Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN một hoạt động hiệu quả trong việc dạy và nói tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.63 KB, 49 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"MỘT HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ TRONG VIỆC DẠY VÀ NÓI
TIẾNG ANH"


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.

LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI:
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, du lịch,
việc học ngoại ngữ đã trở thành quen thuộc với tất cả cộng đồng, trở thành phương tiện
tối ưu để tiếp cận với thế giới văn minh, trao đổi văn hoá và nối vòng tay lớn với các
quốc gia. Hiện nay Tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ quốc tế với số lượng người sử
dụng ngày càng đông. Vì vậy việc học tiếng Anh ngày càng được chú trọng phát triển.
Trong cuốn sách “Khóa học cho người giảng dạy tiếng Anh” (A course in language
teaching), Ur (1996) cho rằng kĩ năng nói thường được cho là quan trọng nhất trong
số bốn kĩ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) bởi:
“… Những người biết một ngôn ngữ được gọi là “người nói” ngôn ngữ đó, như thể kĩ
năng nói bao gồm tất cả các kĩ năng kiến thức khác; và rất nhiều nếu không muốn
nói là hầu hết người học ngoại ngữ đều chủ yếu mong muốn học nói ngôn ngữ đó”
Trong những năm gần đây dạy và học ngoại ngữ trong các trường THPT có nhiều
chuyển biến rõ rệt. Dạy học ngoại ngữ đã được chuyển đổi từ dạy ngữ pháp và từ
vựng thuần túy sang dạy học sinh các kĩ năng nghe (Listening), nói (Speaking), đọc
(Reading), viết (Writing) trong đó từ vựng, ngữ pháp được sử dụng làm phương tiện
ngôn ngữ giao tiếp.
Song dạy học ngoại ngữ với bốn kĩ năng trên ở trường THPT có rất nhiều khó khăn,
trong đó “Nói “ (speaking) gặp nhiều khó khăn hơn cả. Bên cạnh những khó khăn về
thiết bị dạy học chưa đầy đủ còn có những yếu tố khác khiến chất lượng học tập môn
học này chưa cao như: trình độ học sinh không đồng đều; nhiều học sinh rụt rè, ngại


giao tiếp với thầy với bạn bằng ngoại ngữ; giáo viên Việt Nam chỉ mới tiếp cận
phương pháp dạy giao tiếp (communicative approach) vài năm từ khi ban hành bộ
sách giáo khoa cải cách; thời lượng tiết học còn hạn chế và do đặc thù của các đề thi
vẫn nghiên về từ vựng và ngữ pháp nên sự đầu tư cho kĩ năng nói (speaking) là không
cao, các chủ đề ngừng lại ở mức đơn giản, không thực tế, do đó khi học sinh bước vào
môi trường giao tiếp ngoài lớp học thì hoàn toàn lạ lẫm và hụt hẫng vì toàn bộ lượng từ
vựng và ngữ pháp đã học hóa ra không thể vận dụng được.


Trong bài viết này tôi giới thiệu một phương pháp thực tế về việc dạy nói tiếng anh
trong trường phổ thông: role-play (phương pháp mô phỏng, đóng vai). Role-play hay
còn gọi simulation, là phương pháp cho phép người học nhập vai vào một tình huống
trong xã hội, các học sinh sẽ học cách tiếp cận và xử lý các tình huống thật trong nhiều
vai trò khác nhau, từ một bác sĩ, nhân viên nhà hàng hay là người hàng xóm khó chịu,
v.v… Role-play là phương pháp đòi hỏi làm việc theo nhóm, thảo luận và phối hợp
nhịp nhàng giữa các thành viên; các nhóm thảo luận sẽ được giáo viên lựa chọn ngẫu
nhiên để tránh tình trạng trình độ giữa các nhóm chênh lệch và để đa dạng hóa đối
tượng và tính cách giao tiếp, qua đó cũng thúc đẩy sự đoàn kết trong tập thể lớp.
MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

II.

Từ các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, tôi đã quyết định thực hiện đề tài có
tên gọi “Một hoạt động hiệu quả sử dụng trong việc giảng dạy và thực hành nói
tiếng Anh – Role Play” (An effective activity in teaching and practicing speaking
English – Role Play). Mục đích của đề tài này là:
-

Thứ nhất, bổ sung và làm phong phú các hoạt động cần thiết trong tiết học kĩ năng nói.


-

Thứ hai, giúp HS hoàn thiện nhân cách và phát triển óc sáng tạo, sự hoạt bát; giúp
các em
gắn bó, đoàn kết với nhau hơn, luyện tập tinh thần làm việc tập thể.

-

Thứ ba, luyện kĩ năng phản xạ, ứng xử bằng một ngoại ngữ trong những tình huống
thật;
giúp học sinh có được sự tự tin, làm cơ sở cho những thành công trong công việc sau
này.

THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

III.


Tháng 8/2013: Xây dựng đề tài, tiến hành khảo sát và áp dụng đề tài



Tháng 9/ 2013: Đăng kí tên đề tài và thông qua tổ chuyên môn




Tháng 10/ 2013: Hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm.
PHẦN 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ VÀ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:


I.

Đề tài này được nghiên cứu và thực hiện với học sinh các lớp 10 trường THPT Nguyễn
Hữu Huân năm học 2013-2014. Học sinh được phân thành 2 nhóm cụ thể:
-

Nhóm A: lớp 11 chuyên, chọn: 11A1, 11A2, 11CT, 11CL,11CH, 11CA, 11CV

-

Nhóm B: lớp 10 ban cơ bản: các lớp còn lại từ 11A3 đến 11A10

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

II.

Bài nghiên cứu này dùng phương pháp định tính.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

III.

Bài nghiên cứu này giải quyết 4 câu hỏi sau:

IV.

o

Thực trạng sử dụng Role play trong việc dạy kĩ năng nói tiếng Anh hiện nay ở trường

THPT Nguyễn Hữu Huân như thế nào?

o

Thái độ của giáo viên và học sinh đối với viêc sử dụng Role play trong các tiết học
nói tiếng Anh như thế nào?

o

Giáo viên và học sinh đối mặt vói những khó khăn nào khi Role play được sử dụng?

o

Có những giải pháp nào để việc sử dụng Role play trong việc dạy kĩ năng nói tiếng
Anh trở nên hiệu quả và thú vị hơn?

KẾT QUẢ


1.

Thực trạng của việc sử dụng Role play trong việc dạy kĩ năng nói tiếng Anh cho học
sinh
ở trường THPT Nguyễn Hữu Huân
Thông tin thu nhận được từ Bảng điều tra cho hoc sinh, phỏng vấn giáo viên và việc
quan sát thực tế cho thấy Role play đã được sử dụng trong các tiết dạy nói tiếng Anh
cho học sinh lớp 10. Tuy nhiên mức độ sử dụng ở các lớp là khác nhau. Role play
được dùng nhiều hơn ở nhóm A. Điều này có thể là do học sinh các lớp này có lực học
tốt hơn trong đó có môn tiếng Anh. Vì vậy, học sinh các lớp này tham gia nhiệt tình
hơn vào các hoạt động Role play, các sự cố cũng ít hơn so với ở các lớp khác. Bên

cạnh, mức độ sử dụng cũng khác nhau giữa các giáo viên bộ môn. 25% giáo viên sử
dụng nó thường xuyên, 37,5% giáo viên sử dụng khá thường xuyên, 37,5% còn lại chỉ
thỉnh thoảng dùng đến Role play.
Học sinh thích làm việc theo nhóm 3-4 người khi tham gia vào hoạt động Role play
trong khi các giáo viên thường sử dụng hoạt động theo cặp. Như vây, có sự khác nhau
giữa nhu cầu của học sinh và hình thức sử dụng hoạt động nhóm của giáo viên.
Tuy nhiên, về thể loại Role play, phần lớn giáo viên và học sinh thích sử dụng các hoạt
động
free-role play activity hơn.


2.

Thái độ của giáo viên và học sinh đối với việc sử dụng Role play trong các tiết dạy kĩ
năng
nói tiếng Anh
Phần lớn học sinh nhóm A (84%) cho rằng hoạt động Role play rất thú vị. Có 52% học
sinh nhóm B đồng ý với ý kiến này. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh thờ ơ và
không hứng thú với hoạt động Role play.
Khi nhận xét về các hoạt động Role play ở trong sách giáo khoa, cả giáo viên lẫn học
sinh có những nhận xét khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Điều nay cho thấy, sách
GK hiện tại vẫn còn tồn tại những điểm chưa làm hài lòng một số giáo viên và học sinh.
Giáo viên và học sinh nhận thức khá rõ về lợi ích của Role play. Họ nêu ra những lợi
ích của
Role play như sau:



Tạo cơ hội cho học sinh sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là kĩ năng nói trong nhiều tình
huống xã hội với các ngữ cảnh khác nhau.




Khuyến khích học sinh tham gia vào các cuộc đàm thoại bằng tiếng Anh, qua đó thúc
đẩy khả năng nói tiếng Anh phát triển.



Làm cho việc học bớt căng thẳng hơn, giờ học nói trở nên dễ chịu và thú vị hơn.



Thúc đấy sự tương tác, giao tiếp giữa các học sinh, qua đó sự thông thạo trong kĩ năng
nói cũng như sự hợp tác giữa các học sinh được phát triển.

3.

Các khó khăn mà học sinh và giáo viên gặp phải khi sử dụng Role play trong dạy kĩ
năng
nói tiếng Anh

a)

Về phía học sinh
Tỉ lệ học sinh cảm thấy căng thẳng dù ít nhưng nhìn chung vẫn còn khá cao. Ngoài ra,
số học sinh cảm thấy không tự tin hoặc rất ngại khi tham gia Role play còn cao, đa số


học sinh đều cảm thấy lo lắng về việc sẽ mắc lỗi khi tham gia Role play. Những lỗi mà
học sinh mắc phải thường là lỗi phát âm và không biết sử dụng các mẫu câu một cách

chính xác. So với 2 loại này, lỗi về từ vựng ít xảy ra hơn.
b)

Về phía giáo viên
75% giáo viên lo lắng về việc học sinh sẽ mau chóng chán các hoạt động Role play.
Nguyên nhân là do sự chênh lệch giữa các thành viên trong một nhóm. Lí do khác là
học sinh đôi khi không thích vai được giao.
62,55 giáo viên phàn nàn về việc học sinh còn ngại tham gia Role play. Điều này xảy
ra cả trong các hoạt động giao tiếp khác. Nguyên nhân có thể là do học sinh đã quá
quen với cách học cũ “nghe và chép”.
Ngoài ra, những vấn đề lo ngại khác của giáo viên là tiếng ồn mà học sinh gây ra, sự
khó khăn trong việc quản lý lớp và đôi khi học sinh không hiểu được chỉ dẫn của giáo
viên khi họ nói bằng tiếng Anh.
Việc nhận biết được những khó khăn này sẽ đóng vai trò quan trọng để tìm ra các giải
pháp phù hợp giúp cho việc sử dụng Role play trong giờ học nói hiệu quả hơn, gây
hứng thú co học sinh nhiều hơn.

4.

Cần phải làm gì để việc sử dụng Role play có hiệu quả hơn và thú vị hơn?
87,5% giáo viên và 54% học sinh nhóm A cùng 24% học sinh nhóm B cùng chia sẻ
quan điểm là cần phải cải tiến sách giáo khoa. Các hoạt động Role play cần xuất hiện
nhiều hơn, chủ đề cần phong phú hơn và thú vị hơn.
60% học sinh nhóm A, 50% học sinh nhóm B và 37,5% giáo viên cho rằng nên tăng
lượng thời gian cho các hoạt động Role play.
Có đến 70% học sinh nhóm B, 48% học sinh nhóm A ủng hộ việc cải tiến điều kiện
dạy và học. Thực tế cho thấy điều kiện học tập của nhóm A tốt hơn, đầy đủ hơn rất
nhiều so với nhóm B. Ngoài ra, số lượng học sinh trung bình trong mỗi lớp của nhóm
A chỉ khoảng 20 -30 trong khi ở nhóm B là gần 50. Đây có lẽ là lý do nhiều học sinh
nhóm B ủng hộ ý kiến này. Tuy nhiên điều đặc biệt là không có giáo viên nào nêu ra ý

kiến này.


Một phần nhỏ giáo viên và học sinh cho rằng kĩ năng giảng day của giáo viên cũng cần
phải
được nâng cao hơn nữa.
Có giáo viên nhấn mạnh việc kết hợp phù hợp Role play với các hoạt động khác
cũng rất quan trọng. Như vậy học sinh sẽ không bị nhàm chán.
Có một số học sinh kiến nghị rằng giáo viên cần kiên nhẫn hơn nếu như học sinh làm
không tốt khi tham gia Role play.

Đúc kết từ khảo sát:

5.

Từ những kết quả nhận được qua cuộc khảo sát, có thể thấy rằng việc sử dụng hoạt
động role-play trong các tiết học nói chưa phát huy hết hiệu quả tối đa mà nó có thể
mang lại. Do đó việc đề xuất ý kiến để khắc phục khó khăn, đưa role-play vào chương
trình giảng dạy để nâng cao chất lượng tiết học, tạo sự hứng thú và đồng thời phát
triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh là điều hết sức cần thiết.
PHẦN 3: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I.

GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG ROLE-PLAY

1.

ĐỊNH NGHĨA:
Role – play là hoạt động vận dụng kỹ năng nói mà qua đó người nói sẽ tự đặt mình vào
vị trí của 1 người khác, hoặc vẫn ở vị trí của mình trong quan hệ tương tác với các nhân

vật khác trong một tình huống văn hóa xã hội nào đó.
-

Tưởng tượng là người khác: Điều thú vị của role –play là học sinh có thể ‘trở thành’
bất kỳ người nào khác mà các em thích trong 1 thời gian ngắn! Các em có thể là 1 vị
lảnh đạo quốc gia, 1 nữ hoàng, 1 người giàu có, 1 ngôi sao nhạc pop… Học sinh cũng
có thể làm ra vẻ tranh luận về quan điểm của 1 người nào đó. Có thể cho lớp thực hiện
tranh luận ‘ủng hộ hay phản đối’ và chia lớp học thành 2 lập trường thể hiện ý kiến ủng
hộ hoặc phản đối lại 1 quan điểm nào đó


-

Tưởng tượng tình huống: Ngôn ngữ chức năng dùng cho vô số các kịch bản như 'Ở
nhà hàng', 'Đăng ký chuyến bay', 'Tìm hành lý thất lạc' có thể phát huy tác dụng và
được thực hành qua hoạt động role – play.

VÌ SAO DÙNG ROLE –PLAY?

2.

Quá trình học thực sự xảy ra khi các hoạt động thực hiện trên lớp hấp dẫn và giúp học
sinh nhớ lâu. Jeremy Harmer - là giảng viên và soạn giả của nhiều ấn phẩm nổi tiếng về
phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em và người lớn ủng hộ việc dùng role – play
vì những lý do sau:


Hoạt động này vui và thúc đẩy học tập




Những học sinh ít nói có được cơ hội tự diễn đạt 1 cách mạnh dạn hơn.



Thế giới của lớp học được mở rộng ra thế giới bên ngoài – vì thế mở ra các cơ hội sử
dụng tiếng Anh nhiều hơn.
Cùng với những lý do trên, những học sinh nào trong tương lai sẽ đến một quốc gia nói
tiếng Anh có được cơ hội tập dợt tiếng Anh trong một môi trường thật an toàn. Có thể
tạo ra các tình huống thật và những thực hành như thế sẽ có lợi cho học sinh. Trong khi
thực hành, học sinh có thể mắc lỗi sai mà không gây hậu quả nghiêm trọng.

II.

CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC THỰC HIỆN ROLE –PLAY THÀNH
CÔNG TRÊN LỚP.

1.

Nhiệm vụ của giáo viên
Dưới đây là một vài nhiệm vụ mà giáo viên cần thực hiện:


Người tạo điều kiện thuận lợi: học sinh cần giáo viên bổ sung ngữ liệu, nghĩa là cung
cấp từ vựng và cấu trúc câu mà các em sẽ phải dùng trong quá trình thực hiện hoạt
động.


2.




nhận xét và lời khuyên khi hoạt động kết thúc.



Người tham gia: đôi khi chính giáo viên cũng cần tham gia vào hoạt động role – play
cùng học sinh.
Các bước thực hiện:
Bước một - Tạo tình huống kịch:
Cần chọn tình huống cho một đoạn kịch bất kỳ. Điều quan trọng là phải dựa trên nhu
cầu và sở thích của học sinh và đem lại cho học sinh cơ hội luyện tập những gì được
học trên lớp. Bên cạnh đó, vở kịch đó cũng cần hấp dẫn để thu hút các học viên. Để
học viên tự lựa chọn tình huống cho mình cũng là một cách hay. Các em có thể tự nghĩ
ra những đề tài mà mình thấy quan tâm hoặc được lựa chọn đề tài tương tự một loạt các
tình huống cho trước. Những tình huống đó có thể xuất phát từ cuộc sống đời thường,
từ nội dung một cuốn sách hoặc một bộ phim, từ những khác biệt về văn hóa, v.v…
Làm cho tình huống trở nên thật
Vật thật và cảnh trí cũng có thể làm cho hoạt động role – play giống như cuộc sống thật.
Lấy ví dụ nhóm học sinh đóng vai thợ làm pizza và khách hàng. Chúng chỉ cần 1 thời
gian rất ngắn để làm một miếng bìa cứng đơn giản có hình nón với từ CHEF trên đó.
Khi học sinh đội chiếc mũ ấy lên đầu, các em có cảm giác đã trở thành các đầu bếp
pizza thật, nó có tác dụng tạo cảm hứng, làm cho cả tiến trình thực hiện hoạt động trở
nên vui hơn và giúp học sinh nhớ lâu hơn.
Việc sắp xếp lại bàn ghế cũng có thể mang lại hiệu quả. Nếu tưởng tượng rằng mình
đang ở văn phòng hướng dẫn du khách hoặc phòng khám của bác sĩ thì cần tìm cách
làm cho nó càng trở nên thật càng tốt. Có thể cho học sinh rời phòng học và sau đó xin
phép vào bằng cách gỏ cửa.
Làm cho các vai trở nên thật và có liên quan đến học sinh
Có thể những học sinh ít khi đi du lịch sẽ cảm thấy khó mà tưởng tượng rằng mình đang

ở 'Ye Olde Tea Shop' giữa vùng nông thôn nước Anh. Tuy nhiên, sẽ thật dễ dàng cho
học sinh khi tưởng tượng là các em được yêu cầu giúp đỡ một người nói tiếng Anh đang
đến quốc gia của các em. Điều này hàm nghĩa là các em sẽ dùng tiếng bản xứ để giải
thích về văn hóa địa phương hoặc là dịch thực đơn của nước mình sang tiếng Anh cho
khách.


Bước 2 - Phát triển nội dung:
Trên bối cảnh của vở kịch, cần phải đưa ra những ý tưởng để phát triển tình huống của
câu chuyện. Tuy nhiên lời thoại như thế nào còn tùy vào khả năng nói Tiếng Anh của
học sinh. Có thể đơn giản hóa cho phù hợp với trình độ sơ cấp hoặc cho đóng kịch về
những vấn đề phức tạp hoặc xung đột lớn hơn đối với trình độ trung cấp hoặc cao hơn.
Để phát triển các mâu thuẫn và xung đột, chúng ta có thể biến hóa những lời thoại trong
kịch bản. Một khi xuất hiện những tình huống gay cấn thì vở kịch trở nên thú vị hơn rất
nhiều. Chẳng hạn như tình huống đi mua hàng ở chợ. Những người



Khán giả: giáo viên sẽ xem học sinh thực hiện hoạt động role – play và cho
III.

tham gia có thông tin đối lập nhau. Một hoặc hai học sinh đóng vai người mua
hàng với một danh sách hàng hóa phải mua. Trong khi đó người bán hàng do
học sinh khác đóng lại không có những thứ người kia cần nhưng lại có những
mặt hàng khá giống với những mặt hàng kia và do đó học sinh này cần phải
thuyết phục “khách hàng” của mình lựa chọn sản phẩm thay thế.

IV.

Bước 3 - Phân vai:


V.

Có thể giao việc đóng vai như một bài tập về nhà. Học sinh sẽ tìm hiểu trước
các từ và cụm từ có nghĩa, chuẩn bị lời thoại và sau đó cùng nhau diễn kịch trong
giờ học tiếp theo.

VI.

Một lớp có thể được phân ra thành một hoặc một vài nhóm diễn kịch. Nếu cả
lớp là một nhóm thì cần phải giữ lại một số vai phụ mà bình thường có thể
không dùng đến nếu trong lớp có ít người hơn dự tính. Nếu lớp được chia thành
vài nhóm diễn kịch, thì giáo viên khi quyết định phân vai phải cân nhắc đến khả
năng và tính cách của từng học viên. Ví dụ một nhóm mà toàn học sinh nhút
nhát thì hẳn sẽ không thể thành công.

VII.
VIII.


IX.

Bước 4 - Chuẩn bị thông tin cho học sinh:

X.

Các học viên cần được cung cấp đầy đủ thông tin về vở kịch đặc biệt là những
đoạn mô tả vai để các em có thể yên tâm đảm nhận vai của mình. Ví dụ, trong
cảnh ở ga xe lửa, cần phải cung cấp thông tin có liên quan đến: thời gian và
điểm đến của tàu như thế nào, giá vé ra sao. Trong một lớp học ở trình độ cao

hơn và một tình huống cũng phức tạp hơn tốt nhất là nên chuẩn bị một tấm thẻ
bao gồm tên, tuổi, tính cách, sở thích hoặc ước mơ của nhân vật trong
chuyện.Việc mô tả vai một cách kỹ càng giúp học viên phân biệt được các nhân
vật. Nếu một vai có gặp rắc rối nào đó, chỉ mô tả vấn đề và để tự học sinh tìm
cách giải quyết.

XI.

Cung cấp thêm ngữ liệu

XII.

Khi thực hiện hoạt động role – play có khả năng học sinh sẽ bị ’kẹt’ từ ngữ. Ví
dụ như khi các em phải đóng vai một doanh nhân tham dự cuộc họp với đối tác
nước ngoài, các em sẽ thiếu từ vựng cần thiết dùng trong lĩnh vực này như: hợp
đồng, điều khoàn, lợi nhuận v.v… Giai đoạn thực hành là lúc giáo viên ‘mớm’
thêm ngữ liệu cần thiết. Điều này có nghĩa là giáo viên đảm nhận vai trò là 1
‘quyển tự điển di động’, bao quát lớp và hổ trợ ngay khi cần. Như đã đề cập
trong phần nhiệm vụ của giáo viên, việc cung cấp thêm ngữ liệu cần thiết cho
học sinh là điều hết sức cần thiết. Qua đó, học sinh sẽ học được từ và cấu trúc
mới trong 1 điều kiện tự nhiên và nhớ được lâu. Đây là cơ hội tốt để sử dụng
ngữ liệu thật và tự nhiên.

XIII.

Bước 5 - Sửa lỗi

XIV.

Dù có tham gia vào phần diễn kịch hay không, thì vai trò của người giáo viên

cũng hết sức quan trọng. Giáo viên phải là người lắng nghe và lưu ý những lỗi
mà học viên mắc phải có thể là về từ vựng hoặc ngữ pháp.

XV.

Thật bất tiện khi giáo viên chen vào để sửa tất cả các lỗi sai của học sinh. Nếu
làm như vậy thì tất nhiên sẽ làm học sinh mất hứng thú. Có rất nhiều cách sửa lỗi
khi cho học sinh thực hiện hoạt động role – play:


XVI.

Cách 1: sửa lỗi ngay sau khi kết thúc hoạt động role-play, là lúc mà ngữ liệu vẫn
còn mới tinh trong đầu các em. Giáo viên có thể ghi các câu có lỗi sai lên bảng
cho các nhóm sửa lỗi lẫn nhau.

XVII.

Cách 2: Nếu có phương tiện thu hình lại hoạt động role-play, có thể cho học sinh
cơ hội xem lại hội thoại và nhìn lại ngữ liệu mà các em đã sử dụng. Học sinh có
thể dễ dàng nhận ra lỗi sai của mình.

XVIII. Cách

3: Học sinh sửa lỗi cho nhau. Có thể yêu cầu các em nghe để nhặt ra các
ngữ liệu hay mà chính các em muốn sử dụng và cả những lỗi sai mà các em nghe
được. Cần thận trọng để giữ cho việc học sinh sửa lỗi lẫn nhau là một việc làm
tích cực và mang lại lợi ích cho các em.

XIX.

XX.
XXI.

Bước 6 - Kết thúc:

XXII.

Khi phần đóng kịch đã hoàn thành, một chút thời gian để thâu tóm lại nội dung
câu chuyện cũng vô cùng bổ ích. Điều này không có nghĩa là chỉ nêu ra lỗi sai
và sửa. Sau vở kịch, hẳn là học viên rất hài lòng với chính bản thân chúng, các
em cảm thấy rằng vốn khả năng ngoại ngữ của mình đã được sử dụng vào một
công việc khá phức tạp và bổ ích. Cảm giác hài lòng này sẽ biến mất nếu bị giáo
viên sửa lại từng lỗi một. Học viên dễ bị kém tự tin hơn và không hào hứng đóng
các vở kịch khác nữa. Ngoài ra giáo viên có thể hỏi ý kiến của các học viên về
vở kịch và khuyến khích những ý kiến đóng góp. Mục đích ở đây là để thảo luận
những diễn biến của vở kịch và ôn lại những vấn đề đã từng học. Cùng với việc
thảo luận nhóm, chúng ta cũng có thể phát phiếu câu hỏi để đánh giá hiệu quả.

XXIII.
XXIV.
XXV.

Tóm lại, đóng kịch là một phương pháp khá hay trong việc dạy học tiếng Anh.
Vở kịch càng thú vị càng lôi kéo được nhiều thành viên tham gia. Điều đó cũng
đồng nghĩa với việc giáo viên có thể xây dựng trong học sinh niềm yêu thích học
tập và từ đó đạt được kết quả cao hơn.


3.


THIẾT KẾ GIÁO ÁN MẪU

GIÁO ÁN 1: Bài 1 sách giáo khoa chương trình chuẩn lớp 11
Unit 1: Friendship (English 11)
Finding a Perfect Roommate/Flatmate Role-play
1. Materials:
+

Ranking Roommates: Vocabulary Warm-up

+

Room Ads: Listening Reading Comprehension Warm-up

+

Rooms for Rent Role Cards

+

Friends Looking for Rooms Role Cards

+

Students with Rooms for Rent Activity Sheet

+

Students with Friends Needing Rooms Activity Sheet


2. Purpose

and Audience:

The purpose of these materials is to get the students to practice talking about the
qualities of good and bad roommates.
3. Target

Language:

Describing people and their habits.
4. Actitity:

Role-play

Set-up:
The class is divided into two groups:
Group 1: These students have a room for rent at their house because a roommate has just
moved out. They will need a Room for Rent Role Card and a Room for Rent Activity
Sheet.
Group 2: These students have a friend who is looking for a place to live. They will need
a Friends Looking for a Place to Live Role Card and a Students with Friends Needing a
Room Activity Sheet.


The students should be given some time to read their role cards, ask questions about
vocabulary and then write down the concerns (from the role cards) into the table
headings (on the activity sheets).
Divide the class chairs into two lines facing each other (or if you like, have an inner
circle and outer circle). One line is for students with rooms to rent (Group 1)and the

other line is for students who have friends who need a place to live (Group 2).
Group 1 students approach group 2 students and ask them if the group 2 students
know anybody who needs a place to live. Group 2 students tell them they have a friend
who is looking for a place. Group 2 will then ask questions to make sure that their
friend will be happy in the shared accommodation. Group 1 students then ask questions
about the friend to make sure that the friend is compatible.


Students With Friends Who Need
Housing

Your friend Susan is looking for a
place to live.

Your friend Bill is looking for a
place to live.

Facts about Susan

Facts about Bill

She is an outgoing person who likes
to party. And so she can be quite
noisy, especially on the weekends.
She is a heavy drinker but she
doesn’t smoke. She has a dog. She
has a job so she has lots of money.

He is easygoing and gets along well
with other people. He is a bit lazy

and somewhat messy.

Concerns (Questions to Ask)

Concerns (Questions to Ask)
(1)

He plays in a band so he often
practices the drums at home. He
doesn’t smoke. He is a social
drinker. He’s a little broke so he
wants to find a place with cheap rent.
Will it be Ok if he practices the
drums from time to time? (He plays
in a band).

(1)

Are pets ok? (She has a dog)

(2)

Are the other roommates friendly
outgoing
people?
(Her
last
roommate was a bore so she moved(2) Are there any cats or dogs at the



Students With Friends Who Need
Housing

Your friend Brenda is looking for a
place to live.

Your friend John is looking for a
place to live.

Facts about Brenda

Facts about John

She is a med student so she studies
very hard. She has a scholarship so
she has no problems with money.
She doesn’t drink. She doesn’t
smoke. She has a cat. She is very
tidy.

He is very shy, so he doesn’t have
many friends or go out a lot. He is
clean. He is quiet. He smokes, but he
rarely drinks. He has a job so he has
lots of money.

Concerns (Questions to Ask)
(1)

Is it a quiet house? She’s a med

student so she needs to study hard.

(1)

Concerns (Questions to Ask)
Is smoking allowed in the house?



Your friend Jane is looking for a place to live.
Facts about Jane
Jane is hardworking student who likes to ‘let loose’ on the weekends. She’s very clean. She doesn’t smoke and only drinks a littl
Concerns (Questions to Ask)
How much is the rent?
How far is the apartment from the school?
Are there any cats or dogs at the apartment? (She’s allergic to animal hair)
Is the apartment clean? (She’s a bit of a neat freak).
Is the place quiet during the week?


Your friend Mike is looking for a place to live.
Facts about Mike
Mike is a very shy guy working on his doctorate. His family is very wealthy. He is quiet and doesn’t smoke or drink. He’s a bit of
Concerns (Questions to Ask)
How much is the rent?
How far is the apartment from the school?
Does anybody smoke? (He’s allergic to cigarette smoke).
Are there any cats or dogs at the apartment? (He’s allergic to animal hair)
Is the place quiet? (He is working on his PhD so he needs a quiet place to live an study)



Facts about Christy
Christy is an outgoing person who smokes a lot and is a heavy drinker, but she is very tidy. She is a little broke since she just got
Concerns (Questions to Ask)
How much is the rent?
How far is the apartment from the school?
Are there any cats or dogs at the apartment? (She’s allergic to animal hair)
Is smoking OK? (She is a smoker).
Are the other roommates friendly outgoing people? (Her last roommate was so boring she couldn’t stand it).

Facts about Jeremy
Jeremy is a professional musician who is doing his masters degree at the university. He is easygoing but a little messy. He has a
How much is the rent?
How far is the apartment from the school?
Does anybody smoke? (He’s allergic to cigarette smoke).
Is it OK if he practices his trumpet?
Are the other roommates easygoing? (He would prefer to live with some sociable, easygoing people)


Students Looking for Someone to Share Housing


One of your roommates has recently moved out so you need to find a new roommate.
Facts about the current roommates:
The people living at the house now are sociable, outgoing students at the university. They have parties or go out on the town a
Concerns about potential roommate:
Is _sociable? (They like to have fun now and then).
Does _smoke? (One of the current roommates is allergic to smoke).
Is _clean? (The last roommate was a slob).
Can_ afford to pay rent? (The last roommate still owes them about 2 months rent).



One of your roommates has recently moved out so you need to find a new roommate.
Facts about the current roommates:
The people living in the house are easygoing. They like to make a lot of noise in the evening either playing guitars or listenin
Concerns about potential roommate:
Does _have a pet? (The landlord doesn’t allow cats or dogs at the apartment).
Is _easy to get along with? (The last roommate caused many fights).
Is _a heavy drinker? (The last roommate drank a lot and caused problems).
Does _mind noise? (The other roommates tend to make a lot of noise in the evenings)



×