Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.3 KB, 22 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH CÓ KỸ NĂNG GIẢI
PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ"

1


PHẦN I
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. LỜI MỞ ĐẦU:
Quý thầy cô giáo thân mến!
Dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí, bởi dạy học là dạy người. Xã
hội phát triển cần phải nâng cao trình độ dân trí. Yêu cầu đặt ra cho các nhà giáo dục hiện
nay là đào tạo lớp người trong tương lai vừa có trình độ khoa học kĩ thuật vừa có đạo đức
của người lao động mới, nghĩa là đào tạo lớp người phát triển toàn diện. Là một giáo
viên, tôi muốn cùng đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, cùng đồng nghiệp góp
chút công sức của mình vào sự nghiệp giáo dục để phần nào đó đáp ứng yêu cầu hiện nay
của ngành. Tôi mong rằng qua những kinh nghiệm tôi trao đổi sau đây được đồng nghiệp
quan tâm, chia sẻ để có được những giờ dạy hiệu quả.
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn toán ở trường Tiểu học bên cạnh mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến
thức toán học còn có nhiệm vụ hình thành cho học sinh các năng lực toán học, trong đó
hoạt động giải toán được xem là hình thức chủ yếu để hình thành phẩm chất và năng lực
toán học cho học sinh.
Môn Toán có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa học
nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt
và lao động của con người. Môn Toán là ''chìa khoá'' mở cửa cho tất cả các ngành khoa
học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn
toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn


diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê
hương đất nước.
Trong dạy - học toán ở tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan trọng. Có
thể coi việc dạy - học giải toán là ''Hòn đá thử vàng'' của dạy - học toán. Trong giải toán,
học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích cực các kiến thức và
khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện
những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực
nào đó, phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán có lời văn là
một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.
Với các chức năng: Chức năng giáo dục, chức năng giáo dưỡng, chức năng phát triển và
chức năng kiểm tra, việc dạy - học giải toán là điều kiện để thực hiện tốt các mục tiêu dạy
2


- học toán. Tổ chức có hiệu quả việc dạy - học giải toán có vai trò quyết định đối với chất
lượng dạy - học giải toán.
Hoạt động giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Hình thành kỹ năng giải
toán khó hơn nhiều so với kỹ năng tính vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái
niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không đơn thuần là làm theo mẫu mà đòi hỏi
người giải toán phải nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa của phép
tính, có khả năng suy luận và phải làm tính thông thạo.
Chương trình toán Tiểu học với 5 mạch kiến thức đan xen:
- Số học và các phép tính;
- Đại lượng và đo các đại lượng;
- Các yếu tố hình học;
- Một số yếu tố thống kê;
- Tỉ lệ bản đồ và giải toán có lời văn.
Trong 5 mạch kiến thức này được xây dựng theo hướng đồng tâm từ lớp 1 đến lớp 5
và được nâng dần mức độ khó ở các lớp cuối cấp. Đến lớp 5, những kiến thức và kỹ năng
toán học ở Tiểu học cần được bổ sung và hoàn thiện để chuẩn bị cho học sinh học bậc

học trên.
Việc dạy - học toán ở trường Tiểu học hiện nay nói chung, ở trường tôi đang dạy
nói riêng kết quả còn thấp so với yêu cầu. Năng lực giải toán của học sinh còn nhiều hạn
chế như: còn nhiều lúng túng khi tìm ra hướng giải, câu trả lời cho phép tính chưa chính
xác, lựa chọn phép tính còn nhầm lẫn, tính toán chưa nhanh, chưa thành thạo, dẫn đến
trình bày bài giải còn sai sót, kết quả học tập thấp. Điều này làm mất thời gian trong các
giờ học và còn tạo cho học sinh tâm lý mỏi mệt, nhàm chán khi học toán. Những biểu
hiện nói trên không phải vì học sinh không học được. Các nhà khoa học đã chứng minh
rằng trẻ sinh ra có thần kinh bình thường đều có khả năng học tập và phát triển.
Như vậy, những hạn chế trong giải toán của học sinh là do các em mắc phải những sai
lầm về kiến thức và kỹ năng toán học, mà giáo viên chưa phát hiện ra những sai lầm dẫn
đến sai sót trong giải toán của học sinh để tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp giúp
học sinh khắc phục những sai lầm, thiếu sót đó. Bất kỳ thiếu sót nào của học sinh cũng có
thể làm cho các em học kém đi nếu như giáo viên không chú ý giúp các em tự nhận ra và
sửa chữa, khắc phục những sai lầm, thiếu sót.
Trong 5 mạch kiến thức toán Tiểu học thì toán có lời văn là dạng toán học sinh gặp nhiều
khó khăn nhất, bộc lộ nhiều nhất những sai lầm, thiếu sót trong suy luận và ứng dụng
3


thực tế kiến thức toán học. Từ những yêu cầu và nhận thức nói trên, để thực hiện tốt mục
tiêu giáo dục, giúp học sinh hiểu sâu bản chất của vấn đề, học sinh có phương pháp suy
luận logic thông qua cách trình bày lựa chọn phép tính đúng, lời giải đúng, ngắn gọn,
sáng tạo trong cách thực hiện, giúp các em hứng thú, say mê học toán, nâng cao chất
lượng giờ dạy học toán, tôi chọn đề tài: “ Biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn
cho học sinh lớp 5”.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Người ta thường nói học vấn của con người giống như một tòa nhà, trong đó học
vấn của Tiểu học đóng vai trò nền móng của tòa nhà đó. Nhiệm vụ của giáo dục là phải
xây dựng cái móng thật vững chắc để cho tòa nhà đứng vững. Muốn làm nên sự vững
chắc đó không thể không nói đến cái vững chắc của môn Toán, nhất là giải toán có lời
văn ở Tiểu học là quan trọng và cần thiết vì:
- Dạy toán ở Tiểu học nhằm giúp cho học sinh vận dụng những kiến thức toán học
vào các tình huống thực tiễn đa dạng, phong phú, những vấn đề thường gặp trong cuộc
sống.
- Việc hướng dẫn học sinh giải toán là hướng dẫn học sinh kết hợp học với hành, áp
dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn, giúp học sinh hình thành và rèn luyện kỹ
năng thực hành cần thiết, vận dụng kỹ năng đó vào cuộc sống.
- Giải toán có lời văn góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những
cơ sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật biện
chứng. Việc giải toán với những đề tài thích hợp còn giới thiệu cho học sinh những thành
tựu trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và các nước anh em, trong cuộc
sống bảo vệ hòa bình của nhân dân thế giới. Đồng thời giải toán có lời văn còn góp phần
giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, phát triển dân số có kế hoạch.
- Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán còn góp phần hình thành nên những đức
tính cần thiết của con người lao động mới như: tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên, đức
tính cẩn thận, kiên trì, chu đáo, thói quen làm việc có kế hoạch, xem xét có căn cứ. Biết
tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, có óc sáng tạo, óc độc lập suy nghĩ.
Những cơ sở nói trên xuất phát từ:
4


+ Ý nghĩa, tầm quan trọng của môn toán Tiểu học nói chung, môn toán lớp 5 nói
riêng;
+ Mục tiêu, nhiệm vụ của môn toán Tiểu học nói chung, môn toán lớp 5 nói riêng;
+ Nội dung chương trình môn toán Tiểu học nói chung, môn toán lớp 5 nói riêng;
+ Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn toán Tiểu học nói chung, môn toán

lớp 5 nói riêng;
+ Chuẩn kiến thức kỹ năng, cách kiểm tra đánh giá môn toán Tiểu học nói chung,
môn toán lớp 5 nói riêng.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Giáo dục hiện nay đang thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy
học sinh làm trung tâm. Vì vậy, việc dạy - học toán của giáo viên và học sinh hiện nay
cũng được áp dụng phương pháp nêu vấn đề để rồi học sinh tự tìm hướng giải quyết.
Song, học sinh lại rất lúng túng với phương pháp này vì các em không biết tìm “khóa” để
“mở” bài toán (nhất là với các bài toán hợp). Nếu giáo viên giảng giải nhiều thì tiết học
trở nên nặng nề, nhàm chán cũng đồng nghĩa với việc không đổi mới phương pháp, đồng
thời tạo cho học sinh thói quen ỷ lại, trông chờ vào giáo viên, không phát huy được tính
tích cực trong học tập của học sinh. Bản thân các em không biết trình bày bài giải thế nào
hoặc không xác định được dạng toán điển hình để có những bước tính phù hợp. Đó cũng
là những khó khăn khi dạy giải toán có lời văn ở Tiểu học.
Với giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Ba Động thì những khó khăn trên càng
được nhân lên gấp bội vì Ba Động là một xã miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó
khăn. Cha mẹ còn mãi lo chuyện mưu sinh, ít quan tâm đến việc học của con mình nên
chưa tạo điều kiện đúng mức cho việc đến trường của các em. Một số cha mẹ đi làm ăn ở
xa gửi con cái cho ông bà ở nhà nên việc gặp gỡ giáo viên để trao đổi, phối hợp giáo dục
các em thì hiếm khi. Bản thân học sinh tiếp thu chậm, đặc biệt với môn Toán thì các em
ít hứng thú để học và còn nhiều hạn chế khi giải toán (nhất là giải toán có lời văn). Kết
quả học tập của học sinh thấp so với yêu cầu.
3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.1 Đối tượng
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Toán ở trường Tiểu học.
- Học sinh Tiểu học, chủ yếu là học sinh lớp 5.
3.2 Mục đích

5



Mục đích của việc nghiên cứu là để điều tra những sai lầm, hạn chế phổ biến của
học sinh lớp 5 khi giải toán có lời văn. Phân tích các nguyên nhân mắc sai lầm, thiếu sót
của học sinh, từ đó đề xuất các biện pháp sư phạm với các tình huống điển hình giúp học
sinh sửa chữa sai lầm, thiếu sót, khắc phục hạn chế, để các em giải toán nhanh, thành
thạo, hứng thú khi học toán, nâng cao kết quả học tập. Giúp giáo viên có những tiết dạy
giải toán nhẹ nhàng mà hiệu quả.
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lý luận: Sưu tầm tài liệu, đọc tài liệu, tra cứu thông tin;
- Phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp: Dự giờ đồng nghiệp, giảng dạy thực tế,
phân tích kết quả học tập của học sinh;
- Phương pháp thực nghiệm: Đưa biện pháp đề xuất vào giảng dạy trực tiếp tại lớp
5 Trường Tiểu học Ba Động.
4. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN:
4.1 Phạm vi:
- Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Ba Động, đặc biệt là học sinh lớp 5 năm
học 2011- 2012 và năm học 2012-2013 do tôi chủ nhiệm và giảng dạy.
4.2 Giới hạn:
- Tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng việc dạy và học môn Toán nói chung, giải toán
có lời văn ở lớp 5 nói riêng;
- Xây dựng một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 rèn kỹ năng giải toán có lời văn;
- Những kinh nghiệm của bản thân trong công tác giảng dạy.
5. TIỂU KẾT:
- Việc giải toán có lời văn giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện
kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh giáo viên có thể dễ dàng
phát hiện ra những ưu điểm hoặc những sai lầm, thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ
năng, về tư duy toán học để có biện pháp giúp các em sửa chữa sai lầm, khắc phục thiếu
sót nhằm nâng cao chất lượng học toán nói riêng, nâng cao kết quả học tập nói chung.

6



CHƯƠNG 2
CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Nhờ giải toán mà học sinh có điều kiện phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy
luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới vì giải toán là một hoạt động
bao gồm những thao tác xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho với cái
cần tìm. Trên cơ sở đó lựa chọn được phép tính thích hợp và trả lời đúng câu hỏi của bài
toán.
Nhưng trong thực tế thì toán có lời văn là một dạng toán khó cho cả người dạy lẫn người
học. Phần lớn học sinh gặp khó khăn vì không hiểu nghĩa của câu văn, không thể chuyển
được câu văn thành phép tính. Đôi khi hiểu sai, hiểu lệch vấn đề nên chọn nhầm phép
tính giải.
Bên cạnh đó còn nhiều giáo viên hướng dẫn học sinh một cách chung chung, chưa đi sâu
hình thành các kĩ năng cần thiết giúp học sinh có điểm tựa trong quá trình thực hiện các
bước giải.
2. THỰC TRẠNG:
2.1 Thống kê chất lượng học sinh học giải toán có lời văn trong 2 năm gần đây:
- Để định hướng cho công tác giảng dạy giải toán có lời văn nhằm đạt chỉ tiêu giáo dục
của nhà trường đồng thời để xây dựng kế hoạch dạy học theo phân hóa môn Toán, tôi đã
kiểm tra phân loại học sinh theo khả năng giải toán có lời văn. Dưới đây là bảng thống kê
phân loại học sinh giải toán có lời văn trong 2 năm học gần đây.

Năm học

Số em giải Số em chưa biết
Tổng
Số em biết giải
chậm,

lúng giải toán có lời
số học
toán có lời văn
túng khi giải
văn
sinh
Số
Tỉ lệ %
lượng

Số
Tỉ
lượng %
7

lệ Số
lượng

Tỉ
%

lệ


2011-2012 27

8

29,6


9

33,3

10

37,1

2012-2013 25

8

32

9

36

8

32

* Qua thống kê phân loại cho thấy số em giải toán có lời văn chậm, lúng túng trong việc
chọn câu lời giải hay khó khăn khi hình thành phép tính chiếm tỉ lệ khá cao, đặc biệt học
sinh chưa biết giải toán có lời văn chiếm gần 40% số học sinh trong lớp. Do các nguyên
nhân:
- Tư duy của học sinh thiếu linh hoạt, nắm kiến thức bằng việc tiếp thu qua mẫu, nhiều
khi không đầy đủ. Suy luận thường máy móc hay dựa vào tương tự, căn cứ vào các dấu
hiệu bên ngoài. Học sinh có những kết luận thường không căn cứ;
- Khi giải toán trong một chừng mực nào đó các em có thể giải được một bài toán theo

hình thức “bắt chước”, theo mẫu đã có sẵn nhưng thường sai lầm khi tính toán. Các em
giải bài tập bằng cách tái hiện có khi không đầy đủ những cách giải đã luyện tập máy
móc nhiều lần nhưng khi hỏi về lý lẽ thì học sinh không nói được;
- Học sinh sử dụng ngôn ngữ toán học (thuật ngữ - ký hiệu) còn lúng túng, nhiều chỗ còn
lẫn lộn, khi giải toán các em thường vội vàng, hấp tấp không chịu đọc kỹ đề toán. Trong
khi phân tích đề không chú ý đến những thuật ngữ toán học để tìm ra “chìa khóa” mở bài
toán. Học sinh thường nhầm lẫn giữa câu hỏi và lời giải. Còn nhiều học sinh không xác
định được đơn vị kèm theo kết quả tính;
- Biểu hiện bề ngoài là thái độ thờ ơ, học tập thiếu tự tin, ngay khi giải bài toán đúng
nhưng giáo viên hỏi cũng ngập ngừng không trả lời được.
2.2 Thực trạng việc dạy giải toán có lời văn hiện nay:
- Nhiều giáo viên việc tiếp cận đổi mới phương pháp trong giảng dạy còn hạn chế. Trong
tiết dạy giáo viên chỉ quan tâm đến chất lượng mũi nhọn (chú ý vài em trong lớp) để có
học sinh giỏi theo chỉ tiêu của nhà trường, lấy đó làm thành tích cá nhân mà quên nghĩ
đến chất lượng đại trà của cả lớp.
- Phần lớn giáo viên truyền thụ kiến thức một chiều, chuyển tải nội dung kiến thức một
cách máy móc, áp đặt. Giáo viên chưa chú trọng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tham
gia xây dựng bài mới để chủ động nắm bắt kiến thức vì sợ mất nhiều thời gian. Trong
giải toán có lời văn, với những bài toán hợp có từ 2 bước giải trở lên, giáo viên thường
quan tâm đến học sinh khá giỏi, mà quên nghĩ là học sinh yếu đang cần sự giúp đỡ của
giáo viên. Khi chấm, chữa bài, giáo viên thường đánh giá chung chung bài làm đúng - sai
8


gắn liền với các điểm số mà chưa chỉ rõ chỗ sai lầm, thiếu sót để học sinh khắc phục. Học
sinh không hiểu bài, giáo viên nói nhiều, có khi còn làm thay cho học sinh. Giáo viên
chưa chú ý hình thành các kỹ năng toán học như kỹ năng phân tích đề, tóm tắt đề bài, kỹ
năng nhận diện dạng toán điển hình….cho học sinh.
2.3 Những tác động của phụ huynh:
Trình độ dân trí thấp. Kinh tế còn khó khăn. Cha mẹ thiếu sự quan tâm đến việc học của

con cái. Một số phụ huynh gặp khó khăn trong việc hướng dẫn con em mình học ở nhà.
* Qua tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng nêu trên, tôi đề ra những giải pháp giảng dạy để
nâng cao chất lượng dạy - học giải toán có lời văn ở lớp 5.
3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
3.1 Nhận thức vấn đề
3.1.1 Quan niệm về bài toán:
Bài toán là một nội dung có vấn đề, có tình huống cần giải quyết để ra kết quả. Khi
giải quyết vấn đề đó ta phải vận dụng tri thức và kinh nghiệm sống để tìm ra lời giải.
- Loại bài: Có 3 loại: Toán đơn, toán hợp, toán áp dụng qui tắc - công thức.
- Đề bài toán gồm 3 yếu tố : Dữ kiện, ẩn số và các điều kiện.
3.1.2 Qui trình giải toán có lời văn: Gồm 4 bước
- Bước 1: Nghiên cứu đề, giải nghĩa từ lạ, câu lạ, tóm tắt đề.
- Bước 2: Phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch giải.
- Bước 3: Giải và trình bày bài giải.
- Bước 4: Đánh giá lại cách giải, thử lại, tìm cách giải khác.
3.1.3 Tư duy giải toán: gồm 5 thao tác tư duy
- Tư duy 1: Xác định yêu cầu bài toán;
- Tư duy 2: Phân tích đề toán theo trình tự nhất định;
- Tư duy 3: Mô tả chính xác từng bước giải và cách thực hiện;
- Tư duy 4: So sánh cách giải của loại bài toán này rút ra cách giải hợp lý nhất;
- Tư duy 5: Khái quát hóa phương pháp để giải các bài toán cùng dạng.
3.1.4 Nắm chương trình

9


- Nội dung dạy học giải toán có lời văn được sắp xếp hợp lý, đan xen giữa các mạch
kiến thức: số học, hình học, đại lượng đo đại lượng. Chương trình được xây dựng theo
định hướng chủ yếu giúp học sinh rèn phương pháp giải toán lớp 5 theo xu hướng giảm
tính phức tạp và độ khó quá mức với học sinh đồng thời hạn chế các bài toán mang tính

đánh đố hoặc áp dụng cách giải khác. Khi giải loại bài này giáo viên cần có cách giải linh
hoạt, không áp đặt mà để học sinh lựa chọn cách giải;
- Một số ít bài toán mang tính phát triển đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ độc lập để
giải;
- Nội dung các bài toán có tính cập nhật kiến thức gắn với đời sống xung quanh của
học sinh, gắn liền với các tình huống cần giải quyết trong thực tiễn.
3.2 Biện pháp
3.2.1 Lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn.
Phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả giờ
dạy. Đổi mới phương pháp dạy học toán đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn các
phương pháp phù hợp với đặc trưng của môn Toán. Tôi thường chọn các phương pháp
sau:
* Phương pháp trực quan
Sử dụng phương pháp này giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, giúp trẻ
phát triển tư duy trừu tượng đồng thời có tác dụng bổ sung hiểu biết cho các em. Với toán
có lời văn ở lớp 5 giáo viên có thể cho học sinh quan sát mô hình, sơ đồ để học sinh có cơ
sở giải bài toán.
* Phương pháp thực hành luyện tập
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở các tiết luyện tập để học sinh thực hành
luyện tập kiến thức. Trong quá trình học sinh luyện tập giáo viên có thể phối hợp với
phương pháp gợi mở - vấn đáp - giảng giải - minh họa…
* Phương pháp gợi mở- vấn đáp
Đây là phương pháp cần thiết vì nó phù hợp với học sinh Tiểu học. Phương pháp này
rèn cho học sinh cách nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, tạo niềm tin và khả năng học tập của
từng em.
* Phương pháp giảng giải minh họa
Giáo viên chỉ sử dụng phương pháp này khi cần giảng giải minh họa. Giáo viên nên
nói gọn, rõ và kết hợp với hoạt động thực hành của học sinh (Ví dụ bằng hình vẽ, mô
hình, vật thật) để học sinh phối hợp nghe - nhìn và làm.
10



* Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
Khi sử dụng phương pháp này giáo viên phải chọn độ dài các đoạn thẳng một cách
thích hợp (có thể dùng màu riêng cho từng đoạn thẳng), để học sinh dễ dàng thấy được
mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng, tạo ra hình ảnh cụ thể để giúp học sinh suy
nghĩ, tìm tòi giải toán.
3.2.2 Đa dạng hình thức dạy- học toán
Việc phối hợp nhiều hình thức dạy – học toán trong một tiết dạy - học toán có tác
dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên có thể chọn các hình thức dạy –
học toán như:
* Học cá nhân
Với những bài toán đơn, vận dụng công thức, qui tắc hoặc thực hành kỹ năng tính
toán giáo viên có thể áp dụng hình thức học cá nhân (trên phiếu hoặc trong vở bài tập).
Ví dụ : Bài 3 trang 56 Toán 5
Sau khi học phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên tôi tổ chức cho học
sinh làm bài cá nhân để giải bài tập này.
Một ô tô mỗi giờ đi được 42,6 km. Hỏi trong 4 giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki- lômét?
* Học nhóm (nhóm đôi, nhóm 4)
Với những bài toán hợp, có nhiều cách giải đòi hỏi học sinh phải tư duy logic, lựa
chọn cách giải tôi có thể tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm để huy động vốn hiểu
biết của nhiều em trong việc lựa chọn cách giải hay, dễ hiểu đồng thời giúp học sinh
trong nhóm có tính tương tác lẫn nhau.
Ví dụ: Bài 4, trang 62, toán 5
Mua 4 m vải phải trả 60.000 đồng. Hỏi mua 6,8 m vải cùng loại phải trả nhiều hơn
bao nhiêu tiền?
* Trò chơi, giải câu đố.
Hình thức này thường sử dụng khi bồi dưỡng học sinh giỏi. Với những bài toán vui
rèn tính toán nhanh, phát triển trí thông minh, cách giải toán linh hoạt, tôi tổ chức dạy
học dưới dạng trò chơi, giải câu đố.

Ví dụ: (Bài toán ghép hình)
Hai hình chữ thập cắt đôi
11


Trong nháy mắt ghép xong rồi hình vuông
Đố vui hơi khó đừng buồn
Kéo đây, giấy kẻ ô vuông xin mời!
3.2.3 Hình thành thói quen khi giải toán xác định 3 thành phần của bài toán.
- Ba thành phần cơ bản của một bài toán là:
+ Các dữ kiện
+ Các ẩn số
+ Các điều kiện
Với các bài toán đơn chỉ có 2 thành phần là: Dữ kiện và ẩn số.
- Từ 3 thành phần cơ bản trên ta thấy:
+ Những dữ kiện là cái đã cho, đã biết trong đề bài.
+ Những ẩn số là những cái chưa biết mà ta cần phải tìm.
+ Những điều kiện là mối quan hệ (toán học) đã cho giữa các điều kiện và các ẩn
số.
Ví dụ: (Bài 3 trang 51 Toán 5)
Một hình chữ nhật có chiều rộng 16,34 m, chiều dài hơn chiều rộng 8,32m. Tính
chu vi hình chữ nhật đó.
Tóm tắt: Chiều rộng: 16,34 m
Chiều dài: hơn chiều rộng 8,32 m
Chu vi: ….mét ?
- Nhận xét: Nhìn vào tóm tắt ta thấy trong bài có:
+ Dữ kiện: Có 2 dữ kiện là 16,34 m (thể hiện chiều rộng dài 16,34 m) và 8,32 m
(thể hiện chiều dài hơn chiều rộng 8,32 m);
+ Ẩn số của bài toán là chu vi của hình chữ nhật;
+ Những điều kiện trong bài toán có 1 mối quan hệ là: Chiều dài hơn chiều rộng

8,32 m (quan hệ hơn, kém nhau một số đơn vị, cụ thể là 8,32 m)
- Để cụ thể xem giữa ba thành phần của đề bài bài toán trên và bài giải có liên quan
thế nào.
Bài giải
12


Chiều dài của hình chữ nhật là:
16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
Chu vi của hình chữ nhật là:
(16,34 + 24,66) x 2 = 82 (m)
Đáp số : 82 m
+ Các thành phần (16,34 và 8,32) trong phép tính giải (1) chính là dữ kiện của bài
toán. Dữ kiện bài toán chi phối thành phần phép tính (1);
+ Dấu (+) trong phép tính (1) biểu thị mối quan hệ (hơn) hơn nhau một số đơn vị
trong đầu bài. Do đó điều kiện trong bài toán chi phối cho việc chọn dấu phép tính (1);
+ Kết quả 24,66 m vừa là cái phải tìm trung gian trong bước giải (1) vừa là dữ kiện
mới bổ sung của bước giải (2);
+ Số 16,34 trong bước giải (2) là dữ kiện của bài toán;
+ Số 2 và các dấu (+), (x) trong bước giải (2) thể hiện cách tính chu vi hình chữ
nhật theo công thức. Có thể xem đây là điều kiện bắt buộc khi giải loại bài này;
+ Kết quả của phép tính (2) là cái phải tìm cuối cùng (hay ẩn số).
Do đó có thể nêu lên một cách tóm tắt là:
a) Các dữ kiện (kể cả dữ kiện mới bổ sung sau mỗi phép tính giải) của bài toán chi
phối cho việc chọn (dấu) phép tính giải.
b) Các điều kiện của bài toán chi phối cho việc chọn “dấu” phép tính giải.
c) Những cái phải tìm là kết quả phép tính giải (tức là bao gồm những cái trung gian
và cái phải tìm cuối cùng “ẩn số”).
* Tóm lại: Việc giúp học sinh thấu hiểu 3 thành phần của bài toán sẽ giúp cho học
sinh lựa chọn các phép tính để giải bài toán thuận tiện hơn.

3.2.4 Hình thành thói quen tìm hiểu nghĩa các thuật ngữ, từ ngữ lạ có trong đề bài.
Để lựa chọn được phép tính đúng, lời giải phù hợp thì học sinh phải thông hiểu đề,
nghĩa là phải hiểu tất cả các từ ngữ có trong đề bài từ đó xác định 3 thành phần của bài
toán được đề cập ở biện pháp trên. Nhưng trong thực tế, các đề toán có lời văn ở lớp 5
được nâng dần mức độ khó kèm theo sự xuất hiện của các từ ngữ lạ gắn với đời sống
thực tiễn mà học sinh chưa được làm quen. Học sinh sẽ lờ đi những từ này mà chọn cách
giải sai hoặc loay hoay tìm hiểu nghĩa từ làm chi phối sự tập trung giải toán. Với những

13


trường hợp như vậy, giáo viên cần đặt câu hỏi vấn đáp giúp học sinh tìm hiểu nghĩa từ lạ
trước khi tìm hiểu đề.
Ví dụ: (Bài 2 trang 21 Toán 5)
Một gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và một con). Bình quân thu nhập hằng tháng là
800.000 đồng mỗi người. Nếu gia đình đó có thêm một con nữa mà tổng thu nhập của gia
đình không thay đổi thì bình quân thu nhập hằng tháng của mỗi người bị giảm đi bao
nhiêu tiền?
- Hai cụm từ lạ học sinh khó hiểu ở đề bài này là: “Tổng thu nhập” và “Bình quân
thu nhập”.
* Giải nghĩa cụm từ: Tổng thu nhập
- Tôi đặt câu hỏi cho học sinh: Em hiểu như thế nào là tổng thu nhập?
- Tôi lấy ví dụ bằng cách yêu cầu học sinh nêu các khoản thu nhập của gia đình em
trong một tháng. Sau khi học sinh nêu, tôi kết luận: Các khoản thu nhập đó gộp lại chính
là tổng thu nhập của gia đình em trong 1 tháng.
* Giải nghĩa cụm từ: Bình quân thu nhập
- Tôi hỏi: Bình quân thu nhập là gì?
- Tôi cung cấp nghĩa cho học sinh: Bình quân thu nhập là thu nhập trung bình của
mỗi người trong gia đình được tính từ tổng thu nhập của gia đình.
Công thức tính: Bình quân thu nhập = Tổng thu nhập : Tổng số người

Từ đó học sinh có thể tính được bình quân thu nhập của mỗi người khi gia đình có
thêm một con và giải được bài toán.
3.2.5 Tổ chức thực hiện các bước giải toán, hình thành cho học sinh thói quen phân tích,
tổng hợp khi giải toán.
Vội vàng, hấp tấp, không chịu đọc kỹ bài toán, phân tích tổng hợp đề hời hợt thiếu
kinh nghiệm cũng là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh gặp khó khăn khi
giải toán. Để khắc phục hạn chế này, giáo viên nên tổ chức cho học sinh giải bài toán
theo 4 bước nhằm hình thành thói quen phân tích, tổng hợp đề khi giải toán, rèn kỹ năng
giải toán cho học sinh.
- Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề toán, tìm hiểu nghĩa của từ, cụm từ quan trọng. Ở bước
này giáo viên dùng 2 câu hỏi để dẫn dắt:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
14


- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho với cái cần tìm. Tóm tắt bài toán
(Tóm tắt đề bằng ngôn ngữ, ký hiệu ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc bằng lời).
Lập kế hoạch giải bài toán (Trên cơ sở phân tích, thiết lập trình tự giải bài toán).
- Bước 3: Thực hiện cách giải và trình bày bài giải theo kế hoạch đã lập để giải bài
toán bằng các thao tác:
+ Thực hiện phép tính đã xác định.
+ Viết câu trả lời.
+ Viết đáp số.
Sau mỗi bước giải cần kiểm tra phép tính giải đúng chưa. Viết câu lời giải phù hợp
chưa.
- Bước 4: Kiểm tra đối chiếu, tìm cách giải khác.
+ Giải xong bài toán phải thử xem đáp số tìm ra có thể trả lời câu hỏi của bài toán
chưa? Có phù hợp với điều kiện của bài toán không?
+ Tìm cách giải khác cho bài toán.

Ví dụ: (Bài 3 trang 62 toán 5)
Mua 5 kg đường phải trả 38.500 đồng. Hỏi mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít
hơn bao nhiêu tiền?
- Bước 1: Tìm hiểu đề
+ Tôi gọi học sinh đọc đề toán.
+ Hỏi: Bài toán cho biết gì? (Bài toán cho biết mua 5 kg đường phải trả 38.500
đồng).
+ Hỏi: Bài toán hỏi gì? (Bài toán hỏi mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn bao
nhiêu tiền).
+ Hỏi: Giá tiền 1 kg đường không đổi. Khi giảm số ki-lô-gam đường cần mua thì số
tiền mua đường sẽ thay đổi thế nào? (Số tiền mua đường cũng giảm).
+ Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán nào? (Dạng toán quan hệ tỷ lệ).
- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho với cái cần tìm. Tóm tắt bài toán.
Tóm tắt đề:
5 kg đường: 38.500 đồng
3,5 kg đường: Trả ít hơn 5 kg đường ….. đồng?
15


+ Hỏi: Muốn biết mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn mua 5 kg đường bao
nhiêu tiền em phải biết gì? (Phải biết mua 3,5 kg đường phải trả bao nhiêu tiền).
+ Hỏi: Muốn biết mua 3,5 kg đường phải trả bao nhiêu tiền em phải biết gì? (Phải
biết giá tiền của một ki-lô-gam đường).
+ Hỏi: Làm thế nào để tính được giá tiền của 1 kg đường? (Lấy giá tiền của 5 kg
đường chia cho 5).
+ Em hãy nêu các bước giải bài toán. (Học sinh nêu)
* Tính giá tiền 1 kg đường
* Tính giá tiền 3,5 kg đường
* Tính số tiền mua 3,5 kg đường phải trả ít hơn mua 5 kg đường.
- Bước 3: Giải bài toán

Bài giải
Giá tiền của 1 kg đường là:
38.500 : 5 = 7700 (đồng)
Mua 3,5 kg đường phải trả số tiền là:
7.700 x 3,5 = 26.950 (đồng)
Mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn mua 5kg đường số tiền là:
38.500 - 26.900 = 11.550 (đồng)
Đáp số: 11.550 đồng
- Bước 4:
* Kiểm tra cách giải, kết quả. Đối chiếu xem đáp số có trả lời đúng câu hỏi của bài
toán không.
* Tìm cách giải khác
Bài giải
Giá tiền của 1 kg đường là:
38.500 : 5 = 7 700 (đồng)
3,5 kg đường ít hơn 5 kg đường là:
5 - 3,5

= 1,5 (kg)

Mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn mua 5kg đường số tiền là:
16


7 700 x 1,5 = 11 550 (đồng)
Đáp số: 11 550 đồng
3.2.6 Hình thành kỹ năng xác định các dạng toán điển hình.
Đối với toán có lời văn ở lớp 5 chủ yếu là các bài toán hợp, giải bài toán hợp cũng
có nghĩa là giải quyết các bài toán đơn. Các bài toán hợp trong chương trình toán lớp 5
bao gồm 2 nhóm chính sau:

- Nhóm 1: Các bài toán hợp mà quá trình giải không theo một phương pháp thống
nhất cho các bài toán đó.
- Nhóm 2: Các bài toán điển hình là các bài toán mà trong quá trình giải có phương
pháp riêng cho từng dạng bài toán. Có các dạng toán điển hình sau:
+ Tìm số trung bình cộng;
+ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó;
+ Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó;
+ Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó;
+ Bài toán về quan hệ tỉ lệ.
Các dạng toán khác:
+ Bài toán về tỉ số phần trăm;
+ Bài toán về chuyển động đều;
+ Bài toán có nội dung hình học (Chu vi, diện tích, thể tích).
Người giáo viên phải nắm vững các dạng toán nói trên để trong quá trình hướng dẫn
học sinh giải toán, giáo viên giúp các em trước hết phải xác định được dạng toán đã học
để dễ dàng chọn cách giải phù hợp cho bài toán.
Ví dụ 1: (Bài 2 trang 19 toán 5)
Bạn Hà mua 2 tá bút chì hết 30.000 đồng. Hỏi bạn Mai muốn mua 8 cái bút chì như
thế thì phải trả người bán hàng bao nhiêu tiền?
Hướng dẫn:
+ Hỏi: Bài toán cho biết gì? (Cho biết mua 2 tá bút chì hết 30.000 đồng).
+ Hỏi: Bài toán hỏi gì? (Hỏi mua 8 cái bút chì như thế thì phải trả bao nhiêu tiền?)
+ Hỏi: Giá tiền 1 bút chì không đổi, số bút chì cần mua giảm xuống thì số tiền phải
trả thay đổi như thế nào? (Số tiền phải trả sẽ giảm xuống).
17


+ Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì? (Dạng toán quan hệ tỷ lệ).
+ Hỏi: Có mấy cách giải bài toán về quan hệ tỷ lệ? Là những cách nào? (Có hai cách
giải bài toán về quan hệ tỉ lệ, cách rút về đơn vị và cách tìm tỉ số).

Từ đó học sinh chọn cách giải phù hợp cho bài toán này.
Ví du 2: (Bài 4 trang 32 toán 5)
Năm nay tuổi bố gấp 4 lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người, biết bố hơn con 30 tuổi.
Hướng dẫn:
+ Hỏi: Bài toán cho biết gì? (Tuổi bố gấp 4 lần tuổi con, bố hơn con 30 tuổi.)
+ Hỏi: Bài toán yêu cầu tính gì? (Tính tuổi bố, tính tuổi con.)
+ Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán nào? (Dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2
số đó.)
Từ đó học sinh tìm cách giải phù hợp cho bài toán này.
Ví dụ 3: (Bài 2 trang 78 toán 5)
Kiểm tra sản phẩm của một xưởng may người ta thấy có 732 sản phẩm đạt chuẩn,
chiếm 91,5% tổng số sản phẩm. Tính tổng số sản phẩm.
Hướng dẫn:
+ Hỏi: Bài toán cho biết gì? (Cho biết có 732 sản phẩm đạt chuẩn, chiếm 91,5% tổng
số sản phẩm.)
+ Hỏi: Bài toán yêu cầu tính gì? (Tính tổng số sản phẩm.)
+ Hỏi: Bài toán thuộc dạng nào trong 3 dạng toán về tỉ số phần trăm? (Dạng tìm một
số khi biết một số phần trăm của nó)
Từ đó học sinh tìm cách giải phù hợp cho bài toán này.
Với các bài toán về chuyển động đều, giáo viên giúp học sinh nhớ công thức có kĩ
năng chuyển đổi công thức theo sơ đồ:
v= s : t
s = v

×

t

t = s : v


Ngoài ra, để giúp học sinh nhớ qui tắc, công thức, vận dụng giải các bài toán có nội
dung hình học, giáo viên cho các em học thuộc qui tắc dưới dạng các bài vè, bài thơ để
các em dễ nhớ.
18


Ví dụ:
- Tam giác vuông muốn tìm diện tích
Hai cạnh vuông góc nhân nhau
Rồi chia 2 nhé, tính mau khó gì.
- Hình vuông muốn tính chu vi
Lấy cạnh nhân 4 khó chi ra liền
Muốn tính diện tích bạn hiền
Lấy cạnh nhân cạnh ra liền khó chi.
- Hình thang diện tích tính sao?
Tổng 2 đáy nhân cao xong rồi
Được bao nhiêu lấy chia đôi
Bạn ơi nhớ nhé lời tôi tính liền.
3.2.7 Phối hợp với gia đình học sinh tạo điều kiện để các em học tập.
Với học sinh Tiểu học mỗi ngày chỉ học không quá 7 giờ ở trường. Thời gian còn
lại các em phải tự học ở nhà. Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc đôn đốc các
em thực hiện kế hoạch học ở trường và tự học ở nhà. Tôi thông báo kết quả học tập và
diễn biến ở lớp của học sinh cho phụ huynh biết để cùng phụ huynh nhắc nhở, điều chỉnh
khi các em có biểu hiện sai lệch, đồng thời giúp các em học ở nhà, chuẩn bị tốt hơn cho
việc đến lớp. Thầy có giỏi đến đâu nhưng không có sự hỗ trợ của gia đình thì chưa chắc
đã có trò giỏi.
4. HIỆU QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC:
Kết quả cho thấy: kỹ năng giải toán có lời văn của học sinh đã được nâng lên rõ rệt.
Những bài toán trước đây các em thường lờ đi thì bây giờ các em đã mạnh dạn trao đổi,
tìm cách giải. Hầu hết các em đã biết tóm tắt bài toán, chọn lời giải và phép tính nhanh

hơn. Tình trạng hiểu sai đề, mỗi em làm một vẻ “Trâu lội ngược, bò lội xuôi”, kết quả
hoàn toàn sai lệch như thống kê đầu năm thì cuối năm đã hoàn toàn được khắc phục.
Năm học 2012 – 2013, kết quả môn Toán ở lớp 5 do tôi chủ nhiệm các em đều đạt yêu
cầu. Với bài toán lớp có lời văn học sinh gặp khó khăn trong giải toán cũng làm chính
xác 3/4 bước tính.
Kết quả đạt được trong 2 năm học gần đây được thể hiện trong bảng thống kê sau:
Năm học 2011 – 2012
19


Thời
gian

Tổng Kết quả
số học
Số em biết giải Số em giải Số em chưa
Kiểm tra sinh
toán có lời văn chậm còn lúng biết giải toán
túng
có lời văn

Khảo sát
27
CLĐN

Số
Tỉ lệ %
lượng

Số

lượng

Tỉ
%

lệ Số
lượng

Tỉ
%

lệ

8

29,6

9

33,3

10

37,1

KTĐK
Cuối KI

27


12

44,4

10

37,1

5

18,5

KTĐK
cuối KII

27

20

74,1

7

25,9

0

0

Năm học 2012 – 2013

Kết quả
Số em biết
Tổng
Thời gian
giải toán có
số học lời văn
Kiểm tra sinh
Số
Tỉ lệ
lượng %

Số em giải Số em chưa
chậm, còn lúng biết giải toán
túng
có lời văn
Số
lượng

Tỉ
%

lệ Số
lượng

Tỉ
%

Khảo sát
25
CLĐN


8

32

9

36

8

32

KTĐK
Cuối KI

25

11

44

9

36

5

20


KTĐK
cuối KII

25

19

76

5

20

1

4

20

lệ


5. TIỂU KẾT:
Qua tìm hiểu thực trạng dạy học toán có lời văn hiện nay và phân tích một số
nguyên nhân , thực trạng tôi đã vận dụng các biện pháp đã nêu trên để hướng dẫn học
sinh cách giải toán có lời văn, với cách làm này kết quả học tập của các em được nâng lên
rất nhiều.
Sau khi nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm, đề ra một số biện pháp cụ thể để hướng dẫn
học sinh giải toán có lời văn ở lớp 5, tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà
trường tổ chức thực hiện chuyên đề toán nói chung và áp dụng biện pháp dạy toán có lời

văn ở lớp 5 nói riêng và đã được nhà trường chấp nhận và triển khai rộng rãi.
PHẦN III
KẾT LUẬN
1. Ý NGHĨA:
Toán có lới văn là dạng toán hết sức gần gũi trong cuộc sống thực tế. Hướng dẫn
học sinh giải toán có lời văn nhằm giúp các em phát triển tư duy trí tuệ, tư duy phân tích
và tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, rèn luyện tốt phương pháp suy luận logic. Do
vậy, việc giải toán có lời văn một cách có hiệu quả giúp các em trở thành những con
người có óc linh hoạt, tư duy và sáng tạo, làm chủ mọi lĩnh vực trong cuộc sống thực tế
hằng ngày.
2. NHẬN ĐỊNH CHUNG:
Với những biện pháp tôi nêu trên có thể nhiều giáo viên đã áp dụng rồi nhưng chưa
được thường xuyên hoặc chưa linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Trong điều kiện
cuộc sống của người dân miền núi còn khó khăn như vùng quê tôi, học sinh phải vừa
giúp đỡ gia đình vừa chăm lo học hành thì không tránh khỏi việc đi học giã gạo, tiếp thu
kiến thức không đầy đủ. Tôi đã mạnh dạn áp dụng những kinh nghiệm này vào giảng dạy,
cụ thể là áp dụng trong 2 năm học gần đây. Tôi trao đổi kinh nghiệm với giáo viên của
trường Tiểu học Ba Động, nhiều giáo viên cũng đã áp dụng thành công đề tài này.
Từ sự thành công trên, tôi nhân rộng những biện pháp đã nêu đến các trường Tiểu
học trong huyện. Nhiều đồng nghiệp của tôi đều thấy rằng khi áp dụng đề tài này để
hướng dẫn học sinh thì học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ áp dụng hơn, giờ dạy đạt hiệu quả.
3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Giải toán có lời văn giữ vai trò quan trọng trong quá trình dạy - học toán ở Tiểu
học. Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán là việc làm cực kì khó. Qua quá trình nghiên cứu
21


tôi cảm nhận được rằng mình được bồi dưỡng thêm lòng kiên trì, nhẫn nại, sự ham muốn
để phát hiện ra chỗ sai lầm của học sinh, phân tích được các nguyên nhân mắc sai lầm,
tìm ra biện pháp giúp các em khắc phục sai lầm để từ đó hình thành và rèn luyện được kĩ

năng giải toán có lời văn.
Mặc khác, để nâng cao chất lượng giải toán cho học sinh, giáo viên cần tích cực
hóa các hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện học sinh tham gia tích cực vào quá
trình dạy học đặc biệt là dạy – học giải toán có lời văn. Muốn vậy cả người dạy cũng như
người học cần đổi mới cách dạy và cách học mà cụ thể là phải đổi mới từ giáo viên và
học sinh:
+ Giáo viên: nói ít, viết ít, dành thời gian cho học sinh thực hành, quan tâm đến tất
cả các đối tượng học sinh, chấm chữa bài tỉ mỉ, tuyên dương khích lệ kịp thời những học
sinh có kĩ năng vận dụng giải toán tốt. Giáo viên nên mạnh dạn khắc phục những mặt còn
tồn tại của nội dung chương trình sách giáo khoa, sách bài tập một cách hợp lí.
+ Học sinh: Phải biết tóm tắt bài toán một cách ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu trước khi
giải toán. Phải độc lập suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn lời giải đúng, phép tính đúng.
Toán có lời văn là một dạng toán giúp cho học sinh vừa trau dồi kĩ năng tính toán
vừa bồi dưỡng tư duy. Khi hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn giáo viên cần lưu ý:
nắm chắc kiến thức, dự kiến tình huống xảy ra, cần có điểm nhấn để học sinh khắc sâu
kiến thức. Ngôn ngữ sử dụng phải ngắn gọn, dễ hiểu. Sử dụng lược đồ, bản biểu để hình
thành cho học sinh thói quen phân tích tổng hợp khi giải toán. Sử dụng phối hợp, linh
hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Hơn nữa, giáo viên phải nhiệt tình, tâm
huyết với nghề, phải tạo được niềm tin nơi học sinh. Hãy gần gũi để trở thành người bạn
lớn, người hướng dẫn tuyệt vời của các em. Có như vậy học sinh mới ham muốn đi học,
hứng thú trong học tập và học tập đạt kết quả cao.
Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5, tôi
đã xây dựng và vận dụng có hiệu quả. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng chắc chắn
còn nhiều thiếu sót. Kính mong Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp góp
ý, bổ sung để tôi có thêm kinh nghiệm phục vụ công tác giảng dạy tốt hơn, đặc biệt là
nâng cao chất lượng dạy và học môn toán./.
Ba Động, ngày 25 tháng 12 năm 2013
Người viết
Lê Thị Hồng Trí


22



×