Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn Quận Hà Đông, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.54 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI
LAO ĐỘNG ............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1. Các khái niệm chung ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm nghề (nghề nghiệp) ........................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Đào tạo nghề (dạy nghề) ................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Nội dung công tác đào tạo nghề ...................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Các hình thức đào tạo nghề ............................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2.1. Đào tạo nghề tại nơi làm việc (đào ta ̣o trong công viê ̣c)Error! Bookmark not defined.
1.2.2.2. Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp . ........... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.3. Đào tạo nghề chính quy................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến đào tạo nghềError! Bookmark not defined.
1.2.3.1. Giáo viên đào tạo nghề ................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3.2. Tài chính trong hoạt động đào tạo nghề ....... Error! Bookmark not defined.
1.2.3.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo nghềError! Bookmark not defined
1.2.3.4. Nội dung - chương trình - giáo trình đào tạo nghềError! Bookmark not defined.
1.2.3.5. Khả năng tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp và xuất khẩu lao
động (XKLĐ) qua đào tạo......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3.6. Các chính sách của Nhà nước liên quan đến đào tạo nghềError! Bookmark not define
1.2.3.7. Tâm lý học nghề của người lao động ........... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Đánh giá hiệu quả đào tạo nghề cho người lao độngError! Bookmark not defined.
1.3. Kinh nghiệm đào tạo nghề ở một số điạ phƣơng Error! Bookmark not defined.


1.4. Sự cần thiết phải phát triển công tác đào tạo nghềError! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG
TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI .......................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
quận Hà Đông .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội ................................. Error! Bookmark not defined.


2.1.3. Đặc điểm về lao động ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.2 Thực trạng công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động trên địa bàn
quận Hà Đông, Hà Nội ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo nghề của người lao độngError! Bookmark not defined.
2.2.2 Các hình thức đào tạo nghề trên địa bàn quận Hà Đông.Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Kết quả đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn quận Hà Đông,
Hà Nội. ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3.1. Hệ thống các cơ sở đào tạo trên địa bàn quận Hà Đông, Hà NộiError! Bookmark not d
2.2.3.2. Quy mô đào tạo ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo nghề trên địa bàn quận Hà
Đông .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4.1. Giáo viên đào tạo nghề ................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.4.3. Nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo .. Error! Bookmark not defined.
2.2.4.4. Nguồn tài chính chi cho đào tạo ................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4.5. Khả năng tiếp nhận lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp trên
địa bàn quận. ............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.4.6. Xuất khẩu lao động sau đào tạo ................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4.7. Các chính sách của Nhà nước liên quan đến đào tạo nghềError! Bookmark not define
2.2.5. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề cho người lao động tại quận
Hà Đông .................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.5.1. Đánh giá phản ứng của ho ̣c viên ho ̣c nghề đố i với khóa ho ̣cError! Bookmark not defi

2.2.5.2. Sự phù hợp của đào tạo với công việc đang làm của người lao độngError! Bookmark not de
2.2.5.3. Đánh giá kết quả tìm việc làm và thu nhập của lao động qua đào tạoError! Bookmark
2.2.5.4. Mức độ liên kết của các trường dạy nghề với doanh nghiệpError! Bookmark not defin
2.2.6. Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn
quận Hà Đông, Hà Nội .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.6.1. Ưu điểm ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.6.2.Tồn tại ........................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ
NỘI ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng chung, mục tiêu công tác đào tạo nghềError! Bookmark n
3.1.1. Một số quan điểm chỉ đạo ............................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Định hướng...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2.1. Định hướng của Chính quyền quận Hà ĐơngError! Bookmark not defined.
3.1.2.2. Định hướng đối với các cơ sở đào tạo nghề ở quận Hà ĐôngError! Bookmark not def
3.1.3. Mục tiêu đào tạo nghề của quận Hà Đông ...... Error! Bookmark not defined.
3.1.3.1. Mục tiêu tổng quan....................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................. Error! Bookmark not defined.


3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác đào tạo nghề cho lao động tại quận
Hà Đông, Hà Nội .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Các chính sách liên quan đến đào tạo nghề. ... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đào tạo nghềError! Bookmark not de
3.2.3. Phát triển, đổi mới nội dung chương trình, giáo trình đào tạo.Error! Bookmark not defin
3.2.4. Tăng cường nguồn lực về tài chính ................. Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền về đào tạo nghề trong xã hộiError! Bookmark not de
3.2.6. Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm ....... Error! Bookmark not defined.
3.2.7. Tăng cường mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệpError! Bookmark
3.3. Kiến nghị ........................................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng
nhu cầu lao động chun mơn kỹ thuật trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa được Nhà nước rất quan tâm.
Hà Đơng là quận có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng dịch vụ - công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tuy nhiên,
chất lượng lao động của Quận còn hạn chế, tư duy, nhận thức của người dân chưa
theo kịp yêu cầu thực tiễn. Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao. Nhận thức
được đào tạo nghề - tạo việc làm vừa là mục tiêu, vừa là động lực trước mắt và
lâu dài cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận. Trong những năm qua,
quận Hà Đông đã kịp thời thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho lao động
nhằm nâng cao tay nghề của người lao động. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề
cho lao động trên địa bàn Quận hiện nay cũng còn nhiều bất cập và hạn chế, chưa
được quan tâm đúng mức và đầu tư thỏa đáng. Chính vì vậy việc đi vào nghiên
Đề tài: “Đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội” là
hết sức cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác đào tạo nghề ở
quận Hà Đơng
Mục tiêu nghiên cứu:
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo
nghề cho người lao động.
- Phân tích thực trạng công tác đào tạo nghề trên địa bàn quận Hà Đông
trong những năm gần đây, đồng thời phát hiện những nguyên nhân chủ yếu ảnh
hưởng tới công tác đào tạo nghề của Quận Hà Đông.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác đào tạo nghề
cho lao động quận Hà Đông trong những năm tiếp theo.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là công tác đào tạo nghề cho người lao động.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đào
tạo nghề cho người lao động (công nhân kỹ thuật)- hệ đào tạo nghề trên địa bàn
quận Hà Đông từ năm 2009 đến nay và dự kiến đến năm 2015.


Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh - tổng hợp, Điều tra xã hội học
và phỏng vấn.
Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi về nhu cầu học nghề (phụ lục 1) đối với
180 học sinh tại 03 trường trung học phổ. Điều tra phản ứng của 170 học viên tại
07 lớp nghề đối với các khóa học nghề (thơng qua phụ lục 2 - phiếu xin ý kiến
của học viên về các khóa học nghề). Điều tra về mức độ liên kết giữa các doanh
nghiệp và các trường nghề (phụ lục 3) đối với 50 doanh nghiệp trên địa bàn quận
Hà Đông.
Kết cấu luận văn:
Gồm 03 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho người lao động.
- Chương 2 : Thực trạng đào tạo nghề cho lao động tại quận Hà Đơng, Hà
Nội
- Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác đào tạo nghề cho lao động trên
địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Chƣơng 1 trình bày các vấn đề mang tính lý thuyết về đào tạo nghề
cho ngƣời lao động:
Các khái niệm chung

Khái niệm nghề (nghề nghiệp)
Nghề: là tập hợp những công việc tương tự về nội dung và có liên quan tới
nhau ở mức độ nhất định với những đặc tính vốn có, địi hỏi người lao động có
những hiểu biết đồng bộ về chun mơn nghiệp vụ, có những kỹ năng, kỹ xảo và
kinh nghiệm cần thiết để thực hiện.
Đào tạo nghề (dạy nghề)
Đào tạo là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động tiếp thu và
rèn luyện các kỹ năng cần thiết để thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của mình.


Đào tạo nghề gồm hai q trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là dạy
nghề và học nghề
Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và
thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm
hoặc tự tạo việc làm sau khi hồn thành khố học.
Học nghề là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành
của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định.
- Phân loại đào tạo nghề theo 2 tiêu thức: nghề đào tạo với người học (có
bốn dạng cơ bản là: đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo bổ sung và đào tạo nâng
cao) thời gian đào tạo (có đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn)
Nội dung công tác đào tạo nghề
Xác định nhu cầu đào tạo: Xác định nhu cầu đào tạo là một quy trình để
xác định ai cần được đào tạo, và đào tạo về cái gì.
Các hình thức đào tạo nghề
- Giới thiệu một số hình thức đào tạo nghề chủ yếu cùng với ưu nhược
điểm của nó, gồm: đào tạo nghề tại nơi làm việc (đào tạo trong công việc), tổ
chức các lớp cạnh doanh nghiệp, đào tạo nghề chính quy
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
Thường tập trung vào 04 đối tượng là: cơ sở đào tạo nghề; bản thân người

học nghề; Cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo nghề; Doanh nghiệp, tổ chức sử
dụng lao động sau đào tạo, với các nhân tố ảnh hưởng là:
- Giáo viên đào tạo nghề,
- Tài chính trong hoạt động đào tạo nghề,
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo nghề,
- Nội dung - chương trình - giáo trình đào tạo nghề,
- Khả năng tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp và xuất khẩu lao
động (XKLĐ) qua đào tạo,
- Các chính sách của Nhà nước liên quan đến đào tạo nghề,
- Tâm lý học nghề của người lao động.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO
ĐỘNG TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI


Quận Hà Đơng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Hiện
nay nền kinh tế quận đang phát triển nhanh, mạnh.
Năm 2011, Quận Hà Đơng có 61.755 hộ dân với 237.905 nhân khẩu, dân
số trong độ tuổi lao động 177.194 người, chiếm 74,48% dân số. Tuy nhiên, hiện
nay lực lượng lao động của quận vẫn có một số bộ phận người lao động không
biết chữ (0,9%), trong đó đa số là khu vực nơng thơn, tỷ lệ lao động chưa qua đào
tạo ở quận Hà Đông tương đối cao. Tồn quận có 114.467 người chưa qua đào
tạo chiếm tỷ lệ 64,6%; có 62.727 người đã qua đào tạo chiếm 35,4%. Theo kết
quả điều tra lao động việc làm năm 2011, quận Hà Đơng có 123.292 người tham
gia hoạt động kinh tế, chiếm 69,58% lực lượng lao động. Tại thời điểm điều tra
tồn quận có 17.874 người thất nghiệp với tỷ lệ 14,5%.
Đây là thách thức đối với quận Hà Đông trong công tác đào tạo nghề, giải
quyết việc làm cho lao động trong quận.
Phân tích thực trạng đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn quận Hà
Đơng, Hà Nội, có thể thấy được một số điểm đáng chú ý như sau:

- Công tác dạy nghề đã có bước chuyển khơng chỉ về số lượng mà cả về
chất lượng đào tạo. Một bộ phận trường dạy nghề của quận đã được đầu tư nâng
cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, nâng cao
chất lượng đào tạo, từng bước gắn đào tạo với với yêu cầu của thị trường lao
động. Đặc biệt, quận Hà Đơng đã và đang có sự quan tâm phát triển các trung
tâm dạy nghề tại quận nhằm mở rộng quy mô đào tạo nghề, thu hút lao động
tham gia học nghề, phục vụ cho qua trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị
hóa.
- Chủ trương xã hội hóa đào tạo, dạy nghề đã tác động lớn đến sự hình
thành và phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề ở các cấp trình độ, các loại hình
cơ sở đào tạo đã đáp ứng được ở mức độ nhất định cho nhu cầu đào tạo nhân lực
chuyên môn, kỹ thuật quận Hà Đông.
- Trong những năm qua, quận Hà Đông đã chủ động thực hiện đào tạo
nghề cho người lao động dưới nhiều hình thức. Đã bố trí nguồn kinh phí để tổ
chức tổ chức đào tạo nghề miễn phí cho người lao động có hộ khẩu thường trú
trên địa bàn quận. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng. Nhờ đó, nâng


cao được chất lượng nguồn nhân lực – nhân tố quan trọng đảm bảo thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của quận. Bình quân hàng
năm đã đào tạo được khoảng 2.200- 3.000 người có trình độ nghề nhất định phục
vụ cho các ngành, các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất. Trong đó, trường hợp
dạy nghề chính quy đào tạo khoảng 1.300 người; các cơ sở dạy nghề đào tạo kèm
cặp bên cạnh xí nghiệp, các tổ chức đồn thể đào tạo khoảng 800 người; các cơ
sở dạy nghề tư nhân, các làng nghề... đào tạo khoảng 300 người giúp người lao
động tự tạo được việc làm, nhiều người trở thành thợ bậc cao, công nhân lành
nghề. Trong giai đoạn vừa qua, loại hình đào tạo nghề ngắn hạn, đại trà mặc dù
chiếm tỷ trọng cao, nhưng đã đóng góp cho giải quyết việc làm, đảm bảo thu
nhập, cuộc sống cho người lao động, đặc biệt là đối tượng như học sinh phổ
thông mới tốt nghiệp, bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn bị thu hồi đất nông

nghiệp…
- Chất lượng đội ngũ giáo viên cao, tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học, trên
đại học là 85%, cao đẳng, trung cấp và cán bộ kỹ thuật là 15%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề đào tạo nghề cho lao động trên
địa bàn quận Hà Đơng cịn có nhiều tồn tại:
- Quy mô đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho lao động cịn nhỏ. Hiện nay,
lao động có trình độ, cơng nhân kỹ thuật lành nghề và lành nghề cao thiếu số
lượng lớn.
- Ngành nghề đào tạo chưa bám sát với yêu cầu cũng là một thực tế. Nhiều
cơ sở dạy nghề ở Hà Đông chủ yếu đào tạo ngắn hạn, thủ công, tập trung vào một
số ngành nghề đơn giản như kỹ thuật chế biến món ăn, trang điểm, làm móng,
pha chế đồ uống, may cơng nghiệp... Trong khi đó, chưa chú trọng đầu tư cho
các ngành có hàm lượng kỹ thuật cơng nghệ cao như cơ khí chế tạo máy, hàn
cơng nghệ cao, cơng nghệ ơ-tơ. Hình thức và nội dung đào tạo hệ thống trường
nghề chưa phù hợp với đặc điểm của lao động, việc đào tạo chủ yếu theo các
chương trình có sẵn, khơng đáp ứng nghề mà người học cần và nhu cầu của
người sử dụng lao động.
- Công tác tuyên truyền về đào tạo nghề của quận chưa tốt. Người lao động
chưa có có ý thức chủ động học tập, chuyển đổi nghề để có việc làm ổn định cuộc


sống
- Việc xây dựng chỉ tiêu đào tạo nghề hàng năm chưa gắn với việc khảo
sát nhu cầu đào tạo nghề của người lao động. Nếu có thì trong q trình khảo sát
nhu cầu đào tạo nghề của người lao động, chưa tiến hành khảo sát đồng nhất nhu
cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp cũng như năng lực của các trường
dạy nghề trên địa bàn.
- Đa số cơ sở vật chất – kỹ thuật nghèo nàn, máy móc thiết bị phục vụ cho
đào tạo thiếu và lạc hậu, không theo kịp công nghệ hiện đại đang sử dụng trong
các doanh nghiệp. Đầu tư tài chính cho đào tạo nghề cịn ít và bị phân tán.

- Chương trình, nội dung đào tạo cịn có bất cập, đặc biệt là hạn chế trong
cập nhật các kiến thức mới, công nghệ mới, các chương trình thực tập rèn luyện
kỹ năng thực tập rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh chưa đổi mới nhanh
và hiện đại hóa phù hợp với xu thế đào tạo của các nước có hệ thống đào tạo hiện
đại trong khu vực và thế giới.
- Việc đào tạo nâng cao cho đội ngũ giáo viên các cơ sở đào tạo, dạy nghề
chưa trở thành phổ biến, chưa có tác động đột phá nâng cao nhanh chóng chất
lượng đội ngũ giáo viên của các cơ sở đào tạo nghề.
- Đến nay, Hà Đông chưa thành lập trung tâm dạy nghề quận Hà Đông.
Việc thực hiện các chỉ tiêu đào tao nghề và đặt hàng dạy nghề tại các cơ sở đào
tạo nên đơi khi cịn phải phụ thuộc, bị động, phân tán.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ
ĐÔNG, HÀ NỘI
Với đặc điểm sản xuất và hồn cảnh thực tế của quận Hà Đơng hiện nay,
vấn đề đào tạo nghề cho lao động hiện tại và lâu dài, có thể được áp dụng một số
hướng giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất: về các chính sách liên quan đến đào tạo nghề.
- Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng,
trang thiết bị vào việc đào tạo nghề dưới nhiều hình thức như cho học sinh thực


tập sản xuất tại xưởng, tặng trang thiết bị cho cơ sở đào tạo …
- Phát triển các cơ sở dạy nghề, nhất là trong các doanh nghiệp. Các cơ sở
dạy nghề này được đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển các cơ sở dạy nghề và
được đối xử bình đẳng với các cơ sở dạy nghề cơng lập.
- Có các chính sách hỗ trợ đào tạo cho học sinh học nghề ngắn hạn:
- Hình thành hệ thống kết nối giữa hệ thống tư vấn, hướng nghiệp – dạy
nghề – tư vấn giới thiệu việc làm – doanh nghiệp.

Thứ 2: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đào tạo nghề
- Các trường đào tạo nghề cần có chính sách thu hút hoặc liên kết với các
trường đại học, học viện, các doanh nghiệp, làng nghề truyền thống... để mời các
nhà chuyên môn, các nhà khoa học – kỹ thuật, nghệ nhân, cơng nhân trình độ cao
đến bồi dưỡng, huấn
- Cần có các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đào tạo
nghề như: đào tạo công nghệ mới, đào tạo ngoại ngữ và tin học
Thứ ba: Đổi mới nội dung chương trình, giáo trình đào tạo.
- Tham chiếu các ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và người học
nghề để điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp.
- Phương pháp đào tạo cũng phải được đổi mới theo hướng hiện đại, tiên
tiến, xây dựng các chương trình liên thơng giữa các cấp trình độ đào tạo khác
trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Hà Đơng có hệ thống các làng nghề truyền thống phát triển nên cần xây
dựng các chương trình, nội dung dạy nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ
phù hợp với các đối tượng đào tạo.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề
Thứ tư: tăng cường nguồn lực về tài chính
- Cần nâng mức đầu tư để xây dựng trung tâm dạy nghề hiện đại từ nhiều
nguồn khác nhau như ngân sách Nhà nước, các khoản đóng góp của người học,
của người sử dụng lao động...
Thứ năm: tăng cường công tác tuyên truyền về đào tạo nghề trong xã
hội
Cần nâng cao nhận thức về dạy nghề đối với người dân thông qua các hoạt


động tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp, cụ thể là:
Giới thiệu các cơ sở đào tạo nghề có chất lượng cao, những người lập
nghiệp và thành đạt từ kỹ năng nghề nghiệp để tác động làm chuyển biến nhận
thức của người dân.

Tổ chức hoạt động hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, học nghề cho thanh
niên, nhất là thanh niên nông thơn, thanh niên hồn thành nghĩa vụ qn sự trở
về.
Thứ sáu: gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm
- Trước hết cần điều tra, khảo sát nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo
nghề trong các ngành kinh tế và từng phường để từ đó xác định những nghề mới
với quy mơ và trình độ phù hợp.
- Thứ hai, đồng thời phải khảo sát nhu cầu học nghề của đối tượng, nhằm
phân nhóm đào tạo phù hợp.
- Thực hiện ký cam kết ba bên giữa cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và người
học để nâng cao cơ hội việc làm cho người lao động.
- Giúp, hỗ trợ người lao động bao tiêu sản phẩm.
- Tăng cường các hoạt động quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại để
tìm đầu ra cho sản phẩm.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người
lao động về kinh phí đóng góp, tiền đặt cọc trước khi đi lao động ở nước ngoài.
Thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động từ quận đến phường.
Thứ bảy: tăng cường mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề và doanh
nghiệp
- Cần thiết lập mối quan hệ trách nhiệm với nhau. Doanh nghiệp muốn có
nhân lực tốt nên chủ động đặt hàng với nhà đào tạo, cùng với nhà trường đầu tư
cho đào tạo mới giải quyết được bài tốn thiếu hụt nhân lực.
Từ thực trạng cơng tác đào tạo nghề cho lao động quận Hà Đông, Hà Nội
đến những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác đào tạo nghê cho lao động ở khu
vực này. Tác giả xin đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi thực
thi các giải pháp trên.
Đối với các cơ sở đào tạo nghề


Phải chủ động trong việc xác định đúng mục tiêu đào tạo của mình; tăng

cường đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác
hướng nghiệp trong nhà trường, hình thành các bộ phận chuyên trách làm công
tác tư vấn, hướng nghiệp cho người học.
Đối với lao động học nghề
Cần nhận thức đúng đắn về học nghề, lựa chọn những ngành, nghề phù
hợp với trình độ và sức khỏe của mình; phải tìm hiểu nhu cầu đầu ra của ngành
học. Bên cạnh đó người lao động cần tìm hiểu thêm về thị trường lao động để
khi học nghề xong có thể tìm kiếm được việc làm phù hợp.
Đối với các doanh nghiệp
Cần chủ động tiếp cận với các cơ sở đào tạo nghề, với Ban quản lý khu
công nghiệp (KCN) để kết hợp mở các khóa đào tạo nghề theo nhu cầu của
doanh nghiệp.
Kiến nghị với Trung ương và Thành phố Hà Nội về các cơ chế chính
sách và các biện pháp tài chính
1. Tăng mức hỗ trợ tiền ăn quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg từ
15.000 đồng/ngày lên 25.000 đồng. Nâng mức hỗ trợ tiền dạy nghề cho mỗi khóa
học cho phù hợp với tình hình thực tế. Bổ sung nguồn vốn cho vay học nghề giải
quyết việc làm cho phù hợp với nhu cầu tương ứng với các đối tượng lao động
nông thôn học nghề.
2. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo nghề, lựa chọn các đối tác chiến
lược trong lĩnh vực dạy nghề là những nước thành công trong phát triển dạy nghề
trong khu vực ASEAN, châu Á, EU và Bắc Mỹ
3. Đề nghị sửa đổi các chính sách hỗ trợ dạy nghề theo hướng ưu tiên tập
trung kinh phí để đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất; Phân bổ chi
ngân sách chi thường xuyên phải căn cứ vào mức chi phí đào tạo cho từng nhóm
nghề, ở từng cấp trình độ đào tạo nghề; Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hố cơng tác
dạy nghề; Xây dựng phương án học phí hợp lý để thúc đẩy phát triển dạy nghề
Kiến nghị với quận Hà Đơng về các chính sách liên quan đến đào tạo
nghề cho lao động trên địa bàn quận
1. Tổ chức bộ máy công tác quản lý về đào tạo nghề ở cấp quận hiện nay



cịn đang rất khó khăn. Phịng Lao động TBXH chỉ có 1 người kiêm nhiệm làm
cơng tác này. Đề nghị UBND quận có chỉ tiêu biên chế chính thức làm công tác
quản lý, theo dõi đào tạo nghề theo quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg
2. Thành lập Trung tâm dạy nghề quận Hà Đông để thống nhất quản lý
Nhà nước trên địa bàn.
3. Cần thắt chặt công tác quản lý đào tạo nghề, tránh đào tạo tràn lan
4. Ngoài việc điều tra nhu cầu của người lao động, cần kết hợp khảo sát
nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp để xác định
danh mục nghề đào tạo; khảo sát năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề để xây
dựng kế hoạch đào tạo và đặt hàng dạy nghề cho người lao động.
5. Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, tiếp xúc giữa các cơ sở đào
tạo nghề, các doanh nghiệp và người học nghề để các bên “hiểu” nhau hơn, từ đó
tăng cường mối liên kết giữa các bên. Góp phần tích cực vào việc nâng cao chất
lượng đào tạo nghề.



×