Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phương pháp đánh giá myers brigg bài tập hành vi tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.87 KB, 13 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC

Đặc tính tiểu sử, tính cách, nhận thức, học tập là 4 yếu tố tạo thành hành vi cá
nhân.
Những đặc tính tiểu sử được thể hiện ở năng suất lao động, sự tích cực lao động,
sự thoả mãn.
Tính cách là tổng thể những cách thức mà cá nhân phản ứng và tương tác với
môi trường.Với những đặc điểm của tính cách: Độc đáo, riêng có, cá biệt. Tương đối ổn
định. Những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện một cách có hệ thống trong
hành vi, hành động của cá nhân đó.
Nhận thức được xem là một quá trình trong đó cá nhân hình thành và diễn đạt
những ấn tượng mang tính cảm giác để giải thích về môi trường.
Học tập là tất cả những thay đổi trong hành vi mà điều này xảy ra như là kết quả
của những kinh nghiệm. Học tập bao gồm các thay đổi: Kiến thức, hành vi, thái độ.
Do vậy, muốn hiểu được hành vi cá nhân của mỗi con người cũng như của chính
bản thân mình thì chúng ta cần phải phân tích kỹ những yếu tố trên.

TÊN CHỦ ĐỀ: ĐÁNH GIÁ TÍNH CÁCH BẢN THÂN

Phương pháp nghiên cứu: Từ các tài liệu thu thập được, vận dụng kinh nghiệm
thực tế để tự đánh giá tính cách bản thân, diễn giải bằng các dẫn chứng thực tiễn. Từ đó,
phát hiện những ưu nhược điểm tính cách của mình, phát huy ưu điểm, khắc phục
nhược điểm, tiến tới mục tiêu ngày càng hoàn thiện mình.

1


PHÂN TÍCH
1. Cơ sở lý luận
Đạo đức, tính đa văn hóa và các giá trị khác là các đặc tính tương đối vững chắc,


vì vậy chúng có tầm ảnh hưởng quan trọng tới các hành vi cá nhân. Một đặc điểm cá
nhân khác cũng có tính ổn định lâu dài là cá tính. Trong thực tế, có những bằng chứng
xác đáng rằng các giá trị và các đặc điểm chính của tính cách có mối tương quan và
tương hỗ với nhau.
Tính cách cá nhân thường được liên tưởng đến mô hình ổn định trong các hành
vi ứng xử và tính thống nhất trong suy nghĩ dùng để giải thích xu hướng cư xử của một
con người. Cá tính bao gồm cả các nhân tố chủ quan và khách quan. Các tính cách biểu
hiện ra bên ngoài có thể quan sát được và chúng ta có thể dựa vào đó để nhận biết tính
cách con người. Chẳng hạn, chúng ta có thể nhận biết một con người hướng ngoại qua
cách người đó giao tiếp với người khác. Các trạng thái bên trong thể hiện những suy
nghĩ, các giá trị và các tính cách bẩm sinh mà ta suy ra từ các hành vi bên ngoài.
Có thể nói, tính cách giải thích xu hướng của hành vi bởi vì hành vi không phải
lúc nào cũng đồng nhất với tính cách của mỗi con người trong mọi hoàn cảnh. Cá tính
sẽ không còn rõ rệt trong hoàn cảnh mà các quy tắc xã hội, hệ thống thưởng phạt và các
điều kiện khác chi phối
hành vi của chúng ta. Chẳng hạn, những người nói nhiều sẽ giữ im lặng trong thư viện
nơi mà quy tắc “không trao đổi” được đặt ra và tuân thủ nghiêm ngặt.

a. Nguồn gốc của tính cách cá nhân:
Có vài học giả trung thành với học thuyết rằng tính cách cá nhân là do bộ gen
quyết định. Họ đưa ra bằng chứng rằng tính cách cá nhân có liên quan trực tiếp tới một
số phần xác định của não bộ, và các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể. Các nhà tâm
lý học theo trường phái cách tân đã tiến thêm một bước quan trọng quan điểm của mình
bằng cách giải thích tính cách cá nhân được định hình bởi sự ra đời của tiến bộ xã hội.
Các nhà tâm lý học khác, không phủ nhận ảnh hưởng của di truyền học, biện luận rằng
môi trường mà chúng ta đang sống có ảnh hưởng tới tính cách. Tính cách của chúng ta
phát triển phần nào qua các giao tiếp xã hội lúc còn nhỏ. Tính cách cá nhân cũng có thể
2



phát triển thông qua các giao tiếp với xã hội và các kinh nghiệm sống sau này trong
cuộc đời.

b. Tính cách cá nhân trong tổ chức:
Trong thập kỷ qua, tính cách cá nhân đã được nhìn nhận một cách nghiêm túc
trong tổ chức. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tính cách mang lại hành vi tương ứng
trong công việc, trong các phản ứng stress và cảm xúc tương đối chính xác trong các
điều kiện nhất định. Các học giả cũng nêu lại ý kiến rằng các nhà lãnh đạo thành công
có những đặc điểm tính cách điển hình và tính cách cũng giải thích thái độ lạc quan và
yêu đời của mỗi con người. Tính cách cá nhân dường như cũng giúp con người tìm
được công việc thích hợp nhất với nhu cầu của mình. Kiểm tra tính cách cá nhân dường
như vẫn là phương pháp tuyển dụng còn nhiều hạn chế, song vẫn có nhiều công ty dùng
bài kiểm tra tính cách cá nhân để chọn ra các nhà điều hành.

c. Năm loại chính của tính cách cá nhân:
Sử dụng những kỹ thuật phức tạp, các cuộc nghiên cứu gần đây rút ra 5 mảng
của tính cách cá nhân (gọi tắt là CANOE) dưới đây:
-

Tận tâm (conscientiousness) là những người thận trọng, đáng tin cậy và có lý trí.
Ngược lại, con người thiếu tận tâm thường là người bất cẩn, không rõ ràng, thiếu
ngăn nắp và thiếu trách nhiệm.

-

Dễ chấp nhận (agreeableness) là những người có tính cách lịch thiệp, bản chất
tốt, biết cảm thông và chia sẻ. Vài học giả thích gọi kiểu tính cách này là “thân
thiện, dễ gần”. Ngược lại, những người với chỉ số dễ chấp nhận thấp, có xu
hướng không hòa đồng, dễ nổi nóng và thiếu kiên nhẫn.


-

Lo âu (neuroticism) là người rất hay phiền muộn, không thân thiện, chán nản và
hay thiếu tự tin. Ngược lại, những người ít lo âu có độ ổn định cảm xúc cao
thường tự tin, cẩn thận và bình tĩnh.

-

Sẵn sàng học hỏi (openness to experience) là những người nhạy bén, linh động,
sáng tạo và ham học hỏi. Ngược lại là những người thường không thích sự thay
đổi, khó chấp nhận ý tưởng mới và cứng nhắc trong hành động.
3


-

Hướng ngoại (extroversion) là những người thường thích di chuyển, hay chuyện,
chan hòa và quyết đoán. Đối lập là những người hướng nội, thường trầm lặng,
nhút nhát và cẩn trọng. Người hướng nội dễ chịu khi ở một mình, còn người
hướng ngoại thì không.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các mảng tính cách trên có ảnh hưởng nhất định
tới hành vi và hiệu quả công việc. Những người có khả năng ổn định cảm xúc
cao làm việc tốt hơn những người khác trong môi trường làm việc stress. Những
người có khả năng chấp nhận cao thường có thiên hướng xử lý các mối quan hệ
đồng nghiệp, khách hàng và giải quyết mâu thuẫn tốt hơn. Những người tận tâm
đặt mục tiêu cá nhân cao hơn cho bản thân mình, làm việc siêng năng hơn, và đạt
kết quả cao hơn các nhân viên không tận tâm bằng. Những người có tính tận tâm
cao thường cho thấy có nhiều bổn phận hơn và làm việc tốt hơn ở nơi làm việc
mang lại cho họ tính tự chủ cao, hơn là nơi làm việc mang tính kiểm soát và ra

lệnh. Những người có độ tận tâm cao, cũng như tính chấp nhận và ổn định cảm
xúc sẽ mang đến dịch vụ khách hàng tốt hơn.

d. Phương pháp đánh giá Myers-Brigg (MBTI):
Hơn nửa thế kỷ trước, mẹ và con gái Katherine Briggs và Isabel Briggs-Myers
đã phát triển đánh giá Myers-Briggs (MBTI) một cách đánh giá được thiết kế nhận diện
xu hướng cơ bản tiếp nhận và xử lý thông tin của cá nhân. MBTI được xây dựng dựa
trên lý thuyết về tính cách con người được giới thiệu năm 1920 của Carl Jung nhà tâm
lý học người Thụy Sĩ để phân biệt cách con người cảm nhận về môi trường xung quanh
cũng như tiếp nhận và xử lý thông tin. Jung nhấn mạnh rằng con người vừa hướng nội,
vừa hướng ngoại trong việc định hướng và có xu hướng cụ thể trong nhận thức (qua
trực quan hay cảm giác) và đánh giá hoặc quyết định hành động (suy nghĩ hay cảm
xúc). MBTI được thiết kế để đo lường những điều trên cũng như khía cạnh con người
định hướng mình trước thế giới bên ngoài (đánh giá và cảm nhận).
Hiệu quả của MBTI có hữu dụng trong các tổ chức, là một trong những phương
pháp đánh giá tính cách cá nhân phổ biến nhất trong môi trường làm việc. Ví dụ, City
4


Bank & Trust ở Oklahoma (giờ là một phần của BankFirst) đã dùng để giúp các nhà
điều hành hiểu lẫn nhau sau khi sáp nhập các ngân hàng nhỏ hơn, “MBTI thực sự là
bước đột phá giúp chúng tôi hiểu rõ từng người” theo lời của Bill Johnstone, Chủ tịch
của City Bank & Trust lúc bấy giờ. MBTI cũng khá phổ biến trong việc tư vấn nghề
nghiệp và huấn luyện nhân viên cao cấp. Mặc dù rất phổ biến, nhưng các bằng chứng
về tính hiệu quả của MBTI vẫn chưa rõ rệt, các bằng chứng khác về khả năng của
MBTI trong việc đoán trước hiệu quả công việc thì chưa thuyết phục lắm, một ngoại lệ
có thể xảy ra là vài thể loại của MBTI trùng với vài khía cạnh khác của trí thông minh
cảm xúc. Hơn hết, MBTI dường như nâng cao ý thức tự giác của việc phát triển sự
nghiệp và hiểu biết qua lại, nhưng nó không nên áp dụng trong việc tuyển dụng các ứng
viên.


2- Xác định tính cách cá nhân của bản thân
Thông qua bài tập trắc nghiệm Big5 và MBTI đã giúp cho tôi hiểu rõ hệ thống,
đặc điểm tính cách của bản thân. Qua việc trả lời và ghi điểm đánh giá từ các câu hỏi
bài tập trắc nghiệm mười điểm ghi nhận tính cách và bảng đánh giá tính cách cá nhân,
tôi nhận thấy:
Kết quả về mười điểm ghi nhận tính cách Big5 chỉ ra cho tôi thấy mình có những
mặt mạnh là: Đáng tin cậy, tự chủ; Sẵn sàng trải nghiệm; Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định;
Thông cảm, nồng ấm, Thích sự gọn gàng ngăn nắp, không tỏ ra lo lắng hay dễ phiền
muộn trước áp lực của cuộc sống, luôn đổi mới, sáng tạo; trung thực, thẳng thắn; Tận
tâm, cẩn trọng khi xử lý công việc; không ưa chỉ trích tranh luận. Tuy nhiên, mặt hạn
chế là còn ít sáng tạo nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả thực thi nhiệm vụ mới.
Qua bài tập BIG 5 và MBTI, tôi tự xếp loại mình thuộc nhóm ISTJ là tính cách
hướng nội (I), đây là một trong những loại tính cách điềm tĩnh, ổn định; Cách lĩnh hội
của tôi thiên về phần Giác quan (S) tinh thần sống với hiện tại và chú ý tới các cơ hội
hiện tại, sử dụng các giác quan thông thường và tự động tìm kiếm giải pháp mang tính
thực tiễn, ứng biến giỏi nhất từ các kinh nghiệm trong quá khứ, cần những thông tin
rành mạch và rõ ràng; Việc hình thành sự phán xét và lựa chọn của tôi được dựa trên Lý
trí (T), tôi luôn dùng lý trí để đánh giá sự vật và hiện tượng, thường phát hiện ra công
việc và nhiệm vụ cần hoàn thành, chấp nhận những xung đột tự nhiên, bình thường
trong mối quan hệ với người khác; Xu hướng hành xử của tôi với thế giới bên ngoài
5


dựa theo phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài với một kế hoạch và mục
tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định và hướng tới sự
chỉnh chu, hoàn thành, chuẩn bị chu đáo, cụ thể trước khi hành động. Tuy nhiên, tính
cách ISTJ có những điểm hạn chế nhất định là tính sáng tạo trong tiếp cận và sử lý
những công việc mới làm ảnh hưởng tới hiệu quả chung của tổ chức .


LIÊN HỆ BẢN THÂN
Trong công việc, tôi luôn xác định lấy trách nhiệm làm mục tiêu phấn đấu, tận
lực để hoàn thành công việc được giao, luôn chấp hành đúng giờ giấc làm việc.
Trong quan hệ với mọi người tôi luôn có thái độ hòa nhã, đúng mực.
Là trưởng phòng Kế toán tài chính của Tổng công ty Vật tư nông nghiệp. Tính
chất công việc khá đa dạng như điều hành cân đối tài chính cho các hoạt động kinh
doanh của TCT, chỉ đạo việc hạch toán kế toán chung trong văn phòng TCT và các đơn
vị phụ thuộc, theo dõi đôn đốc việc bán hàng thu hồi các khoản công nợ, theo dõi hoạt
động của các đơn vị trong ngành… Do vậy, tôi luôn xác định là làm thế nào để đạt
được hiệu quả quản lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh doanh
của đơn vị.
Trong mọi công việc tôi luôn có kế hoạch cụ thể, rõ ràng và thực hiện các bước
theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Khi giao một việc cho cấp dưới, tôi luôn yêu cầu anh
em phải lên kế hoạch từ tổng thể đến chi tiết, sau đó thường xuyên theo dõi đôn đốc,
kiểm tra xem việc thực hiện có đáp ứng đúng như đăng ký không. Quan điểm của tôi là
làm việc gì cũng cần phải có kế hoạch thì công việc mới hiệu quả, mới đảm bảo chất
lượng . Ví dụ khi giao việc theo dõi một hợp đồng kinh doanh của TCT cho một cán bộ
của phòng, tôi hướng dẫn cho cán bộ về trình tự công việc sẽ phát sinh và cách thức để
quản lý, theo dõi công việc đó. Tuy nhiên do người cán bộ này là một người thiếu sự
ngăn nắp nên việc theo dõi thực hiện hợp đồng không diễn ra đúng theo trình tự dự
kiến, sau việc đó tôi đã rút kinh nghiệm trong giải quyết và theo dõi những hợp đồng
khác đã giao việc quan hệ với các đối tác để thực hiện hợp đồng cho cán bộ này, còn
việc theo dõi tiến độ cụ thể thì giao cho người khác.

6


Đối với những trường hợp khi phải làm việc với những người không nhất quán
hoặc hay thay đổi, đặc biệt khi người khác không giữ lời hứa hoặc cam kết, tôi luôn
theo dõi nhắc nhở, động viên họ cố gắng hoàn thành công việc, sau đó mới góp ý để họ

rút kinh nghiệm. Cách làm này có một số ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế nhất
định. Việc bày tỏ ngay lập tức thái độ khó chịu, nhận xét không tích cực đối với những
nhân viên này có thể sẽ làm họ thấy mất lòng. Chính điểm yếu này sẽ làm nhân viên
không kịp thời sữa chữa sai lầm. Tuy nhiên, ưu điểm là không tạo ra áp lực nặng nề cho
nhân viên khi phải tiếp thu, sửa chữa. Theo quan điểm của tôi, tế nhị sẽ phải mất thêm
nhiều thời gian để nhân viên lĩnh hội được vấn đề, nhưng khi họ đã hiểu ra thì điều đó
sẽ đem lại mối quan hệ tốt đẹp bền vững.

KẾT LUẬN
Mục đích của bài báo cáo này là giúp tôi học được một phương pháp đánh giá
tính cách của bản thân cũng như tính cách của các nhân viên trong bộ phận của mình
hay những người xung quanh, phục vụ công tác quản lý nhân viên, quản lý giao tiếp.
Thông qua bài BIG 5 và MBTI, tôi đã tự đánh giá mình thuộc nhóm ISTJ (theo
phương pháp đánh giá tính cách Myers-Briggs Type Indicator), đó là: Hướng nội/Giác
quan/Lý trí/Đánh giá. Đây cũng là một trong những công cụ rất tốt để đánh giá tính
cách các nhân viên, rất hữu ích cho quá trình quản lý con người, quản lý công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các bài báo có tính chất học thuật tham khảo từ các Websites:

Các nguồn báo chí trong lĩnh vực quản trị kinh doanh:


7


Bài tập cá nhân: Môn Quản trị Hành vi tổ chức .
Họ và tên :Nguyễn Ngọc Anh
Lớp:


GAMBA01 M06 Nhóm 2

PHẦN PHỤ LỤC BÁO CÁO
BIG 5

Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê trong bảng dưới
đây. Hãy đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể hiện sự đồng ý hay không
đồng ý của bạn với nó. Bạn nên đánh dấu thể hiện sao cho các mức độ của mỗi tính cách phù
hợp nhất với mình ngay cả khi có một tính cách khác phù hợp hơn nó.
1 = Cực kỳ phản đối
2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý
7 = Cực kỳ đồng ý

Tôi tự thấy mình

1

2

3

1. Hướng ngoại, nhiệt huyết

5


6

7

X

2. Chỉ trích, tranh luận

X

3. Đáng tin cậy, tự chủ
4. Lo lắng, dễ phiền muộn

4

X
X
8


5. Sẵn sang trải nghiệm, một

X

con người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng

X

7. Cảm thông, nồng ấm

8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

X
X

9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn

X

định
10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

X

9


MBTI
(MYERS-BRIGGS TYPE INDICATOR)

Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con người đều
có hai mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt tình, con
người, và sự vật. Một mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong của suy nghĩ, mối quan
tâm, sáng tạo và sự tưởng tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu hết mọi
người đều thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài một cách tự
nhiên. Vì vậy một mặt nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại (E) hoặc Hướng nội (I), sẽ
dẫn dắt sự phát triển tính cách và đóng vai trò chủ đạo trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại


Tính cách hướng nội



Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau



Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao •

Thường cần một khoảng "thời gian

tiếp với thế giới bên ngoài

riêng tư" để tái tạo năng lượng

Thường cởi mở và được khích lệ bởi con •

Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn đôi

người hay sự việc của thế giới bên ngoài

khi như "đóng lại" với thế giới bên

Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong

ngoài






mối quan hệ con người





Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động

Thích các mối quan hệ và giao tiếp một –
một

Chọn điều phù hợp nhất:

Hướng ngoại (E)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?

Hướng nội (I)

Phần giácquan (S)

của bộ não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận
được của HIỆN TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết của thực tại.
Nó dựa trên THỰC TẠI, giải quyết việc "là cái gì." Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của
1



trí nhớ & và thu thập lại từ các sự kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não
chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết, diễn giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các
thông tin đã được thu thập, và ghi nhận các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán
dựa trên CÁC KHẢ NĂNG, bao gồm cả việc xem xét và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là
quá trình hình tượng hóa và quan niệm. Trong khi cả hai sự lĩnh hội đều cần thiết và được
sử dụng bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử dụng một cách nhiều hơn cách
kia.
Các đặc điểm giác quan


Các đặc điểm trực giác

Tinh thần sống với Hiện Tại, chú ý



tới các cơ hội hiện tại




tới các cơ hội tương lai

Sử dụng các giác quan thông thường



khám phá các triển vọng mới là bản

mang tính thực tiễn


năng tự nhiên

Tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông



Ứng biến giỏi nhất từ các kinh

Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố
trí, ngữ cảnh, và các mối liên kết



nghiệm trong quá khứ


Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/

và tự động tìm kiếm các giải pháp

tin và các sự kiện trong quá khứ


Tinh thần song với Tương Lai, chú ý

Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết
mang tính lý thuyết

Thích các thông tin rành mạch và rõ




Thoải mái với sự không cụ thể, dữ

ràng; không thích phải đoán khi

liệu không thống nhất và với việc

thông tin "mù mờ"

đoán biết ý nghĩa của nó

Chọn điều phù hợp nhất:

Giác quan (S)

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí (T) của bộ não
chúng ta phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt động dựa trên các nguyên
tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống. Nó là bản chất luận lý của chúng ta.
Phần Cảm tính (F) của bộ não chúng ta rút ra kết luận một cách CẢM TÍNH và chút nào đó hành xử
mang tính thiếu công minh, dựa vào sự thích/ không thích, ảnh hưởng tới những thứ khác, và tính
nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản chất cảm tính của chúng ta. Trong khi mọi người sử dụng
1


hai phương tiện này để hình thành nên kết luận, mỗi chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một cách
nào đó vậy nên khi chúng hướng ta theo những hướng đối lập nhau – sẽ chỉ có một cách được lựa

chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ




Các đặc điểm cảm tính

Tự động tìm kiếm thông tin và sự



hợp lý trong một tình huống cần

hưởng tới người khác trong một tình huống cần

quyết định

quyết định

Luôn phát hiện ra công việc và



nhiệm vụ cần phải hoàn thành.


Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu và phản
ứng của con người.


Dễ dàng đưa ra các phân tích giá



trị và quan trọng


Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và ảnh

Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể một
cách tự nhiên

Chấp nhận mâu thuẫn như một



phần tự nhiên và bình thường

Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản ứng tiêu
cực với sự không hòa hợp.

trong mối quan hệ của con người
Chọn điều phù hợp nhất:

Lý trí (T)

Cảm tính (F)

Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều sử dụng cả hai
quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận) để chứa thông tin, tổ

chức các ý kiến, ra các quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy vật chỉ một
trong số chúng (Đánh giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với thế giới
bên ngoài . . . trong khi điều còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên
ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra
quyết

định



hướng

tới

sự

chỉn

chu,

hoàn

thành.

Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó đón nhận và
hòa hợp, mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế hoạch.
Tính cách đánh giá


Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động.




Tập trung vào hành động hướng công việc;
hoàn thành các phần quan trọng trước khi tiến
hành.

Tính cách lĩnh hội


Thoải mái tiến hành công việc mà không
cần lập kế hoạch; vừa làm vừa tính.



Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết
hợp
1




Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách xa



thời hạn cuối.


Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn;

làm việc tốt nhất khi hạn chót tới gần.

Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình



chuẩn để quản lý cuộc sống.

Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự
mềm dẻo, tự do và đa dạng.

Chọn điều phù hợp nhất:

Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)

Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của tôi
I

S

T

J

Ghi chú: 4 chữ cái đại diện cho tính cách của tôi là : ISTJ

1




×