Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Sinh 12CB_Bai 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.89 KB, 3 trang )

Trường THPT Trà Ôn Giáo án Sinh học 11 – Nâng cao
Bài 5: NHIỄM SẮC THỂ
VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
• Cấu trúc siêu hiển vi của NST và hình thái NST.
• Các dạng ĐB cấu trúc NST, hậu quả và ý nghĩa.
2. Kĩ năng:
• Quan sát, phân tích hình ảnh.
• Hoạt động thảo luận nhóm, tự chốt lại nội dung kiến thức.
3. Thái độ:
• Học tập nghiêm túc, hoạt động tích cực.
• Có quan niệm đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
• Tranh phóng to hình 5.1, 5.2 trang 23, 24 - SGK.
2. Học sinh:
• Trả lời câu hỏi cuối bài tiết trước vào tập bài tập.
• Quan sát tìm hiểu nội dung hình 5.1, 5.2 trang 23, 24 – SGK.
III. Phương pháp:
• Vấn đáp.
• Thuyết trình.
• Thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định, kiểm diện (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Sử dụng câu hỏi và nội dung bài trước.
3. Giới thiệu bài mới: (30’)
Nội dung – thời gian Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu đại cương về NST.
I. Hình thái và cấu trúc


NST:
1. Hình thái NST ở SV
nhân thực.
+ NST đặc trưng cho loài về hình
thái, số lượng và cấu trúc.
+ NST có hình dạng đặc trưng
được nhìn thấy rõ nhất ở kì giữa
của phân bào khi NST xoắn cực
đại.
+ Mỗi NST đều có 1 tâm động và 2
đầu mút (NST đơn), 2 crômatit
(NST kép).
+ NST tồn tại từng cặp tương đồng
gồm NST thường và NST giới
tính.
2. Cấu trúc siêu hiển vi
Cho học sinh quan sát tranh 5.1
trang 23.
Hỏi: Nêu đặc trưng của NST.
Hỏi: NST được nhìn thấy rõ
nhất ở kì nào của phân bào? Tại
sao?
Hỏi: NST tồn tại như thế nào
trong nhân tế bào mà người ta
thường kì hiệu bộ NST lưỡng
bội của loài là 2n?
Mở rộng và lấy ví dụ minh họa
Quan sát và mô tả hình thái
của NST theo hướng dẫn
của giáo viên.

Vận dụng kiến thức đã học
để trả lời.
Chú ý theo dõi và ghi nhận.
Suy nghĩ trả lời.
Chú ý theo dõi và ghi nhận.
Giáo viên: Trần Thái Ngọc
1
Trường THPT Trà Ôn Giáo án Sinh học 11 – Nâng cao
của NST.
+ ADN + protein histon → NST.
+ NST có cấu trúc xoắn qua nhiều
mức khác nhau giúp NST có thể
xếp gọn trong nhân tế bào cũng
như giúp điều hòa hoạt động của
các gen và NST dễ dàng di chuyển
trong quá trình phân bào.
về NST giới tính.
Yêu cầu học sinh quan sát hình
5.2 và mô tả cấu trúc siêu hiển
vi của NST.
Đánh giá hoạt động của học
sinh.
Cho học sinh ghi nhận nội
dung.
Hướng dẫn học sinh thực hiện
câu lệnh trang 24
Quan sát, thảo luận nhóm
mô tả theoo yêu cầu của
giáo viên.
Đại diện nhóm báo cáo và

nhận xét bổ sung.
Ghi nhận nội dung bài.
Mô tả sự thay đổi hình thái
của NST qua các kì nguyên
phân.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đột biến cấu trúc NST.
II. Đột biến cấu trúc NST.
1. Mất đoạn.
- NST có một đoạn bị mất không
chứa tâm động.
- Thường gây chết hoặc giảm
sức sống.
- VD: Ở người, mất đoạn NST
22 gây ung thư máu ác tính.
- Có thể gây ĐB mất đoạn nhỏ
để loại bỏ gen xấu.
2. Lặp đoạn.
- Một đoạn NST được lặp lại 1
hay nhiều lần.
- Tăng, giảm cường độ biểu hiện
tính trạng.
- VD: Ở đại mạch, lặp đoạn làm
tăng hoạt tính của enzim
amilaza.
3. Đảo đoạn.
- Một đoạn NST đứt ra đảo
ngược 180
0
và gắn lại vị trí cũ.
- Có thể gây hại, làm giảm khả

năng sinh sản nhưng phần lớn
là ít ảnh hưởng đến sức sống.
- Tạo nguồn nguyên liệu cho quá
trình tiến hóa.
4. Chuyển đoạn.
- Trao đổi đoạn trong 1 NST
hoặc giữa các NST không
tương đồng.
- Làm giảm khả năng sinh sản.
- Giúp phòng trừ sâu hại. Có vai
trò quan trọng trong hình thành
loài mới.
Yêu cầu học sinh nêu tên 4
dạng ĐB cấu trúc NST.
Yêu cầu học sinh trình bày kết
quả ghi trong phiếu học tập đã
được giáo viên hướng dẫn làm
ở nhà.
Chính xác hóa nội dung phiếu
học tập.
Hướng dẫn học sinh đánh giá
chéo lẫn nhau.
Diễn giảng thêm về hậu quả và
ứng dụng của từng dạng đột
biến.
Nêu tên 4 dạng ĐB cấu trúc
NST.
Trình bày nội dung phiếu
học tập. Trao đổi chéo bài
với nhau.

Sửa nội dung vào tập bài
học.
Đánh giá cho điểm phiếu
học tập theo hướng dẫn.
Chú ý theo dõi và ghi nhận.
3. Cũng cố (6’):
Giáo viên: Trần Thái Ngọc
2
Trường THPT Trà Ôn Giáo án Sinh học 11 – Nâng cao
• Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
• Cho học sinh tự trình bày cấu trúc siêu hiển vi của NST theo tranh.
• Yêu cầu học sinh trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm.
1. Đột biến nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch ?
A. Đảo đoạn NST.
B. Chuyển đoạn NST.
C. Lặp đoạn NST.
D. Mất đoạn NST.
2. Hiện tượng nào sau đây không phải là đột biến chuyển đoạn NST ?
A. Trao đổi gen tương ứng giữa crômatit trong cùng cặp NST tương đồng.
B. Chuyển đoạn gen từ vị trí này sang vị trí khác trong cùng 1 NST.
C. Một đoạn NST được chuyển sang gắn ở một NST khác.
D. Cả 3 hiện tượng trên.
3. Hiện tượng lặp đoạn NST sẽ dẫn đến:
A. Gây chết.
B. Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất chất liệu di truyền.
C. Có thể làm tăng hay giảm độ biểu hiện của tính trạng.
D. Gia tăng kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn hơn bình thường.
4. Bệnh ung thư máu ở người có thể do đột biến nào sau đây tạo ra ?
A. Lặp đoạn trên NST thường.
B. Mất đoạn trên NST số 21, 22.

C. Lặp đoạn trên NST giới tính X.
D. Mất đoạn trên NST giới tính Y.
5. 1 NST kép có hình dạng:
A. Một tâm động ở giữa và 2 đầu mút.
B. 2 Crômatit dính nhau ở tâm động.
C. Không có cấu trúc Crômatit.
D. Đặc trưng ở tất cả các kì phân bào.
4. Dặn dò (2’):
• Trả lời câu hỏi cuối bài vào tập bài tập.
• Quan sát và phân tích hình 6.1, 6.2 và 6.3.
Phiếu học tập:
Dạng ĐB cấu trúc NST Khái niệm Hậu quả Vai trò
Mất đoạn
Lặp đoạn
Đảo đoạn
Chuyển đoạn.
Giáo viên: Trần Thái Ngọc
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×