Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực tư vấn việc làm cho nhân viên tư vấn tại các trung tâm giới thiệu việc làm thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.13 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRỊNH HOÀN THÚY UYÊN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
TƯ VẤN VIỆC LÀM CHO NHÂN VIÊN TƯ VẤN TẠI CÁC
TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

NGÀNH GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 4 1 6 4

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRỊNH HOÀN THÚY UYÊN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ VẤN
VIỆC LÀM CHO NHÂN VIÊN TƯ VẤN TẠI CÁC TRUNG TÂM
GIỚI THIỆU VIỆC LÀM THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC


Mã số ngành: 601401

Họ và tên học viên: PHẠM THỊ LỘC
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2013


LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Trịnh Hoàn Thúy Uyên

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 27/11/1981

Nơi sinh: Cần Thơ

Quê quán: Cần Thơ

Dân tộc: Kinh

Nhà riêng: 557/1L Trần Quang Diệu, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP. Cần
Thơ.
Địa chỉ liên lạc: Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Cần Thơ.
Điện thoại cơ quan: 0710.3832055

DĐ: 0919.343341

Email:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
Đại học:
Hệ đào tạo: tại chức

Thời gian đào tạo: 1999-2004

Nơi học: Đại học Cần Thơ

Ngành học: Anh văn

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Thời gian
4/2005 đến nay

Nơi công tác
Trung tâm Giới thiệu việc
làm thành phố Cần Thơ

Công việc đảm nhiệm
- Nhân viên tư vấn việc
làm trong và ngoài nước
- Phó trưởng phòng
XKLĐ
- Phó trưởng phòng Thông
tin-Tư vấn
- Trưởng phòng Tư vấn
- Trưởng phòng Đào tạo

i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn

TRỊNH HOÀN THÚY UYÊN

ii


iii


TÓM TẮT
Tư vấn việc làm là một khâu quan trọng trong hoạt động kết nối việc làm giữa
người tìm việc – nhân viên tư vấn – chủ sử dụng lao động tại các Trung tâm Giới
thiệu việc làm. Thông qua việc được tư vấn từ các nhân viên tư vấn việc làm, người
tìm việc không những có một định hướng việc làm đúng đắn mà còn được cung cấp
những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong hoạt động tìm việc để có thể gặt hái thành
công hơn trong quá trình tìm việc của bản thân. Đối với người sử dụng lao động thì
nhờ vào sự hỗ trợ tư vấn và chắp nối việc làm từ nhân viên tư vấn mà họ sẽ tìm
được một ứng viên ứng ý nhất, một người lao động đảm bảo được đầy đủ nhất các
yêu cầu công việc đang đặt ra từ hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, năng lực tư
vấn việc làm của nhân viên tư vấn sẽ đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công và
hoạt động hiệu quả của một trung tâm Giới thiệu việc làm nói chung

Tuy nhiên, trên thực tế thì năng lực tư vấn việc làm của các nhân viên tư vấn
hiện nay chưa được các cấp quản lý và các trung tâm Giới thiệu việc làm quan tâm
đúng mức, các trung tâm có đầu tư đào tạo nhưng đầu tư không đồng đều và không
thống nhất dẫn đến năng lực tư vấn việc làm của các tư vấn viên không đều nhau
ảnh hưởng đến chất lượng tư vấn việc làm cho khách hàng nói chung.
Để góp phần nâng cao năng lực tư vấn việc làm cho nhân viên tư vấn tại địa
phương, người nghiên cứu chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng
lực tư vấn việc làm cho nhân viên tư vấn tại các trung tâm Giới thiệu việc làm
thành phố Cần Thơ”. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận – kiến nghị, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
- Chƣơng I: Cơ sở lý luận: Tổng hợp cô đọng các lý thuyết cần thiết về nghề
nghiệp, việc làm và tư vấn việc làm
- Chƣơng II: Thực trạng hoạt động tư vấn việc làm: Trình bày kết quả khảo sát
thực trạng và thực tiễn hoạt động tư vấn việc làm cho người lao động tại các trung
tâm Giới thiệu việc làm thành phố Cần Thơ

iv


- Chƣơng III: Đề xuất giải pháp: Trình bày 3 nhóm giải pháp nâng cao năng lực tư
vấn việc làm cho nhân viên tư vấn gồm: nhóm giải pháp về quản lý, nhóm giải pháp
về bồi dưỡng và nhóm giải pháp về phương tiện và cơ sở vật chất.

v


ABSTRACT
Employment counseling is an important step in job connected activities to Jobseeker – Counselor– Employer at the Employment Services center. Thanks to
counsel, the Job-seeker does not have a proper job oriented but also provides the
needed knowledge and skills to be more sucessful in job seeking activities. For the

employers, thanks to counsel and job connected activities, they will have the best
candidate application, a worker ensures fullest requirements of business activities.
Thus, job counsultant competency plays an important role in the successful and
efficient operation of the Employment Services center .
However, the fact that the local leaders and Employment Services centers have
not yet cared of the counselor’s job counsultant competency. Because of irregular
and inconsistent in training to counselor, the counselor’s counsultant competency is
unequal in consultant field at Employment Services centers in Can Tho city. That
reason why the quality service of the centers don’t provide as well as regulation in
generally.
To contribute into improving of the quality of local counselor’s job counsultant
competency, the researcher chose the theme: “The real Situation and proposing
solutions to improve the quality of counselor’s job counsultant competency in
Employment Services centers in Can Tho city”. In addition to the opening and
concluding recommendations, the dissertation consists of three chapters:
- Chapter I: Rationale: the general in necessarily condensed theories about job,
emloyment and job consultant, such as: competency, job, emloyment, job
consultant, job consultant competency,…
- Chapter II: The real Situation of counselor’s job consultant competency: the
survey results about the counselor’s job counsultant competency at Employment
Services centers in Can Tho city.

vi


- Chapter III: Proposed solution: Presentation of 3 group solutions to improve the
conselor’s job counsultant competency: the group of management solutions,
training solutions and media and facilities solutions.

vii



MỤC LỤC
Trang tựa
Trang
Quyết định giao đề tài
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn
Lý lịch khoa học ............................................................................................................. i
Lời cam đoan ................................................................................................................. ii
Lời cảm ơn.................................................................................................................... iii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iv
Mục lục ....................................................................................................................... viii
Danh mục các ký hiệu và viết tắt .............................................................................. xiii
Danh mục các bảng .................................................................................................. xiv
Danh mục các hình ...................................................................................................... xv
Danh mục các sơ đồ .................................................................................................. xvii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ......................................................................... 4
4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 5
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 7
CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỀ NGHIỆP, VIỆC LÀM VÀ TƢ VẤN
VIỆC LÀM .................................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan về hoạt động tƣ vấn việc làm .............................................................. 7
1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................................... 7
1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................... 8
1.2 Các khái niệm liên quan ........................................................................................ 10

1.2.1 Năng lực .......................................................................................................... 10

viii


1.2.2 Tư vấn ............................................................................................................. 11
1.2.3 Việc làm .......................................................................................................... 11
1.2.4 Nghề nghiệp .................................................................................................... 12
1.2.5 Tư vấn việc làm............................................................................................... 13
1.2.6 Năng lực tư vấn việc làm ............................................................................... 14
1.2.7 Tham vấn......................................................................................................... 14
1.2.8 Tư vấn hướng nghiệp ...................................................................................... 15
1.2.9 Giải pháp ......................................................................................................... 15
1.2.10 Các khái niệm về lao động, nguồn nhân lực và thị trường lao động ............ 16
1.3 Nội dung liên quan về tƣ vấn việc làm ................................................................. 17
1.3.1. Mục đích của tư vấn việc làm ........................................................................ 17
1.3.2 Yêu cần của tư vấn việc làm ........................................................................... 18
1.3.3 Vai trò của tư vấn việc làm ............................................................................. 18
1.3.4 Vị trí, nhiệm vụ của tư vấn việc làm trong hệ thống trung tâm giới thiệu
việc làm .............................................................................................................................
1.3.5 Các hình thức tư vấn việc làm trong trung tâm giới thiệu việc làm ............... 21
1.3.6 Vai trò của nhân viên tư vấn đối với người tìm việc ...................................... 23
1.3.7 Mô hình các nhóm năng lực cần có của nhân viên tư vấn tại các trung tâm
giới thiệu việc làm .......................................................................................................... 23
1.3.7.1 Nhóm kỹ năng đối thoại ....................................................................... 24
1.3.7.2 Nhóm các kỹ năng về phương pháp can thiệp khi tư vấn việc
làm...... ........................................................................................................................... .27
1.3.7.3 Nhóm các kỹ năng tư vấn ...................................................................... 34
1.3.7.4 Nhóm các kỹ năng về phương pháp quản lý hồ sơ người tìm việc ...... 42
1.4 Những nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực tƣ vấn của của nhân viên tƣ

vấn tại các trung tâm giới thiệu việc làm ................................................................... 46
Kết luận chương I .................................................................................................... 48

ix

19


CHƢƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN VIỆC LÀM CHO
NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................................................ 50
2.1 Khái quát về hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm và cơ sở đào tạo nghề .... 50
2.2 Khái quát về thành phố Cần Thơ ......................................................................... 52
2.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ................................................................... 52
2.2.2 Cơ cấu lao động .............................................................................................. 53
2.2.3 Kinh tế-xã hội.................................................................................................. 53
2.2.4 Giáo dục-đào tạo, nghề nghiệp và việc làm .................................................... 53
2.3 Đặc điểm về trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Cần Thơ ...................... 54
2.4 Đặc điểm của trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên .................................... 56
2.5 Số liệu về thực trạng lao động, việc làm tại thành phố Cần Thơ ...................... 58
2.6 Thực trạng năng lực tƣ vấn việc làm của nhân viên tƣ vấn tại các trung tâm
Giới thiệu việc làm thành phố Cần Thơ ..................................................................... 60
2.6.1 Cách thức xác định thực trạng ........................................................................ 60
2.6.2 Xây dựng công cụ ........................................................................................... 60
2.6.3 Tiến hành khảo sát .......................................................................................... 61
2.6.3.1 Kết quả kháo sát người tìm việc .......................................................... 61
2.6.3.2 Kết quả khảo sát người sử dụng lao động ............................................ 74
2.6.3.3 Kết quả khảo sát nhân viên tư vấn ....................................................... 78
Tóm lại đánh giá năng lực tƣ vấn của nhân viên tƣ vấn tại các trung tâm
Giới thiệu việc làm thành phố Cần Thơ ..................................................................... 93

Kết luận chương II ................................................................................................... 97
CHƢƠNG III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TƢ VẤN
VIỆC LÀM CHO NHÂN VIÊN TƢ VẤN TẠI CÁC TRUNG TÂM GIỚI
THIỆU VIỆC LÀM THÀNH PHỐ CẦN THƠ......................................................... 99
3.1. Cơ sở và định hƣớng đề xuất giải pháp cho hoạt động tƣ vấn việc làm .......... 99
3.1.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................. 99
3.1.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 99

x


3.1.3 Nguyên tắc đề xuất giải pháp .......................................................................... 99
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực tƣ vấn việc làm cho nhân viên tƣ vấn ............... 100
3.2.1 Nhóm giải pháp về quản lý ........................................................................... 100
3.2.1.1 Đổi mới trong hoạt động và phối hợp của các đơn vị tham gia giới
thiệu việc làm ................................................................................................. 100
3.2.1.2 Nâng cao nhận thức vị trí, vai trò tư vấn việc làm cho đội ngũ nhân
viên tham gia tư vấn việc làm, cán bộ quản lý tại các trung tâm giới thiệu
việc làm, người tìm việc và người sử dụng lao động .................................... 102
3.2.1.3 Tăng cường chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, tổ chức tốt hoạt
động tư vấn việc làm ...................................................................................... 103
3.2.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra và tổng kết đánh giá hoạt động tư vấn
việc làm ......................................................................................................... 104
3.2.2 Nhóm giải pháp về bồi dưỡng ....................................................................... 105
3.2.2.1 Tập huấn nâng cao năng lực tư vấn việc làm cho nhân viên tư vấn.....105
3.2.2.2 Hoàn thiện trình tự tư vấn khách hàng cho nhân viên tư vấn ............ 107
3.2.3 Nhóm giải pháp về phương tiện và cơ sở vật chất ........................................ 109
3.2.3.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong tác nghiệp tư vấn .................... 109
3.2.3.2 Tăng cường sử dụng các phương tiện và hình ảnh trực quan trong tư
vấn việc làm cho NTV ................................................................................... 110

3.2.3.3 Bố trí khu vực riêng để tư vấn người lao động và tiếp xúc với người
sử dụng lao động ............................................................................................ 111
3.3 Kiểm nghiệm đánh giá về những giải pháp đề xuất.......................................... 112
3.3.1 Mục đích ....................................................................................................... 112
3.3.2 Đối tượng ...................................................................................................... 112
3.3.3 Cách thực hiện .............................................................................................. 112
3.3.3.1 Phương pháp chuyên gia .................................................................... 112
3.3.3.2 Kết quả đánh giá ................................................................................ 112
Kết luận chương III ...................................................................................................... 120

xi


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 121
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 125
Phụ lục

xii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT

1

DN


Doanh nghiệp

2

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu long

3

Đoàn TNCS HCM

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

4

GTVL

Giới thiệu việc làm

5

KCN-KCX

Khu công nghiệp – Khu chế xuất

6




Lao động

7

LĐTBXH

Lao động-Thương binh và Xã hội

8

NLĐ

Người lao động

9

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

10

NTV

Người tìm việc

11

NVTV


Nhân viên tư vấn

12

UBND

Ủy ban nhân dân

xiii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 1.1

Phương pháp can thiệp theo từng loại hình NLĐ .................................... 33
Bảng mô tả mô hình năng lực cần có của NVTV tại các trung tâm

Bảng 1.2
Bảng 2.1
Bảng 2.2

GTVL…………………………………………………………………….45

Bảng tổng hợp LĐ, việc làm thành phố Cần Thơ năm 2011 ................... 58
Bảng tổng hợp LĐ từ 15 tuổi trở lên có việc làm chia theo trình độ chuyên
môn kỹ thuật và giới tính ở Cần Thơ năm 2011 ...................................... 59

Bảng 2.3

Bảng tổng hợp tình hình thất nghiệp thành phố Cần Thơ năm 2011 ....... 59

Bảng 2.4

Bảng tổng hợp dự báo nguồn lao động năm 2011 ................................... 60

xiv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Nội dung

Trang

Hình 1.1

Thị trường lao động …………………………………………………………17

Hình 1.2

Vùng chọn nghề tối ưu ................................................................................... 18


Hình 2.1

Sàn giao dịch việc làm tại trung tâm GTVL Cần Thơ.................................... 51

Hình 2.2

Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ .......................................................... 52

Hình 2.3

Trung tâm GTVL thành phố Cần Thơ ............................................................ 54

Hình 2.4

Trung tâm GTVL thanh niên .......................................................................... 57

Hình 2.5

Biểu đồ vai trò của tư vấn việc làm đối với việc lựa chọn việc làm của NTV 62

Hình 2.6

Biểu đồ thời điểm NTV đến trung tâm GTVL tư vấn ..................................... 63

Hình 2.7

Biểu đồ đánh giá về chất lượng tư vấn việc làm của NVTV ........................... 65

Hình 2.8


Mô hình một điểm đến trong tư vấn việc làm cho NTV ................................. 66

Hình 2.9

Biểu đồ thời gian NTV chờ gặp NVTV .......................................................... 67

Hình 2.10

Biểu đồ đánh giá nội dung thông tin NVTV cung cấp .................................... 68

Hình 2.11

Biểu đồ đánh giá tự tin độc lập hơn của NTV sau khi đươc tư vấn ............... 69

Hình 2.12

Biểu đồ các kỹ năng mà NVTV cần nâng cao do NTV đánh giá ................... 71

Hình 2.13

Gặp gỡ và phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Vững, giám đốc Trung tâm GTVL
thanh niên ........................................................................................................ 72

Hình 2.14

Biểu đồ đánh giá chất lượng dịch vụ của trung tâm GTVL từ NSDLĐ ......... 75

Hình 2.15

Biểu đồ thời gian cung ứng NTV phù hợp đến NSDLĐ ................................ 76


Hình 2.16

Biểu đồ về thông báo tiến triển cung ứng lao động của các trung tâm GTVL
..………………………………………………………………………………...78

Hình 2.17

Gặp gỡ và phỏng vấn ông Nguyễn Minh Trí, giám đốc trung tâm GTVL Cần
Thơ .................................................................................................................. 79

xv


Hình 2.18

Biểu đồ trình độ CMKT của NVTV ............................................................... 80

Hình 2.19

Biểu đồ thâm niên công tác của NVTV việc làm ........................................... 81

Hình 2.20

Biểu đồ Phương thức đào tạo kỹ năng cho NVTV ......................................... 82

Hình 2.21

Biểu đồ mức độ cập nhật thông tin của NVTV .............................................. 83


Hình 2.22

Biểu đồ về phương tiện tiếp cận thông tin của NVTV ................................... 84

Hình 2.23

Biểu đồ thực trạng khó khăn của NVTV trong tư vấn NTV .......................... 85

Hình 2.24

Biểu đồ mức độ sử dụng phương tiện trực quan trong tư vấn NTV ............... 86

Hình 2.25

Biểu đồ xác định sự cần thiết trong nâng cao năng lực tư vấn việc làm cho
NVTV ............................................................................................................. 88
Biểu đồ yêu cầu cần được nâng cao của NVTV về nhóm kỹ năng đàm thoại

Hình 2.26
......................................................................................................................... 89
Hình 2.27
Hình 2.28

Hình 2.29

Biểu đồ yêu cầu cần được nâng cao của NVTV về nhóm kỹ năng tư vấn ..... 90
Biểu đồ yêu cầu cần được nâng cao của NVTV về nhóm phương pháp can thiệp
khi tư vấn việc làm ......................................................................................... 91
Biểu đồ yêu cầu cần được nâng cao của NVTV về nhóm phương pháp quản lý
hồ sơ NTV ...................................................................................................... 92


Hình 3.1

Biểu đồ mức độ khả thi của nhóm giải pháp quản lý .................................... 115

Hình 3.2

Biểu đồ mức độ khả thi của nhóm giải pháp bồi dưỡng ................................ 117
Biểu đồ mức độ khả thi của nhóm giải pháp về phương tiện và cơ sở vật chất

Hình 3.3
...................................................................................................................... 118

xvi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Nội dung

Sơ đồ 1.1

Quá trình tư vấn việc làm ........................................................................ 38

Sơ đồ 1.2

Quy trình trợ giúp NSDLĐ...................................................................... 40

Sơ đồ 1.3


Quy trình kết nối việc làm ....................................................................... 42

Sơ đồ 1.4

Quy trình trợ giúp NTV ........................................................................... 44

Trang

xvii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ và thiết thực đã góp phần tăng trưởng
kinh tế ở các nước đang phát triển, cùng với việc tăng dân số và quá trình đô thị hóa
làm cho nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao ngày càng
tăng. Chất lượng lao động mặc dầu đã được cải thiện trong hơn thập kỷ qua nhưng
so với các nước tỷ lệ lao động Việt Nam có trình độ chuyên môn cao vẫn là con số
khiêm tốn. Sự phát triển của khoa học và công nghệ ứng dụng vào sản xuất đã làm
cho thị trường lao động luôn biến đổi. Tình trạng khó tuyển hay khan hiếm lao động
đáp ứng công việc đang trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, trong bốn trụ cột của giáo
dục: “học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để tự khẳng định
mình”, con người cũng cần phát triển năng lực làm việc trong cộng đồng và năng
lực đối mặt với những tình huống đa dạng, thường không thể đoán trước được. Vì
thế, sự gắn kết giữa giáo dục và định hướng nghề nghiệp, việc làm của giáo dục cần
được khuyến khích.
Một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược đó là “Đổi mới mục tiêu,
nội dung, chương trình giáo dục”. Trong đó, đối với giáo dục nghề nghiệp: “Xây
dựng và ban hành danh mục ngành nghề đào tạo, đổi mới và chuẩn hoá nội dung

chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, tự tạo việc
làm, thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất,... ”.
Thực tế hiện nay, đa số NLĐ đang làm việc tại các DN vừa và nhỏ, nguyên nhân
là do số lượng DN vừa và nhỏ chiếm đa số trong tổng số DN đang hoạt động
(96,6% năm 2006 theo số liệu của Tổng Cục thống kê). Xu thế chung hiện nay của
các DN vừa và nhỏ là đang giảm dần qui mô lao động thông qua việc các DN tiến
hành cơ khí hóa, hiện đại hóa sản xuất, áp dụng máy móc hiện đại để giảm thiểu chi
phí sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã và làm gia tăng giá trị sản phẩm
để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Kết quả, chỉ những LĐ đáp ứng chuyên
môn, phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa hoặc công nghệ tiên tiến của DN thì sẽ trụ

1


lại DN. Số không đáp ứng chuyên môn có khả năng mất việc làm hoặc phải chuyển
công việc kém hấp dẫn hơn, tiềm ẩn nguy cơ nghèo đói và tính bền vững của việc
làm. [7, 115]
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: Đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục, đào tạo. Trong đó ghi rõ: “Phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao, đặc biệt là cán bộ, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ,
văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề. Đẩy mạnh đào tạo
nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên
kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo….” gắn kết chặt chẽ với phát
triển và khoa học, công nghệ.
Thành phố Cần Thơ chính thức trở thành đô thị loại I trực thuộc trung ương kể từ
ngày 24/6/2009, thông qua quyết định số 889/QĐ-TTg được thủ tướng chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng ký công nhận thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc trung
ương. Năm 2011, dân số Cần Thơ là 1.209.192 người, trong đó: dân cư thành thị
791.800 người chiếm 65,5% và dân cư nông thôn 408.500 người chiếm 34,5%. [18]
Thành phố Cần Thơ cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020; là

trung tâm kinh tế-xã hội, trung tâm giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ, trung
tâm y tế và văn hóa Vùng ĐBSCL; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội
vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng,
an ninh của Vùng ĐBSCL và của cả nước; là một cực phát triển, đóng vai trò động
lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn Vùng ĐBSCL. [13]
Thị trường lao động trong các năm vừa qua ở thành phố Cần Thơ có bước phát
triển khá nhanh nhưng tự phát là chủ yếu, mặc dầu đã có sự tác động của Nhà nước
thông qua việc tổ chức các hội chợ việc làm, điểm hẹn việc làm, ngày hội việc làm,
phiên giao dịch việc làm định kỳ từ hoạt động của các trung tâm GTVL tại thành
phố Cần Thơ. Điều này thể hiện rõ trong tỷ lệ người có việc làm thông qua các tác
động bên trong tổng số người được giải quyết việc làm hàng năm vẫn còn thấp. Kết
quả giải quyết việc làm mới đáp ứng được nhu cầu việc làm cho khoảng 70% số LĐ
phát sinh thêm và 80% số LĐ có nhu cầu cấp thiết về việc làm. Số người được giải

2


quyết việc làm ở các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ chỉ mới chiếm
khoảng 65% trong tổng số LĐ được giải quyết về việc làm hàng năm. Tỷ lệ thất
nghiệp còn khá cao, số LĐ thất nghiệp đa số là trẻ và có trình độ học vấn thấp,
không nghề, tạo nên sức ép lớn về việc làm đối với xã hội. Nguyên nhân chính là do
tình trạng thiếu đồng bộ trong đào tạo và định hướng việc làm cho NLĐ nói chung,
sự bất cập giữa cung và cầu LĐ trên thị trường LĐ.
Làm thế nào để NLĐ thành phố Cần Thơ có thể đáp ứng đươ ̣c yêu cầ u của thi ̣
trường LĐ trong và ngoài thành phố là điều mà chúng tôi quan tâm nhấ t . Qua thực
tế công tác tại đơn vị, người nghiên cứu đã nhận thấy, việc tư vấn việc làm và hỗ trợ
đào tạo cho NTV có được các kỹ năng mềm và các kiến thức liên quan về việc làm,
học nghề, luật LĐ, ... trước khi tham gia thị trường LĐ là rất cần thiết.
Vậy ai sẽ là người cung cấp những thông tin này tại các Trung tâm GTVL? Đó
chính là NVTV. Chính vì lẽ đó vi ̣thế của người NVTV rấ t quan tro ̣ng, vì đây chính

là những con người bằng kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của mình truyề n tải
và định hướng cho NTV có một nhâ ̣n thức nghề nghiê ̣p rõ ràng , cũng như cung cấp
cho NTV mô ̣t số kỹ năng hỗ trợ liên quan đến việc làm cầ n thiế t.
Nhưng thực tế , cho đế n nay , cả nước vẫn chưa hề có một chương trình đào tạo
chuyên nghiê ̣p cho liñ h vực tư vấn việc làm cho các tư vấn viên tại các trung tâm
GTVL. Ngay ta ̣i Trung tâm GTVL Cầ n Thơ , nhân viên trực tiế p tham gia tư vấ n chỉ
có thể có kiến thức phục vụ công việc thông qua tự học

, trao đổ i chuyên môn với

đồ ng nghiê ̣p và tham dự các chương trình đào tạo nội bộ dưới dạng “truyền nghề”
được tổ chức không định kỳ tại trung tâm.
Để đào tạo một NVTV đạt đầy đủ các tiêu chí trên thì người nhân viên này đòi
hỏi cần phải có các kiến thức và kỹ năng về: việc làm, học nghề, thị trường LĐ,
giao tiếp, …. Nói chung người NVTV việc làm phải là người giỏi toàn diện vì phải
trả lời được cơ bản và giải đáp được tất cả các vướng mắc của khách hàng nói
chung bao gồm NTV, NSDLĐ, thân nhân NTV,…
Vì vậy, thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực tư vấn
việc làm cho nhân viên tư vấn tại các trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố

3


Cần Thơ” là góp phầ n nâng cao năng lực tư vấn việc làm của NVTV, qua đó góp
phần nâng chất lượng hoạt động tư vấn việc làm cho NTV trong địa bàn thành phố
thông qua việc hỗ trợ hướng dẫn NTV lựa chọn việc làm, nghề học phù hợp hơn với
năng lực, sở thích cá nhân, hoàn cảnh gia đình, với nhu cầu của thị trường LĐ nhằm
tránh lãng phí về thời gian và kinh phí của bản thân, gia đình và hơn hết là tránh
lãng phí về nguồn nhân lực đã qua đào tạo của xã hội.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng năng lực tư vấn việc làm của NVTV tại các Trung
tâm GTVL thành phố Cần Thơ, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn
việc làm cho NVTV tại các Trung tâm GTVL thành phố Cần Thơ trong thời gian
tới, góp phần vào việc nâng chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương, cải thiện
tình trạng thiếu đồng bộ giữa cung và cầu trên thị trường LĐ thông qua việc định
hướng việc làm cho NLĐ nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 1: Cơ sở lý luận về năng lực tư vấn việc làm.
- Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng hoạt động tư vấn và năng lực tư vấn việc làm
của NVTV tại các Trung tâm GTVL thành phố Cần Thơ.
- Nhiệm vụ 3: Đề xuấ t một số giải pháp nâng cao năng lực tư vấn việc làm cho
NVTV tại các Trung tâm GTVL thành phố Cần Thơ.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Năng lực tư vấn việc làm của NVTV tại các Trung tâm GTVL thành phố Cần
Thơ.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Hoạt động tư vấn việc làm của các Trung tâm GTVL thành phố Cần Thơ.
- NTV, NSDLĐ, NVTV tại các Trung tâm GTVL và DN hoạt động GTVL tại
thành phố Cần Thơ.

4


4. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động tư vấn việc làm tại các Trung tâm GTVL thành phố Cần Thơ còn
mang tính rời rạt, thiếu đồng bộ, do đó năng lực tư vấn việc làm của NVTV chưa
được đầu tư và chưa được quan tâm đúng mức. Nếu thực hiê ̣n các giải pháp do
người nghiên cứu đề xuất thì năng lực tư vấn việc làm của NVTV tại thành phố Cần

Thơ sẽ được nâng cao.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu về thực trạng năng lực tư vấn việc làm cho
NVTV tại các Trung tâm GTVL thành phố Cần Thơ và DN hoạt động GTVL qua đó
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các tư vấn viên đang tham gia
công tác tại các đơn vị này trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu tổng hợp, tìm hiểu các chủ trương,
chính sách, quyết định, chỉ thị, quy định của Bộ LĐTBXH về hoạt động tư vấn việc
làm tại các Trung tâm GTVL để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài.
Phương pháp điều tra khảo sát bằng lấy phiếu ý kiến và phỏng vấn các đối
tượng là NVTV, NTV và NSDLĐ.
Phương pháp toán thống kê để tiến hành xử lý các số liệu khảo sát.
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của Phó Giám đốc trực tiếp quản
lý mảng LĐ việc làm của Sở LĐTBXH, Bí thư Thành Đoàn thành phố Cần Thơ đơn
vị chủ quản của Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên, Ban Giám đốc của các
Trung tâm GTVL thành phố Cần Thơ và cán bộ lãnh đạo, quản lý trực tiếp NVTV
tại các trung tâm này.
7. Giới hạn đề tài
Do hạn chế về khả năng, thời gian và phạm vi nghiên cứu; người nghiên cứu giới
hạn đề tài ở mức độ chỉ nghiên cứu về thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng
cao năng lực tư vấn việc làm cho NVTV tại các Trung tâm GTVL thành phố Cần
Thơ.
 Thời gian nghiên cứu 6 tháng (tháng 2/2013-tháng 8/2013)
5


 Địa điểm: Trung tâm GTVL Cần Thơ, Trung tâm GTVL Thanh Niên và 02
DN hoạt động GTVL trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
 Chỉ khảo sát các đơn vị hoạt động tư vấn GTVL, không khảo sát ở các phòng

công tác sinh viên tại các trường trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

6


×