Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

ThS01 161 tác ĐỘNG lạm PHÁT đến TĂNG TRUOG KINH tế và lộ TRÌNH áp DỤNG CHÍNH SÁCH lạm PHÁT mục TIÊU tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ANH KHOA

TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ
LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VĂN DÂN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015


i

TÓM TẮT
Lạm phát và tăng trƣởng kinh tế vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với
sự ổn định và phát triển của mọi quốc gia. Nếu lạm phát cao không đem lại những
kết quả tốt cho tăng trƣởng kinh tế thì ngƣợc lại, lạm phát quá thấp cũng không phải
là yếu tố thuận lợi để phát triển. Theo đó, chính lạm phát mục tiêu – Inflation
Targeting Policy đã đƣợc lựa chọn áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới và đã
cho thấy những kết quả tích cực khi lạm phát đƣợc kiểm soát ở mức thấp hợp lý
đồng thời, chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế cũng đƣợc cải thiện hơn rất nhiều.


Trên cơ sở phân tích thực trạng điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm
phát tại Việt nam, kết quả cho thấy việc áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu là
một hƣớng đi rất cần thiết cũng nhƣ nền kinh tế hiện nay nên công bố chuyển đổi
từng bƣớc trƣớc khi áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu hoàn toàn. Tuy nhiên,
song song việc hoàn thiện các điều kiện tiên quyết chính sách lạm phát mục tiêu thì
việc trả lời câu hỏi khung lạm phát mục tiêu Việt Nam bao nhiêu là hợp lý cũng
đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách cho giai đoạn chuyển
tiếp. Trên nền tảng nghiên cứu của Sarel (1995), Khan & Senhadji (2000), Mubarik
(2005), Leshoro (2012), Vinayagathasan (2013) về mối quan hệ giữa lạm phát tăng trƣởng, tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu chuỗi thời gian các biến số kinh tế vĩ mô
tại Việt Nam từ QI/2004 – Q4/2014 để ƣớc lƣợng mức lạm phát tối ƣu hay ngƣỡng
lạm phát bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS) và các kỹ thuật hồi quy
hai giai đoạn tối thiểu (2SLS) hay mô-men tổng quát (GMM). Kết quả cho thấy,
mức ngƣỡng lạm phát của Việt Nam là 7% và khi lạm phát vƣợt quá ngƣỡng này sẽ
gây ra các tác động bất lợi lên tăng trƣởng kinh tế, ngƣợc lại nếu lạm phát dƣới
ngƣỡng sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trƣởng. Theo đó, kết luận này đã giúp ích rất
nhiều trong việc đề xuất khung lạm phát mục tiêu cho lộ trình chuyển đổi tại Việt
Nam trƣớc khi thực hiện áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu hoàn toàn.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Anh Khoa
Sinh ngày: 05 tháng 10 năm 1991 – tại: Bình Định
Quê quán: TP Quy Nhơn, Bình Định
Hiện đang công tác tại: Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – CN
Thủ Đức, số 01 Võ Văn Ngân, P.Trƣờng Thọ, Q. Thủ Đức, TPHCM
Là học viên cao học khóa 15 trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Mã học viên: 020115130047
Cam đoan đề tài: Tác động lạm phát đến tăng trƣởng kinh tế và lộ trình áp

dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng. Mã số: 60340201
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Văn Dân
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu học tập
và làm việc với tinh thần nghiêm túc. Số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng
và đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2015
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Anh Khoa


iii

LỜI CẢM ƠN
Lời trƣớc tiên, tôi xin thể hiện tấm lòng biết ơn lớn nhất đến cha mẹ, những
ngƣời đã luôn giúp đỡ tôi bằng những lời động viên tình cảm cũng nhƣ lời chúc tốt
đẹp vào những khi tôi cảm thấy gặp nhiều khó khăn nhất để tôi có thể tiếp tục cố
gắng cho đến ngày hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tiếp đến, tôi xin thể hiện lòng cảm ơn chân thành đến TS. Đặng Văn Dân,
ngƣời đã nhiệt tình giúp đỡ tôi với những lời chỉ bảo cũng nhƣ lời khuyên hữu ích
và tận tình để tôi có thể từng bƣớc hoàn thiện kể từ lúc khởi đầu cho đến khi đạt
đƣợc thành quả nghiên cứu sau cùng.
Và tôi cũng xin cảm ơn tất cả các thầy cô khoa Sau đại học trƣờng Đại học
Ngân hàng TP.HCM, những ngƣời đã luôn truyền đạt cho tôi những kiến thức nền
tảng quý báu cũng nhƣ những ngƣời bạn cùng lớp cao học đã chia sẻ kinh nghiệm
và giúp đỡ lẫn nhau cho đến ngày hoàn thành xong chƣơng trình cao học này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành biết ơn!

Thành phồ Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2015

Nguyễn Anh Khoa


iv

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU/BIỂU ĐỒ/HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT, TÁC ĐỘNG CỦA
LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH LẠM
PHÁT MỤC TIÊU.................................................................................... 1
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT .....................................................................1
1.1.1 Định nghĩa.........................................................................................................1
1.1.2 Đo lƣờng lạm phát ...........................................................................................1
1.1.3 Phân loại lạm phát ............................................................................................2
1.1.4 Các nguyên nhân lạm phát ..............................................................................3
1.1.4.1 Lạm phát do cầu kéo ................................................................................3
1.1.4.2 Lạm phát do chi phí đẩy ..........................................................................4
1.1.5 Một số quan điểm về lạm phát .......................................................................4
1.1.5.1 Lạm phát theo quan điểm lƣợng tiền .....................................................4
1.1.5.2 Lạm phát theo quan điểm kỳ vọng .........................................................5
1.1.5.3 Lạm phát theo quan điểm cơ cấu ............................................................6
1.2 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ..6
1.2.1 Một số nghiên cứu lý thuyết .......................................................................6
1.2.2 Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm .................................................... 10
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU......................... 13
1.3.1 Chính sách tiền tệ ........................................................................................... 13

1.3.1.1 Mục tiêu của chính sách tiền tệ ............................................................. 13
1.3.1.2 Công cụ của chính sách tiền tệ .............................................................. 16
1.3.2 Chính sách lạm phát mục tiêu ...................................................................... 17
1.3.2.1 Khái niệm ................................................................................................ 17
1.3.2.2 Các nguyên tắc của chính sách lạm phát mục tiêu ............................. 19
1.3.2.3 Điều kiện tiên quyết để áp dụng thành công chính sách lạm phát mục
tiêu ......................................................................................................................... 20
1.3.2.4 Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của chính sách lạm phát mục tiêu............. 21
1.4 KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH
SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU ................................................................................ 22
1.4.1 Kinh nghiệm của New Zealand .................................................................... 22


v

1.4.2 Kinh nghiệm của Mexico .............................................................................. 24
1.4.3 Kinh nghiệm của Brazil................................................................................. 25
1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................ 27

CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT, TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ
THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SOÁT
LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2014 ........................ 30
2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2014 ..................................................................... 30
2.2 THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SOÁT LẠM
PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2014................................................. 36
2.2.1 Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ ......................................................... 36
2.2.1.1 Mục tiêu cuối cùng ................................................................................. 36
2.2.1.2 Mục tiêu trung gian ................................................................................ 37
2.2.1.3 Mục tiêu hoạt động ................................................................................. 40

2.2.2 Thực trạng sử dụng công cụ chính sách tiền tệ kiềm chế lạm phát ......... 41
2.2.2.1 Giai đoạn 2000 - giữa 2007 ................................................................... 41
2.2.2.2 Giai đoạn từ giữa 2007 - 2010 .............................................................. 45
2.2.2.3 Giai đoạn 2011 - 2014............................................................................ 49
2.2.3 Đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam ................. 54
2.2.3.1 Những mặt tích cực ................................................................................ 54
2.2.3.2 Những mặt hạn chế ................................................................................. 55
2.2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế ...................................................................... 58
2.3 NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT
MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM ..................................................................................... 59
2.3.1 Lý do nên áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam .............. 59
2.3.2 Thực trạng đáp ứng các điều kiện chính sách lạm phát mục tiêu ............ 61
2.3.2.1 Ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ.............. 61
2.3.2.2 Sự độc lập của Ngân hàng Trung ƣơng ............................................... 62
2.3.2.3 Thị trƣờng tài chính ổn định và phát triển ........................................... 63
2.3.2.4 Năng lực dự báo lạm phát ...................................................................... 65
2.3.2.5 Sự lành mạnh của chính sách tài khóa ................................................. 66
2.3.3 Đánh giá các điều kiện áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu................ 67


vi

CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH ƢỚC LƢỢNG MỨC LẠM PHÁT TỐI ƢU
(NGƢỠNG LẠM PHÁT) ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT
NAM ....................................................................................................... 70
3.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 70
3.1.1 Mô hình ƣớc lƣợng ngƣỡng lạm phát đối với tăng trƣởng kinh tế .......... 70
3.1.2 Mô tả dữ liệu................................................................................................... 72
3.1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 72
3.1.3.1 Kiểm định tính dừng .............................................................................. 72

3.1.3.2 Ƣớc lƣợng bƣớc trễ tối ƣu với mô hình VAR ..................................... 73
3.1.3.3 Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger.......................................... 74
3.1.3.4 Phƣơng pháp hồi quy với OLS, 2SLS và GMM ................................ 74
3.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................................................... 77
3.2.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu .............................................................................. 77
3.2.2 Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình ...................................... 77
3.2.3 Lựa chọn bƣớc trễ tối ƣu bằng mô hình VAR ............................................ 78
3.2.4 Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger ................................................. 79
3.2.5 Ƣớc lƣợng ngƣỡng lạm phát với OLS, 2SLS và GMM ............................ 79
3.2.6 Đánh giá kết quả mô hình ............................................................................. 83

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU
HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHÍNH
SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM ................................. 86
4.1 NHÓM GIẢI PHÁP ƢU TIÊN TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2015 - 2016 .......................................................................... 86
4.2 NHÓM GIẢI PHÁP ĐỊNH HƢỚNG ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT
MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM ..................................................................................... 89
4.2.1 Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng Nhà nƣớc ....................................... 89
4.2.2 Tăng cƣờng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình .............................. 90
4.2.3 Hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ ........................................... 90
4.2.4 Nâng cao năng lực dự báo lạm phát ............................................................ 93
4.2.5 Cắt giảm thâm hụt ngân sách........................................................................ 93
4.3 LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU ................. 94

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên từ viết tắt

Giải nghĩa

CSTT

Chính sách tiền tệ

CSTK

Chính sách tài khóa

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nƣớc

DTBB

Dự trữ bắt buộc

HMTD

Hạn mức tín dụng

GTCG

Giấy tờ có giá


IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTM CP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

NHTM NN

Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTW

Ngân hàng Trung ƣơng

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TTM

Thị trƣờng mở

LSCB

Lãi suất cơ bản

LSTCV

Lãi suất tái cấp vốn

LSTCK

Lãi suất tái chiết khấu

LSCV

Lãi suất cho vay

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCTC

Tổng cục thống kê


TPTTT

Tổng phƣơng tiện thanh toán


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU/BIỂU ĐỒ/ HÌNH
Danh mục bảng biểu
Số

Tên bảng

2.1

Mục tiêu và thực tế thực hiện các chỉ tiêu (2000-2014)

38

2.2

Lãi suất cơ bản, tái cấp vốn và tái chiết khấu (2004-2007)

42

2.3

Quy định dự trữ bắt buộc (2001-2007)


43

2.4

Hoạt động thị trƣờng mở (2000-2007)

43

2.5

Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc (2008-2011)

47

2.6

Chỉ số phản ánh độ sâu thị trƣờng tài chính (2008-2014)

65

2.7

Hệ số ICOR của các khu vực đầu tƣ (1996-2014)

67

3.1

Thống kế dữ liệu các biến trong mô hình


77

3.2

Kiểm định Augmented Dickey - Fuller và Phillips – Perron

77

3.3

Lựa chọn độ trễ tối ƣu bằng mô hình VAR

78

3.4

Kiểm định Granger giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế

79

3.5

Kết quả ƣớc lƣợng ngƣỡng lạm phát tại INF*=7%

79

3.6

Kiểm định độ tin cậy của ƣớc lƣợng tại ngƣỡng INF*=7% (OLS)


81

3.7

Kiểm định độ tin cậy của ƣớc lƣợng tại ngƣỡng INF*=7%
(2SLS& GMM)

Trang

82

Danh mục biểu đồ
Số

Tên biểu đồ

Trang


ix

1.1

Tăng trƣởng GDP và lạm phát New Zealand (1962-2004)

23

1.2

Diễn biên lạm phát của Mexico (1995 -2008)


24

1.3

Diễn biến lạm phát Brazil (1999 - 2014)

26

2.1

Lạm phát và tăng trƣởng kinh tế (1999-2014)

30

2.2

Giá dầu thô thế giới (2000-2014)

31

2.3

Diễn biến các chỉ số giá hàng hóa (2007-2010)

33

2.4

Diễn biến lạm phát so tháng 12 năm trƣớc (2011-2014)


34

2.5

Tăng trƣởng tổng sản lƣợng tiềm năng (1999-2014)

35

2.6

Lạm phát và tăng trƣởng kinh tế (1996-2014)

36

2.7

Diễn biến M2 thực tế và kế hoạch (2000-2014)

39

2.8

Tăng trƣởng tín dụng thực tế và kế hoạch (2000-2014)

40

2.9

Diễn biến điều hành công cụ lãi suất (2008-2010)


45

2.10

Lƣợng tiền cung ứng ròng qua thị trƣờng mở (2008-2010)

48

2.11

Diễn biến tỷ giá điều hành (2007-2010)

49

2.12

Diễn biến điều hành công cụ lãi suất (2011-2014)

51

2.13

Diễn biến lãi suất bình quân liên ngân hàng (2011-2013)

51

2.14

Bơm hút tiền trên thị trƣờng mở sáu tháng đầu năm 2011


51

2.15

Diễn biến bơm hút tiền trên thị trƣờng mở năm 2013

52


x

2.16

Diễn biến tỷ giá điều hành và tỷ giá ngân hàng (2011-2014)

53

2.17

Diễn biến tình trạng đô la hóa Việt Nam (2000-2014)

54

2.18

Quy mô tổng tài sản có hệ thống TCTD (2012-2014)

63


2.19

Một số chỉ tiêu an toàn hệ thống tài chính (2012-2014)

64

2.20

Cân đối thu chi Ngân sách Nhà nƣớc (2000-2014)

67

3.1

Tổng phần dƣ bình phƣơng ƣớc lƣợng OLS, 2SLS và GMM

80

Danh mục hình vẽ
Số

Tên hình

1.1

Lạm phát do cầu kéo

3

1.2


Lạm phát do chi phí đẩy

4

1.3

Quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế

10

1.4

Quy trình thực thi chính sách tiền tệ

13

1.5

Quy trình thực thi chính sách lạm phát mục tiêu

19

Trang


xi

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Thời gian qua, lạm phát và tăng trƣởng kinh tế vẫn luôn là vấn đề quan tâm
hàng đầu đối với các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam, nhất là kể từ khi quá
trình hội nhập và tự do hóa tài chính diễn ra mạnh mẽ trong khi những nền tảng vĩ
mô còn lỏng lẽo khiến việc kiểm soát lạm phát nhiều lúc vƣợt khỏi tầm kiểm soát
của NHNN. Nếu thời gian trƣớc năm 2011, Việt Nam luôn là một quốc gia có tỷ lệ
lạm phát thuộc hàng cao nhất trong khu vực đi cùng tốc độ tăng trƣởng có chiều
hƣớng suy giảm thì kể từ năm 2012 trở lại đây, lạm phát lại liên tục giảm dần. Theo
đó, dễ thấy rằng trong điều kiện lạm phát quá thấp cũng có thể gây ra những khó
khăn nhất định đối với tình hình kinh tế trong nƣớc.
Với việc chuyển hƣớng điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) sang tập trung
mục tiêu ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát hay nói cách khác thực thi chính sách
lạm phát mục tiêu (CSLPMT), nhiều quốc gia áp dụng chính sách này trên thế giới
đã cho thấy những kết quả đáng kể khi lạm phát đƣợc giữ ở mức thấp trong thời
gian dài đồng thời chất lƣợng tăng trƣởng cũng đƣợc cải thiện rất tốt. Theo đó, tại
Việt Nam đến nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, điển hình:
Phí Trọng Hiển (2005), “Lạm phát mục tiêu: Kinh nghiệm thế giới và giải
pháp cho Việt Nam” [7]. Dựa trên kinh nghiệm các quốc gia áp dụng CSLPMT, tác
giả đã làm rõ một số các vấn đề quan trọng về CSLPMT nhƣ: Lý do lựa chọn, đặc
tính cơ bản và khả năng vận dụng tại các nƣớc đang phát triển. Nhìn chung, nghiên
cứu cho rằng việc áp dụng chính sách này tại Việt Nam là chƣa khả thi và dừng lại
ở việc đề xuất một số gợi ý nhằm điều chỉnh lạm phát cho phù hợp trong khi vẫn
chƣa làm rõ đƣợc sự cấp thiết của việc điều hành CSTT kiểm soát lạm phát cũng
nhƣ lộ trình chuyển đổi áp dụng CSLPMT.
Le Anh Tu (2006), “Moneytary in Viet Nam: Alternatives to Inflation
Targeting” [58]. Nghiên cứu chủ yếu xem xét khả năng áp dụng CSLPMT trong
mối tƣơng quan với cơ chế điều hành tỷ giá và đã chỉ ra rằng việc áp dụng


xii


CSLPMT có thể giúp nền kinh tế đang chuyển đổi nhƣ Việt Nam giảm bớt sự phụ
thuộc vào các biện pháp bảo hộ hay sự nâng đỡ hành chính, tuy nhiên tác giả cho
rằng việc duy trì cơ chế tỷ giá ổn định vẫn là điều cần thiết hơn trƣớc khi hƣớng đến
áp dụng chính sách này trong tƣơng lai. Theo đó, việc chuyển đổi khuôn khổ
CSLPMT chỉ đƣợc xem xét một cách sơ lƣợc và chƣa cập nhật đƣợc những vấn đề
thực trạng của nền kinh tế hiện nay, nhất là khi quá trình tự do hóa dòng vốn diễn ra
rất mạnh mẽ.
Phạm Thế Anh (2011), “Lạm phát và các quy tắc của chính sách tiền tệ” [5].
Tác giả đã tiếp cận vấn đề dựa trên cơ sở phân tích các thành tố biến động của lạm
phát cũng nhƣ xem xét các phản ứng của NHNN trong việc điều hành các công cụ
CSTT. Nghiên cứu đã cho thấy rằng, luôn có sự chậm trễ và thiếu nhất quán trong
việc điều hành các công cụ CSTT nhằm kiểm soát lạm phát xuất phát từ sự mâu
thuẫn trong hệ thống mục tiêu. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới dừng lại ở việc thảo luận
về các quy tắc của CSTT trong việc theo đuổi mục tiêu lạm phát nhằm hỗ trợ tăng
trƣởng mà chƣa đề cập trực tiếp đến việc làm thế nào để giải quyết gốc rễ sự mâu
thuẫn giữa các mục tiêu để định hƣớng cho công tác điều hành CSTT tại Việt Nam.
Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), “Nguồn gốc lạm phát
ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011 phát hiện mới từ những bằng chứng mới” [6].
Nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc yếu tố kỳ vọng lạm phát có sự chi phối quan trọng đối
với tình hình giá cả hiện tại đồng thời uy tín của NHNN hay Chính phủ trong các
chính sách thƣờng đóng vai trò quyết định. Vì vậy, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào
hai khía cạnh là nâng cao uy tín cơ quan điều hành và các giải pháp ngăn ngừa với
mục tiêu lạm phát rõ ràng nhằm hƣớng đến sự cân bằng vĩ mô, tăng trƣởng kinh tế
dài hạn, trong khi cốt lõi để giải quyết các vấn đề trên là việc hƣớng đến áp dụng
khuôn khổ CSLPMT vẫn chƣa đƣợc xem xét một cách tổng thế.
Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), “Chính sách tiền tệ: Hiệu quả của tính linh
hoạt và đồng bộ” [24]. Tác giả đã tập trung phân tích về sự phối hợp của một số các
giải pháp thực thi CSTT mà NHNN thực hiện nhƣ: Kiểm soát cung tiền, chính sách
lãi suất, quản lý ngoại hối, an toàn hệ thống tài chính. Dựa trên cơ sở phân tích diễn



xiii

biến tình hình kinh tế trong nƣớc, nghiên cứu đã cho thấy rằng mục tiêu điều hành
CSTT hƣớng đến kiểm soát lạm phát vẫn đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Đồng
thời, công tác điều hành CSTT chỉ thực sự hiệu quả nếu các giải pháp đều tập trung
vào một mục tiêu duy nhất là kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, việc áp dụng khuôn
khổ CSLPMT vẫn chƣa đƣợc tác giả đề cập trực tiếp.
Nguyễn Văn Nghiến và cộng sự (2014), “Thực hiện chính sách lạm phát mục
tiêu tại Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế”[8]. Trên cơ sở phân tích tổng quan một số
điều kiện kinh tế Việt Nam, theo đó các tác giả đề xuất một số gợi ý nhằm hƣớng
đến áp dụng CSLPMT nhƣ: Nâng cao tính minh bạch đi cùng trách nhiệm NHTW,
ổn định thị trƣờng tài chính, phát triển năng lực dự báo lạm phát và xây dựng tính
kỷ luật chi tiêu công. Tuy nhiên, xét về cơ bản thì nghiên cứu vẫn chƣa đánh giá
đƣợc những vấn đề nào là quan trọng mà Việt Nam cần ƣu tiên giải quyết trƣớc mắt
cũng nhƣ chƣa đƣa ra một lộ trình chuyển đổi cụ thể hƣớng đến áp dụng CSLPMT.
Tóm lại, mặc dù có những đóng góp vô cùng quan trọng, nhƣng nhìn chung,
phần lớn các nghiên cứu vẫn còn mang tính khái quát và chƣa cập nhật đƣợc các
vấn đề thực trạng trong nƣớc hiện nay, do đó vẫn chƣa làm rõ sự cần thiết của việc
áp dụng khuôn khổ CSLPMT. Hơn nữa, việc thiết lập một khung lạm phát mục tiêu
định lƣợng phù hợp cho lộ trình chuyển đổi CSLPMT cũng là yêu cầu cấp thiết mà
chƣa có hoặc rất ít các nghiên cứu nào đã làm trƣớc đây. Vì vậy, để trả lời các câu
hỏi nhƣ: Làm thể nào để vừa có thể đạt đƣợc sự ổn định vĩ mô đồng thời vừa đảm
bảo mục tiêu tăng trƣởng? Vì sao Việt Nam nên công bố chuyển đổi CSLPMT? Lộ
trình áp dụng nhƣ thế nào cho phù hợp? Khung lạm phát mục tiêu nên là bao nhiêu?
Tác giả chọn lựa đề tài “Tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và lộ trình áp
dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lạm phát, tác động của lạm phát đến tăng
trƣởng kinh tế và chính sách lạm phát mục tiêu.



xiv

- Phân tích tình hình lạm phát, tăng trƣởng kinh tế và thực trạng điều hành
CSTT kiểm soát lạm phát. Từ đó, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế để tìm ra
nguyên nhân và chỉ rõ sự cần thiết áp dụng CSLPMT.
- Xây dựng mô hình hồi quy tổng quát nhằm ƣớc lƣợng mức lạm phát tối ƣu
(ngƣỡng lạm phát) đối với tốc độ tăng trƣởng, từ đó làm cơ sở cho việc thiết lập
khung lạm phát mục tiêu và lộ trình áp dụng CSLPMT tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Lạm phát, tăng trƣởng kinh tế và chính sách lạm
phát mục tiêu.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa lạm phát tăng trƣởng và công tác điều hành CSTT kiểm soát lạm phát tại Việt Nam giai đoạn
2000 - 2014, ngoài ra tác giả còn đề cập đến một số quốc trên thế giới đã áp dụng
thành công chính sách lạm phát mục tiêu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả vận dụng các phƣơng
pháp so sánh tổng hợp, thống kê mô tả, phân tích định tính để nhằm làm rõ những
vấn đề cơ bản liên quan đến lạm phát, tăng trƣởng kinh tế và khuôn khổ điều hành
CSTT kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các phƣơng pháp phân
tích định lƣợng nhƣ bình phƣơng tối thiểu (OLS), kỹ thuật hồi quy hai giai đoạn tối
thiểu (2SLS) và mô-men tổng quát (GMM) để ƣớc lƣợng mức lạm phát tối ƣu đối
với tăng trƣởng tại Việt Nam để làm cơ sở cho việc đề xuất chính sách.
5. Đóng góp của nghiên cứu
Nhìn chung, luận văn có một số đóng góp mới sau:
Thứ nhất, xác định đƣợc tầm quan trọng của việc kiềm chế lạm phát, đảm
bảo ổn định vĩ mô là nền tảng cho việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trong dài hạn.
Đồng thời, dựa trên kinh nghiệm các nƣớc áp dụng CSLPMT để rút ra một số bài
học cần thiết cho công tác điều hành CSTT Việt Nam.



xv

Thứ hai, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và các nguyên nhân hạn chế từ
công tác điều hành CSTT kiểm soát lạm phát trong mối tƣơng quan với tốc độ tăng
trƣởng. Từ đó, cho thấy sự cấp thiết của việc áp dụng CSLPMT cũng nhƣ những
điều kiện nào cần phải hoàn thiện để áp dụng thành công CSLPMT tại Việt Nam.
Thứ ba, chứng minh lạm phát có mối liên hệ khá chặt chẽ đối với tăng
trƣởng, thể hiện qua một điểm ngƣỡng mà khi lạm phát dƣới ngƣỡng sẽ có tác động
tích cực lên tốc độ tăng trƣởng, ngƣợc lại khi vƣợt quá ngƣỡng thì lạm phát sẽ tác
động tiêu cực lên tốc độ tăng trƣởng. Ngoài ra, tác giả còn làm rõ mối liên hệ giữa
yếu tố chi tiêu Chính phủ và tổng đầu tƣ toàn xã hội đối với tăng trƣởng kinh tế.
Thứ tư, đề xuất các giải pháp ƣu tiên và một số gợi ý mang tính định hƣớng
nhằm nâng cao hiệu quả điều hành CSTT, từ đó làm tiền đề áp dụng CSLPMT tại
Việt Nam theo lộ trình đề ra.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm bốn chƣơng và đƣợc trình bày nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về lạm phát, tác động của lạm phát đến tăng trƣởng
kinh tế và chính sách lạm phát mục tiêu
Chƣơng 2: Tình hình lạm phát, tăng trƣởng kinh tế và thực trạng điều hành
chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014
Chƣơng 3: Mô hình ƣớc lƣợng mức lạm phát tối ƣu (ngƣỡng lạm phát) đối
với tăng trƣởng kinh tế Việt Nam
Chƣơng 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ
theo lộ trình áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam


1


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT, TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
1.1.1 Định nghĩa
Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa về lạm phát, điển hình là các nhà kinh tế
học thuộc trƣờng phái trọng tiền, đại diện là Milton Friedman khẳng định “lạm phát
là hiện tƣợng giá cả tăng nhanh và liên tục trong một khoảng thời gian dài” [41].
Theo đó, một sự tăng giá tạm thời có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
song chỉ có nguyên nhân tiền tệ mới dẫn đến giá cả tăng cao và kéo dài. Nhƣng Paul
Samuelson lại cho rằng “lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí gia
tăng”, nhƣ vậy chỉ cần mức giá chung tăng lên dù chỉ một đợt cũng có nghĩa là xảy
ra lạm phát. Còn dựa trên luận thuyết về giá cả thì quan điểm của J. Luthering, L.
Chandeler và D. Cliner lại xác định “bất cứ thời kỳ nào mà giá cả tăng không kể lâu
hay mau, có tính chất chu kỳ hay đột xuất đều là thời kỳ lạm phát”[3].
Nhƣ vậy, về cơ bản vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau nhƣng định
nghĩa đƣợc phần lớn các nhà kinh tế hiện nay ủng hộ: “Lạm phát là sự tràn ngập
tiền thừa trong lƣu thông dẫn đến mức giá chung (hay mức giá trung bình) của hàng
hóa tăng cao và liên tục trong một thời gian dài”. Theo đó, khi mức giá chung tăng
vững chắc khoảng từ vài tháng trở lên thì có thể đƣợc xem là xảy ra lạm phát.
Ngoài ra, còn có hai khái niệm liên quan đến lạm phát là thiểu phát và giảm
phát. Theo đó, giảm phát là sự giảm xuống trong mức giá chung của hàng hóa, khi
tốc độ tăng chỉ số giá ở mức âm, còn thiểu phát là sự sụt giảm tỷ lệ lạm phát ở mức
rất thấp tức là mức giá chung vẫn tăng lên nhƣng với tốc độ tăng trở nên chậm lại.
1.1.2 Đo lƣờng lạm phát
Để đo lƣờng lạm phát, các quốc gia sử dụng các chỉ số đo lƣờng mức giá
chung để phản ánh xu hƣớng biến động của các loại giá khác nhau. Có nhiều


2


phƣơng pháp để tính mức giá chung nhƣ: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số tổng sản
phẩm quốc nội (GDP Deflator), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá hàng hoá bán
buôn (WPI), chỉ số giá hàng hoá bán lẻ (RPI) hay chỉ số giá sinh hoạt (CLI). Mặc
dù, tùy thuộc vào các mục đích nghiên cứu mà ngƣời ta có thể sử dụng các chỉ số đo
lƣờng khác nhau. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn là chỉ số đƣợc sử dụng
rất phổ biến để đo lƣờng mức giá chung của nền kinh tế nhờ vào ƣu điểm nổi bật là
trực tiếp biểu hiện sức mua của ngƣời dân và thƣờng đƣợc công bố với độ trễ ngắn.
Theo đó, để tính toán CPI thì ngƣời ta dựa trên một giỏ hàng hóa gồm một số mặt
hàng tiêu dùng và dịch vụ nhất định trên thị trƣờng mà một ngƣời dân bình thƣờng
hay mua để tính giá cả toàn giỏ hàng hóa đó, công thức tính nhƣ sau:


(1.1)



Trong đó: N là số mặt hàng tiêu dùng;
;

là sản lƣợng hàng hóa i ở năm gốc;

là giá cả của sản phẩm i ở năm t và năm gốc. Nhƣ vậy, tỷ lệ lạm phát ( )

đƣợc tính dựa trên chỉ số giá tiêu dùng là:
(1.2)
1.1.3 Phân loại lạm phát
Thông thƣờng, dựa vào tốc độ và tác động thì lạm phát đƣợc chia làm 3 loại:
- Lạm phát vừa phải: Đƣợc giới hạn ở mức một con số một năm. Lạm phát
vừa phải làm cho giá cả biến động tƣơng đối chậm. Trong thời kì này nền kinh tế

hoạt động một cách bình thƣờng, đời sống ngƣời dân ổn định
- Lạm phát phi mã: Xảy ra khi giá cả gia tăng với tỷ lệ hai đến ba con số một
năm. Và nếu kéo dài sẽ gây ra các bất ổn kinh tế nghiêm trọng nhƣ: Giá trị đồng nội
tệ suy giảm, tâm lý đầu cơ do tiền nhiều - hàng hoá ít, niềm tin xã hội sụt giảm,...
- Siêu lạm phát: Vƣợt xa lạm phát phi mã với tốc độ tăng của chỉ số giá hàng
hóa ở mức từ bốn con số trở lên một năm khiến tình hình kinh tế - xã hội bị phá
hoại và suy sụp nhanh chóng, tuy nhiên loại lạm phát này hiếm khi xảy ra.


3

1.1.4 Các nguyên nhân lạm phát
1.1.4.1 Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát xảy ra do tổng cầu hàng
hóa dịch vụ tăng nhanh vƣợt quá khả
năng cung ứng hay sản lƣợng tiềm năng
của nền kinh tế, làm mức giá cả tăng lên.
Theo đó, các nhà kinh tế theo trƣờng phái
Keynes coi lạm phát là sự dịch chuyển
sang phải của đƣờng tổng cầu phát sinh từ
sự gia tăng của một thành tố nào đó trong
tổng chi tiêu. Kết quả, đƣờng tổng cầu
dịch chuyển từ AD0 đến AD1 với mức giá tăng từ P 0 lên P 1. Nhƣ vậy, lạm phát cầu
kéo thƣờng do các nguyên nhân sau:
- Tiêu dùng và đầu tƣ gia tăng: Khi xuất hiện một sự gia tăng mạnh mẽ trong
nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của ngƣời dân hay nhu cầu của các nhà đầu tƣ sẽ khiến
giá cả các mặt hàng tăng lên, từ đó gây ra lạm phát.
- Chi tiêu Chính phủ tăng: Nếu Chính phủ gia tăng sức mua hàng hóa hay
tăng cƣờng đầu tƣ vào các công trình công cộng sẽ khiến tổng cầu nền kinh tế tăng
lên vƣợt quá mức sản lƣợng tiềm năng, từ đó dẫn đến làm tăng giá cả.

- Xuất khẩu ròng tăng trong nền kinh tế mở: Tỷ giá hối đoái hoặc mức thu
nhập của dân chúng nƣớc ngoài tăng lên có có thể làm gia tăng nhu cầu hàng hóa
xuất khẩu, kéo theo tổng cầu gia tăng.
- Chính sách tiền tệ nới lỏng: Khi NHTW thực hiện nới lỏng tiền tệ đều
nhằm làm tăng mức cung tiền danh nghĩa. Nếu giá cả không đổi thì có nghĩa là mức
cung tiền thực tế tăng trong khi cầu tiền không đổi sẽ làm lãi suất thị trƣờng giảm,
qua đó mở rộng tiêu dùng và đầu tƣ. Kết quả là giá cả và sản lƣợng đều tăng lên.


4

1.1.4.2 Lạm phát do chi phí đẩy
Trong trƣờng hợp năng suất không
tăng hay tăng ít trong khi chi phí tăng
nhanh vƣợt quá mức tăng của năng suất lao
động sẽ tạo áp lực đẩy giá bán sản phẩm
tăng lên hoặc làm giảm cung ứng hàng hóa
xã hội. Khi đó, đƣờng tổng cung dịch
chuyển sang trái từ AS0 đến AS1 với mỗi
mức sản lƣợng (Q) đƣợc sản xuất với chi
phí cao hơn. Dƣ cầu hàng hóa xuất hiện
dẫn đến sự tăng lên mức giá chung từ P 0 đến P 1. Nhƣ vậy, lạm phát do chi phí đẩy
thƣờng do những nguyên nhân:
- Tiền lƣơng nhân công tăng lên không tƣơng xứng mức tăng năng suất lao
động. Trong ngắn hạn chi phí nhân công ổn định do bị hạn chế bởi các hợp đồng lao
động, nhƣng về dài hạn do áp lực từ công đoàn, sự khan hiếm nhân công, thuế thu
nhập,…khiến cho ngƣời lao động đòi nâng giá tiền lƣơng trong khi năng suất lao
động không đổi, làm gia tăng chi phí sản xuất và nâng giá bán hàng hóa.
- Chi phí nguyên vật liệu tăng lên do sự hạn chế của nguồn cung, giá thành
nhập khẩu hoặc thuế suất hàng hóa trong nƣớc cao hơn cũng làm ảnh hƣởng đến

mức sinh lời của các nhà đầu tƣ, do vậy đẩy mức giá cả tăng lên.
1.1.5 Một số quan điểm về lạm phát
1.1.5.1 Lạm phát theo quan điểm lượng tiền
Mô hình đƣợc các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển sử dụng để giải
thích về lạm phát theo lý thuyết lƣợng tiền tệ dựa trên biểu thức sau [41]:
MV = PY

(1.3)

Trong đó: M là khối lƣợng cung tiền, V là vòng quay tiền, P là mức giá
chung, Y là tổng sản lƣợng của nền kinh tế. Và dựa trên giả định tổng cung (AS)


5

luôn ở trạng thái toàn dụng AS = Y (1.4), với Y đƣợc thiết lập bởi hàm sản xuất
trong dài hạn và tổng cẩu (AD) đƣợc xác định bởi AD = MV/P (1.5). Nhƣ vậy, thị
trƣờng hàng hóa cân bằng khi tổng cầu bằng tổng cung hay nói cách khác là tổng
giá trị hàng hóa mua bán (PY) bằng tổng lƣợng tiền cần thiết giao dịch (MV).
Theo đó, Fisher lập luận rằng trong ngắn hạn thì V là một hằng số bởi nó phụ
thuộc vào sự phát triển hệ thống tài chính trong dài hạn, hơn nữa trong thời gian
ngắn mức sản lƣợng thực tế (Y) cũng không đổi. Và với giả thiết trên thì bất cứ sự
thay đổi nào trong cung tiền cũng dẫn đến sự thay đổi tƣơng ứng của mức giá cả
[2]. Nhƣ vậy, lý thuyết lƣợng tiền hàm ý rằng giá cả tỷ lệ thuận với lƣợng cung ứng
tiền tệ trong lƣu thông mà Friedman (1970) cũng đã khẳng định lại điều này khi cho
rằng “Lạm phát lúc nào và ở đâu cũng là một hiện tƣợng tiền tệ”.
1.1.5.2 Lạm phát theo quan điểm kỳ vọng
Lạm phát kỳ vọng có thể đƣợc hiểu là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi ngƣời
dự kiến sẽ tiếp tục trong tƣơng lai và theo đó, nó đƣợc đƣa vào các hợp đồng, kế
hoạch, thỏa thuận,…và chính vì các chủ thể trong nền kinh tế đều đƣa tỷ lệ lạm phát

này vào các hoạt động của mình nên cuối cùng nó trở thành hiện thực.
Tại Hoa Kỳ những năm 1970, Robert Lucas trong mô hình nghiên cứu của
mình tại FED đã nhấn mạnh rằng chính yếu tố kỳ vọng có thể dẫn đến sự hạn chế
về mặt thông tin trong việc giải thích những biến động về tình hình lạm phát [63];
và các nghiên cứu sau này đã tiếp tục cung cấp nhiều bằng chứng về tác động của
yếu tố kỳ vọng đến tỷ lệ lạm phát khi Erceg và Levin (2003) [35] đã cho thấy chi
phí của quá trình cắt giảm lạm phát phụ thuộc rất nhiều vào sự phản ứng của kỳ
vọng lạm phát trƣớc các động thái CSTT, hay Bernanke (2007) [30] cũng tái khẳng
định rằng việc neo giữ yếu tố kỳ vọng lạm phát của công chúng sẽ giúp cho tỷ lệ
lạm phát ít nhạy cảm hơn trƣớc các biến động về tổng cầu. Đồng thời, nhiều mô
hình nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia nhƣ: Canada, Nhật Bản, Trung Quốc,
Việt Nam...cũng đã cho thấy sự kỳ vọng lạm phát của công chúng góp phần không
nhỏ trong việc quyết định các biến động giá cả thực tế diễn ra trên thị trƣờng.


6

1.1.5.3 Lạm phát theo quan điểm cơ cấu
Trong những năm 1960 và 1970, giữa những quan điểm khác nhau xung
quanh vấn đề lạm phát, cũng nổi lên những lập luận riêng biệt bởi các nhà kinh tế
đại diện trƣờng phái cơ cấu nhƣ: P. Streeten (1962), W. Baumol (1967), J. Olivera
(1977). Theo đó, quan điểm của trƣờng phái này cho rằng nguyên nhân lạm phát là
do cơ cấu nền kinh tế chứa đựng nhiều sự mất cân đối, thoát khỏi cơ cấu tự nhiên
của phát triển nhu cầu hay do mâu thuẫn trong vấn đề phân phối hàng hóa - của cải.
Ví dụ, sự mất cân đối giữa cung cầu lƣơng thực khi có sự khác nhau giữa tốc độ
chuyển dịch trong công nghiệp và nông nghiệp. Do đó, dẫn đến tính cứng nhắc về
phía cung theo nghĩa là cầu tăng lên không tƣơng thích với sự cung ứng của khu
vực chậm phát triển từ đó gây áp lực lên lạm phát. Hơn nữa, sự mất cân đối còn có
thể xuất phát từ sự bất hợp lý trong hoạt động xuất nhập khẩu hay do sự can thiệp
của Chính phủ vào nền kinh tế cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát.

1.2 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG LẠM PHÁT ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.2.1 Một số nghiên cứu lý thuyết
Trong nhiều thập kỷ qua, có rất nhiều quan điểm của các trƣờng phái khác
nhau về sự tác động lạm phát đến tăng trƣởng kinh tế:
Nền tảng của mô hình tăng trƣởng Cổ điển đƣợc xây dựng bởi Adam Smith
với hàm sản xuất Y = f(L, K, T), với (Y) sản lƣợng, (L) lao động, (K) tƣ bản và (T)
đất đai. Theo đó, Adam Smith [67] cho rằng tăng trƣởng tự nó vận động biểu hiện
qua sự gia tăng lợi nhuận tƣơng ứng với quy mô, đồng thời, tiết kiệm là yếu tố tạo
lập nên đầu tƣ và làm nền tảng thúc đẩy tăng trƣởng. Do vậy, vấn đề phân phối
nguồn thu nhập là một trong những yếu tố quyết định một quốc gia sẽ phát triển
nhanh hay chậm. Và, ông còn lập luận rằng một sự sụt giảm trong lợi nhuận không
phải do sự giảm xuống của năng suất biên mà do xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các
nhà tƣ bản bởi việc ngƣời lao động đòi tăng lƣơng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa
lạm phát và những tác động nhƣ “thuế” của nó lên lợi nhuận và tổng sản lƣợng
không đƣợc đề cập rõ ràng trong lý thuyết, nhƣng quan điểm trƣờng phái này vẫn


7

hàm ý rằng mối quan hệ lạm phát - tăng trƣởng là ngƣợc chiều do sự cắt giảm lợi
nhuận của công ty bởi lạm phát khiến cho chi phí tiền lƣơng cao hơn. Ngoài ra, dựa
trên quan điểm Adam Smith về yếu tố phân phối trong thu nhập, Gylfason (1991)
đã chỉ ra rằng một sự gia tăng trong lạm phát sẽ làm sụt giảm tỷ lệ tiết kiệm do lãi
suất thực tiền gửi thấp hơn khiến tốc độ tăng trƣởng kinh tế trở nên chậm lại [49].
Lý thuyết trƣờng phái Keynes dựa trên sự phân tích giữa đƣờng tổng cung
(AS) và tổng cầu (AD). Điểm chính lý thuyết này cho rằng, trong dài hạn đƣờng
tổng cung là đƣờng thẳng đứng thì mọi cú sốc từ phía cầu chỉ tác động lên mức giá
cả. Nhƣng trong ngắn hạn thì đƣờng tổng cung dốc lên và khi đó, một sự thay đổi
trong tổng cầu sẽ dẫn đến sự thay đổi về giá cả và tổng sản lƣợng. Đây là kết quả
của sự vận động cân bằng trong ngắn hạn giữa đƣờng cong AS và AD, tức là có một

sự điều chỉnh giữa giá cả và tổng sản lƣợng dựa trên mối quan hệ cùng chiều. Tuy
nhiên, mối quan hệ này sau đó sẽ chuyển sang ngƣợc chiều. Nhƣ vậy, sự tƣơng tác
cùng chiều trƣớc tiên đƣợc lý giải bởi sự xuất hiện của vấn đề không nhất quán về
thời gian biểu hiện bởi một số nhà sản xuất cho rằng giá bán của họ tăng lên trong
khi một số khác vẫn giữ nguyên thúc đẩy họ sản xuất nhiều hơn từ đó làm gia tăng
tổng sản lƣợng [37]. Sau đó, dựa trên các hợp đồng hay thỏa thuận, những công ty
này vẫn tiếp tục sản xuất hàng hóa đã đƣợc ấn định với mức giá cao hơn trong
tƣơng lai dẫn đến giá cả vẫn tiếp tục tăng lên trong khi tốc độ tăng trƣởng tổng sản
lƣợng ngày càng chậm lại hay sụt giảm, khiến mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trƣởng kinh tế chuyển thành ngƣợc chiều [31].
Theo trƣờng phái Tiền tệ, lạm phát và tăng trƣởng không có sự liên hệ trong
dài hạn nhƣng có sự tƣơng tác cùng chiều trong ngắn hạn và đƣợc giải thích chủ
yếu dựa trên lý thuyết lƣợng tiền và tính trung lập của tiền [37]. Friedman (1956) đã
nhấn mạnh vai trò của yếu tố cung tiền là nguyên nhân của lạm phát dựa trên lý
thuyết lƣợng tiền khi cho rằng “lạm phát là sản phẩm của việc gia tăng cung tiền
hay tốc độ cung tiền cao hơn tốc độ tăng trƣởng tổng sản lƣợng” [41]. Nhƣ vậy, giá
cả bị tác động bởi cung tiền chứ không ảnh hƣởng đến tăng trƣởng tổng sản lƣợng
trong dài hạn. Hơn nữa, Friedman cũng không đồng ý với các khái niệm của


8

Phillips Curve về sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp khi lập luận dựa trên nền
tảng trong nền kinh tế nếu chi phí mọi thứ đều tăng gấp đôi nhƣng các cá nhân
không hề quan tâm vì tiền lƣơng cũng tăng lên tƣơng tự do họ đã dự đoán và đƣa
các hiệu ứng lạm phát vào hành vi của mình. Theo đó, việc làm và tổng sản lƣợng
đều không bị ảnh hƣởng và các nhà kinh tế gọi khái niệm này là sự trung hòa của
tiền tệ [37]. Nghĩa là sự cân bằng trong giá trị của các biến thực - bao gồm cả tốc độ
tăng trƣởng GDP, độc lập với tốc độ tăng trƣởng cung tiền lẫn lạm phát trong dài
hạn. Tóm lại, quan điểm trƣờng phái Tiền tệ cho rằng lạm phát và tăng trƣởng là hai

biến số độc lập nhau. Nhƣng trên thực tế, trƣờng phái này vẫn thừa nhận sự tồn tại
của mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế trong ngắn hạn thông qua
việc mở rộng CSTT có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, mở rộng đầu tƣ nhƣng mối
quan hệ này chỉ mang tính chất tạm thời.
Trƣờng phái Tân cổ điển mà điển hình là Robert Mundell (1963) [65] đã đƣa
ra cơ chế mô tả mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế khi cho rằng lạm
phát có quan hệ tỷ lệ thuận với tăng trƣởng. Theo đó, khi lạm phát tăng lên sẽ luôn
xuất hiện một độ trễ thời gian giữa giá bán sản phẩm đầu ra và chi phí sản phẩm đầu
vào do độ trễ tăng giá tiền lƣơng. Kết quả là lợi nhuận và các khoản đầu tƣ sẽ tăng
lên khi công ty có thể tự tăng giá mà không cần tăng chi phí tƣơng ứng, từ đó có tác
dụng khích lệ đầu tƣ và năng lực sản xuất để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Ngoài ra,
Mundell còn cho rằng lạm phát tăng lên còn kéo theo việc phân phối lại thu nhập
theo hƣớng mang lợi ích nhiều hơn cho nhóm có thu nhập cao vốn sở hữu tài sản có
lợi nhuận lớn và không lệ thuộc vào tiền lƣơng, đồng thời nhóm thu nhập này có xu
hƣớng tiết kiệm cận biên cao hơn các tầng lớp xã hội khác dẫn đến tổng tiết kiệm và
nguồn vốn đầu tƣ tăng lên, làm giảm lãi suất và kích thích tăng trƣởng.
Ủng hộ quan điểm Mundell, Tobin (1965) [74] cũng lập luận rằng khi lạm
phát tăng lên sẽ thúc đẩy công chúng chuyển đổi việc nắm giữ tiền với lợi ích thấp
sang các tài sản sinh lời khác, tạo ra sự tích lũy vốn lớn hơn từ đó kích thích tăng
trƣởng. Tuy nhiên, Stockman (1981) [71] lại cho rằng một sự gia tăng trong tỷ lệ
lạm phát sẽ làm sụt giảm tổng sản lƣợng một cách đáng kể. Trong mô hình nghiên


9

cứu của mình, Stockman giả định rằng tiền là yếu tố bổ sung trong tƣ bản, ví dụ nhƣ
việc các công ty sử dụng tiền mặt tài trợ trực tiếp trong các dự án đầu tƣ. Theo đó,
khi lạm phát tăng lên sẽ làm xói mòn sức mua của tiền tệ dẫn đến việc tích lũy tƣ
bản hay mua sắm tài sản, hàng hóa sụt giảm, từ đó khiến tăng trƣởng trở nên thấp
hơn. Mở rộng nghiên cứu của Stockman, Cooley và Hansen (1989) [36] còn cho

rằng sản lƣợng biên của vốn có liên hệ với lực lƣợng lao động. Khi đó, một sự tăng
lên lạm phát sẽ khiến hoạt động SXKD bị thu hẹp, tích lũy tƣ bản giảm sút dẫn đến
sự giảm xuống trong lao động lẫn sản lƣợng biên trên một đồng vốn tăng thêm và
kết quả là tốc độ tăng trƣởng suy giảm. Nhìn chung, quan điểm của các nhà kinh tế
thuộc trƣờng phái Tân cổ điển vẫn tồn tại sự bất đồng về mối tƣơng quan giữa lạm
phát và tăng trƣởng kinh tế.
Lý thuyết trƣờng phái Tăng trƣởng kinh tế nội sinh cho rằng tăng trƣởng
kinh tế đƣợc tạo nên bởi các yếu tố trong quá trình sản xuất. Lấy ví dụ nhƣ: Sự gia
tăng lợi nhuận, thay đổi về công nghệ, vốn con ngƣời,...Theo đó, lý thuyết trƣờng
phái này nhấn mạnh rằng tốc độ tăng trƣởng chỉ phụ thuộc vào một biến duy nhất là
tỷ suất sinh lời của đầu tƣ, và các biến nhƣ lạm phát sẽ làm sụt giảm tỷ suất sinh lời,
dẫn đến sự cắt giảm tích lũy trong tƣ bản và kết quả là tốc độ tăng trƣởng kinh tế
chậm lại [46]. Ngoài ra, Lucas và Stokey (1987) [60] hay McCallum và Goodfriend
(1987) [61] trong mô hình tăng trƣởng nội sinh còn giải thích rằng tốc độ tăng
trƣởng còn dựa trên yếu tố vốn con ngƣời tƣơng tự nhƣ các nguồn vốn khác và việc
đánh “thuế lạm phát” lên bất cứ loại vốn nào cũng làm suy giảm hoạt động tích lũy
vốn cũng nhƣ khiến tốc độ tăng trƣởng kinh tế bị sụt giảm.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng tác động của lạm phát đến tăng trƣởng kinh tế là
rất phức tạp cũng nhƣ vẫn còn tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về mối quan
hệ này. Tuy nhiên, vẫn có điểm chung đƣợc phần lớn các nhà kinh tế hiện nay
thống nhất theo nghiên cứu của Samuelson và Nordhaus (1997) đó là “một sự ổn
định ở mức thấp và dự đoán đƣợc hay chỉ tăng nhẹ trong giá cả là môi trƣờng tốt
nhất cho tăng trƣởng kinh tế lành mạnh tại một quốc gia” [1]. Hay Gylfason (1998)
cũng thừa nhận “khi giá cả ổn định ở mức vừa phải sẽ giúp nâng cao hiệu suất sử


×