Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

dạy học tích cực hóa cho người lớn tuổi môn vật lí 11 tại trung tâm giáo dục thường xuyên bình long, tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HUỲNH VĂN GÌN

DẠY HỌC TÍCH CỰC HÓA CHO NGƯỜI LỚN TUỔI
MÔN VẬT LÍ 11 TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

NGÀNH GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 4 1 6 3

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HUỲNH VĂN GÌN

DẠY HỌC TÍCH CỰC HÓA CHO NGƯỜI LỚN TUỔI
MÔN VẬT LÍ 11 TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG
XUYÊN BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

GVHD: TS. NGUYỄN TOÀN



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2013

Ngƣời nghiên cứu

Huỳnh Văn Gìn

i


Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tác giả xin chân
thành gởi lời cảm ơn đến:
- TS. Nguyễn Toàn – Giảng viên hƣớng dẫn về những tri thức và những kinh
nghiệm quý báu mà thầy đã truyền đạt lại.
- Ban Giám Hiệu, các thầy cô Khoa Sư Phạm, Phòng Sau đại học thuộc
trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP. HCM.
- Phòng Đào tạo trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM đã tạo điều
kiện tốt nhất cho tác giả trong thời gian học tập.
- Ban Giám Đốc, các thầy cô Trung tâm GDTX Bình Long, tỉnh Bình

Phƣớc.
- Các thầy cô giảng dạy môn Vật lí tại các Trung tâm GDTX và các
trường THPT thuộc tỉnh Bình Phƣớc.
- Và những người thân, bạn bè của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Do điều kiện khách quan và chủ quan nên luận văn này sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Do vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý Thầy, Cô và
bạn bè để luận văn đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2013

Ngƣời nghiên cứu

Huỳnh Văn Gìn

ii


TÓM TẮT
Giáo dục là nền tảng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Và Việt
Nam với phƣơng châm : “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” luôn đƣợc Đảng, Nhà
nƣớc và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nhƣ
hiện nay, đổi mới giáo dục là vấn đề then chốt mang tính quyết định đến sự phát
triển của đất nƣớc ta.
Ngoài giáo dục chính quy, giáo dục thƣờng xuyên cũng đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc ta chú trọng, định hƣớng và đầu tƣ qua các kỳ Đại hội V, VI, VII, VIII, IX, X,

XI của Đảng công sản Việt Nam; Luật Giáo dục (2005) và Luật Giáo dục sửa đổi
(2009), cũng nhƣ rất nhiều văn bản vi phạm pháp luật có liên quan khác.
Riêng tại Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Bình Long việc đổi mới phƣơng
pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học luôn là mục tiêu hàng đầu của
Ban lãnh đạo và tập thể giáo viên, công nhân viên toàn Trung tâm. Là một giáo viên
giảng dạy môn Vật lí, tác giả luôn cố gắng nỗ lực hết mình vì mục tiêu chung. Tích
cực hƣởng ứng cuộc vận động : “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục” mà trƣớc hết là: “Nói không với dạy học đọc chép”. Vì vậy, tác
giả chọn đề tài “Dạy học tích cực hóa người lớn tuổi môn Vật lí 11 tại Trung
tâm giáo dục thường xuyên Bình Long, tỉnh Bình Phước”.
Có nhiều phƣơng pháp dạy học tích cực hóa ngƣời học môn Vật lí nhƣ:
phƣơng pháp dạy học giải quyết vấn đề, phƣơng pháp dạy học theo tình huống,
phƣơng pháp đóng vai, phƣơng pháp xemina, phƣơng pháp dạy học theo dự án,
phƣơng pháp dạy học theo nhóm nhỏ…. Đối với học viên ngƣời lớn tuổi có đặc
điểm học tập đa dạng (tâm sinh lí ổn định, nhiều kinh nghiệm thực tiễn cuộc sống,
tuổi tác, môi trường và vị trí làm việc…) thì giáo viên cần phải có cách dạy sao cho
thực sự phù hợp. Qua nghiên cứu cơ sở lí luận, tác giả nhận thấy tầm quan trọng và
tính hiệu quả của phƣơng pháp dạy học theo nhóm đối với học viên lớn tuổi trong
học tập môn Vật lí 11.

iii


Tuy nhiên, việc dạy học môn Vật lí 11 hệ giáo dục thƣờng xuyên tại tỉnh Bình
Phƣớc còn hạn chế về nhiều mặt, trong giới hạn luận văn này tác giả đề cập kỹ hơn
về phƣơng pháp dạy học. Qua đó, giáo viên sử dụng chủ yếu là các phƣơng pháp
dạy học truyền thống: phƣơng pháp diễn giảng, phƣơng pháp thuyết trình, phƣơng
pháp đàm thoại…. Do đó, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực trong học tập của học
viên, chất lƣợng dạy học môn Vật lí 11 cho học viện hệ giáo dục thƣờng xuyên tỉnh
Bình Phƣớc chƣa cao.

Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của luận văn, tác giả đã đề xuất quy
trình dạy học theo nhóm môn Vật lí 11 cho học viên lớn tuổi và tiến hành thực
nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá tính khả thi đề xuất. Kết quả thu đƣợc bƣớc đầu
khá tốt: Học viên tích cực, chủ động, phát triển tƣ duy, kỹ năng, kỹ xảo, khả năng
vận dụng vào thực tế đƣợc nâng lên. Mục tiêu của đề tài đã đạt đƣợc. Vì vậy, hình
thức dạy học theo nhóm cho học viên lớn tuổi môn Vật lí 11 rất hiệu quả và phù
hợp, cần đƣợc triển khai và nhân rộng cho các môn học khác.

iv


ABSTRACT
Education is the developing foundation for many countries around the world.
For Vietnam, Education is a top priority national policy that has always been
particularly interested by the Communist Party, the State and whole society. In the
trend of integration and globalization, an educational innovation is the crucial issue
to the development of our country.
In addition to formal education, non-formal education is also paid more
attention, oriented and invested by the fifth, sixth, seventh, eighth, ninth, tenth,
eleventh Congress of the Communist Party, the State of Vietnam; Educational Laws
(2005) and modified Educational Laws (2009), as well as many legal documents
related.
For the Binh Long Center of Non-formal Education, an innovation of teaching
methods to improve the quality of teaching is always the top target of leaders,
teachers, and employees. As a teacher of physics, I try my best to work for the
Center’s common target by the means of response actively to the campaign: "Say no
to negative examinations and achievement in education" but first of all: "Say no to
traditional methods of teaching by reading and written ". So I selected the
dissertation: "Active teaching in 11th grade physics for adults at the Binh Long
Centre of Non-formal Education in Binh Phuoc province”.

There are many active methods of teaching in physics for learners such as
teaching methods of problem solving, situation-based, role-play practice, seminars,
project-based, small groups....Adults often have diverse learning characteristics
(psychological stability, practical experiences, age, work environment and
position...), so the teacher should know how to teach them properly. By researching
the overview of the theoretical basis, I realized the importance and efficiency of
group -based teaching method in 11th grade physics for older students.
However, teaching 11th grade physics for non-formal education system is still
limited in many aspects in Binh Phuoc province. In the limit of dissertation, I focus

v


on teaching methods. Through the teaching status survey showed that most of
teachers have mainly used the traditional methods of teaching: lecture, presentation,
conversation...So, those haven’t promoted learner’s activeness in learning yet, the
quality of teaching in 11th grade physics for non-formal education system is not
high in Binh Phuoc province.
Based on the theoretical and practical basis of the dissertation, I have proposed
group-based teaching processes in 11th grade physics for older students and a
pedagogical experiment is conducted to evaluate feasibility of the proposal. Initial
results are quite good: Learners are so active, leaners’ thoughts, skills and practical
application ability improved. The objective of the study was achieved. So, the
group-based teaching method in 11th grade physics for adults is very effective and
appropriate, should be implemented and replicated in other subjects.

vi


MỤC LỤC

Trang tựa
Quyết định giao đề tài
Lời cam đoan............................................................................................................ i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii
Tóm tắt ................................................................................................................... iii
Mục lục ................................................................................................................. vii
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... x
Danh mục các bảng ................................................................................................ xi
Danh mục các sơ đồ và biểu đồ ............................................................................ xiv
PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu...................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 2
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 3
PHẦN II. NỘI DUNG ........................................................................................... 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC TÍCH CỰC HÓA CHO NGƢỜI LỚN
TUỔI ....................................................................................................................... 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 5
1.1.1. Trên thế giới .......................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 8
1.2.1. Tích cực hóa .......................................................................................... 8
1.2.2. Ngƣời lớn tuổi ....................................................................................... 8

vii



1.2.3. Giáo dục thƣờng xuyên ......................................................................... 8
1.3. Cơ sở pháp lí .................................................................................................... 8
1.4. Dạy học tích cực hóa ........................................................................................ 9
1.4.1. Một số vấn đề chung ............................................................................. 9
1.4.2. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực hóa ngƣời học .......................... 10
1.5. Dạy học tích cực hóa cho ngƣời lớn tuổi ......................................................... 24
1.5.1. Đặc điểm học tập của học viên lớn tuổi ............................................... 24
1.5.2. Qui trình dạy học tích cực hóa cho học viên ngƣời lớn tuổi môn Vật lí
11 .......................................................................................................................... 25
1.5.3. Hệ giáo dục thƣờng xuyên ................................................................... 28
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 30
Chƣơng 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN DẠY HỌC CHO NGƢỜI LỚN TUỔI MÔN VẬT
LÍ 11 HỆ GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN TỈNH BÌNH PHƢỚC ......................... 31
2.1. Khái quát về Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Bình Long ............................ 31
2.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................... 31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 31
2.1.3. Cơ sở vật chất ..................................................................................... 31
2.2. Thực trạng dạy học cho ngƣời lớn tuổi môn Vật lí 11 hệ giáo dục thƣờng xuyên
tại tỉnh Bình Phƣớc ................................................................................................ 32
2.2.1. Mục tiêu dạy học ................................................................................. 32
2.2.2. Nội dung dạy học ................................................................................ 37
2.2.3. Phƣơng pháp dạy học .......................................................................... 39
2.2.4. Phƣơng tiện dạy học ............................................................................ 45
2.2.5. Hình thức kiểm tra – đánh giá.............................................................. 48
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 50
Chƣơng 3. DẠY HỌC TÍCH CỰC HÓA HỌC VIÊN LỚN TUỔI MÔN VẬT LÍ 11
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN BÌNH LONG, TỈNH BÌNH
PHƢỚC ................................................................................................................. 51
3.1. Chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên .............................................................. 51


viii


3.1.1. Chƣơng trình giáo dục thƣờng xuyên cấp trung học phổ thông ............ 51
3.1.2. Chƣơng trình môn Vật lí 11 ................................................................. 51
3.2. Thiết kế kịch bản sƣ phạm dạy học tích cực hóa cho học viên lớn tuổi môn Vật
lí 11 ....................................................................................................................... 53
3.3. Kiểm nghiệm, đánh giá ................................................................................... 69
3.3.1. Phƣơng pháp chuyên gia ..................................................................... 69
3.3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm có đối chứng ................................ 72
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 84
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 86
1. Kết luận ............................................................................................................. 86
1.1. Kết quả đạt đƣợc .................................................................................... 86
1.2. Hạn chế và tồn tại ................................................................................... 87
1.3. Dự kiến hƣớng nghiên cứu mở rộng ....................................................... 87
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 88
2.1. Về phía cơ sở giáo dục ........................................................................... 88
2.2. Về phía giáo viên ................................................................................... 88
2.3. Về phía học viên .................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt


TT

Viết đầy đủ

1

GDTX

Giáo dục thƣờng xuyên

2

GDNL

Giáo dục ngƣời lớn

3

GDTX – CN

Giáo dục thƣờng xuyên – chuyên nghiệp

4

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

5


GV

Giáo viên

6

HS

Học sinh

7

HV

Học viên

8

HTDH

Hình thức dạy học

9

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

10


QTDH

Quá trình dạy học

11

THCS

Trung học cơ sở

12

THPT

Trung học phổ thông

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

1

Bảng 1.1. 10 cách thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau


16

2

Bảng 2.1. Độ tuổi của HV lớp 11 năm học 2012 - 2013

32

3

Bảng 2.2. Kết quả môn Vật lí 11 của HV tại các trung tâm GDTX ở

33

tỉnh Bình Phước
4

Bảng 2.3. Kết quả môn Vật lí 11 của HV tại Trung tâm GDTX Bình

34

Long
5

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát HV về mức độ tiếp thu bài sau mỗi giờ

34

học môn Vật lí 11
6


Bảng 2.5. Kết quả khảo sát GV về thái độ học tập của HV lớn tuổi

35

trong giờ học Vật lí 11
7

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát HV về mức độ thích học môn Vật lí 11

36

8

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát GV về nội dung chương trình môn Vật lí

37

11
9

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát HV về nội dung chương trình môn Vật

38

lí 11
10

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát HV về tầm quan trọng của môn Vật lí 11


38

11

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát GV về mức độ áp dụng các PPDH

39

môn Vật lí 11
12

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát GV về tác dụng của hình thức dạy học

41

theo nhóm môn Vật lí 11
13

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát GV về thái độ học tập của HV khi có tổ

41

chức hoạt động nhóm môn Vật lí 11
14

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát GV về sự tham gia của HV khi có tổ
chức hoạt động nhóm môn Vật lí 11

xi


42


15

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát GV về những khó khăn khi áp dụng

43

HTDH theo nhóm môn Vật lí 11
16

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát HV về HTDH môn Vật lí 11 yêu thích

44

nhất
17

Bảng 2.16. Đánh giá của GV về phương tiện dạy học phục vụ dạy

45

học môn Vật lí 11
18

Bảng 2.17. Mức độ đọc các tài liệu tham khảo có liên quan môn Vật

47


lí 11 của HV
19

Bảng 2.18. Đánh giá của GV về các hình thức kiểm tra – đánh giá

48

môn Vật lí 11
20

Bảng 2.19. Hình thức kiểm tra – đánh giá HV yêu thích nhất

49

21

Bảng 3.1. Phân bố tiết học cho từng chương môn Vật lí 11

52

22

Bảng 3.2. Ý kiến của GV về mục tiêu của đề xuất áp dụng HTDH

70

theo nhóm môn Vật lí 11 cho HV lớn tuổi
23

Bảng 3.3. Ý kiến của GV về nội dung của đề xuất áp dụng HTDH


71

theo nhóm môn Vật lí 11 cho HV lớn tuổi
24

Bảng 3.4. Tính khả thi của đề xuất áp dụng HTDH theo nhóm môn

71

Vật lí 11 cho HV lớn tuổi
25

Bảng 3.5. Độ tuổi của HV lớp thực nghiệm

73

26

Bảng 3.6. Độ tuổi của HV lớp đối chứng

73

27

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát HV về mức độ yêu thích khi được GV

74

cho thảo luận nhóm trong giờ học Vật lí 11

28

Bảng 3.8. Kết quả khảo sát HV về hoạt động khi tham gia thảo luận

75

nhóm môn Vật lí 11
29

Bảng 3.9. Kết quả khảo sát HV về sự yêu thích được thường xuyên

75

hoạt động nhóm trong giờ học môn Vật lí 11
30

Bảng 3.10. Phân bố tần số, tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra lần
1

xii

76


31

Bảng 3.11. Các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 1

77


32

Bảng 3.12. Phân bố tần số, tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra lần

79

2
33

Bảng 3.13. Các tham số đặc trưng bài kiểm tra lần 2

80

34

Bảng 3.14. Phân bố tần số, tần suất, tần số lũy tích trung bình 2 lần

82

bài kiểm tra
35

Bảng 3.15. Các tham số đặc trưng trung bình 2 lần kiểm tra

xiii

83


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Tên các sơ đồ và biểu đồ

TT

Trang

1

Sơ đồ 1.1. Tiến trình dạy học theo nhóm

19

2

Sơ đồ 1.2. Mô hình phát biểu lần lượt

20

3

Sơ đồ 1.3. Mô hình hiệp ý tay đôi

20

4

Sơ đồ 1.4. Mô hình hoàn thiện từng bước

21


5

Sơ đồ 1.5. Mô hình chia sẻ giữa các nhóm

22

6

Sơ đồ 1.6. Qui trình dạy học tích cực hóa cho người lớn tuổi môn

27

Vật lí 11
7

Sơ đồ 1.7. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

28

8

Biểu đồ 2.1. Thái độ học tập của HV lớn tuổi trong giờ học Vật lí 11

35

9

Biểu đồ 2.2. Ý kiến của GV về nội dung chương trình môn Vật lí 11

37


10

Biểu đồ 2.3. PPDH môn Vật lí 11 GV sử dụng

40

11

Biểu đồ 2.4. Những khó khăn khi áp dụng HTDH theo nhóm môn

43

Vật lí 11
12

Biểu đồ 2.5. Phương tiện dạy học phục vụ dạy học môn Vật lí 11

46

13

Biểu đồ 2.6. Hình thức kiểm tra – đánh giá môn Vật lí 11

48

14

Biểu đồ 2.17. Hình thức kiểm tra – đánh giá HV yêu thích nhất


55

15

Biểu đồ 3.1. Tính khả thi của đề xuất áp dụng HTDH theo nhóm

72

môn Vật lí 11
16

Biểu đồ 3.2. Sự yêu thích được thường xuyên hoạt động nhóm môn

75

Vật lí 11 của HV lớn tuổi
17

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ tần suất bài kiểm tra lần 1

77

18

Biểu đồ 3.4. Biểu thị tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1

78

19


Biểu đồ 3.5. Biểu đồ tần suất bài kiểm tra lần 2

80

20

Biểu đồ 3.6. Biểu thị tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2

81

21

Biểu đồ 3.7. Biểu đồ tần suất trung bình 2 lần kiểm tra

83

xiv


22

Biểu đồ 3.8. Biểu thị tần suất lũy tích trung bình 2 lần kiểm tra

xv

83


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trãi qua hơn 25 năm đổi mới và phát triển, tình hình kinh tế - xã hội của Việt
Nam nhìn chung đã đạt đƣợc nhiều thành tựu vô cùng to lớn: đất nƣớc đã giàu lên,
sản xuất hàng hóa phát triển, Việt Nam đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc, gia nhập WTO, hội nhập kinh tế thế giới trong điều kiện đổi
mới với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị
trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, với phƣơng châm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Đảng, Nhà
nƣớc và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn
đến giáo dục. Song cũng đòi hỏi giáo dục, dạy học phải đổi mới một cách sâu sắc và
toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mọi tầng lớp nhân dân về học
tập và tiếp thu những kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất,
năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập
kinh tế quốc tế, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp đổi mới đất nƣớc và có khả năng
đóng góp vào sự tiến bộ xã hội, phát triển nền văn minh loài ngƣời.
Trong nền kinh tế tri thức, tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ đòi hỏi
ngƣời lao động phải học tập liên tục và tri thức phải đƣợc cập nhật trong suốt cuộc
đời của ngƣời lao động – học thƣờng xuyên, học suốt đời. Do đó, hệ giáo dục
thƣờng xuyên đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
nhằm tạo mọi cơ hội thuận lợi để con ngƣời học tập và phát triển khả năng.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng đó, trong suốt thời gian qua Đảng, Nhà nƣớc nói
chung, ngành Giáo dục nói riêng đã ban hành rất nhiều văn bản qui định, định
hƣớng hoạt động và phát triển hệ giáo dục thƣờng xuyên:
+ Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy và học đã đƣợc xác định trong Nghị
quyết Trung ƣơng 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII
(12/1996), đƣợc thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005) và Luật Giáo dục sửa đổi
(2009), đƣợc cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ GD & ĐT.

1



+ Luật Giáo dục 2005, điều 45.4, đã ghi “Phương pháp giáo dục thường xuyên
phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc
bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để
nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học”. [10]
Do đó, để thực hiện các quyết định và chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
chƣơng trình mục tiêu quốc gia đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 và không
ngừng nâng cao chất lƣợng dạy và học, ngƣời thầy phải tổ chức dạy học sao cho
phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của ngƣời học trong học tập.
Qua tìm hiểu thực trạng việc dạy học môn Vật lí 11 giáo dục thƣờng xuyên tại
tỉnh Bình Phƣớc, tác giả nhận thấy còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là phƣơng pháp dạy
học Vật lí mà giáo viên sử dụng, qua đó đa phần giáo viên chủ yếu là cố gắng cung
cấp kiến thức, vận dụng kiến thức bằng hình thức giải bài tập. Vì vậy, việc dạy học
môn Vật lí 11 giáo dục thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc chƣa phát huy
đƣợc tính tích cực, chủ động của ngƣời học.
Để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn Vật lí 11, tác giả chọn đề tài:
“Dạy học tích cực hóa cho người lớn tuổi môn vật lí 11 tại Trung tâm giáo dục
thường xuyên Bình Long, tỉnh Bình Phước”.

2. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Dạy học theo hƣớng tích cực hóa học viên lớn tuổi
môn Vật lí 11.
2.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Vật lí 11.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Dạy học tích cực hóa cho học viên lớn tuổi môn Vật lí 11 tại Trung tâm giáo
dục thƣờng xuyên Bình Long, tỉnh Bình Phƣớc.

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu lí luận về dạy học tích cực hóa ngƣời học môn Vật lí 11 tại
Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Bình Long, tỉnh Bình Phƣớc.

4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng việc dạy học môn Vật lí 11 tại 05/08 Trung
tâm giáo dục thƣờng xuyên tại tỉnh Bình Phƣớc.

2


4.3. Tổ chức dạy học môn Vật lí 11 theo hƣớng tích cực hóa cho học viên lớn
tuổi tại Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Bình Long, tỉnh tỉnh Bình Phƣớc.
4.4. Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi của đề xuất do tác giả đề ra.

5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do giới hạn về thời gian và trình độ, tác giả chỉ tập trung khảo sát và đề xuất
giải pháp về dạy học tích cực hóa cho học viên lớn tuổi ở hai chƣơng (chương 3 –
Dòng điện trong các môi trường và chương 7 – Mắt. Các dụng cụ quang học) trong
chƣơng trình môn Vật lí 11 (ban cơ bản) tại Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Bình
Long, tỉnh Bình Phƣớc.

6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu áp dụng hình thức dạy học nhƣ tác giả đề xuất thì học viên lớn tuổi sẽ chủ
động, tích cực và hứng thú hơn trong học tập góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học
môn Vật lí 11 cho học viên lớn tuổi tại Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên Bình
Long nói riêng và tỉnh Bình Phƣớc nói chung.

7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu các tài liệu, các công trình
nghiên cứu, các văn bản vi phạm pháp luật có liên quan đến khách thể và đối tƣợng
nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng phiếu về thực trạng dạy
và học môn Vật lí 11 giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Bình Phƣớc; thực nghiệm sƣ
phạm về dạy học môn Vật lí 11.

7.3. Phương pháp thống kê toán học: nhằm đánh giá tính khả thi của đề xuất
về dạy học tích cực hóa cho ngƣời lớn tuổi môn Vật lí 11 tại Trung tâm giáo dục
thƣờng xuyên Bình Long, tỉnh Bình Phƣớc.

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị luận văn gồm 3 chƣơng:
1) Chƣơng 1: Cơ sở lí luận dạy học tích cực hóa cho ngƣời lớn tuổi.
2) Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn dạy học cho ngƣời lớn tuổi môn Vật lí 11 hệ
giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Bình Phƣớc.

3


3) Chƣơng 3: Dạy học tích cực hóa học viên lớn tuổi môn Vật lí 11 tại Trung
tâm giáo dục thƣờng xuyên Bình Long, tỉnh Bình Phƣớc.

4


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC TÍCH CỰC HÓA
CHO NGƢỜI LỚN TUỔI
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên thế giới
Ngay từ thời cổ đại, ở phƣơng Tây, nhà Triết học cổ đại Hy Lạp Socrate (469
– 390 TCN) đã từng nói: “Hãy nhận biết bản thân mình” và trong dạy học, với
phƣơng pháp đàm thoại, ông đã giúp ngƣời học phát hiện ra chân lý bằng cách đặt
câu hỏi gợi mở để họ dần tìm ra kết luận.
Ở phƣơng Đông, Khổng Tử (551 – 479 TCN) đã quan tâm đến việc khích lệ tƣ
duy của ngƣời học. Mạnh Tử (372 – 289 TCN) cũng đòi hỏi ngƣời học phải tự tìm

hiểu và phải biết hoài nghi khoa học, phải tập rèn óc tƣ duy phê phán chứ không
nên cứ nhắm mắt tin theo sách. [23, Tr 41]
Thời kỳ văn hóa Phục Hƣng và các giai đoạn về sau nhiều nhà giáo dục tiến
bộ đã nêu lên tƣ tƣởng phải quan tâm đến việc học và chú ý phát huy tính tích cực,
độc lập của HS. Một số nhà giáo dục tiêu biểu nhƣ: Môngtenhơ (Pháp), Cômenxki
(Slovakia), Lốccơ (Anh), Ruxô (Pháp), Petxtalôđi (Thụy Sĩ), Đixtecvec (Đức),
Usinxki (Nga)... Nhà giáo dục J. A. Cômenxki (1592-1679) đòi hỏi GV tạo cho HS
môi trƣờng hứng thú học tập và tự lực cố gắng dành lấy kiến thức. Còn J. J. Ruxô
(1712-1778) là ngƣời đi tiên phong cho tƣ tƣởng dạy học phát triển. [23, Tr 41 – 42]
Đầu thế kỷ XX, ở các nƣớc phƣơng Tây và Mỹ xuất hiện phong trào “nhà
trường mới”, nhiều nguyên tắc, phƣơng pháp mới đề cao vai trò, sự hoạt động tích
cực của HS, lấy HS làm trung tâm, coi nhƣ là một sự đối trọng lại phƣơng pháp
truyền thống. J. Dewey (1859-1952), nhà sƣ phạm ngƣời Mỹ, ngƣời có công đầu
tiên về tƣ tƣởng dạy học “lấy người học làm trung tâm”.
Những năm cuối thế kỷ XX, trong các cuộc hội thảo quốc tế bàn về giáo dục,
quan điểm dạy học “lấy người học làm trung tâm” cũng đƣợc nhấn mạnh. Raja Roy

5


Singh cho rằng, sự học tập do ngƣời học chủ động, cá nhân ngƣời học vừa là chủ
thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình học tập. [23, Tr 42]
Về giáo dục dành cho ngƣời lớn (GDNL) có thể nói GDNL đã có từ rất sớm,
dƣới nhiều hình thức khác nhau. Nhƣng kể từ sau hội nghị GDNL trên thế giới lần
thứ nhất đƣợc tổ chức tại Elsinor, Đan Mạch, năm 1949 thì GDNL mới đƣợc quan
tâm, đƣợc tổ chức nghiên cứu một cách có hệ thống. Từ đó đến nay, cứ khoảng 12 –
13 năm, hội nghị thế giới bàn về GDNL lại đƣợc tổ chức một lần nhằm điểm lại tình
hình, xu thế và những vấn đề đặt ra đối với GDNL trên phạm vi toàn thế giới. Vào
năm 1960, hội nghị thế giới về GDNL lần thức hai đƣợc tổ chức tại Montreal,
Canada; lần thứ ba ở Tokyo, Nhật Bản (1972); lần thứ tƣ ở Pari, Pháp (1985); lần

thứ năm ở Hamburg, CHLB Đức (1997)... [37, Tr 19 – 20]
Năm 2000, diễn đàn giáo dục thế giới đƣợc tổ chức tại Đakar (Senegal). Tại
đây, một tuyên ngôn quan trọng đƣợc đƣa ra: “Giáo dục cho mọi người”.
Năm 2003, tại Bangkok (Thái Lan) một hội nghị quốc tế về giáo dục đƣợc tổ
chức. Tại hội nghị này, các đại biểu nhắc lại nội dung GDNL đã đƣợc đề cập trong
hội nghị thế giới về GDNL lần 5.
Qua tìm hiểu về GDNL/GDTX ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ: Liên Xô (cũ),
Anh, Thụy Điển, Nam Tƣ (cũ), Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ,
Inđônexia… tác giả nhận thấy rằng hầu hết các quốc gia trên thế giới đều rất quan
tâm đến GDNL/GDTX. Đó cũng là xu thế phát triển của giáo dục trên thế giới
nhằm hƣớng tới xây dựng thành công một xã hội học tập.

1.1.2. Ở Việt Nam
Từ những năm cuối của thế kỷ XX, các tài liệu giáo dục và một số văn bản của
Bộ GD & ĐT thƣờng nói đến việc cần thiết phải chuyển từ kiểu dạy học “lấy GV
làm trung tâm” sang kiểu dạy học “lấy HS làm trung tâm”. [23, Tr 40]
Trong các kỳ của tạp chí giáo dục, tác giả cũng tìm thấy một số bài viết có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu sau đây:
- Ngô Quang Sơn – Bài dạy học điện tử trên Website học tập cho HV người
lớn ở các trung tâm GDTX thị xã, thành phố, Tạp chí giáo dục, số 197/2008.

6


- Nguyễn Ngọc Hƣng – Nguyễn Xuân Thành – Nội dung đổi mới PPDH vật lí
lớp 10 theo chương trình và sách giáo khoa mới, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt
5/2008.
- Nguyễn Văn Giang – Tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực, sáng tạo
cho HS trong dạy học các kiến thức “sản xuất điện năng” (Vật lí 9), Tạp chí giáo
dục, số 188/2008.

- Nguyễn Trọng Bé – Sử dụng thí nghiệm nhằm phát huy tính sáng tạo trong
dạy học về điện xoay chiều (Vật lí 12), Tạp chí giáo dục, số 183/2008.
- Nguyễn Thị Thanh Mai – Dạy học về “Công thức tính nhiệt lượng” và
“Phương trình cân bằng nhiệt” (Vật lí 8) theo hướng phát triển hoạt động nhận
thức tích cực, sáng tạo của HS, Tạp chí giáo dục, số 182/2008.
- Vũ Thanh Khiết – Đổi mới PPDH và cấu trúc nội dung sách giáo khoa vật
lí 11, Tạp chí giáo dục, số 182/2008.
- Đỗ Hƣơng Trà – Nguyễn Lâm Sung – Một hướng tiếp cận trong dạy học
Quang học (Vật lí 7) nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS, Tạp chí giáo
dục, số 287/2012.
- Lê Khoa – Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức vật lí về sản xuất
điện năng ở trường THPT, Tạp chí giáo dục, số 290/2012.
- Hoàng Tiến Dũng – Đặc điểm học tập của HV người lớn ở trung tâm GDTX
cấp tỉnh, Tạp chí giáo dục, số 291/2012.
- Phạm Thị Phú – Nguyễn Lâm Đức – Vận dụng PPDH theo góc nhằm tích
cực hóa hoạt động học tập của HS trong dạy học môn vật lí, Tạp chí giáo dục, số
292/2012.
Qua các bài viết về dạy học tích cực hóa ngƣời học trên, các tác giả cho thấy
GV cần vận dụng các PPDH tích cực trong việc dạy học nhằm phát huy tính tích
cực, tự lực và sáng tạo của ngƣời học. Ngoài ra, đối với ngƣời lớn tuổi, GV cần tìm
hiểu và nắm vững đặc điểm học tập của HV lớn tuổi nhƣ: đặc điểm về tâm sinh lí,
độ tuổi, kinh nghiệm thực tiễn… mới có thể đạt đƣợc mục tiêu dạy học trong
QTDH môn Vật lí 11.

7


Nói tóm lại, tƣ tƣởng dạy học “lấy người học làm trung tâm” hƣớng vào
những nhu cầu và năng lực tiềm tàng của ngƣời học theo định hƣớng phát triển con
ngƣời hoàn thiện về bản chất. Ngày nay, tƣ tƣởng đó đã đƣợc nhận thức và vận

dụng một cách đúng đắn trong việc đổi mới hoạt động dạy học theo hƣớng tích cực
hóa học tập của ngƣời học.

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Tích cực hóa
“Tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động của thầy giáo và của các nhà
giáo dục nói chung, nhằm biến người học từ thụ động thành chủ động, từ đối tượng
tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập”.
[35, Tr 465]

1.2.2. Ngƣời lớn tuổi
Ngƣời lớn tuổi đề cập trong luận văn này là những ngƣời đi học ngoài độ tuổi
(trên 20 tuổi). Trong các lớp học, ngƣời lớn tuổi còn đƣợc gọi là HV lớn tuổi. HV
lớn tuổi là những ngƣời có tâm sinh lí và xã hội ổn định, là chủ thể của các hoạt
động và có đủ năng lực tự chịu trách nhiệm về các hoạt động và hành vi của bản
thân. Việc học tập của HV lớn tuổi bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhƣ: đặc điểm tâm –
sinh lí, kinh nghiệm thực tiễn cuộc sống, hoạt động nghề nghiệp, độ tuổi, hoàn
cảnh…

1.2.3. Giáo dục thƣờng xuyên
Theo UNESCO khu vực, “GDTX là một khái niệm rộng rãi bao gồm tất cả cơ
hội học tập cho mọi người có mong muốn và nhu cầu sau xóa mù chữ cơ bản hoặc
giáo dục tiểu học”. [37, Tr 18]

1.3. CƠ SỞ PHÁP LÍ
Ngay từ khi giành đƣợc chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “một
dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Bắt đầu từ Nghị quyết của Đại hội Đảng (Khóa IV
– 1979) xác định GD & ĐT là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Tƣ tƣởng chỉ đạo trên đƣợc phát triển, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với yêu


8


×