Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài tập marketing chủ đề những đặc điểm của doanh nhân việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.23 KB, 8 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn học: Quản trị Marketing
Chủ đề: Những đặc điểm của Doanh nhân Việt nam

Mặc dù sự hội nhập kinh tế thế giới ngày càng diễn ra sâu và rộng nhưng do có sự khác
biệt về hệ thống chính trị - văn hoá – kinh tế ở mỗi quốc gia nên vẫn tồn tại sự khác biệt
về Doanh nghiệp cũng như Doanh nhân của mỗi quốc gia/ nền văn hoá trên thế giới.
Nền kinh tế Việt nam trong vài thập kỷ vừa qua đã có bước chuyển mình mạnh mẽ,
chuyển đổi từ cơ chế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường với vô số cơ hội kinh
doanh cùng với sự cạnh tranh ngày càng sòng phẳng, quyết liệt giữa các thành phần kinh
tế nói chung, giữa các doanh nhân nói riêng và cũng đã sản sinh ra không ít doanh
nghiệp/ doanh nhân thành công/ thành đạt trên thương trường.
Vậy đâu là đặc điểm của các doanh nhân Việt nam?
Từ đặc điểm chung của nền kinh tế còn kém phát triển, luật pháp còn chưa hoàn thiện;
trao đổi thông tin với thế giới bên ngoài còn hạn chế với nhiều doanh nghiệ; kỹ năng,
kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp còn thấp; chất lượng nhân sự chưa cao; văn hoá
doanh nghiệp còn chưa hình thành rõ nét; … các doanh nhân Việt nam đã bằng mọi cách
vượt qua các khó khăn, rào cản, vượt lên chính mình để tồn tại và phát triển.
Có thể phân loại các doanh nhân Việt nam hiện nay thành hai nhóm theo quá trình hình
thành như sau:
Nhóm thứ nhất là các doanh nhân trưởng thành từ trong thời kỳ nền kinh tế tập trung,
bao cấp. Nhóm này nhìn chung có tuổi đời tương đối cao, được đào tạo trong nền kinh tế
tập trung, tuy nhiên cũng có nhiều doanh nhân đã rất nhạy bén trong việc chuyển sang
quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và đã dạt được nhiều thành tựu nhất
định.


Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp khởi nghiệp từ khi đất nước đã bước sang nền kinh tế
thị trường. Nhóm này chiếm đa số trong lực lượng các doanh nhân Việt nam, có tuổi đời
còn tương đối trẻ, tự học hỏi, tiếp thu tương đối nhanh các kinh nghiệp, kỹ năng quản lý
thông qua sự hội nhập của Việt nam vào thế giới nói chung, hoặc đã được đào tạo tương


đối chuyển nghiệp, bài bản về quản lý, quản trị doanh nghiệp. Bài viết này sẽ chủ yếu
tập trung phân tích đặc điểm cả các doanh nhân thuộc nhóm này.
Chúng ta có thể đúc kết được một số đặc điểm chung của các doanh nhân Việt nam
trong giai đoạn phát triển vừa qua, đó là:
-

Hầu hết các chủ doanh nghiệp hiện nay tuổi đời còn trẻ, đa số chưa được đào tạo
một cách bài bản, chuyên nghịêp về quản lý, quản trị doanh nghiệp;

-

Có ý chí vươn lên làm giàu;

-

Dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận thách thức, dám đón nhận rủi ro;

-

Cần cù, chịu khó, ham học hỏi.;

-

Có tính đổi mới, sáng tạo;

-

Linh hoạt trong xử lý công việc;

-


Chủ động, nhạy bén với các cơ hội kinh doanh;

-

Biết cách hưởng thụ cải cải, vật chất do mình tạo ra;

-



Theo khuôn khổ của bài viết, tôi sẽ tập trung phân tích những đặc điểm của doanh nhân
Việt nam trên ba khía cạnh sau:
1. Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro đối với doanh nghiệp là những sự kiện sảy ra không được mong đợi mà khi
sảy ra thì gây tổn thất cho doanh nghiệp.


Thông thường thì cơ hội cũng đi cùng với rủi ro, cơ hội càng cao thì rủi ro cũng càng
cao, một doanh nghiệp không dám đối mặt với rủi ro thì khó có thể có cơ hội phát
triển. Thực tế cho thấy, môi trường kinh doanh Việt nam hiện nay có rất nhiều cơ hội
để doanh nhân có thể tận dụng, làm giàu. Mặt khác, do đặc điểm về cấu trúc tuổi của
các doanh nhân Việt nam (hầu hết còn khá trẻ - theo các kết quả điều tra, khoảng
70% doanh nhân lãnh đạo các doanh nghiệp dân doanh ở độ tuổi dưới 45 (đối với
doanh nghiệp nữ, tỷ lệ đó là 62%, với doanh nghiệp quốc doanh là 20 – 25%) nên
việc chấp nhận rủi ro là đặc tính thường thấy ở các doanh nhân Việt nam.
Việc chấp nhận rủi ro cũng có thể được nhìn nhận dưới hai mức độ: Chấp nhận rủi ro
một cách chủ động hoặc chấp nhận rủi ro một cách bị động.
Một số doanh nhân hiện nay đã rất chủ động trong việc chấp nhận rủi ro. Họ đã tìm
cách phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro để cố gắng giảm thiểu các điều kiện tác

động gây ra các rủi ro và/ hoặc tìm cách hạn chế thiệt hại đến mức tối đa nếu sảy ra
rủi ro. Bài viết của Luật sư Trần Hữu Quỳnh - Trưởng ban pháp chế VCCI đã liệt kê
& phân tích 8 loại rủi ro có thể sảy đến với một doanh nghiệp, đó là: Rủi ro sảy ra từ
môi trường tự nhiên; Rủi ro sảy ra từ môi trường xã hội; Rủi ro sảy ra do thấp kém
về văn hoá, đạo đức; Rủi ro sảy ra từ môi trường chính trị; Môi trường kinh tế; Môi
trường pháp lý; Rủi ro đến từ các đối tác của doanh nghiệp; Rủi ro đến từ chính nội
bộ doanh nghiệp. Khi phân tích kỹ càng các loại rủi ro có khả năng sảy ra đối với
mình, doanh nhân sẽ tìm được phương án hợp lý nhất để phòng tránh và hạn chế rủi
ro.
Khi chấp nhận rủi ro một cách bị động, doanh nhân sẽ có xu hướng “làm liều” hay
“được ăn cả, ngã về không” và hậu quả cho thấy nhiều doanh nhân làm ăn theo kiểu
“chộp giựt”, nhiều doanh nghiệp có vòng đời rất ngắn, không thể phát triển bền
vững.
Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ các doanh nhân Việt nam không dám
chấp nhận rủi ro. Họ thiếu hẳn sự sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ dám làm và tính tiên
phong. Điều này thể hiện rõ nhất ở “tâm lý bầy đàn” trong hoạt động doanh nghiệp


thời gian qua. Những bài học đau lòng về “bầy đàn trong chứng khoán”, “bầy đàn
trong bất động sản”, “bầy đàn trong mô hình tập đoàn đa ngành, đa nghề”,… đã đẩy
không biết bao doanh nhân, doanh nghiệp đến bờ vực phá sản và đẩy kinh tế đất
nước vào cơn khủng hoảng trầm trọng.

2. Tính đổi mới, sáng tạo (đối với sản phẩm, kênh phân phối, hoạt động khuếch
trương, …)
Người Việt chúng ta thường được đánh giá là luôn có sự sáng tạo trong lao động, sản
xuất. Tuy nhiên, trước đây sự sáng tạo của người Việt hầu hết là mang tính ứng phó
kiểu “cái khó ló cái khôn” mà thiếu sự chủ động, không có được sự chuẩn bị, đầu tư
về kiến thức cần thiết cho một sự đổi mới, sáng tạo có kế hoạch trong dài hạn.
Ngày nay, sự đổi mới, sáng tạo của doanh nhân Việt nam có thể được nhìn nhận dưới

hai thái cực:
-

Một bộ phận không nhỏ các doanh nhân thiếu đi tính đổi mới, sáng tạo. Hoặc đi
theo lối mòn đã định sẵn, hoặc copy lại mô hình tổ chức/ kinh doanh, ý tưởng về
sản xuất/ sản phẩm của các doanh nghiệp đang thành công khác. Những doanh
nhân này cũng mang “tâm lý bầy đàn” họ cho rằng doanh nghiệp khác đang thành
công ở lĩnh vực kinh doanh/ sản phẩm này thì có thể copy y nguyên mô hình kinh
doanh/ sản phẩm đó cho mình. Trên thực tế, chúng ta đã thấy không ít những
Slogan na ná giống nhau, những chiêu tiếp thị hay quảng cáo sản phẩm tương tự
về mặt nội dung của một số doanh nghiệp.

-

Bên cạnh đó, một số các doanh nhân, hầu hết tuổi đời còn trẻ, đã tiếp thu, học hỏi
được tri thức, kiến thức tiên tiến, hiện đại đã đi tiên phong trong việc sáng tạo,
đổi mới đối với hoạt động của doanh nghiệp, trong tất cả các lĩnh vực: quản lý,
quản trị doanh nghiệp; chiến lược đối với sản phẩm mới, kênh phân phối sản
phẩm; … Những doanh nhân này luôn hiểu rằng, trong thế giới ngày nay bằng
lòng với hiện tại nghĩa là chấp nhận thất bại. Họ luôn hướng đến cái mới, tìm tòi


những cái mới, tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh để tạo dựng lợi thế cho
mình.
+ Sự đổi mới, sáng tạo đối với sản phẩm: Ngày nay, không ít các doanh nghiệp
đã thành lập nên bộ phận “Nghiên cứu & Phát triển – R&D”, đây chính là tiền đề
cho sự đổi mới về sản phẩm. Với sự tiến bộ về khoa học, kỹ thuật & công nghệ,
nhìn chung các sản phẩm có vòng đời ngày càng ngắn đi và “sự khác biệt” là điều
mà khách hàng tiềm năng nhắm tới khi lựa chọn một sản phẩm trong vô số các
sản phẩm cùng loại. Nhận thức được điều này, một số doanh nghiệp đã có hẳn

một kế hoạch dài hạn về các dòng sản phẩm dự kiến trong tương lai để có thể tạo
được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đem về lợi thế cho mình. Để hiện thực
hiện được kế hoạch này, họ đã đầu tư không nhỏ vào hoạt động R&D, rất nhiều
sản phẩm mới đã ra đời có mẫu mã, công dụng phù hợp với nhu cầu, sở thích của
người Việt, mang đặc trưng rất riêng của mỗi doanh nghiệp.
+ Sự đổi mới, sáng tạo đối với kênh phân phối: Trước đây, hầu hết các doanh
nghiệp sản xuất hoặc tự đứng ra phân phối sản phẩm của mình dến tận tay người
tiêu dùng, hoặc bán lại cho các nhà phân phối trung gian bán lẻ có sẵn mà không
có hoạt động thiết kế hay quản lý các kênh phân phối này.
Ngày nay, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, rất nhiều doanh
nghiệp đã chú trọng đến việc xây dựng các kênh phân phối chuyên nghiệp. Họ
thiết lập một hệ thống phân phối theo chuẩn mực, quản lý kênh phân phối và
quản lý lực lượng bán hàng hiệu quả. Để làm được điều này, các doanh nhân phải
cân nhắc để lựa chọn các kênh phân phối là trực tiếp hay gián tiếp; đơn kênh hay
đa kênh; độ dài của các kênh như thế nào; các loại hình, số lượng trung gian; …
cho phù hợp với đặc thù sản phẩm cũng như chiến lược marketing của mình. Bên
cạnh đó các doanh nhân cũng cần có các hoạt động quản lý kênh phân phối: lựa
chọn; đào tạo, khuyến khích; đánh giá, giám sát và quản lý xung đột đối với các
kênh phân phối.


Chúng ta có thể thấy trên thị trường đã xuất hiện nhiều nhà phân phối chuyên
nghiệp về các sản phẩm như đồ uống, thực phẩm, … (Tập đoàn Phú Thái, …)
+ Sự đổi mới, sáng tạo đối với hoạt động khuếch trương: Nhờ có sự phát triển của
công nghệ thông tin, thuyền thông cũng như sự hội nhập nhanh với nền kinh tế
thế giới mà các hoạt động khuếch trương sản phẩm của các doanh nghiệp Việt
nam ngày càng chuyên nghiệp & hiệu quả hơn. Rất nhiều doanh nhân đã ngày
càng quan tâm đến các yếu tố của hốn hợp khuếch trương, bao gồm hoạt động
quảng cáo; xúc tiến bán hàng; bán hàng trực tiếp hay quan hệ cộng đồng. Họ đã
đầu tư thuê những đơn vị chuyên nghiệp, thậm chí cả những đơn vị nổi tiếng của

nước ngoài để thực hiện các hoạt động khuếch trương cho sản phẩm của mình.
Chúng ta đã chứng kiến ngày càng nhiều chương trình quản cáo rất ấn tượng; các
chương trình xúc tiến bán hàng rất hiệu quả; nhiều công ty đã thành lập hẳn bộ
phận “quan hệ cộng đồng – PR” điều mà trước đây vài năm còn có ít doanh nhân
nghĩ tới.
Chúng ta đã có hẳn một lý luận về “Quản trị sự thay đổi”. Sự thay đổi diễn ra hàng
ngày xung quanh chúng ta, nếu chúng ta không bắt kịp sự thay đổi bằng cách hiểu
quy luật của nó, nắm bắt lấy nó, biến nó thành động lực và cơ hội cho mình thì khả
năng tụt hậu là hiện hữu, dĩ nhiên những doanh nhân hành xử như vậy sẽ khó có
được thành công.

3. Tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh doanh:
Việc chủ động, đi tiên phong của doanh nghiệp có thể được thực hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau: tiên phong về sản phẩm mới; tiên phong về công nghệ sản xuất;
tiên phong về phương pháp quản lý; …
Đối với mỗi doanh nghiệp, đi tiên phong trong việc tung ra sản phẩm mới sẽ đem lại
lợi thế vô cùng to lớn. Mỗi khi một sản phẩm mới xuất hiện, doanh nghiệp có thể áp
dụng chiến lược hớt váng với giá bán cao để tối đa hoá lợi nhuận. Khi các đối thủ bắt


kịp, tung ra các sản phẩm tương tự thì doanh nghiệp có thể hạ thấp giá bán để cạnh
tranh và lại chuẩn bị tung ra sản phẩm mới tiếp theo. Cứ như vậy, việc đi tiên phong
trước đối thủ là một ưu thế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn có.
Tiên phong về mặt công nghệ cũng đem lại lợi thế cạnh tranh không nhỏ. Khi đầu tư
được công nghệ mới, doanh nghiệp sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm, đồng
thời cũng làm giảm được giá thành do công suất cao hơn, cuối cùng doanh nghiệp sẽ
có được lợi thế cạnh tranh một cách toàn diện trước dối thủ của mình.
Ở Việt nam, hiểu được tầm quan trọng của việc đi tiên phong trước đối thủ cạnh
tranh, nhiều doanh nhân đã chủ động đầu tư mạnh công tác R&D để liên tục tung ra
sản phẩm mới; đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại tầm cỡ thế giới. Chúng ta có thể

kể ra đây những doanh nghiệp/ thương hiệu Việt nam có tư tưởng chủ động, đi tiên
phong trước các đối thủ cạnh tranh: Kinh Đô; SECOIN; Number 1; … và đã thu
được những thành công nhất định ngay cả so với đối thủ đến từ nước ngoài.
Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy còn một bộ phận lớn các doanh nhân Việt nam vẫn
chưa ý thức hoặc không thực hiện được việc chủ động, đi tiên phong trước đối thủ.
Họ thường có tư tưởng bị động, ỷ lại những cái đã có sẵn, copy lại ý tưởng, mô hình
hay sản phẩm của người khác. Trong tương lai khi mà có sự cạnh tranh ngày càng
khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài thì cơ hội phát triển của họ ngày càng bị
thu hẹp.

Nhìn lại những đặc điểm của doanh nhân Việt nam chúng ta thấy rằng, trong cộng đồng
doanh nhân vẫn tồn tại hai thái cực, một nhóm các doanh nhân mang tư tưởng tiến bộ,
luôn có sự đổi mới, tiên phong, sáng tạo đồng thời chấp nhận rủi ro để kiếm tìm cơ hội
tốt hơn, nhóm các doanh nhân này ngày càng phát triển về số lượng cũng như chất
lượng. Nhóm các doanh nhân khác vẫn mang tư tưởng bảo thủ, trì trệ, nhóm này đang có
xu hướng ngày càng thu hẹp trước áp lực cạnh tranh khi mà Việt nam ngày càng hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.


Tài liệu tham khảo:
1/ Luận bàn về doanh nhân Việt thời khủng khoảng – Đinh Hồng Kỳ, TGĐ SECOIN
2/ Tạp chí Nhà quản lý
3/ Báo Sài gòn tiếp thị
4/ Các phiếu phỏng vấn các doanh nhân



×