Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tích hợp liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh ở lớp 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.95 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THU NGA

TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN
THUYẾT MINH Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thời Tân

HÀ NỘI - 2014
1


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ......................................................................................................
i
Danh mục viết tắt ............................................................................................
ii
Mục lục ............................................................................................................
iii
Danh mục các bảng .........................................................................................
v
1


MỞ ĐẦU ........................................................................................................
Chƣơng 1: VẤN ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG DẠY LÀM VĂN THUYẾT MINH Ở NHÀ TRƢỜNG
8
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – LÍ LUẬN VÀ THỰCTIỄN ...................
1.1. Cơ sở lí luận .....................................................................................................
8
8
1.1.1. Các khái niệm cơ bản.......................................................................................
1.1.2. Vị trí, vai trò và nhiê ̣m vu ̣ của phần làm văn trong Bộ môn
Ngữ văn ở nhà trường phổ thông ....................................................................
23
1.1.3. Nhiê ̣m vụ của phần văn th
uyết minh trong dạy làm văn ở lớp
27
10 THPT .......................................................................................................................
1.1.4. Mối quan hệ mật thiết giữa môn văn và các bộ môn khác ...................
28
1.1.5. Vai trò và ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức liên môn trong
dạy làm văn thuyết minh lớp 10 THPT ...........................................................
30
1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................
31
1.2.1. Về phía giáo viên ..................................................................................
31
1.2.2. Về phía học sinh ...................................................................................
33
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ HƢỚNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC
LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN THUYẾT MINH
34

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG................................................
2.1. Nội dung cơ bản và kiến thức liên môn có thể sử dụng trong
phần làm văn thuyết minh ở trường THPT ....................................................
34
2.1.1. Nội dung cơ bản của phần làm văn thuyết minh...................................
35
2.1.2. Xác định kiến thức liên môn có thể sử dụng trong dạy học
làm văn thuyết minh ........................................................................................
35
2.2. Những yêu cầu khi tích hợp kiến thức liên môn của phần làm

1


văn thuyết minh ở trường THPT ...................................................................
35
2.1.1. Dạy học theo hướng tích hợp liên môn phải đảm bảo những
yêu cầu chung của dạy học..............................................................................
35
2.1.2. Lựa chọn nội dung tích hợp liên môn phải hợp lý, tự nhiên,
tránh gượng ép ................................................................................................
37
2.1.3. Đảm bảo giảm tải được kiến thức, rút ngắn được thời gian học tập
37
2.3. Một số biện pháp tích hợp kiến thức liên môn của phần làm
văn thuyết minh ở lớp 10 trường THPT..........................................................
38
2.3.1. Tích hợp kiến thức lịch sử để tạo hứng thú học tập làm văn
thuyết minh ...................................................................................................................
38

2.3.2. Tích hợp kiến thức địa lí để tạo hứng thú học tập phần làm
văn thuyết minh ..............................................................................................
64
2.3.3. Tích hợp kiến thức công dân trong làm văn thuyết minh nhằm
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ................................................................
71
2.3.4.Tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với môn tin học và công
nghệ thông tin để gây hứng thú học tập làm văn thuyết minh .....................
73
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................
77
3.1. Những vấn đề chung ................................................................................
77
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ..........................................................................
77
3.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ........................................................
78
3.1.3. Nội dung và các bước tiến hành triển khai thực nghiệm ......................
78
3.2. Kết quả thực nghiệm ................................................................................
88
3.2.1. Kết quả bài kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh sau
bài học ..........................................................................................................................
88
3.2.2. Kết quả bài trắc nghiệm về mức độ hứng thú của học sinh
sau khi học bài ................................................................................................
88
90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................
92

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................
95
PHỤ LỤC .......................................................................................................

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khối lượng kiến thức, tri thức của nhân loại ngày càng nhiều. Với lượng
thời gian hữu hạn giáo viên không thể trang bị những kiến thức cần thiết cho
học sinh bằng các hình thức dạy học truyền thống. Đặc biệt là xuất phát từ
yêu cầu của việc Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, chúng ta cần tìm ra những đổi
mới trong dạy và học ở nhà trường phổ thông.
Như chúng ta đã biết, mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện
đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy học hoặc nhấn
mạnh lên mặt nào đó thuộc về vai trò của người thầy. Cho dù các phương
pháp thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà
người học và người dạy chưa khai thác hết. Chính vì thế mà không có một
phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều
có ưu điểm của nó, do vậy người giáo viên cần xây dựng cho mình một
phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi,
phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy học sẵn có
và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình.
Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương
khóa XI đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ

máy móc. Trước sự quan tâm đặc biệt của dư luận đối với Nghị quyết đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo vừa được Trung ương thông qua, Bộ
Giáo dục chỉ đạo “Chúng ta sẽ có sự thay đổi trong quan điểm, mục tiêu,

3


phương pháp, nguyên tắc chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục của nhà
trường…”.
Do đó việc chuyển từ cách dạy, cách học hiện nay là “nặng” về truyền thụ
kiến thức của thầy cho học trò, sang phương thức chú trọng hình thành phẩm
chất và năng lực cho học sinh; chuyển từ phương pháp dạy các kiến thức khoa
học hiện nay sang phương thức dạy cho học sinh tự học là việc rất cần thiết .
Hiện nay chương trình SGK Ngữ văn ở trường phổ thông đã có nhiều
đổi mới về nội dung và phương pháp biên soạn. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế:
nhiều nội dung trùng lặp ở lớp dưới và lớp trên, của nhiều môn học khác
nhau. Do vậy, từ năm học 2011 - 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa
Chuẩn kiến thức, kĩ năng và Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy
học môn Ngữ văn để đảm tính lôgic, tính thống nhất giữa các bộ môn, tránh
những nội dung trùng lặp, góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng
dạy, học tập. Đồng thời tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện tốt
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, góp phần quan trọng vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục trung học. Những sự thay đổi cơ bản này đặt ra một
vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến
thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức
của các môn học có liên quan vào học tập ngữ văn để tránh sự trùng lặp, mất
thời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, sinh động mà vững
chắc.Làm thế nào để tích hợp kiến thức liên môn trong dạy và học làm văn
thuyết minh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học làm văn, kích thích sự
hứng thú cho học sinh. Bên cạnh đó cũng làm cho việc tích hợp liên môn tạo

điều kiện tốt giúp giảm tải chương trình sách giáo khoa cho học sinh. Để
hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy văn không chỉ có kiến thức
vững vàng về bộ môn văn mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các
bộ môn địa lý, lịch sử, nghệ thuật, khoa học…để vận dụng vào bài giảng làm
phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng.

4


Về vấn đề tích hợp kiến thức, hiện có những băn khoăn về khả năng tích
hợp theo kiểu “nhặt” mỗi môn một chút (Văn một chút, Sử một chút, Địa một
chút “trộn” vào với nhau thành môn mới không khác gì bình mới rượu cũ,
nhiều thứ góp lại thành một). Nhưng ta phải xác định đây không phải là sự
cóp nhặt một cách tùy tiện những kiến thức của môn khoa học này, khoa học
kia mà là lựa chọn có chủ đích những kiến thức khoa học của cuộc sống,
những kiến thức góp phần hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh theo
lộ trình từ lớp dưới lên lớp trên, từ nhỏ đến lớn được đưa vào để giảng dạy.
Khi giảng dạy kiến thức liên quan đến địa lý, về đất nước Việt Nam, về những
vùng đất cụ thể, không có lý gì lại không nói về những sự kiện, những nhân
vật, những anh hùng, những nhà văn hóa, nhà quản lý, những người có công
đối với vùng đất đó, đất nước đó. Rồi cũng không có lý gì phải tách bạch với
việc học một tư liệu lịch sử với những cảm nhận về văn chương về văn học
của học sinh. Thực tế dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông trước đây cũng
như từ khi triển khai chương trình giảm tải, nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu hết
tầm quan trọng của kiến thức liên môn và tìm phương pháp sử dụng thích hợp
để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: "Tích hợp liên môn trong dạy học
làm văn thuyết minh ở lớp 10 trung học phổ thông" làm đề tài cho luận văn
của mình.
Đề tài đi vào xác định những kiến thức liên môn có liên quan cần sử

dụng để tích hợp trong dạy học làm văn thuyết minh lớp 10 ở trường THPT.
Đồng thời đề xuất các biện pháp sử dụng kiến thức liên môn để tạo hứng thú
học tập cho học sinh trong dạy học làm văn thuyết minh. Đối tượng nghiên
cứu của đề tài là quá trình sử dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học
làm văn thuyết minh ở lớp 10. Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành trên
phạm vi trường THPT Ngọc Hồi - huyện Thanh Trì - Hà Nội
2. Lịch sử nghiên cứu

5


Vấn đề sử dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học nói chung và
trong dạy học Ngữ văn nói riêng đã được đề cập đến trong các công trình giáo
dục học. Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi chúng tôi đã tiếp cận một số tài
liệu ngoài nước thông qua tài liệu dịch, tài liệu trong nước liên quan đến vấn
đề sử dụng tích hợp kiến thức liên môn như
2.1. Tài liệu nước ngoài
2.1.1. Tài liệu giáo dục học
Nhà giáo dục học T.A.I.Lina nhấn mạnh: “Ngày nay không có một
khoa học nào được giảng dạy mà lại không sử dụng những số liệu của các
khoa học tiếp cận khác, những tài liệu, những sự kiện và những thí dụ lấy từ
trong cuộc sống hàng ngày và từ các lĩnh vực tri thức khác nhau [29, tr. 245].
Trong phần nhiệm vụ của việc giảng dạy kĩ thuật tổng hợp tác giả cho rằng:
“Việc xác lập mối liên hệ giữa các bộ môn nhằm vạch ra cho học sinh thấy
mối liên hệ qua lại của các khoa học” [29, tr. 153].
Nhà giáo dục học I.A. Cai - Rốp, N.K. Gôn – Sa - Rốp - B.P.Ét - SiPốp, L.V. Dan - Cốp nêu ra những yêu cầu đối với trình độ của giáo sư trong
đó các ông nhấn mạnh: “Giáo sư không chỉ có tri thức phong phú về chuyên
môn nghiệp vụ của mình mà phải chú ý đến sự phát triển của những môn
khoa học gần gũi với môn chuyên nghiệp chủ yếu của mình” [17, tr. 87].
Nhà giáo dục học N.U.Savin nêu rõ: Nền học vấn phổ thông phán ánh đầy đủ

và chính xác nhất tri thức khoa học và thực tiễn của nhân loại và nó thực sự
là toàn diện. “Ở đó đã kết hợp một cách hữu cơ các tri thức về tự nhiên, xã
hội và tư duy con người đã đạt được sự hài hòa giữa học vấn về nhân văn và
về tự nhiên...” [24, tr. 99].
Trong cuốn “Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi” của Giselle
O. Martin – Kniep có đề cập đến quy trình xây dựng các đơn vị bài học tích
hợp là gì có nêu: Tích hợp chương trình có nhiều hình thức khác nhau. “Tích

6


hợp nội dung là hình thức kết nối nội dung trong nội bộ môn học và giữa các
môn học với nhau” [11, tr. 27].
2.1.2. Tài liệu ngữ văn
Một số tài liệu đề cập đến vấn đề này như bộ sách Thiết kế dạy học Ngữ
văn THCS theo hướng tích hợp của Trương Dĩnh, Bài tập rèn luyện kĩ năng
tích hợp Ngữ văn THCS [9]; Giáo trình phương pháp dạy học tiếng Việt [14]
của Nguyễn Thanh Hùng ; Đoàn Thị Kim Nhung với Phương pháp dạy học
Ngữ văn ở trường THCS [22]; Luận án Hệ thống đề kiểm tra nhằm đánh giá
năng lực Ngữ văn THCS theo yêu cầu tích hợp [32] của Nguyễn Thị Hồng
Vân. Ngoài ra còn một số bài báo bàn về quan điểm tích hợp trong môn Ngữ
văn và dạy học Ngữ văn của Trần Bá Hoành, Nguyễn Thanh Hùng, Đỗ Chu
Ngọc, Nguyễn Khắc Phi. Vũ Thị Sơn, Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử,…
Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học” nêu một cách
khái quát nhất và tương đối đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kiến
thức liên môn: “Tiềm năng giáo dục thế giới quan cho học sinh đặc biệt được
khai thác trong mối liên hệ giữa các môn học. Các mối liên hệ giữa các môn
học, phản ánh bản chất biện chứng của nhận thức khoa học, giúp xem xét một
sự vật hay một hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau [21, tr. 123]. Đặng
Thành Hưng cho rằng: “Trong khoa học giáo dục còn có những bộ môn,

chuyên ngành, liên môn lấy những liên hệ qua lại làm đối tượng [16, tr. 15].
Trần Bá Hoành trong “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khoa” nhấn mạnh phương pháp tích cực trong đó đề cập vấn đề giáo dục
theo mục tiêu với nội dung “liên môn” và “xuyên môn”. Ngoài ra, vấn đề trên
còn được đề cập đến trong các bài báo, tạp chí giáo dục như bài viết của
Nguyễn Quang Vinh “Dạy học các môn học theo quan điểm liên môn” (trên
tạp chí NCGD số 10/1986), Trần Đức Minh “Vận dụng quan điểm liên môn một yếu tố nâng cao tính tích cực học tập của học sinh” (trên tạp chí NCGD

7


số 4/1999). Mỗi bài viết tuy chỉ nghiên cứu sâu một khía cạnh của vấn đề,
nhưng đều khẳng định sự cần thiết và nêu rõ vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng
kiến thức liên môn trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào xác định những kiến thức liên môn có liên quan cần sử
dụng để tích hợp trong dạy học làm văn thuyết minh lớp 10 ở trường THPT.
Đồng thời đề xuất các biện pháp sư phạm sử dụng kiến thức liên môn để tạo
hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học làm văn thuyết minh.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những bài dạy lí thuyết làm văn thuyết minh trong sách giáo khoa Ngữ
văn cơ bản lớp 10 tập 1 và tập 2, NXB Giáo dục,2006 có thể dùng để tích hợp
kiến thức liên môn trong dạy học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành trên phạm vi khối lớp 10, trường
THPT Ngọc Hồi - huyện Thanh Trì - Hà Nội
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp phân tích: đọc và phân tích các tài liệu về văn, lịch sử, địa

lí, giáo dục công dân; chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, phần làm
văn thuyết minh, các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài để xây dựng
hệ thống kiến thức liên môn phù hợp.
Phương pháp tổng hợp: chúng tôi sẽ lựa chọn những kiến thức ở các môn học
có liên quan đến kiến thức làm văn thuyết minh để tổng hợp nội dung kiến
thức cần và có thể sử dụng kiến thức liên môn.
- Nghiên cứu thực tiễn
Đề tài khảo sát thực tế việc dạy học làm văn thuyết minh ở trường phổ
thông hiện nay. Đối tượng khảo sát là giáo viên văn trường THPT Ngọc Hồi
và học sinh trường THPT Ngọc Hồi.

8


Đối với giáo viên: đề tài khảo sát thực tế việc dạy học làm văn thuyết
minh nói chung và sử dụng kiến thức liên môn nói riêng trong dạy học làm
văn thuyết minh thông qua phỏng vấn, điều tra xã hội học, dự giờ, thăm lớp.
Đối với học sinh: tiến hành điều tra tình hình học tập, tâm lý của học sinh lớp
10 trường THPT Ngọc Hồi thông qua sổ điểm, kiểm tra miệng, kiểm tra viết
và trắc nghiệm khách quan.
- Thực nghiệm sư phạm: Soạn một bài thực nghiệm theo những dự kiến về
biện pháp mà luận văn đưa ra, tiến hành dạy học thực nghiệm ở trường THPT
Ngọc Hồi nhằm kiểm chứng những biện pháp mà đề tài nêu ra, từ đó rút ra
những kết luận khoa học và khẳng định tính khả thi của đề tài.
- Sử dụng phương pháp toán học thống kê trên cơ sở so sánh các giá trị thu
được giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá hiệu quả của những
biện pháp dạy học mà đề tài đưa ra.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm được trình bày trong 3 chương.

Chƣơng 1: Vấn đề tích hợp kiến thức liên môn trong dạy làm văn
thuyết minh ở trường trung học phổ thông - lý luận và thực tiễn.
Chƣơng 2: Nội dung và hướng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy
làm văn thuyết minh ở trường trung học phổ thông
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm và kết luận khoa học.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), SGK Ngữ văn 10, tập 1 – 2. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ giáo dục & Đào tạo (2002), Chương trình THCS môn Ngữ văn. Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông
môn Ngữ văn. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Ngữ văn
10. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 1. Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ giáo dục & Đào tạo (2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2. Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
7. Bộ giáo dục & Đào tạo (2002), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 1. Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
8. Trƣơng Dĩnh (2007), Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 theo hướng tích
hợp, tập 1, Nxb Giáo dục.
9. Trƣơng Dĩnh (2007), Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp,
tập hai, Nxb Giáo dục.
10.Vũ Cao Đàm ( 1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất
bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

11. Gielle O. Martin – Kniep (2011), Tám đổi mới để trở thành người
giáo viên giỏi. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
12. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo
(2001), Từ điển giáo dục học. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
13. Trần Bá Hoành (2006), “Dạy học tích hợp”. Tạp chí Khoa học Giáo dục
(12), tr.20-23.
10


14. Nguyễn Thanh Hùng (2009), Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng
Việt. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
15. Nguyễn Thanh Hùng (2006), “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”. Tạp
chí Khoa học Giáo dục (6),tr 15-17.
16. Đặng Thành Hƣng (2002), Dạy học hiện đại- lí luận, biện pháp, kĩ thuật.
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
17. I.A. Cai- rốp (tổng chủ biên), N.K.Gôn- sa- rốp, B.P.Ét- si- pốp
(1959), Giáo dục học, Tập 1, sách dùng trong các trường Đại học Việt Nam.
Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
18. L.F. Khalamôp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như
thế nào. Nhà xuất bản Giáo dục.
19. Phan Trọng Luận, Trƣơng Dĩnh (2002), Phương pháp dạy học văn.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
20. Đỗ Chu Ngọc (2003), “Chống tích hợp trong dạy học Ngữ văn mà
không hiểu ngữ, không hiểu văn, không hiểu tích hợp”. Tạp chí Thế giới
trong ta, (1), tr11-13.
21.Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, Tập 1. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
22. Đoàn Kim Nhung (2006), Phương pháp dạy học Ngữ văn ở THCS theo
hướng tích hợp và tích cực. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ
Chí Minh.

23.N.M. Iacôplep (1975), Phương pháp và kĩ thuật lên lớp ở trường phổ
thông, Tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục.
24. N.U. Savin (1983), Giáo dục học. Nhà xuất bản Giáo dục.
25. Nguyễn Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2006), Giáo trình Giáo dục học.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
26. Đào Trọng Quang (1997) Biên soạn sách giáo khoa theo quan điểm
tích hợp - Cơ sở lý luận và một số kinh nghiệm, Các vấn đề sách giáo dục.
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

11


27.Vũ Thị Sơn (2009), “Dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào thực
tiễn Việt Nam”, Dạy và học ngày nay (19), tr20-22.
28. T.A.I. Lina (1970), Giáo dục học, người dịch Đàm Hữu Thiếu, hiệu đính
Nguyễn Đình Cao, Tư liệu trường ĐHSP Hà Nội I, 1972. Nhà xuất bản Đại
học Matxcơva.
29. T.A.I. Lina (1973), Giáo dục học, Tập 1, người dịch Nguyễn Hữu
Chương. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
30. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị
Hồng Vân (2010), Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 10. Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
31. Nguyễn Tú (chủ biên) (2001), Một số vấn đề đổi mới dạy học văn - Tiếng
Việt. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Hồng Vân (2004), Luận án Hệ thống đề kiểm tra nhằm
đánh giá năng lực Ngữ văn THCS theo yêu cầu tích hợp.
33. Nguyễn Quang Vinh (1986), “Dạy học các môn theo quan điểm liên
môn”. Tạp chí nghiên cứu giáo dục (3), tr. 13-15.

12




×