I,THẾ NÀO LÀ TÓM TẮT VĂN
BẢN TỰ SỰ ?
Là kể lai một cốt truyện để người đọc hiểu
được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy
Khi tóm tắt cần chú ý :
*Căn cứ vào những yếu tố quan tr ọng nh ất c ủa
tác phẩm là cốt truyện (sự việc) và nhân v ật.
*Có thể xen kẽ những yếu tố bổ trợ : Chi
tiết ,nhân vật phụ ,miêu tả …
II,CÁC TÌNH HUỐNG CẦN TÓM
TẮT
1,BÀI TẬP: Tìm hiểu các tình huống (sgk-58)
a, Phải kể lai diễn biến của bộ phim. Bám sát
nhân vật chính và cốt truyện
b, Người học phải trực tiếp đọc tác phẩm
c, Phải kể tóm tắt tác phẩm, trung thực với cốt
truyện, khách quan với nhân vật
2,GHI NHỚ
Tóm tắt văn bản tự sự là cách làm giúp người
đọc, người nghe nắm được nội dung chính của
văn bản đó.
Văn bản tóm tắt phải nêu được một cách ngắn
gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc
chính,phù hợp với văn bản được tóm tắt .
III,THỰC HÀNH
BÀI 1(sgk trang 58)Tóm tắt văn bản : “Chuyện người..
*Các sự việc cơ bản là đủ. Tuy nhiên còn thiếu chi tiết
quan trọng: Cái bóng .Như vậy,cần sửa lại:
+Giữ nguyên các sự việc:1,2,3,4
+Bổ sung sự việc 5: Một đêm ,Trương Sinh cùng con
ngồi bên ngọn đèn, đứa con nói cha Đản lại về kìa.
Chàng hỏi, đứa con chỉ cái bóng chàng Trương. Bấy
giờ, chàng Trương tỉnh ngộ nhưng đã muộn
+Tiếp tục các sự việc 6,7,8, (như sgk).
BÀI 2: Dựa vào bài tập 1, hãy viết văn bản
tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương”
trong khoảng 20 dòng. (mức 1)
BÀI 3: Tóm tắt mức gọn nhất (mức 3 - dùng
cho phân tích nhân vật hoặc phân tích tác
phẩm)
Xưa có chàng Trương Sinh, cưới Vũ Nương
chưa được bao lâu đã phải đi lính.Giặc tan,
Trương Sinh trở về, nghe lời con, nghi oan cho
vợ khiến nàng tự tử. Khi Trương Sinh hiểu ra
thì đã muộn, chàng chỉ còn thấy Vũ Nương
ngồi trên kiệu hoa nói lời từ biệt.
Bài 4: Dòng nào không phải mục đích của việc
tóm tắt văn bản tự sự ?
A, Để dễ ghi nhớ nôi dung của văn bản
B, Để giới thiệu cho người nghe biết nội
dung văn bản
C, Giúp người đọc, người nghe nắm nội
dung chính của văn bản
D, Thể hiện trình độ hiểu biết sâu rộng
của người đọc
HƯỚNG DẪN HỌC
Học bài
Làm bài tập 1: Tóm tắt văn bản “Chuyện cũ
trong phủ chúa Trịnh”và “Hoàng Lê nhất
thống chí”.