Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Quản lý nhà nước về Tài nguyên khí hậu và cảnh quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.28 KB, 43 trang )

- BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC - NHÓM 5 –
STT

HỌ VÀ TÊN

NHIỆM VỤ

1

Đỗ Trọng Nhơn

- Nhóm trưởng
- Soạn nội dung “Kết luận, kiến nghị”

2

Nguyễn Lê Hữu Trí

- Tổng hợp, chỉnh sửa PowerPoint

3

Phạm Thị Quỳnh Như

- Soạn nội dung “quản lý nhà nước về tài
nguyên”

4

Trương Thị Hiếu Hạnh


- Tổng hợp, chỉnh sửa Word, in bài.

5

Mẽ Thị Điểm

- Soạn nội dung “Khái niệm, lịch sử và hiện
trạng khai thác sử dụng tài nguyên”

6

Lê Thị Hải Yến

- Soạn nội dung “các giải pháp hạn chế/
khắc phục suy giảm, bảo vệ tài nguyên”

7

Lục Thị Xuân

- Soạn nội dung “công khai, minh bạch
trong lĩnh vực quản lí, sử dụng nhà ở”

8

Trần Quang Quân

- Soạn nội dung “các tác động, ảnh hưởng,
nguyên nhân suy giảm tài nguyên”


9

Kim Thị Tuyền

- Soạn nội dung “các giải pháp hạn chế/
khắc phục suy giảm, bảo vệ tài nguyên”

10

Đạo Thị Mỹ Trinh

- Soạn nội dung “quy mô thế giới và Việt
Nam”

11

Huỳnh Thị Thu Phượng

- Soạn nội dung “khái niệm, lịch sử và hiện
trạng khai thác sử dụng tài nguyên”

12

Lê Quốc Anh

- Soạn nội dung “các tác động, ảnh hưởng,
nguyên nhân suy giảm tài nguyên”

13


Đặng Minh Thông

- Soạn nội dung “quy mô thế giới và Việt
Nam”

14

Huỳnh Thị Công Lý

- Soạn nội dung “vai trò của loại hình tài
nguyên”

15

Võ Thị Kiều Oanh

- Soạn nội dung “vai trò của loại hình tài
nguyên”

1


I.

2


- MỤC LỤC –
I. KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN................................... 5
1. Khái niệm................................................................................................................... 5

2. Khí hậu và cảnh quan Việt Nam................................................................................ 7
II.VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU CẢNH QUAN...................................... 8
1. Vai trò của tài nguyên khí hậu................................................................................... 8
2. Vai trò của tài nguyên cảnh quan...............................................................................10
III. KHÍ HẬU CẢNH QUAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM......................... 11
1. Khí hậu và cảnh quan thế giới.................................................................................. 11
2. Khí hậu và cảnh quan ở Việt Nam........................................................................... 12
IV. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN............. 18
1. Sự thay đổi của khí hậu............................................................................................ 18
2. Nguyên nhân dẫn đến thay đổi cảnh quan ở Việt Nam........................................... 24
V. KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SUY GIẢM TÀI NGUYÊN.................................. 26
1. Giải pháp chung........................................................................................................ 26
2. Giải pháp cụ thể........................................................................................................ 27
3. Giải pháp chủ yếu..................................................................................................... 30
VI. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN....................................................... 36
1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về tài nguyên.................................................... 36
2. Quản lý nhà nước về khí hậu................................................................................... 37
3. Quản lý nhà nước về tài nguyên cảnh quan............................................................. 39
VII. KẾT LUẬN........................................................................................................... 42
3


Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu,
mang tính toàn cầu. Ở nước ta, vấn đề này đã trở thành sự nghiệp không chỉ của
toàn Đảng, toàn dân mà còn là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối
chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Tài nguyên là nguồn
vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng và bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội
dung cơ bản của phát triển bền vững. Nhiệm vụ quản lý, sử dụng hiệu quả tài
nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu có ý nghĩa quyết định

đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Quản lý nhà nước về Tài nguyên khí hậu và cảnh quan đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và giữ cân bằng hệ sinh thái .Để giúp
chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên khí hậu và cảnh quan
,chúng tôi đã tổng hợp và trình bày quan điểm của mình về vấn đề quản lý tài
nguyên và môi trường thông qua bài tiểu luận sau đây.

4


NỘI DUNG
KHÁI NIỆM TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN
1. Khái niệm:
Khí hậu của một nơi nào đó là chế độ thời tiết đặc trưng về phương diện
nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ mặt trời, đặc tính của mặt đệm về hoàn lưu khí
I.

quyển.
Cảnh quan là địa hình hình thái của bề mặt trái đất, là sản phẩm của các quá
trình địa chất lâu dài (nội-ngoại sinh). Các loại hình thái của địa hình (đồi núi, sông
hồ, biển, hang động,... ) chứa đựng những tiềm năng phát triển kinh tế đặc thù (du
lịch, nông lâm nghiệp,...)
Tài nguyên khí hậu và cảnh quan bao gồm các yếu tố khí hậu (bức xạ mặt
trời, nhiệt độ không khí, lượng mưa, bốc hơi và độ ẩm không khí,...), địa hình,
cảnh đẹp thiên nhiên.
Khí hậu tác động đến con người thông qua nhịp điệu của chu trình sống
(ngày–đêm, tháng–tuần trăng, mùa-năm) ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra bệnh tật
(các bệnh theo mùa, tim mạch, ...)
Bức xạ môi trường tác động đến sự tăng trưởng sinh khối của thực vật.
Địa hình cảnh quan là một tài nguyên tạo ra không gian của môi trường nghỉ

ngơi, giải trí.

5


Các yếu tố của khí hậu
a. Bức xạ Mặt trời: tổng năng lượng và vật chất của Mặt trời đi đến Trái đất
được gọi là Bức xạ Mặt trời. BXMT là nguồn năng lượng chính của tất cả các quá
trình trong khí quyển. BXMT quy định chế độ nhiệt và chế độ ánh sáng của lớp vỏ
địa lý.
b. Nhiệt độ không khí : nhiệt độ không khí là thước đo lượng nhiệt chứa
trong một cơ thể của không khí. Nhiệt độ không khí có thể thay đổi với độ ẩm, áp
lực và độ cao.
c. Lượng mưa: Là lượng nước ở thể lỏng hoặc thể rắn rơi xuống mặt đất
hoặc vật thể ở mặt đất từ mây hoặc từ các chất kết tủa trong không khí dưới dạng
mưa, tuyết, mưa đá, sương mù, sương,…
d. Bốc hơi và độ ẩm không khí: do sự bốc hơi từ bề mặt thủy quyển, bề mặt
lục địa và do sự thoát hơi của thực vật đã tạo nên một khối lượng lớn hơi nước
trong khí quyển. Đại lượng đặc trưng cho lượng hơi nước có trong không khí được
gọi là độ ẩm. Độ ẩm không khí được xác định thông qua sự chênh lệch nhiệt độ
giữa hai nhiệt kế: nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt đặt trong lều khí tượng.
Việc sử dụng tài nguyên khí hậu phụ thuộc nhiều vào tính chất của các
ngành nghề kinh tế và nhu cầu của con người. Chính vì vậy mà đã hình thành
nhiều chuyên ngành khí hậu như:
-

Khí hậu nông nghiệp: khai thác các điều kiện khí hậu phục vụ cho chăn

nuôi và trồng trọt như xác định cơ cấu mùa vụ,…
-


Khí hậu y học: có những bệnh do khí hậu và thời tiết tạo nên.

6


-

Khí hậu xây dựng: nghiên cứu khí hậu để thiết kế các công trình xây dựng

phù hợp với điều kiện khí hậu.
-

Khí hậu thương mại: con người đã từng khai thác lợi thế của khí hậu để

kinh doanh, ví dụ lợi dụng hướng gió và sức gió để các thương thuyền hoạt
động.
2.

Khí hậu đối với các ngành nghề khác,…
Khí hậu và cảnh quan Việt Nam

Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong đai khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ trung bình trên 20độ C.
Mưa trung bình trên 1000mm.
Mùa mưa: tháng 5 – 10; có gió mùa hạ mát, gây mưa + mùa khô tháng 11 – 4
(năm sau ); có gió mùa đông lạnh khô.
Do có nền khí hậu như vậy nên thảm thực vật đa dạng: rừng rậm, đồng cỏ cao
nhiệt đới, rừng rụng lá mùa khô, rừng ngập mặn.
Động vật trên cạn và dưới nước đều phong phú : Hiện đã thống kê được 300

loài thú, 830 loài chim, 260 loài bò sát, 158 loài ếch nhái, 547 loài cá nước ngọt,
khoảng hơn 2.000 loài cá biển và thêm vào đó có hàng chục nghìn loài động vật
không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt. Hệ động vật Việt Nam không những
giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam
Á.
Ví dụ: voi, tê giác một sừng, bò rừng, bò tót, trâu rừng, bò xám, nai cà tông,
hổ, báo, cu ly, vượn, voọc vá, voọc xám, voọc mông trắng, voọc mũi hếch, voọc
7


đầu trắng, sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh, cò quắm lớn, ngan cánh trắng, nhiều
loài trĩ, cá sấu, trăn, rắn và rùa biển.
Là nơi trồng cây công nghiệp và lương thực :cao su, cà phê, tiêu, mía, lúa,
đậu, sắn…
Là nơi có hệt thống sông ngòi chằng chịt, nhiều nước, giàu phù sa, các sông
có chế độ nước theo mùa : sông Mê Kông, sông Lô, sông Mã, sông Lam, sông
Hồng, sông Hương…
VAI TRÒ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN

II.

"Tài nguyên khí hậu và cảnh quan bao gồm các yếu tố về thời tiết khí hậu
(khí áp, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, lượng mưa...) địa hình, không gian
trống..."
1.

Vai trò của tài nguyên khí hậu
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế và giao lưu xã hội, khí

hậu, thời tiết đang trở thành một dạng tài nguyên vật chất quan trọng của con

người. Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình trạng sức khỏe con người.
Khí hậu biến đổi kéo theo thiên tai và hiện tượng cực đoan, trở thành mối đe dọa
toàn cầu trong thế kỉ 21 và tác động tới tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống đặc biệt
là sức khỏe con người.
Các yếu tố khí hậu có vai trò to lớn trong đời sống và sự phát triển của sinh
vật và con người. Tác động của khí hậu đến con người trước hết thông qua nhịp
điệu của chu trình sống: nhịp điệu ngày đêm, nhịp điệu mùa trong năm, nhịp điệu
tháng và tuần trăng. Các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy tình trạng sức
khoẻ, tốc độ phát triển của sinh vật phụ thuộc vào thời điểm của các chu trình sống

8


trên. Cường độ và đặc điểm của bức xạ mặt trời có tác động mạnh mẽ tới sự phát
triển của sinh vật và tăng trưởng sinh khối.
Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình trạng sức khoẻ con người,
tạo ra sự tăng trưởng, độ tử vong ở một số bệnh tim mạch, các loại bệnh tật theo
mùa v.v... Trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế và giao lưu xã hội,
khí hậu, thời tiết đang trở thành một dạng tài nguyên vật chất quan trọng của con
người. Khí hậu thời tiết thích hợp tạo ra các khu vực du lịch, nuôi trồng một số sản
phẩm động thực vật có giá trị kinh tế cao (hoa, cây thuốc, các nguồn gen quý hiếm
khác).
Khí hậu tốt, thuận lợi góp phần giúp con người cải thiện chất lượng cuộc
sống. Sức ảnh hưởng của khí hậu mang tầm quan trọng đến con người.
Ví dụ: Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu
Việt Nam phân bố thành 2 vùng khí hậu riêng biệt theo phân loại khí hậu
Köppen với miền bắc, bắc trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền nam và nam
trung bộ mang đặc điểm nhiệt đới Xavan. Đồng thời, do nằm ở rìa phía đông nam
của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên
chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các

vùng vĩ độ thấp.
Bởi đặc trưng đó ta có thể thấy rõ miền khí hậu phía Nam gồm phần lãnh thổ
thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới xavan với hai
mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ
của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.
Điều này góp phần làm cho động thực vật của miền Nam rất phong phú. Đời
sống của người dân nơi đây không bao giờ phải lo lắng về lương thực hằng ngày.
Thời tiết nắng ấm, mưa trút rõ rệt làm cho cuộc sống ở đây thuận lợi hơn. Thuận
lợi trong công việc, kinh doanh, thu hút sự nhập cư của người dân lao động trong
9


nước và các nhà đầu tư nước ngoài…So với miền Trung khó khăn về thời tiết, khí
hậu (ví dụ kể đến bão lũ, thiên tai và hạn hán) nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến
cuộc sống của người dân. Khó khăn về giao thông, buôn bán mùa vụ…v…v..Vì
vậy, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề.
Khí hậu thuận lợi làm đa dạng phong phú nên nguồn tài nguyên sinh học.
2. Vai trò của tài nguyên cảnh quan

Ðịa hình cảnh quan là một dạng tài nguyên mới; nó tạo ra không gian của môi
trường bảo vệ, môi trường nghỉ ngơi. Ðịa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản
phẩm của các quá trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh). Các loại hình thái
chính của địa hình là đồi núi, đồng bằng, địa hình Karst, địa hình ven bờ, các kho
nước lớn (biển, sông, hồ). Mỗi loại hình thái địa hình chứa đựng những tiềm năng
phát triển kinh tế đặc thù. Thí dụ phát triển du lịch, phát triển nông, lâm, công
nghiệp v.v...
Địa hình cảnh quan có vai trò rất quan trọng. Là một vị trí thuận lợi giáp biển,
có đồi núi, đồng bằng, địa hình Việt Nam đã mang lại nhiều đóng góp tích cực
đáng kể.
Ví dụ: Gần đây nhất, địa danh Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới ở

Quảng Bình được đoàn phim King Kong của Hollywood đến để thực hiện những
cảnh quay cần thiết cho bộ phim. Được sự quan tâm ưu ái của đoàn làm phim nổi
tiếng Việt Nam được biết đến nhiều hơn thông qua trang thông tin xã hội.
Cảnh quan trù phú đóng góp nhiều hơn cho bản sắc của Việt Nam. Và mọi
người biết đến Việt Nam không chỉ bởi hình chữ S cong cong xinh đẹp mà thêm
vào đó là nhiều địa danh nổi tiếng.
Du lịch phát triển, cuộc sống con người đỡ vất vả hơn khi gắn với nông
nghiệp. Mô hình việc làm đa dạng hơn, nhiều hơn góp phần giải quyết được nhu
cầu cần việc làm của người lao động.
10


III.

KHÍ HẬU CẢNH QUAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1. Khí hậu và cảnh quan thế giới

Khí hậu
Có 5 vành đai nhiệt tương ứng với 5 đới khí hậu trên trái đất. (1đới nóng, 2 đới
ôn hoà, 2 đới lạnh)
a. Đới nóng: (Nhiệt đới)

- Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
- Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời
gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối
nhiều nên quanh năm nóng.
- Gió thổi thường xuyên: Tín phong.
- Lượng mưa TB: 1000mm - 2000mm.
b. Hai đới ôn hòa: (Ôn đới)


- Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
- Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong
năm.
- Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới.
- Lượng mưa TB: 500 -1000mm.
c. Hai đới lạnh: (Hàn đới)

- Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
- Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
- Gió đông cực thổi thường xuyên.
- Lượng mưa 500mm.
11


Trong đó: Châu Á (hàn đới, ôn đới, nhiệt đới) , Châu Âu(hàn đới, ôn đới),
Châu Phi(nhiệt đới), Châu Mĩ(hàn đới, ôn đới, nhiệt đới), Châu Đại Dương(nhiệt
đới), Châu Nam Cực(hàn đới).
Cảnh quan
Các cảnh quan trên Trái Đất:
- Cảnh quan ở hàn đới,chủ yếu là băng tuyết…
- Cảnh quan ở ôn đới:Rừng lá kim, thảo nguyên.
- Cảnh quan ở nhiệt đới khô,
- Cảnh quan ở nhiệt đới ẩm ,
- Cảnh quan ở Xavan nhiệt đới.
2. Khí hậu và cảnh quan ở Việt Nam

Miền khí hậu phía Bắc:
Bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoành Sơn. Miền này có khí hậu nhiệt
đới ẩm nhưng tính chất nhiệt đới bị giảm sút với hai mùa hè, đông rõ rệt. Tuy
nhiên, miền khí hậu này có đặc điểm là mất ổn định vời thời gian bắt đầu-kết thúc

các mùa và về nhiệt độ.
Vùng Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm đồng bằng Bắc Bộ, miền núi và trung du
phía Bắc (phần phía đông dãy Hoàng Liên Sơn). Vùng này có đặc điểm địa hình
tương đối bằng phẳng (đồng bằng Bắc Bộ) và thấp. Phía bắc có các dãy núi không
cao lắm (1000 m ÷ < 3000 m), nằm theo hình nan quạt trên các hướng Đông Bắc Tây Nam, Bắc-Nam, rồi Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam, chụm lại hướng về phía
dãy núi Tam Đảo (đó là cánh cung Đông Triều, Bắc Sơn,Ngân Sơn, Sông Gâm, và
kết thúc là dãy Hoàng Liên Sơn trên ranh giới với vùng Tây Bắc Bộ), không ngăn
cản mà lại tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thường thổi về
mùa đông. Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc bộ về phía Đông, phía Tây được chắn
bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam (> 3001 m), nên chịu ảnh hưởng của
12


khí hậu Đại dương nhiều hơn vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Vì vậy, vùng Đông Bắc Bộ
chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới, về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió
Lào (gió foehn).
Vùng Tây Bắc Bắc Bộ:
Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng
sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng
đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông
(hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy
yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình
quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông
Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí
hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC. Ở miền
núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm,
sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo
điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi
xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc. Nhìn chung, trong điều kiện của trung
du và miền núi, việc nghiên cứu khí hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí

hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miền núi ang tính chất
cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng
bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì
xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài
ngoài sức chịu đựng của cây cối.
Miền khí hậu phía Nam:
Gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt
đới xavan với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11).
13


Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong
năm.
Vùng cao nguyên Nam Trung Bộ (Tây Nguyên)
Vùng đồng bằng Nam Bộ
Miền khí hậu Trường Sơn:
Gồm phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy
Hoành Sơn tới Phan Thiết. Đây là miền khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu
nói trên và mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Miền này lại có thể chia
làm hai vùng:
Vùng Bắc Trung Bộ là vùng Bắc đèo Hải Vân đôi khi có thời tiết lạnh và có
những thời kỳ khô nóng do gió phơn tây nam gây nên. Về mùa đông, do hình thế
vùng này chạy dọc bờ biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đón trực diện
với hướng gió mùa chủ đạo thổi trong mùa này là gió mùa Đông Bắc. Lại bị hệ dãy
núi Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây (dãy Phong Nha - Kẻ Bàng) và phía
Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hướng gió mùa Đông Bắc.
Nên vì vậy vùng này vẫn bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh do gió mùa Đông Bắc
mang đến và thường kèm theo mưa nhiều (đặc biệt là tại Thừa Thiên - Huế) do gió
mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác
biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Gió mùa Đông Bắc

thổi đến đây thường bị suy yếu và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã ít ảnh hưởng tới các
vùng phía Nam. Về mùa Hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh
Thái Lan qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống
sườn Tây Trường Sơn nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi sang vùng này.
Lúc này do không còn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng
(có khi tới > 40 °C, độ ẩm chỉ còn 50 ÷ 60), gió này gọi là gió foehn.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ
14


phía Nam đèo Hải Vân tương tự như phía bắc đèo Hải vân, tuy nhiên nhiệt độ có
cao hơn và thỉnh thoảng có những đợt lạnh mùa đông tuy không dài, ảnh hưởng
của gió Tây khô nóng không lớn như ở Bắc Trung Bộ.
Một đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô
không cùng lúc với mùa mưa và khô của hai miến khí hậu còn lại. Mùa hè, trong
khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô
nhất.
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về
chí tuyến hơn là phía xích đạo.
Làng Cát Cát (Sa Pa, Lào Cai).
Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình
năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung
bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng
1.500 - 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm².
Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt
Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa
tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía bắc
(từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Bãi đá cổ Sa Pa (Lào Cai).
Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung

bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So với
các nước này, Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn.
Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam
luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với
nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao).
Hà Nội
15


Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa khô từ tháng 10 năm
trước đến tháng 4 năm sau, đây là thời kỳ giá lạnh, không mưa to. Từ tháng 1 đến
tháng 3 vẫn có giá lạnh nhưng vì là tiết xuân nên có mưa nhẹ (mưa xuân) đủ độ ẩm
cho cây cối đâm trồi nẩy lộc. Từ tháng năm đến tháng 9 là mùa nóng có mưa to và
bão. Trong tháng 8, 9, 10, Hà Nội có những ngày thu. Mùa thu Hà Nội trời trong
xanh, gió mát. Những ngày cuối thu se se lạnh và chóng hoà nhập vào mùa đông.
Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2ºC (lúc thấp xuống tới 2,7ºC). Trung bình mùa
hạ: 29,2ºC (lúc cao nhất lên tới 39ºC). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2ºC, lượng
mưa trung bình hàng năm: 1.800mm.
Hải Phòng
Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23ºC –
24ºC, lượng mưa hàng năm từ 1.600 đến 1.800mm, quanh năm thời tiết ấm áp, bốn
mùa cây trái xanh tươi.
Quảng Ninh
Nhiệt độ trung bình năm 25ºC. Quảng Ninh có rừng, biển, nhiều hải sản quý.

Thừa Thiên-Huế
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu
kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp, mùa hè nóng bức, mùa thu dịu dàng và mùa
đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25ºC. Số giờ nắng cả năm là 2.000 giờ.
Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Đà Nẵng

16


Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ trung bình năm từ 28ºC - 29ºC, bão thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố
các tháng 9, 10 hàng năm.
Khánh Hòa
Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa
mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình
năm là 26,5ºC. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.200mm.
Lâm Đồng
Các nhà khí hậu học gọi Đà Lạt là "Thành phố của mùa xuân", vì nhiệt độ
trung bình cao nhất trong ngày 24ºC và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày
15ºC. Lượng mùa trung bình năm 1.755mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm
sau. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11. Có nắng trong tất cả các mùa. Nhờ khí hậu
đó cả thành phố Đà Lạt như một vườn hoa trăm hương ngàn sắc quanh năm.
Bà Rịa - Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình
hàng năm 27ºC, ít gió bão, nhiều ánh nắng.

Thành phố Hồ Chí Minh
Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung
bình năm 1.979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung
bình cả năm 27,5ºC, không có mùa đông. Hoạt động du lịch thuận lợi suốt 12
tháng.

17



IV.

NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN
VIỆT NAM
1. Sự thay đổi của khí hậu.
Biến đổi khí hậu
Vậy biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu được dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi

trạng thái trung bình và được duy trì trong một thời gian dài, thường là một vài
thập kỉ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do quá trình tự nhiên bên trong hoặc có tác
động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Nói một cách đơn giản: “ BĐKH là sự
thay đổi của khí hậu diễn ra trong một thời gian dài, có thể là ấm hơn hoặc lạnh
hơn, lượng mưa hoặc lượng tuyết trung bình hàng năm có thể tăng hoặc giảm”.
Trong quá khứ, khí hậu trái đất đã có rất nhiều thay đổi một cách tự nhiên.
Tuy nhiên thuật ngữ BĐKH được dùng hiện nay chủ yếu muốn nói tới sự nóng lên
toàn cầu gây ra bởi các hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu xảy ra trên
phạm vi toàn cầu, vì vậy khí hậu Việt Nam không thể nằm ngoài sự ảnh hưởng đó.

a. Nguyên nhân biến đổi khí hậu do tự nhiên ;

- Kiến tạo mảng: ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu khu vực và toàn cầu
cũng như các dòng tuần hoàn khí quyển-đại dương.
Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dương và tác động đến
các kiểu dòng chảy trong đại dương. Vị trí của các biển đóng vai trò quan trọng
trong việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên toàn cầu và hình thành nên khí
hậu toàn cầu. Một ví dụ về ảnh hưởng của kiến tạo đến sự tuần hoàn trong đại
dương là sự hình thành eo đất Panama cách đây khoảng 5 triệu năm, đã làm dừng

18


sự trộn lẫn trực tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đều này có ảnh
hưởng rất mạnh mẽ đến các chế độ động lực học của đại dương của hải lưu Gulf
Stream và đã làm cho bắc bán cầu bị phủ băng. Trong suốt kỷ Cacbon, khoảng 300
đến 365 triệu năm trước, hoạt động kiến tạo mảng có thể đã làm tích trữ một lượng
lớn cacbon và làm tăng băng hà. Các dấu hiệu địa chất cho thấy những kiểu tuần
hoàn "gió mùa lớn" (megamonsoonal) trong suốt thời gian tồn tại của siêu lục
địa Pangaea, và từ mô hình khí hậu người ta cho rằng sự tồn tại của siêu lục địa đã
dẫn đến việc hình thành gió mùa.
- Thay đổi quỹ đạo: những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những
thay đổi về sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách
nó được phân bố trên toàn cầu. Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt
trời trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi
mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và địa lý. Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi
quỹ đạo lệch tâm của Trái Đất, thay đổi trục quay và tiến động của trục Trái Đất.
Kết hợp các yếu tố trên, chúng tạo ra các chu kỳ Milankovitch, là các yếu tố ảnh
hưởng mạnh mẽ đến khí hậu và mối tương quan của chúng với các chu kỳ băng
hà và gian băng, quan hệ của chúng với sự phát triển và thoái lui củaSahara và đối
với sự xuất hiện của chúng trong các địa tầng.
- Hiện tượng núi lửa: núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ
và lớp phủ của Trái Đất lên bề mặt của nó. Phun trào núi lửa, mạch nước phun và
suối nước nóng là những ví dụ của các quá trình đó giải phóng khí núi lửa và hoặc
các hạt bụi vào khí quyển.
Phun trào đủ lớn để ảnh hưởng đến khí hậu xảy ra trên một số lần trung
bình mỗi thế kỷ và gây ra làm mát (bằng một phần ngăn chặn sự lây truyền của
bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất) trong thời gian một vài năm. Các vụ phun
trào của núi lửa Pinatubo vào năm 1991 là vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trên mặt
19



đất của thế kỷ 20 (sau vụ phun trào năm 1912 của núi lửa Novarupta)) ảnh hưởng
đến khí hậu đáng kể. Nhiệt độ toàn cầu giảm khoảng 0,5 °C (0.9 °F). Vụ phun trào
của núi Tambora năm 1815 đã khiến không có một mùa hè trong một năm. Phần
lớn các vụ phun trào lớn hơn xảy ra chỉ một vài lần mỗi trăm triệu năm, nhưng có
thể gây ra sự ấm lên toàn cầu và tuyệt chủng hàng loạt.
Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon mở rộng. Trong khoảng thời
gian rất dài (địa chất), chúng giải phóng khí cacbonic từ lớp vỏ Trái Đất và lớp
phủ, chống lại sự hấp thu của đá trầm tích và bồn địa chất khác dioxide
carbon. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính rằng các hoạt động của con người
tạo ra nhiều hơn 100-300 lần số lượng khí carbon dioxide phát ra từ núi lửa.
- Thay đổi ở đại dương: đại dương là một nền tảng của hệ thống khí hậu.
Những dao động ngắn hạn (vài năm đến vài thập niên) như El Niño, dao động thập
kỷ Thái Bình Dương (Pacific decadal oscillation), dao động bắc Đại Tây
Dương (North Atlantic oscillation) và dao động Bắc Cực (Arctic oscillation) thể
hiện khả năng dao động hậu hơn là thay đổi khí hậu. Trong khoảng thời gian dài
hơn, những thay đổi đối với các quá trình diễn ra trong đại dương như hoàn lưu
muối nhiệt đóng vai trò quan trọng trong sự tái phân bố nhiệt trong đại dương trên
thế giới.
b.

Nguyên nhân biến đổi khí hậu do con người :
Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, tiêu biểu là sự nóng

lên toàn cầu đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người. Các yếu
tố nhân sinh đã ảnh hưởng đến khí hậu.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng
ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than,


20


dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu
ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các
lõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà
và tan băng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ
khoảng 180 -200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ
tiền công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1.800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu
tăng lên, vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng
31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng
650 nghìn năm qua.
Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O)
cũng tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp
lên 1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí
chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn
cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lưu, chỉ mới có
trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ
phẩm phát triển.
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc
tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng
lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa
(46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản
xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng
24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.
Từ năm 1840 đến 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu
chiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh

21



trung bình mỗi người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và
48 lần ở Ấn Độ.
Riêng năm 2004, lượng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng
khoảng 20% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu. Trung Quốc là nước phát thải
lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn,
Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn, Vương quốc
Anh 580 triệu tấn. Các nước đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2,
chiếm 42% tổng lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng
lượng phát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các nước này tăng
khá nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nước phát triển dựa vào đó để yêu
cầu các nước đang phát triển cũng phải cam kết theo Công ước Biến đổi khí hậu.
Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2. Năm 2004, phát thải
98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn/năm (trung bình
của thế giới là 4,5 tấn/năm, Singapo 12,4 tấn, Malaysia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn,
Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn, Myanma 0,2 tấn, Lào 0,2
tấn).
Như vậy, phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15
năm qua, song vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nước trong khu
vực. Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu
tấn CO2 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998.
Sự gia tăng nhiệt độ khí quyển làm cho khí hậu các vùng ở nước ta nóng
lên, kết hợp với sự suy giảm lượng mưa làm cho nhiều khu vực khô hạn hơn. Năm
2010, nhiệt độ có khả năng tăng khoảng 0,3 - 0,50C và mực nước biển tăng thêm
9cm; tương tự, từ 1,1 - 1,80 C và 45cm vào năm 2100. Những khu vực có nhiệt độ
tăng cao nhất là vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, nhiệt độ trung bình
năm tăng khoảng 0,1 - 0,30C/thập niên. So với hiện nay, vào năm 2070, dòng chảy
22



sông/năm biến đổi trong khoảng từ +5,8 đến -19% đối với sông Hồng và từ +4,2
đến -14,5% đối với sông Mê Kông; dòng chảy kiệt biến đổi trong khoảng từ -10,3
đến -14,5% đối với sông Hồng và từ -2,0 đến -24, 0% đối với sông Mê Kông; dòng
chảy lũ biến đổi trong khoảng từ +12,0 đến 0,5% đối với sông Hồng và từ +15,0
đến 7,0% đối với sông Mê Kông. Xâm nhập mặn nước sông có thể lấn sâu nội địa
tới 50 - 70km, tiêu diệt và phá huỷ nhiều loài sinh vật nước ngọt, 36 khu bảo tồn;
trong đó, có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong diện tích bị
ngập. Hệ thống sinh thái cũng bị tác động tiêu cực; tại 2 vùng đồng bằng sông
Hồng và sông Cửu Long, các hệ sinh thái rừng và đất ven biển sẽ chịu nhiều thiệt
hại.
Xu thế chung của BDKH ở Việt Nam
Nhiệt độ vùng phía bắc tăng nhanh hơn các vùng phía nam, nhiệt độ các vùng
ven biển tăng chậm hơn các vùng trong lục địa. Đến cuối thế kỉ 21 nhiệt độ có thể
tăng thêm từ 4,0 đến 4,50C theo kịch bản cao nhất và 2,0 đến 2,20C ttheo kịch bản
thấp nhất. Biên độ dâng cao mực nước biển nước ta khá lớn.
Biến đổi khí hậu kéo theo hiện tượng El Nino, làm giảm đến 20-25% lượng
mưa ở khu vực miền trung- Tây nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến mà còn
kéo dài thậm chí còn gây khô hạn thời đoạn trong thời gian El Nino. Tác động này
ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ , Bắc Tây nguyên lớn hơn Nam Tây
Nguyên.
Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội , hoạt động sản xuất
kinh tế ở Việt Nam do một số nguyên nhân chủ quan sau:
– Nhận thức về biến đổi khí hậu còn chưa đầy đủ;
– Hệ thống quản lý, chính sách còn thiếu, dàn trải;
– Nghiên cứu về tác động của BĐKH còn hạn chế;
– Cơ cấu kinh tế - xã hội chưa sẵn sàng ứng phó với BĐKH;
– Các ngành kinh tế chưa lồng ghép, quan tâm đúng đắn tới BĐKH;
– Định hướng phát triển của các ngành kinh tế vẫn theo hướng sử dụng tài
nguyên để phát triển.

23


2.

Nguyên nhân dẫn đến thay đổi cảnh quan ở Việt Nam hiện nay:
Nguyên nhân do thiên tai và biến đổi khí hậu:
Là nhân tố biến động một cách tự nhiên khó định trước, ảnh hưởng mạnh mẽ

đến cảnh quan của nước ta hiện nay.
Sự biến động phức tạp của thời tiết - khí hậu sẽ tác động tới cảnh quan qua:
- Tần suất xuất hiện các hiện tượng như mưa, bão, lũ, hạn hán, nóng, rét,…
- Vùng, khu vực, cảnh quan sẽ chịu tác động (quy mô rộng hay hẹp).
Trong điều kiện Việt Nam, các hiện tượng thời tiết – khí hậu xảy ra bất
thường được xác định:
- Bão: số lượng các cơn bảo có cường độ mạnh sảy ra nhiều hơn, xu hướng
trái quy luật và tiến dần vào phía nam, các cơn bảo gây ra triều cường, làm ngập lụt
nhiều vùng, nước biển lấn sâu và gây nhiểm mặn đất đai.
- Lũ ống, lũ quét: gây lỡ/trượt đất, xói mòn đất, phá hủy cảnh quan.
- Hạn hán: 11 vụ hạn hán xảy ra ở Việt Nam trong giai đoạn 1976 – 1998,
gây mất mùa, cháy rừng, thiếu nước cho thủy điện. Dẫn đến thay đổi cảnh quan
chung.
Nhu cầu sinh sống, văn hóa và tập quán sử dụng tài nguyên:
- Nhu cầu sản xuất lương thực – thực phẩm.
- Nhu cầu về chất đốt.
- Nhu cầu về nhà ở, dụng cụ đồ đạc làm bằng gỗ.
- Các nhu cầu về văn hóa, tập quán.

24



Thị trường:
- Tác động của thị trường có thể theo thời gian và vùng địa lý.
- Các cảnh quan về sản xuất theo quy mô hàng hóa sẽ chịu tác động lớn của
thị trường.
- Thị trường sẽ định hướng thay đổi cảnh quan theo hướng phá vỡ cảnh quan
kết hợp.
Một ví dụ điển hình là chặt rừng và cây lâu năm để trồng cây lương thực
(ngô, sắn) ở Sơn La và Yên Bái.
Tổ chức, thể chế và chính sách:
Các thể chế, chính sách quốc gia và địa phương về quản lý tài nguyên có tác
động làm thay đổi cảnh quan.
Ở nước ta hiện nay, các chính sách đất đai, phát triển rừng, phát triển nông
thôn miền núi,… tác động định hướng thay đổi cảnh quan.
Ở Lào, các chính sách phát triển hành lang Đông Tây đã định hướng sự
thay đổi cảnh quan dọc theo tuyến đường biên.
Khoa học kỹ thuật:
Khoa học kỹ thuật và các kỹ thuật bản địa đã đóng góp nhiều trong việc
duy trì và phát triển cảnh quan đi theo hướng bền vũng và hiệu quả.

V. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SUY GIẢM TÀI NGUYÊN
25


×