Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Sự chuyển đổi của loại hình tác giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua trường hợp Nguyễn công Hoan.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.1 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HÀ HUY THÍCH

SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA LOẠI HÌNH TÁC GIẢ
VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM QUA TRƢỜNG HỢP
NGUYỄN CÔNG HOAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HÀ HUY THÍCH

SỰ CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH TÁC GIẢ
VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM QUA TRƢỜNG HỢP
NGUYỄN CÔNG HOAN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Vƣơng



Hà Nội – 2015


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài- Giới hạn nghiên cứu. ...................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn.............................................. 3
3. Lịch sử vấn đề: .............................................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Cấu trúc luận văn. ......................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 5
Chƣơng 1: SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH VÀ
VÙNG VĂN HÓA SƠN NAM ....................................................................... 5
1.1. Truyền thống gia đình. ............................................................................ 5
1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Công Hoan. ............................. 5
1.1.2. Truyền thống gia đình. .......................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Vùng văn hóa Sơn Nam Hạ. .................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Đặc điểm về địa lý. ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Đặc điểm về văn hóa xã hội. ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Một số tác giả văn học tiêu biểu trấn Sơn Nam có ảnh hưởng đến
phong cách sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan.Error!

Bookmark

not defined.
Chƣơng 2: SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO VÀ VĂN
HỌC TÂY ÂU TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN
TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 – 1945 . Error! Bookmark not defined.

2.1. Văn hóa truyền thống và văn chƣơng nhà Nho.Error! Bookmark not
defined.
2.1.1. Văn học dân gian. ................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Từ cái nhìn của nhà Nho trong văn học Trung đại đến cái nhìn của nhà
văn, nhà thơ trào phúng cuối thế kỉ XIX trong tiến trình văn học Việt Nam.
Error! Bookmark not defined.


2.1.3. Sự thay đổi của hệ thống chủ đề, đề tài và hình tượng trung tâm trong
văn chương trào phúng. .................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Sự ảnh hƣởng của văn hóa phƣơng Tây trong sáng tác của Nguyễn
Công Hoan trƣớc cách mạng tháng 8 - 1945.Error!

Bookmark

not

defined.
2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội. ................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Sự ra đời của trào lưu văn học hiện thực phê phán.Error! Bookmark
not defined.
2.2.3. Sự vận động hệ quy chiếu của chủ nghĩa hiện thực phê phán. ...... Error!
Bookmark not defined.
Chƣơng 3: SỰ VẬN ĐỘNG TRONG TƢ TƢỞNG CỦA NHÀ VĂN QUA
NHỮNG SÁNG TÁC VĂN HỌC CỦA ÔNGError!

Bookmark

not


defined.
3.1. Những chặng đƣờng sáng tác của Nguyễn Công Hoan .............. Error!
Bookmark not defined.
3.1.1. Giai đoạn từ 1920 – 1923. .................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Giai đoạn từ 1929 – 1935. .................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Giai đoạn từ 1936 – 1939. .................... Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Giai đoạn từ 1940 – 1945. .................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Sự vận động về phƣơng diện nội dung và nghệ thuật trong sáng tác
của Nguyễn Công Hoan ................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Lý tưởng thẩm mỹ. ................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Hệ thống chủ đề, đề tài. ........................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Hình tƣợng nhân vật. ............................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Hình tượng nhân vật trào phúng. .......... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Hình tượng nhân vật điển hình ............. Error! Bookmark not defined.
3.4. Hệ thống ngôn ngữ- thể loại .................. Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Ngôn ngữ ............................................... Error! Bookmark not defined.


3.4.2. Thể loại .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.5. Cốt truyện – Tình huống ....................... Error! Bookmark not defined.
3.5.1. Cốt truyện .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.5.2. Tình huống truyện ................................. Error! Bookmark not defined.
PHẦN KẾT LUẬN ........................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài- Giới hạn nghiên cứu.
Lịch sử phát triển văn học của mỗi quốc gia, dân tộc đều ghi dấu sự vận động
và phát triển của lịch sử quốc gia, dân tộc ấy. Từ đó hình thành nên những bản sắc

riêng của quốc gia, dân tộc đó. Với hàng nghìn năm lịch sử vận động và phát triển,
văn học Việt Nam đã thực sự tạo được một dấu ấn riêng, bản sắc riêng về văn học,
văn hóa Việt.
Văn học Việt Nam có một bề dày truyền thống. Từ văn học dân gian đến văn
học thành văn đã góp phần không nhỏ trong việc thể hiện, phản ánh tâm tư, tình cảm
của con người Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Đặc biệt là gần mười thế kỉ tồn tại và
phát triển của văn học trung đại, Nho giáo giữ vai trò định hướng phát triển văn học
Việt Nam. Điều ấy thực sự tạo nên một bản sắc rất riêng của Văn học Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX văn học Việt Nam có những bước phát triển
mới. Đó là bước chuyển từ truyền thống sang hiện đại. Một thời đại mới của văn
học đã phôi thai từ giai đoạn quá độ, từng bước hòa nhập vào quỹ đạo của văn học
thế giới.
Sự vận động phát triển của thời đại lịch sử đã đưa văn học Việt Nam chuyển
mình sang một hướng mới. Đó là sự vận động, chuyển đổi cả nội dung và nghệ thuật
phản ánh của văn học Việt Nam. Từ những áng văn chương mang đậm màu sắc của
văn chương Trung đại chuyển sang hướng hiện đại hóa của văn học Phương Tây.
Thực tế của nền văn học sử Việt Nam cho thấy, mối liên hệ từ truyền thống
đến hiện đại chưa thực sự được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, khai thác. Đặc biệt
là sự vận động của văn học Việt Nam được thể hiện qua một số tác giả tiêu biểu như:
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng…Sự vận động trong sáng tác
của họ thể hiện quy luật đặc thù của văn học Việt Nam.
Và nhà văn thể hiện sự vận động chuyển đổi về phong cách sáng tạo nghệ
thuật ấn tượng hơn cả là nhà văn Nguyễn Công Hoan.
Nguyễn Công Hoan là một tác gia lớn trong nền văn học cận đại Việt Nam.
Sự nghiệp của ông được tạo dựng bởi hàng trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu thuyết
có giá trị trong nền văn học nước nhà.

1



Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan mang những nét đặc thù về quan điểm
thẩm mỹ nghệ thuật riêng, để lại những dấu ấn riêng về truyền thống của gia đình;
giai đoạn lịch sử xã hội ấn tượng cụ thể.
Có một số công trình nghiên cứu về những sáng tác của ông, nhưng phần
nhiều chỉ thiên về đọc và bình văn rồi đưa ra kết luận Hay- Dở mà chưa dựng được
một bức tranh toàn cảnh về quy luật tồn tại và vận động phát triển của đối tượng;
chưa chỉ ra được những con đường ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành con
người nhà văn.
Bởi vậy, luận văn của chúng tôi đi sâu và hướng tới sự chuyển đổi loại hình tác
giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua tác giả Nguyễn Công Hoan.
Luận văn của chúng tôi được hình thành trực tiếp từ sự gợi ý và hướng dẫn
của GS - TS Trần Ngọc Vương, đồng thời với nỗ lực tự thân của người viết. Nhưng
do thời gian hạn hẹp và do tính chất, mức độ của luận văn, chúng tôi chỉ đi vào
phạm vi chuyên sâu và giới hạn ở một số điểm sau:
(1). Sự ảnh hưởng của truyền thống gia đình và vùng văn hóa Sơn Nam .
Đó là sự ảnh hưởng của truyền thống gia đình và vùng văn hóa Trấn Sơn Nam đến
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan.
(2). Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu trong sáng tác của
Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng 8 - 1945.
Đó là sự chuyển biến rõ nét về nội dung và phong cách nghệ thuật của nhà văn
từ ảnh hưởng của văn chương nhà nho sang văn chương hiện thực phê phán mang
đậm phong cách văn chương phương Tây.
(3). Từ những vấn đề trên, chúng tôi đi tới vấn đề cụ thể về tư tưởng và quan điểm
nghệ thuật của nhà văn qua những sáng tác của ông. Nhằm chứng minh cho nhận
định: sự vận động chuyển đổi loại hình tác tác giả văn học qua sáng tác của Nguyễn
Công Hoan trước cách mạng tháng Tám 1945.
Tuy nhiên, do thời gian tiếp cận đề tài còn hạn chế, vốn kiến thức được trang
bị nhiều điểm còn chưa thực sự sâu sắc, nên có những vấn đề chưa được nghiên cứu
sâu. Luận văn chưa mở rông sang các tác giả cùng thời khác để thấy được sự vận
động biến đổi của hệ quy chiếu trong hầu hết các tác giả những năm đầu thế kỉ XX.


2


2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn.
2.1. Mục đích và ý nghĩa lý luận.
Đối tượng nghiên cứu là một tác giả lớn, quá trình hình thành, vận động và
phát triển phong cách nhà văn Nguyễn Công Hoan. Vì vậy, chúng tôi xác định mục
đích, tính chất của luận văn là vấn đề nghiên cứu của văn học sử. Cụ thể là nghiên
cứu sự chuyển biến mang tính quy luật đặc thù của văn học Việt Nam qua ngòi bút
nhà văn.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
Thực hiện được mục tiêu trên, chúng tôi hi vọng luận văn của mình góp phần
phục vụ trực tiếp cho việc tìm hiểu và giảng dạy tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết
của Nguyễn Công Hoan ở cấp độ phân tích, cảm nhận văn học qua thực chứng lịch
sử khách quan.
3. Lịch sử vấn đề:
Có khá nhiều nhà nghiên cứu dành nhiều tâm huyết cho sáng tác của Nguyễn
Công Hoan, và nhiều nhà nghiên cứu coi Nguyễn Công Hoan là một nhà văn tiêu
biểu của chủ nghĩa hiện thực.
Trên tạp chí Nam Phong 7 – 1932, Trúc Hà viết phê bình về truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan “Một ngọn bút mới”. Trong bài viết của mình, Trúc Hà chỉ ra
những “lời văn hàm một giọng trào phúng, lại thường hay đệm một vài câu hoặc
một vài chữ có ý khôi hài bông lơn thú vị”…
Trong cuốn “Phương pháp sáng tác ttrong văn học nghệ thuật”, NXB Sự
thật Hà Nội 1962, Hồng Chương chỉ ra: lối tả tỉ mỉ ở các chi tiết là một đặc điểm
của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa của Nguyễn Công Hoan. Phan Cự
Đệ trong “Nhà văn Việt Nam 1945 – 1975” (tập 2), NXB Đại Học và Trung học
chuyên nghiệp khẳng định: Nguyễn Công Hoan đã đặt những viên gạch đầu tiên
xây đắp nền móng cho văn xuôi hiện thực phê phán. Ông là người đầu tiên khẳng

định phương pháp hiện thực phê phán trong lĩnh vực truyện ngắn và là ngọn cờ đầu
của văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930 – 1945.

3


Năm 2002, cuốn Nguyễn Công Hoan, Tác gia – Tác phẩm do nhà nghiên
cứu Lê Thị Đức Hạnh biên soạn được xem là cuốn tài liệu tập hợp được những công
trình nghiên cứu đầy đủ nhất về Nguyễn Công Hoan từ trước tới nay.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan đều chưa thật chú ý
đến những con đường ảnh hưởng quan trọng tới sự vận động, chuyển đổi loại hình
nhà văn. Bởi vậy, luận văn của chúng tôi cố gắng làm rõ sự chuyển đổi loại hình tác
giả văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua tác giả Nguyễn Công Hoan
dưới góc nhìn từ lý thuyết loại hình học tác giả nhà văn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp loại hình học tác giả và phương pháp logic - lịch sử là nền tảng
cho các phương pháp và thao tác khoa học mà luận văn sử dụng ở cấp khái quát
nhất. Ngoài ra, trong việc nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của văn học,
chúng tôi còn sử dụng phương pháp chuyên sâu như nghiên cứu lịch sử văn hóa và
phương pháp loại hình học tác giả.
Phương pháp thống kê phân loại, phương pháp so sánh đối chiếu cũng được
chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
5. Cấu trúc luận văn.
- Chương 1: Sự ảnh hưởng của truyền thống gia đình và vùng văn hóa Sơn
Nam .
-Chương 2. Sự ảnh hưởng văn học nhà Nho và văn học Tây Âu trong sáng tác
của Nguyễn Công Hoan trước cách mạng tháng 8 - 1945.
-Chương 3. Sự vận động trong tư tưởng của nhà văn qua những tác phẩm văn
học của ông.


4


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH VÀ VÙNG
VĂN HÓA SƠN NAM
1.1. Truyền thống gia đình.
1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Công Hoan.
Nguyễn Công Hoan- tác giả truyện ngắn xuất sắc, một hiện tượng đặc biệt
trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại.
Ông sinh ngày mồng 6 tháng 3 năm 1903 trong một gia đình nho học ở làng
Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Hưng Yên). Gia đình ông là
gia đình nhà nho có nhiều người làm quan với Pháp. Cha ông tuy đỗ tú tài nhưng
chỉ được nhận chức huấn đạo và ở mãi chức này cho đến khi mất. Đồng lương ít ỏi
của cha không đủ nuôi đàn con đông, nên Nguyễn Công Hoan từ nhỏ đã được ông
bác ruột, một ông quan yếm thế có tinh thần yêu nước đón về nuôi dưỡng và giáo
dục. Ngay từ những ngày còn nhỏ ông đã tỏ ra là một cậu thiếu niên thông minh,
nghịch ngợm và hóm hỉnh. Tuy bé nhất trong nhà nhưng ông lại luôn là người đầu
trò trong các cuộc chơi. Ông thường tự biên soạn những vở chèo, vở tuồng từ những
tích cũ, tự lập sân khấu rồi cùng các anh con của bác chơi trò biểu diễn. Đề tài
những vở kịch do ông nghĩ ra hoàn toàn dựa theo những truyện hàng ngày nghe kể,
khi là chơi trong các trại lính lệ, lính cơ nhằm giễu cợt những thói hư tật xấu của kẻ
có quyền và xót thương những người nghèo khờ dại. Những buổi biểu diễn này
được lính lệ và nhân dân trong vùng đến xem rất đông. Cứ tối đến, họ lại kéo nhau
đến tụ tập quanh sân nhà người bác để xem “cậu chủ nhỏ diến trò” và cậu chủ nhỏ
được họ rất yêu quý. Năm lên bảy tuổi, Nguyễn Công Hoan được học tiếng Pháp
với một thầy ký rượu. Ông học tiếng thì ít mà học mánh khóe từ thầy thì nhiều. Bài
học của ông thường là những bài vè truyền khẩu nửa Tây nửa Ta, những thủ thuật
đong và pha rượu lậu cùng những buổi đàn hát. Kết quả là sau hai tháng người bác
đành phải bắt ông thôi học với thầy ký rượu. Chín tuổi, ông được bác gửi lên học ở

trường Bưởi (trường Chu Văn An). Trong thời gian học ở trường Bưởi (từ chín đến
mười sáu tuổi) ông quen và thân với nhiều nhà văn nhà thơ đương thời, đặc biệt là
nhà thơ Tản Đà. Ông rất thích thơ Tản Đà, bài thơ nào của Tản Đà ông cũng đọc và

5


thuộc. Qua Tản Đà ông còn đọc nhiều và trở nên thích thơ Nguyễn Khuyến, Tú
Xương, Tú Mỡ… chính Tản Đà là nấc thang đầu tiên đưa bước Nguyễn Công Hoan
vào làng văn học. Năm mười bảy tuổi, sau một chuyến bỏ nhà ra Hải Phòng cùng
một anh con bác, trở về ông viết truyện ngắn đầu tay “Quyết chí phiêu lưu”. Truyện
ngắn này ông viết chỉ để đùa vui nhưng thật ra đã rõ dáng dấp con người ông và
cũng đã báo hiệu những văn phẩm của ông sau này. Một chuyện bịa từ cái gốc có
thật về chuyện đi bất thành của mình. Ông bịa chuyện có thật ấy nhằm mỉa mai và
đả kích chế độ thực dân. Năm 1922 ông lại ra Hà Nội học để ôn thi vào trường Nam
Sư phạm và bắt đầu viết truyện dài “Phải gió”. Truyện dài này làm cho các bạn
cùng phòng ở với ông không nhịn được cười. Kết cục nó bị thu bởi tác giả của nó
gây mất trật tự trong khu nội trú. Cùng năm, (vào tháng 7) Nguyễn Công Hoan đỗ
vào trường Sư phạm. Ông vừa học vừa viết văn. Những truyện ngắn thời kỳ này của
ông được in trên mục “Truyện thế gian” do Tản Đà thư cục xuất bản. Truyện của
ông, giọng văn, câu văn ngắn gọn, giản dị, dí dỏm khác hẳn với lối văn cầu kì, ước
lệ, cổ điển của những tác giả cùng thời. Vì vậy truyện ngắn của ông thời kỳ này
không gây được tiếng vang, nhưng đã báo cho độc giả thấy được sự xuất hiện của
một cây bút mới với lối văn hoàn toàn mới lạ. Mặt khác, do ham đọc thơ văn, ông
có con mắt nhìn đời bằng hồn thi sĩ, nên phong cách hiện thực phê phán sắc sảo của
ông đậm chất trữ tình.
Tốt nghiệp trường Nam Sư phạm năm ông hai mươi ba tuổi. Công việc dạy
học của ông vô cùng long đong, vất vả. Do bị tình nghi có tham gia hoạt động cách
mạng nên ông không ở đâu được lâu mà luôn bị thuyên chuyển vùng. Từ thị xã Hải
Dương ông phải chuyển đến huyện Nam Sách, huyện Kim Môn, thị xã Lào Cai,

thành phố Nam Định, rồi ra đảo Trà Cổ. Con đường văn nghiệp của ông cũng không
kém phần lao đao, trắc trở. Ông luôn bị thực dân Pháp theo dõi, ghìm ngòi bút, có
thời kỳ còn bị treo bút. Nhiều tiểu thuyết của ông bị cấm lưu hành như (Cái thủ lợn1939), nhiều truyện ngắn bị kiểm duyệt, cắt xén hoặc xóa trắng (Êu êu Mê đo; Hồi
còi báo động). Lớn lên trong thời kì những sự kiện chính trị lớn dốn dập xảy ra ở
trong và ngoài nước, lại làm cái nghề luôn bị chèn ép và bản thân bị nghi kị nên
giúp ông có cái nhìn đúng về xã hội đương thời. Sẵn có thái độ hằn học với kẻ xu

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh(2004), Từ điển Hán Việt, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.
2. Bakhtin.M(1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, người dịch Phạm Vĩnh Cư,
Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
3.

Borep. IU (1964), Những phạm trù mỹ học cơ bản, NXB chính trị Matxcơva.

4. Trương Chính, Phong Châu (2004), Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB khoa
học chính trị, Hà Nội.
5. Xuân Diệu (1979),Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học Hà Nội.
6. Đỗ Đức Dục (1971), “Suy nghĩ về vấn đề sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực
trong văn học Việt Nam”, Tạp chí Văn học (số 4), tr 5 – 8.
7. Đỗ Đức Dục (1982), “Trở lại vấn đề xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong
văn học Việt Nam”, Tạp chí văn học (số 1), tr 3 – 6.
8. Đỗ Đức Dục (1964), “Tìm hiểu chủ nghĩa hiện thực phê phán”, Tạp chí văn học
( số 2), tr 11 – 16.
9. Nguyễn Đức Đàn (1968), Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam,
NXB khoa học xã hội.
10. Phan Cự Đệ(2000) Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo Dục Việt Nam.

11. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu (2000), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB
Giáo Dục Việt Nam.
12. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo Dục Việt Nam.
13. Phan Cự Đệ (2000), tuyển tập (1,3) NXB Giáo Dục Việt Nam.
14. Học Đình (1935) Phê bình Kép Tư Bền, NXB Văn học.
15. Hà Minh Đức, Đỗ Văn Khang (2000), Lý luận văn học, NXB Giáo dục Việt
Nam.
16. Guranich.U (1962), cái cười vũ khí người mạnh, NXB văn học.
17. Lê Bá Hán, Phương Lựu (1980), Cơ sở lý luận văn học (tập 1) NXB Đại học và
THCN.
18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học
Quốc gia.

7


19. Lê Thị Đức Hạnh (1979), Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, NXB
Khoa học xã hội.
20. Lê Thị Đức Hạnh (1970), “Ảnh hưởng của Đảng đối với sáng tác của Nguyễn
Công Hoan trước cách mạng”, Tạp chí văn học (số 6), tr 15 – 19.
21. Lê Thị Đức Hạnh(2002), Nguyễn Công Hoan tác gia, tác phẩm, NXB Giáo duc
Việt Nam.
22. Heghe (1999), Mỹ học (tập 2), NXB Văn học, Hà Nội.
23. Đỗ Đức Hiển (1982), Từ điển văn học, NXB Thế giới.
24. Trần Văn Hiếu(2000), Ba phong cách trào phúng trong văn học Việt Nam
(1930 – 1945) Nguyễn Công Hoan – Vũ Trọng Phụng – Nam Cao, NXB Văn
học Hà Nội.
25. Nguyễn Công Hoan(1971), Đời viết văn của tôi, NXB Văn học.
26. Nguyễn Công Hoan (1957 – 1958), Truyện ngắn chọn lọc (tập 1,2), NXB Hội
nhà văn.

27. Nguyễn Công Hoan (1973 -1974), Truyện ngắn chọn loc (tập 1,2), NXB Văn
học Hà Nội.
28. Nguyễn Công Hoan (2005), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn học Hà Nội.
29. Nguyễn Công Hoan (1998), Nhớ gì ghi nấy, NXB Hội nhà văn.
30. Nguyễn Văn Huyền (1992), Nguyễn Khuyến tác phẩm, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh.
31. Mai Hương (2000), Tú Xương, Thơ, lời bình và giai thoại, NXB văn hóa thông
tin Hà Nội.
32. Trần Đình Hượu(1995), Nho giáo và văn học Việt Nam Trung cận đại, NXB
văn hóa thông tin Hà Nội.
33. Trần Đình Hượu (1995), Đến hiện đại từ truyền thống, NXB Văn hóa Thông
tin Hà Nội.
34. Trầ n Điǹ h Hươ ̣u – Lê Trí Dũng (1988), Văn học Viê ̣t Nam giai đoạn giao thời
1900 – 1930, NXB Đa ̣i ho ̣c và THCN, Hà Nội.
35. Konrat. N (1992), Phương Đông và Phương Tây, NXB Giáo dục Việt Nam.

8


36. Lê Đình Kỵ (1970), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, NXB
khoa học.
37. Vũ Ngọc Khánh (2003), Thơ văn trào phúng Việt Nam, NXB văn học thế giới.
38. Vũ Ngọc Khánh (1996), Hành trình vào xứ sở cười, NXB Giáo dục Việt Nam.
39. Phong Lê (2003), Văn học Việt Nam hiện đại – Lịch sử và lý luận, NXB khoa
học xã hội.
40. Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1988), Lý luận văn học (tập 3), NXB Giáo
dục Việt Nam.
41. Trần Thanh Mại toàn tập (tập 2), Thời và thơ Tú Xương, NXB văn hóa.
42. Lê Minh (1991), Nguyễn Công Hoan toàn tập (tập 1,2,3,4,5), NXB Văn học.
43. Lê Minh (1992), Chân dung văn học, Trường viết văn Nguyễn Du Hà Nội.

44. Lê Minh (2003), Nguyễn Công Hoan với nghề văn, NXb Thanh Niên.
45. Lê Minh (1993), Nguyễn Công Hoan nhà văn hiện thực lớn, NXB Hội nhà Văn.
46. Petơrốp (1980), Chủ nghĩa hiện thực phê phán, NXB Đại học và Trung học
chuyên nghiệp.
47. Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
48. Vũ Đức Phúc, Nguyễn Đức Đàn (1964), Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam
1930 – 1945, NXB Văn học.
49. Nguyễn Thanh Sơn (2000) “An Nam tạp chí và những truyện ngắn xã hội ba
đào ký”, Tạp chí văn học (số 2), tr 08 - 12.
50. Trần Đình Sử, Nguyễn Thanh Tú (2001), Thi pháp truyện ngắn trào phúng
Nguyễn Công Hoan, NXB Đại học Quốc gia.
51. Văn Tân (1958), Văn học trào phúng Việt Nam, NXB sử địa Hà Nội.
52. Timofeep (1962), Nguyên lý lý luận văn học (tập 2), NXB Văn hóa.
53. Phạm Xuân Thạch (2014), Sự khởi sinh của tính hiê ̣n đại – Trầ n thuật viê ̣t Nam
trong ba thập niên đầ u thế kỉ XX, NXB Giáo Du c̣ Viê ̣t Nam.
54. Bùi Việt Thắng (1997), “Nguyễn Công Hoan văn và đời” trong các nhà văn
được giải thưởng HCM, NXB Hội nhà văn.
55. Trần Nho Thìn (2003), Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa,
NXB Giáo Dục Việt Nam.

9


56. Trần Ngọc Vương (1999), Loại hình học tác giả văn học Nhà Nho tài tử và văn
học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia.
57. Trần Ngọc Vương (1999), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung,
NXB Đại học Quốc gia.
58. Trầ n Ngo ̣c Vương – Trầ n Hải Yế n – Phạm Xuân Thạch (2010), Giáo trình văn
học Việt Nam ba mươi năm đầ u thế kỉ XX, NXB Đại học Quốc gia Hà nội.
59. Trầ n Ngo ̣c Vương (2010), Thực thể Viê ̣t nhìn từ các góc độ chữ, NXB Tri thức.

60. Xuskop.B (1982), Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực, NXB tác phẩm mới.

10



×