Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

phân tích những đặc điểm của doanh nhân việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.09 KB, 11 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ MARKETING

Chủ đề: Những đặc điểm của doanh nhân Việt Nam?
+ Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong KD (risk taking)
+ Tính đổi mới, sáng tạo (đối với SP, kênh PP, hoạt động khuếch trương,…)
(innovativeness)
+ Tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động KD (acting
proactively): tiên phong tung SP mới,…
Hãy sử dụng cả số liệu thứ cấp (internet, báo chí, các báo cáo,…) & sơ
cấp (quan sát & 3 phỏng vấn) để minh họa cho bài viết.
Bài Làm:
Những người doanh nhân Việt Nam nói riêng cũng những doanh nhân trên
thế giới nói chung để thành đạt, họ đều có những tố chất kinh doanh giống nhau.
Các thành phần cấu tạo nên tố chất để mang lại sự thành công đó đến với họ cần
phải kể đến 3 đặc điểm chính là: Thứ nhất: Bản lĩnh kiểm soát rủi ro và mức độ dám
chấp nhận rủi ro. Thứ hai: Hoạch định thực hiện chương trình Marketing độc đáo
gắn liền với những Tính đổi mới sáng tạo ( sản phẩm, giao tiếp khuyếch trương, giá,
phân phối...). Th ứ ba: Tính tiên phong đi trước đối thủ.
1. Mức độ dám chấp nhận rủi ro
Có thể nói môi trường kinh doanh tại Việt Nam chứa đựng rất nhiều rủi ro,
điều này cũng dễ hiểu bởi Việt Nam vừa chập chững thực hiện cơ chế thị trường còn
nhiều khiếm khuyết, hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp chưa phát triển, doanh nghiệp tư
nhân còn bị phân biệt đối xử và phải cạnh tranh không cân sức với các doanh nghiệp
nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nhân Việt Nam phải thực sự có ý
chí, tinh thần doanh nghiệp cao trên thương trường. Chính ý chí đó đã tạo nên sức
bật cho hàng ngàn doanh nhân vươn lên và thành công qua quá trình vật lộn để khởi
nghiệp và mở mang sự nghiệp kinh doanh. Điều này thể hiện khá rõ trong thực tế


cũng như qua những lý do thúc đẩy họ làm kinh doanh được doanh nhân cho biết
qua các cuộc điều tra.


Trong một số tài liệu đã liệt kê được các loại rủi ro trong hoạt động doanh
nghiệp đó là: Rủi ro vỡ nợ; Rủi ro kinh doanh; Rủi ro thanh khoản; Rủi ro sức mua
hay rủi ro lạm phát; Rủi ro lãi suất; Rủi ro công nghệ; Rủi ro chính trị; Rủi ro thị
trường.
Có một câu nói rất hay là: “Không rủi ro có nghĩa là không lợi nhuận. Nơi
rủi ro càng cao thì cũng kỳ vọng lợi nhuận càng cao”, vấn đề chỉ là quản lý rủi ro
đó như thế nào. Không phải tất cả 8 loại rủi ro này có thể đồng thời xảy ra tại một
thời điểm và với cùng một vụ đầu tư. Mặt khác, các loại rủi ro khác nhau có mối
liên hệ với nhau. Điều quan trọng là phải đánh giá một cách cẩn trọng sự tồn tại của
mỗi loại rủi ro, và mức độ của nó trong mỗi cơ hội đầu tư. Cân nhắc các lợi ích khác
nhau để có thể giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
Việt nam ra nhập WTO mở ra một môi trường kinh doanh nhiều thuận lợi
nhưng thách thức rủi ro cũng rất lớn. Việc này được các nhà lãnh đạo và giới doanh
nghiệp Việt hay thích dùng từ gọi là “ra biển lớn”. Ra biển lớn là chấp nhận rủi ro.
Biển lớn chứa đựng cả những cơ hội "cá về đầy khoang" cũng như những rủi ro của
những cơn bão lớn. Chỉ những Doanh nghiệp và doanh nhân dám chấp nhận sự
thách thức của biến cả mới xứng đáng thu nhận về mình sức mạnh của đại dương.
Ra biển lớn cần thuyền trưởng vững vàng và đội ngũ thuỷ thủ dạn dày sóng gió.
"Sóng cả nhưng không ngã tay chèo" là nhờ vào “thuyền trưởng” - tức là ban giám
đốc và hội đồng quản trị của Doanh nghiệp, và "thủy thủ đoàn" - tức là nhân viên
của Doanh nghiệp. Ra biển lớn cần “hoa tiêu” giỏi, cần có la bàn và hệ thống định
vị, dẫn đường tốt. Ra biển lớn cần tàu lớn, và quan trọng hơn, cần tàu tốt.
Hơn 90% doanh nghiệp hiện nay của Việt Nam là nhỏ và vừa, trong đó phần
lớn trong số đó lại là nhỏ và rất nhỏ. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, không
thể không có Doanh nghiệp lớn. Có một nghịch lý hiện nay là chúng ta vừa thiếu
vừa thừa Doanh nghiệp lớn: thiếu những Doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh
quốc tế, trong khi lại thừa Doanh nghiệp lớn kém hiệu quả (Tập đoàn Kinh tế Nhà
nước). Vì vậy nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp Việt Nam



phát triển nâng tầm và quy mô của doanh nghiệp. Đặc biệt cần đẩy mạnh cổ phần
hoá các doanh nghiệp nhà nước lớn, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Theo các kết quả điều tra, khoảng 70% doanh nhân lãnh đạo các doanh
nghiệp dân doanh ở độ tuổi dưới 45 (đối với doanh nghiệp nữ, tỷ lệ đó là 62%, với
doanh nghiệp quốc doanh là 20 – 25%). Tuổi đời trẻ, ảnh hưởng nhiều tới tính năng
động, ý chí dám chấp nhận rủi ro, thách thức, khả năng học hỏi và sức làm việc của
doanh nhân.
Tuy vậy, cũng có thể nói có một bộ phận không nhỏ doanh nhân Việt là
không dám chấp nhận rủi ro. Họ thiếu hẳn sự sáng tạo , đổi mới, dám nghĩ dám làm
và tính tiên phong. Điều này thể hiện rõ nhất ở “tâm lý bầy đàn” trong hoạt động
doanh nghiệp thời gian qua. Những bài học đau lòng về “bầy đàn trong chứng
khoán”, “bầy đàn trong bất động sản”, “bầy đàn trong mô hình tập đoàn đa ngành,
đa nghề”,… đã đẩy không biết bao doanh nhân, doanh nghiệp đến bờ vực phá sản
và đẩy kinh tế đất nước vào cơn khủng hoảng trầm trọng.
Ở một góc nhìn khác, việc dám đối mặt với rủi ro trong quyết định của một
bộ phận doanh nghiệp Việt nam vẫn mang nặng tính “liều” và quyết định mang tính
thiếu nhận thức và hiểu biết. Có thể nhận thức những “rủi ro trong những quyết
định dám chấp nhận rủi ro” của doanh nghiệp Viêt nam như sau: Thiếu những qui
tắc khôn ngoan trong việc chấp nhận rủi ro; Thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ
nguyên tắc này; Đơn giản hóa những qui trình kinh doanh; Chưa đo lường và
lượng hóa được những rủi ro; Tính toán các mức độ rủi ro thấp hơn thực tế nhièu.
Điển hình là sự thất bại của “G7 MART” hệ thống bán lẻ khổng lồ đầy tham vọng
của Trung Nguyên với sự đầu tư to lớn song có thể nói là bị phá sản hoàn toàn.
Nói cách khác, bí quyết đầu tư là phải mạo hiểm với những rủi ro được tính
toán trước. Mỗi một cơ hội đầu tư luôn mang theo những rủi ro tiềm ẩn. Trong một
số thương vụ đầu tư, một loại rủi ro nhất định có thể chiếm ưu thế hơn, và những rủi
ro khác chỉ là thứ yếu. Hiểu đầy đủ về những loại rủi ro chính yếu là cần thiết để
mạo hiểm có tính toán và đưa ra những quyết định đầu tư nhanh nhạy.
2. Tính đổi mới sáng tạo



Đổi mới gắn liền với những phát minh sáng tạo của doanh nghiệp là sự sống
còn của doanh nghiệp nhằm để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và tối đa
hoá nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Đổi mới sáng tạo còn giúp cho doanh
nghiệp nâng cao vị thế của mình trong ngành. Những vấn đề cần đổi mới sáng tạo
đó là liên quan đến Marketing Mix của doanh nghiệp.
Chúng ta cần phải nhìn nhận thẳng thắn là tính đổi mới và sáng tạo trong
một bộ phận không nhỏ doanh nhân Việt còn ở mức rất thấp. Điều nà thể hiện rõ là
chúng ta chưa có mấy các thương hiệu mạnh tầm cỡ khu vực và trên thế giới. Chúng
ta hay tự nhận xét rằng người Việt thông minh, sáng tạo, nhưng nhiều khi các sáng
tạo đó mang nặng tính chất manh mún, đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn và chủ
động.
Vậy thì gốc vấn đề là ở đâu ? Trước hết, một số không ít doanh nhân có
trình độ học vấn hạn chế, kỹ năng kinh doanh thấp. Theo kết quả cuộc điều tra chỉ
non nửa các doanh nhân Việt Nam là có trình độ đại học trở lên. Từ đó suy ra sự hạn
chế khả năng và tầm nhìn của doanh nhân trong thế giới kinh doanh hiện đại ngày
nay và do đó giảm hiệu quả và tính sáng tạo của doanh nghiệp. Lý giải ở góc độ
khác, đặc điểm tâm lý người Việt khả năng tập hợp cùng nhau sáng tạo kém, khi bắt
đầu và khó khăn thì chung sức chung lòng, khi phát triển hơn dễ dẫn đến chia ly và
tan vỡ.
Để khắc phục những nhược điểm này Người Việt chúng ta cần phải học
cách kinh doanh của người nước ngoài với các lý thuyết trong quản trị doanh
nghiệp: quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, quản trị chiến lược, quản trị marketing,
… Và các doanh nghiệp cần phải “nhắm vào thị trường, hướng tới khách hàng”,
phải đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất, giá cạnh tranh nhất, phải xây dựng
một đội ngũ công nhân lành nghề, đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.
Và giờ đây hình như đó đang là đích trong tư duy chiến lược của các nhà doanh
nhân Việt.
Tuy nhiên cần phải có cái nhìn toàn cục hơn, trong bối cảnh một “thế giới
phẳng”, một chiến lược “đại dương xanh” và một nền “kinh tế tri thức” thì ta “giật

mình” nhận thấy rằng: tập đoàn Nike, Reebook không có một nhà máy nào cả,


Nokia đa phần sản phẩm Made in China, … Cả một tòa nhà khổng lồ của Nike ở
giữa trung tâm New York chỉ quản lý 3 mảng chính: Hệ thống nghiên cứu và Phát
triển (R&D); Hệ thống phân phối và Quản lý thương hiệu.
Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D):
Đây là một khâu then chốt trong việc tạo ra một sản phẩm mới. Gần đây
người ta nói nhiều tới chiến lược “Tập trung để khác biệt” và coi đó như là chìa
khóa thành công của doanh nghiệp. Rất tiếc rằng điều đó ở doanh nghiệp Việt nam
chưa được coi trọng. Họ đa phần chỉ tập trung những sản phẩm mà thị trường đã
làm và chỉ lo để “copy”. Theo thống kê không chính thức, có tới xấp xỉ 90% doanh
nghiệp Việt không có bộ phận R&D.
Hệ thống phân phối
Không phải đơn giản để chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp sang kinh tế thị trường và cũng không dễ dàng chuyển từ khâu phân phối
theo kiểu “xin cho” sang kênh phân phối cạnh tranh hiện đại.
Thiết lập một hệ thống theo chuẩn mực, quản lý kênh phân phối và quản lý
lực lượng bán hàng hiệu quả là mấu chốt để cạnh tranh và giành thị phần. Đây là
mảnh đất mầu mỡ cho những ý tưởng sáng tạo trong việc: thiết lập kênh phân phối
theo dạng trực tiếp hay gián tiếp, đơn kênh hay đa kênh, độ dài của kênh và các giải
pháp khuyên khích bán hàng cũng như giảm thiểu các xung đột lợi ích trong kênh.
Thương hiệu
Định vị được thương hiệu và xây dựng một thương hiệu mang tính nhất
quán và chuyên nghiệp là vấn đề không phải doanh nghiệp Việt nào cũng đã làm
được. Nhiều doanh nghiệp trong quá trình phát triển đã xa rời những giá trị cốt lõi
mà mình định ra rồi phát triển dần theo hướng “đa ngành, đa nghề” để rồi đánh mất
chính bản sắc của mình.
3. Tính tiên phong đi trước đối thủ
Ban đầu, tính từ “tiên phong” rất quan trọng với bất kỳ ai hoặc công ty nào.

Hẳn nhiên, nếu bạn được tung hô là người đầu tiên, người khai phá thì cơ hội trong
lĩnh vực đó là cực kỳ lớn. Quên đi câu “miếng ngon dành cho người cuối” (hay


“save the best for last” của danh ca Dianna Ross). Sau này, khi rất nhiều sách về thị
trường ngách ra đời, nhất là cái tên “Chiến lược đại dương xanh”, “tiên phong” đã
mất đi nhiều tính cao quý, ghê gớm, vĩ đại như trước. Dù vậy, nếu đang là thành
viên của một doanh nghiệp tiên phong vẫn đáng để viết về nó.
Tính tiên phong của chủ doanh nghiệp là hết sức cần thiết giúp cho các
doanh nghiệp khai thác tối đa cơ hội và là người dẫn đầu khởi xướng cho thị trường.
Còn về phía doanh nghiệp thì thu lơị nhuận tối đa và nâng cao vị thế cạnh tranh.
Khi nói về sứ mệnh doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta thường nhấn mạnh
đến vai trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu
xã hội… Về mặt bề nổi thì đúng là như vậy nhưng nhìn nhận ở góc độ sâu hơn, tính
tiên phong, mở đường cho những ý tưởng mới, nhận thức mới và ở mức độ nào đó,
tác động tích cực đến tầm nhìn trong tổ chức đời sống xã hội.
Dưới đây là một số tính tiên phong trong hoạt động doanh nghiệp Việt nam:
- Tiên phong về sản phẩm mới, dịch vụ mới
- Tiên phong về công nghệ
- Tiên phong trong phương pháp quản trị doanh nghiệp
- Tiên phong về xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chúng ta có cái nhìn
logic hơn về mối quan hệ cung – cầu, giá – cầu; nhưng chỉ khi các siêu thị Metro,
BigC, Nguyễn Kim, Intimex,… tung những “đòn” siêu khuyến mãi, chúng ta mới
nhận thức một cách trực quan, đầy đủ sự vận động của giá lên cầu, cũng như quyền
năng, giới hạn của người tiêu dùng trong 3 trụ cột quyết định đến nhịp độ phát triển
đất nước, bao gồm: xuất khẩu – tiêu dùng trong nước – đầu tư toàn xã hội.
Cùng với động lực mở rộng thị trường, doanh nhân có nhu cầu sử dụng
những biểu tượng văn hóa dân tộc. Họ là sứ giả đưa những tinh hoa Việt Nam ra thế
giới. Những Café Trung Nguyên, đôi dép Bitis, bánh kẹo Kinh Đô, tà áo dài của nhà

thiết kế thời trang Minh Hạnh, gạch ngói Secoin, … xuất hiện ở nhiều châu lục,
khiến Việt Nam gần gũi hơn trong con mắt bạn bè thế giới.


Hoạt động của doanh nhân còn mở rộng ra thị trường nhân lực, buộc các
trường đại học, viện nghiên cứu phải đổi mới phương pháp giáo dục, nghiên cứu
khoa học theo hướng coi trọng thực hành hơn. Sỡ dĩ doanh nhân giữ vai trò tiên
phong trong sáng tạo, đổi mới nhận thức, cách nhìn như vậy là do họ là đối tượng sử
dụng tài nguyên (đất, mặt nước, rừng, dải tần số, nhân lực, thông tin,…) nhiều nhất;
họ cũng là đối tượng sử dụng công nghệ nhiều nhất.
Tóm lại
Trải qua những nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh của
các doanh nghiệp có thể cho ta thấy, sự sống còn của doanh nghiêp phụ thuộc rất
lớn vào năng lực quản lý, lãnh đạo của người điều hành và những đặc điểm sau là
không thể thiếu được với những doanh nhân thành đạt đó là: Sự đánh giá chấp nhận
rủi ro, tính đổi mới sáng tạo và tính tiên phong đi trước đối thủ. Và có thể có được
những đặc điểm đó chúng ta có thể khẳng định rằng đó là bản lĩnh của doanh nhân
Vịêt Nam nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung.

Hãy khoanh tròn số biểu thị mức độ đồng ý của Ông/Bà đối với những ý kiến sau.
Rất
Rất
Không đồng ý
đồng ý
1. Doanh nghiệp của tôi rất nhấn mạnh tới các hoạt
1
2
3
4
động nghiên cứu và phát triển, đổi mới và ứng

5
dụng công nghệ.
2. Doanh nghiệp của tôi đã giới thiệu nhiều sản phẩm
và dịch vụ mới trong vòng 5 năm qua.

1

3. Những thay đổi trong sản phẩm của doanh nghiệp
tôi (về loại sản phẩm và số lượng sản phẩm)
thường là những thay đổi có ý nghĩa lớn.

1

4. Doanh nghiệp của tôi thường là đơn vị đầu tiên đưa
ra các hoạt động mà sau đó các đối thủ cạnh tranh
thường đi theo.

1

5. Doanh nghiệp của tôi thường là đơn vị đầu tiên trên
thị trường tung ra sản phẩm/dịch vụ mới, áp dụng
những kỹ thuật và công nghệ mới,….

1

6. Tôi thường ưu tiên hơn (thích hơn) cho những dự án
kinh doanh có tính rủi ro cao với nhiều khả năng

1


2

3

4

3

4

3

4

3

4

3

4

5
2
5
2
5
2
5
2

5


mang lại kết quả/lợi nhuận hấp dẫn
7. Tôi tin rằng, do đặc điểm của môi trường ta cần
phải có những hành động táo bạo để có thể đạt
được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra.

1

8. Khi phải đưa ra các quyết định kinh doanh trong
điều kiện có yếu tố không chắc chắn, doanh nghiệp
của tôi thường có thái độ thận trọng, “chờ đợi và
xem đã” nhằm giảm thiểu khả năng đưa ra các
quyết định sai lầm.

1

9. So với các đối thủ cạnh tranh, kết quả hoạt động
kinh doanh của DN tôi nói chung là tốt hơn

1

2

3

4

3


4

3

4

5
2
5

2
5

B. Thông tin về DN
1. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp:
 Sản xuất
 Dịch vụ (nêu
rõ:______________________________
X Thương mại
 Khác (nêu
rõ:________________________________
2. Số lượng người lao động trong doanh nghiệp:
0–5
 6 - 10
 11 – 15
 16 – 20
 21 – 25
 26 – 30
 31 – 35

X hơn 35
3. Số năm hoạt động trên thị trường:
 Ít hơn 5 năm
nămơng

 6 – 10 năm

X Hơn 10

Ông: Đỗ Hà Nam
CTHĐQT - TGĐ INTIMEX
A. Khuynh hướng tinh thần doanh nhân
Hãy khoanh tròn số biểu thị mức độ đồng ý của Ông/Bà đối với những ý kiến sau.
Rất
Rất
Không đồng ý
đồng ý
10. Doanh nghiệp của tôi rất nhấn mạnh tới các hoạt
1
2
3
4
động nghiên cứu và phát triển, đổi mới và ứng
5
dụng công nghệ.
11. Doanh nghiệp của tôi đã giới thiệu nhiều sản phẩm
và dịch vụ mới trong vòng 5 năm qua.

1


12. Những thay đổi trong sản phẩm của doanh nghiệp
tôi (về loại sản phẩm và số lượng sản phẩm)
thường là những thay đổi có ý nghĩa lớn.

1

2

3

4

3

4

5
2
5


13. Doanh nghiệp của tôi thường là đơn vị đầu tiên đưa
ra các hoạt động mà sau đó các đối thủ cạnh tranh
thường đi theo.

1

14. Doanh nghiệp của tôi thường là đơn vị đầu tiên trên
thị trường tung ra sản phẩm/dịch vụ mới, áp dụng
những kỹ thuật và công nghệ mới,….


1

15. Tôi thường ưu tiên hơn (thích hơn) cho những dự án
kinh doanh có tính rủi ro cao với nhiều khả năng
mang lại kết quả/lợi nhuận hấp dẫn

1

16. Tôi tin rằng, do đặc điểm của môi trường ta cần
phải có những hành động táo bạo để có thể đạt
được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra.

1

17. Khi phải đưa ra các quyết định kinh doanh trong
điều kiện có yếu tố không chắc chắn, doanh nghiệp
của tôi thường có thái độ thận trọng, “chờ đợi và
xem đã” nhằm giảm thiểu khả năng đưa ra các
quyết định sai lầm.

1

18. So với các đối thủ cạnh tranh, kết quả hoạt động
kinh doanh của DN tôi nói chung là tốt hơn

1

2


3

4

3

4

3

4

3

4

3

4

3

4

5
2
5
2
5
2

5
2
5

2
5

B. Thông tin về DN
1. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp:
 Sản xuất
 Dịch vụ (nêu
rõ:______________________________
 Thương mại
X Khác (nêu rõ: Xây dựng cầu
đường
2. Số lượng người lao động trong doanh nghiệp:
0–5
 6 - 10
 11 – 15
 16 – 20
 21 – 25
 26 – 30
 31 – 35
X hơn 35
3. Số năm hoạt động trên thị trường:
 Ít hơn 5 năm

X 6 – 10 năm

 Hơn 10 năm


Ông: Lưu Anh Tuấn
CTHĐQT - TGĐ CTy CP Đạt Phương
A. Khuynh hướng tinh thần doanh nhân
Hãy khoanh tròn số biểu thị mức độ đồng ý của Ông/Bà đối với những ý kiến sau.
Rất
Rất


đồng ý
19. Doanh nghiệp của tôi rất nhấn mạnh tới các hoạt
động nghiên cứu và phát triển, đổi mới và ứng
dụng công nghệ.

Không đồng ý
1

2

3

4

3

4

3

4


3

4

3

4

3

4

3

4

3

4

3

4

5

20. Doanh nghiệp của tôi đã giới thiệu nhiều sản phẩm
và dịch vụ mới trong vòng 5 năm qua.


1

21. Những thay đổi trong sản phẩm của doanh nghiệp
tôi (về loại sản phẩm và số lượng sản phẩm)
thường là những thay đổi có ý nghĩa lớn.

1

22. Doanh nghiệp của tôi thường là đơn vị đầu tiên đưa
ra các hoạt động mà sau đó các đối thủ cạnh tranh
thường đi theo.

1

23. Doanh nghiệp của tôi thường là đơn vị đầu tiên trên
thị trường tung ra sản phẩm/dịch vụ mới, áp dụng
những kỹ thuật và công nghệ mới,….

1

24. Tôi thường ưu tiên hơn (thích hơn) cho những dự án
kinh doanh có tính rủi ro cao với nhiều khả năng
mang lại kết quả/lợi nhuận hấp dẫn

1

25. Tôi tin rằng, do đặc điểm của môi trường ta cần
phải có những hành động táo bạo để có thể đạt
được những mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra.


1

26. Khi phải đưa ra các quyết định kinh doanh trong
điều kiện có yếu tố không chắc chắn, doanh nghiệp
của tôi thường có thái độ thận trọng, “chờ đợi và
xem đã” nhằm giảm thiểu khả năng đưa ra các
quyết định sai lầm.

1

27. So với các đối thủ cạnh tranh, kết quả hoạt động
kinh doanh của DN tôi nói chung là tốt hơn

1

2
5
2
5
2
5
2
5
2
5
2
5
2
5


2
5

B. Thông tin về DN
1. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp:
 Sản xuất
 Dịch vụ (nêu
rõ:______________________________
 Thương mại
XKhác (nêu rõ): Tư vấn thiết kế các
công trình xây dựng
2. Số lượng người lao động trong doanh nghiệp:
0–5
 6 - 10
 11 – 15
 16 – 20
 21 – 25
X 26 – 30
 31 – 35
 hơn 35
3. Số năm hoạt động trên thị trường:
 Ít hơn 5 năm
 6 – 10 năm
X Hơn 10 năm




×