Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực trong giờ đọc văn qua đoạn trích vĩnh biệt cửu trùng đài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.6 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TÍCH CỰC TRONG GIỜ
ĐỌC VĂN QUA ĐOẠN TRÍCH VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI"

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm thường xuyên và rất cần thiết
đối với mỗi người giáo viên, nó không chỉ có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất
lượng giảng dạy cho học sinh trong mỗi giờ lên lớp mà còn tạo thói quen say mê nghiên
cứu khoa học cho mỗi thầy cô nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời đại
mới.
Hiện nay trong chương trình phổ thông, các tác phẩm văn học được trích giảng chiếm
một số lượng lớn. Do đó, việc tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những phương pháp tìm hiểu,
tiếp cận văn bản có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp học sinh có một phương pháp
học tập, nghiên cứu chủ động, sáng tạo đúng theo quan điểm đổi mới trong giáo dục của
Đảng và nhà nước ta hiện nay.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả dạy và học tác phẩm ngữ văn trong nhà trường phổ thông qua việc xây dựng
một hệ thống câu hỏi hợp lí, khoa học đúng theo tinh thần đổi mới trong hoạt động dạy
và học văn hiện nay, mong rằng sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực.
Với vốn kinh nghiệm ít ỏi và thời gian có hạn, khó tránh khỏi những khiếm khuyết trong
quá trình thực hiện. Mong rằng các đồng chí, đồng nghiệp sẽ có nhiều ý kiến đóng góp để
sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HỌC TÁC PHẨM NGỮ VĂN TRONG NHÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG .
1.1. Thực trạng:


Qua thực tế giảng dạy ở nhà trường phổ thông, một vấn đề đặt ra đối với cả thầy và trò là
việc tiếp cận, tìm hiểu các tác phẩm văn học còn gặp phải nhiều khó khăn.
- Về phía thầy:
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học văn không ngừng được cải
tiến, tuy nhiên vẫn còn chịu ảnh hưởng của phương pháp dạy truyền thống mang tính
chất thuyết giảng. Việc nêu câu hỏi trong giờ dạy đã được chú ý hơn nhưng các câu hỏi
trong giờ giảng văn thường mang tính chất vụn vặt, chưa có tính hệ thống, chưa phát huy
được tính sáng tạo của chủ thể học sinh trong việc chiếm lĩnh tác phẩm.
- Về phía học sinh: nhìn một cách khách quan, hiện nay học sinh có tâm lí chung là ngại
học bộ môn Văn. Tâm lí thụ động, trông chờ vào sự truyền thụ kiến thức của thầy vẫn

2


còn phổ biến, dẫn tới tình trạng học vẹt, thầy đọc trò chép, làm cho tác phẩm văn học trở
nên khô cứng, chưa thực sự thâm nhập vào học sinh.
- Về giờ dạy trên lớp: tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy còn bị hạn
chế (thiếu giáo cụ trực quan, thiếu trang thiết bị hiện đại…).
1.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy trách nhiệm của mình là phải làm gì để đáp
ứng được yêu cầu đổi mới đó trong từng tiết học. Nhận thức rõ những vấn đề cụ thể của
riêng sách giáo khoa nhằm đảm bảo tốt kết quả giảng dạy, tôi đã nhận thức được hệ thống
văn bản và ý đồ nâng cao chất lượng văn bản của sách giáo khoa Ngữ văn THPT qua việc
đọc và hiểu văn bản.Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh
dạn cải tiến nội dung phương pháp tiếp cận, tìm hiểu các tác phẩm văn học được chọn
giảng trong nhà trường phổ thông, nhằm giúp người thầy tìm ra được những phương pháp
giảng dạy tích cực, khoa học theo hướng đổi mới. Đối với học trò khi đã nắm được
phương pháp học tập, hiểu văn bản kĩ hơn sâu hơn sẽ tạo được niềm hứng thú say mê
trong học tập, khơi dậy tính tích cực chủ động sáng tạo, dần dần làm thay đổi phương
pháp học cũ “thầy đọc- trò chép” mang tính thụ động.

2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Căn cứ vào thực trạng trên, để việc tìm hiểu văn bản đạt kết quả hơn, tôi xin nêu ra
một số giải pháp sau:
Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản (đọc sáng tạo):
Trong quá trình tìm hiểu văn bản, việc đọc văn bản cần được chú ý đúng mức. Lâu
nay, trước khi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu văn bản, thầy cô thường gọi một, hai học
sinh đọc bài và chỉ yêu cầu đọc rõ ràng, lưu loát là đủ. Tuy nhiên với quan điểm đổi mới
hiện nay ta cần thấy được bản thân việc đọc đã có nhiều cấp độ: cấp độ thứ nhất là đọc
thông thường (đọc thuộc không vấp váp về ngữ âm, nghĩa từ, biết ngừng giọng đúng
chỗ). Cấp độ thứ hai là đọc kĩ, đọc sâu, biết được cách hành văn, sắp xếp ý, dụng ý trong
dùng từ, ngắt câu. Cấp độ thứ ba là đọc - hiểu cái thông điệp mà văn bản gửi đến cho
người đọc. Nhưng quan trọng hơn đọc văn còn là để cảm, để thưởng thức, để tự phát triển
bản thân, trong quá trình đọc, học sinh phải tìm được cái nghĩa mà tác giả thể hiện kín
đáo trong văn bản, tiến thêm một bước, tìm thấy điều mà người đọc trước chưa thấy, đó
mới thực sự là đọc sáng tạo. Khi tìm hiểu văn bản phải bắt đầu từ hiểu từ, hiểu câu, hiểu
đoạn, hiểu liên kết, hiểu nghĩa toàn bài. Có hiểu đúng thì mới nói đến việc hiểu sáng tạo,
muốn hiểu đúng đầu tiên phải tôn trọng tính chỉnh thể toàn vẹn, tính liên kết của văn bản.
Việc cắt xén, suy diễn hiểu sai nghĩa là những việc làm phản khoa học. Do đó cần rèn

3


luyện cho học sinh phương pháp đọc theo từng cấp độ từ thấp lên cao, từ đơn giản đến
phức tạp thì mới có kết quả.
Từ việc nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của khâu đọc văn bản, trước khi đi vào
tìm hiểu văn bản, ta cần hướng dẫn cho học sinh đọc kĩ văn bản để có những cảm nhận
đầu tiên.
Giải pháp 2: Đổi mới hoạt động dạy và học theo hướng tích cực.
Theo giải pháp này, phải lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò là người
hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức. Để giờ dạy trên lớp thực sự có hiệu

quả, trước hết cần phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo, tích cực của học sinh trong việc
chiếm lĩnh kiến thức. Học sinh có thể vận dụng những hiểu biết, những kiến thức đã được
trang bị ở cấp dưới để làm cơ sở cần thiết trong việc tìm hiểu tác phẩm. Có thể sử dụng
phương pháp đàm thoại, nêu câu hỏi có tính chất gợi mở, đưa học sinh vào các tình
huống có vấn đề để phát huy tính sáng tạo và khả năng phát hiện của học sinh vừa nhằm
phát triển năng lực tư duy, vừa tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. Trong việc nêu
câu hỏi vấn đáp có ba phương pháp (mức độ) vấn đáp là: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải
thích minh hoạ và vấn đáp tìm tòi, ta có thể sử dụng một cách linh hoạt với từng đối
tượng học sinh cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất.
Có thể kết hợp với phương pháp đàm thoại là việc phân tích giảng giải (đặc biệt là
những từ ngữ còn mơ hồ khó hiểu), bình giảng những chỗ cần thiết để học sinh có thể
hiểu sâu hơn, đồng thời tạo ra những rung động thẩm mĩ cần thiết khi học tác phẩm. Cần
xác định người thầy không phải làm người thưởng thức văn chương hộ rồi giảng lại cái
hay cho học sinh chép, mà chỉ đóng vai trò định hướng cho học sinh thâm nhập vào tác
phẩm.
Giải pháp 3: Sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng.
Môn Ngữ Văn là một trong những môn rất ít sử dụng phương tiện dạy học (ngoài
một vài tranh ảnh, tư liệu đơn giản, nghèo nàn). Việc sử dụng các thiết bị dạy học phù
hợp đối với môn Ngữ Văn là cần thiết, nó sẽ giúp cho bài giảng trở nên sinh động hơn,
tạo thêm sự hứng thú trong học tập cho học sinh, tạo điều kiện để thầy và trò có nhiều
thời gian hơn để trao đổi, thảo luận. Hiện nay, với các phương tiện dạy học hiện đại như:
máy chiếu đa năng, băng đĩa video... cùng với tranh ảnh minh hoạ, người dạy có thể thực
hiện bài dạy của mình trên giáo án điện tử, đây là một trong những điều kiện tốt để chúng
ta nâng cao hiệu quả giờ dạy.
3 . CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

4


Yêu cầu của chương trình sách giáo khoa mới hiện nay, trong mỗi bài dạy không chỉ đảm

bảo kiến thức đủ, đúng, chính xác, có trọng tâm mà phải có mở rộng, nâng cao, nghĩa là
cùng việc hình thành cung cấp kiến thức cơ bản phải thực hiện bồi dưỡng đội ngũ học
sinh giỏi ngay trong từng giờ học. Vì vậy dạy học theo quan điểm tích hợp là vô cùng
cần thiết.Theo tôi có một số hình thức tích hợp cơ bản đòi hỏi người đứng lớp phải nắm
chắc:
-Tích hợp ngang: Văn-Tiếng Việt- Tập làm văn.
-Tích hợp dọc: Lớp 10 (đã học) với lớp 11 (đang học) và lớp 12 (sẽ học).
-Tích hợp chéo: giữa các bộ môn Văn- Sử-Địa-GDCD…….
Nhưng dù tích hợp ngang hay dọc, chéo… nhất định phải được cụ thể hoá bằng một
hệ thống những tình huống sư phạm đã được giáo viên tính toán kĩ lưỡng cả về nội dung
và cách thức thực hiện. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu văn bản trong sách giáo
khoa cũng đã thực hiện được yêu cầu tích hợp.
Phát huy sách Ngữ văn lớp 10, sách giáo khoa lớp 11,12 tiếp tục phấn đấu theo
hướng tích cực, song vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng, bằng hệ thống câu hỏi,
giáo viên giúp học sinh khai thác kiến thức để từ đó nhận thức được giá trị của văn bản
đúng với tư cách là một tác phẩm văn chương.
Qua những năm thực hiện chương trình thay sách Ngữ văn, tôi xin mạnh dạn trình
bày những suy nghĩ của mình về hệ thống câu hỏi mang tính tích cực trong một giờ đọc
hiểu văn bản của phân môn văn học lớp 11.
3.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm văn chương theo hệ thống câu hỏi.
Để giúp học sinh nắm chắc một tác phẩm văn chương đòi hỏi người giáo viên phải thể
hiện rõ thuần thục các phương pháp giảng dạy bộ môn bằng các hoạt động cụ thể hướng
dẫn học sinh tiếp cận, phân tích, đánh giá, bình giá để chiếm lĩnh văn bản.Các phương
pháp ấy phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với đặc trưng bộ môn, với đặc điểm loại thể của
từng loại văn bản. Các phương pháp được coi là có hiệu quả khơi dậy sự tích cực, chủ
động của học sinh trong tiếp nhận, cảm thụ văn bản.
Phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp đàm thoại, gợi mở bằng hệ thống câu hỏi,
phương pháp bình giảng, phương pháp nêu vấn đề để học sinh trao đổi thảo luận.Phương
pháp trắc nghiệm để củng cố, kiểm tra kiến thức vừa tiếp thu của học sinh để huy động
được sự tham gia tự giác, chủ động, tích cực của học sinh.Theo tôi nghĩ là sự thiết kế một

hệ thống câu hỏi tối ưu trong một bài dạy, hệ thống câu hỏi đó thể hiện rõ nét các phương
pháp để học sinh nắm chắc và cảm thụ được một tác phẩm văn chương.

5


3.1.1 Câu hỏi phát hiện:
Mỗi đơn vị kiến thức đều có những câu hỏi phát hiện:
- Phát hiện những nét khái quát nhất về tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của tác giả.
- Phát hiện thể loại văn bản:Thơ, truyện ngắn, kí, văn nghị luận….
- Phát hiện bố cục văn bản.
- Phát hiện những đơn vị kiến thức cần phân tích, bình giảng (từ ngữ, hình ảnh, âm thanh,
màu sắc, hình tượng văn học…..trong văn bản)
- Phát hiện những giá trị nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong từng đơn vị kiến thức của
văn bản (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp từ, nói quá…)
-Phát hiện phương thức biểu cảm của văn bản.
Dạng câu hỏi phát hiện là dạng câu hỏi dễ nên dành cho đối tượng học sinh trung bình và
yếu.
3.1.2. Câu hỏi tạo ấn tượng thẩm mỹ:
Cảm xúc về văn bản hay chi tiết, hình ảnh trong văn bản nhằm định hướng tạo tâm thế
thâm nhập, tìm hiểu văn bản và thường được dùng sau câu hỏi phát hiện hoặc để dùng
mở đầu trong hệ thống câu hỏi phân tích, bình….
3.1.3. Câu hỏi phân tích - bình:
Sau khi học sinh phát hiện những đơn vị kiến thức cần thiết, giáo viên đưa ra những câu
hỏi phân tích và bình những đơn vị kiến thức đó.
- Phân tích hình ảnh (a), từ ngữ (b).
- Phân tích giá trị, tác dụng nghệ thuật (c) đối với văn bản hoặc đối với đơn vị kiến thức
đang phân tích.
Qua phân tích a,b,c nâng lên tư tưởng tình cảm của người viết cũng như người đọc văn
bản.

Dạng câu hỏi này nhằm phát huy khả năng tư duy của học sinh, đồng thời cũng là dạng
câu hỏi làm nổi bật kiến thức trọng tâm của văn bản. Vì vậy giáo viên cần lưu ý có nhiều
câu hỏi dạng này trong quá trình khai thác kiến thức. Dạng câu hỏi này đòi hỏi phải tư
duy, tổng hợp, liên tưởng, liên hệ nên thường dành cho đối tượng học sinh khá, giỏi của
lớp.
3.1.4. Câu hỏi tích hợp:

6


Dạng câu hỏi tích hợp sử dụng đan xen trong quá trình khai thác kiến thức, kể cả trong
các câu hỏi phát hiện, cảm thụ, phân tích, bình…..
- Câu hỏi tích hợp ngang: Tiếng việt- Tập làm văn.
- Câu hỏi tích hợp dọc: kết hợp các bài trước đã học nhằm củng cố, ôn luyện và khắc sâu
kiến thức.
3.1.5. Câu hỏi so sánh:
Dạng câu hỏi này so sánh kiến thức đang học với kiến thúc đã học trước đó nhằm giúp
cho học sinh ôn lại kiến thức cũ, khắc sâu kiến thức mới. Từ hiện tượng văn học này mà
nhớ đến hiện tượng văn học trước đó để so sánh từ đó cảm nhận cái hay, cái đẹp, cái
riêng của từng văn bản, từng tác giả làm cho việc tiếp thu kiến thức vừa sâu vừa rộng và
toàn diện, có hệ thống.
3.1.6. Câu hỏi khái quát, tổng hợp vấn đề văn học:
Dạng câu hỏi này giúp học sinh khái quát, tổng kết lại các đơn vị kiến thức vừa tiếp thu
một cách tổng quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản.
3.1.7. Câu hỏi thảo luận:
Khi một vấn đề văn học đưa ra có rất nhiều cách hiểu, nhiều cách lí giải, nhiều cách trả
lời thì giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận sau đó sẽ giúp các em thống nhất ý
kiến đúng.
Để có được một hệ thống câu hỏi tối ưu giáo viên cần bám sách giáo khoa, hệ thống câu
hỏi và hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên. Tùy theo đối tượng học sinh mà

vận dụng và đưa ra những câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh.Trong chương trình sách
giáo khoa mới việc bám sách giáo khoa, sách giáo viên là vô cùng quan trọng. Khi câu
hỏi đưa ra cho học sinh trả lời cần có lời dẫn của giáo viên, lời dẫn được ghi đầy đủ, chi
tiết trong giáo án, câu hỏi phải được gọt giũa, trau chuốt, không vụn vặt và cũng đừng
quá khái quát gây sự nhàm chán hoặc khó hiểu trong học sinh, câu hỏi cần sáng, rõ mới
thu hút được sự tích cực xây dựng bài của học sinh, từ đó sẽ tạo ra không khí học tập sôi
nổi, gây hứng thú học bộ môn cho các em.
3.2. Vận dụng hệ thống câu hỏi vào một văn bản cụ thể:
Văn bản : Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích “Vũ Như Tô” - Nguyễn Huy Tưởng )
I. Giới thiệu tác giả- tác phẩm.
Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại tác phẩm đã được học trong chương trình của Nguyễn
Huy Tưởng, từ đó hướng học sinh tìm hiểu về tác giả và tác phẩm, đoạn trích.

7


1. Tác giả:
Hỏi:Căn cứ vào phần tiểu dẫn SGK, em hãy nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Huy
Tưởng?
Hỏi: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết đâu là điều vừa quen vừa lạ khi đọc trích
đoạn kich Vũ Như Tô của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng?
- Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) xuất thân trong gia đình nhà nho của đất kinh Bắc
xưa.
- Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử để xây dựng tác phẩm có qui mô lớn và có
đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch.
- Ông sớm tham gia cách mạng, hoạt động trong những tổ chức văn hoá văn nghệ do
Đảng lãnh đạo.
Hỏi: Nét đặc sắc trong phong cách viết văn của ông?
-Văn phong giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu, thâm trầm sâu sắc.
2. Tác phẩm:

Hỏi: Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Vũ Như Tô”?
Hỏi: Hãy tóm tắt thật ngắn gọn tác phẩm?
-Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử 5 hồi viết về một sự kiện xảy ra ở kinh thành Thăng
Long khoảng năm 1516-1517 dưới triều Lê Tương Dực.Tác phẩm được hoàn thành 1941.
- HS khái quát chung về tác phẩm, đọc tóm tắt.
- GV giới thiệu bảng nhân vật bằng máy chiếu hoặc in trên giấy khổ lớn.
Hỏi: Nêu vị trí đọan trích?
- Đoạn trích thuộc hồi thứ V của vở kịch.
II. Đọc hiểu văn băn bản
1. Đọc:
- GV hướng dẫn phân vai cho HS đọc đoạn trích
- Hướng dẫn HS chú ý dựa vào các chỉ dẫn sân khấu để thể hiện giọng đọc cho phù hợp
với tình huống kịch.
+ Giọng Đan Thiềm đầy lo lắng, hốt hoảng, cứng cỏi, đau đớn.
+ Giọng Vũ Như Tô băn khoăn, chất chứa những câu hỏi lớn vừa nhức nhối vừa da diết
vừa khắc khoải.

8


+ Giọng quân lính hỗn hào, giọng lũ cung nữ bợ đỡ, lẳng lơ…..
2. Phân tích văn bản
a. Các mâu thuẫn cơ bản
GV hướng dẫn HS tóm tắt các sự việc chính, phát hiện mâu thẫn và bước phát triển của
xung đột cao trào trong hồi cuối, từ đó phân tích các xung đột kịch:
Hỏi: Anh (chị) hãy tóm tắt nội dung hồi V của vở kịch?
Hỏi: Đan Thiềm hốt hoảng thông báo: “loạn đến nơi rồi”và thở dài “Biến đến thế là
cùng”, theo em “loạn” và “biến” xảy ra trong hồi V xuất phát từ đâu? Liệu có cách giải
quyết nào khác ngoài “loạn” và “biến”?
- Xuất phát từ: mâu thuẫn giữa nhân dân và bọn hôn quân bạo chúa.

- Quá trình phát triển của mâu thuẫn này đã chỉ ra tính tất yếu của hồi V.(phân tích)
Hỏi: Theo anh (chị) vì sao lại có những ánh mắt và thái độ khác biệt như vậy khi nhìn
nhận và đánh giá Cửu Trùng Đài?
Hỏi: Hãy liệt kê những lời thoại thể hiện sự khác biệt này. Từ đó, anh (chị) hãy chỉ ra
mâu thuẫn thứ hai trong vở kịch?
- HS lí giải, liệt kê và khái quát mâu thuẫn.
- GV chiếu bảng liệt kê, nhận xét, bổ sung.
Hỏi: Điều gì tạo nên sự khác biệt đến đối lập khi nhìn nhận và đánh giá về công trình mà
Vũ Như Tô kì vọng?
- Ước mơ, khát khao ấy là rất đẹp, là chân chính, bởi nó được xuất phát từ cái tâm tha
thiết với dân tộc.
- Nhưng Cửu Trùng Đài càng xây cao, mạng người càng rẻ mạt, nhân dân càng
điêu đứng, bọn hôn quân bạo chúa càng vơ vét.
=>Sự đối lập này đã chỉ ra mâu thuẫn thứ hai: mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao
siêu, thuần tuý muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
Hỏi: Kết thúc vở kịch, dân chúng đã hiểu gì về Vũ Như Tô? Cách hiểu đó liệu có khác so
với trước đây?
Hỏi: Liệu Vũ Như Tô khi ra pháp trường đã tự trả lời được cho mình câu hỏi “ta tội gì?”
hay vẫn một câu trả lời không thay đổi “Vô lí. Ta không có tội”?
- HS trả lời.

9


b. Phân tích tâm trạng bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm.
*Đan Thiềm:
Hỏi: Nguyễn Huy Tưởng đã viết trong tựa đề: “cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với
Đan Thiềm”. Dựa vào đoạn trích, anh (chị) hãy lí giải điều mà nhà văn gọi là “bệnh Đan
Thiềm”?
- HS trả lời:“bệnh Đan Thiềm” chính là bệnh đam mê, trân trọng, nâng niu cái tài, cái

đẹp, bệnh của kẻ “biệt nhỡn liên tài”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tâm trạng của Đan Thiềm trong đoạn trích
Hỏi: Hãy phân tích những biểu hiện của tấm lòng trân trọng, hết mình bảo vệ cái tài, cái
đẹp của Đan Thiềm?
- Bà là người đã khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài giờ lại bằng mọi cách thuyết
phục ông trốn đi. Cả hai việc đều có nghĩa duy nhất: bảo vệ cái tài, cái đẹp.
- Bà đau đớn nhận ra thất bại của giấc mộng lớn Cửu Trùng Đài.Trong hồi 5 có đến 20
lần nàng thúc giục Vũ Như Tô trốn đi, lánh đi, chạy đi.Tâm trạng lo lắng, hốt hoảng, van
xin tha tội cho ông cả .
* Vũ Như Tô:
- Giáo viên dẫn dắt: Đoạn trích là đỉnh cao của bi kịch Vũ Như Tô. Mọi mâu thuẫn âm ỉ
giờ trào ra thành sóng thác hành động và kết thúc đầy bi thảm.
- Giáo viên đặt vấn đề: Trong lớp kịch thứ 5, Đan Thiềm giục Vũ Như Tô trốn. Nàng
cảnh báo “ông đừng mơ mộng nữa”, phải chăng đó là tâm trạng đầy bi kịch của nghệ sĩ
tài hoa Vũ Như Tô?
- Giáo viên gợi mở để học sinh tìm hiểu:
Hỏi: Cái tài của Vũ Như Tô trong lớp kịch được thể hiện như thế nào?
Hỏi: Qua tóm tắt, anh (chị) thấy giấc mộng ảo vọng của Vũ như Tô bắt đầu ra sao?
Hỏi: Trong thời khắc đầy biến động dữ dội, sự thật phũ phàng dội xuống, họ Vũ có còn
mơ?
Hỏi: Đâu là khoảnh khắc Vũ Như Tô nhận ra giấc mộng lớn đã tan tành? Tâm
trạng của ông trong khoảnh khắc ấy?
Hỏi: Nỗi đau vỡ mộng của bi kịch Vũ Như Tô thức tỉnh ở chúng ta điều gì?
- HS trả lời từng khía cạnh câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, tổng hợp.

10


III. Tổng kết:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, đánh giá thành công nghệ thuật của đoạn trích.
Hỏi: Anh (chị) hãy đánh giá những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
- HS trả lời.
Hỏi: Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa của bi kịch Vũ Như Tô?
- HS trả lời và đọc phần ghi nhớ SGK.
Trên đây là hệ thống câu hỏi vận dụng trong quá trình giảng dạy văn học. Tuy
nhiên việc vận dụng của người giáo viên trong từng bài dạy cần linh hoạt, sáng tạo giúp
các em tiếp cận văn bản, tích cực tìm đến được kiến thức bài học một cách chủ động, lĩnh
hội kiến thức một cách sâu hơn, rộng hơn bằng chính năng lực tư duy sáng tạo của mình.
3.3. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học.
Để giúp học sinh học tốt bộ môn Ngữ văn cần chú ý: 100% học sinh phải có SGK. Phải
đọc và trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài ( ít nhất phải đọc văn bản 2 lần trước khi
đến lớp)
Ngoài việc trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị trong SGK, giáo viên có thể nêu ra
trước các câu hỏi nêu vấn đề trong phần tổng kết của tác phẩm để học sinh suy nghĩ trả
lời.
Đánh dấu những câu hỏi chưa hiểu, chưa rõ để lên lớp cùng thắc mắc, trao đổi cuối mỗi
buổi học.
Từ việc thấy được vai trò hỗ trợ hiệu quả của các thiết bị dạy học, trong các giờ dạy văn
bản chúng ta cần sử dụng các thiết bị dạy học phù hợp, sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
- Trước hết ở phần tiểu dẫn giới thiệu về tác giả, tác phẩm có thể sử dụng các tranh ảnh,
các băng hình giới thiệu về chân dung, quê quán… của tác giả. Trong trường hợp cần
thiết, có thế sưu tầm văn bản (phóng to qua máy chiếu đa năng để học sinh quan sát).
- Ở phần đọc - hiểu văn bản nên khai thác tối đa các tính năng của máy chiếu đa năng, sử
dụng hiệu quả giáo án điện tử (đưa các nội dung của bài dạy vào các slide và trình chiếu các slide chứa các câu hỏi và các đơn vị kiến thức được trình bày một cách sống động,
hấp dẫn). Mục đích của việc làm này là tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có nhiều
thời gian hơn trong việc tìm hiểu văn bản (tổ chức trao đổi thảo luận), tạo hứng thú trong
học tập, phát huy tính tích cực chủ động, tránh lối dạy đọc chép, gây sự thụ động cho học
sinh.


11


III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết quả nghiên cứu:
Sau một thời gian vận dụng phương pháp dạy học bằng hệ thống câu hỏi tối ưu tôi nhận
thấy:
- Giờ dạy văn đã gây sự chú ý, cuốn hút các em tập trung học tập, động não, suy nghĩ. Số
học sinh tham gia phát biểu ý kiến tăng lên. Nội dung câu trả lời tập trung vào kiến thức
trọng tâm không lan man, dài dòng.
- Giờ học sôi nổi, học sinh nắm được nội dung tác phẩm ngay trên lớp.
So với phương pháp cũ, học sinh đã giảm được tình trạng hiểu văn bản một cách hời hợt,
cảm thấy khó hiểu dẫn đến tâm lí ngại học, dần dần mất đi niềm hứng thú, say mê.
Với cách học này còn tạo cho học sinh một thói quen học tập nghiêm túc, khoa học
Để kiểm nghiệm kết quả của cách học trên, tôi có tiến hành khảo sát trên cùng một đối
tượng học sinh, tôi đã thu thập được các số liệu như sau:
Năm học 2011 - 2012 khi dạy ở hai lớp công lập là 11C3 và 11C7 với cách dạy cũ, tôi có
tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh qua một đề bài tự luận: Cảm
nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Và kết quả cho thấy: 40% đạt yêu
cầu, 60% chưa đạt yêu cầu.
Năm học 2012- 2013 với đối tượng cũng là học sinh công lập, ở hai lớp 11A5 và 11A9,
sau khi áp dụng một số giải pháp tích cực trên, qua một số đề bài kiểm tra tương tự, kết
quả cho thấy 80% đạt yêu cầu, chỉ có 20% chưa đạt yêu cầu.
Có thể nói đó là một kết quả khả quan, việc áp dụng phương pháp dạy học theo hướng
đổi mới đã cho thấy số lượng học sinh nắm được kiến thức cơ bản nhiều hơn, chứng tỏ
chất lượng dạy và học đã được nâng lên một bước.
2. Đề xuất:
Căn cứ vào thực tế giảng dạy ở nhà trường phổ thông hiện nay, tôi thấy cần phải đề
xuất một số vấn đề sau:
2.1. Tăng cường thêm về cơ sở vật chất, đảm bảo về trang thiết bị cho việc dạy và

học, cụ thể là: tăng cường thêm tranh ảnh, băng hình, các thiết bị máy móc như máy
chiếu đa năng, băng hình video, tranh ảnh…các công nghệ dạy học tiên tiến.
2.2. Cần tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ để học sinh có
điều kiện mở rộng tầm hiểu biết, đa dạng hoá các hình thức học tập, ví dụ như tổ chức
cho học sinh đi tham quan, giao lưu học hỏi…

12


Trên đây là một số đề xuất nhỏ, mong rằng những ý kiến trên sẽ góp phần nhỏ bé vào
việc nâng cao chất lượng dạy và học các tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ
thông. Tôi xin chân thành cảm ơn.

13



×