SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
ĐỀ TÀI
NÂNG CAO KẾT QUẢ DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 THÔNG QUA
TRANH ẢNH VÀ XỬ LÍ TÌNH HUỐNG TIỂU PHẨM
Người nghiên cứu: PHÙNG THỊ MỸ LINH
Đơn vị: Trường THPT Trần Phú Tuy An Phú Yên
1
MỤC LỤC
Trang
Mục
1
2
2.1
2.2
2.3
3
3.1
3.2
3.3
3.4
4
4.1
4.2
4.3
5
5.1
5.2
6
7
TÓM TẮT…………………………………………………..
GIỚI THIỆU……………...…………………………………
Hiện trạng…………………………………………………..
Giải pháp thay thế…….…………………………………….
Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu…………………
PHƯƠNG PHÁP……………………………………………
Đối tượng nghiên cứu………………………………………
Thiết kế nghiên cứu…………………………………………
Quy trình nghiên cứu……………………………………….
Đo lường và thu thập dữ liệu…….…………………………
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ…….
Trình bày kết quả……………………………………………
Phân tích dữ liệu và kết quả…………………………………
Bàn luận……………………………………………………..
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………
Kết luận……………………………………………………...
Khuyến
nghị…………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..
PHỤ LỤC ………………………………………………….
2
2
3
3
3
4
4
4
5
5
6
7
7
8
9
9
9
9
10
10
1. TÓM TẮT
Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
là một trong những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Đối với môn giáo dục công dân nói chung và môn giáo dục công dân lớp
10 nói riêng, việc tạo cho học sinh hứng thú, tích cực và chủ động tiếp
nhận nội dung kiến thức là điều không phải dể, nhất là hầu hết các em
đều coi đây là môn học không quan trọng( môn phụ) không thi tốt nghiệp
nên chỉ cần học thuộc bài là được. Các em học mang tính chất đối phó ,
học lấy lệ . Vậy làm thế nào để kích thích sự hứng thú, tích cực của học
sinh, để các em có thể tiếp thu tri thức trên lớp một cách tự nhiên,thoải
mái đồng thời tạo cho các em cảm giác mong chờ đến tiết học này ?. Để
giải quyết câu hỏi trên, tôi đã áp dụng kết hợp phương pháp sử dụng đồ
dùng trực quan và xử lí tình huống, diễn một tiểu phẩm trong bài giảng
để giúp học sinh dể dàng tiếp thu bài học hơn,đồng thời tạo sự tò mò
hứng thú từ phía học sinh về bài học.
Trong quá trình giảng dạy Tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan để
làm luận chứng minh họa các hiện trạng xã hội hay những vấn đề mang
tính cấp thiết từ tự nhiên. Sử lí tình huống để học sinh có cách ứng xử
linh hoạt, thể hiện suy nghĩ vào câu chuyện đồng thời có thể khắc sâu
kiến thức . Tiểu phẩm trong bài học là để sân khấu hóa các khái niệm, các
phạm trù, các đặc điểm trong nội dung bài học. Thực hiện phương pháp
này sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc truyền tải kiến thức, giúp
các em hứng thú hơn trong tiếp nhận tri thức. Lớp học sẽ có không khí vui
vẻ và thân thiện hơn.
Khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã thực hiện trên hai nhóm tương
đương là lớp 10 trường THPT Trần Phú. Tôi chon lớp 10A8 là lớp thực
nghiệm và lớp 10A7 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm chọn giải pháp
thay thế là: phương pháp dạy học sử dụng kết hợp đồ dùng trực quan, xử
lí tình huống và một tiểu phẩm cho các vấn đề như: Phủ định biện chứng
và phủ định siêu hình, nhận thức, đạo đức là gì, các phạm trù của đạo
đức, tình yêu hôn nhân và gia đình …. Kết quả cho thấy tác động có ảnh
hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh, lớp thực nghiệm đạt kết
quả cao hơn lớp đối chứng.
3
Điểm kiểm tra lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7.3 còn lớp
đối chứng là 6.5. Kết quả kiểm chứng TTEST cho thấy p < 0. 05 có nghĩa
là có sự khác biệt lớn giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, điều đó
chứng minh rằng dạy học bằng phương pháp sử dụng kết hợp đồ dùng
trực quan, xử lí tình huống và một tiểu phẩm đã nâng cao kết quả học tập
của học sinh hơn.
4
2. GIỚI THIỆU
2.1 Hiện trạng
Phần lớn học sinh quen lối học truyền thống, chỉ ti ếp thu m ột cách
thụ động những kiến thức thầy cô truyền thụ sẵn có mà chưa tích cực
chủ động. Về phía giáo viên thì cũng quen với kiểu dạy học truyền thống,
nói lại, đọc lại, chép lại những tri thức đã có từ sách giáo khoa vì thế
trong cả tiết học giáo viên làm việc là chủ yếu.
Thêm vào đó, môn giáo dục công dân là môn học mà học sinh ít quan
tâm vì không thi tốt nghiệp, học chỉ đủ điểm là được, không cần phải
dành nhiều thời gian đầu tư, chỉ cần học theo sách giáo khoa là có thể có
được điểm trung bình.
Kết quả thầy giảng trò nghe, thầy hỏi trò đáp, thầy đọc trò chép và
học thuộc lòng một cách khô khan, đơn điệu. Cả hai thầy trò đều như là
cổ máy chỉ thu và phát lại những kiến thức sẵn có, đơn điệu mà thiếu đi
sự tư duy, tính năng động, sáng tạo. Trong xu thế phát triển của xã hội
ngày nay, nếu cứ tiếp tục duy trì kiểu dạy và học như thế thì khi ra đời,
tham gia vào công tác xã hội các em sẽ không đủ tự tin để ứng phó với
những tình huống mới, những kiến thức mới cần phải có sự tư duy, sáng
tạo. Nếu như vậy thì việc dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển của thực tế xã hội.
2.2 Giải pháp thay thế
Sử dụng phương pháp mới trong dạy học, cụ thể là phương pháp
dạy học kết hợp sử dụng tranh ảnh và xử lí tình huống với tiểu phẩm để
minh họa và thực hành nội dung kiến thức đã học cho học sinh. Tạo sự
hứng thú, sôi động trong lớp học và tạo sự gần gũi giữa thầy và trò.
Thiết kế bài giảng vừa logic, khoa học đảm bảo nội dung chuẩn
kiến thức vừa có tính hiệu quả cao đồng thời để học sinh tích cực chủ
động và hăng hái tham gia vào tiết học.
Giáo viên sẽ tạo ra các tình huống phù hợp với nội dung của bài.
Về tiểu phẩm,để học sinh có thời gian chuẩn bị thì cuối tiết học
của bài trước, giáo viên chủ động đưa ra yêu cầu về nội dung của tiểu
phẩm (nội dung chủ yếu là phần kiến thức bài vừa học ), đồng thời quy
định khung thời gian để diễn tiểu phẩm, bên cạnh đó giáo viên thông báo
với học sinh tiểu phẩm nào học sinh diễn tốt và làm rõ nội dung yêu cầu
sẽ được ghi nhận bằng điểm số trong cột kiểm tra miệng. Sau đó cho các
tổ trong lớp xung phong nhận tiểu phẩm, giáo viên chọn tổ và giao nhiệm
vụ. Tiểu phẩm ấy sẽ được trình bày vào đầu tiết học hôm sau.
5
Và để tăng thêm tính thuyết phục và hiệu quả cho nội dung bài
giảng, giáo viên nên sưu tầm tài liệu: tranh ảnh, đồ dùng trực, sử dụng
chúng hợp lí, khoa học.
Mỗi giáo viên phải tích cực trau dồi kiến thức trên tất cả các lĩnh
vực, đặc biệt là kiến thức xã hội. Đặc thù bộ môn giáo dục công dân là
nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, pháp luật, kinh tế, xã
hội... mà những phạm trù ấy được ứng dụng cụ thể vào cuộc sống vì thế
đòi hỏi giáo viên phải có vốn sống phong phú cùng sự hiểu biết rộng để
có thể vận dụng vốn hiểu biết ấy chắc lọc vào trong bài giảng, như thế
sẽ làm tiết học thêm sinh động, tăng tính thuyết phục hiệu quả sẽ cao
hơn. Ngoài ra, giáo viên cần chủ động dự giờ đồng nghiệp hầu hết các bộ
môn
Giáo viên sẽ sử dụng phương pháp này trong 5 bài dạy trong thời
gian 1,5 tháng.
Với thiết kế bài giảng như mô tả trên, học sinh sẽ tiếp thu kiến
thức bài học một cách nhẹ nhàng, linh động đồng thời các em được thực
hành ngay nội dung bài học trên lớp bằng các tiết mục tiểu phẩm của
mình, kiến thức sẽ được khắc sâu hơn, kĩ năng nói khi đứng trước đám
đông của các em sẽ tiến bộ hơn, vốn sống của các em cũng sẽ phong phú
hơn. Mặc khác, từ việc dạy và học như trên sẽ giúp các em thấy rằng sức
ảnh hưởng và tầm quan trọng của môn giáo dục công dân cũng như vốn
kiến thức xã hội mà các em có, từ đó các em có thể tự soi mình và điều
chỉnh việc học của bản thân cho hợp lí.
2.3 Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
a. Vấn đề nghiên cứu:
Nâng cao kết quả dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 trường
trung học phổ thông Trần Phú thông qua việc dạy học sử dụng kết hợp
tranh ảnh,xử lí tình huống và tiểu phẩm có làm tăng kết quả học tập của
học sinh hay không ?
b. Giả thuyết nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp dạy học có sự kết hợp tranh ảnh, xử lí tình
huống và tiểu phẩm làm nâng cao kết quả học tập của học sinh.
3. PHƯƠNG PHÁP
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Giáo viên: Chọn hai giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề như nhau,
năng động và nhiệt tình trong giảng dạy cũng như trong nghiên cứu.
6
1. Nguyễn Kim Hùng : giảng dạy lớp 10A7 (lớp đối chứng)
2. Nguyễn Thị Mỹ Kim : giảng dạy lớp 10A8 (lớp thực nghiệm)
Học sinh: học sinh hai lớp chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm
tương đồng về học lực, giới tính và dân tộc.
Bảng 1. Thông tin học sinh của hai lớp
Lớp 10A8
Lớp 10A7
Số học sinh
Tổng số Nam N
ữ
43
20 23
43
19 24
Dân tộc
Kinh
x
x
Ý thức học tập của hai lớp : Tích cực, năng động có tinh thần hợp
tác
Kết quả học tập của năm 20112012 là gần tương đương nhau về
điểm số.
3.2 Thiết kế nghiên cứu:
Chọn tất cả học sinh của hai lớp 10A7 và 10A8 ban cơ bản của
trường THPT Trần Phú cho làm bài kiểm tra trước tác động . Kết quả
kiểm tra điểm trung bình của hai lớp như sau :
Bảng 2. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
Điểm trung bình
6.2
6.0
p
0.119
P=0,119>0,05 Chênh lệch điểm trung bình của lớp đối chứng và lớp
thực nghiệm là không có ý nghĩa. Vậy hai lớp được coi là tương
đương nhau.
Thiết kế nghiên cứu
Bảng 3
Lớp
Kiểm tra
Tác động
Kiểm tra
trước tác
sau tác
động
động
Thực nghiệm
O1
Dạy học có sử dụng kết tranh
O3
ảnh và xử lí tình huống, tiểu
phẩm
7
Đối chứng
O2
Dạy học không sử dụng tranh
ảnh, xử lí tình huống và tiểu
phẩm
O4
3.3 Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài giảng
Thầy Nguyễn Kim Hùng dạy lớp đối chứng. Thiết kế bài giảng
không sử dụng tranh ảnh, xử lí tình huống kết hợp với tiểu phẩm, bài
giảng được chuẩn bị như mọi khi
Cô Nguyễn Thị Mỹ Kim dạy lớp thực nghiệm. Thiết kế bài giảng
có sử dụng kết hợp phương pháp diễn một tiểu phẩm, xử lí tình huống và
tranh ảnh liên quan.
*Tiến trình dạy thực nghiệm
Tuân theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường và thời khóa biểu để
đảm bảo tính khách quan
Bảng 4. Thời gian thực hiện
Ngày thực
hiện
07/12/2012
Tiết theo
PPCT
GDCD
12
Tên bài dạy
Môn
2/1/2013
18/1/2013
GDCD
GDCD
19
21
25/01/2013
GDCD
23
21/2/2013
GDCD
24
Thực tiễn và vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức
Quan niệm về đạo đức
Một số phạm trù cơ bản của đạo
đức học
Công dân với tình yêu hôn nhân và
gia đình
Công dân với tình yêu hôn nhân và
gia đình
3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu
a. Sử dụng công cụ đo, thang đo: Bài kiểm tra viết của học sinh
Bài kiểm tra trước tác động: Sử dụng bài kiểm tra 15 phút học kì I .
Đề kiểm tra có sự thống nhất giữa hai giáo viên dạy cùng khối 10.
Bài kiểm tra sau tác động: Là bài kiểm tra 1 tiết của học kì II, sau
khi thực hiện tác động vào lớp thực nghiệm với phương pháp sử dụng
8
tranh ảnh và sử lí tình huống, tiểu phẩm. Nhóm dạy giáo dục công dân 10
đã thống nhất nội dung và ra đề kiểm tra.
b.Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi thực hiện dạy xong các bài nêu trên. Cô Mỹ Kim và thầy
Nguyễn Kim Hùng tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra thời gian là 1
tiết.
Các giáo viên dạy giáo dục công dân tiến hành chấm bài theo đáp
án đã thống nhất.
c. Kiểm chứng độ giá trị nội dung:
Kiểm chứng độ giá trị nội dung bằng cách để thầy Hùng và cô
Kim trực tiếp tham gia chấm bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm 10A8
và lớp đối chứng 10A7
Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ
liệu:
+ Về nội dung đề kiểm tra: Phù hợp với trình độ học sinh hai lớp
thực nghiệm và đối chứng.
+ Các câu hỏi có tính chất nhận định, so sánh, gợi mở, phát triển tư
duy học sinh trong việc sủ lí các tình huống cụ thể. Câu hỏi phù hợp với
đề tài nghiên cứu.
Nhận xét kết quả hai lớp:
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7.3. Kết
quả bài kiểm tra của lớp đối chứng sau tác động là 6.5. Như vậy điểm
của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 0.8 điều đó chứng tỏ rằng
dạy học bằng phương pháp sử dụng tranh ảnh và xử lí tình huống và tiểu
phẩm đem lại kêt quả cao hơn.
d. Kiểm chứng độ tin cậy:
Kiểm chứng độ tin cậy bài kiểm tra bằng cách cho tiến hành chấm
lại lần hai để nhìn nhận và đánh giá kết quả học sinh một cách khách
quan, chính xác. Nhờ hai thầy Nguyễn Xuân Diệu và thầy Nguyễn Văn
Thuận chấm lại. Kết quả vẫn không thay đổi. Vì thế dữ liệu thu thập
được là đáng tin cậy.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
4.1 Trình bày kết quả
Dùng phép kiểm chứng TTest độc lập với kiểm tra trước tác động
của lớp thực nghiệm ( P1) và sau tác động (P2)
Bảng 5: Trình bày kết quả
Thực nghiệm lớp 10A8
Đối chứng 10A7
9
Mốt
Trung vị
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Trước tác
động
6
6
6.02
0.80
Sau tác
động
7
7
7.27
0.77
Trước tác
động
6
6
6.27
0.70
Sau tác
động
6
6
6.53
0.90
Phép kiểm chứng TTest độc lập P1 = 0.119 ( trước tác động để
xác định nhóm tương đương)
Phép kiểm chứng TTest độc lập : P2 = 0.000047 ( sau tác độngcho
thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động)
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD = 0.89
10