Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

đề xuất giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy kỹ năng nói tiếng anh trình độ ket (a2) tại trung tâm anh ngữ quốc tế sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.36 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN KIM LẬP

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀO DẠY KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH
TRÌNH ĐỘ KET (A2) TẠI TRUNG TÂM
ANH NGỮ QUỐC TẾ SÀI GÒN

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S K C0 0 4 3 8 3

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN KIM LẬP

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM
TƯƠNG TÁC VÀO DẠY KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH TRÌNH
ĐỘ KET (A2) TẠI TRUNG TÂM ANH NGỮ QUỐC TẾ
SÀI GÒN


NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN KIM LẬP

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM
TƯƠNG TÁC VÀO DẠY KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH TRÌNH
ĐỘ KET (A2) TẠI TRUNG TÂM ANH NGỮ QUỐC TẾ
SÀI GÒN

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. VÕ THỊ XUÂN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2014


LÝ LỊCH KHOA HỌC

I.LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
-Họ và tên: Văn Kim Lập

Giới tính: Nữ


-Ngày, tháng, năm sinh: 15/01/1988

Nơi sinh: TPHCM

-Quê quán: Long An

Dân tộc: Kinh

- Địa chỉ: 544 Thuận Đông, Thuận Thành, Cần Giuộc, Long An.
-Điện thọai:
-E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Đại học:
Hệ đào tạo: Đại học chính quy
Thời gian đào tạo: 2007-2011
Nơi học: ĐH kĩ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Cử nhân Anh
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐH.
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

2011-2013

ĐH công nghệ thông tin Gia Định

GV


2012-2014

Trung tâm anh ngữ quốc tế Sài Gòn

GV

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, được xuất phát từ yêu
cầu trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày
trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TPHCM, ngày 24 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

VĂN KIM LẬP

ii


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, em chân thành cảm ơn:
-PGS.TS. Võ Thị Xuân -cán bộ hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ
và hướng dẫn, giúp em hoàn thành luận văn.
- Qúy thầy, cô trong hội đồng bảo vệ CĐ2 đã nhận xét và gợi ý cho quá

trình nghiên cứu.
- Qúy thầy, cô tham gia giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo.
-BGH và quý thầy cô tại trung tâm Anh ngữ ASTON.

Em xin chân thành cảm ơn.
TPHCM, ngày 24….tháng 10…năm 2014

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngày nay, tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người và
nó được coi là ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất trên thế giới.Vì vậy, nhu cầu học tiếng
Anh ngày càng tăng. Giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ (TEFL) đòi hỏi người
học " tiếp xúc” với những kỹ năng như: nghe, nói, đọc, viết. Mục đích đầu tiên và cuối
cùng của việc tiếp thu kỹ năng ngôn ngữ là để đạt được một sự phát triển cao về khả
năng tiếp nhận và sử dụng được nó.
Biết tiếng Anh sẽ mở ra cơ hội việc làm ở nhiều nước và nhiều thị trường khác
nhau. Các tập đoàn đa quốc gia, cũng như các công ty tuyển dụng các chuyên gia có
nhiều kỹ năng trong công việc nhưng cũng đòi hỏi các ứng cử viên phải có kỹ năng
nói tiếng Anh tốt. Một trong những kỹ năng ngôn ngữ phải được làm chủ trong việc
học tiếng Anh chính là khả năng nói và giao tiếp bằng tiếng Anh thật lưu loát. Theo
đó, kĩ năng nói được coi là kỹ năng chính cần được phát triển bởi vì chính kĩ năng nói
thể hiện việc sử dụng thông thạo ngôn ngữ.
Tuy nhiên, trong các cách tiếp cận truyền thống của việc học và giảng dạy ngôn
ngữ, kỹ năng nói đã bị bỏ quên và người dạy chỉ tập trung chủ yếu vào kĩ năng đọc và
viết, phương pháp ngữ - dịch là một ví dụ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết
người học tiếng Anh như một ngoại ngữ cảm thấy khá khó khăn để cải thiện khả năng
nói tiếng Anh của mình bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau như họ thiếu tự tin, vốn
từ vựng, không có ý tưởng để nói, cũng như họ không thể dùng tiếng Anh để diễn đạt

một cách lưu loát và chính xác. Xuất phát từ những lí do đó, người nghiên cứu sẽ đề
xuất một số giải pháp theo quan điểm sư phạm tương tác để cải thiện khả năng nói
tiếng Anh. Với các giải pháp đề xuất theo hướng tương tác sẽ có ảnh hưởng tích cực
và làm cho việc học tập trở nên hứng thú hơn cho người học trong việc phát triển kỹ
năng nói của họ. Trong việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai, tương tác từ lâu đã được xem là
yếu tố quan trọng trong việc học ngôn ngữ. Đây là một cách tiếp cận dạy học nhấn
mạnh mối quan hệ giữa ba tác nhân người dạy-người học và môi trường. Cách tiếp cận
này thể hiện xu hướng dạy học dựa vào người học và chủ yếu và cơ bản nhất là hoạt
động bộ máy thần kinh của người học.Từ những lí do trên và qua quá trình thực tế
giảng dạy tiếng Anh trình độ KET(A2), tôi thực hiện đề tài “Đề xuất giải pháp vận
iv


dụng quan điếm sư phạm tương tác vào dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ
KET(A2)tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn” để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cấu trúc của luận văn
Luận văn được chia thành 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận-kiến nghị.
 Phần mở đầu
Phần mở đầu trình bày lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, khách thể -đối tượng
nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu.
 Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận
Đầu tiên, người nghiên cứu trình bày về quá trình dạy học, các thành tố của quá
trình dạy học, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học cũng như khái niệm quan điểm
dạy học. Sau đó là một số khái niệm về quan điểm sư phạm tương tác, tiếng Anh trình
độ KET(A2), kĩ năng nói tiếng Anh, các thành tố đặc trưng, các dạng của dạy học
tương tác. Tiếp theo đó, người nghiên cứu trình bày về lí luận dạy học tiếng Anh, các
đặc trưng, cũng như trình bày các phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ
KET theo hướng vận dụng quan điểm sư phạm tương tác.

Chương 2: Thực trạng dạy học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) tại
trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.
Trong chương này, người nghiên cứu trình bày tổng quan về trung tâm Anh ngữ
ASTON, cũng như thực trạng dạy học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET tại đây.
Chương 3: Đề xuất giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy
học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.
Trong chương này,người nghiên cứu trình bày các cơ sở khoa học của việc đề
xuất giải pháp, các giải pháp cũng như đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các giải
pháp.

Phần thực nghiệm:Trong phần thực nghiệm, người nghiên cứu trình bày quá
trình thực nghiệm sư phạm cũng như bảng câu hỏi khảo sát và các bảng, biểu đồ khảo
sát.
 Và cuối cùng là phần kết luận và kiến nghị.
v


Phần này trình bày các đánh giá về đề tài, kết quả nghiên cứu, những hạn chế,
những kiến nghị và hướng phát triển đề tài.

vi


ABSTRACT
Nowadays, English plays an important role in human life and it is considered as
the most common international language in the world.Therefore, the demand of
learning English has been increasing.Teaching English as a foreign language (TEFL)
requires learners‟ to be exposed” to what are called the foreign language skills:
reading, speaking, writing and listening. The first and the last aim of acquiring such
language skills is to achieve a high development of abilities of receiving and using it.

Knowing English opens job and employment opportunities in many countries
and markets. Multinational institutions and recruit professionals with multilingual
skills but also expect candidates to have good English-speaking skills. One of the
language skills that must be mastered by any foreign language learner is the ability to
speak or communicate in the target language fluently. As far as speaking is concerned,
it is regarded as the major skill to be developed because it is necessary for displaying
the language proficiency.
In the traditional approaches of language learning and teaching, speaking skill
was neglected in many classrooms where the emphasis was placed mainly on reading
and writing, the Grammar-Translation method is one example. However most of the
research findings have shown that most of the students of English as a Foreign
Language finds it quite difficult to improve their English speaking ability beacause
they lack of confidence, vocabularies, or they have nothing to say, as well as they can’t
express it smoothly and accuracy. Based on these conditions, the writer in this article
tries to solve the problem by offering some methods that apply the interactive
approach. It is believed this can give a positive effect and joyful learning to
the students in developing their speaking skill. In the field of second language
acquisition, interaction has long been considered important in language learning. It
requires in the process of second language learning to have the presence of the
interaction of many elements in the teaching and learning process such as teacherslearners-environmentto achieve the study object. From these above reason, I carries
out the subject “ Suggest some methods to teach English speaking skill at KET
level at ASTON International school by applying interactive pedagogy
viewpoint”.
The thesis structure
vii


This thesis is divided in to 3 main parts: the introductory part, the content part and
the conclutions - recommendation part.
 The introductory part:

In the introductory part the underlying motivation behind the choice of the
particular topic is presented as the aim of the study, the stament of problem,
hypothesis, and means of research.
 The content part: includes 3 chapters
Chapter 1: The literature review
The Rationale of the interactive approach in teaching English speaking skill.
First of all, it deals with the basic features of the teaching and learning process and the
elements of this process. After that, the reseacher presents some definitions of the
process of teaching and learning and some elements of this process. After that, the
researcher presents some definiton of the interactive approach, the elements,
characteristics, and three kinds of interaction. While dealing with the theory of
teaching English. It further presents the concept of speaking skill, and how to teach
English speaking skills by appying interactive pedagogy viewpoint.
Chapter 2: The real situation of teaching and learning English speaking
skill at ASTON International school.
This chapter aims to present an overview of the current situation of English
teaching and learning English speaking skill at KET level for students at ASTON
International School. It includes general introduction of ASTON International school,
students, teachers, classroom condition, the English syllabus of the course training.
The detailed statistic results from the data collection are also presented in this chapter.
Chapter 3: Suggestions for methods to teach English speaking skills by
applying interactive pedagogy viewpoint.
This chapter presents some criterian for suggesting the methods and some methods
to teach English speaking skills. It also presents my own research in the area and a
used questionnaire in the quantitative research and also charts, and tables.
 The conclusion and suggestion part.
The conclusion part that reviews the main content and findings of the study,
summarizes the limitations revealed during the process of completing this research
paper and suggests further research.
viii



MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC ......................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................... iv
ABSTRACT ........................................................................................................ vii
MỤC LỤC ............................................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ xiii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................xiv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................xvi
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... xvii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................2
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. .......................................................................4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4
4.2. Khách thể nghiên cứu....................................................................................4
5. Giả thuyết khoa học. ..........................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...........................................................................5
7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................5
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ...................................................................5
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................................5
8.Cấu trúc luận văn: ..............................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................8
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................8
1.1.Tổng quan kết quả nghiên cứu về quan điểm sư phạm tương tác trên thế giới
và ở Việt Nam.........................................................................................................8

1.1.1.Trên thế giới................................................................................................8
1.1.2. Ở Việt Nam. ...............................................................................................9
ix


1.2. Các khái niệm cơ bản....................................................................................10
1.2.1. Quá trình dạy học: ....................................................................................10
1.2.2.Kĩ thuật dạy học ........................................................................................11
1.2.3.Phương pháp dạy học ................................................................................11
1.2.4.Quan điểm dạy học....................................................................................12
1.2.5. Quan điểm sư phạm tương tác. .................................................................13
1.2.6.Kĩ năng nói ( speaking skill)......................................................................14
1.2.7.Tiếng Anh trình độ KET(A2) ....................................................................15
1.3 Khái quát về dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác ...........................16
1.3.1. Đặc trưng của dạy học theo quan diểm sư phạm tương tác .......................16
1.3.2.Cấu trúc của dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác...........................19
1.3.3. Các dạng tương tác cơ bản của dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác.22
1.4. Dạy học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) theo quan điểm sư phạm
tương tác...............................................................................................................25
1.4.1.Triết lí dạy học ngoại ngữ. ........................................................................25
1.4.2.Dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2)............................................26
1.4.3. Một số phương pháp dạy học tiếng Anh. ..................................................27
1.4.4. Phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET theo hướng vận dụng
quan điểm sư phạm tương tác.............................................................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH TRÌNH
ĐỘ KET(A2)TẠI TRUNG TÂM ANH NGỮ QUỐC TẾ SÀI GÒN .................43
2.1. Giới thiệu sơ lược về trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn. ........................43
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.43
2.1.2. Chương trình đào tạo................................................................................43

2.2 Giới thiệu về tiếng Anh KET(A2)..................................................................44
2.2.1. Vị trí, tính chất của môn học. ...................................................................44
2.2.2 .Mục tiêu môn học. ...................................................................................44
2.2.3. Nội dung môn học. ...................................................................................44
2.3 Khảo sát thực trạng dạy học kĩ năng nói tiếng Anh KET(A2) tại trung tâm
Anh ngữ quốc tế Sài Gòn. ....................................................................................49
2.3.1 Khảo sát thực trạng hoạt động dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2).49
x


2.3.2 Khảo sát thực trạng hoạt động học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2).58
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM
TƯƠNG TÁC VÀO DẠY KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH TRÌNH ĐỘ KET(A2)
TẠI TRUNG TÂM ANH NGỮ QUỐC TẾ SÀI GÒN. ......................................69
3.1. Cơ sở khoa học của các đề xuất giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm
tương tác...............................................................................................................69
3.2 Giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy kĩ năng nói tiếng
Anh trình độ KET(A2). .......................................................................................70
3.2.1. Sử dụng các trò chơi ngôn ngữ (the language games) ..........................70
3.2.1.1.Mục đích ............................................................................................70
3.2.1.2.Nội dung ............................................................................................70
3.2.1.3 Cách thực hiện: ..................................................................................70
3.2.2.Sử dụng kĩ thuật công não (Brainstorming) ..........................................78
3.3.2.1.Mục đích: ...........................................................................................78
3.2.2.2.Nội dung: ...........................................................................................78
3.2.2.3.Cách tiến hành:...................................................................................78
3.2.3. Sử dụng PPDH hợp tác (Cooperative language learning) ....................79
3.2.3.1.Mục đích ............................................................................................79
3.2.3.2.Nội dung ............................................................................................79
3.2.3.3.Cách thực hiện....................................................................................79

3.3.Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp ...................................................81
3.3.1. Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp đề xuất đối với nội dung môn nói tiếng
Anh trình độ KET(A2). ......................................................................................81
3.3.2.Đánh giá mức độ tạo hứng thú học tập của các giải pháp...........................82
3.3.3.Đánh giá mức độ phù hợp của các giải pháp đã được đề xuất với điều kiện
thực tế tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn. ..................................................84
3.3.4.Đánh giá mức độ phù hợp của các giải pháp đã được đề xuất với đặc điểm lứa
tuổi học sinh ......................................................................................................84
3.4.Thực nghiệm sư phạm ...................................................................................86
3.4.1. Mục đích thực nghiệm. .............................................................................86
3.4.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm. ........................................................86
3.4.3.Nội dung thực nghiệm ...............................................................................87
3.4.4. Xử lý kết quả thực nghiệm .......................................................................87
3.4.5. Phân tích, đánh giá thái độ và kết quả học tập của học sinh. .....................97
3.4.6. Kết quả đánh giá nhận xét của GV dự giờ ................................................97
xi


Kết luận chương 3................................................................................................ 100
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 101
1.Kết luận ............................................................................................................ 101
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 102
3.Hướng phát triển của đề tài ............................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 104
TIẾNG VIỆT ....................................................................................................... 104
TIẾNG NƯỚC NGOÀI ....................................................................................... 105

xii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

THỨ TỰ CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1.

GV

Giáo viên

2.

HS

Học sinh

3.

QĐ SPTT

Quan điểm sư phạm tương tác

4.

ĐC

Đối chứng


5.

TN

Thực nghiệm

6.

PPDH

Phương pháp dạy học

7.

SL

Số lượng

8.

PP

Phương pháp

9.

QTDH

Quá trình dạy học


10.

KTDH

Kĩ thuật dạy học

xiii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: So sánh các môi trường dạy học truyền thống và hiện đại ......................25
Bảng 2.1: Đánh giá mức độ cần thiết của kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) với
lứa tuổi học sinh trung học cơ sở............................................................................51
Bảng 2.3.: Mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học của GV. .......53
Bảng 2.4.Mức độ thường xuyên sử dụng các phương tiện dạy học của GV. ...........54
Bảng 2.5. Các yếu tố GV quan tâm khi chuẩn bị giờ học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ
KET(A2). ..............................................................................................................55
Bảng 2.6. Những khó khăn của GV khi dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2).
..............................................................................................................................56
Bảng 2.7. Các yếu tố tác động đến chất lượng dạy học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ
KET(A2). ..............................................................................................................57
Bảng 2.8:Kết quả học tập môn kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) khoá 4 năm
2013 và khoá 1 năm 2014. .....................................................................................59
Bảng 2.9: Sự cần thiết về việc học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2)..........60
Bảng 2.10 : Khối lượng nội dung môn học.............................................................60
Bảng 2.11: Kiến thức HS đạt được khi học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2).
..............................................................................................................................61
Bảng 2.12: Kĩ năng HS đạt được khi học môn nói tiếng Anh trình độ KET(A2). ...62
Bảng 2.13: Thái độ học tập của HS đối với môn nói tiếng Anh trình độ KET(A2) .63

Bảng 2.14: Tính tích cực học tập kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET (A2) ...........64
Bảng 2.15: Hoạt động học tập mà HS thích tham gia. ............................................65
Bảng 2.16: Phương tiện dạy học của GV được HS yêu thích..................................66
Bảng 3.1. Giáo viên đánh giá về sự phù hợp của các giải pháp với nội dung bài học82
Bảng 3.2.GV đánh giá mức độ tạo hứng thú học tập của các giải pháp đã đề xuất..83
Bảng 3.3: Giáo viên đánh giá mức độ phù hợp của các giải pháp đã được đề xuất với
điều kiện thực tế của trường ...................................................................................84
xiv


Bảng 3.4.GV đánh giá mức độ phù hợp của các giải pháp đã được đề xuất với đặc
điểm lứa tuổi học sinh. ...........................................................................................85
Bảng 3.5: Thái độ của học sinh đối với môn nói tiếng Anh trình độ KET(A2) .......87
Bảng 3.6: Khả năng nói tiếng Anh lưu loát của HS ................................................88
Bảng 3.7: Mức độ tự tin khi nói trước tập thể của HS ............................................89
Bảng 3.8:Thái độ tích cực trong giờ học của HS. ...................................................90
Bảng 3.9: Khả năng đặt và trả lời câu hỏi...............................................................91
Bảng 3.10 Phân bố điểm kiểm tra cuối khóa của lớp thực nghiệm.........................92
Bảng 3.11.Phân bố điểm kiểm tra cuối khóa của lớp đối chứng. ............................93
Bảng 3.12. Thống kê điểm trung bình,độ lệch tiêu chuẩn .......................................94

xv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Mức độ cần thiết của kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) với lứa
tuổi học sinh trung học cơ sở .................................................................................51
Biểu đồ 2.2: Nhận thức của GV về nội dung môn học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ
KET(A2). ..............................................................................................................52

Biểu đồ 2.3: Các yếu tố GV quan tâm khi chuẩn bị giờ học kĩ năng nói tiếng Anh trình
độ KET(A2)...........................................................................................................55
Biểu đồ 2.4: Sự cần thiết của môn học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2)....60
Biểu đồ 2.5:

Khối lượng nội dung môn học ....................................................61

Biểu đồ 2.6: Kiến thức HS đạt được khi học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2).
..............................................................................................................................62
Biểu đồ 2.7: Kĩ năng HS đạt được khi học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2).62
Biểu đồ 2.8: Thái độ học tập của HS đối với môn nói tiếng Anh trình độ KET(A2).63
Biểu đồ 3.1: Thái độ học tập của học sinh sau thực nghiệm. ..................................88
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện mức độ nói tiếng Anh lưu loát của HS ....................89
Biểu đồ 3.3: Mức độ tự tin khi nói trước tập thể của HS ........................................90
Biểu đồ 3.4:Phân phối tần số ở lớp thực nghiệm và đối chứng. ..............................95

xvi


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.2: Khung đánh giá năng lực ngôn ngữ châu Âu (Europe’s Common European
Framework - CEFR). .............................................................................................16
Hình 1.3: Mô hình dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác. .............................21
Hình 1.4: Tương tác giữa người dạy và người học. ................................................22
Hình 1.5: Tương tác giữa người học và người học. ................................................23
Hình 1.6:Quy trình dạy học trích đoạn. ..................................................................29
Hình 1.7: Cấu trúc của hoạt động học tập mang tính hợp tác..................................36
Hình 2.1: Chương trình đào tạo tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.................43


xvii


PHẦN MỞ ĐẦU

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng hội nhập hiện nay thì ngoại ngữ mà phổ biến là tiếng Anh đóng vai
trò hết sức quan trọng. Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại
ngữ.Tiếng Anh chính là ngôn ngữ của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, và là ngôn
ngữ chính thức của khối EU. Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất
trên thế giới, là chìa khóa để mở cửa thế giới, doanh nhân ở mọi quốc gia nếu muốn
thành đạt không thể không biết đến ngôn ngữ này. Tầm quan trọng của tiếng Anh đang
ngày càng được khẳng định. Việc nâng cao ngoại ngữ cho học sinh –sinh viên cũng
được chú trọng với đề án ngoại ngữ 2020, ngày 8/4/2011 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã ký quyết định số 1400/QĐ-BGDĐT thành lập ban quản lý đề án “Dạy và
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Mục tiêu
chung của đề án là “Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, nhằm đảm bảo đến năm 2015 đạt được
bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là
đối với một số lĩnh vực ưu tiên….”.[12, tr.1]. Qua đó ta thấy rằng nhà nước đã có mối
quan tâm rất lớn đến chiến lược đào tạo ngoại ngữ cho thế hệ tương lai của quốc gia.
Kĩ năng nói ( speaking skill ) là một phần quan trọng của việc học ngôn ngữ. Hiện
nay, mục tiêu đặt ra trong việc dạy và học kĩ năng nói là cải thiện khả năng giao tiếp
của người học vì thông qua đó, người học có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ được
học.Trước đây, việc giảng dạy ngôn ngữ chủ yếu chú trọng vào cấu trúc câu và ngữ
pháp. Người học tiếng Anh thành công hay thất bại phụ thuộc vào khả năng nắm vững

các quy tắc về ngữ pháp và cấu trúc câu tiếng Anh. Việc giảng dạy ngoại ngữ bị chi
phối bởi phương pháp dạy truyền thống, trong đó giáo viên là người chi phối mọi hoạt
động dạy và học trên lớp và môi trường học tập chủ yếu là môi trường lấy người dạy
làm trung tâm.
Việc xác định được vai trò của tiếng Anh hiện nay và những vấn đề mà người
học hay gặp phải trong việc học tiếng Anh có ý nghĩa cần thiết cho việc tìm kiếm
những phương pháp dạy học hiệu quả. Có nhiều phương pháp giảng dạy tiếng Anh
được đưa ra.Việc dạy và học tiếng Anh nhận được nhiều sự quan tâm của cả xã hội nói
chung và ngành giáo dục nói riêng, trong đó phương pháp dạy và học kỹ năng nói đặc
2


biệt được chú trọng hơn cả vì mục đích cuối cùng của dạy và học ngoại ngữ là hướng
người học đến giao tiếp. Phương pháp dạy học cũng thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu
sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ngày càng tăng. Chính nhu cầu
này đã tạo ra đòi hỏi cao về chất lượng giảng dạy, cũng như về các nguồn và tài liệu
phục vụ giảng dạy ngôn ngữ. Ngoài ra, nhu cầu về phương pháp giảng dạy phù hợp
hiện nay cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì thế, phương pháp dạy ngoại
ngữ hiện nay đã chuyển từ đường hướng lấy người dạy làm trung tâm sang đường
hướng lấy người học làm trung tâm, lấy tương tác làm yếu tố tiên quyết trong giảng
dạy. Ở đó, người học được giao tiếp trong môi trường giao tiếp thực sự, được hoạt
động theo cặp, hay theo các nhóm nhỏ để thực hiện các công việc cụ thể. Người học có
cơ hội được bày tỏ ý kiến hay cảm xúc của mình và được đặt câu hỏi nếu họ không
hiểu vấn đề nào đó. Ở các nước phát triển có cách thức học ngoại ngữ được áp dụng
rộng rãi trong nhà trường đầu thế kỉ 20, đó là lấy tương tác là hoạt động chính của quá
trình dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng. Đường hướng này đã làm
thay đổi cách dạy học, đòi hỏi cả người dạy và người học phải huy động tối đa các
chiến lược cần thiết để đạt được nhiệm vụ và mục tiêu dạy học.
Vấn đề mà người học hiện nay hay gặp phải trong việc học kĩ năng nói tiếng
Anh là họ không thể sử dụng tiếng Anh vào mục đích giao tiếp một cách hiệu quả.

Một trong những nguyên nhân đó là người học thiếu tự tin trong giao tiếp, không có
hứng thú, tích cực trong việc học, thiếu vốn từ vựng, không có ý tưởng để nói, không
thể nói tiếng Anh một cách chính xác và lưu loát. Việc đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin của người học trong việc sử dụng
kĩ năng nói tiếng Anh trong giao tiếp đòi hỏi phải có sự xác lập cơ sở lý luận theo
hướng khoa học sư phạm hiện đại. Quan điểm sư phạm tương tác (QĐSPTT) là một
hướng đáp ứng được những yêu cầu này. Đó là một cách tiếp cận dạy học đề cao vai
trò tương tác bộ ba giữa người học, người dạy và môi trường dạy học. Cách tiếp cận
này thể hiện xu hướng dạy học dựa vào người học và chủ yếu và cơ bản nhất là hoạt
động bộ máy thần kinh của người học.
Từ những lí do kể trên và qua kinh nghiệm giảng dạy cho học sinh về tiếng Anh
Cambridge trình độ KET(A2), tôi thực hiện đề tài:

3


“Đề xuất giải pháp vận dụng quan điếm sư phạm tương tác vào dạy kĩ năng nói
tiếng Anh trình độ KET(A2)tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác phù hợp với
việc dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài
Gòn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc của dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ
KET(A2) theo quan điểm sư phạm tương tác.
3.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ
KET(A2) tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.
3.3 Đề xuất các giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy kĩ
năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) .
3.4 Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp đề xuất.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy kĩ năng nói
tiếng Anh trình độ KET(A2).
4.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy và học kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET (A2) tại trung tâm
Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.
5. Giả thuyết khoa học.
Nếu vận dụng các giải pháp theo quan điểm sư phạm tương tác trong dạy kĩ
năng nói tiếng Anh trình độ KET(A2) như người nghiên cứu đề xuất thì sẽ cải thiện kĩ
nói tiếng Anh của học sinh, giúp học sinh có thái độ học tập tích cực hơn và tự tin hơn
trong sử dụng kĩ năng nói tiếng Anh trong giao tiếp, đồng thời nâng cao hiệu quả đào
tạo của nhà trường.

4


6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực nghiệm tại các lớp tiếng Anh trình độ
KET (A2) tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp thực hiện bằng cách nghiên cứu sách và tài liệu để nghiên cứu cơ
sở lý thuyết về đặc trưng, bản chất của quan điểm sư phạm tương tác, làm cơ sở lý
luận cho vấn đề nghiên cứu.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài người nghiên cứu sử dụng phương pháp
điều tra, bút vấn để thu thập các thông tin về người học, về giáo trình đang sử dụng tại
trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.
 Dùng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh các lớp tiếng Anh trình độ

KET (A2) tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn.
 Phương pháp phỏng vấn dùng để tìm hiểu đối tượng học nhằm bổ sung kết quả
thực trạng giảng dạy kĩ năng nói tiếng Anh trình độ KET (A2) tại trung tâm
Anh ngữ quốc tế Sài Gòn trước và sau khi áp dụng các giải pháp vận dụng quan
điểm sư phạm tương tác.
 Phương pháp chuyên gia: trao đổi với các chuyên gia về các phương pháp dạy
học tiếng Anh trình độ KET(A2) để tìm hiểu tính khả thi của các giải pháp đề
xuất.
 Phương pháp thực nghiệm: để kiểm chứng tác động của các giải pháp vận dụng
quan điểm sư phạm tương tác đối với quá trình dạy học kĩ năng nói tiếng Anh
trình độ KET(A2) tại trung tâm Anh ngữ quốc tế Sài Gòn, người nghiên cứu sử
dụng phương pháp thực nghiệm. Quá trình thực nghiệm được thực hiện qua các
bước như sau:
Đặt giả thiết
Chọn mẫu thực nghiệm và mẫu đối chứng
Chọn bài học để thực nghiệm
5


×