Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.89 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
----------------------

ĐOÀN VĂN NAM

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN
Ở TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BẮC GIANG - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
----------------------

ĐOÀN VĂN NAM

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN
Ở TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
MÃ NGÀNH: 60 22 03 08

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS ĐẶNG THỊ LAN


BẮC GIANG - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................ 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...... Error! Bookmark not defined.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...... Error! Bookmark not defined.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứuError!

Bookmark

not

defined.
6. Đóng góp của luận văn ........................ Error! Bookmark not defined.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận vănError!

Bookmark

not

defined.
8. Kết cấu của luận văn ........................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA TINH THẦN VÀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TINH THẦN ...........................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1. Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần và xây dựng đời sống văn
hóa tinh thần .............................................. Error! Bookmark not defined.

1.1.1. Khái niệm đời sống văn hoá tinh thầnError!

Bookmark

not

defined.
1.1.2. Khái niệm xây dựng đời sống văn hóa tinh thầnError! Bookmark
not defined.
1.2. Mục tiêu và nội dung cơ bản của xây dựng đời sống văn hóa
tinh thần ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng đời sống văn hóa
tinh thần ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ............ Error!
Bookmark not defined.
1.3.2. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáError! Bookmark not
defined.


1.3.3. Toàn cầu hóa .............................. Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Diễn biến hoà bình ..................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN Ở
TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu tỉnh Bắc GiangError!

Bookmark

not defined.
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên và dân cư, dân tộcError! Bookmark not

defined.
2.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội .......... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Tỉnh Bắc
Giang hiện nay ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Lĩnh vực chính trị, tư tưởng ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Lĩnh vực đạo đức, lối sống .......... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng ..... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ ....... Error!
Bookmark not defined.
2.2.5. Lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ...... Error! Bookmark not defined.
2.3. Phƣơng hƣớng và một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh quá
trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay
Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Một số phương hướng nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng đời
sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayError! Bookmark not
defined.
2.3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng đời sống
văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayError!

Bookmark

not

defined.
KẾT LUẬN .............................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 8



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng ta đã khẳng định nền văn hóa
mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc” do Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) đưa ra
đến nay vẫn là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây
dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở nước ta, cần được kế thừa, bổ sung
và phát huy trong thời kỳ mới. Văn kiện Đại hội X(2006) đã nhấn mạnh:
Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển
kinh tế – xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ
sung, phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định:
“Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát
triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần
nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu
vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức
mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”[34; 76].
Đảng ta đã xác định: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá
nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân
tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm
sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia
đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, tạo ra trên đất nước ta
đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục
vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu,
1



nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa
xã hội”[33; 106].
Hiện nay, nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, đặt nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, then chốt. Mục tiêu công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ hiện đại, của văn minh tin học điện tử, của quá trình
toàn cầu hóa sẽ không đạt được nếu không chủ động xây dựng và phát triển
văn hóa một cách có hiệu quả và bền vững. Trải qua gần 30 năm đổi mới
đất nước, nước ta ở trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, mở
rộng giao lưu hợp tác quốc tế trên nhiều mặt. Bên cạnh những thành công
có được từ nền kinh tế thị trường cũng như quá trình toàn cầu hóa, chúng ta
không tránh khỏi những tác động tiêu cực do mặt trái của chúng gây ra, nếu
không có sức mạnh của đời sống văn hóa tinh thần, không có định hướng
vững vàng thì sự tồn tại của con người cũng như chế độ chính trị nước ta
cũng khó giữ gìn.
Đặc biệt, đời sống văn hóa tinh thần giúp con người tự nhận thức
chính mình, hướng con người tới sự hoàn thiện. Đời sống văn hóa tinh thần
còn giúp con người chống lại sự tha hóa trong môi trường của sản xuất
hàng hóa, của chủ nghĩa tiêu dùng, chiến tranh và tội ác. Vì vậy song song
với nhiệm vụ phát triển kinh tế, tất yếu là nhiệm vụ xây dựng văn hóa, công
tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần trở thành một nhiệm vụ cấp thiết
trước một thế giới đang biến đổi nhanh chóng như hiện nay.
Trước sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hoá, bên cạnh những thời cơ
thuận lợi không tránh khỏi những tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến
cá nhân, tổ chức, thậm chí sự vong tồn của một quốc gia. Đó là cơ hội để
văn hoá Việt Nam học hỏi và phát huy các giá trị của mình, đó là sự
hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của nhân loại với giá rẻ hơn,
tiện nghi thuận lợi hơn. Tuy nhiên đi cùng với đó là vấn đề giữ gìn cơ cấu


2


và giá trị nội sinh của văn hoá dân tộc, đó là vấn đề tha hoá lối sống, nhân
cách, rối loạn những giá trị xã hội, quan hệ xã hội.
Chiến lược “diễn biến hoà bình” là âm mưu cực kỳ thâm độc của các
thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh
vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá – xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an
ninh. Để thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", các thế lực thù địch tìm
mọi cách du nhập lối sống, đạo đức, văn hóa không lành mạnh vào nước ta,
làm cho văn hóa của chúng ta đi chệch mục tiêu, lý tưởng yêu nước và chủ
nghĩa xã hội, phá hoại, làm xói mòn nền tảng và các giá trị đạo đức, văn
hóa tốt đẹp của dân tộc, làm tha hóa một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc
biệt là thế hệ trẻ, nhằm tạo ra một thế hệ mất gốc, thích ăn chơi, thực dụng,
vụ lợi, vị kỷ, đua đòi, hưởng lạc, kích thích các tệ nạn xã hội phát triển.
Cùng chung với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc của đất nước, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các
địa phương cần được nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Đặc
biệt ở khu vực trung du và miền núi trong quá trình chuyển mình phát triển
cùng với sự phát triển chung của đất nước, khu vực và quốc tế, vấn đề xây
dựng đời sống văn hóa tinh thần lại càng có ý nghĩa quan trọng. Một trong
những vấn đề trọng tâm đối với hoạt động văn hóa hiện nay là phát huy vai
trò của văn hóa ở cấp cơ sở tại các địa phương làm cho văn hóa thực sự trở
thành nền tảng tinh thần, là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế –
xã hội trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Bắc Giang là tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống (trong đó
8 dân tộc có số dân trên 1.000 người), cùng với đó sự đa dạng về tôn giáo,
tín ngưỡng. Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang còn lưu giữ, bảo tồn
nhiều giá trị văn hoá văn nghệ đặc sắc, cần được duy trì và phát triển.
Sinh ra và lớn lên tại Tỉnh Bắc Giang, được thừa hưởng những truyền

thống quý báu, được tiếp thu những giá trị truyền thống của cha ông. Điều
này là vinh dự hết sức to lớn đối với tôi. Hòa chung với sự phát triển khu
3


vực cũng như cả nước, Bắc giang đang tiếp tục chú trọng phát triển công
nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính
sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để khu vực miền núi phát triển đồng đều và
vững chắc, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước tình hình đó, vấn
đề xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở cơ sở là vấn đề mang tính thời sự,
cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề xây dựng đời sống văn hóa tinh
thần là vô cùng quan trọng, tôi lựa chọn vấn đề: “xây dựng đời sống văn
hóa tinh thần ở Tỉnh Bắc Giang hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết
học của mình, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho
tỉnh nhà, cho quê hương vào một lĩnh vực hết sức rộng lớn nhưng vô cùng
hấp dẫn và mang tính thời sự hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ nghĩa Mác – Lênin khi bàn về văn hóa đã khẳng định đó là một
trong những động lực để phát triển xã hội. Trong quá trình đổi mới của đất
nước, sự biến đổi đời sống tinh thần đã được các nhà khoa học nghiên cứu,
xem xét trên những bình diện khác nhau, đến nay chúng ta có thể chỉ ra
những công trình tiêu biểu theo các nhóm sau đây:
2.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa và xây dựng văn hóa, xây
dựng đời sống văn hóa tinh thần
- Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm hiểu về bản sắc văn hoá Việt Nam: Cái

nhìn hệ thống loại hình, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Trong cuốn sách,
bằng các phương pháp khoa học tác giả đã cung cấp cho người đọc một bức
tranh tổng quan về văn hóa Việt Nam với cách trình bày hết sức rõ ràng và
mạch lạc. Đó là cấ u trúc văn hóa với những đă ̣c trưng và chức năng
4

, các


loại hình văn hóa (những vấ n đề văn hóa ho ̣c đa ̣i cương ) để từ đó xác định
tọa độ và con đường phát t riể n của văn hóa Viê ̣t Nam . Đi vào các yế u tố
văn hóa, tác giả tập trung khảo cứu lĩnh vực văn hóa nhận thức dựa trên cơ
sở triế t lý âm dương, mô hình tam tài, ngũ hành của phương Nam (trong đó
có Việt Nam) và chỉ ra sự khá c biê ̣t của chúng với con đường phát triể n tư
duy phương Bắ c (chủ yếu là Trung Hoa) cũng đi từ triết lý âm dương (đươ ̣c
gọi là "lưỡng nghi ") đến mô hình tứ tượng , bát quái . Về văn hóa tổ chức
cộng đồ ng, tác giả đi vào hai l ĩnh vực: đời số ng tâ ̣p thể (với các tổ chức từ
nông thôn đế n đô thi ̣và quố c gia ) và đời sống cá nhân (tín ngưỡng, phong
tục, văn hóa giao tiế p , nghê ̣ thuâ ̣t ngôn từ – thanh sắ c – hình khối). Từ cấ u
trúc văn hóa nêu trên, tác giả phân tích cách ứng xử của người Việt với môi
trường tự nhiên (ăn, mă ̣c, ở, đi la ̣i) và môi trường xã hội (sự giao lưu văn
hóa với các giá trị ngoại lai du nhập vào Việt Nam : các tôn giáo , các nền
văn hóa Ấn Đô ̣ , Trung Hoa, phương Tây...) và sự đối phó , dung hơ ̣p văn
hóa Đông–Tây.
- Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn
hoá ở nước ta, Viện Văn hoá & Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. Cuốn
sách đã nhấn mạnh vai trò của việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ
sở – bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc – đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống thường ngày của
nhân dân.

- Trường Lưu (1999), Văn hóa – một số vấn đề lý luận, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã xem xét văn hóa trong mối quan hệ thống
nhất hữu cơ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, từ đó đặt ra yêu
cầu trong hoạt động xây dựng môi trường văn hóa cần có sự kết hợp hài
hòa, đồng bộ với nhiệm vụ xây dựng môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội nhằm phát triển toàn diện con người, qua đó tác động tới sự phát triển
của văn hóa và xã hội.

5


- Trần Văn Bính (1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong cuốn sách, tác giả đã bàn
đến vai trò của văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, đồng
thời đi sâu nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc và thực trạng văn hóa trong
quá trình đô thị hóa, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng nền văn
hóa dân tộc.
- Văn Đức Thanh (2001), Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả tiếp cận văn hóa như một tổng thể
chiều sâu, bề rộng, tầm cao của các giá trị mang tính nhân văn cao cả. Từ
đó tác giả đã đặt ra yêu cầu nhận thức và vận dụng đúng đắn những vấn đề
phương pháp luận trong quá trình xây dựng môi trường văn hóa ở cơ sở.
Tác giả đã bước đầu đưa ra phương pháp luận nghiên cứu về văn hóa và
phương hướng thực hiện thằng lợi cuộc vân động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” ở nước ta hiện nay. Cuốn sách tiếp tục khẳng định
quan điểm của Đảng ta về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc “vừa là mục tiêu, vừa là động lực” thúc
đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
- Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hoá dân tộc, NXB Văn hoá Thông
tin, Hà Nội. Ở đây, văn hóa cũng được tiếp cận dưới góc độ: tiếp cận hoạt

động, tiếp cận giá trị, tiếp cận phát triển, tiếp cận công nghệ. Tác giả cho
rằng “văn hóa là tổng hòa các giá trị vật chất và giá trị tinh thần theo tính
chân, mỹ, thiện, do hoạt động của con người sáng tạo ra, thông qua các
phương thức sinh tồn của đời sống xã hội, và ngày càng phát triển. Văn hóa
là sự phát triển, tiến bộ và phát triển, tiến bộ là văn hóa”
- Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hoá ở nước ta hiện nay từ
góc nhìn giá trị văn hoá, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. Cuốn sách đã
tiếp cận văn hóa theo thước đo giá trị lịch sử – xã hội, làm hiện diện bản
chất của môi trường văn hóa như một di sản quý báu mà các thế hệ nối tiếp
phải giữ gìn và phát triển.
6


- Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2003), Về phát triển văn hoá và xây
dựng con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội. Cuốn sách tập trung trình bày những nội dung cơ bản về tư
tưởng Hồ Chí Minh đối với phát triển văn hóa và xây dựng con người, mối
quan hệ giữa văn hóa và phát triển trong thời kỳ mới, phát triển con người
và xây dựng lối sống đạo đức và chuẩn mực giá trị mới,… Đồng thời cuốn
sách cũng đã đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề
trên.
Các công trình này cũng đó đề cập đến đặc điểm, vai trò của văn hóa
và văn hóa tinh thần cũng như đề cập đến các giải pháp bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên các công trình khoa
học đó nghiên cứu trên một phạm vi rộng, đề xuất những giải pháp ở tầm vĩ
mô.
2.2.

Các công trình nghiên cứu về văn hóa Bắc Giang


- Ngô Văn Trụ (chủ biên) (2011), Văn hóa Bắc Giang – một góc nhìn,
Nxb Văn hóa – Thông tin. Cuốn sách là những suy nghĩ, đánh giá, trao đổi
có tính học thuật, nghiệp vụ về văn hóa các dân tộc thiểu số trong địa bàn
Tỉnh Bắc Giang, về lễ hội tiêu biển, về văn hóa – du lịch cũng như những
nghiên cứu thực tế về công tác văn hóa tại Tỉnh Bắc Giang.
- Ngô Văn Trụ (chủ biên) (2006), Dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang, Nxb
Văn hóa dân tộc. Cuốn sách là một nghiên cứu về lịch sử, phong tục, tập
quán, lối sống của một dân tộc cụ thể sống trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang.
Ngoài một số các công trình trên còn có các bài viết in trên các
báo và tạp chí như: Đỗ Huy (2001), “Xây dựng môi trường văn hóa ở nước
ta từ góc nhìn giá trị học”, Văn hóa nghệ thuật, (4); Thu Linh (1994), “Mô
hình làng văn hóa ở nông thôn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (6).
Các bài viết này đã khai thác ở một vài khía cạnh của đời sống văn hóa
tinh thần, khẳng định vai trò của văn hóa và đời sống văn hóa tinh thần là
động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá” toàn quốc (2004), Một số nghiên cứu về triển khai phong trào “Toàn
dân đoàn kết xấy dựng đời sống văn hoá”.
2. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2001), Một số Văn kiện của
Đảng về công tác tư tưởng – văn hóa, tập 2 (1986 – 2000), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang (2013), Báo cáo thống kê danh sách
chức sắc, nhà tu hành năm 2013.
4. Ban Tôn giáo tỉnh Bắc Giang (2013), Báo cáo tổng kết tình hình
tôn giáo năm 2013.
5. Bảo tàng Bắc Giang (2006), Di sản văn hóa Bắc Giang – Bước đầu

tìm hiểu truyền thống văn hóa các dân tộc.
6. Nguyễn Chí Bền (1999), Văn hoá dân gian Việt Nam, Nxb Văn hoá
dân tộc, Hà Nội.
7. Trần Văn Bính (1996), Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở
nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
8. Trần Văn Bính (1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước
ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ Văn hoá – Thông tin, Cục văn hoá – Thông tin cơ sở (1999),
Hỏi đáp về xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, nếp sống văn hoá, tổ
chức và quản lý lễ hội truyền thống, Nxb CTQG, Hà Nội.
10.Bộ Văn hoá – Thông tin (1995), Đường lối văn hoá nghệ thuật của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
11.Bộ Văn hoá – Thông tin (1997), Xã hội hoá văn hoá và sự nghiệp
phát triển văn hoá, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
12.Bộ Văn hoá – Thông tin (2003), Hội thảo truyền thống và phát
triển trong xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở vùng Tây Bắc.

8


13.Bộ văn hóa – thông tin (2004), Tiếp tục đẩy mạnh công tác văn hóa
– thông tin ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Nxb Văn hóa, Hà
Nội.
14.Bộ văn hoá – Thông tin, Tập bài giảng bồi dưỡng kiến thức ngành
văn hoá – thông tin, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà nội 1999.
15.Hoàng Sơn Cường (2003), Văn hóa một góc nhìn, Nxb Đại học sư
phạm, Hà Nội.
16.Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Giá trị truyền thống trước những
thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17.Phạm Quỳnh Chinh (2007), Đô thị hoá và ảnh hưởng của nó đến

xây dựng đời sống văn hoá tinh thần ở ngoại thành Hà Nội hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ Triết học, Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18.Trương Minh Dục – Lê Văn Định (2010), văn hóa và lối sống đô
thị Việt Nam một cách tiếp cận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19.Nguyễn Đăng Dung (2002), Văn hoá học Việt Nam, Nxb Văn hoá –
Thông tin, Hà Nội.
20.Thành Duy (1996), Văn hoá trong phát triển của xã hội Việt Nam,
Nxb KHXH, Hà Nội.
21.Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông
Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
22.Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt,
Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
23.Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2010), Báo cáo chính trị của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang lần thứ XVII.
24.Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2015), Báo cáo chính trị của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh khoá XVII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang lần thứ XVIII.
9


25.Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2014), Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội
Tỉnh Bắc Giang 6 tháng đầu năm 2014.
26.Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ V, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27.Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
28.Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị Trung ương
giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30.Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị Trung ương 5
khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị Trung ương 5,
khoá IX , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35.Bế Viết Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh
tế – xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36.Nguyễn Khoa Điềm (2006), Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã
hội. Theo Vietnam.net
37.Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bẳn sắc dân tộc, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà
Nội.
38.Trần Khải Định (2003), Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần ở
Đắc Lắc hiện nay, Tạp chí “Lý luận chính trị”, số 9/2000.
10


39.Phạm Văn Đồng (1994), Văn hoá và đổi mới, Nxb Chính trị quốc
gia Hà Nội.
40.Phùng Văn Đông (2006), Một số vấn đề về thực trạng và định
hướng phát triển đời sống tinh thần ở nước ta. Theo Vietnam.net
41.Phạm Duy Đức (1996), Giao lưu văn hoá đối với sự phát triển văn
hoá nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42.Lê Quí Đức (2004), “Di sản văn hoá nhìn từ góc độ kinh tế", Trích
trong: Văn hoá và phát triển ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
43.Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc
Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
44.Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2003), Về phát triển văn hoá và xây
dựng con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
45.Dương Phú Hiệp (2012), cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên
cứu văn hóa và con người Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46.Lê Như Hoa (1996), Phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối
cảnh công nghiệp hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
47.Nguyễn Huy Hoàng (2000), Văn hoá trong nhận thức duy vật lịch
sử của C .Mác, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
48.Nguyễn Huy Hoàng (2003), Triết học – văn hóa, giá trị và con
người, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
49.Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình lý luận văn
hoá và đường lối văn hoá của Đảng Công sản Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
50.Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hoá ở nước ta hiện nay
từ góc nhìn giá trị văn hoá, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
51.Đỗ Huy – Trường Lưu (1990), Bản sắc dân tộc của văn hóa, Nxb
Viện văn hóa, Hà Nội.
11


52.Nguyễn Văn Huyên (2001), Văn hoá thẩm mĩ và sự phát triển của
con người Việt Nam trong thế kỷ mới, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
53.Đinh Gia Khánh (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Văn
hóa, Hà Nội.

54.Vũ Ngọc Khánh (1998), Văn hoá gia đình Việt Nam, Nxb Văn hoá
dân tộc, Hà Nội.
55.Vũ Ngọc Khánh (2004), Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam, Tập I, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
56.Khoa Văn hóa Xã hội Chủ nghĩa – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh (2003), Giáo Trình Lý Luận Văn Hóa Và Đường Lối Văn Hóa
Của Đảng Cộng Sản Việt Nam (Dùng Cho Hệ Lý Luận Chính Trị Cao
Cấp), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57.Khoa Văn hoá xã hội chủ nghĩa – Học Viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh (1997), Giáo trình văn hoá xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
58.Khoa Văn hoá xã hội chủ nghĩa – Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh (2004), “Kết luận Hội nghị lần thứ Mười Ban chấp hành Trung
ương Đảng (khoá IX)" (2004), Tạp chí Thông tin Văn hoá và phát triển.
59.Lương Quỳnh Khuê (1992), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại, Tạp chí Triết học (số
4).
60.Vũ Khiêu (2003), Văn hóa Việt Nam. Xã hội và con người, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
61.Đinh Xuân Lâm (1998), Hồ Chí Minh văn hóa và đổi mới, Nxb.
Lao động, Hà Nội.
62.Nguyễn Thu Linh (2003), Về vai trò của Nhà nước trong quản lý
văn hóa hiện nay, Tạp chí triết học (số 3).
63.Thanh Lê (2000), Văn hoá và lối sống, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

12


64.V.I.Lênin (1970), Bàn về cách mạng tư tưởng văn hóa, Nxb Tiến
bộ, Matxcơva.

65.Ngô Văn Lệ (1998), Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
66.Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số
ở miền Bắc Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
67.Trường Lưu (1999), Văn hóa – một số vấn đề lý luận, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
68.Lê Hồng Lý (2000), "Du lịch và vấn đề về vấn đề giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc ở Hà Nội", Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật.
69. Hồ Chí Minh (1981), Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, Nxb Văn
học, Hà Nội.
70.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
71.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội
72.Nhiều tác giả (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn
hoá Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
73.Nhiều tác giả (2006), Văn hóa thời hội nhập (2006), Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
74.Phạm Xuân Nam (1998), Văn hoá và sự phát triển, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
75.Phạm Xuân Nam (1993), Phương pháp luận về vai trò của văn hóa
trong phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
76.Hữu Ngọc – Dương Phú Hiệp – Lê Hữu Tầng (1987), Từ điển triết
học giản yếu, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
77.Phan Ngọc (1994), Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb
Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

13



78.Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội.
79.Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
80.Nguyễn Hồng Phong (1994), Mấy vấn đề truyền thống dân tộc
trong công cuộc hiện đại hóa ở nước ta, văn hóa và phát triển kinh tế, xã
hội ở nước ta, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội.
81.Đình Quang (2005), Đời sống văn hoá đô thị và khu công nghiệp
Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
82.Lương Hồng Quang (1999), Dân trí và sự hình thành văn hóa cá
nhân, Nxb Viện văn hóa và Văn hóa thông tin, Hà Nội.
83.Mai Thị Quý (2009), Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá
truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội
84.Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang (2013), Báo cáo kết
quả công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2013; Phương hướng, nhiệm
vụ trọng tâm 2014.
85.Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang (2014), Báo cáo kết
quả công tác văn hóa, thể thao và du lịch 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng
tâm 6 tháng cuối năm 2014.
86.Tạp chí Người đưa tin của UNESCO (11/1988).
87.Từ điển tiếng Việt (1998), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
88.Hoàng Thị Như Thanh (1998), Hướng tới một nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Học viện chính trị quốc gia, Hà Nội.
89.Văn Đức Thanh (2001), Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
90.Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thong
tin, Hà Nội.

14



91.Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm hiểu về bản sắc văn hoá Việt Nam:
Cái nhìn hệ thống loại hình, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
92.Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
93.Lê Quang Thiêm (chủ biên), Trần Đình Hượu, Nguyễn Kim Đính
(1998), Văn hoá với sự phát triển của xã hội Việt Nam theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94.Chu Khắc Thuật, Nguyễn Văn Thủ (chủ biên, 1998), Văn hoá lối
sống với môi trường, Nxb Văn hoá – Thông tin, Trung tâm nghiên cứu và
tư vấn về phát triển, Hà Nội.
95.Nguyễn Chí Tình (2003), Văn hóa và thời đại, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
96.Lê Quang Trang – Nguyễn Trọng Hoàn (1998), Những vấn đề văn
hóa Việt Nam hiện đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
97.Hoàng Trinh (1996), Mấy vấn đề văn hoá và phát triển, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
98.Ngô Văn Trụ (2011). Văn hóa Bắc Giang – một góc nhìn, Nxb Văn
hóa – Thông tin, Hà Nội.
99.Ủy bạn nhân dân tỉnh Bắc Giang(2014), Báo cáo tình hình thực
hiện kế hoạch kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, biện pháp chủ
yếu cần tập trung chỉ đạo 6 tháng cuối năm 2014.
100.Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (2002), Một số
vấn đề về việc triển khai, tổ chức chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, Hà Nội.
101.Ủy ban Quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa (1993),
Mấy vấn đề văn hóa và phát triển văn hóa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
102.Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn

hoá ở nước ta, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
15


103.Huỳnh Khái Vinh (2000), Phát triển văn hoá – phát triển con
người, Nxb Văn hoá – thông tin, Hà Nội.
104.Hồ Sĩ Vịnh (1999), Văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
105.Trần Quốc Vượng (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
Danh mục các Website tham khảo:

106.

Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang (07/2015),

/>107.Website: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Tỉnh Bắc Giang
(07/2015), />108.Website: Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tỉnh Bắc Giang (07/2015),
/>109.Website: Sở Lao Động Thương Binh Và Xã Hội Tỉnh Bắc Giang
(07/2015), />110.Website: Sở Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Bắc Giang (07/2015),
/>
16



×