Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

báo cáo thực hành cộng đồng khoa sản bệnh viện đa khoa thành phố biên hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH - KHOA Y TẾ CÔNG
CỘNG

BỘ MÔN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

BÁO CÁO
THỰC HÀNH CỘNG
ĐỒNG
Khoa Sản
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH
PHỐ BIÊN HÒA
Thành phố: Biên Hòa Tỉnh: Đồng Nai

BIÊN HÒA, THÁNG 07 NĂM 2016

1


2


DANH SÁCH SINH VIÊN
1. Nguyễn Thị Hoàng Dung
2. Phan Thị Ngọc Dung
3. Vũ Nguyễn Thanh Hải
4. Lê Xuân Hoàng
5. Vũ Nguyên Khôi
6. Phạm Thị Ái Loan
7. Bùi Kim Long
8. Võ Phạm Kha My
9. Trần Ngọc Nguyên


10.Lý Ngọc Nhi
11.Bo Sokkeng
12.Võ Ngọc Sơn
13.Nguyễn Thị Hoài Thu
14.Võ Nhật Trường

Tổ 21
Tổ 21
Tổ 21
Tổ 21
Tổ 21
Tổ 21
Tổ 21
Tổ 21
Tổ 21
Tổ 21
Tổ 21
Tổ 21
Tổ 21
Tổ 21

3


4


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN
MỤC TIÊU

Trang
Chương 1: TỔNG QUAN………………………………………..………………….12
A. Tổng Quan Thành Phố Biên Hòa…………………………………...…...12
I.
Đặc Điểm Chung – Tình Hình Thành Phố Biên Hòa…….…...
……..12
1. Lịch sử - Địa lý……………………………………………….….12
2. Dân số - Dân tộc – Tôn giáo……………………………….....….13
3. Kinh tế………………………………………………………....…15
4. Giao thông………………………………………………….…….18
5. Xã hội………………………………………………………….…21
6. Giáo dục…………………………………………………….……21
7. Văn hóa……………………………………………………....…..22
II.
Tình Hình Sức Khỏe Và Cung Ứng Y Tế…………………..
………..23
1. Tổ chức y tế thành phố Biên Hòa………………………….…….23
2. Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Biên Hòa……………....…26
3. Tình hình sức khỏe…………………………………………..…...26
B. Tổng Quan Bệnh Viện Đa Khoa Biên Hòa…………………………..…..28
I.
Lịch Sử Hình Thành…………………………………………..
……...28
II.


Đồ
Tổ
Chức…………………………………………….................29
III.
Chức Năng Và Nhiệm Vụ Bệnh Viện Đa Khoa Biên Hòa…....
……..36
1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh…………………………..…37
2. Đào tạo cán bộ y tế…………………………………………...…..37
3. Nghiên cứu khoa học về y học……………………………...……37
4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kĩ thuật………………….….38
5. Phòng bệnh…………………………………………………….....38
6. Hơp tác quốc tế…………………………………………….…….38
7. Quản lí kinh tế về y tế……………………………………….…...38

5


8. Quản lí cán bộ, công chức của bệnh viện theo các chế độ qui định
của nhà nước……………………………………………………..38
9. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Y Tế giao………..….38
IV.
Hoạt
Động
Thường
Qui………………………………………...........39
V.
Nhận Xét Chung………………………………………..………..
…..44
Chương 2: TỔNG QUAN KHOA SẢN………………………………………….….47
A. Đặc Điểm Tình Hình Khoa Sản……………………………….….……47

I.
Nhân
Sự……………………………………………………...
………47
II.
Cơ Sở Vật Chất………………………………………...……….
……47
III.
Chức Năng Và Nhiệm Vụ………………………………..….….51
IV.
Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Từng Vị Trí……………………51
V.
Qui Trình Tiếp Nhận Bệnh Nhân……………………….…...….55
VI.
Nhận Xét…………………………………………………….….57
B. Báo Cáo Quí I – 2016…………………………………………….....
…..58
I.
Hoạt
Động…………………………………………….…..
………….58
1. Điều trị nội trú……………………………………………………58
2. Điều trị ngoại trú…………………………………………………58
3. Hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ…………………….………59
4. Hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ em…………………….………60
5. Kế hoạch hóa gia đình………………………………………....…61
II.
Tình Hình Xuất Viện Chuyển Viện……………………..………..
….62
III.

Mô Hình Bệnh Tật………………………………………..…….62
C. Báo Cáo Thực Tập Tháng 06 Năm 2016…………………………….....65
I.
Nội Dung Thực Tập………………………………………...
………..65
II.
Hoạt Động Điều Trị Nội Trú…………………………….
…………...65
III.
Các Độ Tuổi Điều Trị Tại Khoa…………………………...…...65
IV.
Số Liệu Thống Kê Khoa Sản Từ 13/06/2016 đến 8/7/2016 ….. 65
Chương 3: VẤN ĐỀ SỨC KHỎE ƯU TIÊN VÀ ĐỀ ÁN CAN THIỆP……………74
A. Xác Định Vấn Đề Sức Khỏe Cần Can Thiệp……………………....….74
I.
Xác Định Vấn Đề Sức Khỏe………………………………..…74
II.
Xác Định Vấn Đề Sức Khỏe Ưu Tiên……………………...….75
1. Yếu tố A – Phạm vi vấn đề……………………………………....75
2. Yếu tố B – Tính nghiêm trọng của vấn đề…………………….....75
3. Yếu tố C – Ước lượng hiệu quả của giải pháp can thiệp……..….76
4. Yếu tố D…………………………………………………….……76
III.
Phân Tích Vấn Đề Để Chọn Ra Vấn Đề Cần Can Thiệp…...…77
B. Đề Án Can Thiệp Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khỏe……….….….79
I.
Tên Đề Án……………………………………………………..79

6



II.
Đặt Vấn Đề…………………………………………………….79
III.
Mục Tiêu………………………………………………...……..79
1. Mục tiêu tổng quát………………………………………...……..79
2. Mục tiêu cụ thể……………………………………………..…….79
IV.
Đối Tượng Can Thiệp…………………………………...……..79
V.
Nội Dung Can Thiệp………………………………………..….79
1. Giải pháp cho các nhóm nguyên nhân còn lại……………….…...80
2. Nội dung can thiệp nhóm nguyên nhân “Hành vi – Lối sống……80
VI.
Giải Pháp Thực Hiện…………………………………….…….89
1. Hình thức…………………………………………………...……89
2. Nội dung…………………………………………………….……89
VII. Kế Hoạch Hoạt Động……………………....………………….89
1. Thời gian……………………………………………………...….89
2. Địa điểm………………………………………………………….89
3. Người thực hiện…………………………………………………..89
4. Kinh phí………………………………………………………….89
VIII. Phương Pháp Lượng Giá………………………………..……..89
Phụ lục 1…………………………………………………...…..92
Phụ lục 2……………………………………………………….95
IX.
X.
XI.

Kết Quả Thực Hiện…………………………………………….90

Kết Luận……………………………………………………….91
Đề Xuất – Kiến Nghị…………………………………………..91

Chương 4: HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP TẠI KHOA
SẢN – BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ……………….……...97

I.
II.

Sinh Viên Tham Gia Khám Bệnh Ngoại Trú Tại Khoa Sản..……….97
Thăm khám bệnh nội trú cùng bác sĩ trưởng khoa………………….101

Chương 5: NHẬN XÉT CUỐI ĐỢT THỰC TẬP………………………..…......….104
A. Tự Nhận Xét………………………………………………………….…104
I.
Nhóm Thực Tập…………………………………………….………
104
1. Thuận lợi……………………………………………….…….…104
2. Khó khăn……………………………………………………......104
3. Ưu điểm…………………………………………………………104
4. Khuyết điểm………………………………………………...…..105
II.
Khoa Sản Bệnh Viện Đa Khoa Biên Hòa……………………..
…….105
B. Nhận Xét Của Khoa Sản Bệnh Viện Đa Khoa Biên Hòa……………….106
C. Nhận Xét Của Giảng Viên Hướng Dẫn……………………………...….107

7



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Trang

Bảng 1.1: Cơ cấu dân tộc thành phố Biên Hòa…………………………..……..….14
Bảng 1.2: Cơ cấu tôn giáo thành phố Biên Hòa……………………………………14
Bảng 1.3: Cơ cấu trường từ mầm non đến trung học cơ sở thành phố Biên Hòa…..22
Bảng 1.4: Số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2016 bệnh viện đa khoa Biên Hòa…..43
Bảng 2.1: Tình hình xuất viện, chuyển viện………………………………………..60
Bảng 2.2: Tình hình bệnh tật tại khoa sản quí 1 năm 2016…………………….…..63
Bảng 2.3: Tình hình bệnh khoa sản tháng 06/2016……………………………….. 67
Bảng 2.4. Xuất nhập viện khoa sản từ 13/06/2016 – 08/07/2016 ………………….67
Bảng 2.5. Mô hình bệnh tật theo các độ tuổi…………………………………….....70
Bảng 3.1. Tỉ lệ của 4 vấn đề được xem xét………………………………………....74
Bảng 3.2. Điểm số của 4 vấn đề được xem xét…………………………………......74
Bảng 3.3. Thang điểm của yếu tố A…………………………………………...……75
Bảng 3.4. Điểm số của yếu tố A về 2 vấn đề sức khỏe………………………..……75
Bảng 3.5. Thang điểm của yếu tố B…………………………………………..…….75
Bảng 3.6. Điểm số của yếu tố B về 2 vấn đề sức khỏe……………………….........75
Bảng 3.7. Thang điểm của yếu tố C……………………………………………......76
Bảng 3.8. Điểm số của yếu tố C về 2 vấn đề sức khỏe…………………..………...76
Bảng 3.9. Điểm số cuả yếu tố D về 2 vấn đề sức khỏe…………………..…..…….77
Bảng 3.10. Tổng điểm của 2 vấn đề sức khỏe……………………………..…...…..77

8


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đô


Trang

Biểu đồ 2.1: Tình hình khám bệnh quí 1 năm 2016 ………………..….57
Biểu đồ 2.2: Kết quả điều trị quí 1 năm 2016…………………………..58
Biểu đồ 2.3: Tình hình xuất viện chuyển viện…………………………..60
Biểu đồ 2.4: Mô hình bệnh quí 1……………………………………..…67
Biểu đồ 2.5: Xuất nhập viện khoa sản từ 13/06/2016 – 8/7/2016………68
Biểu đồ 2.6: Mô hình bệnh tật khoa sản từ 13/06/2016 – 8/7/2016 ……70
Biểu đồ 2.7: Xuất độ mắc bệnh theo tuổi tại khoa sản tháng 06/2016….71

9


Bệnh viện đa khoa Biên Hòa

Khoa Phụ Sản

LỜI CẢM ƠN
Sau 4 tuần thực tập cộng đồng tại khoa sản bệnh viện đa khoa
Biên Hòa chúng em học được rất nhiều: tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân,
tham gia hỏi bệnh, khám, làm bệnh án, cho thuốc, trực khoa , trực cấp
cứu, khám bệnh ngoại trú như một bác sĩ thực thụ và được làm nhiều hơn
khi còn đi học ở trường. Không những học được kiến thức đợt thực tập
này mà còn làm tăng thêm sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của các thành
viên trong nhóm. Đây là kinh nghiệm quý giá để sau này chúng em ra
trường.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô khoa Y đã hướng
dẫn rất nhiệt tình, cung cấp đầy đủ tài liệu, tiếp nhận ý kiến và giải đáp
thắc mắc của chúng em trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt sự đón tiếp

ân cần, nhiệt tình của quý bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên của bệnh viện đa
khoa Biên Hòa đã hướng dẫn tận tình công tác chuyên môn, chỗ nghỉ
ngơi trực, giúp chúng em thích nghi với môi trường mới, tạo thuận lợi
cho việc học tốt nhất.

10


MỤC TIÊU
1. Trình bày được mô hình tổ chức, hoạt động cơ bản của bệnh viện
quận, huyện.
2. Chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu các bệnh thường gặp tại bệnh
viện quận, huyện.
3. Thực hiện giao tiếp tốt với nhân viên y tế, bệnh nhân tại bệnh viện
quận, huyện.
4. Xác định được một vấn đề sức khỏe cần nghiên cứu và xây dựng
đề án đơn giản can thiệp giáo dục sức khỏe tại địa phương.

11


Chương 1
TỔNG QUAN
A.TỔNG QUAN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
I.

Đặc Điểm Chung – Tình Hình Thành Phố Biên Hòa
1. Lịch Sử - Địa Lý
a. Lịch Sử:




Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn cho là đất

Biên Hòa xưa là lãnh thổ nước Bà Lỵ (Bà Lị) và nước Thù Nại, những
tiểu quốc cổ nằm ở phía Đông Nam nước Chiêm Thành, nay là vùng đất
Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai. Về sau, khi Chân Lạp lớn mạnh đều bị
Chân Lạp thôn tính.

Thành phố Biên Hòa được thành lập năm 1968 với tên gọi là Cù
Lao Phố, do Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh
chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh lý và xây dựng, với dinh Trấn Biên
thuộc Huyện Phước Long, sau này là thành phố Biên Hòa, huyện Phước
Long lúc bấy giờ bao gồm cả đặc khu Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và một
phần tỉnh Bình Phước.

Văn Miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng ở phía
nam vào năm 1775. Nhân vật tiêu biểu là Trịnh Hoài Đức và Trương
Định xây dựng nên căn cứ kháng chiến Bàu Cờ. Trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ cứu nước tại đây có chiến khu Đ với chiến thắng La Ngà
vẻ vang vào năm 1948.

Hiện nay, thành phố Biên Hòa là thành phố loại II, nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, có các khu công nghiệp tập chung lớn nhất
nước, là trung tâm có khả năng thu hút mối giao lưu kinh tế xã hội của
miền Đông Nam Bộ.
12


b. Địa Lý:



Biên Hòa là thành phố nằm dọc theo sông Đồng Nai, cách thành

phố Hồ Chí Minh 30 km, cách Vũng Tàu 90 km. Bắc giáp huyệnVĩnh
Cửu, nam giáp huyện Long Thành, đông giáp huyệnTrảng Bom, tây
giápTân Uyên, thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và Quận 9 – thành phố Hồ
Chí Minh.Diện tích đất tự nhiên khoảng 154,67 km 2, chiếm 2,62% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh.

Thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính gồm 23 phường:
Trung Dũng, Thanh Bình, Hòa Bình, Tam Hòa, Tân Mai, Tam Hiệp,
Quang Vinh, Quyết Thắng, Bình Đa, Tân Tiến, Tân Hòa, Hố Nai, Thống
Nhất, Tân Biên, Tân Hiệp, Bửu Hòa, Tân Vạn, An Bình, Bửu Long, Long
Bình Tân, Tân Phong, Trảng Dài, Long Bình; và 7 xã: Tân Hạnh, Hiệp
Hòa, Hóa An, An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước.
2. Dân Số – Dân Tộc – Tôn Giáo


Tính đến 01/04/2009 toàn thành phố Biên Hòa có 191.817 hộ với

699.003 nhân khẩu, trong đó có 361.741 nữ, chiếm 51,75% tổng dân số
toàn thành. Cũng qua điều tra, toàn thành phố có 31 cụ thọ từ 100 tuổi trở
lên, có 7.803 nhân khẩu đặc thù chủ yếu là sinh viên - học sinh sống ở các
ký túc xá, công nhân nhà trọ và nhân khẩu sống trên sông nước.

Dân số năm 2005 ước có 541.495 người, mật độ 3.500,97
người/km².

Thống kê năm 2011, dân số thành phố khoảng 800.000 dân, mật độ

dân số là 3.030 người/km². Nguyên nhân của sự gia tăng dân số thành
phố là do số dân di cư rất lớn từ các nơi khác đến để làm tại các khu công
nghiệp. Thành phần dân cư thành phố Biên Hòa phần lớn là người Kinh,
ngoài ra còn có một bộ phậnngười gốc Hoasinh sống chủ yếu ở xã Hiệp
Hòa và phường Thanh Bình. Có thể nói dân cư thành phố Biên Hòa quá
đông từ các tỉnh phía Bắc đến tận miền Tây Nam Bộ tập trung ở đây rất
đông và khó kiểm soát. Số người theo đạo là rất lớn, chủ yếu là 4 tôn giáo
13


(Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành và Hòa Hảo) và các tôn giáo
khác; trong đó đạo Thiên Chúa Giáo tập trung đông ở các phường, xã
(Tân Mai, Hố Nai, Tân Tiến, Thống Nhất, Quyết Thắng, Trảng Dài, Tân
Phong, Long Bình, An Hòa,...). Hiện nay, thành phố Biên Hòa là thành
phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất nước Việt Nam.

Dân số trung bình:
561.178 người

Mật độ dân số :
3597 người/km2

Số trẻ < 1 tuổi:
12.273 trẻ

Số phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng: 92.448 người

Tỷ suất sinh thô:
20,3 ‰


Tỷ suất chết thô:
3,90 ‰

Tỷ suất phát triển dân số tự nhiên:
16,4 ‰
Bảng 1.1: Cơ cấu dân tộc thành phố Biên Hòa
STT

Dân tộc

Số người

Tỷ lệ (%)

1

Hoa

8771

1,56

2

Thiểu số

2897

0,52


3

Kinh

549510

97,92

561178

100

TỔNG CỘNG

Bảng 1.2: Cơ cấu tôn giáo thành phố Biên Hòa
STT

Tôn giáo

Số người

Tỷ lệ (%)

1

Phật giáo

62440

11,3


2

Công giáo

184378

32,85

3

Tin lành

710

0,13

4

Cao đài

1225

0,22

5

Không

312425


55,67

TỔNG CỘNG

561178

100

Thành phố Biên hòa hiện có :
14


Chùa:
Đình:
Nhà thờ Công giáo:
Nhà thờ Cao đài :
Nhà thờ Tin lành:

86
43
59
05
03

3. Kinh Tế


Biên Hòa là khu kinh tế trọng điểm phía Nam, thu hút đầu tư lớn.


Thu nhập bình quân đầu người ổn định.

Biên Hòa có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp với nền đất
lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp,
có nguôn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là
tài nguyên khoáng sản về vật liệu xây dựng, thuận lợi về nguôn cung cấp
điện, có nguôn nước dôi dào đủ cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
Ngoài ra nguồn nhân lực với trình độ cao đã tăng cường nguồn lực con
người cho yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Cơ cấu kinh tế (năm 2008) chuyển dịch đúng hướng:
Công nghiệp :
70,13%
Thương mại-dịch vụ:
29,45%
Nông nghiệp :
0,43%


a. Công Nghiệp:
Thành phố cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước.

Biên Hòa có thế mạnh về công nghiệp và cũng là nơi đi tiên phong trong
lĩnh vực Công Nghiệp đầu tiên của cả nước với việc hình thành sớm khu
công nghiệp Biên Hòa I (năm1967) – khu kĩ nghệ Biên Hòa –khu công
nghiệp đầu tiên của cả nước sau ngày đất nước thống nhất. Chính vì thế
mà Khu Công Nghiệp Biên Hòa I là khu công nghiệp không có hệ thống
xử lí nước thải tập trung nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sông Đồng
Nai tại Thành phố Biên Hòa. Vì lý do đó mà Khu Công Nghiệp Biên Hòa
I chuẩn bị đóng cửa và Thành phố đã có quyết định chuyển công năng

của Khu Công Nghiệp Biên Hòa I thành Khu Trung Tâm Hành Chính –
Thương Mại của Thành phố Biên Hòa. Thành phố Biên Hòa hiện có 5
15


khu công nghiệp được Chính Phủphê duyệt đã đi vào hoạt động với cơ sở
hạ tầngđược xây dựng đồng bộ:
 Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1(chuẩn bị chuyển thành Khu



Trung Tâm Hành Chính – Thương Mại Biên Hòa)
 Khu công nghiệp Biên Hòa 2
 Khu công nghiệp Amata
 Khu công nghiệp Tam Phước
 Khu công nghiệp Loteco
Bên cạnh ngành công nghiệp hiện đại, hiện thành phố vẫn còn một

vài cụm công nghiệp truyền thống, thủ công mĩ nghệ như:
 Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh
 Vùng thủ công mĩ nghệ đá Bửu Long
 Vùng sản xuất gốm Tân Vạn, Bửu Long, Hiệp Hòa
 Khu công nghiệp Hố Nai
 Cụm công nghiệp Gỗ Tân Hòa


b. Nông Nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy Sản:
Thành phố Biên Hòa ngoài có thế mạnh về công nghiệp mà thành

phố cũng có những hợp tác xã cung cấp rau xanh cho thị trường thành

phố và lân cận. Còn về lâm nghiệp, hiện thành phố chỉ có một vài xã,
phường vùng ven phát triển lâm nghiệp vì thế mà cơ cấu kinh tế nông,
lâm nghiệp chỉ chiếm chưa tới 0,5%. Về thủy sản, thành phố cũng còn
một vài phường xã ven sông có bè cá.

Do tốc độ đô thị hóa cao, nên hiện thành phố hầu như không còn
trồng cây lương thực (lúa, bắp, khoai mì).Và do vấn đề về môi trường nên
thành phố hầu như đã cấm chăn nuôi gia súc trên toàn địa bàn Thành phố.


c. Thương Mại, Dịch Vụ:
Hiện nay, hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố rất sôi

động. Thành phố hiện có 1 ngân hàng có trụ sở chính đặt thành phố là
Ngân Hàng TMCP Đại Á (68 Cách Mạng Tháng 8, Phường Quyết
Thắng). Ngoài ra còn có hơn tất cả các chi nhánh của tất cả ngân hàng
trong nước và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam và một chuỗi các ngân hàng nhà nước,
ngân hàng liên doanh như: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Á Châu –
16


ACB, Đông Á, Đông Nam Á, Đại Dương, An Bình, Bắc Á, Phương
Đông, Kiên Long, Nam Á, Nam Việt, Công Thương – Vietinbank, Ngoại
Thương – Vietcombank, Đầu Tư và phát triển Việt Nam, Phát triển nhà
ĐBSCL, Phát triển Mêkông, Xuất Nhập Khẩu – Eximbank, HD Bank,
Sài Gòn Công Thương, Sài Gòn Thương Tín, Việt Á, Ngân hàng Hong
Leong Việt Nam, Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Shinhan Việt Nam,
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam), Ngân hàng
ShinhanVina,...


Thành phố hiện có khá nhiều trung tâm thương mại lớn nhỏ và hệ
thống cảng giao thương tại chợ Biên Hòa. Các trung tâm thương mại và
siêu thị như:
 Chợ - Trung Tâm Thương Mại Biên Hòa
 Chợ - Trung Tâm Thương Mại Tân Hiệp
 Siêu thị Metro Biên Hòa
 Siêu thị Co-op Mart Biên Hòa
 Siêu thị Vinatex Mart Biên Hòa
 Siêu thị BigC Đồng Nai
 Siêu thị Điện Máy Sài Gòn Nguyễn Kim Biên Hòa
 Siêu thị Điện Máy Phan Khang
 Siêu thị Điện Máy Chợ Lớn

Về Du lịch, hiện tại thành phố có nhiều điểm tham quan du lịch,
giải trí khá hấp dẫn, tuy nhiên thành phố hiện chưa có đề án phát triển du
lịch nên trong nhiều năm qua thành phố chưa thu hút được nhiều du
khách.
4. Giao Thông: Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của quốc
gia
a. Đường Bộ


Thành phố Biên Hòa có hệ thống đường bộ với nhiều con đường

huyết mạch của Đồng Naivà cả nước như: quốc lộ 1A, quốc lộ 51, quốc
lộ 1K, tỉnh lộ 768, tỉnh lộ 16,...

Khi Chính Phủ quy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh, đã có
nhiều câu hỏi đặt ra cho sự phát triển thật sự của Biên Hòa cũng như tỉnh

17


Đồng Nai về hạ tầng giao thông do việc hình thành đô thị của Thành phố
quá sớm. Chính vì vậy, xác định được tầm quan trọng của giao thông
Biên Hòa trong vai trò kinh tế cả nước. Đồng Nai bắt đầu quan tâm nhiều
hơn các dự án giao thông tầm cỡ và đồng thời phát triển giao thông nội
bộ từ đô thị về đến nông thôn và đặc biệt là thành phố Biên Hòa. Vì vậy
mà thành phố trong nhiều năm qua đã có rất nhiều dự án giao thông lớn
và quan trọng phục vụ cho sự phát triển quá nhanh của thành phố Biên
Hòa. Cụ thể, các dự án đang được đầu tư và xây dựng như: đường Quốc
lộ 1A tuyến tránh thành phố Biên Hòa; đường Cao Tốc Biên Hòa-Vũng
Tàu; cầu Hóa An mới; các cầu bắc qua Cù Lao Phố (Cù Lao Hiệp Hòa);
Bờ Kè &đường ven sông Cái Biên Hòa (sông Đồng Nai) (hai bờ Biên
Hòa); mở rộng và giải tỏa giao thông tại Ngã Tư Vũng Tàu, Ngã Tư Tam
Hiệp, Ngã Ba Amata, Ngã tư Cầu Hóa An; Nâng cấp và mở rộng Quốc lộ
51; hầm chui vượt sông Đồng Nai; nút giao thông Tân Vạn;...

Cây cầu huyết mạch và chịu nhiều tải trọng từ hàng triệu lượt
phương tiện qua lại là cầu Đồng Nai tọa lạc tại phía nam thành phố. Hiện
nay cây cầu này đã xuống cấp và một cây cầu mới đã được xây dựng và
hoàn thành đưa vào lưu thông dịp cuối năm 2009, vận tải song hành nhằm
giảm tải cho cầu Đồng Nai cũ đã hơn 40 năm tuổi. Cây cầu mới này xây
cách cầu cũ khoảng 3m về phía thượng lưu song Đồng Nai. Ở phía bắc
thành phố có cầu Hóa An được xây dựng lại lúc đất nước được giải
phóng nên đến hiện nay cầu cũng đã xuống cấp và lưu lượng xe giờ cao
điểm rất lớn mà cầu chiều ngang hẹp nên thường hay kẹt xe. Vào cuối
năm 2010, thành phố Biên Hòa đã khởi công xây dựng cầu Hóa An mới
và cầu vượt qua ngã tư Cầu Hóa An vào trung tâm thành phố Biên Hòa,
dự kiến cầu Hóa An mới sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013, khi hoàn

thành cầu sẽ đáp ứng cho giao thông quá tải của thành phố và đồng thời
tạo cảnh quan thành phố. Nằm trong dự án xây dựng bờ kè & đường ven
sông Cái Biên Hòa, thành phố đã hoàn thành được đường Nguyễn Văn
18


Trị từ Cầu Hóa An 1 đến UBND Tỉnh Đồng Nai và trở thành tuyến
đường ven sông đẹp và thoáng mát của Thành phố; trong thời gian tới
Thành phố sẽ thực hiện tiếp tục dự án này tại các khu vực ven sông Cái
Biên Hòa để tạo cảnh quan cho thành phố.

Các tuyến đường có ý nghĩa lớn, liên kết thành phố Biên Hòa với
các địa phương khác:
+ Quốc lộ 1A(Xa lộ Hà Nội) xuyên qua thành phố và huyết mạch của
cả nước- kết nối phía Đông- phía Tây thành phố với trung tâm
thành phố.
+ Quốc lộ 1K (tứcđường Nguyễn Ái Quốc) là tuyến đường xuyên
tâm của thành phố và là tuyến đường dài và rộng nhất của thành
phố - kết nối phía Đông- phía Tây thành phố với trung tâm thành
phố.
+ Quốc lộ 51là tuyến đường nối thành phố Công nghiệp Biên Hòavới
thành phố Biển du lịch Vũng Tàu- kết nối trung tâm thành phố với
phía Nam thành phố.
+ ĐT768(tứcđường Huỳnh Văn Nghệ) là tuyến đường nối thành phố
Biên Hòa với huyện Vĩnh Cửu(Đồng Nai)- kết nối trung tâm thành
phố Biên Hòa với phía Bắc thành phố.
+ Đường Đồng Khởi (Thành phố Biên Hòa) là tuyến đường nối
huyện Vĩnh Cửu với Quốc lộ 1A.
+ Đường Bùi Hữu Nghĩanối huyện Tân Uyên với Quốc lộ 1A.
+ Đường Điểu Xiểnnối huyện Trảng Bom với Quốc lộ 1A.

+ Quốc lộ 15tứcđường Phạm Văn Thuậnvà đường Bùi Văn Hòanối
trung tâm thành phố Biên Hòa với Quốc lộ 1A và Quốc lộ 51
(Điểm đầu tại Ngã ba Vườn Mít - Điểm giữa tại Ngã tư Tam HiệpĐiểm cuối tại Cổng 11).
b. Đường sắt


Thành phố có hệ thống đường sắt Thống Nhất chạy ngang qua

thành phố với 2 ga chính là: Ga Hố Nai, Ga Biên Hòa. Hiện nay thành
phố có 2 cầu đường sắt chạy chung với cầu đường bộ là cầu Gềnh và cầu
19


Rạch Cát; hai cầu này được xây dựng từ thời Pháp thuộc đến nay và trong
thời gian tới thành phố đang xây dựng cầu đường bộ riêng để tách khỏi
cầu đường sắt.

Trong tương lai, thành phố Biên Hòa sẽ xây dựng hệ thống đường
sắt đô thị chạy trong thành phố cũng như liên kết với hệ thống đường sắt
đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài dự án đường sắt đô thị, thành phố
Biên Hòa hiện nay đang dược đầu tư như: đường sắt Cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu, đường sắt trên cao Trảng Bom - Hòa Hưng,...
c. Đường Hàng Không


Thành phố Biên Hòa có vị trí khá thuận lợi khi rất gần với các sân

bay như Sân Bay Tân Sơn Nhất (43km), Sân Bay Quốc Tế Long Thành
(15 km). Do vị trí quá gần với các sân bay trong nước và quốc tế nên
thành phố không cần phải đầu tư nhiều về sân bay, ngoài việc đầu tư các
tuyến đường liên kết thành phố với các sân bay. Hiện nay, thành phố có

Sân Bay Biên Hòa là sân bay quân sự lớn nhất cả nước.
5. Xã Hội





Bà mẹ Việt Nam anh hùng:
66 ( còn sống 03 ).
Diện chính sách xã hội:
 Quản lý:
6015
 Trợ cấp thường xuyên :
930
Vận động quỹ xóa đói giảm nghèo được 355,591 triệu, đạt 119%

so với kế hoạch.

Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa và chăm sóc đối tượng chính sách
đươc 535,811 triệu, đạt 180% so với kế hoạch.
6. Giáo Dục




Hiện thành phố có 12 trường đạt chuẩn quốc gia:
Mầm non
02
Tiểu học
05

Trung học cơ sở
03
Trung học phổ thông 02
Do vị trí gần thành phố Hồ Chí Minh-trung tâm giáo dục của cả

nước nên vì vậy mà thành phố Biên Hòa khá ít trường Đại học và thêm
20


nữa là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục của tỉnh
Đồng Nai nên các trường Đại học Cao Đẳng và Trung Cấp chuyên nghiệp
của Đồng Nai hầu như đều nằm ở Biên Hòa.Ngược lại, thành phố Biên
Hòa có các rất nhiều trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu
học nổi bật, chất lượng cao và phân bố rất nhiều khu vực trong thành phố
và cho nhu cầu dân số quá tải của thành phố Biên Hòa. Bên cạnh đó với
sự phát triển của thành phố đã sinh ra nhiều trường dân lập theo chuẩn
với chất lượng đào tạo tương đương các trường Công lập và theo chuẩn
quốc tế để đáp ứng cho nhu cầu học tập cho học sinh trên địa bàn thành
phố Biên Hòa.

Bảng 1.3 Cơ cấu trường từ mầm non đến trung học cơ sở thành phố Biên
Hòa
Cấp học

Tổng
trường

số

Tổng số lớp học


Tổng số trường có
cán bộ Y tế

Mầm non

48

393

12

Tiểu học

44

1214

7

Trung học cơ sở

25

726

4

Tổng số


117

2333

23

7. Văn hóa






Nét đặc trưng: Văn miếu Trấn Biên và đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh.
130/164 khu phố (ấp) đạt tiêu chuẩn văn hóa: 79,26%
Hộ gia đình công nhận có đời sống văn hóa : 90%
Cơ quan,đơn vị,doanh nghiệp có đời sống văn hóa tốt: 95%
18/26 phường/xã được công nhận làm tốt công tác phòng chống tệ

nạn xã hội: 69,23%
21




Các lễ hội văn hóa của thành phố như:
 Lễ Bắn Pháo Hoa vào Giao Thừa hằng năm tại Văn Miếu Trấn
Biên hay Quảng trường tỉnh Đồng Nai.
 Lễ Hội Đua thuyền rồng vào đêm Mùng 4 tết ÂL trên sông
Đồng Nai đoạn trước Đình Tân Lân.

 Lễ Hội Đền Hùng Biên Hòa vào Mùng 10 tháng 3 ÂL hằng
năm tại Đền Hùng - Biên Hòa (Phường Bình Đa)
 Lễ Hội Kỳ Yên, nghinh đón Đức Ông Trần Thượng Xuyên vào
Mùng 10 tháng 10 ÂL tại Đình Tân Lân.
 Các lễ rước, sắc phong Thành Hoàn các làng xã của thành phố
Biên Hòa vào các ngày trong năm.

II.

Tình Hình Sức Khỏe Và Cung Ứng Y Tế
Hiện nay, thành phố có 30 trạm y tế của 30 phường xã được trang
bị và xây dựng hiện đại phục vụ nhân dân tại các phường xã trong
thành phố và trung tâm y tế thành phố Biên Hòa.
Ngoài 30 trạm y tế phường xã và trung tâm y tế thành phố, thành
phố có khoảng chục bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và phòng
khám tư nhân để phục vụ đời sống nhân dân. Do vị trí gần thành
phố Hồ Chí Minh – trung tâm y tế của cả nước nên ngành y tế
thành phố cũng theo đó phát triển.
Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và phòng khám tư nhân của
thành phố như: bệnh viện đa khoa Đồng Nai, bệnh viện tâm thần
trung ương 2, bệnh viện đa khoa Thống Nhất, bệnh viện phụ sản
quốc tế Đồng Nai, bệnh viện lao phổi Đồng Nai…
1. Tổ Chức Y Tế Thành Phố Biên Hòa
a. Chức năng nhiệm vụ:



Chức năng: tham mưu cho UBND thành phố Biên Hòa về việc

quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế , và thực hiện công tác bảo vệ sức

khỏe, phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

Nhiệm vụ:
 Là trung tâm đầu ngành về công tác của thành phố, có nhiệm
vụ thực hiện công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân toàn thành phố.
22


 Nhiệm vụ chính của phòng y tế là chỉ đạo thực hiện công tác y
tế dự phòng, SKBĐ tại các cơ sở y tế trong thành phố, đặc biệt
là các trạm y tế phường/xã. Đồng thời có nhiệm vụ tổ chức,
điều trị cấp cứu và khám BHYT cho bệnh nhân thuộc tuyến
thành phố, tập huấn cán bộ cho mạng lưới y tế cơ sở. Phối hợp
với các đơn vị, phòng ban liên quan của sở y tế, UBND thành
phố quản lý các cơ sở khám bệnh, nhà thuốc tư nhân và các
dịch vụ khác có liên quan đến sức khỏe đang hoạt động trên địa
bàn thành phố.
b. Nguồnlực:


Y tế thành phố Biên Hòa có:
o 30 trạm y tế phường/xã.
o 1 bệnh viện 165 giường.
o 1 trung tâm y tế dự phòng.
Phòng y tế: tổng số nhân lực: 07.
Bệnh viện đa khoa Biên Hòa:
o 01 bệnh viện 165 giường bệnh: 168 nhân lực
30 trạm y tế phường/xã:
 Tổng số nhân lực: 154 (biên chế: 98, hợp đồng: 56). Trong đó:

BSCK1: 3, BS: 09, YS: 68, YTSC: 13, NHSSC: 02, ĐDTH: 12,



DT: 14, NHSTH:12, DSTH:12 )
Trang thiết bị: trang thiết bị đầy đủ các phòng hoạt động theo

nhiệm vụ chức năng bao gồm:
 1 bệnh viện
 1 phòng y tế
 26 trạm y tế phường/xã:
• Trạm đã được xây dựng mới: 13
• Đang xây:
03
• Còn là nhà cấp 3:
10

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Biên Hòa, còn có các bệnh viện đa
khoa, chuyên khoa, tư nhân khác như:
 Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai
 Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai - cơ sở 2
 Bệnh viện Đa Khoa Biên Hòa
23


 Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 2 (Bệnh viện Tâm Thần
























Biên Hòa)
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất
Bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Đồng Nai
Bệnh viện Lao Phổi Đồng Nai
Bệnh viện Nhi Đồng Nai
Bệnh viện 7B
Bệnh viện Y Học Dân Tộc Đồng Nai
Bệnh viện Quốc Tế Sỹ Mỹ
Bệnh viện Đa Khoa Tâm Hồng Đức
Bệnh viện Mẹ Âu Cơ
Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn - Gia Định

Phòng Khám Đa Khoa Nhi - Biên Hòa
Phòng Khám Đa Khoa An Phúc
Phòng Khám Đa Khoa Ái Nghĩa
Phòng Khám Đa Khoa Tâm An
Phòng Khám Đa Khoa Nhân An
Phòng Khám Đa Khoa Y Đức
Phòng Khám Đa Khoa Tam Hiệp
Phòng Khám Đa Khoa Sinh Hậu
Phòng Khám Nha Khoa Sài Gòn Biên Hòa
Phòng Khám Nha Khoa Việt Tiến
Phòng Khám Tai Mũi Họng
Còn rất nhiều phòng khám và bệnh viện trên địa bàn thành phố
Biên Hòa

2. Các Cơ Sở Y Tế Trên Địa Bàn Thành Phố Biên Hòa



Cơ sở y tế nhà nước:
Công ty tế tư nhân:

41
965

3. Tình Hình Sức Khỏe:


Tham mưu và thực hiện quản lý nhà nước về y tế :
 Phòng y tế thực hiện mối quan hệ tốt, chấp hành sự lãnh đạo
trực tiếp và toàn diện của UBND về tổ chức, kế hoạch, tài

chính, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế về chuyên môn,
kế hoạch, nghiệp vụ và các chương trình sức khỏe.
 Thường xuyên tham mưu cho UBND thành phố về công tác
quản lý nhà nước trên lĩnh vực Y tế, xây dựng kế hoạch
CSSKND và công tác quy hoạch Y tế.
24




Với ban ngành, đoàn thể:
 Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể: mặt trận, phụ nữ, liên
đoàn lao động, đoàn thanh niên, CSBVSKBMTE, văn hóa
thông tin, giáo dục...để vận động mọi người cùng tham gia vào
công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe, xác định đây là mối quan
hệ trực tiếp có tác động nhiều đến chương trình sức khỏe.
 Thống nhất với ngành, đoàn thể trong chỉ đạo về các hoạt động
liên quan đến sức khỏe tại cộng đồng 26 phường xã, tại các cơ
quan, xí nghiệp, trường học...
 Phối hợp, tổ chức với các thanh kiểm tra Y dược tư nhân, vệ
sinh an toàn thực phẩm,...công tác này được duy trì thường
xuyên.
Khám và điều trị cấp cứu:
 Hoạt động tây y: số lần khám bệnh tây y: 589.385, đạt tỷ lệ
130% so với kế hoạch, trong đó :
• Tuyến thành phố: 392.670
• Tuyến phường, xã:
196.716
• Khám cấp thuốc miễn phí người nghèo tại bệnh viện đa
khoa và các TYT phường xã.

• Tổng số người điều trị nội trú: 6.250 trong đó thành phố:
3.863, phường xã: 2.387.
• Tổng số ngày điều trị nội trú: 27.545 đạt tỷ lệ: 107,8%.
 Hoạt động y học cổ truyền tuyến cơ sở :
• Số lần khám bệnh đông y tại xã: 18.892 người, đạt tỷ lệ
9,6% so với kế hoạch 20%.

25


×