Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

áp dụng phương pháp dạy học nhóm cho môn vật lý 10 tại trường thpt trịnh hoài đức tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯƠNG QUỐC HOÀNG

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHÓM
CHO MÔN VẬT LÝ 10 TẠI TRƯỜNG THPT
TRỊNH HOÀI ĐỨC - TỈNH BÌNH DƯƠNG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 4 1 6 2

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯƠNG QUỐC HOÀNG

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHÓM
CHO MÔN VẬT LÝ 10 TẠI TRƯỜNG THPT
TRỊNH HOÀI ĐỨC - TỈNH BÌNH DƯƠNG.

NGÀNH GIÁO DỤC HỌC - 601401

Hướng dẫn khoa học:


TS. NGUYỄN VĂN Y

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013


PHẦN 1

MỞ ĐẦU


MỤC LỤC.
TRANG

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU.
Quyết định giao đề tài
Xác nhận của các bộ hƣớng dẫn
Mục lục .......................................................................................................................... i
Lời cam đoan ................................................................................................................ v
Lời cảm ơn ................................................................................................................... vi
Tóm tắt ........................................................................................................................ vii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... ix
Danh sách các sơ đồ ...................................................................................................... x
Danh sách các bảng....................................................................................................... x
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................. xi

PHẦN 2: NỘI DUNG.
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .......................................... 2

4.1.Khách thể nghiên cứu .......................................................................................... 2
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 2

5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 2
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 2
7.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ................................................................. 2
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................................. 3
7.3. Các phƣơng pháp toán học .................................................................................. 3

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................. 4
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 4
i


1.1.1. Nƣớc ngoài ....................................................................................................... 4
1.1.2. Trong nƣớc ....................................................................................................... 5
1.2. CÁC KHÁI NIỆM ........................................................................................ 9
1.2.1. Hoạt động dạy học ........................................................................................... 9
1.2.2. Phƣơng pháp dạy học ..................................................................................... 11

1.3. TIẾP CẬN PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC .................................................. 12
1.3.1. Quá trình dạy học ........................................................................................... 12
1.3.2. Vị trí phƣơng pháp dạy học ........................................................................... 13
1.3.3. Đặc điểm phƣơng pháp dạy học .................................................................... 14
1.3.4. Phân loại phƣơng pháp dạy học ..................................................................... 15
1.3.5. Lựa chọn phƣơng pháp dạy học ..................................................................... 16

1.4. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ................................................. 17
1.4.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm .............................................................. 17

1.4.2. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động dạy học ........................................ 17
1.4.3. Dạy học cá thể và dạy học hợp tác................................................................. 18

1.5. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC NHÓM ........................................................ 19
1.5.1. Tiến trình dạy học nhóm ................................................................................ 20
1.5.2. Các cách thành lập nhóm ............................................................................... 22
1.5.3. Các loại nhóm thƣờng sử dụng trong dạy học ............................................... 24
1.5.4. Ƣu, Nhƣợc điểm của phƣơng pháp dạy học nhóm ........................................ 28

1.6. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DẠY HỌC THEO NHÓM
........................................................................................................................... 30
1.6.1. Vai trò của giáo viên trong dạy học theo nhóm .................................... 30
1.6.2. Tâm lí lứa tuổi ....................................................................................... 30
1.6.3. Tác động của công nghệ thông tin đến dạy học theo nhóm ................. 31
1.6.4. Cơ sở vật chất ........................................................................................ 32
1.6.5. Quan tâm của lãnh đạo nhà trƣờng ....................................................... 32

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..................................................................... 33

ii


Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO
NHÓM CHO MÔN VẬT LÝ TẠI TRƢỜNG THPT TRỊNH
HOÀI ĐỨC ....................................................................................... 34
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH BÌNH DƢƠNG ................................................... 34
2.2. GIỚI THIỆU VỀ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRỊNH HOÀI

ĐỨC ................................................................................................................... 34
2.2.1. Chức năng ...................................................................................................... 35

2.2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................ 35
2.3. GIỚI THIỆU VỀ MÔN VẬT LÝ ........................................................................ 36
2.3.1. Bậc trung học phổ thông ................................................................................ 36
2.3.2. Vật lý 10 ......................................................................................................... 36

2.4. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ 10 Ở TRƢỜNG
THPT ................................................................................................................. 39
2.4.1. Mục đích điều tra ........................................................................................... 39
2.4.2. Đối tƣợng điều tra .......................................................................................... 39
2.4.3. Kết quả điều tra .............................................................................................. 39

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..................................................................... 55
Chƣơng 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM NHẰM TÍCH
CỰC HÓA HỌC SINH CHO MÔN VẬT LÝ 10 TẠI TRƢỜNG
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC. BÌNH DƢƠNG ................................ 56
3.1. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC KHI TỔ CHỨC
DẠY HỌC THEO NHÓM ...................................................................................... 56
3.1.1. Tính khoa học................................................................................................. 56
3.1.2. Tính phát triển toàn diện ngƣời học ............................................................... 56
3.1.3. Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành .............................................................. 56

3.2. QUI TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM ................................. 57
3.2.1. Thiết kế, kế hoạch dạy học ............................................................................ 57
3.2.2.Tổ chức giờ học vật lý có áp dụng phƣơng pháp dạy học nhóm .................... 59

3.3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................................... 79
iii


3.3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm ......................................... 79

3.3.2. Đối tƣợng của thực nghiệm sƣ phạm ............................................................. 79
3.3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm ............................................................................. 79
3.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ....................................................................... 80
3.3.5. Phƣơng pháp xử lý kết quả thực nghiệm ....................................................... 81

3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM...................................................................... 82
3.4.1. Kết quả định lƣợng......................................................................................... 82
3.4.2.Kiểm định giả thuyết thống kê ........................................................................ 87
3.4.3. Kết quả định tính ............................................................................................ 88

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................... 94

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN ....................................................................................... 95
2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 96
3. HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI .................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 98

iv


LỜI CAM ĐOAN.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …….tháng…… năm 2013

v



LỜI CẢM ƠN.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
TS. Nguyễn Văn Y- Người trực tiếp hướng dẫn đề tài luận văn
Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô trường Đại Học Sư phạm kỹ
thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô Trường THPT Trịnh Hoài ĐứcBình Dương, Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô Trường THPT
Phước Bình, THPT Bù Đăng-Tỉnh Bình Phước.
Đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho người nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tp.HCM, ngày 27 tháng 08 năm 2013
Trương Quốc Hoàng

vi


TÓM TẮT.
Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là một trong các nhiệm vụ cấp
bách của đổi mới giáo dục Việt Nam. Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố
quan trọng nhất của quá trình dạy học. Cùng một nội dung như nhau, nhưng bài học có
để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn các em hay không, có làm các em yêu thích
những vấn đề đã học và biết vận chúng một cách năng động sáng tạo để giải quyết các
vấn đề của cuộc sống hay không là tùy thuộc ở phương pháp giảng dạy của người thầy.
Trường THPT Trịnh Hoài Đức khi triển khai thực hiện chương trình phân ban đại
trà các môn học nói chung và môn Vật lí 10 nói riêng bắt đầu từ năm học 2006-2007 thì
thấy rằng các phương pháp dạy và học truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế, còn những
phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là phương pháp dạy học thảo luận nhóm chưa
được giáo viên quan tâm và ít được áp dụng trong giảng dạy. Chính từ thực tế đó người
nghiên cứu lựa chọn đề tài “ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHÓM CHO
MÔN VẬT LÝ 10 TẠI TRƯỜNG THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC. TỈNH BÌNH
DƯƠNG ”.

Với các phương pháp nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành Giáo dục học người
nghiên cứu đã thực hiện :
Hệ thống hóa cơ sở l luận, xem đây là những luận điểm khoa học cho việc nghiên
cứu đề tài.
Khảo sát và đánh giá thực trạng việc dạy và học môn vật lí 10 tại trường THPT
Trịnh Hoài Đức xem đây là cơ sở thực tiễn để áp dụng phương pháp dạy học nhóm môn
vật lí 10.
Thiết kế và tổ chức thực nghiệm áp dụng phương pháp dạy học nhóm môn vật lí 10
tại trường THPT Trịnh Hoài Đức nhằm khẳng định tính khả thi và khoa học của đề tài.
Vậy, việc áp dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm cho môn vật lí 10 là cần
thiết và cần nhân rộng ra cho các môn học khác.

vii


ABSTRACT
Innovating the teaching methods in school is urgent task of innovation of
Vietnam’s education. Teaching method is the most important factor in teaching process.
With the same content , the lesson maybe leave good impression in the student’s soul , it
makes them to like the lesson and us it actively and creatively to solve the problem in
thier life , that is belong to the teacher’s method.
When Trinh Hoai Duc high-school applies subject – division for all subjects at
school – year 2006-2007, that find out traditional learning – teaching method have many
disadvantages, learning – teaching model method , especially the group – teaching
method was applied a little. That is the reason which the study choose the topics “
APPLING THE GROUP TEACHING – LEARNING METHOD FOR THE PHYSICS
OF CLASS 10TH AT TRINH HOAI DUC HIGH SCHOOL – BINH DUONG
PROVINCE.”
With the research method is suitable with Educator Subject , the study researched
as below :

- Systematizing the theoretical basic which is considered scientific basic of the
research.
- Investigating and appreciating the teaching and learning of the physic subject at
Trinh Hoai Duc High School which is considered practical basic to apply the
group teaching method of the 10th physics.
- Designing and experimentalizing the application of the group teaching method of
the 10th physics at Trinh Hoai Duc High School to confirm the thesis’ the
effective and the science.
So, the application of the group teaching method for the 10th physics is necessary
and need to be applied for other subjects.

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.
Ý Nghĩa
Trường trung học phổ thông.
Giáo viên
Học sinh
Phương pháp dạy học
Đại học
Giáo sư. Tiến sĩ khoa học
Tiến sĩ
Phó giáo sư
Lí luận dạy học
Quá trình dạy học
Vật lý
Phương pháp
Tích cực
Phương pháp dạy học tích cực

Thí nghiệm
Sách giáo khoa vật lý
Sách giáo khoa
Dạy học
Hình thức tổ chức dạy học
Công nghệ thônh tin
Thực nghiệm
Đối chứng
Ban giám hiệu
Thực nghiệm sư phạm

Ký Hiệu
THPT
GV
HS
PPDH
ĐH
GS.TSKH
TS
PGS
LLDH
QTDH
VL
PP
TC
PPDHTC
THN
SGK VL
SGK
DH

HTTCDH
CNTT
TN
ĐC
BGH
TNSP

ix


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ 1.3
Sơ đồ 1.4
Sơ đồ 1.5
Sơ đồ 1.6

Vị trí của PPDH trong quá trình dạy học.
Tiến trình dạy học nhóm
Ghép nhóm loại không di động
Ghép nhóm loại di động
Ghép nhóm theo kiểu kim tự tháp.
Kiểu ghép nhóm hai lần

TRANG
14
20

25
26
27
27

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.3

BẢNG
Cách thành lập nhóm
Phân phối chương trình môn Vật lí 10 Nâng cao.
Số lượng phiếu tham khảo ý kiến giáo viên.
Kết quả khảo sát Gv về phương pháp dạy học mà
giáo viên thường xuyên sử dụng.

Bảng 2.4

Kết quả khảo sát GV về sự khó kh n khi sử dụng
PPDH nhóm.

Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Bảng 3.3

c độ ng dụng kiến th c vật lí vào thực tế
c độ áp dụng PPDH nhóm trong giờ dạy môn Vật
lí.
Phương pháp dạy học mà học sinh thích
Các số liệu thống kê tiền thực nghiệm
Tổng hợp các tham số đặc trưng.
Xếp loại học lực học sinh tiền TN

TRANG
23
38
39
41

46
49
51
52
82
83
83

Bảng 3.4

Các số liệu thống kê sau thực nghiệm.

84


Bảng 3.5

Tổng hợp các tham số đặc trưng

85

Bảng 3.6

Xếp loại học lực học sinh sau TN.
Kiểm nghiệm t với giả thuyết hai mẫu độc lập.

85

Số lượng HS trong một nhóm.
Thuận lợi khi hoạt động theo nhóm
Ý kiến của HS về những điều kiện để hoạt động
nhóm có hiệu quả
Ý kiến của HS về tác dụng phát triển k n ng của
hoạt động nhóm

89
90

Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11

x


87

92
93


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.

Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.6
Biểu đồ 2.7
Biểu đồ 2.8
Biểu đồ 2.9
Biểu đồ 2.10
Biểu đồ 2.11
Biểu đồ 2.12

BIỂU ĐỒ
Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập môn
Vật lí 10
Phương pháp dạy học giáo viên thường sử dụng
Biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Vật
lí 10
Thái độ học tập HS khi giáo viên sử dụng PPDH
nhóm.

Hiệu quả của PPDH nhóm.
Cơ sở vật chất cho việc triển khai PPDH nhóm.
Sự hợp tác của HS khi thảo luận nhóm
Về sự khó khăn khi sử dụng PPDH nhóm.
Khả năng chuẩn bị cho tiết dạy có sử dụng PPDH
nhóm của GV.
Mức độ ứng dụng kiến thức Vật lí vào thực tế.

TRANG
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
52

Biểu đồ 2.14
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2

Sự hứng thú của HS trong giờ học Vật lí
Phương pháp dạy học mà HS thích
Khả năng tiếp thu bài của HS khi giáo viên có sử
dụng PPDH nhóm

Không khí lớp học khi GV tổ chức hoạt động nhóm.
Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích tiền TN.
Biểu đồ phân loại học lực tiền TN.

Biểu đồ 3.3

Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích sau thực nghiệm

85

Biểu đồ 3.4
Biểu đồ 3.5

86
89

Biểu đồ 3.6

Biểu đồ phân loại học lực sau TN.
Số lượng học sinh trong một nhóm.
Thuận lợi khi hoạt động nhóm

Biểu đồ 3.7
Biểu đồ 3.8

Khó khăn HS gặp phải khi thảo luận nhóm
Tác dụng phát triển kỹ năng của hoạt động nhóm.

91
93


Biểu đồ 2.13

xi

53
54
83
84

90


PHẦN

NỘI DUNG


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập toàn cầu và sự phát triển của xã hội hiện nay đòi hỏi con
người phải có một số năng lực như năng lực làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực
tiễn để giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Những yêu cầu trên đặt ra cho
ngành giáo dục và đào tạo phải đổi mới toàn diện diện về mục tiêu, nội dung và cả
phương pháp dạy học để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của xã hội đặt ra.
Điều 28 Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ :“ Phương pháp dạy học phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện các kỹ năng, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ”
Bậc phổ thông chương trình các môn học nói chung và môn vật lí nói riêng thì
việc phát huy tính chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm

việc nhóm cho học sinh là việc không thể thiếu. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy
GV thường tập trung nhiều vào việc truyền đạt kiến thức mới cho HS, đa số GV sử
dụng nhóm các phương pháp dạy học truyền thống như là phương pháp thuyết trình
thông báo, diễn giải. Thầy giảng - trò ghi, vì thế giờ học trở nên buồn tẻ, không khí
lớp học nặng nề căng thẳng.
Qua thực tế dạy học giảng dạy môn vật lí ở khối lớp 10, người nghiên cứu nhận
thấy đa số HS, nhất là các em có học lực trung bình - yếu chưa thực sự tập trung, tích
cực trong việc học. Các em thường học rất thụ động, không dám hỏi hoặc "Ngại" hỏi
bạn bè về những vấn đề chưa nắm vững, và có một số nhỏ những em học khá - giỏi
thì ít khi quan tâm, và giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp.
Làm thế nào để hạn chế đến mức cao nhất tình trạng này ?. Làm sao để các em
có cơ hội trao đổi, học tập lẫn nhau, giúp đỡ yêu thương lẫn nhau ? Thiết nghĩ người
GV có thể sử dụng một trong những phương pháp đang được nhiều nhà giáo dục
quan tâm và được đánh giá là có hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực hoạt động,
phát triển năng lực hợp tác giữa HS, đó là phương pháp dạy học nhóm.
Xuất phát từ những lí do trên người nghiên cứu chọn đề tài “ÁP DỤNG
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC NHÓM CHO MÔN VẬT LÝ 10 TẠI TRƢỜNG
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC. TỈNH BÌNH DƢƠNG ”.

1


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu và áp dụng PPDH nhóm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn
vật lí 10 THPT.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu các khái niệm, thuật ngữ liên quan và cơ sở lý luận về PPDH
nhóm
 Tìm hiểu về các mô hình tổ chức hoạt động theo nhóm
 Khảo sát và đánh giá thực trạng về dạy học môn vật lí 10

 Thiết kế một số giáo án trong SGK vật lí 10 có vận dụng PPDH nhóm
 Thực nghiệm sư phạm .
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn vật lí 10.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Phương pháp dạy học môn vật lí 10
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu GV áp dụng PPDH nhóm một cách hiệu quả sẽ rèn luyện kỹ năng làm việc
tập thể và phát huy được tính tích cực học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học môn vật lí.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
 Trong phạm vi của đề tài, người nghiên cứu tổ chức dạy học theo nhóm ba bài
trong Chương III TĨNH HỌC VẬT RẮN Sách giáo khoa vật lí 10 ban nâng cao tại
Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Bình Dương.
 Phần thực nghiệm tiến hành đối với 4 lớp khối 10 tại trường.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

uận

Nghiên cứu các chính sách pháp luật của nhà nước về giáo dục, ch th của ộ
giáo dục và đào tạo về đổi mới PPDH hiện nay ở trường phổ th ng.
Nghiên cứu cơ sở l luận về giáo dục học, tâm l học, l luận dạy học theo
hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

2


Nghiên cứu và phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài để đưa ra cơ sở l

luận và cơ sở thực tiễn.
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp điều tra thu thập th ng tin: Trao đổi và dự giờ lên lớp của giáo
viên và học sinh ở trường THPT Trịnh Hoài Đức, để nắm ắt tình trạng dạy học
m n vật lí 10.
 Phương pháp chuyên gia: Xây dựng các phiếu điều tra xin

kiến chuyên gia là

các giáo viên dạy học m n vật lí và phát phiếu điều tra việc học vật lí đối với học
sinh khối 10.
 Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường có đối
chứng để kiểm tra tính khả thi của luận văn. Hai lần lấy số liệu quan trọng là tiền
thực nghiệm và sau thực nghiệm.
7.3. Phƣơng pháp thống ê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình ày kết quả thực nghiệm và
kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác iệt trong kết quả học tập của hai nhóm
đối chứng và thực nghiệm.

3


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nƣớc Ngoài
Hoạt động theo nhóm đã có từ rất lâu trong xã hội loài người: “ Trong từng
thời k lịch sử, hoạt động dạy học được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau.
Vào cuối thế kỷ 19, nhà tâm l học nhi đồng J.Dewey cho rằng ch có sự làm
việc chung mới giúp cho học sinh có thói quen trau dồi những kinh nghiệm thực hành
có cơ hội phát triển lí luận và năng lực trừu tượng hóa.

Trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1940, nhà tâm lí học xã hội Kurt
Lewin đã tạo nên một dấu ấn mới trong lịch sử phát triển của tư tưởng giáo dục hợp
tác khi ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cách thức cư xử trong nhóm khi
nghiên cứu hành vi của các nhà lãnh đạo và thành viên trong các nhóm dân chủ. Sau
đó, Mornton Deutsch, một HS của Lewin đã phát triển lý luận về hợp tác và cạnh
tranh trên cơ sở " Những lý luận nền tảng " của Lewin.
Elliot Aronson với mô hình lớp học Jigsaw đầu tiên (1978) đã đánh dấu một
ước ngoặc quan trọng trong việc hoàn thiện các hình thức dạy học hợp tác. Nhiều
công trình nghiên cứu của ông cho thấy rằng thành tích cá nhân cũng như tập thể luôn
lu n cao hơn khi mọi người hợp tác với nhau thay vì ganh đua. Bởi vì kết quả cạnh
tranh khiến cho một người thành công trên thất bại của người khác và đương nhiên
điều đó làm giảm hiệu quả làm việc, mặt khác m i trường cạnh tranh chú trọng vào
việc thúc đẩy người ta làm việc xuất sắc hơn người khác, chứ không phải là cùng
nhau làm việc tốt.
Với 122 nghiên cứu năm 1981 và 193 nghiên cứu năm 1989 về giáo dục hợp tác,
Johnson và các cộng sự của mình đã nhận thấy rằng giáo dục hợp tác có nhiều khả
năng tạo nên thành c ng hơn các hình thái tác động khác, kể từ cấp tiểu học đến trung
học phổ th ng. Đến năm 1996, lần đầu tiên PPDH hợp tác được đưa vào chương trình
học chính thức hàng năm của một số trường đại học ở Mỹ.
Cho đến cuối thế kỷ 20, các nhà giáo dục cũng như các giáo viên đã thấy rõ một
lợi ích ngày càng lớn của việc hoạt động học tập theo nhóm.

4


Gần đây, David W.Johnson và Roger T.Johnson thuộc trường Đại học Minnesota
và Robert Slavin thuộc viện Johns Hopkins cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác đã
phát triển giáo dục hợp tác thành một trong những PPDH hiện đại nhất hiện nay.
Tóm lại: Dạy học theo nhóm được quan tâm từ những năm cuối thế k 19 đầu
thế k 20, bắt nguồn từ các nước phương Tây. Nhiều nghiên cứu về hoạt động nhóm

trong dạy học được xây dựng mang tính ứng dụng thực tiễn cao trải qua nhiều thời kì
lịch sử khác nhau.
1.1.2. Trong Nƣớc
Ở Việt Nam việc học tập theo nhóm đã có từ lâu, từ xa xưa ông cha ta có câu
“Học thầy không tày học bạn ”
Trong những năm gần đây học tập nhóm luôn luôn diễn ra dưới nhiều hình
thức khác nhau như: Thảo luận nhóm, nhóm tự quản, nhóm học tập v.v. Ở một số
môn học như thể dục, thủ công âm nhạc ngoại khóa sinh hoạt câu lạc bộ.v.v. Đã áp
dụng phổ biến phương pháp học nhóm.
Cho đến nay, dạy học theo nhóm cũng được nhiều người quan tâm, cụ thể đã có
nhiều bài viết về đề tài này như
 Các bài viết.
- Bài viết: “ Về phương pháp dạy học nhóm ” của TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
đăng trên Tạp chí Khoa học số 3 năm 2005, Đại học Sư phạm Hà Nội [ 8 ].
Bài viết ngắn gọn, cung cấp các nội dung cơ ản của PPDH nhóm như: Lịch sử ra
đời, khái niệm,

nghĩa, một số hình thức tổ chức hoạt động trong lớp, tiêu chuẩn

đánh giá khả năng làm việc nhóm. Bài áo cũng cho người đọc thấy được hiệu quả
giáo dục mà PPDH hợp tác mang lại.
- Bài viết:“ Một số trao đổi về học hợp tác ở trường phổ thông ” của TS. Trần Thị
Bích Trà đăng trên Tạp chí Giáo dục số 146. [ 26 ]
Sau khi điểm qua một số nội dung chính của học hợp tác như: Khái niệm, nét đặc
thù của dạy học hợp tác, bài viết đã đề cập nhiều đến những khó khăn, ất cập khi sử
dụng PPDH nhóm đồng thời tác giả đã vạch ra hướng khắc phục để có thể nâng cao
hiệu quả học hợp tác ở trường phổ thông.

5



- Bài viết “ Dạy học nhóm – một xu hướng mới của giáo dục thế kỉ XXI ”, của
PGS.TS. Trịnh Văn Biều đăng trên Tạp chí Khoa học số 25 năm 2011, Đại học Sư
phạm TP.HCM. [ 3 ].
Bài viết ngắn gọn, nhưng tác giả đã giúp cho ạn đọc có cái nhìn tổng quát về cả
quá trình hình thành và phát triển của PPDH nhóm trên thế giới với những tên tuổi
gắn liền như: John Dewey; Kurt Lewin; Elliot Aronson; anh em nhà Johnson… Tác
giả đã phân tích khái niệm dạy học nhóm để người đọc thấy rõ dạy học nhóm là
PPDH phức hợp ứng với một nhóm người học. Bài viết đã nêu những đặc trưng, ưu
điểm và hạn chế của dạy học nhóm, đồng thời cũng cung cấp những kinh nghiệm sử
dụng phương pháp này, giúp cho những ai quan tâm đến PPDH nhóm dễ định hướng
và thành công khi áp dụng vào giảng dạy thực tế.
 Các luận văn tốt nghiệp.
- Luận văn thạc sĩ của Kiều Ngọc Qu , ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật tp HCM 2009: “ Tổ
chức học tập hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả Hình thức dạy học theo nhóm tại lớp
giáo dục K08 - khoa giáo dục trường ĐH KHXH & NV Tp HCM ”.[22] cho rằng ba
yếu tố “Chia nhóm –tổ chức hoạt động nhóm – hướng dẫn, quản l , đánh giá hoạt
động nhóm có liên hệ mật thiết với nhau và có tầm ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả
phương pháp dạy học theo nhóm ”, do đó khi tổ chức dạy học theo nhóm giáo viên
cần chú

đến các yếu tố này, đây cũng là nhiệm vụ chính của giáo viên trong dạy học

theo nhóm, và nếu giáo viên không thực hiện tốt một trong các nhiệm vụ trên thì giờ
học theo nhóm sẽ khó thành công.
- Luận văn thạc sĩ Giáo dục học " Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo
nhóm trong các bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp 11 trung học phổ thông " ( 2011)
của học viên Nguyễn Thị Khánh Chi Đại Học Sư Phạm TP.HCM. [ 5 ].
Tác giả đã tiến hành.
- Xây dựng các nguyên tắc và qui trình thiết kế bài ôn, luyện tập có sử dụng

PPDH hợp tác theo nhóm.
- Thiết kế bài ôn tập, luyện tập Hóa học lớp 11 có vận dụng PPDH hợp tác theo
nhóm.

6


Luận văn thạc sĩ giáo dục học “ ổ ch c hoạt động nh
ớp

chương tr nh n ng cao

trong dạ học h a học

” 2009) của học viên H A Mổi. Đại học sư

phạm.TP.HCM [ 20]
Nhận xét.
Hai tác giả đã nghiên cứu khá đầy đủ về PPDH hợp tác theo nhóm. Tuy nhiên,
tác giả chưa chú trọng đến cách thành lập nhóm và cách thức đánh giá kết quả học tập
của HS trong nhóm, cách chia nhóm còn đơn điệu.
- Luận văn thạc sĩ Giáo dục học. " Sử dụng phương pháp dạy học nhóm trong
dạy học hóa học lớp 11 - chương trình nâng cao ở trường THPT " (2010 ) của học
viên Trần Thị Thanh Huyền, Đại học Sư phạm TP.HCM. [14].
Tác giả đã nghiên cứu và đề xuất qui trình sử dụng PPDH hợp tác nhóm gồm
5 ước: Phân tích thông tin, Xác định mục tiêu ài học, Lập kế hoạch ài giảng, Tổ
chức giờ học và rút kinh nghiệm.
Tác giả đã thiết kế 10 bài lên lớp thuộc chương trình hóa học lớp 11 nâng cao
có sử dụng PPDH nhóm . Mỗi giáo án được trình bày theo cấu trúc sau:
 Xác định mục tiêu bài học.

 Chuẩn bị của GV và HS.
 Hướng dẫn HS hoạt động.
 Lựa chọn hình thức hoạt động và phân chia thời gian.
 Tiến trình hoạt động.
Sau mỗi bài lên lớp, tác giả tiến hành phân tích các hoạt động và kỹ năng mà
HS đạt được sau giờ học và nêu ra những lưu

để việc sử dụng hình thức dạy học

hợp tác nhóm được thành công.
Nhận xét.
Tác giả đã nghiên cứu khá đầy đủ về PPDH nhóm. Những bài học kinh
nghiệm mà tác giả đề xuất sẽ giúp cho việc giảng dạy của GV đạt hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, tác giả chưa chú trọng đến cách chia nhóm. Các hình thức hợp tác nhóm còn
đơn giản, dễ gây nhàm chán cho HS nếu GV sử dụng thường xuyên.
Kết luận.
Phương pháp dạy học nhóm đã được các nhà giáo dục nhìn nhận và đánh giá
là PPDH hiện đại và tích cực. Hiệu quả giáo dục mà phương pháp đem lại không ch

7


là những kiến thức hàn lâm sách vở mà còn nâng cao chất lượng giá trị cuộc sống cho
mỗi cá nhân người học… Vấn đề đặt ra là làm sao vận dụng phương pháp này vào
dạy học ở nước ta cho phù hợp với thực tiễn mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh
việc truyền thụ kiến thức, thì PPDH nhóm có ưu điểm nổi bật đó là rèn luyện các kỹ
năng hoạt động, giúp người học mạnh dạn, tự tin hơn khi ảo vệ ý kiến của mình, trao
đổi, chia sẻ nguồn thông tin, kinh nghiệm làm việc, biết hợp tác và chung sống với
cộng đồng... Trong những năm gần đây hưởng ứng lời kêu gọi của ộ giáo dục và đào
tạo về đổi mới PPDH trong trường PT, nên các nhà giáo dục đã có những ài viết rất

là sâu sắc về PPDH này.
Tuy nhiên số lượng đề tài tổ chức dạy học theo nhóm trong những môn học tự
nhiên nhất là môn học vật lí 10 ở trường THPT còn rất hạn chế, nhiều nhất vẫn là
những nghiên cứu tổng quan về tổ chức dạy học theo nhóm.
Đến nay người nghiên cứu thấy rằng chưa có một công trình nghiên cứu khoa
khoa học nào liên quan đến đề tài mà người nghiên cứu đang thực hiện.
Từ việc tìm hiểu trên người nghiên cứu đã quyết định thực hiện đề tài này.

8


1.2.CÁC KHÁI NIỆM
1.2.1. Hoạt động dạy học.
1.2.1.1. Hoạt động dạy
Theo cách tiếp cận thông tin, Tác giả Lâm Quang Thiệp quan niệm “ Dạy là
việc giúp cho người học tự chiế
tha đổi những tình cả

ĩnh những kiến th c

năng, và hình thành hoặc

thái độ ”. [31]. Theo quan niệm này dạy không phải là quá

trình truyền thụ kiến thức một chiều, càng không phải cung cấp th ng tin đơn thuần
mà là chủ yếu giúp người học tự mình chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng, ồi
dưỡng tình cảm và thay đổi thái độ theo hướng tích cực.
Theo Tác giả Nguyễn văn Tuấn thì “ Dạy là một quá trình truyền thụ, tổ ch c
kiến th c, kinh nghiệm xã hội và nghề nghiệp cho người học nhằm hình thành và phát
triển nhân cách nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng ” [ 27,Tr12].

Dạy học bao hàm trong nó sự học và sự dạy gắn bó với nhau, trong đó sự dạy
không ch là sự giảng dạy mà còn là sự tổ chức, ch đạo và điều khiển sự học.
Từ việc phân tích các định nghĩa nêu trên thì theo người nghiên cứu “ Dạy là
một hoạt động đặc trưng của người dạy, đ

à quá tr nh tổ ch c, điều khiển, tạo ra

nhiều điều kiện và cơ hội cho quá trình học diễn ra một cách thuận lợi nhằ

đạt

được mục tiêu bài học”. Hoạt động dạy kh ng có nghĩa là người dạy truyền đạt
những thông tin có sẵn trong sách cho người học mà phải tổ chức, sắp xếp, tạo ra các
cơ hội thuận lợi cho người học tham gia vào QTDH và kiểm soát người học nhằm
tăng thêm lượng kiến thức, kỹ năng và thay đổi thái độ của người học theo hướng tích
cực.[13]
1.2.1.2. Hoạt động học
Hoạt động học không ch được hiểu một cách đơn thuần là sự tiếp nhận một
chiều những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo do người dạy truyền đạt mà đó là hoạt động tự
giác, tích cực chủ động, sáng tạo của người học nhằm lĩnh hội những tri thức khoa
học kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo, và phương pháp hành động dưới sự tổ chức sư phạm
của người dạy.
Theo từ điển tiếng việt: “ Học tập là quá trình tiếp thu kiến th c và rèn luyện
k năng dưới sự dạy bảo, hướng dẫn của nhà giáo và hợp thành hoạt động dạy học
trong ĩnh vực sư phạm ” [ 7, Tr201].

9


Hoạt động học là một trong những khái niệm cơ ản của quá trình dạy học

nhiều tác giả định nghĩa về hoạt động học:

năng,

oạt động học là hoạt động của HS nhằ

ĩnh hội nội dung( tri th c,

xảo), và kinh nghiệm xã hội.” [17, Tr45].
“ oạt động học là một hoạt động đặc thù của con người nhằm tiếp thu những

tri th c, k năng, inh nghiệ

à oài người đã tích ũ được, đồng thời phát triển

những phẩm chất năng ực của người học ” [4,Tr16].
Từ những khái niệm trên người nghiên cứu cho rằng “

oạt động học bao

gồm tất cả các hoạt động trong và ngoài giờ học của

S dưới sự chỉ đạo của người

ĩnh tri th c khoa học, thông qua đ

S học được PP làm việc và

thầy nhằm chiế


su nghĩ của các nhà khoa học, từ đ tư du của học sinh được phát triển ”.
Hoạt động dạy và hoạt động học không thể tách rời nhau. Nói cách khác hoạt
động dạy và hoạt động học là hai mặt của hoạt động dạy học hai mặt này có mối
quan hệ tương tác và thống nhất biện ch ng với nhau, xen lẫn và thâm nhập vào
nhau. [23]
Theo quan điểm của lý luận dạy học hiện đại, nền tảng của mọi lý thuyết dạy
học hiện đại là triết lý giáo dục hướng vào người học. Từ đó hoạt động dạy học được
hiểu là hoạt động phối hợp tương tác và thống nhất biện chứng giữa hoạt động chủ
đạo của người dạy và hoạt động chủ động của người học nhắm thực hiện mục tiêu
dạy học. Bản chất của hoạt động dạy học là hoạt động nhận thức tích cực, độc đáo
của người học dưới sự tổ chức, hướng dẫn sư phạm của giáo viên.
Theo Tác giả Nguyễn Văn Tuấn hoạt động dạy học gồm hai mặt của quá trình
đó là dạy và học lu n đi kèm iện chứng với nhau.
Đặc trƣng của hoạt động dạy học.
 Thể hiện vai trò chủ đạo của giáo viên
 Là một hoạt động có mục đích rõ ràng
 Có nội dung, chương trình kế hoạch cụ thể
 Diễn ra trong một m i trường nhất định
 Sử dụng các phương tiện đa dạng
 Đa dạng về hoạt động: Nhận thức, trí tuệ vận động thao tác
Kết quả hoạt động dạy được đánh giá th ng qua kết quả hoạt động học tập.[27,Tr13].

10


×