Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của sự THOẢ mãn TRONG TIÊU DÙNG đối với HẠNH PHÚC TRONG CUỘC SỐNG nói CHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.22 KB, 7 trang )

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THOẢ MÃN TRONG TIÊU DÙNG ĐỐI
VỚI HẠNH PHÚC TRONG CUỘC SỐNG NÓI CHUNG

Phần I: Câu hỏi
Sự thoả mãn của khách hàng Việt Nam đối với hàng hoá/dịch vụ nhập ngoại
- Mức độ thoả mãn (từ rất thấp- rất cao) của khách hàng Việt Nam khi mua và
sử dụng các sản phẩm/dịch vụ nhập ngoại (VD: quần áo, giầy dép, túi, ví
ngoại, đồ điện tử, mỹ phẩm, nhà hang, học trường quốc tế…)? giải thích tài
sao (phân tích các lợi ích/benefit và các chi phí /cost)?
- Mức độ thoả mãn với cuộc sống nói chung của những khách hàng mua/sử
dụng hàng ngoại? phân tích tác động của sự thoả mãn trong tiêu dùng đối
với hạnh phúc trong cuộc sống nói chung)
Hãy sử dụng cả số liệu thứ cấp (internet, báo chí, các báo cáo,…) và sơ cấp
(quan sát và 5 phỏng vấn) để minh hoạ cho bài viết
Phần II: Trả lời
Để trả lời được câu hỏi trên chúng ta cần phải hiểu sự thoả mãn khi mua và
sử dụng các sản phẩm dịch vụ là gì?
Trong số rất nhiều những sản phẩm có thể thoả mãn một nhu cầu nhất định,
người tiêu dùng sẽ lựa chọn như thế nào? Giả sử, hàng ngày một người phải đi làm
xa 3 dặm. Có một số sản phẩm có thể thoả mãn đựơc nhu cầu này: patanh, xe đạp,
xe gắn máy, ô tô, taxi, xe buýt. Những phương án này tập hợp nên khả năng lựa
chọn sản phẩm.
Giả sử một người muốn thoả mãn một số nhu cầu phụ thêm trên đường đi
làm, cụ thể là tốc độ, an toàn, thoải mái và tiết kiệm. Ta gọi đó là tập nhu cầu. Bây
giờ thì mỗi sản phẩm có một khả năng khác nhau để thoả mãn những nhu cầu khác
nhau của một người. Chẳng hạn như xe đạp thì chậm hơn, kém an toàn và tốn sức
hơn là ô tô, nhưng lại tiết kiệm hơn. Dù thế nào đi nữa thì người đó cũng phải
quyết định sản phẩm nào sẽ bảo đảm thoả mãn đầy đủ nhất.


Khái niệm chủ đạo là giá trị đối với khách hàng. Người đó sẽ đánh giá khả


năng của từng sản phẩm thoả mãn nhu cầu của mình. Họ có thể xếp hạng các sản
phẩm đó từ loại thoả mãn nhiều nhu cầu nhất đến loại thoả mãn ít nhu cầu nhất.
Giá trị là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng chung của sản phẩm thoả
mãn những nhu cầu của mình.
Ta có thể hình dung những đặc điểm của một sản phẩm ý tưởng đối với
nhiệm vụ đó. Một người có thể trả lời rằng sản phẩm lý tưởng sẽ đưa anh ta đến
chỗ làm trong giây lát với sự an toàn tuyệt đối, không mất sức và chi phí bằng
không. Khi đó giá trị của mỗi sản phẩm thực tế sẽ phụ thuộc vào mức độ nó gần
với sản phẩm lý tưởng đó.
Giả sử rằng người đó quan tâm hàng đầu đến tốc độ và sự thoải mái khi đi
làm. Nếu người đó được sử dụng miễn phí bất kỳ sản phẩm nào trong số đó, thì ta
có thể đoán trước được là người đó sẽ chọn ô tô. Nhưng bây giờ mới nảy sinh
vướng mắc. Vì mỗi sản phẩm đều đòi hỏi một khoản chi phí nên chưa chắc hẳn là
người đó sẽ mua ô tô. Chi phí để mua ô tô lớn hơn nhiều so với chi phí để mua một
chiếc xe đạp chẳng hạn. Người đó sẽ phải từ bỏ nhiều thứ khác (có giá trị) để mua
ô tô. Vì thế người đó sẽ xem xét giá trị và giá cả của sản phẩm trước khi chọn. Anh
ta sẽ chọn sản phẩm nào tạo ra giá trị lớn nhất trên một đồng tiền bỏ ra.
Đi vào ý thứ nhất của câu hỏi trên, em xin đưa ra một số ý kiến như sau:
Trong thời điểm hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, người dân Việt
Nam đã có mức thu nhập cao hơn, khoảng cách thu nhập giữa những người giàu và
người nghèo trong xã hội cũng tăng lên. Theo khảo sát những người có thu nhập
cao ngày nay không chỉ quan tâm đến “ cơm no, áo ấm” mà họ còn quan tâm đến
hàng hóa, dịch vụ sử dụng để thoả mãn nhu cầu của họ, với họ thì không chỉ có
“cơm no, áo ấm” mà như cầu của họ là “ cơm ngon, áo đẹp”. đây là những người
tiêu dùng hay là những khách hang có như cầu về những hàng hoá cao cấp/xa xỉ và
họ có khả nằng để thoả mãn nhu cầu của mình.
Trong bài này ta đề cập đến vấn đề sự thoả mãn của khách hang Việt Nam
đối với hang hoá/ dịch vụ nhập ngoại. Ở đây ta ngầm hiểu hang hoá/dịch vụ nhập
ngoại vào Việt Nam là hang hoá mà ta phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để
sử dụng nó.



Qua quan sát trên thị trường ta có thể thấy, Ở Việt Nam hầu như khách hang
sử dụng hang hoá/dịch vụ nhập ngoại đều là những khách hang ở tầng lớp trung
lưu và thượng lưu. Hầu như chỉ có hai tầng lớp này họ mới có đủ khả năng để sử
dụng dịch vụ/hang hoá nhập ngoại. Thực ra điều này cũng rất đơn giản và dễ hiểu
vì hang hoá và dịch vụ nhập ngoại (trừ một số hang hoá/dịch vụ của Trung Quốc
giá rẻ) thì hầu như hàng hoá/dịch vụ nhập ngoại đều có giá mà những người không
thuộc tầng lớp Trung lưu, hạ lưu khó có điều kiện để trả một khoản chi phí để có
thể sử dụng được nó.
Do vậy ở vấn đề này cho phép em được chỉ phân tích đối với những khách
hang có khả năng sử dụng dịch vụ/hang hoá nhập ngoại (hay nói cách khác họ có
khả năng chi trả thanh toán hang hoá/dịch vụ nhập ngoại). Như vậy ta có thể thấy
sự thoả mãn của khách hàng Việt Nam khi mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ nhập
ngoại là rất cao vì các sản phẩm/dịch vụ này có giá trị sử dụng cao và các khách
hàng này có đủ điều kiện để mua và sử dụng các sản phẩm này.
Qua tài liệu, các cuộc khảo sát ta có thể thấy sự thoả mãn của khách hang Việt
Nam đối với hàng hoá/dịch vụ nhập ngoại là rất cao đặc biệt là ở các thành phố
thường thể hiện rõ sự ưa chuộng hàng ngoại hơn hàng nội vì họ có điều kiện tiếp
xúc với phong cách sống mới và những hành vi tiêu dùng hiện đại qua Internet và
các phương tiện thông tin đại chúng. Và họ cũng có đủ khả năng kinh tế để mua
được những sản phẩm nhập ngoại. Thực ra một phần người Việt Nam ưu chuộng
hàng nhập ngoại cũng là do trong một thời gian dài hàng hoá trong nước được biết
đến với những sản phẩm/dịch vụ chất lượng thấp, mẫu mã kiểu cách đơn giản,
chủng loại nghèo nàn, ít sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Và như vậy vô hình
chung hàng hoá trong nước không đáp ứng được nhu cầu cho những người có thu
nhập cao đang sinh sống tại các thành phố lớn, nơi mà họ có thể dễ dàng tìm thấy
các sản phẩm/dịch vụ nhập ngoại trên thị trường.
Sản phẩm/dịch vụ nhập ngoại có độ thoả mãn cao đối với khách hàng Việt
Nam nó được thể hiện ở mấy điểm chính sau:

-Họ thoả mãn bởi vì chất lượng, độ tin cậy của hàng hoá dịch vụ: như ta đã biết
khách hàng ở những nước Châu âu, Mỹ... đều là những khách hàng mà họ thường
sử dụng những hàng hoá/dịch vụ với chất lượng cao. Như vậy, chất lượng hàng
hoá/dịch vụ nhập ngoại sẽ là tốt hơn so với hàng hoá dịch vụ của Việt Nam.


-Họ thoả mãn bởi vì chất lượng dịch vụ sau bán hang (bảo hành, bảo trì): Việt
Nam mới đang bước vào nền kinh tế thị trường, đồng thời với cung cách làm ăn
của các doanh nghiệp Việt Nam thường làm ăn theo kiểu chộp giật, không được
lâu dài, làm ăn không có uy tín, mặc dù thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp Việt
Nam đã coi trọng chữ tín đối với khách hàng. Nhưng nhìn chung hầu như nhiều
doanh nghiệp Việt Nam vẫn làm ăn theo kiểu chộp giật không nghĩ đến vấn đề lâu
dài.
Ở đây chỉ xin đơn cử một vài ví dụ minh hoạ: Ví dụ với việc mua một chiếc
máy tính để bàn nếu ta mua của các hãng như Dell, IBM, nếu máy hỏng thì việc
bảo hành rất dễ dàng và đơn giản, nhưng nếu ta mua máy tính lắp ráp tại Việt Nam
thì việc bảo hành máy hỏng không phải là một vấn đề đơn giản. Hay một ví dụ
khác ta mua một chiếc túi xách nếu mua của hãng Gucci, D&G nếu khi mua xong
bị lỗi đường chỉ ta có thể ra hãng đổi lấy túi khác, hoặc có thể được bảo hành miễn
phí, còn nếu ta mua một túi xách của một cửa hiệu do Việt Nam sản xuất thì việc
đó là rất khó
-Họ thoả mãn bởi vì sự thoải mái, tiện lợi, thời trang, sự độc đáo và vị thế cho
người sử dụng nó: chẳng hạn khi bạn mua hai áo sơ mi, một chiếc sản xuất trong
nước, một chiếc hàng hiệu, khi bạn mặc chiếc áo hàng hiệu đi ra ngoài đường bạn
sẽ có một cảm giác rất đặc biệt, ngẩng cao đầu, tự tin khi nhìn người khác.

Ở trên ta đã phân tích đến lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm/dịch vụ nhập
ngoại. Tuy nhiên ta cũng từng biết cấu nói “tiền nào vải ấy”, ta được lợi ích là sự
thoả mãn cao khi dùng sản phẩm/dịch vụ nhập ngoại nhưng ta cũng phải bỏ ra một
khoản chi phí không nhỏ. Như ta đã nói ở trên việc mua sản phẩm/dịch vụ nhập

ngoại ở Việt Nam thì hầu như chỉ có những tầng lớp trung lưu, thượng lưu mới
giám bỏ tiền ra để mua chúng.
Nguyên nhân tại đâu mà rất nhiều người Việt Nam có sự thoả mãn cao khi sử
dụng sản phẩm/dịch vụ nhập ngoại, mặc dù chi phí bỏ ra để mua một sản
phẩm/dịch vụ nhập ngoại là không nhỏ.
Thứ nhất ta có thể thấy có rất nhiều người ở các thành phố lớn có nhiều cơ hội
làm ăn và kiếm được nhiều tiền, do đó họ có xu hướng tiêu dùng nhiều hàng cao


cấp hơn, mặt khác cũng do thói quen, ví dụ như người Sài gòn họ thường chi tiêu
rất hào phóng, không suy nghĩ đắn đo, họ có thể chi hết hoặc chi nhiều hơn số tiền
mà họ kiếm được.
Tuy nhiên, mọi thứ đều có hai mặt của nó, không phải người nào ở tầng lớp
trung lưu, thượng lưu (những người có khả năng mua các sản phẩm/dịch vụ nhập
ngoại) đều có sự thoả mãn cao đối với sản phẩm/dịch vụ nhập ngoại vì cố một số
người trong số này cho rằng một số sản phẩm trong nước có lợi thế hơn hẳn hàng
hoá nhập ngoại vì trong tâm họ luôn nghĩ “người Việt Nam phải dùng hàng Việt
Nam”, hoặc họ thích nhu cầu mang khẩu vị truyền thống, ví dụ họ thích gốm sứ
Bát Tràng, lụa tơ tằm Việt Nam, thuốc đông y. Trong thực tế hiện nay có rất nhiều
sản phẩm trong nước được sản xuất với chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, giá hợp
lý. Mặt khác không phải tất cả các sản phẩm/dịch vụ nhập ngoại đều tốt, đều là
hàng cao cấp.
Trả lời cho ý thứ hai của câu hỏi trên, em xin đưa ra một số nhận xét:
Mức độ thoả mãn với cuộc sống nói chung của khách hàng mua/sử dụng hàng
ngoại là rất cao,
Thứ nhất, ta có thể thấy đối với khách hàng ở những nước phát triển như Mỹ,
Châu âu thì các hàng hoá/dịch vụ nhập ngoại đối với họ sẽ thoả mãn được đầy đủ
yêu cầu, nhu cầu của họ vì giá cả hợp lý, chất lượng hàng hoá tốt vì đã được qua
kiểm định sau đó mới được nhập cảnh vào các nước này. Do vậy nó đáp ứng được
đầy đủ các điều kiện của một sản phẩm/dịch vụ có chất lượng cao, hấp dẫn, dịch vụ

đi kèm tốt, độ tin cậy cao, giá cả hợp lý.
Thứ hai, đối với khách hàng ở những nước chậm phát triển, đang phát triển thì
các khách hàng này cũng tương tự như nhóm khách hàng tại Việt Nam phần lớn họ
sẽ chuộng hàng ngoại.
Thứ ba, đối với khách hàng ở Trung Quốc, đây là nước đông dân nhất thế giới,
lượng khách hàng của họ rất lớn. Tuy nhiên đối với khách hàng nước này họ lại
không chuộng hàng ngoại vì phương châm của họ “đã là người Trung Quốc là phải
dùng hàng Trung Quốc”. Mặt khác họ có thể sản xuất ra hàng hoá cao cấp, thứ cấp
đáp ứng được mọi tầng lớp người dân trong xã hội, phù hợp với túi tiền của mỗi
nhà.


Như vậy, qua phân tích trên ta có thể thấy ngày nay với xã hội ngày càng phát
triển, hầu như không có chiến tranh, do vậy nhu cầu tiêu dùng của tất cả mọi người
dẫn đều rất lớn. Tuy nhiên với mỗi một quốc gia khác nhau thì mức độ thoả mãn
với cuộc sống nói chung của những khách hàng mua/sử dụng hàng ngoại lại ở mức
độ khác nhau, nhìn chung ở hầu hết các nước mức độ thoả mãn với cuộc sống nói
chung của những khách hàng mua/sử dụng hàng ngoại là rất cao, họ đều cảm thấy
được hạnh phúc. Chỉ trừ một số nước như Trung Quốc họ coi hàng nội là hàng họ
phải dùng thì tác động của hàng nhập ngoại đối với khách hàng tại Trung Quốc là
không đáng kể. Tuy nhiên ở Trung Quốc cũng có một số nhỏ họ rất ưu chuộng
hàng ngoại và họ nghĩ sử dụng hàng ngoại thể hiện được đẳng cấp của họ (ví dụ
các nhà tỷ phú, triệu phú tại Trung Quốc họ sử dụng xe ôtô nhập ngoại của các
hãng nỗi tiếng trên thế giới).
Mặc dù thực tế hiện nay sản phẩm/dịch vụ nhập ngoại mức độ thoả mãn đối với
khách hàng Việt Nam và mức độ thoả mãn với cuộc sống nói chung của khách
hàng mua và sử dụng hàng ngoại là rất cao, nhưng tôi tin rằng trong một thời gian
không xa nữa khách hàng là người Việt Nam nói riêng và khách hàng nói chung sẽ
mua và sử dụng nhiều sản phẩm là hàng Việt Nam, và như vậy mức độ thoả mãn
của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ sản xuất của Việt Nam sẽ rất cao.


Trên đây là những ý kiến trả lời của em về câu hởi trên, trong thời gian có hạn
và cũng không phải là một nhà Marketing, em mong được sự đóng góp của thầy cô
giáo dậy bộ môn này để bài tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!




×