Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
DIỆP VĂN SÊ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ
DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI DÂN VÙNG BIỂN TỈNH BẠC LIÊU

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 4 1 4 2

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
DIỆP VĂN SÊ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ
DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI DÂN VÙNG BIỂN TỈNH BẠC LIÊU

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VĂN TUẤN


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 / 2013


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ và tên:

DIỆP VĂN SÊ

Giới tính:

Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 16. 06. 1960

Nơi sinh:

Cà Mau

Quê quán: Huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Dân tộc:

Kinh

Chỗ ở hiện nay: Khu tập thể Trường Cao đẳng Nghề Bạc Liêu
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy
Nơi học (trường, thành phố):

Ngành học:

Thời gian đào tạo từ 1980 đến 1985
Trường đại học SPKT Hồ Chí Minh

Chế tạo máy

2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy
Nơi học:

Thời gian đào tạo từ 1996 đến 1998

Phân viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Ngành học: Chính trị
3. Sau đại học:
Hệ đào tạo:

Thực tập sinh

Nơi học: Tiệp Khắc

Thời gian đào tạo từ 1986 đến 1990
Ngành học:

Cắt gọt kim loại

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:
Thời gian


Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

1985-1993

Trường Công nhân Cơ điện Minh Hải

Giáo viên

1993-1995

Trường Công nhân Cơ điện Minh Hải

Trưởng phòng ĐT

1996-2000

Trường Công nhân Kỹ thuật Bạc Liêu

Hiệu phó

2000-2007

Trường THKT và Dạy nghề Bạc Liêu

Hiệu trưởng

2007-2010


Sở Công thương

Phó giám đốc

2010-2011

Trường TCN Kỹ thuật và Công nghệ BL

Hiệu trưởng

2011-nay

Trường Cao đẳng Nghề Bạc Liêu

Hiệu phó

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 8 năm 2013

DIỆP VĂN SÊ

ii



LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu bản thân đã được trang bị thêm những
kiến thức lý luận, thực tiễn về giáo dục học trên nhiều lĩnh vực chuyên môn, đặc
biệt là quản lý trên lĩnh vực lao động và việc làm, học hỏi thêm được nhiều kinh
nghiệm thực tế từ thầy cô và lớp học. Trong điều kiện cho phép của một đề tài luận
văn, với nội dung : “ Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho
người dân vùng biển tỉnh Bạc Liêu”, tôi đã nêu và đưa ra những phương án giải
quyết, đây là sự mong muốn được góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả
trong công tác dạy nghề cho người dân nông thôn tại địa phương. Hy vọng nhận
được sự quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô để đề tài được hoàn thành
và có tính khả thi cao
Xin chân thành cám ơn quý thầy, cô cùng ban lãnh đạo nhà trường đã tạo
mọi điều kiện để khoá học chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ theo đúng kế hoạch đề ra
. Xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình của quý thầy, cô thuộc khối văn phòng khoa
Sư phạm Kỹ thuật, quý thầy cô thuộc phòng đào tạo. Cám ơn thầy Nguyễn Văn
Tuấn, Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật của nhà trường đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn trực tiếp trong khâu hoàn thành luận văn tốt nghiệp đúng tiến độ , kịp thời gian
và đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Xin chân thành cám ơn tập thể lớp 12 A , cám ơn các bạn đồng nghiệp tại địa
phương và các anh chi em học viên học nghề nông thôn đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này !
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 8 năm 2013
Người tri ân

DIỆP VĂN SÊ

iii



TÓM TẮT
Dạy nghề và việc làm cho lao động nông thôn nói chung và người dân vùng
biển Bạc Liêu nói riêng hiện nay được triển khai với sự phối hợp chặt chẽ của các
Bộ, ngành, địa phương; với nỗ lực của cơ quan quản lý dạy nghề các cấp, các cơ sở
dạy nghề trên toàn quốc, sự nghiệp dạy nghề đã không ngừng đổi mới và phát triển
vững chắc. Đóng góp vào sự phát triển chung đó, hệ thống chính sách, pháp luật về
dạy nghề đã thể hiện vai trò vừa là công cụ quản lý hữu hiệu của nhà nước, vừa là
động lực cho sự phát triển dạy nghề những năm qua. Tuy nhiên xét về mặt hiệu quả
cụ thể mang lại cho người nông dân ở từng địa phương, từng vùng miền nông thôn
chưa được cải thiện nhiều.
Chính vì vậy, vấn đề chất lượng và hiệu quả dạy nghề hiện nay cần được
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thực hiện sao cho mang lại hiệu quả cao nhất,
các giải pháp phải được lựa chọn trên cơ sở khoa học nhằm giải quyết vấn đề hiệu
quả trong việc thực thi chính sách của Chính phủ, giải quyết được bài toán thực tiễn
với nhu cầu cấp bách về việc làm, nâng cao chất lượng hàng hoá, tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống người dân, tạo dựng lòng tin của dân đối với
đảng, đối với nhà nước.
Đề tài “ Giải pháp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy nghề cho ngƣời
dân vùng biển Bạc Liêu” được thực hiện theo tinh thần quyết định số 180/QĐĐHSPKT-SĐH ngày 3 thãng năm 2013 của hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ ngày 27 tháng 2 năm 2013 đến ngày
27 tháng 8 năm 2013, bao gồm các nội dung sau:
Phần một: Mở đầu
Phần hai: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng công tác dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho
người dân vùng biển Bạc Liêu.

iv



Gồm các nhóm giải pháp:
* Nhóm giải pháp 1: Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo.
* Nhóm giải pháp 2: Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo.
Phần ba: Kết luận và khuyến nghị
Người nghiên cứu kết luận thực trạng và giải pháp về hoạt động dạy nghề,
đồng thời đưa ra một số khuyến nghị đối với Đảng, Nhà nước cơ quan trung ương,
các cơ quan chức năng tại địa phương, cơ sở dạy nghề và địa phương có người học.

v


ABSTRACT
Vocational training and education for labor living in rural areas in general
and Bac Lieu coastal habitants in particular is implementing with the serious
cooperation of Ministry, department and local government at the moment. With the
effort of vocational training management organization, vocational training
organization all over the nation, vocational training and education activity is
renewing and developing significantly. Contributing to the common development,
regulation and policy system on vocational training and education activity played a
role as not only a government’s effective management tool but also a motivation for
vocational training and education over the last few years. However, there is a little
desired effective result for farmer in every specific rural area.
Therefore, vocational training and education quality and effect need to be
researched in order to propose scientific solutions to achieve the best results. These
news solutions must satisfy government’s policy and practical requirements about
the urgent demand of jobs, improved product quality, increased income. Besides,
habitants’ living standards must be also be stabilized to enhance the belief of people
on communist party and government.
The topic of “the solution to increase vocational training and education

quality and effect for Bac Lieu province coastal habitants” based on the decision
No. 180/QĐ-ĐHSPKT-SĐH on April 4th, 2013 of The rector of Ho Chi Minh city
technical training and education university on the period between February
27th,2013 and August 27th, 2013 which includes the contents below.
Part 1: Introduction
Part 2: Contents
Chapter 1: The theoretical foundation of researched topic.
Chapter 2: the reality of vocational training and education quality and
effect for Bac Lieu province coastal habitants.

vi


Chapter 3: The proposed solutions to increase vocational training and
education quality and effect for Bac Lieu province coastal habitants.
The solution’s groups are following:
* Solution’s group 1: Group solutions to improve the quality for training.
* Solution’s group 2: Group solutions to improve the effectiveness for
training.

Part 3: Conclusion and recommendation
The researcher concludes the thesis with vocational training and education in
reality and practice. Also, the recommendation to the communist party and the
central and local government is proposed.

vii


MỤC LỤC
PHẦN 1:


MỞ ĐẦU ................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu, Nhiệm vụ nghiên cứ u ......................................................2
* Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
* Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu .................................................3
* Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................3
* Khách thể nghiên cứu .......................................................................................4
4. Giả thuyết khoa học của đề tài ............................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ...........................................................4
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................5
* Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................................5
7. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................5
* Về lý luận ..........................................................................................................5
* Về thực tiễn .......................................................................................................5
PHẦN 2:
Chƣơng 1

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................6

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................................6
1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài...............................................................9
1.2.1 Chất lượng ..................................................................................................9
1.2.2 Đảm bảo chất lượng ..................................................................................10
1.2.3 Các hình thức đảm bảo chất lượng ...........................................................10

1.2.4 Chất lượng dạy nghề .................................................................................11
1.2.5 Nâng cao chất lượng dạy nghề .................................................................13

viii


1.2.6 Hiệu quả ....................................................................................................13
1.2.7 Hiệu quả giáo dục .....................................................................................14
1.2.8 Nâng cao hiệu quả giáo dục ......................................................................15
1.2.9 Các tiêu chí hiệu quả giáo dục ..................................................................15
1.2.10 Các chỉ số hiệu quả giáo dục ..................................................................16
1.2.11 Nghề .......................................................................................................16
1.2.12 Dạy nghề .................................................................................................18
1.2.13 Việc làm ..................................................................................................20
1.2.14 Tạo việc làm............................................................................................22
1.3 Một số khái niệm và quan điểm làm nền tảng cho vấn đề nghiên cứu ...........22
1.3.1 Các khái niệm về đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy nghề ...................22
1.3.2 Các mô hình và kỹ thuật đánh giá ............................................................24
1.3.3 Các loại kết quả và tiêu chí của kết quả đánh giá .....................................29
1.4 Xu thế phát triển giáo dục nghề nghiệp nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ..............................................................................................................30
1.5 Xu thế phát triển giáo dục nghề nghiệp thế giới ................................................32
Kết luận chương 1 ..............................................................................................35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ DẠY NGHỀ CHO

NGƢỜI DÂN

VÙNG BIỂN BẠC LIÊU .....................................................36
2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................36
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.....................................................................................36

2.1.2 Dân số và lao động ..................................................................................37
2.2 Thực trạng công tác dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu .....................39
2.2.1 Mạng lưới cơ sở dạy nghề ........................................................................39
2.2.2 Hoạt động dạy nghề phục vụ người dân vùng biển Bạc Liêu ..................42
2.2.3 Kết quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu ..............................47
2.2.4 Kết quả dạy nghề sau 3 năm 2010 - 2012.................................................48
2.3 Phương pháp điều tra ..........................................................................................51
2.4 Tổ chức thực hiện điều tra, thu thập và xử lý số liệu ..........................................51

ix


2.5 Kết quả khảo sát thực trạng chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân
vùng biển Bạc Liêu ...................................................................................................52
2.5.1 Nhận thức và thái độ người học ................................................................52
2.5.2 Hoạt động học tập của người học .............................................................58
2.5.3 Hiệu quả các hình thức tổ chức ................................................................65
2.5.4 Khó khăn và thuận lợi của học viên .........................................................67
2.5.5 Ý kiến về các biện pháp đề xuất ..............................................................73
2.6 Đánh giá chất lượng và hiệu quả .........................................................................75
2.6.1 Những mặt đã làm được ...........................................................................75
2.6.2 Những hạn chế ..........................................................................................77
2.6.3 Nguyên nhân .............................................................................................81
Kết luận chương 2 ..............................................................................................83
Chƣơng 3:

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
VÀ HIỆU QUẢ DẠY NGHỀ CHO NGƢỜI DÂN VÙNG
BIỂN BẠC LIÊU ..................................................................84


3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy
nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu ...............................................................84
3.1.1 Đảm bảo tính hệ thống ............................................................................84
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................84
3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả .............................................................................85
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ..........................85
3.4 Kiểm nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất ....................................94
3.4.1 Mục đích kiểm nghiệm .............................................................................94
3.4.2 Nội dung kiểm nghiệm .............................................................................94
3.4.3 Phương pháp kiểm nghiệm .......................................................................94
3.4.4 Tổ chức kiểm nghiệm ...............................................................................94
Kết luận chương 3 ............................................................................................100
PHẦN 3:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................101

x


1. Kết luận

..............................................................................................101

1.1 Nghiên cứu về lịch sử vấn đề ....................................................................101
1.2 Xây dựng cơ sở khoa học của biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả
dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu ......................................................101
1.3 Khảo sát thực trạng và rút ra kết luận........................................................101
1.4 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ
thách thức đề xuất 7 giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho
người dân vùng biển Bạc Liêu ............................................................................103

2. Khuyến nghị

..............................................................................................103

2.1 Khuyến nghị đối với Đảng, Nhà nước cấp Trung ương ............................103
2.2 Khuyến nghị đối với cơ quan chức năng địa phương cấp tỉnh ..................104
2.3 Khuyến nghị đối với cơ sở đào tạo ............................................................104
2.4 Khuyến nghị đối với địa phương cấp cơ sở...............................................105
3. Hướng phát triển củ đề tài ...................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................107

xi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Sản xuất kinh doanh

SXKD

2. Cơ sở sản xuất

CSSX

3. Lao động



4. Việc làm

VL


5. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

CNH - HĐH

6. Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh

SPKT HCM

7. Giáo viên

GV

8. Cán bộ giáo viên

CBGV

9. Học viên

HV

10 Dạy nghề

DN

11 Nhà xuất bản

NXB

12.Nhà xuất bản Lao động - Xã hội


NXB LĐ- XH

13 Phổ thông cơ sở

PTCS

14 Phổ thông trung học

PTTH

15 Trung cấp chuyên nghiệp

TCCN

16 Đại học

ĐH

17 Đồng bằng sông cửu long

ĐBSCL

18 Số lượng

SL

19 Thạc sỹ

ThS


20 Tiến sỹ

TS

21 Giáo sư

GS

22 Trung cấp Nghề

TCN

23 Cao đẳng Nghề

CĐN

24 Cơ sở vật chất

CSVC

25 Trang thiết bị

TTB

xii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Hình

Trang
1.1 Sơ đồ thang xác định mức độ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .27

Biểu đồ 2.2 Đánh giá của học viên về tầm quan trọng của dạy nghề . . . . . . . . . . . 54
Biểu đồ 2.3 Đánh giá của CBGV về tấm quan trọng của dạy nghề . . . . . . . . . . . . 56
Biểu đồ 2.4 Ý kiến về mức độ hứng thú của HV khi tham gia học nghề . . . . . . . . 57
Biểu đồ 2.5 Đánh giá của học viên về mức độ nắm vững nội dung. . . . . . . . . . . . 58
Biểu đồ 2.6 Đánh giá của CBGV về mức độ nắm vững nội dung . . . . . . . . . . . . .59
Biểu đồ 2.7 Đánh giá của học viên về mức độ nắm bắt kỹ năng nghề . . . . . . . . . . 62
Biểu đồ 2.8 Đánh giá của CBGV về mức độ nắm bắt kỹ năng nghề . . . . . . . . . . . .64
Biểu đồ 2.9 Đánh giá của học viên về hiệu quả hình thức tổ chức. . . . . . . . . . . . . 65
Biểu đồ 2.10 Đánh giá của CBGV về hình thức tổ chức. . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . .66
Biểu đồ 2.11 Đánh giá của học viên về những khó khăn trong học nghề . . . . . . . . 68
Biểu đồ 2.12 Đánh giá của CBGV về những khó khăn trong học nghề . . . . . . . . . 69
Biểu đồ 2.13 Đánh giá những khó khăn của giáo viên trong dạy nghề . . . . . . . . . .71
Biểu đồ 2.14 Đánh giá của người học về cách hướng dẫn của giáo viên . . . . . . . . 72
Biểu đồ 2.15Ý kiến của người học về các biện pháp nâng cao . . . . .. . . . . . . . . . .74
Biểu đồ 2.16Ý kiến của cán bộ giáo viên về các biện pháp nâng cao . . . . . . . . . . .75
Biểu đồ 3.17 Đánh giá sự khả thi các giải pháp trường dạy nghề . . . . . . . . . . . . 96
Biểu đồ 3.18 Đánh giá sự khả thi các giải pháp trung tâm dạy nghề. . . . . . . . . . . 97
Biểu đồ 3.19 Đánh giá sự khả thi các giải pháp người học .. . . . . . . . . . . . . . . . . 98
Biểu đồ 3.20 Đánh giá sự khả thi các giải pháp hiệu quả dạy nghề . . . . . . . . . . . 99

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng


Trang

Bảng 1.1 Các lĩnh vực quản lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
Bảng 2.2 Dân số vùng biển Bạc Liêu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .37
Bảng 2.3 Mạng lưới cơ sở dạy nghề Bạc Liêu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .42
Bảng 2.4 Quy mô tuyển sinh dạy nghề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .45
Bảng 2.5 Học sinh học nghề chính quy tại Bạc Liêu. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . 45
Bảng 2.6 Tình hình phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề . . . . . . . . . . . .. . . . . . . 46
Bảng 2.7 Đánh giá của học viên về tầm quan trọng của dạy nghề . . . . . . . . . . . . 53
Bảng 2.8 Đánh giá của CBGV về tấm quan trọng của dạy nghề . . . . . . . . . . . . . . 55
Bảng 2.9 Ý kiến về mức độ hứng thú của HV khi tham gia học nghề . . . . . . . . . 57
Bảng 2.10 Đánh giá của học viên về mức độ nắm vững nội dung. . . . . . . .. . . . . .58
Bảng 2.11 Đánh giá của CBGV về mức độ nắm vững nội dung . . .. . . . . . . . . . 59
Bảng 2.12 Đánh giá của học viên về mức độ nắm bắt kỹ năng nghề . . . . . . . . . . .61
Bảng 2.13 Đánh giá của CBGV về mức độ nắm bắt kỹ năng nghề . . . . . . . . . . . . .63
Bảng 2.14 Đánh giá của học viên về hiệu quả hình thức tổ chức. . . . . . . . . . . . . . .65
Bảng 2.15 Đánh giá của CBGV về hình thức tổ chức. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .66
Bảng 2.16 Người học đánh giá những khó khăn trong học nghề. . . . . . . . . . . . . . .67
Bảng 2.17 Cán bộ giáo viên đánh giá những khó khăn trong học nghề . . . . . . . . . 69
Bảng 2.18 Những khó khăn của giáo viên trong dạy nghề. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
Bảng 2.19 Đánh giá của người học về cách hướng dẫn của giáo viên . . . . . . . . . .72
Bảng 2.20 Ý kiến của người học về các biện pháp nâng cao . . . . . . . . . . . . . . . . . .73
Bảng 2.21 Ý kiến của cán bộ giáo viên về các biện pháp nâng cao . . . . . . . . . . . . .74
Bảng 3.22 Đánh giá sự khả thi của giải pháp cho trường dạy nghề. . . . . . . . . . . .96
Bảng 3.23 Đánh giá sự khả thi của giải pháp cho trung tâm dạy nghề. . . . . . . . . .96
Bảng 3.24 Đánh giá sự khả thi của giải pháp cho người học nghề. . . . . . . . . . . . .97
Bảng 3.25 Đánh giá sự khả thi của giải pháp nâng cao hiệu quả. . . . . . . . . . . . . . 98

xiv



PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đòi hỏi phải sử dụng nhiều diện tích
đất nông nghiệp, đất diêm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản để xây dựng các hạ tầng
công nghiệp và đô thị, làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp đáng kể. Điều này
dẫn đến số lượng lao động bình quân trên một diện tích canh tác tăng lên. Hiện
tượng đất chật, người đông đang là xu hướng chung của các vùng ở nước ta, đặc
biệt là ở vùng đồng bằng và ở địa phương có tốc độ đô thị hóa cao. Như vậy, quá
trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã làm “dư thừa” một lượng lao động buộc phải
chuyển sang các nghề khác tại nông thôn hoặc trở thành lao động công nghiệp.
Mặt khác, để đảm bảo phấn đấu đạt mục tiêu đã đề ra cần áp dụng mạnh mẽ
tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất lao động và nâng
cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. Điều này đòi hỏi người người dân vùng nông
thôn phải trở thành những “chuyên gia” trong lĩnh vực sản xuất, phải trở thành
những người năng động thích ứng nhanh với các điều kiện mới. Trong khi đó hiện
tại, tỷ lệ lao động của người dân qua đào tạo nghề còn rất thấp, là trở ngại cho quá
trình hiện đại hóa này.
Những yếu tố và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên sẽ tạo ra sự
chuyển dịch rất lớn đối với lao động, từ dịch chuyển kỹ năng đến dịch chuyển nghề
nghiệp, dịch chuyển nơi sinh sống, với một số xu hướng chuyển dịch sau:
- Chuyển dịch kỹ năng: từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hiện đại.
- Chuyển dịch nghề nghiệp từ lao động nông, lâm, ngư nghiệp sang lao động
dịch vụ du lịch, lao động công nghiệp tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp
SXKD, dịch vụ ở nông thôn, . . .
- Chuyển dịch nghề nghiệp và nơi sinh sống từ lao động nông, lâm, ngư
trường chuyển thành lao động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị (mới và cũ).

- Tạo ra một dòng di dân quốc tế mới, thông qua xuất khẩu lao động hoặc ra
định cư ở nước ngoài với người thân.

1


- Tạo ra những nghề phụ tăng thu nhập ổn định cuộc sống, giải quyết được
thời gian rãnh rỗi chờ công việc của người dân.
Từ các xu hướng này cho thấy, nhu cầu về đào tạo và việc làm cho lao động
của người dân vùng này là rất lớn.
Chính vì vậy, vấn đề quản lý nhà nước hiện nay về “Dạy nghề và việc làm
cho người dân vùng nông thôn Bạc Liêu” cần được nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp thực hiện sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, các giải pháp phải được lựa
chọn trên cơ sở khoa học nhằm giải quyết vấn đề hiệu quả trong việc thực thi chính
sách của Chính phủ, giải quyết được bài toán thực tiễn với nhu cầu cấp bách về việc
làm, nâng cao chất lượng hàng hoá, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, ổn định
cuộc sống người dân, tạo dựng lòng tin của dân đối với đảng, đối với nhà nước.
Lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy
nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu, Nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu là nghiên cứu khảo sát thực trạng, đề xuất giải pháp hợp lý nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho người dân, tạo cho họ có một
nghề để có thể tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm trên các lĩnh vực khác ngay
trên quê hương của họ.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của đề tài được thể hiện qua các nội dung sau:
(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng và hiệu quả dạy nghề, việc nâng
cao chất lương và hiệu quả về lao động và việc làm trên cơ sở một số lý thuyết của
các nhà khoa học và các phương pháp đào tạo hiện nay làm nền tảng.

(2) Nghiên cứu thực trạng về chất lượng và hiệu quả công tác dạy nghề ,
truyền nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu thông qua việc làm và thu nhập của
người dân nhằm ổn định cuộc sống lâu dài, bao gồm các nội dung như sau.
Nghiên cứu thực trạng về chất lượng dạy nghề cho người dân:
+ Mạng lưới cơ sở dạy nghề của địa phương;

2


+ Ngành nghề đào tạo;
+ Hệ đào tạo;
+ Quy mô đào tạo;
+ Công tác tuyển sinh học nghề;
+ Hình thức tổ chức giảng dạy;
+ Nội dung giảng dạy;
+ Phương pháp giảng dạy;
+ Công tác giảng dạy và điều kiện giảng dạy.
Nghiên cứu thực trạng hiệu quả đầu ra lao động và việc làm cho người
dân:
+ Việc làm, thể hiện qua việc tìm kiếm việc làm là tự tạo việc làm
của người dân sau khi học nghề;
+ Lao động và tay nghề của người học, thể hiện kỹ năng lao động
thông qua chất lượng sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thị
trường trong sản xuất và kinh doanh.
(3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu.
(4) Kiểm nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu
Các yếu tố về chất lượng và hiệu quả trong đào tạo nghề, đặc điểm hoạt

động dạy nghề của Bạc Liêu nói chung và khu vực vùng biển Bạc Liêu nói riêng.
* Khách thể nghiên cứu
Nghề cho người lao động tại địa phương, quá trình đào tạo nghề và truyền
nghề cho lao động nông thôn, giải quyết vấn đề lao động và việc làm sau đào tạo.
4. Giả thuyết khoa học của đề tài
“ Công tác dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu hiện nay chất lượng
chưa tốt và hiệu quả không cao. Nếu áp dụng những giải pháp đề xuất của người

3


nghiên cứu thì chất lượng và hiệu quả dạy nghề sẽ được nâng cao, đáp ứng được
các điều kiện về việc làm và tăng thu nhập cho người dân “.
Đây chính là những luận điểm cần được chứng minh trong đề tài.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu công tác dạy nghề và học nghề cho người dân
thông qua các chương trình, chính sách, đề án của Chính phủ, chủ yếu cho người
dân vùng biển Bạc Liêu, thuộc địa bàn thành phố Bạc Liêu, huyện Hoà Bình và
huyện Đông Hải.
- Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả công tác dạy
nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn theo các chương trình chính sách và đề án
của Chính phủ, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả lao động và việc làm
của quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tầm, phân tích các quan điểm lý luận thể hiện trong các văn kiện của
đảng, nghiên cứu sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài, bao gồm các báo cáo
tổng kết, tài liệu thống kê, các kết quả nghiên cứu các vấn đề có liên quan được ông
bố trên tạp chí, các đề tài nghiên cứu khoa học, . . . Sử dụng phương pháp phân tích
– tổng hợp tài liệu để nghiên cứu các tài liệu về nghiên cứu khoa học làm cơ sở lý

luận cho đề tài.
* Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Thu thập dữ liệu thực tế , tìm hiểu thực trạng vấn đề để xây dựng cơ sở lý
luận thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp điều tra – phỏng vấn
Số liệu thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng trên cơ
sở hệ thống câu hỏi soạn trước để phỏng vấn người dân chủ yếu tập trung hai huyện
và các xã ven biển thuộc thành phố Bạc Liêu. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương
pháp phỏng vấn trao đổi ý kiến với giáo viên , các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm

4


đang làm nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn để lấy dữ liệu cho phân tích
đánh giá.
- Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề
mà đề tài đã đề xuất nhằm xác định tính phù hợp, khả thi của giải pháp.
* Phƣơng pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống mô tả như: So sánh, kiểm định thống kê, các
phương pháp phân tích theo từng yêu cầu cụ thể của mục tiêu đề tài, để xử lý các số
liệu, thông tin thu được.
7. Ý nghĩa khoa học của đề tài
* Về lý luận
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề sẽ
mang lại hiệu quả thiết thực về lao động và việc làm cho người lao động .
*Về thực tiễn
Đề xuất các giải pháp có tính hiện thực và khả thi nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu, góp phần thực hiện hiệu
quả các chương trình, chính sách, đề án của Chính phủ đối với dạy nghề cho lao

động nông thôn.

5


PHẦN 2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
 Nghiên cứu trong nước
Lao động của người dân vùng biển được đánh giá là nguồn lao động dồi dào
và tiềm năng đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây
và trong thời gian tới. Lực lượng lao động thuộc khu vực này trên cả nước chiếm tỉ
lệ khá cao nhưng trên thực tế lại thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực có kỹ thuật, kỹ
năng và trình độ cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước, điều này đòi hỏi công tác đào tạo nghề cho lao động của người dân vùng
biển là một vấn đề cấp bách và cần thiết.
Trong những năm gần đây, Đề tài nghiên cứu về lĩnh vực đào tạo nghề cho
lao động nông thôn được đề cập trong một số đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu
sau:
- Vũ Minh Hùng. “Tìm hiểu, so sánh và phát triển chương trình đào tạo nghề
theo hướng linh hoạt tại Việt Nam”. (Luận văn Thạc sĩ trường ĐHSPKT TP.HCM
khóa 2002);
- Huỳnh Thị Mỹ Linh. “Xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo tại Trung tâm dạy nghề Nhà Bè”. (Luận văn Thạc sĩ trường ĐHSPKT
TP.HCM khóa 2004 – 2006);
- Bùi Thị Hạnh. “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề tại
trường Dung Quất nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế cho Khu công nghiệp Dung Quất

tỉnh Quảng Ngãi”. (Luận văn Thạc sĩ trường ĐHSPKT TP.HCM khóa 2005 –
2007);

6


Nguyễn Thị Mai Trang. “Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh”. (Luận văn Thạc sĩ trường
ĐHSPKT TP.HCM khóa 2008 – 2010);
- Hà Thị Thanh Nga. “Xây dựng trương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề
nghề Trồng hoa và Cây cảnh cho lao động nông thôn tại tỉnh Đồng Nai”. (Luận văn
Thạc sĩ trường ĐHSPKT TP.HCM khóa 2008 – 2010);
- Đề tài cấp Nhà nước, mã số KX-05-10. “Thực trạng và giải pháp đào tạo
lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện
kinh tế thị trường, toàn cầu hóa”. Chủ nhiệm đề tài: GS.TSKH Nguyễn Minh
Đường;
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. “Nghiên cứu, đề xuất chính sách đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Bảo Dương;
- Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (2011). Sổ tay công tác đào tạo nghề
cho lao động nông thôn. NXB LĐ-XH;
- Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (2011). Mô hình dạy nghề và giải
quyết việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất. NXB LĐXH;
- Luận án tiến sĩ. “Quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận”;
- Vũ Quốc Tuấn. Hội Thảo đào tạo nhân lực – Những thuận lợi và trở ngại;
Bài tham luận Đào tạo nghề cho lao động nông thôn;
- Mạc Tiến Anh. Nghiên cứu một số mô hình đào tạo nghề cho lao động
nông thôn;
- Ban Chỉ đạo Trung ương. Báo cáo sơ kết việc thực hiện đề án đào tạo nghề
cho lao động nông thôn 6 tháng đầu năm 2011.

Các đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu, luận văn trên đã đề cập nhiều góc
độ khác nhau về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở từng loại hình và từng điều
kiện cụ thể khác nhau nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu
các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người dân vùng biển.

7


Đối với địa phương hiện nay đang triển khai thực hiện đề án “Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tỉnh Bạc Liêu năm 2010-2020”; đang triển khai thực hiện
“Chương trình phát triển bền vững của tỉnh giai đoạn 2008-2015 và định hướng
năm 2020”. Đồng thời cũng đã tổ chức được nhiều hội thảo và đề xuất nhiều công
trình nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn, các mô hình sản xuất làng nghề, mô
hình phát triển làng nghề kết hợp với du lịch, . . .
Tuy nhiên, việc nghiên cứu cụ thể “ Đánh giá và đưa ra giải pháp nâng cao
chất lượng và hiệu quả dạy nghề cho người dân vùng biển Bạc Liêu” chưa thấy có
bài viết hoặc công trình nào triển khai ứng dụng cho địa phương.
 Nghiên cứu ngoài nước
Những công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới cho thấy phát
triển đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được
Chính phủ các nước quan tâm đặc biệt với vai trò là một thành tố chính trong Chiến
lược phát triển nguồn nhân lực, đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia
đó. Qua một số công trình nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới như các nước
trong khối ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Phương tây ( Mỹ,
Đức…) về đào tạo nghề đã thể hiện qua các điểm sau:
- Chính phủ các nước thường có các chính sách nhất quán và đồng bộ về
phát triển đào tạo nghề lồng ghép trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đồng
thời, Chính phủ sẽ giao các cơ quan quản lý xác định và thiết lập hệ thống tiêu
chuẩn để quản lý thống nhất chất lượng đào tạo trên phạm vi cả nước tương ứng với
hệ thống bằng cấp, chứng chỉ nghề.

- Phân cấp rõ ràng việc quản lý đào tạo nghề theo ngành dọc và theo vùng
địa lí để đảm bảo tính chủ động của các cơ quan quản lý đồng thời tạo sự linh hoạt
cho hoạt động đào tạo nghề được phân bố tại các vùng địa phương theo quy hoạch
tổng thể của cả nước.
- Phát triển nguồn đào tạo nghề được nhất quán từ khâu đào tạo, sử dụng và
bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo cân bằng cung cầu lao
động trên thị trường theo các ngành kinh tế cũng như theo vùng địa lí.

8


- Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện song song
theo hai hướng là đào tạo để chuyển dịch cơ cấu lao động (là chủ yếu, gắn liền với
quá trình công nghiệp hóa) và đào tạo nghề để nâng cao năng suất lao động trong
nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh ngay từ cấp
PTCS để có định hướng học nghề ngay sau khi học hết PTTH.
- Đào tạo nghề được phát triển đa dạng và vai trò của các đối tác xã hội được
chú trọng; đồng thời phát huy tính chủ động của các cá nhân trong một xã hội học
tập suốt đời.
Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo với
thực hành tại nơi sử dụng lao động, gắn kết chặt chẽ giữa “học” và “hành”, đào tạo
theo địa chỉ, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của nơi sử dụng lao động.
1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1 Chất lƣợng(1)
Chất lượng là gì ? Có nhiều định nghĩa và cách lý giải khác nhau, các quan
niệm về chất lượng có thể thấy được qua sáu khái niệm sau đây:
+ Chất lượng là “ tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật . .
. làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác “ (Từ điển tiếng Việt phổ thông).
+ Chất lượng là “ cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái
tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia” ( Từ điển tiếng Việt

thông dụng - Nhà xuất bản 1998).
+ Chất lượng là “ mức hoàn thiện, là đặc trưng hay đặc trưng tuyệt đối,
dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản” ( Oxford Poket Dictationary).
+ Chất lượng là “ tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả
mãn nhu cầu người sử dụng” (Tiêu chuẩn Pháp - NFX 50-109).
+ Chất lượng là “ tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo
cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu
cầu tiềm ẩn” ( TCVN - ISO 8402).

(1)

trang 6 và 7

9


×