.1.1 Biển Đông –– East Sea – Nanhai Sea – South China Sea.................. 59
3.1.2 Quần đảo Trường Sa – Spratly Islands ............................................. 64
3.1.3 Quần Đảo Hoàng Sa – Paracels Islands.......................................... 68
3.1.4 Đường Lưỡi Bò – Nine Dashed Line................................................. 71
3.2 Kết quả tìm kiếm thông tin bằng tiếng Anh về các vấn đề liên quan được quan
tâm trên Biển Đôngthông qua công cụ tìm kiếm Google
3.2.1 Tranh chấp biển Đông .................................................................... 76
3.2.2 Tranh chấp Quần đảo Trường Sa –Hoàng Sa ................................. 81

3.2.3 Bộ từ khóa liên quan Tin tức biển Đông, Bản đồ biển Đông ............ 85
3.2.4 Quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông .................................. 89
3.2.5 Giàn khoan Hải Dương 981 ............................................................ 93
Tiểu kết ......................................................................................................... 100
KẾT LUẬN ................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 106


DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Biểu đồ
Trang
Biểu đồ 1.1:

Thống kê thị phần của công cụ tìm kiếm toàn cầu

25

năm 2013 thông qua máy tính để bàn (Desktop)
Biểu đồ 1.2:

Thống kê thị phần của công cụ tìm kiếm toàn cầu

25

năm 2013 thông qua Smart Phonevà Tablet
Biểu đồ 2.1:

Xu hướng tìm kiếm từ khóa “East Sea”, “Nan

32


Hai Sea”, “South China Sea” trên công cụ
Google Trends từ 2009 đến 09/2014
Biểu đồ 2.2:

Xu hướng tìm kiếm từ khóa “Spratly Islands”,

37

“Nansha Islands”, “Truong Sa Islands” trên công
cụ Google Trend từ 2009 đến 9/2014
Biểu đồ 2.3:

Xu hướng tìm kiếm từ khóa “Paracel Islands”,

40

“Xisha Islands”, “Hoang Sa Islands” trên công
cụ Google Trends từ 2009 đến 09/2014
Biểu đồ 2.4:

Xu hướng tìm kiếm từ khóa “Nine Dashed Line”

43

trên công cụ Google Trends từ 2009 đến 09/2014
Biểu đồ 2.5:

Xu hướng tìm kiếm từ khóa “South China Sea


45

Dispute”, “South China Sea Conflict”, “South
China Sea War”, “South China Sea Dispute
History” trên công cụ Gooole Trends từ 2009
đến 09/2014
Biểu đồ 2.6:

Xu hướng tìm kiếm từ khóa “Spratly Islands

48

Dispute”, “Paracel Islands Dispute” trên công cụ
Google Trends từ 2009 đến 09/2014
Biểu đồ 2.7:

Xu hướng tìm kiếm từ khóa “South China Sea
News”, “South China Sea Map” trên công cụ

50


Google Trends từ 2009 đến 09/2014
Biểu đồ 2.8:

Xu hướng tìm kiếm từ khóa “Code of Conduct

53

on South China Sea”, “Nan Hai Sea” trên công

cụ Google Trends từ 2009 đến 09/2014
Biểu đồ 2.9:

Xu hướng tìm kiếm từ khóa “Haiyang Shiyou

54

981” trên công cụ Google Adwords trong tháng
5, 6, 7 năm 2014
Biểu đồ 2.10: Xu hướng tìm kiếm từ khóa “HD­981” trên công

54

cụ Google Adwords trong tháng 5, 6, 7 năm
2014
Biểu đồ 2.11: Xu hướng tìm kiếm từ khóa “China Oil Rig” trên

55

công cụ Google Adwords trong tháng 5, 6, 7 năm
2014
2. Bảng tổng hợp số liệu
Trang
Bảng 2.1 Chi tiết xu hướng tìm kiếm ba từ khóa “East Sea”,

33

“Nanhai Sea”, “South China Sea”, tổng hợp từ công
cụ Google Trend – Google Adwords, cập nhật đến
tháng 09/2014

Bảng 2.2 Chi tiết xu hướng tìm kiếm ba từ khóa “Truong Sa

38

Islands”, “Nansha Islands”, “Spratly Islands”, tổng
hợp từ công cụ Google Trends – Google Adwords,
cập nhật đến tháng 09/2014
Bảng

Chi tiết xu hướng tìm kiếm ba từ khóa “Hoang Sa

2.3:

Islands”, “Xisha Islands”, “Paracel Islands” tổng hợp

40

từ công cụ Google Trends – Google Adwords, cập
nhật đến tháng 09/2014
Bảng

Chi tiết xu hướng tìm kiếm “Nine Dash Line” tổng

44


2.4:

hợp từ công cụ Google Trends – Google Adwords,
cập nhật đến tháng 09/2014


Bảng

Chi tiết xu hướng tìm kiếm từ khóa “South China Sea

2.5:

Dispute”, tổng hợp từ công cụ Google Trends –

47

Google Adwords, cập nhật đến tháng 09/2014
Bảng

Chi tiết xu hướng tìm kiếm từ khóa “Spratly Islands

2.6:

Dispute”, “Paracel Islands Dispute”, tổng hợp từ

49

công cụ Google Trends – Google Adwords, cập nhật
đến tháng 09/2014
Bảng

Chi tiết xu hướng tìm kiếm từ khóa “South China Sea

2.7:


News”, “South China Sea Map”, tổng hợp từ công cụ

51

Google Trends – Google Adwords, cập nhật đến
tháng 09/2014
Bảng

Kết quả tìm kiếm ba từ khóa “East Sea”, “Nanhai

3.1:

Sea”, “South China Sea” tổng hợp từ công cụ Google

59

Search, cập nhật đến tháng 09/2014
Bảng

Kết quả tìm kiếm từ khóa “Spratly Islands” tổng hợp

3.2:

từ công cụ Google Serch cập nhật đến tháng 09/2014

Bảng

Kết quả tìm kiếm từ khóa “Parace Islands” tổng hợp

3.3:


từ công cụ Google Search, cập nhật đến tháng

64

68

09/2014
Bảng

Kết quả tìm kiếm từ khóa “Nine Dash Line” tổng hợp

3.4:

từ công cụ Google Search, cập nhật đến tháng

71

09/2014
Bảng

Kết quả tìm kiếm từ khóa “South China Sea

3.5:

Disputes”, “South China Sea Conflict” tổng hợp từ

76

công cụ Google Search, cập nhật đến tháng 09/2014

Bảng

Kết quả truy vấn từ khóa “Spratly Islands disputes”,

3.6:

“Paracel Islands disputes” tổng hợp từ công cụ tìm

81


kiếm Google, cập nhật đến tháng 09/2014
Bảng

Kết quả tìm kiếm từ khóa “South China Sea News”,

3.7:

“South China Sea Map” tổng hợp từ công cụ Google

85

Search, cập nhật đến tháng 09/2014
Bảng

Kết quả tìm kiếm từ khóa “Code of Conduct South

3.8:

China Sea” tổng hợp từ công cụ Google Search, cập


89

nhật đến 09/2014
Bảng

Kết quả tìm kiếm từ khóa “Haiyang Shiyou 981”,

3.9:

“HD­981”, “China Oil Rig” tổng hợp từ công cụ
Google Search, cập nhật đến tháng 09/2014

94


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự ủng hộ của bạn bè Quốc tế là “sức mạnh thời đại” của Việt Nam trong lịch sừ
ngoại giao hiện đại. Trong thời đại phát triển của công nghệ số, sức mạnh đó đang
được hiện thực hóa thành một cộng đồng quốc tế trên Internet – “cộng đồng mạng”.
Với số lượng người tham gia có thể vượt xa dân số của một quốc gia, sức mạnh của
cộng đồng mạng ngày càng được ghi nhận, nhanh chóng trở thành một chủ thể phi
truyền thống mới trong Quan hệ Quốc tế.
Từ năm 2009, bắt đầu với sự xuất hiện của “đường lưỡi bò”, tình hình Biển Đông
ngày càng trở thành vấn đề nóng được cộng đồng mạng đặc biệt quan tâm, kéo theo
xu hướng tìm kiếm thông tin trên Internet liên quan đến vấn đề này ngày càng cao.
Với sự hỗ trợ của quá trình toàn cầu hóa thông tin, tin tức online ngày càng trở nên
phổ biến và dễ dàng xuất hiện trên bất kỳ website nào. Việc tiếp cận nhiều luồng
thông tin trái chiều, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông có thể mang đến hai hệ quả

khác nhau. Nếu nguồn thông tin được tiếp cận là chính thống và chính xác: (1)
người đọc sẽ hiểu được cơ sở pháp lý và chính nghĩa của Việt Nam, hiểu được lập
trường của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp trên cơ sở hòa bình và đối thoại;
(2) liên kết và tập hợp được lực lượng có xu hướng ủng hộ quan điểm của Việt Nam
trên các diễn đàn online quốc tế; (3) giúp bản thân người Việt Nam hiểu rõ hơn đến
các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo của đất nước. Ngược lại, nếu nguồn
thông tin được tiếp cận không chính xác: (1) cơ sở pháp lý của Việt Nam không
thuyết phục được cộng đồng mạng, dẫn đến hiện tượng hiểu không đúng về quan
điểm và lập trường của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp; (2) tạo điều kiện cho
lực lượng phản đối Nhà nước, chính quyền hoặc không có thiện cảm với Việt Nam
có diễn đàn để tranh luận hợp pháp.
Đối với vấn đề Biển Đông, Việt Nam có tư cách là chủ thể trong cuộc tranh chấp
chủ quyền. Do vậy, việc cung cấp thông tin có liên quan, đồng thời tìm cách tiếp
cận “cộng đồng mạng” một cách sâu sắc và triệt để đang ngày càng trở nên quan


trọng. Các thông tin có liên quan đến vấn đề Biển Đông của Việt Nam trên các
phương tiện truyền thông online được càng nhiều người đọc quan tâm thì vai trò của
Việt Nam trong “cộng đồng mạng” càng lớn, có thể giúp Việt Nam tranh thủ sự ủng
hộ của bạn bè quốc tế trong công cuộc đấu tranh chủ quyền của mình.
Từ những luận điểm trên, việc nghiên cứu xu hướng quan tâm và tìm kiếm của cộng
đồng quốc tế đối với vấn đề Biển Đông đang trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, công tác
quan trọng này rõ ràng chưa được chú trọng khi: (1) tuyên truyền đối ngoại Việt
Nam dường như bỏ qua việc đầu tư thông tin liên quan đến vấn đề Biển Đông bằng
ngôn ngữ quốc tế để phục vụ cho người nước ngoài mà chỉ tập trung phục vụ thông
tin cho người dân trong nước; (2) người dân Việt Nam chưa sử dụng hoặc chưa ý
thức được tầm quan trọng của việc sử dụng truyền thông online như kênh truyền bá
quan điểm và lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông; (3) Nhà nước Việt
Nam chưa thực sự quan tâm đến các thống kê, khảo sát lượng truy cập và kết quả
truy cập trên Internet liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Từ những vấn đề trên, đề tài “Xu hướng tìm kiếm thông tin về vấn đề Biển Đông
thông qua công cụ tìm kiếm trên Google từ 2009 đến nay” được lựa chọn nhằm
tổng kết, cung cấp những số liệu đầu tiên về xu hướng và kết quả tìm kiếm của
“cộng đồng mạng” trong vấn đề Biển Đông.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích: luận văn hướng đến (1) xem xét các thuật ngữ/từ khóa liên quan đến vấn
đề Biển Đông bằng ngôn ngữ quốc tế (tiếng Anh) được tìm kiếm trên Google; (2)
tổng kết xu hướng, mức độ tìm kiếm và tầm ảnh hưởng của các thuật ngữ/từ khóa
này trên công cụ tìm kiếm Google; (3) đánh giá tính chính xác của thông tin, khả
năng đáp ứng yêu cầu được tìm kiếm, đánh giá mức độ cạnh tranh của thông tin trên
mạng giữa các bên đối với vấn đề liên quan.
Nhiệm vụ: Luận văn cần phải (1) tổng kết bức tranh toàn cảnh của tìm kiếm thông
tin online bằng tiếng Anh liên quan đến vấn đề Biển Đông; (2) bước đầu phân tích
và đánh giá mức độ ảnh hưởng thông tin trên mạng trong so sánh giữa Việt Nam và

2


Trung Quốc; đánh giá chất lượng nội dung và khả năng tác động thông tin từ các
bên đối với cộng đồng quốc tế thông qua các kết quả tìm kiếm được; (3) chứng
minh giả thiết “Việt Nam chưa tối ưu hóa khả năng tìm kiếm thông tin trên mạng
trong vấn đề Biển Đông”.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn này sẽ góp phần: (1) phân tích cách thức và thói quen tìm kiếm thông tin
liên quan đến vấn đề Biển Đông của người sử dụng Internet; (2) phân tích kết quả
tìm kiếm được trong những vấn đề liên quan đến Biển Đông; (3) đánh giá vai trò, vị
trí của Việt Nam trong nhận thức của “cộng đồng mạng” sử dụng tiếng Anh về vấn
đề Biển Đông; (4) đưa ra đề xuất để cải thiện khả năng được tiếp cận của các
website tiếng Anh có nguồn gốc từ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, góp phần
vào công cuộc đấu tranh chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam.

4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề mới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu,
hội thảo khoa học công bố những ấn phẩm công phu liên quan đến vấn đề này. Tuy
nhiên, những tác phẩm này chỉ tập trung nghiên cứu lịch sử ­ địa lý của Biển Đông
và các bằng chứng lịch sử ­ pháp lý nhằm xác lập chủ quyền trên vùng biển này.
Cho đến thời điểm công bố luận văn này, chưa có một công trình nghiên cứu, ấn
phẩm xuất bản nào đề cập đến việc nghiên cứu xu hướng tìm kiếm thông tin và kết
quả tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm liên quan vấn đề Biển Đông. Từ
đó, luận văn này khi hoàn thành sẽ đóng góp những cơ sở dữ liệu ban đầu trong
công tác nghiên cứu xu hướng tìm kiếm của người sử dụng Internet bằng tiếng Anh
trên thế giới đối với vấn đề Biển Đông.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các từ khóa bằng ngôn ngữ quốc tế (tiếng
Anh) và kết quả tìm kiếm của từ khóa liên quan đến vấn đề Biển Đông trên công
cụ tìm kiếm Google.

3


Phạm vi nghiên cứu của luận văn được thu gọn trong công cụ tìm kiếm phổ biến
nhất hiện nay là Google (trong phạm vi của Google đại chúng, không bao gồm
Google Scholar), sử dụng ngôn ngữ tìm kiếm là ngôn ngữ quốc tế (tiếng Anh) và
kết quả về xu hướng, website, phản hồi được công cụ này cung cấp trong vấn đề
Biển Đông, so sánh giữa Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn từ 2009 đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa
Tự do. Trong đó, Internet là môi trường vô chính phủ, đề cao sự tự do và dân
chủ. Là kết quả của công nghệ thông tin kết hợp toàn cầu hóa và quá trình hội
nhập, sự hiện diện của các công cụ tìm kiếm và website tin tức trên toàn cầu đang
làm góp phần làm gia tăng sự trao đổi, phụ thuộc lẫn nhau và hợp tác giữa các

quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại và có thể dẫn đến sự hợp
tác trong nhiều lĩnh vực khác. Đồng thời, các website trong thế giới Internet – đặc
biệt là các trang báo điện tử là đại diện rõ ràng cho tính duy lý của quốc gia trong
chủ nghĩa tự do, phản ánh sự tính toán lý trí của Nhà nước, nhóm lợi ích thông qua
các thông tin, bài viết được công bố và đăng tải. Từ những luận điểm của Chủ nghĩa
Tự do, luận văn đã chọn lý thuyết này làm nền tảng phương pháp luận.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu chủ đạo được sử dụng trong đề
tài là phương pháp định lượng, cụ thể là dùng các con số nghiên cứu được thu
thập và hệ thống lại để chứng minh cho luận điểm của đề tài.
Từ phương phướng chủ đạo, đề tài sẽ sử dụng hệ thống phương pháp cụ thể sau để
thực hiện nội dung:
Phương pháp liên ngành
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến luận án này. Phương này được thể hiện
qua công cụ Internet Marketing để nghiên cứu vấn đề. Thông qua các công cụ khảo
sát và phân tích online, luận án có thể chỉ ra xu hướng tìm kiếm thông tin trên mạng
liên quan đến vấn đề Biển Đông.

4


Trong chương 2, đề tài sẽ sử dụng bộ công cụ Google Trends và Google Adwords
để đánh giá xu hướng và số lượt tìm kiếm từ khóa bằng tiếng Anh liên quan đến vấn
đề Biển Đông từ 2009 đến tháng 9/2014. Trong đó:
Công cụ Google Trends sẽ cung cấp các thông tin bao gồm:
o Xu hướng tìm kiếm từ khóa liên quan đến vấn đề Biển Đông trong giai đoạn
từ 2009 đến tháng 09/2014
o Các khu vực quan tâm đến vấn đề Biển Đông nhiều nhất theo phân cấp theo
phạm vi quốc gia
o Các website – bài viết tạo nên sự kiện, làm tăng xu hướng tìm kiếm và được
truy cập nhiều nhất liên quan đến vấn đề Biển Đông

o Các chủ đề có liên quan đến vấn đề Biển Đông được quan tâm và tìm kiếm
nhiều nhất liên quan trên Internet
Công cụ Google Adwords cung cấp các thông tin bao gồm:
o Số lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng đối với từ khóa liên quan đến Biển
Đông
o Xu hướng tìm kiếm và số lượt tìm kiếm từ khóa trung bình trong 12 tháng
gần nhất (áp dụng cho từ khóa sự kiện xuất hiện trong thời gian ngắn)
Từ những số liệu do hai công cụ trên cung cấp, luận án có thể tổng hợp một xu
hướng chung phục vụ cho nội dung của Chương 2.
Trong Chương 3, đề tài sẽ sử dụng công cụ Google Search trên trình duyệt Google
Chrome nhằm tìm hiểu và đánh giá kết quả tìm kiếm từ khóa trong các góc độ: tìm
kiếm chung (website), tìm kiếm hình ảnh (images), video, tin tức (news), địa điểm
(place). Bằng công cụ này, luận văn có thể đánh giá danh sách và nội dung của kết
quả tìm kiếm nhằm chứng minh luận điểm của đề tài.

5


Phương pháp xử lý thông tin
Cùng với việc quan sát và thu thập thông tin trên Internet, phương pháp xử lý thông
tin sẽ được dùng để tổng hợp, phân loại từ dữ liệu chính thống, phi chính thống,
chính xác, không chính xác, và so sánh giữa các nguồn tin để có nhận định đúng
nhất về vấn đề được đưa ra. Từ những thông tin đã được xử lý, luận văn có thể đưa
ra những phân tích, đánh giá, luận điểm phục vụ cho giả thiết nghiên cứu.
Ví dụ, thông qua công cụ Google Ardwords truy cập ngày 24/10/2013, từ khóa
“East Sea” (Biển Đông – theo cách dùng của Việt Nam) có 14.210 lượt tìm kiếm
hàng tháng; trong cùng thời gian, từ khóa “South China Sea” (thuật ngữ trên bản đồ
quốc tế) có 49.500 lượt tìm kiếm; điều này cho thấy mức độ nhận diện chủ động của
từ khóa “South China Sea” đối với cộng đồng mạng sử dụng tiếng Anh trên toàn
cầu cao gấp 3 lần so với từ khóa “East Sea”. Bên cạnh đó, chất lượng từ khóa

“South China Sea” cũng cao hơn từ khóa “East Sea” về mặt ngữ nghĩa, khu vực tìm
kiếm từ khóa“South China Sea” cũng cao hơn từ khóa “East Sea” về mặt địa lý.
Điều này cho thấy vấn đề gì và có ảnh hưởng như thế nào đến độ phủ thông tin từ
Việt Nam? Những yếu tố này sẽ được phương pháp xử lý thông tin phân tích chi tiết
sâu hơn trong nội dung luận văn.
Phương pháp lịch sử
Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm cung cấp những lý thuyết, lập luận dưới
góc độ lịch sử của vấn đề, nhằm giải thích được nguyên nhân và trình tự phát triển
của vấn đề theo dòng thời gian.
Những thông tin từ phương pháp lịch sử sẽ giúp giải thích các mâu thuẫn, căng
thẳng giữa các chủ thể tham gia trong vấn đề cụ thể, từ đó lý giải được các lời lẽ,
lập luận mà các bên truyền tải trên Internet và ý đồ mong muốn người tiếp cận hiểu
đúng theo ý của họ.
Ngoài ra, phương pháp lịch sử cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ
quá trình chọn và lọc từ khóa phù hợp với hoàn cảnh thời gian và tình hình chính trị
trong khu vực Biển Đông.

6


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời Mở Đầu và Kết Luận, luận văn được chia làm ba chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong Chương 1, Luận văn sẽ tổng kết, phân tích vai trò của Biển Đông và vấn đề
Biển Đông trong Quan hệ Quốc tế; đồng thời đánh giá vai trò của truyền thông
online và công cụ tìm kiếm trên Internet trong bối cảnh toàn cầu hóa. Từ đó nội
dung chương có thể nhận định được tầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng của truyền
thông online cũng như công cụ tìm kiếm trong Quan hệ Quốc tế, đặc biệt là với vấn
đề Biển Đông; cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu xu hướng tìm kiếm thông tin
về vấn đề Biển Đông của các độc giả sử dụng tiếng Anh – ngôn ngữ Quốc tế phổ

biến nhất trên toàn thế giới thông qua công cụ tìm kiếm Google.
CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG TÌM KIẾM THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
BẰNG TIẾNG ANH TRÊN CÔNG CỤ TÌM KIẾM GOOGLE
Trong chương 2, Luận văn sẽ bước đầu phân tích xu hướng tìm kiếm thông tin về
vấn đề Biển Đông của người sử dụng tiếng Anh trên toàn thế giới thông qua 8 bộ từ
khóa chọn sẵn bằng công cụ tìm kiếm Google. Đồng thời, luận văn cũng sẽ có sự so
sánh về xu hướng tìm kiếm giữa thuật ngữ tiếng Anh về vấn đề Biển Đông của Việt
Nam – Trung Quốc – Quốc tế. Từ đó, nội dung chương cần nêu bật được bức tranh
toàn cảnh về xu hướng tìm kiếm, mức độ quan tâm của người dùng Internet bằng
tiếng Anh và những vấn đề nổi lên từ những xu hướng này, liên hệ tới trường hợp
Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ TÌM KIẾM BẰNG TIẾNG ANH CỦA CÁC TỪ KHÓA
LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG TRÊN CÔNG CỤ TÌM KIẾM
GOOGLE
Từ xu hướng tìm kiếm tìm kiếm đã được tổng kết ở Chương 2, Chương 3 sẽ phân
tích kết quả tìm kiếm được khi truy vấn các từ khóa về vấn đề Biển Đông bằng
Tiếng Anh trên Google. Nội dung chương cần đánh giá rõ tầm quan trọng trong việc

7


xếp hạng kết quả trong danh sách Google, sự chính xác của thông tin và nội dung
phản hồi của độc giả; liên hệ trường hợp Việt Nam trong vấn đề nâng cao khả năng
tiếp cận và tác động vào nhận thức của người truy vấn thông tin về vấn đề Biển
Đông bằng Tiếng Anh trên toàn cầu.
(*) Nhằm giúp người đọc tiện theo dõi và cập nhật nhanh thông tin, có cái nhìn bao
quát và kỹ lưỡng hơn với lập luận của luận văn, tác giả sẽ trình bày bảng biểu có
liên quan song song với các phân tích, nhận định ngay trong phần nội dung.

8



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tầm quan trọng của vấn đề Biển Đông trong Quan hệ Quốc tế
1.1.1 Địa thế và vai trò của Biển Đông
1.1.1.1 Địa thế
Biển Đông là một biển nửa kín1, vị trí ở rìa Tây Thái Bình Dương, có diện tích
khoảng 3,5 triệu km2 trải dài từ Singapore đến eo biển Đài Loan, từ vĩ độ 3 đến 26
Bắc và từ kinh độ 100 đến 121 Đông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc
bởi tám chủ thể bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Brunei,
Malaysia, Singaporre, Thái Lan và Campuchia.
Với hệ thống các đảo và quần đảo, Biển Đông được nối thông với biển Hoa Đông
của Trung Quốc và biển Nhật Bản (qua eo biển Đài Loan), thông với Thái Bình
Dương qua các biển đảo của Philippines và thông với Ấn Độ Dương qua eo biển
Malacca; xung quanh biển Đông có rất nhiều vịnh quan trọng như vịnh Bắc Bộ,
vịnh Thái Lan, vịnh Subic, vịnh Manila với nhiều cảng nước sâu.
1.1.1.2 Vai trò
1.1.1.2.1 Con đường huyết mạch của thương mại hàng hải quốc tế
Được đánh giá là “cổ họng” quan trọng của tuyến đường biển toàn cầu [17:33],
đồng thời là khu vực thương mại hàng hải đông đúc thứ hai thế giới; Biển Đông là
tâm điểm của các luồng thương mại hàng hải và hàng không quốc tế, nối liền các
nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á với Ấn Độ và Trung Đông, là đường hàng hải
ngắn nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và là tuyến đường vận tải quốc
tế quan trọng hàng đầu trên thế giới.

1

Biển kín hay nửa kín là một vịnh, một vũng hay một vùng biển do nhiều quốc gia bao bọc xung
quanh và thông với một biển khác hay với đại dương qua một cửa hẹp, hoặc là hoàn toàn do chủ

yếu hay các lãnh hải và các vùng đặc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia tạo thành.

9


Theo Nhà Trắng (Hoa Kỳ): mỗi năm trung bình khoảng 5.3 nghìn tỷ USD thương
mại thế giới đi qua Biển Đông, trong đó Hoa Kỳ chiếm 23% [17:39]. Bên cạnh đó,
50% tuyến đường hàng hải chính trên thế giới đi qua khu vực Biển Đông; 45%
trong hơn 90% thương mại quốc tế được vận chuyển bằng đường biển đi qua Biển
Đông; 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc, 70% của Nhật Bản và 66%
của Hàn Quốc đi qua Biển Đông; 45% hàng xuất khẩu của Nhật Bản, 55% hàng
xuất khẩu của các nước Đông Nam Á, 26% hàng xuất khẩu của các nước công
nghiệp mới, 40% hàng của Australia và 22% của Trung Quốc cũng đi qua vùng biển
này. [15: 9, 10, 12]
Đối với Việt Nam, hơn 95% hàng xuất khẩu thông qua đường biển, là tuyến đường
huyết mạch mang tính quyết định sự sống còn cho thương mại xuất nhập khẩu của
Việt Nam. [42]
1.1.1.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu có, nhất
là dầu khí và sinh vật biển.
Về dầu khí, Cơ quan Thông tin Năng lượng Quốc gia Hoa Kỳ (EIA) đánh giá: đến
năm 2013, vùng biển Đông còn trữ lượng 11 tỷ thùng dầu mỏ, 190 nghìn tỷ feet
khối

2

khí đốt tự nhiên nằm trong vùng Biển Đông. Dự kiến đến năm 2035, 90%

nhiên liệu hóa thạch của Trung Đông xuất khẩu sang thị trường Châu Á, trong đó
con đường Biển Đông là con đường chủ đạo. Hiện tại, Biển Đông đã ghi nhận trữ

lượng khoảng 7 tỷ thùng dầu với khả năng sản xuất 2.5 triệu thùng/ngày, 18.5 triệu
tấn/năm, khả năng duy trì được trong vòng 15 – 20 năm trong tương lai [15:07].
Bên cạnh đó, vùng biển Đông còn có một lượng khí đóng băng lớn, tương đương
với lượng dự trữ dầu khí trên. Ngoài ra, dưới đáy Biển Đông còn có khá nhiều kim
loại quý hiếm như Coban, Mangan.

2

1 feet khối (cubic feet) tương đương 28.31 mét khối

10


Về thủy hải sản, khu vực Biển Đông có trên 100 loài cá có giá trị kinh tế cao và có
khả năng khai thác với số lượng lớn. Hiện nay, sản lượng đánh bắt cá tại vùng biển
này chiếm khoảng 7 – 8% của cả thế giới.
1.1.1.2.3 Địa chính trị
Với diện tích 3.5 triệu km2, rộng gấp 3 lần vùng biển được bao quanh bởi Trung
Quốc – Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên – Hàn Quốc – Nhật Bản, rộng gấp
8 lần biển Đen và gấp rưỡi biển Địa Trung Hải [17:37]; Biển Đông là một không
gian rộng lớn nối liền khu vực nam Trung Quốc và Đài Loan với khu vực Đông
Nam Á. Biển Đông cũng cấu thành một khu vực thiết yếu của tuyến thương mại
trên biển: nối Châu Âu và Trung Đông tới Bắc Á; Đông Nam Á tới Bắc Á; và phần
lớn của Đông Nam Á tới Thái Bình Dương và Bắc Mỹ.
Trong khu vực Biển Đông cũng có những eo biển quan trọng đối với giao thương
giữa các đại dương như eo biển Malacca, Lombok, Sunda, Makassar. Hầu như tất cả
giao thương trên Biển Đông đều phải đi qua bốn eo biển này. Bên cạnh đó, Biển
Đông cũng có những vịnh có vị trí chiến lược quân sự lớn như vịnh Subic
(Philippines), vịnh Cam Ranh (Việt Nam) và hải cảng hàng đầu thế giới Singapore.
Ngoài sự rộng lớn của Biển Đông; các đảo, quần đảo nằm trong vùng biển này cũng

có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chiến lược phòng thủ của mỗi quốc gia. Nằm
trong trung tâm của Biển Đông, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có vị trí địa
chính trị đặc biệt quan trọng. Là khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất trong khu
vực, vị trí của hai quần đảo này có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại
Biển Đông cũng như dùng cho mục đích quân sự như: đặt trạm ra đa, trạm thông
tin, trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè phục vụ cho tuyến đường quân sự
hàng hải.
Trong đó, quần đảo Trường Sa có vị trí địa chiến lược quan trọng hơn cả. Không
chỉ có diện tích lớn nhất (trên 1,3 triệu km2, chiếm 38% tổng diện tích biển Đông),
chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất, đặc biệt là dầu khí; quần đảo
Trường Sa còn là nơi có vị trí chiến lược về giao thông hàng hải và phòng thủ trên

11


biển. Nếu quần đảo này có căn cứ quân sự hiện đại thì có thể kiểm soát được một
địa bàn rộng lớn: gần như toàn bộ Đông Nam Á và Đông Nam Trung Quốc. Các
nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường
Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông.
Khu vực biển Đông cũng là khu vực có sự hiện diện tương đối hùng hậu của Hoa
Kỳ về mặt thương mại và quân sự. Điều này khiến một nước lớn như Trung Quốc
cảm thấy bất an và bị kìm kẹp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân (bên
cạnh vấn đề kinh tế) khiến Trung Quốc luôn có tham vọng độc chiếm Biển Đông,
nhằm đảm bảo Trung Quốc sẽ không bị tấn công từ Biển Đông một lần nữa như đã
từng trải qua trong hai thế kỷ trước; đồng thời xóa bỏ vai trò của Hoa Kỳ trong khu
vực này [12:47].
Từ những lợi ích trực tiếp và gián tiếp mà địa chính trị có thể mang lại, khu vực
Biển Đông luôn tiềm tàng nguy cơ xung đột giữa các quốc gia trong khu vực đối
với các vùng lãnh thổ đang tranh chấp, quyền tài phán trên biển, và các tài nguyên
biển có liên quan. Thậm chí, vì bảo vệ lợi ích trực tiếp của mình, khả năng xung đột

giữa các cường quốc cũng được các nhà nghiên cứu đánh giá là có thể xảy ra.
1.1.2 Khái quát vấn đề biển Đông trong thế kỷ 21
Với vai trò quan trọng với thương mại hàng hải toàn cầu và vị trí địa chính trị trọng
yếu, Biển Đông là vùng biển chưa bao giờ lặng sóng. Quá trình tranh chấp giữa các
quốc gia và chủ thể có lợi ích trong vùng biển này luôn diễn ra một cách ngấm
ngầm hoặc công khai. Trong thế kỷ 21, vấn đề Biển Đông có thể chia thành hai giai
đoạn như sau:
1.1.2.1 Biển Đông từ 1956 đến 2008
Từ khi bắt đầu đặt ách cai trị lên Việt Nam, thực dân Pháp đã chủ động quản lý hai
quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thực dân Pháp
phải rút toàn bộ quân khỏi Việt Nam thì đến năm 1956, chính quyền Sài Gòn tiếp
quản Hoàng Sa, lập nên các đơn vị hành chính mới trên quần đảo này.

12


Tháng 4 năm 1956, Trung Quốc lợi dụng cơ hội Pháp rút khỏi đó, bí mật đổ bộ
chiếm nhóm đảo phía Đông và Bắc quần đảo Hoàng Sa là An Vĩnh.
Tháng 1 năm 1974, lấy lý do chính quyền Sài Gòn xâm lấn đất đai của Trung Quốc,
nước này tuyên bố “tất cả quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Đông Sa, Trung Sa là lãnh thổ
Trung Quốc; tài nguyên của các vùng biển xung quanh cũng là của Trung Quốc”
[4:142], đồng thời dùng vũ lực chiếm cụm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa và sau
đó chiếm toàn bộ 23 đảo, bãi đá và cát thuộc quần đảo này.
Tháng 3 năm 1988, Trung Quốc đã dùng vũ lực, chiếm đóng trái phép bãi Đá Chữ
Thập và Đá Gaven cùng với một số bãi đá ngầm ở quần đảo này. Đến năm 1992,
Trung Quốc chiếm thêm Bãi Vạn An Bắc trên thềm lục địa của Việt Nam. Tháng 2
năm 1995, Trung Quốc bí mật chiếm bãi đá thuộc nhóm đảo Vành Khăn (Mischief
Reef) do Philippines quản lý.
Ngoài những cuộc chiếm đóng có quy mô lớn và lực lượng hùng hậu từ Trung
Quốc, thì trong khu vực Đông Nam Á cũng diễn ra những diễn biến chiếm đóng rải

rác và nhỏ lẻ từ Malaysia và Indonesia. Năm 1978, Philippines chiếm đóng đảo
được nước này đặt tên Panata, tổng thống Phillipines ký sắc lệnh tuyên bố quần đảo
Trường Sa (trừ đảo Trường Sa) thuộc lãnh thổ nước này. Năm 1980, Philipines thực
hiện cuộc hành quân Bolaris để chiếm đóng trái phép đá Công Đo. Tháng 6 năm
1998, Malaysia mở rộng chiến đóng thêm và xây dựng công trình trên hai quần đảo
Trường Sa là bãi cạn bán chìm Thám Hiểm và Én Ca.
Năm 2007, Trung Quốc thành lập trái phép thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng
Sa, thiết lập cơ quan hành chính – pháp luật – an ninh – quân đội trong khu vực này.
Như vậy, trong giai đoạn 1956 – 2008, khu vực Biển Đông tồn tại tranh chấp chủ
quyền giữa giữa 4 nước 5 bên, gồm có Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan,
Philippines, Malaysia. Trong cuộc tranh chấp này Việt Nam, Trung Quốc và Đài
Loan đòi chủ quyền hầu như toàn bộ quần đảo Trường Sa; Philippines và Malaysia
đòi chủ quyền một phần của quần đảo này.

13


Tóm lại, tình hình Biển Đông thời kỳ này hết sức phức tạp, các quốc gia có liên
quan liên tục sử dụng biện pháp vũ lực để chiếm đóng các đảo trên Biển Đông và ăn
miếng trả miếng trên mặt trận ngoại giao nhằm hợp thức hóa chủ quyền đối với các
vùng đã chiếm đóng và các vùng đang tranh chấp. Hay nói cách khác, đây là thời kỳ
của chiếm đóng bằng vũ lực.
1.1.2.2 Vấn đề biển Đông từ 2009 đến nay
Từ năm 2009, Trung Quốc lại tiếp tục đẩy mạnh cuộc tranh chấp Biển Đông với
cường độ cao. Trên thực tế, Trung Quốc đã và đang có những biện pháp nhất quán,
các bước đi đơn phương, mạnh mẽ và chiến lược nhằm từng bước thực thi yêu sách
chủ quyền một cách có hệ thống; từ từ hiện thực hóa quá trình lãnh địa hóa Biển
Đông thông qua con đường hành chính, kinh tế và quân sự.
Tháng 5 năm 2009: Trung Quốc chính thức gửi lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc về
Ranh giới thềm lục địa (CLCS) “Báo cáo về thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý

của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, đồng thời liên tục gửi công hàm phản đối
hồ sơ của các nước khác như Việt Nam, Malaysia và Philippines. Trong các Công
hàm này của Trung Quốc có kèm theo một bản đồ “hình lưỡi bò” chín đoạn và cho
rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở biển
Nam Trung Hoa (Biển Đông), có quyền chủ quyền – quyền tài phán đối với các
vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển”. Yêu sách này
chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông nhưng không dựa trên bất kỳ một cơ sở pháp
lý nào; và đã bị Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia gửi công hàm phản đối
ngay sau đó.
Năm 2010: Trung Quốc thực hiện hàng loạt các lệnh cấm đánh cá, bắt giữ tàu cá
Việt Nam; đồng thời đẩy mạnh hiện đại hóa hải quân, không quân, xây dựng các cơ
sở quân sự lớn ở Đảo Hải Nam, tiến hành các cuộc tập trận lớn trên.
Tháng 5 năm 2011, căng thẳng dâng cao khi ba tàu hải giám của Trung Quốc xâm
nhập lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở tàu khảo sát địa chấn Bình

14


Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển
miền Trung. Sự kiện xảy ra chỉ cách mũi Đại Lãnh của tỉnh Phú Yên 120 hải lý.
Tháng 04 năm 2012, Trung Quốc phá vỡ hiện trạng tại bãi cạn Scarborough hay còn
gọi là Bãi Hoàng Nham khi đưa 100 tàu thuyền các loại đến chiếm đóng bãi cạn này
từ Philippines. Trung Quốc quyết tâm hiện thực hóa việc “Nâng cao năng lực khai
thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển, kiên
quyết bảo vệ quyền và lợi ích biển quốc gia, xây dựng cường quốc biển” theo Báo
cáo chính trị Đại hội XVIII của Trung Quốc.
Tháng 11 năm 2012, Trung Quốc phát hành Hộ chiếu – Passport phổ thông có hình
ảnh bản đồ đường chín đoạn mà nước này tuyên bố chủ quyền trên vùng Biển
Đông, làm dấy lên sự phản đối gay gắt từ các nước liên quan và các nước lớn.
Tháng 3 năm 2013, căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục leo thang khi

Trung Quốc công bố tập bản đồ biển đảo mới, bao gồm 130 đảo lớn nhỏ trên Biển
Đông; tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy cabin trong vùng
biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Tháng 05 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương
981 nằm hoàn toàn trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam. Giàn khoan có tọa độ được tính toán trong vị trí chiến lược, có thể quan sát
toàn cảnh 3260 km đường biển của Việt Nam, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc
phòng của Việt Nam [20:145]. Nhằm bảo vệ giàn khoan, Trung Quốc đã điều tàu
cá, tàu chiến, phi cơ đến bám trụ xung quanh; sẵn sàng truy đuổi, thậm chí đâm
chìm thủng tàu hải giám, đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Tháng 6 năm 2014, Trung Quốc công bố đường mười đoạn, thay thế cho đường
chín đoạn năm 2009 và rất nhanh sau đó ban hành bản đồ hành chính mới chứa toàn
bộ vùng biển và đảo đang tranh chấp.
Kể từ khi Trung Quốc chính thức đòi chủ quyền đối với phần lớn các vùng biển
xung quanh Trung Quốc từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á, các vụ đụng độ và
xung đột xảy ra với các nước láng giềng không ngừng gia tăng. Biển Đông từ vấn

15


×