Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ đối với ngân hàng tmcp kiên long chi nhánh rạch giá tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 85 trang )

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG







NGUYỄN TRẦN ANH VŨ





MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA
NÔNG HỘ ðỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN
LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ
TỈNH KIÊN GIANG





LUẬN VĂN THẠC SĨ




Khánh Hoà, 2014


ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG






NGUYỄN TRẦN ANH VŨ





MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA
NÔNG HỘ ðỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN
LONG CHI NHÁNH RẠCH GIÁ
TỈNH KIÊN GIANG


Chuyên ngành ñào tạo : Quản trị kinh doanh
Mã ngành : 60.34.01.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ HUY TỰU




Khánh Hoà, 2014

i


LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan luận văn “Một số nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng tiếp cận
tín dụng chính thức của nông hộ ñối với Ngân Hàng TMCP Kiên Long Chi Nhánh
Rạch Giá tỉnh Kiên Giang” là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của riêng
tôi.
Các s

li

u trong lu

n v

ă
n
ñượ
c thu th

p và x

lý m

t cách trung th

c, n

i dung
trích d

n
ñề
u
ñượ
c ch

rõ ngu

n g

c. Nh

ng k
ế

t quả nghiên cứu ñược trình bày trong luận
văn này là thành quả lao ñộng của tôi dưới sự giúp ñỡ của giáo viên hướng dẫn là TS. Hồ
Huy Tựu. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tôi xin cam ñoan luận văn này hoàn toàn không sao chép lại bất kì một công trình
nào ñã có từ trước.
Tác giả


Nguyễn Trần Anh Vũ
















ii


LỜI CÁM ƠN


ðể hoàn thành ñược luận văn này, ngoài những nỗ lực của cá nhân trong việc học
tập, nghiên cứu và vận dụng những tri thức ñã ñược học trong suốt 2 năm qua tại lớp Cao
học quản trị kinh doanh 2011 - Trường ðại học Nha Trang, và cũng nhờ vào sự giúp ñỡ
ñộng viên trong suốt thời gian nghiên cứu của gia ñình, thầy cô, bạn bè và ñồng nghiệp.
Trước hết, xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc ñến TS. Hồ Huy Tựu, người ñã
hết sức tận tình chỉ dẫn và giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu từ việc xây dựng
ñề cương, tìm kiếm tài liệu và cho ñến lúc hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn ñến quý thầy, cô giáo khoa Quản trị kinh doanh và Khoa sau
ñại học Trường ðại học Nha Trang ñã trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết trong
suốt khóa học.
Tôi xin ñược gửi lời cảm ơn ñến những hộ nông dân trong tỉnh Kiên Giang nơi tôi ñã
từng ñến phỏng vấn, ñã cung cấp nhiều thông tin hữu ích và giúp tôi trả lời phiếu khảo sát.
Xin chân thành cảm ơn các ñồng nghiệp của tôi tại Ngân hàng TMCP Kiên Long
chi nhánh Rạch Giá ñã nhiệt tình giúp ñỡ, ñộng viên và tham gia thảo luận trong quá trình
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tới gia ñình, ba, mẹ tôi ñã ñộng viên, giúp ñỡ và
tạo ñiều kiện cho tôi trong suốt thời gian viết luận văn.

Tác giả


Nguyễn Trần Anh Vũ

iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ðOAN i

LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢN ðỒ vii
PHẦN MỞ ðẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP 7
1.1 Các khái niệm cơ bản 7
1.1.1 Hộ gia ñình 7
1.1.2 Hộ nông dân 7
1.1.3 Kinh tế nông hộ 7
1.1.4 Kinh tế trang trại 8
1.2 Khái niệm, phân loại và ñặc ñiểm của vốn trong nông nghiệp 8
1.2.1 Khái niệm và phân loại vốn 8
1.2.2 ðặc ñiểm của vốn trong nông nghiệp 9
1.3 Khái niệm và vai trò của tín dụng trong sản xuất nông nghiệp 10
1.3.1 Khái niệm tín dụng 10
1.3.2 Vai trò của tín dụng ñối với sản xuất nông nghiệp 11
1.4 ðặc ñiểm cơ bản trong cho vay nông nghiệp 13
1.4.1 Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi 13
1.4.2 Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng ñến thu nhập và khả năng trả nợ của nông hộ13
1.5 Thông tin bất ñối xứng trong hoạt ñộng tín dụng ở Việt Nam 14
1.6 Lý thuyết về chi phí giao dịch 15
1.7 Các yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ 16
1.7.1 Các yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trong các
nghiên cứu trước ñây: 16
1.7.2 Các biến số và mô hình nghiên cứu 21
1.7.3 Diễn giải các biến và giả thuyết nghiên cứu 23
CHƯƠNG II: ðỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Tổng quan về ñịa bàn nghiên cứu 27

2.1.1 Tổng quan về tỉnh Kiên Giang 27
2.1.2 Tổng quan về huyện Hòn ðất 29
iv

2.1.3 Tổng quan về huyện Tân Hiệp 33
2.1.4 Tổng quan về huyện Giồng Giềng 35
2.2 Tổng quan về thị trường tín dụng trên ñịa bàn tỉnh Kiên Giang 36
2.2.1 Các loại tín dụng trên ñịa bàn tỉnh Kiên Giang 36
2.2.2 Tình hình hoạt ñộng Ngân hàng TMCP Kiên Long Chi Nhánh Rạch Giá trong
năm 2012 38
2.3 Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 41
2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin 41
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu 42
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1 Phân tích hiện trạng vay vốn và sử dụng vốn vay của nông hộ ñối với Ngân hàng
TMCP Kiên Long Chi Nhánh Rạch Giá tỉnh Kiên Giang 44
3.1.1 Cơ cấu vay vốn của hộ 44
3.1.2 Nhu cầu vay vốn của nông hộ 45
3.1.3 Mục ñích vay vốn của nông hộ 46
3.2. Phân tích một số ñặc ñiểm cơ bản của nông hộ ñối với Ngân hàng TMCP Kiên Long
Chi Nhánh Rạch Giá tỉnh Kiên Giang qua mẫu ñiều tra 48
3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng tiếp cận tín dụng và quy mô vốn vay của
nông hộ ñối với Ngân hàng TMCP Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá 51
3.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ñối
với Ngân hàng TMCP Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá 51
3.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến lượng vốn vay của nông hộ ñối với Ngân
hàng TMCP Kiên Long Chi nhánh Kiên Giang 53
3.4 Các giải pháp nhằm thúc ñẩy thị trường tín dụng nông thôn tỉnh Kiên Giang 55
3.4.1 Cơ sở ñề xuất giải pháp 55

3.4.2 Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của
nông hộ trên ñịa bàn tỉnh Kiên Giang 56
3.5 Kiến nghị 59
3.5.1 ðối với chính quyền ñịa phương 59
3.5.2 ðối với Ngân hàng Kiên Long và các tổ chức tín dụng 60
3.5.3 ðối với những hộ sản xuất 61
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 1
v



DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


-

CBTD : Cán bộ tín dụng
-

NH : Ngân hàng.
-

NHNN : Ngân hàng nhà nước
-

Qð : Quyết ñịnh
-


QSDð : Quyền sử dụng ñất
-

SXNN : Sản xuất nông nghiệp
-

TCTD : Tổ chức tín dụng
-

TMCP : Thương mại cổ phần






vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Các biến ñộc lập và hướng tác ñộng kỳ vọng 22
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng lúa tỉnh Kiên Giang 2012 41
Bảng 2.2: Cơ cấu mẫu theo ñơn vị hành chính 42
Bảng 3.1: Thông tin về cơ cấu vay vốn của hộ 44
Bảng 3.2: Lý do không vay vốn của hộ 45
Bảng 3.3: Thông tin về nhu cầu vay vốn của hộ 45
Bảng 3.4: Mục ñích vay vốn của nông hộ 47
Bảng 3.5: Thông tin về nông hộ 48
Bảng 3.6: Cơ cấu giới tính của chủ hộ 49

Bảng 3.7: Trình ñộ học vấn của chủ hộ 50
Bảng 3.8: Tình trạng ñất ñai của hộ 50
Bảng 3.9: Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của nông hộ 51
Bảng 3.10 Kết quả ước lượng mô hình PROBIT 51
Bảng 3.11: Kết quả ước lượng mô hình TOBIT 54
vii


DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢN ðỒ

Hình 1.1: Các biến ñộc lập kỳ vọng trong phân tích hồi quy 23
Hình 2.1: Bản ñồ hành chính tỉnh Kiên Giang 27
Hình 2.2: Bản ñồ hành chính huyện Hòn ðất 29
Hình 2.3: Bản ñồ hành chính huyện Hòn Tân Hiệp 33
Hình 2.4: Bản ñồ hành chính huyện Giồng Riềng 35
viii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

ðề tài nghiên cứu về một số nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của nông hộ ñối với Ngân Hàng TMCP Kiên Long Chi Nhánh Rạch Giá tỉnh
Kiên Giang trong năm 2013. Nghiên cứu ñược xây dựng dựa vào việc lược khảo các tài
liệu có liên quan và dữ liệu phân tích có ñược qua khảo sát thực tế thông qua việc phỏng
vấn trực tiếp các hộ nông dân. Bên cạnh ñó, số liệu thứ cấp ñược thu thập từ các Ngân
hàng, xã, huyện, Hội nông dân, Cục thống kê,…Số liệu sơ cấp ñược lấy từ 03 huyện là
Hòn ðất, huyện Tân Hiệp và huyện Giồng Giềng. Số lượng mẫu thu thập bao gồm 126 hộ
có vay từ nguồn tín dụng của Ngân hàng Kiên Long và 174 hộ không có vay.
ðề tài ñược sử dụng phương pháp thống kê mô tả, mô hình probit và tobit. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức phụ thuộc vào các nhân tố:

diện tích ñất, thu nhập, vốn ñầu tư, chi phí vay, trình ñộ và vị trí xã hội của hộ. Quy mô
vốn vay phụ thuộc vào các nhân tố: diện tích ñất, chi phí vay, kinh nghiệm, trình ñộ, và vị
trí xã hội của hộ.
Trên cơ sở ñó, ñề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp
cận tín dụng và quy mô vốn vay tín dụng chính thức cho nông hộ sản xuất hiệu quả hơn
và giúp tăng thu nhập ñể ñời sống nông dân tỉnh Kiên Giang ngày một tốt hơn. Các giải
pháp cụ thể như sau: Ngân Hàng TMCP Kiên Long và các tổ chức tín dụng cần minh
bạch hơn nữa quy trình và thủ tục cho vay, và quan trọng nhất là nâng cao ý thức về ñạo
ñức nghề nghiệp của ñội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm ñịnh. Các nông hộ cần làm giấy chủ
quyền cho những phần diện tích ñất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng ñất và ñem
thế chấp vào ngân hàng.


ix

ABSTRACT

The main purpose of this thesis is to study the factors influencing the abilities of
accessing credit of households served by Rach Gia branche of Kien Long Bank in Kien
Giang province for the time of 2013. The study has been implemented based on
examining summarily relevant documents and analyzed data from a real survey of direct
interviewing to inhabitants. In addition, secondary data were collected from the district
and commune branches of banks, Famer Association, Department of Statistics,…The
primary data were retrieved from 3 districts: Hon Dat, Tan Hiep and Giong Rieng. The
amount of samples included 126 farmer households who have had loans from Kien Long
and 174 farmer households who have not.
The methodologies of research applied in this thesis can be counted as: Description
statistical method, Probit model and Tobit model. The output of the study shows that the
factors influencing rate of access to credit depended on some elements such as
household’s lands scale, total average income of household, investment, borrowing cost,

education background of household host and social position. The amount of credit
dependeds on factors such as household’s lands size, borrowing cost, working experiences
and education background of household host and social position.
On the basis of those analyzed results, the thesis would offer some solutions and
recommendations in order to improve the ability of the access to credit and the scale of
loans for farmer households so that they can produce more efficiently, which is helping
Kien Giang farmer to approach the better life. The specific measures are as mentioned:
Kien Long Bank and Credit institutions should make the lending processes and
procedures more transparent, and most importantly, raise up their awareness about the
ethics of their credit and evaluation staffs. On the the farmers side, land without legal use
right certificates should be be legalized in order to be able to mortgage to the bank.
1

PHẦN MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề nghiên cứu
Từ khi thực hiện chính sách ñổi mới kinh tế, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát
triển, tốc ñộ tăng trưởng bình quân ngày càng tăng. Từ một nước thiếu lương thực, Việt
Nam trở thành nước thứ 3 thế giới về xuất khẩu lương thực năm 2013 (Ngôn Dân, 2014),
các sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Có nhiều yếu tố góp vào thành công ñó, trong ñó tín dụng Ngân hàng có một ñóng góp hết
sức to lớn. Một trong những thay ñổi cơ bản trong tín dụng Ngân hàng ñầu tư cho nông
nghiệp, nông thôn là chuyển hướng cho vay hộ nông dân. Có thể nói, việc mở rộng cho
vay kinh tế hộ ñã giúp cho hàng triệu hộ nông dân ñược tiếp cận với tín dụng Ngân hàng,
có nhiều cơ hội ñể xoá ñói, giảm nghèo và làm giàu, làm thay ñổi cuộc sống người dân và
bộ mặt nông thôn ngày càng ñổi mới.
Căn cứ Quyết ñịnh số 800/Qð-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
ñoạn 2010 – 2020

ñã xác ñịnh bao gồm nhiều tiêu chuẩn trong ñó có ñề cập ñến việc nâng

cao thu nhập nhằm cải thiện ñời sống của nông dân. ðồng bằng Sông Cửu Long là khu
vực vựa lúa quan trọng của cả nước và là nơi có nhiều nông hộ tham gia hoạt ñộng trong
lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy việc nâng cao thu nhập cho nông dân thì ñiều quan trong là
họ phải sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Vì sản xuất nông nghiệp mang bản chất tự cấp, tự túc nên ñể tham gia quá trình sản
xuất nông nghiệp, trước hết người nông dân phải có vốn ñầu tư (ñể mua sắm các công cụ
lao ñộng, máy móc, giống, vật tư nông nghiệp và thậm chí là thuê mướn thêm lao ñộng,
thuê mướn thêm ñất ñể canh tác…). Thường thì các nguồn vốn của nông hộ là từ: vốn tự
có (vốn tích lũy của nông hộ), vốn vay (vay từ các tổ chức tín dụng chính thức hay phi
chính thức), vốn ñầu tư từ ngân sách nhà nước… Tuy nhiên, do nông hộ thường sản xuất
nhỏ lẻ nên vốn tích lũy ñược là không ñáng kể hoặc là do mất mùa ở vụ trước nên thiếu
vốn, bên cạnh ñó việc chi từ ngân sách nhà nước cho hoạt ñộng nông nghiệp phát triển
nông thôn cũng có giới hạn do hạn chế từ nguồn thu của ngân sách nhà nước. Chính vì
vậy, phần lớn vốn ñầu tư của nông hộ xuất phát từ vốn vay (Lê Khương Ninh, 2010).
2. Lược khảo tài liệu
Ở Việt Nam, tác giả Vũ Thị Thanh Hà ñã nghiên cứu trong năm 2001 về việc
quyết ñịnh tiếp cận tín dụng của nông dân ở vùng ðồng bằng Sông Hồng của Việt Nam.
2

Tác giả ñã sử dụng mô hình Probit và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất và
cả hai phương pháp này ñều cho kết quả như nhau. Tác giả chỉ ra rằng giá trị tài sản của
hộ và khả năng tiếp cận tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bên cạnh ñó, nghiên
cứu của tác giả Bell ñược thực hiện năm 1997 cũng ñã ñưa ra kết quả tương tự.
Vương Quốc Duy (2007) ñã nghiên cứu ñề tài Tác ñộng của vốn vay cho người
nghèo ñến các nông hộ nghèo ở ñồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. ðề tài sử dụng bộ
số liệu của VLSS năm 2004 với 1430 mẫu quan sát. Tác giả ñã sử dụng mô hình phân
tích Logit ñể xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng ñến tiếp cận vốn và phương pháp kết hợp
Kernel ñể tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm vay và không vay. Kết quả ñề tài ñã cho thấy
sự khác biệt trong thu nhập, chi tiêu, và tổng giá trị tài sản của các hộ vay lớn hơn các hộ
không vay.

Lê Khương Ninh (2010) ñã nghiên cứu các yếu tố quyết ñịnh lượng vốn vay tín
dụng chính thức của nông hộ ở tỉnh An Giang. ðề tài ñã sử dụng mô hình Tobit (mô hình
kiểm duyệt) cùng với phần mềm STATA ñể phân tích và chỉ ra rằng các yếu tố như giới
tính, trình ñộ học vấn, ñịa vị xã hội của chủ hộ hay thành viên trong hộ và thu nhập có ý
nghĩa quyết ñịnh ñến lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ.
Lê Khương Ninh (2010) ñã nghiên cứu các yếu tố quyết ñịnh lượng vốn vay tín
dụng chính thức của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. ðề tài ñã phân tích và chỉ ra rằng các yếu
tố như số tổ chức tín dụng, số lần vay, chi phí vay, mục ñích vay, tài sản khác, ñiện thoại,
khoảng cách huyện, thu nhập, nghề nghiệp, và học vấn có ý nghĩa quyết ñịnh ñến lượng
vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ.
Nguyễn Văn Ngân (2004) ñã thực hiện ñề tài nghiên cứu “ Xác ñịnh các yếu tố ảnh
hưởng ñến lượng vốn vay của nông hộ ở nông thôn huyện Châu Thành A – tỉnh Cần Thơ
trong thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức”. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
lượng vốn vay chính thức của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như giấy chứng
nhận quyền sử dụng ñất, tổng diện tích ñất của hộ, vị trí xã hội của chủ hộ và chi tiêu
trung bình một năm của hộ.
Âu Vi ðức (2008) ñã nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo ở tỉnh
Hậu Giang. ðề tài ñã sử dụng mô hình phân tích Logit và Tobit ñể xác ñịnh các yếu tố
ảnh hưởng ñến khả năng tiếp cận và quy mô vốn vay của hộ nghèo. Kết quả ñề tài cho
thấy bằng khoán ñất, tổng giá trị tài sản và chi tiêu của hộ là những yếu tố chính ảnh
hưởng ñến khả năng tiếp cận và quy mô vốn tín dụng của hộ nghèo.
3

Trần Bá Duy (2008) ñã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ñến lượng vốn vay của
nông hộ trên ñịa bàn tỉnh Kiên Giang. Bằng việc sử dụng mô hình Probit và Tobit, ñề tài
ñã nghiên cứu các biến ñộc lập như tuổi của chủ hộ, học vấn của chủ hộ, diện tích ñất của
hộ thu nhập của hộ trước khi vay, tổng tài sản của chủ hộ, nợ bên ngoài. Kết quả là những
biến ñộc lập này ñều có ảnh hưởng ñến khả năng vay và lượng vốn vay chính thức của
nông hộ.
Các nghiên cứu trước ñây cho rằng các yếu tố như: tuổi tác, giới tính, số thành viên

trong hộ, trình ñộ học vấn, chi tiêu trên ñầu người, giá trị tài sản của hộ, ñịa vị xã hội của
chủ hộ hay thành viên trong hộ và thu nhập, số tổ chức tín dụng, số lần vay, chi phí vay,
mục ñích vay, tài sản khác, ñiện thoại, khoảng cách, diện tích ñất của hộ thu nhập của hộ
trước khi vay, tổng tài sản của chủ hộ, nợ bên ngoài ñều có tác ñộng ñến khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ. Tuy nhiên ở mỗi khu vực khác
nhau thì các yếu tố này sẽ có ảnh hưởng khác nhau.
3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ những vấn ñề thực tế trên ñịa bàn tỉnh Kiên Giang và tình hình nghiên
cứu hiện nay, tôi quyết ñịnh thực hiện ñề tài nghiên cứu
“ Một số nhân tố ảnh hưởng
ñến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ñối với Ngân Hàng TMCP
Kiên Long Chi Nhánh Rạch Giá tỉnh Kiên Giang”
. Bài nghiên cứu ñược thực hiện
nhằm phát hiện các nhân tố chủ yếu có tác ñộng lớn ñến việc ñược vay vốn hay không và
lượng vốn vay của nông hộ ñối với Ngân Hàng TMCP Kiên Long trên ñịa bàn tỉnh. Trên
cơ sở ñó ñề xuất các giải pháp thích hợp tạo ñiều kiện cho những nông hộ thiếu vốn trong
sản xuất tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn và tăng cường lượng vốn vay cho nông hộ, nâng
cao hiệu quả sản xuất và thu nhập, từ ñó góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới theo mục tiêu của quốc gia.
3.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của ñề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng tiếp
cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ với Ngân Hàng TMCP Kiên Long chi
nhánh Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.
3.2 Mục tiêu cụ thể
- ðánh giá mục ñích vay vốn và tình hình sử dụng vốn vay của nông hộ với Ngân
Hàng TMCP Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.
- Xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức
của nông hộ ñối với Ngân Hàng TMCP Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.
4


- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ñến lượng vốn vay chính thức của nông hộ ñối
với Ngân Hàng TMCP Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá trên ñịa bàn tỉnh Kiên Giang.
- ðề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng của các nông hộ ñối với Ngân Hàng TMCP Kiên Long Chi nhánh Rạch Giá
tại tỉnh Kiên Giang.
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình sử dụng vốn vay của nông hộ hiện nay là như thế nào.
- Những nhân tố nào ảnh hưởng ñến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính
thức của nông hộ.
- Những nhân tố nào ảnh hưởng ñến việc nông hộ ñược vay nhiều hay ít.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Không gian
Các thông tin trong ñề tài ñược thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn, từ các thông tin
chung của cả nước ñến các thông tin riêng của Ngân Hàng TMCP Kiên Long.
ðề tài thực hiện dựa trên thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp, nhu cầu và
khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các nông hộ, những thông tin này ñược thu thập
trực tiếp tại khu vực tỉnh Kiên Giang.
4.2 Thời gian
Thông tin thứ cấp ñể phân tích những vấn ñề trong ñề tài nghiên cứu ñược thu thập
từ năm 2011 ñến năm 2013.
Thông tin sơ cấp ñược thu thập trực tiếp từ bảng câu hỏi phỏng vấn các nông hộ
trong khoảng thời gian 03 tháng dự kiến là từ tháng 04, tháng 05 và tháng 06 năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. ðối với mục tiêu 1
ðề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp phân phối tần số (Frequency Distribution)
- Phân phối tần số tích lũy (Cummulative Frequency Distribution)
5.2. ðối với mục tiêu 2
ðề tài sử dụng mô hình kinh tế lượng Probit ñể giải quyết mục tiêu nghiên cứu là
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ.


5

Chúng ta có mô hình hồi quy:
i
k
i
ji
uxy ++=

=1
0
*
ββ

Trong ñó y
*
chưa biết, nó thường ñược gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả y
i

ñược khai báo như sau:
1 nếu y
i
*
> 0
0 trường hợp khác
Trong ñề tài nghiên cứu này, mô hình Probit sẽ ñược sử dụng ñể phân tích các yếu
tố ảnh hưởng ñến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ.
1 nếu nông hộ có vay vốn ngân hàng từ nguồn chính thức
0 nếu không thuộc trường hợp trên

5.3. ðối với mục tiêu 3
Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng bằng mô hình Tobit ñể xác ñịnh các
yếu tố ảnh hưởng ñến lượng vốn vay của nông hộ, mô hình này nghiên cứu mối quan hệ
tương quan giữa số lượng biến ñộng của biến phụ thuộc với các biến ñộc lập. Mô hình
Tobit ñược trình bày như sau:
y
i
* = βX
i
+ u
i
nếu y
i
* >0
y
i
=
0 nếu y
i
* ≤ 0
Trong ñó:
Biến y
i
là lượng vốn vay mà nông hộ nhân ñược từ ngân hàng.
X
i
là các biến ñộc lập hay các yếu tố có ảnh hưởng ñến khả năng vay vốn của nông hộ.
β là hệ số hồi quy của mô hình
Mục tiêu của ñề tài là nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn vay
của nông hộ. Việc tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn vay ñược có thể bị ảnh hưởng bởi

nhiều biến ñộc lập khác nhau, chẳng hạn như tuổi, giới tính, trình ñộ học vấn, diện tích
ñất, số người phụ thuộc, thu nhập, ñịa vị xã hội của chủ hộ, tổng giá trị tài sản của hộ, ….
Mỗi biến ñộc lập sẽ ảnh hưởng ñến biến phụ thuộc ở những mức ñộ khác nhau.

6. ðóng góp của luận văn
- ðề tài này giúp ban lãnh ñạo ngân hàng nhìn thấy các nguyên nhân ảnh hưởng
ñến việc nông hộ có vay vốn ñược hay không và lượng vốn vay sẽ là bao nhiêu tại ñịa bàn
tỉnh Kiên Giang. Từ ñó có cái nhìn về tầm quan trọng của tín dụng nông nghiệp và ñề ra
các chiến lược nhằm phát triển chất lượng tín dụng nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP
y
i
=
Có vay không

=
6

Kiên Long Chi Nhánh Rạch Giá nói riêng và cả hệ thống Ngân Hàng TMCP Kiên Long
nói chung trong hoạt ñộng kinh doanh.
- ðề tài này giúp cũng giúp các cơ quan nhà nước của tỉnh Kiên Giang nhận ra
ñược các yếu tố bất lợi của nông hộ trong việc vay vốn ngân hàng. Từ ñó ñề ra các giải
pháp ñúng trong tương lai nhằm giúp cho nông dân có thể dễ dàng tiếp cận vốn vay và
canh tác hiệu quả hơn, cải thiện ñược chất lượng cuộc sống.
7. Giới hạn của ñề tài nghiên cứu
7.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
ðề tài chỉ tập trung các nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng tiếp cận vốn vay của nông
hộ. Trong ñó tập trung vào các nhân tố: diện tích ñất mà nông hộ có quyền sử dụng, giới
tính của chủ hộ, trình ñộ học vấn, vị trí xã hội, thu nhập trước khi vay, số người phụ thuộc
trong hộ, vốn ñầu tư, chi phí vay và kinh nghiệm của hộ.
ðề tài không ñi vào những khó khăn trong cuộc sống gia ñình ngoài những khó

khăn về nguồn vốn cho sản xuất, những khó khăn trong sản xuất như thiên tai, dịch bệnh,
mất mùa. Bên cạnh ñó ñề tài cũng không tập trung vào các yếu tố xã hội như: nhà nước,
nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp, và các yếu tố sinh học như: giống cây trồng,
sâu bệnh, thời gian gieo trồng,….
7.2 Giới hạn vùng nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, nguồn tài chính và nhân lực nên ñề tài này chỉ giới hạn
vùng nghiên cứu là các nông hộ tại ñịa bàn Tỉnh Kiên Giang, cụ thể là ba huyện Hòn ðất,
huyện Giồng Riềng và huyện Tân Hiệp.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài các phần như: Phần mở ñầu, phần Kết luận và phần tài liệu tham khảo, thì
luận văn ñược kết cấu thành ba chương. Nội dung cụ thể trong từng chương như sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP
Chương 2: ðỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3: PHÂN TÍCH VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP
1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Hộ gia ñình
Là Hộ gia ñình mà các thành viên có tài sản chung, cùng ñóng góp công sức ñể
hoạt ñộng kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy ñịnh là chủ thể khi tham gia quan hệ dân
sự thuộc các lĩnh vực này (Theo Bộ Luật Dân Sự 2005, ðiều 106).
1.1.2 Hộ nông dân
Là hộ gia ñình mà hoạt ñộng sản xuất chủ yếu của họ là nông nghiệp. Ngoài các

hoạt ñộng nông nghiệp, hộ nông dân còn có thể tiến hành thêm các hoạt ñộng khác, tuy
nhiên ñó chỉ là các hoạt ñộng phụ (Theo Bộ Luật Dân Sự 2005, ðiều 107).
1.1.3 Kinh tế nông hộ
Giáo sư Mc Gê (1989) - ðại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng: “Hộ” là
một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc ở trong một
mái nhà và ăn chung một mâm cơm.
Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống các nguồn lực
tạo thành một nhóm các chế ñộ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và phục
vụ hệ thống kinh tế lớn hơn”.
Nhóm “hệ thống thế giới” (các ñại biểu Wallerstan (1982), Wood (1981, 1982),
Smith (1985), Martin và BellHel (1987) cho rằng: “Hộ là một nhóm người có cùng chung
sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một ñơn vị kinh tế giống như
các công ty, xí nghiệp khác”.
Giáo sư Frank Ellis Trường ðại học tổng hợp Cambridge (1988) ñưa ra một số
ñịnh nghĩa về nông dân, nông hộ. Theo ông cấc ñặc ñiểm ñặc trưng của ñơn vị kinh tế mà
chúng phân biệt gia ñình nông dân với những người làm kinh tế khác trong một nền kinh
tế thị trường là:
- Thứ nhất, ñất ñai: Người nông dân với ruộng ñất chính là một yếu tố hơn hẳn các
yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn ñảm bảo lâu dài ñời sống của gia ñình
nông dân trước những thiên tai.
- Thứ hai, lao ñộng: Sự tín nhiệm ñối với lao ñộng của gia ñình là một ñặc tính
kinh tế nổi bật của người nông dân. Người “lao ñộng gia ñình” là cơ sở của các nông trại,
là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản.
8

- Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “người nông dân làm công
việc của gia ñình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần túy” (Woly, 1966) nó
khác với ñặc ñiểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn ñầu tư vào
tích lũy cũng như khái niệm hoàn vốn ñầu tư dưới dạng lợi nhuận.
Từ những ñặc trưng trên có thể xem kinh tế hộ gia ñình nông dân là một cơ sở kinh

tế có ñất ñai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia ñình, sử dụng chủ yếu sức lao
ñộng của gia ñình ñể sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn,
nhưng chủ yếu ñược ñặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng
hoạt ñộng với mức ñộ không hoàn hảo cao.
Tuy nhiên cũng cần có sự chú ý ở ñây là các hộ gia ñình cũng có thể sản xuất ñể
trao ñổi nhưng ở mức ñộ hạn chế. Có một thực tế cần có sự phân biệt rõ ràng giữa kinh tế
hộ gia ñình và kinh tế trang trại.
1.1.4 Kinh tế trang trại

Theo tài liệu tập huấn Phát triển kinh tế Hộ gia ñình của Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Quảng Bình tháng 06 năm 2008 thì: Kinh tế trang trại là một hình
thức của kinh tế hộ gia ñình, nhưng qui mô và tính chất sản xuất hoàn toàn khác nhau.
Tính chất sản xuất chủ yếu của trang trại chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tức là sản xuất
nhằm mục ñích ñể ñáp ứng nhu cầu của thị trường. Cũng chính vì vậy mà qui mô sản xuất
của trang trại thường lớn hơn nhiều so với kinh tế hộ.
1.2 Khái niệm, phân loại và ñặc ñiểm của vốn trong nông nghiệp
1.2.1 Khái niệm và phân loại vốn
Vốn là của cải mang lại của cải, là tài sản, là biểu hiện bằng phương tiện dùng vào
sản xuất kinh doanh nhằm mục ñích cuối cùng là mang lợi nhuận. Vốn tồn tại dưới nhiều
hình thức khác nhau, ñược hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, thường chia làm hai loại
cơ bản như sau (Lê Khương Ninh, 2010):

- Vốn cố ñịnh:
là hình thức vốn chuyển dịch dần dần vào từng bộ phận giá trị sản
phẩm và hoàn thành trong vòng tuần hoàn khi tàn sản cố ñịnh hết thời hạn sử dụng. Ví dụ
như về mặt giá trị tài sản cố ñịnh hao mòn dần trong quá trình sử dụng (hao mòn hữu hình
và hao mòn vô hình). Giá trị của vốn cố ñịnh ñược dịch chuyển dần dần vào giá trị sản
phẩm mới cho ñến khi tài sản cố ñịnh hết thời hạn sử dụng thì nó hoàn thành một lần chu
chuyển sản xuất nông nghiệp, ñất sản xuất nông nghiệp, ñầu tư xây dựng cơ bản,… dưới
hình thức trích khấu hao. Vốn cố ñịnh bao gồm máy móc, công cụ cơ khí phục vụ….

9

- Vốn lưu ñộng:
là số vốn ứng trước về ñối tượng lao ñộng và tiền lương, sản phẩm
ñang chế tạo, thành phẩm hàng hóa, tiền tệ, … Nó luân chuyển một lần vào giá trị sản
phẩm cho ñến khi nào nó chuyển thành tiền thì vốn lưu ñộng hoàn thành một vòng luân
chuyển. Về mặt hiện vật thì vốn lưu ñộng thay ñổi hoàn toàn hình thái vật chất ban ñầu
sau quá trình sản xuất. Trong nông nghiệp, vốn lưu ñộng bao gồm: giống vật nuôi, cây
trồng, vật tư nông nghiệp….
Nguồn hình thành nên vốn trong sản xuất nông nghiệp (Lê Khương Ninh, 2010):
-

Nguồn vốn tự có và coi như tự có. Ví dụ: lợi nhuận giữ lại, trích khấu hao,…
-

Nguồn vốn tín dụng. Ví dụ: vay tín dụng từ ngân hàng, vay từ các nguồn phi chính
thức khác, …
-

Nguồn vốn khác. Ví dụ: nguồn từ ngân sách nhà nước cấp, vốn tài trợ từ các công ty…
1.2.2 ðặc ñiểm của vốn trong nông nghiệp
Do tính ñặc thù của sản xuất nông nghiệp, vốn ñể sản xuất nông nghiệp có những
ñặc ñiểm sau (Lê Khương Ninh, 2010):
- Trong cơ cấu hình thành vốn cố ñịnh, ngoài những tư liệu lao ñộng có nguồn gốc
kỹ thuật còn có những tư liệu lao ñộng có nguồn gốc sinh học như: cây lâu năm, súc vật
làm việc, súc vật sinh sản. Trên cơ sở những tính quy luật sinh học, các tư liệu này thay
ñổi giá trị sử dụng của mình khác với những tư liệu có nguồn gốc kỹ thuật.
- Sự tác ñộng của vốn sản xuất vào quá trình sản xuất và hiệu quả kinh doanh của
nó không phải bằng cách trực tiếp mà kinh doanh qua ñất, cây trồng vật nuôi. Cơ cấu và
chất lượng của vốn sản xuất phải phù hợp với yêu cầu của từng loại ñất ñai, từng ñối

tượng sản xuất là sinh vật.
- Chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ trong nông nghiệp một mặt làm cho sự tuần
hoàn và luân chuyển vốn chậm, kéo dài thời gian thu hồi vốn cố ñịnh, tạo ra sự cần thiết phải
dự trữ ñáng kể trong thời gian tương ñối dài của vốn lưu ñộng và làm cho vốn ứ ñọng.
- Sản xuất nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào ñiều kiện tự nhiên nên việc sử dụng vốn
gặp nhiều rủi ro, dễ bị tổn thất hoặc hiệu quả sử dụng vốn thấp.
- Một bộ phận sản phẩm nông nghiệp không qua lĩnh vực lưu thông mà ñược
chuyển tiếp làm tư liệu sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp, do vậy, vòng tuần hoàn
của vốn sản xuất ñược chia thành vòng tuần hoàn ñầy ñủ và không ñầy ñủ. Vòng tuần
hoàn không ñầy ñủ là vòng tuần hoàn của một bộ phận vốn không ñược thực hiện ở ngoài
thị trường và ñược tiêu dùng trong nội bộ nông nghiệp kỳ vốn lưu ñộng ñược khôi phục
10

trong hình thái hiện vật của chúng. Vòng tuần hoàn ñầy ñủ yêu cầu vốn lưu ñộng phải trải
qua tất cả các giai ñoạn, trong ñó có giai ñoạn tiêu thụ sản phẩm.
1.3 Khái niệm và vai trò của tín dụng trong sản xuất nông nghiệp
1.3.1 Khái niệm tín dụng
Theo Quyết ñịnh 1627/2001/Qð-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của
Thống ñốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng ñối
với khách hàng và Quyết ñịnh số 127/2005/Qð-NHNN ban hành ngày 03 tháng
02 năm 2005 về việc sửa ñổi bổ sung một số ñiều của quy chế cho vay của các
TCTD ñối với khách hàng ban hành nêu rõ:
“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo ñó tổ chức tín dụng giao cho
khách hàng một khoản tiền ñể sử dụng vào mục ñích và thời hạn nhất ñịnh theo
thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả vốn gốc và lãi.”
Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng
12 năm 1997 ðiều 20 giải thích từ ngữ nêu rõ ở Khoản 10:
“10. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận ñể khách hàng sử
dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác.”

Theo cách tiếp cận ñơn giản nhất, tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng
giữa các Ngân hàng và các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, các cá nhân ñược thực
hiện dưới hình thức Ngân hàng ñứng ra huy ñộng vốn bằng tiền và cho vay (cấp
tín dụng) ñối với các ñối tượng nói trên (Nguyễn ðăng Dờn, 2009).
Hoạt ñộng tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp là việc tổ chức tín dụng sử dụng
nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy ñộng ñể cấp tín dụng cho hộ sản xuất nông nghiệp.
* Phân loại tín dụng nông thôn (Nguyễn ðăng Dờn, 2009):
Căn cứ vào mức ñộ tín nhiệm ñối với khách hàng 2 loại:
-
Tín dụng không bảo ñảm
: là tín dụng không có tài sản thế chấp, chỉ cho vay ñối
với những khách hàng quen thuộc, ñược tín nhiệm, có nguồn vốn mạnh, hoạt ñộng sản
xuất kinh doanh ổn ñịnh có lời hoặc những ñối tượng do Chính phủ qui ñịnh.
-
Tín dụng có bảo ñảm
: là tín dụng có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc ñược bảo
lãnh bởi người thứ ba.

Căn cứ vào thời hạn thì có 3 loại tín dụng

:

-
Tín dụng ngắn hạn
: là loại tín dụng có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. ðây là loại
tín dụng phổ biến trong cho vay hộ nông dân ở nông thôn. Các tổ chức tín dụng chính
11

thức cũng thường cho vay loại này tương ứng với nguồn vốn huy ñộng là các khoản tiền
gửi ngắn hạn. Trong thị trường tín dụng ngắn hạn ở nông thôn, các nông hộ thường vay ñể

sử dụng cho sản xuất như mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo ñất… và phục vụ
nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Lãi suất của các khoản vay này thường thấp.
-
Tín dụng trung hạn
: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng ñến 60 tháng,
dùng ñể cho vay vốn mở rộng sản xuất, ñầu tư phát triển nông nghiệp như mua giống vật
nuôi, cây trồng lâu năm và xây dựng các công trình nhỏ. Loại tín dụng này ít phổ biến ở
thị trường tín dụng nông thôn so với tín dụng ngắn hạn.
-
Tín dụng dài hạn
: là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, ñược sử dụng ñể cấp
vốn cho các ñối tượng nông hộ cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn, kế hoạch sản
xuất khả thi. Thực tế loại tín dụng theo hình thức này ở thị trường nông thôn là rất ít và rủi
ro cao.
1.3.2 Vai trò của tín dụng ñối với sản xuất nông nghiệp
Tín dụng ñược các nhà kinh tế công nhận là có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Lịch sử phát triển nông nghiệp nông thôn ở nhiều nước
trên thế giới ñã chứng minh không thể thiếu vai trò quan trọng của tín dụng. Tín dụng là
ñiều kiện cần thiết và là trung gian phân bổ nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp
và giảm nghèo ở nông thôn. Tín dụng là tập trung huy ñộng nhiều nguồn vốn, gắn liền với
sử dụng vốn có hiệu quả ñể ñầu tư phát triển kinh tế nông thôn, tạo ñiều kiện tích lũy vốn
cho công nghiệp hóa, hiện ñại hóa. Tín dụng thực sự là ñòn bẩy kinh tế kích thích các
ngành kinh tế mũi nhọn phát triển cũng như mở rộng thương mại dịch vụ ở cả thành thị và
nông thôn (Lê Khương Ninh, 2010):
Vai trò của tín dụng có thể tập trung vào những ñiểm sau (Lê Khương Ninh, 2010):
-
Góp phần thúc ñẩy hình thành thị trường tài chính nông thôn
. Thị trường tài
chính ở nông thôn là nơi giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn, nhằm thỏa mãn nhu cầu
phát triển kinh tế nông thôn. Trong thị trường này, ngân hàng nông nghiệp có vai trò vô

cùng quan trọng, vì nó có hệ thống chi nhánh ñến tận huyện. Chính hoạt ñộng tín dụng ñã
hình thành và ñẩy nhanh sự phát triển của thị trường tài chính tín dụng ở nông thôn.
-
Hoạt ñộng tín dụng ñã góp phần ñẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn
,

liệu sản xuất, khoa học công nghệ ñể phát triển kinh tế nông thôn
. Vốn tín dụng của ngân
hàng, ñã giúp hộ có khả năng giải quyết ñược khó khăn trong sản xuất kinh doanh và góp
phần tăng thu nhập cho hộ. Quy mô sản xuất của hộ càng lớn, thì càng có khả năng ñứng
12

vững hơn trong cạnh tranh. Trên cơ sở ñó, họ có khả năng dễ dàng trong việc tích tụ và
tập trung vốn.
-
Tín dụng ñã góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về ñất ñai, lao ñộng và
tài nguyên thiên nhiên
. Tiềm năng về phát triển ở nông thôn nước ta là rất lớn, nếu ñược
Nhà nước quan tâm ñúng mức với những chính sách phù hợp, ñặc biệt là nếu có chính
sách ñầu tư tín dụng hợp lý, thì chắc chắn những khả năng tiềm tàng mà lâu nay chưa
ñược sử dụng sẽ ñược ñộng viên khai thác triệt ñể và phát huy hiệu quả.
-
Tín dụng ñã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng
, tạo ñiều kiện cho nông dân tiếp
thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Trong ñiều kiện hiện nay, ñời sống nông
thôn còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu. Muốn cải thiện tình hình ñó
phải tăng cường ñầu tư vốn phát triển nông thôn. Chính vì lẽ ñó, vốn ñầu tư của ngân
hàng không những tham gia vào quá trình sản xuất bằng hình thức bổ sung vốn lưu ñộng,
mà còn là vốn ñầu tư trung và dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến cho
quá trình sản xuất.

-
Tín dụng ñã tạo cho người dân không ngừng nâng cao trình ñộ sản xuất

ñồng
thời tạo tâm lý tiết kiệm trong chi tiêu
. Hộ gia ñình là một ñơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất
kinh doanh “lời ăn lỗ chịu”. Vì vậy, ngoài việc hăng say lao ñộng, họ phải áp dụng những
quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất ñể ñem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
-
Tín dụng góp phần ñảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao cuộc sống tinh thần, vật
chất

cho người nông dân
. Hoạt ñộng tín dụng thực hiện tốt góp phần hạn chế nạn cho vay
nặng lãi trong nông thôn. Chính nhờ việc mở rộng cho các hộ nông dân vay vốn của các
ngân hàng ñã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, người dân ñỡ bị bóc lột hơn
và kết quả là sau quá trình sản xuất người dân thực sự ñược hưởng thành quả lao ñộng của
họ. Như vậy, ñồng vốn của ngân hàng ñã ñi sâu vào tận cùng thôn ấp, thúc ñẩy nông thôn
phát triển, làm cho hộ nghèo trở nên khá hơn, hộ khá trở nên khá hơn, ñời sống các tầng
lớp dân cư trong nông thôn ñược cải thiện.
-
ðẩy mạnh quá trình thương mại hóa sản xuất nông nghiệp

cũng như thay ñổi cơ
cấu nông nghiệp
. Tín dụng tạo cơ hội cho người nông dân hướng ñến sản xuất hàng hóa
nhờ ñó ñóng góp ñáng kể vào phát triển nông nghiệp. Nguồn tín dụng lớn hơn với thời
hạn dài hơn sẽ giúp người nông dân mua ñủ lượng ñầu vào cần thiết ñể nâng cao sản
lượng, thay ñổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và có ñiều kiện sử dụng kỹ
thuật tiên tiến, hiện ñại hơn. Một khi sản phẩm nông nghiệp ña dạng về chủng loại, ñồng

13

nhất về chất lượng thì sẽ thúc ñẩy ñược ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực
phẩm và một số ngành công nghiệp và dịch vụ khác có liên quan ñến nông thôn. Như vậy,
tín dụng có thể góp phần thúc ñẩy việc ña dạng hóa các hoạt ñộng phi nông nghiệp, xuất
hiện thêm nhiều ngành, nghề mới từ ñó sẽ làm ña dạng nguồn thu nhập cho nông dân.
-
Cung cấp tín dụng ñược coi là công cụ chủ chốt nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn
:
sản lượng thấp – thu nhập thấp – tiết kiệm ít, ñặc biệt là vùng nông thôn nơi mà phần lớn
người nông dân có thu nhập thấp. Cung cấp tín dụng thường ñược thực hiện qua các
chương trình ñặc biệt với mục ñích tạo việc làm và tăng mức thu nhập của người nghèo ở
khu vực nông thôn.
1.4 ðặc ñiểm cơ bản trong cho vay nông nghiệp
1.4.1 Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi
Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan ñến chu kỳ sinh trưởng
của ñộng, thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung và các ngành nghề cụ thể mà ngân
hàng tham gia cho vay (Lê Văn Tề, 2007).Thường tính thời vụ ñược biểu hiện ở những
mặt sau :
- Vụ mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết ñịnh thời ñiểm cho vay và thu nợ. Nếu
ngân hàng tập trung cho vay vào các chuyên ngành hẹp như cho vay một số cây, con nhất
ñịnh thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một khoảng thời gian nhất ñịnh của năm.
- Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết ñịnh ñể tính toán thời hạn cho
vay. Chu kỳ ngắn hay dài phụ thuộc vào loại giống cây trồng hoặc con và quy trình sản
xuất. Ngày nay, công nghệ về sinh học cho phép lai tạo nhiều giống mới có năng suất, sản
lượng cao hơn và thời gian thu hoạch ngắn hơn.
1.4.2 Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng ñến thu nhập và khả năng trả nợ của nông hộ
ðối với khách hàng sản xuất – kinh doanh nông nghiệp thì nguồn trả nợ vay ngân
hàng chủ yếu là tiền thu từ việc bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan ñến
nông sản. Như vậy, sản lượng nông sản thu về sẽ là yếu tố quyết ñịnh trong xác ñịnh khả

năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên
nhiên rất lớn, ñặc biệt là những yếu tố như ñất, nước, nhiệt ñộ, thời tiết, khí hậu… (Lê
Văn Tề, 2007).
Bên cạnh ñó, yếu tố tự nhiên cũng tác ñộng tới giá của nông sản (thời tiết thuận lợi
cho mùa bội thu, nhưng giá nông sản hạ,…) làm ảnh hưởng lớn ñến khả năng trả nợ của
nông hộ.
14

1.5 Thông tin bất ñối xứng trong hoạt ñộng tín dụng ở Việt Nam
Một số vấn ñề về thông tin bất ñối xứng trong hoạt ñộng tín dụng ở Việt Nam
(Nguyễn Minh Kiều, Huỳnh Thế Du và Nguyễn Trọng Hoài, 2005) :
- Ngân hàng ñơn thuần chỉ là một tổ chức kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Cấp
tín dụng là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chính của các ngân hàng. Có thể hiểu
cấp tín dụng một cách ñơn giản là việc ngân hàng cho khách hàng vay một khoản tiền
hoặc uy tín của mình trong một khoảng thời gian nhất ñịnh. Sau ñó khách hàng có nghĩa
vụ hoàn trả khoản vay nên trên cho ngân hàng cộng với khoản lãi kèm theo.
- Việc vay mượn giữa ngân hàng và khách hàng ñược lập thành hợp ñồng tín dụng.
Cũng giống như các hợp ñồng tài chính khác, hợp ñồng tín dụng là một dạng hợp ñồng
không hoàn chỉnh. ðể một hợp ñồng ñược thực hiện ñầy ñủ thì các bên liên quan trong
hợp ñồng phải thực hiện ñúng nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, không giống như các hợp
ñồng hoàn chỉnh , việc thực hiện các hợp ñồng không hoàn chỉnh gặp nhiều khó khăn
hơn vì có rất nhiều tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực thi hợp ñồng mà các bên
không lường trước ñược. Cũng do chính vấn ñề này mà trong quá trình thực hiện hợp
ñồng, nếu một bên có nhiều thông tin hơn có thể có những hành vi gây tổn hại ñến bên có
ít thông tin hơn. ðây chính là vấn ñề bất cân xứng về thông tin trong các hoạt ñộng của
nền kinh tế.
- Hai hành vi phổ biến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra là lựa chọn bất lợi và
tâm lý ỷ lại. Lựa chọn bất lợi là hành ñộng xảy ra trước khi ký kết hợp ñồng của bên có
nhiều thông tin có thể gây tổn hại cho bên ít thông tin hơn. Tâm lý ỷ lại là hành ñộng của
bên có nhiều thông tin hơn thực hiện sau khi ký kết hợp ñồng có thể gây tổn hại cho bên

có ít thông tin hơn.
- Trong hoạt ñộng tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án,
về mục ñích sử dụng khoản tín dụng ñược cấp hơn khách hàng. Do ñó, ñể ñảm bảo an
toàn trong hoạt ñộng của mình, bản thân các tổ chức tín dụng phải xử lý thông tin bất cân
xứng ñể hạn chế lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại nhằm cho vay ñúng người ñúng ñối
tượng và giám sát chặt chẽ ñể khách hàng vay vốn có hành vi ñúng ñắn nhằm ñảm việc
thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng ñã cấp ra.
- Trong một nền kinh tế, hầu như không một ngân hàng nào có ñủ khả năng tự
mình xử lý ñược vấn ñề thông tin bất cân xứng mà cần phải có một cơ sở hạ tầng và
những ñiều kiện cần thiết cho nền kinh tế ñó nhằm tránh xảy ra những vấn ñề về hệ thống
ảnh hưởng tiêu cực ñến toàn bộ nền kinh tế.

×