Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

DỰ án đổi mới mô HÌNH QUẢN lý cá NHÂN và NHÓM làm VIỆC CHO CÔNG TY PHẦN mềm và TRUYỀN THÔNG VASC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.61 KB, 10 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN

Quản trị Hành vi Tổ chức

BÀI LÀM:
DỰ ÁN ĐỔI MỚI MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÁ NHÂN VÀ NHÓM LÀM VIỆC
CHO CÔNG TY PHẦN MỀM VÀ TRUYỀN THÔNG VASC
Tên đầy đủ: Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC (thường gọi là VASC)
Slogan: Vì giá trị đỉnh cao – Reaching the top of value
VASC được thành lập theo quyết định số 257/2000/QĐ-TCCB ngày 20/03/2000
của Tổng cục Bưu điện (với tên gọi ban đầu là Công ty Phát triển Phần mềm
VASC). Ngày 29/08/2003, công ty được đổi tên thành Công ty Phần mềm và
Truyền thông VASC. VASC là doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà
nước.
Hiện tại, VASC được biết đến trong vai trò là đơn vị kinh doanh đa ngành với
nhiều lĩnh vực:
+ Nghiên cứu, phát triển, sản xuất, gia công phần mềm;
+ Xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm phần mềm;
+ Tư vấn, thiết kế, cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin;
+ Kinh doanh các ngành nghề khác được quy định trong điều lệ và giấy đăng
ký kinh doanh của Công ty;
+ Cung cấp thông tin trên mạng, trên tạp chí;
+ Dịch vụ quảng cáo;
+ Các dịch vụ truyền thông: báo chí, truyền hình;
1


+ Dịch vụ nghiên cứu thị trường;
+ Hoạt động marketing và quan hệ công chúng;
+ Sản xuất & kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng về viễn thông & công


nghệ thông tin.
+ Đại lý cung cấp dịch vụ internet băng rộng & truyền thông đa phương tiện
+ Xây dựng hạ tầng mạng truyền hình kỹ thuật số mặt đất , truyền hình cáp,
hệ thống định vị toàn cầu & truyền hình vệ tinh.
+ Mua bán lắp đặt sửa chữa các thiết bị mã hoá & thiết bị ăng ten thu vệ tinh,
giải mã các chương trình truyền hình nước ngoài.
+ Sản xuất các chương trình truyền hình, thông tin thể thao, giải trí, ca nhạc,
trò chơi truyền hình... ( không bao gồm sản xuất phim).
VASC là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình tương tác IPTV (Dịch vụ
MyTV) hàng đầu tại Việt Nam với hơn 200.000 thuê bao năm 2010 chỉ sau 1
năm khai thác dịch vụ; đơn vị dung cấp dịch vụ truyền hình di động (MobileTV)
duy nhất cho hai nhà mạng VinaPhone, MobiFone; đơn vị phát triển Công thông
tin giải trí lớn nhất của Tập đoàn VNPT dành riêng cho các thuê bao MegaVnn
(MegaFun). VASC cũng là đơn vị đầu tiên và giữ vị trí số một tại Việt Nam về
cung cấp nội dung số trên mạng di động với những thương hiệu đã được khẳng
định trên thị trường như Dalink, Alofun, LuckyFone, Siêu cười... VASC tiên
phong trong lĩnh vực CNTT với sản phẩm Hệ thống phần mềm tòa soạn điện tử
VCKM (đã áp dụng cho báo điện tử Hà Nội mới, ViệtNamnet,… )
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, VASC đã vươn lên trở thành nhà
cung cấp nội dung hàng đầu góp phần giúp đưa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam (VNPT) trở thành một Tập đoàn số 1 Việt Nam về truyền thông, truyền
hình, dịch vụ GTGT và công nghiệp nội dung số. Với phương châm: lấy con
người là tài sản, cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn của tuổi trẻ năng động, đoàn
kết với đỉnh cao của công nghệ để tạo ra những giá trị khác biệt; đồng thời sử
dụng và kết hợp sức mạnh của Tập đoàn VNPT, các đối tác để tạo thế và lực cho

2


việc sáng tạo các giá trị mới cho khách hàng, VASC hy vọng sẽ luôn phát huy và

giữ vững được những giá trị vốn có, phát triển thêm những giá trị mới đóng góp
chung cho sự phát triển của Tập đoàn VNPT và sự phát triển chung của thị
trường dịch vụ.
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
Lấy ứng dụng CNTT và dịch vụ GTGT làm nòng cốt để phát triển nhanh
và mạnh chiến lược kinh doanh của VASC sang lĩnh vực: truyền thông, truyền
thông đa phương tiện, truyền hình, thông tin điện tử và nội dung số.
Giữ vững vị thế là doanh nghiệp truyền thông và công nghệ thông tin có
thương hiệu mạnh trên thị trường quốc nội để giai đoạn 2013-2020 trở đi có đủ
điều kiện về nhân tài, vật lực, thương hiệu và uy tín vươn ra thị trường khu vực
và quốc tế.
SỨ MỆNH
VASC là doanh nghiệp thành viên, giúp đưa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam (VNPT) trở thành một Tập đoàn số 1 Việt Nam về truyền thông, truyền
hình, dịch vụ giá trị gia tăng và công nghiệp nội dung số.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
“Con người là tài sản”. Sự kết hợp nhuần nhuyễn của tuổi trẻ năng động, đoàn
kết với đỉnh cao của công nghệ tạo ra những giá trị khác biệt. Sử dụng và kết hợp
sức mạnh của Tập đoàn VNPT, các đối tác để tạo thế và lực cho việc sáng tạo các
giá trị mới cho khách hàng.
Hiện nay, VASC có gần 550 nhân sự của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam có
trình độ chuyên môn vững vàng, năng động và tâm huyết với định hướng phát
triển của Công ty. 95% cán bộ công nhân viên của VASC đã tốt nghiệp đại học
và trên đại học trong và ngoài nước. Độ tuổi trung bình dưới 30 tuổi.

3


Đối với các dịch vụ giá trị gia tăng và nội dung, con người là yếu tố quan
trọng nhất đem lại sự thành công bởi lợi thế cạnh tranh của các loại hình dịch vụ

này chính là sự sáng tạo và khác biệt. Để đạt được mục tiêu 2020, vượt qua sự
cạnh tranh khắc nghiệt và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, việc
đổi mới, phát huy sức mạnh con người trong trở thành nhu cầu cấp thiết của
VASC. Do đó, việc coi trọng công tác nhân sự, xây dựng môi trường làm việc
trong sạch, thân thiện, chú trọng nâng cao văn hóa doanh nghiệp tạo động lực và
cơ hội cho mọi nhân viên cùng phát triển dưới mái nhà chung VASC trở thành
nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp.
Bài viết này sẽ đi vào tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp của VASC và đưa ra
các đề xuất để VASC xây dựng và đổi mới văn hóa doanh nghiệp phù hợp với
tình hình thực tế
Trước hết, khi đề cập tới “Văn hóa công ty” ta cần hiểu văn hóa công ty
chỉ là một dạng của “Văn hóa tổ chức” trong đó thuật ngữ “văn hóa” chỉ những
giá trị, tín ngưỡng và nguyên tắc bên trong tạo thành nền tảng của hệ thống quản
lý của doanh nghiệp cũng như một loạt các thủ tục quản lý và hành vi ứng xử
minh chứng và củng cố cho những nguyên tắc cơ bản này. (Denison, 1990). Nói
đến văn hoá tổ chức là nói đến hình thức tín ngưỡng, giá trị và thói quen được
phát triển trong suốt quá trình lịch sử của tổ chức. Những điều này được thể hiện
trong cách điều hành và hành vi ứng xử của các thành viên. Trong quá trình phát
triển, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệ thống quan điểm giá trị để
công nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh nghiệp, một
không khí văn hóa tích cực để phát huy thế mạnh văn hóa của tập thể, tăng cường
nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là một giai đoạn
phát triển của tư tưởng quản lý doanh nghiệp hiện đại, thể hiện sự chuyển dịch
chiến lược phát triển kỹ thuật nhằm tạo nên những sản phẩm hàm chứa hàm
lượng văn hóa cao. Bởi thế, có thể coi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tối quan
trọng của thực tiễn doanh nghiệp đương đại.

4



Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát
triển của doanh nghiệp. Nền văn hóa mạnh sẽ là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nền văn hóa yếu sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự
suy yếu.
Xét về ảnh hưởng tích cực, văn hoá doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng riêng
của doanh nghiệp, quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp và khích lệ đuợc
sự đổi mới sáng tạo:


Tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp có một
đặc trưng riêng và chính văn hoá doanh nghiệp tạo nên nét khác biệt đó.
Các giá trị cốt lõi, các tập tục, lễ nghi, thói quen hay cách họp hành, đào
tạo, thậm chí đến cả đồng phục, giao tiếp…đã tạo nên phong cách riêng
biệt của doanh nghiệp, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.



Quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp: Nền văn hoá tốt giúp doanh
nghiệp thu hút và giữ được nhân tài, củng cố lòng trung thành của nhân
viên với doanh nghiệp. Nhân viên chỉ trung thành, gắn bó với doanh
nghiệp khi doanh nghiệp có môi trường làm tốt, khuyến khích họ phát
triển.



Khích lệ sự đổi mới, sáng tạo: Trong những doanh nghiệp có môi trường
văn hoá làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra
sáng kiến, ý tưởng…Nhân viên trở nên năng động, sáng tạo hơn và cũng
gắn bó với doanh nghiệp hơn.


Xét về ảnh hưởng tiêu cực, nền văn hoá yếu kém sẽ gây ra những thiệt hại cho
doanh nghiệp. Chẳng hạn trong một doanh nghiệp, cơ chế quản lý cứng nhắc, độc
đoán, sẽ làm nhân viên sợ hãi, thụ động và thờ ơ hoặc chống đối lại lãnh đạo.
Nhân viên sẽ bỏ doanh nghiệp đi bất cứ lúc nào.

5


Văn hóa Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC được xây dựng trên cơ
sở


Lãnh đạo là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp: Ban lãnh đạo VASC

là những người đặt nền móng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đưa ra những
quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa. Ông Nguyễn Văn
Hải – Giám đốc Công ty VASC thường tỏ ra nghiêm khắc tại công sở, nhưng khi
đi dã ngoại, tiếp khách ông rất hòa đồng với nhân viên. Ông sẵn sàng thưởng cho
nhân viên, bộ phận khi nhân viên, bộ phận đó có sáng kiến trong công việc. Ông
cho rằng đó là những điều căn bản để thúc đẩy nhân viên VASC liên kết, cùng
nhau phát triển.


Văn hóa doanh nghiệp phải do tập thể doanh nghiệp tạo dựng nên:

Trong các hoạt động công đoàn, tập thể, việc chưng cầu dân ý, đóng góp ý kiến
bằng email là việc thường xuyên để đưa ra quyết định cuối cùng.



Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người: Với giá trị cốt lõi con

người là tài sản”, ở VASC nhân viên được tạo mọi điều kiện tốt nhất để cải thiện
môi trường làm việc, quan hệ công việc và cách thức phối hợp giải quyết công
việc. Với đặc tính cung cấp dịch vụ 24/7 trên công nghệ hiện đại bao gồm
internet, mobile và IPTV, nhân viên của VASC thường xuyên phải trực đêm, phải
xử lý tức thời khi sự cố xảy ra. Họ được tạo điều kiện về lương thưởng, các điều
kiện sinh hoạt khi trực cũng như quyền chủ động trong cách xử lý công việc.


Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn

bên ngoài doanh nghiệp: Với đặc thù kinh doanh chia theo khu vực vùng miền
(Bắc, Trung, Nam), cũng như lĩnh vực kinh doanh (kinh doanh trên nền internet,
trên nền mobile hay trên nền IPTV) nên văn hóa doanh nghiệp VASC được điều
chỉnh để phù hợp với các nhân tố nội tại cũng như khách quan.
Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp tại Công ty VASC cũng gặp những khó khăn
và thách thức:

6




Áp lực bên trong: Do thường xuyên tiếp cận, phát triển và kinh doanh

trên nền công nghệ mới nên nhân viên thường phải chịu áp lực phải học tập mới
liên tục phải làm việc với cường độ cao.



Áp lực bên ngoài: Trên thị trường nội dung số, mức độ cạnh tranh

ngày một gia tăng, nhu cầu khách hàng thay đổi liên tục, trong khi nguồn lực lại
hạn chế, chi phí mua và quản lý nội dung ngày một tăng lên.
Những điều này khiến cho yêu cầu quản lý và thay đổi văn hóa tổ chức diễn ra
liên tục theo thời gian.
Qua nghiên cứu lý thuyết hành vi tổ chức, vận dụng vào thực tiễn doanh nghiệp,
sau đây tôi sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm xây dựng, đổi mới văn hóa doanh
nghiệp tại Công ty VASC


Tạo dựng và truyền bá những giá trị chung:

Bộ phận truyền thông nội bộ sẽ sử dụng những kênh thông tin như email, các
buổi thuyết trình, tổ chức các cuộc thi để nhân viên nhớ triết lý kinh doanh của
công ty và trở thành quan niệm chung của mọi thành viên trong Công ty.


Tuyển chọn nhân viên

Tuyển chọn những người phù hợp với công ty. Thứ nhất, nhân viên phải có kỹ
năng, kiến thức phù hợp với tính chất công việc của công ty. Thứ hai, nhân viên
phải có tính cách, giá trị đạo đức...phù hợp với giá trị chung của công ty. Trong
đó, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đề ra những kỹ năng,
kiến thức phù hợp làm tiêu chí để lựa chọn. Chẳng hạn với việc kinh doanh dịch
vụ nội dung, cần có những người độc lập, nhanh nhạy, có kỹ năng bán hàng, khả
năng tư duy đàm phán với đối tác.


Hòa nhập


7


Lựa chọn những nhân viên cũ tích cực, gương mẫu để hướng dẫn cho những
nhân viên mới vào công ty, giúp các nhân viên mới nhanh chóng hiểu được
những giá trị, nguyên tắc làm việc...của công ty. Đồng thời khuyến khích mọi
thành viên tham gia vào các hoạt động tập thể, để chia sẻ thông tin và sự hiểu biết
lẫn nhau trong công việc và cuộc sống


Đào tạo

Đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc cho nhân
viên, để nhân viên thực sự trở thành tài sản của công ty. Thường xuyên tổ chức
các lớp bồi dưỡng đào tạo kiến thức kinh doanh, kỹ năng xử lý công việc. Công
ty cũng cần cử cán bộ đi học các lớp đào tạo của Tập đòan Bưu chính viễn thông
Việt Nam để học hỏi và thu thập kiến thức.


Đánh giá

Cần lập một hệ thống đánh giá thưởng phạt nghiêm minh. Cần xây dựng hệ thống
điểm đánh giá nhân viên theo tháng, quý, năm để có hình thức khen thưởng, xử
phạt kịp thời. Yêu cầu nhân viên tự giác thực hiện báo cáo công việc định kỳ.


Tuyên truyền những giai thoại, huyền thoại trong công ty

Đây được coi là phần văn hóa truyền miệng của công ty. Những câu chuyện góp

phần tạo nên hình ảnh công ty, đem lại niềm tự hào cho các thành viên. Đó
thường những câu chuyện về người sáng lập, và mỗi câu chuyện sẽ là một thông
điệp gửi tới các thành viên.


Xây dựng những hình tượng điển hình trong công ty
Chọn ra những người làm việc tốt nhất để biểu dương, khen thưởng theo

tháng, quý hoặc năm. Đây là bằng chứng sinh động cụ thể hóa những giá trị của
công ty.

8


Kế hoạch triển khai:
Giai đoạn 1: Trong năm 2011
-

Xây dựng và hoàn thiện bộ giá trị chung: Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị

cốt lõi, và các câu chuyện về hình ảnh công ty, tuyên truyền qua hệ thống thông
tin nội bộ (email, website)
-

Xây dựng chương trình đào tạo ban đầu và đào tạo trong công việc

cho từng phòng ban, trung tâm
-

Xây dựng hệ thống đánh giá, và quy chế lương thưởng phù hợp


Giai đoạn 2: 2011 trở đi
-

Thường xuyên tổ chức trao đổi về các giá trị chung để nhân viên ghi

nhớ, và chia sẻ, đóng góp thêm ý kiến. Xuất bản những ấn phẩm nội bộ về những
nội dung này
-

Đưa chương trình đào tạo vào định kỳ, thường xuyên, liên tục

-

Áp dụng hệ thống đánh giá và quy chế lương thưởng định kỳ, tập

hợp ý kiến và phản hồi của nhân viên để có những điều chỉnh phù hợp
Dù con đường hướng đến sự thành công luôn khác nhau, song tất cả đều có
chung chìa khóa để đi đến đích sau cùng ấy: yếu tố con người. Con người được
xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn nhân lực
đóng góp cho sự thành công của công ty trên các khía cạnh chất lượng cao, dịch
vụ tuyệt hảo, khả năng đổi mới; kỹ năng trong công việc cụ thể; và năng suất của
đội ngũ nhân viên. Đây là những yếu tố then chốt mang lại sự thành công của các
tổ chức. Với những đề xuất trên đây, người viết hi vọng góp một phần nhỏ bé vào
sự phát triển chung của văn hóa công ty cũng như doanh nghiệp của mình.

9


Nguồn tài liệu tham khảo:

1. Andrew J. DuBrin, (2008), “Political Behaviour in Organization”, Prentice
Hall
2. Denison, D.R. (1980), Corporate culture and organizational effectiveness, New
York: Miley
3. McShane, S.L, Von Glinow,(2005) Organizational behaviour, 3rd Edition,
M.A. McGraw - Hill
4. Hữu Lam, N. (2009), Hành vi tổ chức, NXB Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh
5. Website

-

10



×